Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu - Sắc Pháp- Vi Diệu Pháp 03 - TT Sán Nhiên
Minh Hạnh đã nghe, và ghi chép lại để học và hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 03" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center
Phần thứ hai là Sắc Pháp.
Khi ta nói Sắc Pháp, Sắc Pháp đến với ta hay là Sắc Nghiệp của ta đang có. Bất cứ một sắc pháp nào đến với ta nó có 4 nguyên do ta cần phải biết:
1) Nghiệp
2) Tâm Pháp
3) Vật thực
4) Qúi tiết hay thời tiết hay là nhiệt độ.
Vậy thì, khi ta ngồi thiền Sắc Pháp này cũng có, trong đời sống hàng ngày Sắc Pháp này cũng có. Trong đời sống hàng ngày Sắc Pháp nào đến với ta thường xuyên, ta phải biết cái nào mạnh, cái nào yếu, cái nào có nhiều, cái nào có ít. Đời sống hàng ngày Sắc Pháp chia làm 4 luôn đến với ta từ mỗi sát na.
Sắc Nghiệp. Là những gì thuộc hệ thần kinh, thí dụ như: nhãn thấy sắc, nhĩ có thể nghe âm thanh, tỷ có thể ngửi mùi (khí), thiệt có thể nếm vị, thân có thể cảm xúc, đó là Sắc Nghiệp.
Sắc Tâm. Là những gì tâm ta bị chi phối: tham, sân, si, làm con người của ta bị thay đổi, sắc pháp này bị thay đổi gọi là Sắc Tâm.
Sắc Vật Thực. Ăn no con người được dinh dưỡng đầy đủ, ăn thiếu thốn khiến mệt mỏi, đó là Sắc Vật Thực.
Sắc Qúy Tiết. Lạnh quá ta bị chi phối, nóng quá ta bị khó chịu, đó là Sắc Qúy Tiết.
Thì trong đời sống hàng ngày qúi Phật tử bị chi phối cái nào nhiều nhất qúi Phật tử phải biết.
Khi niệm Danh và Sắc, qúi Phật tử phải nói được Sắc là gì nếu không sẽ bị sai, như bốn oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, là Sắc Pháp hiện bày, rồi khi ngồi xuống Sắc Pháp nào làm qúi Phật tử ngồi xuống, Sắc Pháp nào làm thay đổi khuôn mặt, Sắc Pháp nào làm mệt mỏi, Sắc Pháp nào làm no nê đầy đủ, qúi Phật tử phải biết, Sắc Pháp nào làm cho qúi Phật tử mỏi mệt, những đau nhức do Sắc Pháp nào, đi đứng cũng mỏi, nằm ngồi cũng mỏi, vậy Sắc Pháp nào chi phối qúi Phật tử phải biết.
Qúi Phật tử không thể ngồi lâu một ngày 24 tiếng đượcc . Qúi Phật tử không thể đi suốt một ngày 24 tiếng được. Con người ta đôi lúc mệt mỏi muốn nằm nghỉ, nằm nghỉ lâu thì lại mệt mỏi, rồi lại đứng lên cũng mệt mỏi, đi lâu cũng mệt mỏi, ngồi lâu cũng mệt mỏi.
Thì những cái đó, sự mệt mỏi đó, ở trong loại sắc nào chúng ta phải tìm hiểu.
Trong bốn sắc này, Sư trình bày qúi Phật tử nghe:
Bốn nguyên nhân sanh ra tâm, bốn yếu tố làm tâm sanh khởi:
1 ) Nghiệp quá khứ sanh ra tâm hôm nay ta có loại tâm quả.
2) Tâm sở là thành phần phụ thuộc vào tâm.
3) Cảnh đến như thế nào chúng ta bị chi phối.
4) Thần kinh làm tâm sanh ra
Bốn nhân sanh tâm, bốn yếu tố làm cho tâm có mặt, vậy thì ở trong tâm có nghiệp quá khứ, do đó trong Sắc Pháp chi phối ta nhiều nhất là Sắc Nghiệp, tiếp theo có trong Sắc Pháp là Tâm, Vật Thực và Qúy Tiết.
Khi qúi Phật tử buồn thì có phải vì thời tiết nóng không? Khi qúi Phật tử vui tại thời tiết không? Khi buồn thì còn nghĩ tới ăn uống không? Khi buồn thì một cái bánh ăn cũng không nổi nhưng khi vui thì mấy cái bánh cũng không đủ, đó là tâm lý.
Thế thì, khi nói đến Sắc Pháp đi theo bởi Nghiệp.
Nếu qúi Phật tử sinh ra là một sao xấu, diện mạo xấu, thân thể tàn tật thì nhìn cảnh vật nào cũng thấy xấu tâm qúi Phật tử sanh buồn khổ. Như vậy, nghiệp chi phối tâm mình nhiều hơn là tâm mình quyết định do chính mình. Sinh ra một cảnh khổ rồi lại xấu xí tật nguyền nghèo khổ, gia đình khó khăn nghèo khổ không có được niềm vui thì cuộc đời mình không có được an vui, tâm mình không được an vui tại vì lúc nào mình cũng so sánh.
Thì tất cả là do tâm, dù nghiệp ở quá khứ có đến mà mình giữ được tâm ở ngay hiện tại (here and now) là đạt được đạo quả.
Có vật thực hay không có vật thực, có qúy tiết hay không có qúy tiết, mà hiện tại giữ được tâm là đạt được đạo quả.
(Bài Pháp được tiếp tục sau khi Đạo tràng nghỉ giải lao 10 phút.)
Trở lại với Sắc Pháp này, qúi Phật tử sẽ thấy nghiệp nào chúng ta đã có thuộc về quá khứ rồi, còn nếu như bây giờ không muốn dừng tâm mình ở hiện tại, theo dõi tâm, kiểm soát tâm và điều ngự tâm của mình thì ta đang bị nghiệp quá khứ chi phối, phải buông ra, cái nghiệp đến mình buông ra, tại sao tâm mình bị buồn? là tại vì mình không kiểm soát tâm mình cho nên tâm mình bị chi phối bởi cảnh làm cho mình buồn, cảnh đó là cảnh quá khứ, cảnh đó là cảnh cho quả. Thế thì, ngay khi đang buồn, là mình tạo cái nghiệp mới rồi đó, tâm sân, buồn là tâm sân, nên tạo nghiệp mới là một tâm sân, trong Sắc Pháp qúi Phật tử đang tạo ra một Sắc Nghiệp mới nữa, tâm sân tạo nghiệp của mình là nghiệp xấu, thì lúc đó qúi Phật tử tạo một sắc nghiệp bất thiện xấu.
Khi tâm khởi sân lên tạo ra một nghiệp nữa là sân, một nghiệp xấu vì tâm bực bội, thì vật thực mình ăn vào không được tiêu hóa, tâm bị uẩn khúc, sắc thân bị trì triệt tại vì vật thực không có tiêu hoá được, còn người tâm vui vẻ tiêu hóa được vật thực thì người nhẹ nhàng thảnh thơi, như vậy tâm là bị chi phối do vật thực.
Qúy tiết làm người ăn vật thực không tiêu hoá được, người không được ấm, lo sợ, hồi hộp, làm sao tu tập được mà gặt hái sự an lạc.
Thế thì tại sao ta lại bị chi phối bởi Sắc Pháp khi tâm ta đang giữ mà để tâm lôi cuốn theo Sắc Pháp này.
Sư đã từng nói, người mẹ có đứa con trai làm mình giận, mình từ bỏ đứa con trai, nó bỏ đi thì mình mất đứa con trai chứ đâu có lợi gì, làm sao mình giữ được nó mà không mất, làm sao để nó ở với mình, nó không đi với người khác. Tâm mình cũng vậy, làm sao tâm mình đừng dính mắc, đừng chạy theo cảnh, giữ lại không để cho nó mất, mà để cho nó mất rồi, mình còn gì nữa mà dùng, mình có một cái tâm một mà tâm mất luôn.
Vậy thì, khi ta nói đến Pháp Siêu Lý, Sắc Pháp có bốn pháp là: nghiệp, tâm, vật thực, qúy tiết, thì chúng ta chỉ giữ cái hiện tại là sắc tâm mà thôi:
- Tâm tạo ra Sắc Pháp là Sắc Tâm hiện tại,
- Nghiệp tạo ra Sắc Pháp là Sắc Nghiệp Quá Khứ.
Khi tâm thân thức của ta đón nhận đau nhức mang một lộ trình tâm như thế nào? Ta thấy được nó thì lúc đó ta mới giải quyết được nó.
Trong lộ trình tâm là:
1) Tâm Khai Ngũ Môn, tâm này mở cửa 5 giác quan: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Khi Tâm Khai Ngũ Môn mở cửa xong thì nó mở cửa Tâm Thân Thức.
2) Tâm Thân Thức: Khi tâm khai ngũ môn mở cửa thì lúc đó tâm thân thức lên bắt cảnh nhức (tê, nhức, mỏi, đau) đó là cảnh xúc của thân. Khi bắt được cảnh nhức (tê, nhức, mỏi, đau) của thân thì nó đưa qua Tâm Tiếp Thâu.
3) Tâm Tiếp Thâu đem cảnh nhức (tê, nhức, mỏi, đau) đi vô tâm thức của mình, kế tiếp là,
4) Tâm Thẩm Tấn xem coi cái nhức ra sao, kế đến là,
5) Tâm Đoán Định là tâm quyết định nhức quá hay nhức ít, kế đến là,
6) Tâm Đổng Lực là tâm thọ hưởng cảnh.
Tâm Đổng Lực là tâm Ý Thức khởi lên là tâm thọ hưởng cảnh, Tâm Đổng Lực này thọ hưởng cảnh nhức (tê, nhức, mỏi, đau) từ tâm Tâm Thân Thức thì cảnh nhức (tê, nhức, mỏi, đau) đã thuộc về quá khứ vì nó phải đi qua 4 sát na tâm là (Tâm Thân Thức, đến Tâm Tiếp Thâu, đến Tâm Thẩm Tấn, đến Tâm Đoán Định, cuối cùng mới đến tâm Đổng Lực là tâm thọ hưởng cảnh tê, nhức, mỏi, đau). Khi Tâm Ý Thức (Tâm Đổng Lực) biết được cảnh nhức (tê, nhức, mỏi, đau) này thì Tâm Đổng Lực này quên niệm đi hơi thở, tại vì hồi nãy giờ mình nói về niệm hơi thở.
Thì hơi thở này mình không còn để ý tới mà mình để ý tới thì cái nhức (tê, nhức, mỏi, đau) này vào Tâm Ý Thức tức là bị thất niệm.
Khi ngồi thiền niệm hơi thở, có một sự kiện gì đến lôi ta ra khỏi đề mục niệm hơi thở, ta theo nó thì mất cái đang niệm là hơi thở, nên gọi là thất niệm.
Cái hơi thở là hiện tại mà trở lại cái nhức là cảnh của qúa khứ qúi Phật tử lập lại mà thôi. Khi qúi Phật tử qua cảnh thiền rồi qúi Phật tử kể Sư nghe cái nhức thì lúc đó cái nhức đó đã đi qua rồi, còn qúi Phật tử đang ngồi Sư đọc được Sư thấy được thì lúc đó qúi Phật tử đang còn, khi qúi Phật tử xả thiền rồi sau đó qúi Phật tử kể Sư nghe về cái nhức thì nó đã là quá khứ rồi.
Câu chuyện cô Hai ngồi thiền, sau một giờ lên trình pháp, Thiền Sư hỏi:
- Khi nãy cô ngồi thiền cô thấy gì không?
Cô Hai trả lời:
- Khi con ngồi thiền, con không thấy gì hết.
Sau đó cô Hai ngồi thiền tiếp, cũng không thấy gì nên cô nghĩ là lát nữa Thiền Sư hỏi khi mình ngồi thiền có thấy gì không, mình không biết trả lời sao, thế là cô mở mắt ra nhìn qua nhìn lại ở dưới đất xong cô nhắm mắt lại tiếp tục thiền.
Đến giờ trình pháp, Thiền Sư hỏi:
- Khi nãy cô ngồi thiền cô thấy gì không?
Cô Hai trả lời:
- Khi nãy con ngồi thiền con thấy con kiến bò dưới đất !!!
Đó là sự thật 100%
Con người chúng ta sống trong quá khứ mà Niết-bàn là hiện tại, chính ngay đó chấm dứt khổ đau không còn sanh tử ngay đó. Tại vì cái đau nhức của qúi Phật tử tái sanh lại qúi Phật tử mới kể lại cho Sư. Cái đau nhức tê mỏi đã qua rồi, cái hơi thở là hiện tại, sao mình giữ nó hoài.
Qúi Phật tử học trong lộ trình tâm qúi Phật tử sẽ thấy Khai Ngũ Môn là anh mở cửa cho Tâm Thân Thức biết cảnh nhức, Tâm Tiếp Thâu đem vô, giống như phòng mạch bác sĩ người bệnh nhân đi tới phòng mạch bác sĩ thì gặp người gác cửa mở cửa cho vô bên trong thì gặp người thư ký (Tâm Tiếp Thâu) bắt đầu ghi tên, xong thì đến người hỏi xem cần gì (Tâm Thẩm Tấn) đến người định bịnh dẫn vào (Tâm Đoán Định) gặp bác sĩ (Tâm Đổng Lực)
Bác sĩ giải quyết bịnh cũ không, hôm qua ngủ không được, ăn không được uống nước không được, sống cũng không được luôn, tại vì mình sống trở lại mình kể lại chứ hôm qua là chết rồi, mình sống rồi chết, mình chết rồi sống, nên Đức Phật Ngài nói là mình sanh tử trong từng mỗi câu chuyện, mình sanh đi tử lại, sanh đi tử lại từng mỗi câu chuyện chứ đâu cần sanh tử trong một kiếp, một ngày qúi Phật tử sanh tử bao nhiêu lần rồi.
Có hai vợ chồng ở VN, chồng là bác sĩ, vợ là y tá, hai người làm việc ở hai bệnh viện khác nhau và phân khoa bệnh khác nhau, chồng là bác sĩ về thân, còn vợ là y tá về tâm lý, chiều đi làm về kể chuyện nhau nghe, bà y tá kể trước cho ông chồng nghe xong, ông chồng nói "em kể xong rồi bây giờ tới phiên anh kể". Thì ông bác sĩ một ngày nghe bao nhiêu bệnh nhân kể về bệnh của họ ông đưa vào đầu, về nhà lại nghe bà vợ kể chuyện xảy ra ở bệnh viện nơi bà làm việc cái đầu ông muốn bể bây giờ phải trút ra trả lại cho bà vợ. Một ngày ông thiền sư lo bao nhiêu chuyện của ông rồi bây giờ thiền sinh lại đem chuyện của mình đưa qua ông nữa.
Tại vì mình cứ lập lại, cái cảnh đó giờ đã tử rồi qúi vị cho nó sanh trở lại, sanh rồi tử, tử rồi sanh, qúi Phật tử chết đằng kia giờ đem kể cho sư nghe, quí Phật tử sống lại, hồi sinh, rồi Sư bắt đầu nghe qúi Phật tử Sư chết ở tại đây.
Mình lập đi lập lại mà không hay, chính chỗ đó. Thí dụ, qúi Phật tử thấy cái máy chụp hình như là tâm giác quan của mình, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, cái máy chụp hình nó không có một cảm xúc gì hết qúi Phật tử cứ bấm thâu hình, nhưng sau đó khi coi lại hình đó qúi Phật tử mới nói là cái hình đó đẹp thì cái cảm xúc dâng lên, cái hình này xấu cảm xúc qúi Phật tử dâng lên, cái hình này qúi Phật tử thích cảm xúc qúi Phật tử dâng lên, cái hình này qúi Phật tử không thích cảm xúc qúi Phật tử dâng lên, chứ thực ra máy hình là do qúi Phật tử bấm.
Cũng như vậy, tâm nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, là thâu hình thâu cảnh vô, như máy hình chụp những tấm hình rồi qúi Phật tử mới nói đẹp xấu ưa ghét là sau đó.
Đức Phật Ngài nói khi những giác quan mà mình không giữ nó được, những giác quan đó làm lay động tâm mình, làm mất giá trị tâm mình ngay lúc đó. Thí dụ, con qúi Phật tử không giữ trong nhà, để nó ra ngoài chơi với con hàng xóm, rồi nó vô nhà mét cái gì qúi Phật tử nghe cái đó, bởi sự việc đâu còn diễn ra để mình chứng kiến cảnh đó, nó đã ở trong quá khứ rồi, con mét là người kia đánh con, thì tâm qúi Phật tử giao động.
Do đó, tâm nhãn thức thâu cảnh sắc vô mà nó không cho mình biết cái gì thì tâm Đổng Lực thâu cảnh sắc này vô thì giao động với cảnh sắc đó liền.
Tâm nhĩ thức, khi âm thanh vô qúi Phật tử không kiểm soát được tâm mình thì tâm nhĩ thức bị chi phối cảnh thinh liền.
Như vậy, hôm nay chúng ta học về Cảnh Của Trí Tuệ Cao Siêu, qúi Phật tử sẽ thấy chúng ta nắm bắt trí tuệ, nắm bắt siêu thế, ta nắm bắt hiện tại.
Như vậy, những cái chúng ta đang có là qủa quá khứ chạn lại ta phải niệm nó là quá khứ, còn cái hiện tại phải theo dõi chưa đến, nó sẽ đến, mình phải lùa hết những cái của qúa khứ thì hiện tại sẽ hiện lên, còn qúi Phật tử chừa lại tất cả những cái quá khứ thì hiện tại không lên được. Thí dụ, qúi Phật tử đang trồng cây, tức là đang đối diện với cỏ đang còn, ngày nào cỏ làm sạch cây mới lên. Những gì còn tồn tại trong tâm qúi Phật tử phải cắt bỏ nó thì Niết-bàn mới tới với mình, những cái gì còn trong ta muốn giữ nó đó là kiến thức của quá khứ mình phải dẹp bỏ nó đi để trí tuệ sanh lên thấy được Niết-bàn đó là hiện tại./.
Sư hướng dẫn Phật tử ngồi thiền, 1 tiếng sau. Thiền sinh trình pháp
Thiền sinh hỏi: Con ngồi thiền tâm đang theo dõi hơi thở, chợt tiếng động đến, bị giật mình và mất chánh niệm thì hiện tượng này phải ứng xử như thế nào?
TT trả lời: Khi qúi Phật tử đang ngồi thiền, tâm đang theo dõi hơi thở, hay đang an trú trong trạng thái phóng dật của tâm, bất chợt tiếng động đến, tâm qúi Phật tử giật mình, tâm qúi Phật tử nổi sân, tạo ra nghiệp sân, đó là qúi Phật tử thấy cảnh, cái đó không khi nào qúi Phật tử giữ được trạng thái nghe nghe, không giữ được tâm xả. Cái đó cho qúi Phật tử thấy trong đời sống hàng ngày sẽ có những nghiệp không ngờ đến với mình, đó là cảnh quả nó đến với mình không ngờ trước. Nghiệp nó đến với ta đang ngồi thiền, đến nhanh như vậy tâm ta theo dõi không kịp, chúng ta không có xử lý nó đúng như khi ta có chánh niệm thì lúc đó ta tạo ra nghiệp mới là tâm sân, cái giựt mình. Trong đời sống hàng ngày những cái bất ngờ xảy đến mình phải giữ chánh niệm, nếu mất chánh niệm mình tạo ra một nghiệp mới, là quả tạo ra nghiệp mới.
Dòng tâm thức đi như sau, Tâm Nhĩ Thức nghe âm thanh, kế đến Tâm Tiếp Thâu, kế đến Tâm Thẩm Tấn, rồi đến Tâm Đoán Định rồi nó vô Tâm Đổng Lực là tâm hưởng cảnh nó tạo nên tâm sân làm giật mình, mà giật mình là tâm sân, sau đó qúi Phật tử trở lại với trạng thái quân bình hơi thở để làm lắng tâm mình xuống, có thể qúi Phật tử mất từ một tới hai phút mới trở lại được, lúc đó tâm mình mới quân bình trở lại với trạng thái biết hơi thở, nhưng trong trạng thái biết hơi thở đó dòng tâm thức của qúi Phật tử bắt đầu chạy theo một cái khác là lo ra, do tâm của mình chạy theo sự lo ra chứ chưa vô được hơi thở, qúi Phật tử tạo cái nghiệp mới, cái nghiệp cũ là phóng dật, nghiệp mới là lo ra trong trạng thái tâm mình đi theo. Qúi Phật tử cắt bớt cái lo ra đó qúi Phật tử buông xuống và trở lại trạng thái theo dõi hơi thở tiếp tục tu tập. Dòng nghiệp phước báu qúi Phật tử sẽ trở lại như vậy, mình ngồi ở đây mình thấy thế nào đời sống hàng ngày cũng đi như vậy, qúi Phật tử không bỏ nó được tại vì chúng ta thường hay giữ tâm na cảnh là tâm bắt lấy cảnh dư, đi về không về liền đâu, ngồi lại nói hai ba câu, cái na cảnh đó bắt cái cảnh dư đó nó trở lại trong tâm thức ta nó trở thành tâm na cảnh (là tâm bắt dư cảnh) .
Thiền sinh hỏi: Trường hợp của con cũng vậy, khi ngồi thiền nghe tiếng động con giật mình, con nghĩ đó là bất thiện, bất thiện, rồi con trở lại với hơi thở.
TT Sán Nhiên trả lời: Dạ không phải như vậy, mà đầu tiên khi nghe âm thanh qúi Phật tử giật mình, qúi Phật tử niệm trong tâm là "giật mình giật mình", không niệm bất thiện là sau này nó trở lại làm giật mình nữa thì mình niệm: "giật mình giật mình", rồi tâm sân nổi lên niệm tiếp: "bất thiện, bất thiện nè," mình phải đi qua 2 sát na tâm như vậy (giật mình trước rồi tâm sân khởi lên là tâm bất thiện) nếu qua giai đoạn giật mình mà mình niệm "bất thiện" là mình mất giai đoạn giật mình, mai mốt nó trở lại mình lại tái diễn như vậy là đi thiếu 1 giai đoạn.
Mình niệm cho kỹ rồi đi tiếp, không cần đi nhanh, nó đi nhanh kệ nó, mình niệm cho kỹ rồi mới đi tiếp. Khi mình nấu thức ăn khi lửa đốt nhanh quá, vật thực bị cháy khét, học được kinh nghiệm đó mình niệm lại tại sao như vậy, mình coi từng giai đoạn thì mới ra được, còn chuyện cháy khét rồi chuyện của nó, mình phải coi lại ra sao rồi mình mới đi tiếp.
Do đó hành thiền Vipassana này là chúng ta phải nhìn lại từng chi tiết hay là thấy đang hiện bày từng chi tiết chứ không phải là mình chạy theo nó để vui với nó, lượm được những cái đó là cái vốn của mình, còn nó dắt mình đi hoài là của nó chứ mình không có gì cả, rồi khi mình ngồi lại cũng y chang vậy nó dắt mình đi nhanh nữa.
Thiền sinh hỏi: Khi con đang ngồi thiền con nghe Sư tằng hắng, con giật mình, xin Sư giải thích tại sao Sư Tằng hắng..
TT Sán Nhiên trả lời: Ngày xưa Đức Phật Ngài cũng vậy, búng hào quang ra cho đối tượng đó thấy để nhìn thấy pháp, phải thấy trạng thái hôn trầm của mình
Cảnh đến với tâm là một, nếu mình bắt được cảnh này thì mất cảnh kia, tâm bắt một cảnh mà nghe được tiếng tằng hắng của Sư thì qúi Phật tử mới ra khỏi trạng thái hôn trầm của qúi Phật tử, làm qúi Phật tử giật mình và qúi Phật tử trở lại niệm hơi thở lại, còn nếu qúi Phật tử không nghe tiếng tằng hắng của Sư thì là hôn trầm nặng quá rồi.
Thiền sinh hỏi: Con ngồi cái đau bắt đầu lên con biết nó là quả, nhưng nó tiếp tục lên và mạnh hơn.
TT Sán Nhiên trả lời: Khi mình ngồi cái đau nó tiếp tục lên mà mình không giữ được tâm mình thì mình nói "nghĩ à nghĩ à", lúc đó khi tâm cô đang nghĩ tới trạng thái không giữ được tâm, đau quá rồi mà mình không niệm được cái đau, mình thấy mình bắt đầu không giữ được tâm của mình cái thân nó mạnh hơn thì mình niệm "nghĩ à nghĩ à" niệm "đau, đau à", khi thấy đau tiếp tục đau nữa lúc đó nhìn thẳng vô đó "niệm quả quả à" mình trả nó liền chứ không tạo cái mới. Nếu mình không nghĩ nó là quả thì tâm mình nổi sân liền, đau quá sanh bực bội liền, rồi nó đi sâu chút nữa mình thấy diễn tiến nó đi, tâm mình thấy thì như vậy mình mới kiểm soát được tâm mình chứ không theo cảnh của nó.
Thiền sinh hỏi. Có khi nào theo dõi hơi thở mà không nghe gì xảy ra chung quanh?
TT Sán Nhiên trả lời. Có, đó là do định mạnh. Định lên tại trí tuệ, khi định mạnh quá sẽ rớt vào hôn trầm và không có trí tuệ.
Thiền sinh hỏi. Con ngồi thiền con nghe đau, càng lúc đau nhiều hơn, con niệm đau đau một hồi thì không còn đau, con thấy nhẹ người. Như vậy là sao?
TT Sán Nhiên trả lời. Cái đó là cô nhìn thấy nghiệp chứ cô không thấy Pháp, cô mất cơ hội Niết-bàn. Thí dụ, một người đến đòi nợ, cô nói trả hết nè đừng đến nữa, trả hết nè, thì người lấy nợ hết rồi đi, cô thấy hết nợ, nhưng cô không thấy cô đang được hạnh phúc. Cái tâm con người mình, Đức Phật Ngài nói tác ý khôn khéo trí tuệ sáng suốt là như thế này, cái người đến đòi nợ ta trả nợ thì lúc đó tâm lý của con người trí thức là người chủ nợ đến đòi nợ mình trả nợ thì mình hết nợ cái mình nói "hết nợ rồi" rồi sau đó qúi cô nói "Khỏe rồi", cái khỏe của mình là do mình nói mình đã hết nợ do đó không thấy cái pháp của mình là được giải thoát, mình mất cơ hội, nó đi nhanh lắm do đó mình phải có nhiều kinh nghiệm.
Tu học tu pháp hành để mình gặt hái kinh nghiệm, nay mình có kinh nghiệm này, mai mình có kinh nghiệm kia, nhiều kinh nghiệm mình sẽ gặt hái thành công còn nếu như mình không có kinh nghiệm, mình không có đi mình không có đến, mình có kinh nghiệm mình mới gặt hái được kết quả trí tuệ của mình, do đó mình mới thành công được.
Nhưng, pháp học rất cần thiết khi mình đi vào trong pháp hành, kiến thức của mình cho thấy được mình có kiến thức này để mình làm gì, cái trí tuệ là gì mình phải tu tập kiến thức để cho mình có thấy, mình tu tập để mình sửa đổi mình, mục đích của mình đi đến là thành đạt đạo quả Niết-bàn.
Chính do đó khi qúi Phật tử đến giai đoạn là qúi Phật tử lấy trí tuệ, tại vì không lập lại cái cũ, mình phải sửa lại cái mới nếu như qúi Phật tử lập lại như cũ thì cái cũ đó còn, mình đâu tiến tới cái gì đâu, chính chỗ này là qúi Phật tử càng có thêm kinh nghiệm, giờ qúi Phật tử nghe bữa nay có thêm kinh nghiệm, rồi kỳ sau qúi Phật tử có thêm kinh nghiệm nữa qúi Phật tử sẽ xử lý liền, cảnh Pháp đến tâm ý thức mình phải biết, nhưng tâm ý thức mình biết thì phải biết cái pháp này là cái pháp gì, pháp này là pháp loại nào, pháp này nó đến như thế nào và nó sẽ ra sao qúi Phật tử phải biết liền thì lúc đó qúi Phật tử sẽ thành công.
Còn nếu qúi Phật tử không biết gì về Pháp đến thì qúi Phật tử niệm niệm nó thì qúi Phật tử có chánh niệm, nhưng qúi Phật tử không có định và không có tuệ. Qúi Phật tử có chánh niệm, qúi Phật tử có ghi nhớ cái pháp này nhưng qúi Phật tử không định tâm để nhìn ra cái pháp này là gì thì trí tuệ không bắt được cái pháp này, do đó qúi Phật tử mất đi hai bước, qúi Phật tử lập lại cái niệm này hoài.
Ngũ quyền của Phật tử đã có tín tấn rồi, tiến tu rồi đạt tới niệm rồi nhưng cái niệm này qúi Phật tử không qua được định và tuệ, qúi Phật tử đang đứng ở ngoài lập trở lại tê nhức mỏi đau, mà nó lập lại không ra tức là ta còn ở trong trạng thái niệm thôi chứ chưa có định chưa có tuệ.
Như vậy thì, khi nó trở lại lần thứ hai cái tê này, trở lại lần thứ hai cái nhức này, trở lại lần thứ hai là cái đau này, nó không trở lại cái tê cũ, không trở lại cái nhức cũ, nó qua cái mỏi, nó không trở lại cái mỏi cũ nó qua cái đau, tất cả những cái đó qúi Phật tử phải có một trạng thái tâm mình phải định, chứ không có trạng thái ngạc nhiên, giật mình, thắc mắc, không hiểu, như vậy là qúi Phật tử mất định, mình có niệm chứ không có định, không có định thì không có tuệ.
Nếu niệm "Oh hết tê rồi, giờ bắt đầu qua cái đau", như vậy qúi Phật tử mất cái định liền. Mình có ghi nhận nhưng không có định. Cái đó mình phải có cái tuệ, mình sẽ thấy, sẽ thấy, sẽ thấy, con cá này không ăn cái mồi của mình thì có con cá khác nó tới mình giật mình, cá nào tới mình cũng phải có định mới bắt được con cá, lúc đó có trí tuệ bắt con cá.
Nên qúi Phật tử có niệm nhưng qúi Phật tử không có định thì tuệ không có.
Thiền sinh hỏi: Ban đầu nhắm mắt lại thì tối thui nhưng ngồi một lát thì thấy sáng chưng càng lúc càng thấy sáng.
TT Sán Nhiên trả lời: Khi hiện tượng ánh sáng tới thì niệm "thấy" rồi trở lại nhìn vào hơi thở liền chứ không đi theo ánh sáng đó. Vì ánh sáng nó sẽ lôi mình ra khỏi đề mục hơi thở, qúi Phật tử đang theo dõi hơi thở rồi ánh sáng hiện ra qúi Phật tử theo ánh sáng là ra khỏi đề mục hơi thở, là mất chánh niệm . Cho thấy trong đời sống hàng ngày qúi Phật tử đang làm cái này lại bắt chuyện khác, bỏ chuyện này làm chuyện kia.
Đức Phật nói mình có thì giờ ngồi xuống một tiếng thôi là mình niệm ra được nghiệp của mình trong cảnh mình đang ngồi tu nó chạn hết.
Qúi Phật tử sẽ có cơ hội tạo phước báu là mình nhìn được nghiệp của mình, khi đã nhìn được nghiệp của mình thì mình dẫn được tâm mình, là vì tâm đi theo nghiệp quá khứ. Nghiệp quá khứ tâm mình thấy thì mình mới ra khỏi nó được.
Chính vậy mà qúi Phật tử còn cần thêm kinh nghiệm nữa mới có kết quả, qúi Phật tử thấy cuộc đời qúi Phật tử chạn lại khi vô ngồi thiền y chang như vậy đó.
Cái tâm của con người nếu không giữ yên một chỗ, tâm chạy theo cảnh muốn lôi kéo vì ngoài đời sống của mình cũng y như vậy.
Thiền sinh hỏi. Ngồi thiền bị đau liên tục, con niệm đau, đau, nhưng nó cứ đau mà con không ra khỏi cái đau đó.
TT Sán Nhiên trả lời: Qúi Phật tử thấy đời sống của mình, khi mình ngồi mà thấy nó đau liên tục như vậy, qúi Phật tử sẽ thấy cái đau này với cái đau sau nó là liên tục, tâm mình thấy cái đau này và cái đau sau đau liên tục chứ thật sự cái đau của thân nó đang thay đổi (cái đau sanh rồi diệt, diệt rồi sanh) lúc đó tâm mình chia làm hai: một là mình muốn nó đi ra, hai là qúi Phật tử nghĩ không biết giải quyết sao, chính cái đó tâm mình bị lôi ra khỏi cảnh của mình là theo dõi hơi thở, tâm mình bị phân làm hai, mình không niệm hơi thở, phải niệm hơi thở trước rồi mới niệm cái đau, mình sẽ không thấy nó đau liên tục. Mình bị phóng tâm ra khỏi hơi thở, mình phải niệm hơi thở trước rồi niệm cái đau sau.
Mình phải dò lại tâm của mình là rất nhiệm màu rất là hay, nó vô cùng huyền bí mà mình không khai thác được nó thì uổng lắm, mình chỉ ngồi 1 tiếng thôi mà nó diễn ra bao nhiêu trường hợp cho mình thấy xưa nay mình không để ý tới nó.
Thứ hai nữa nếu người nào thật sự hôm nay chú tâm thật kỹ thì thấy thời gian đi rất là nhanh, qúi Phật tử thấy thời gian đi rất nhanh mình phải nghĩ cái nghiệp xấu của mình đi rất nhanh như vậy. Tại vì dòng đời trôi quá nhanh mình không để ý tâm theo dõi nó, chính cái đó mình không thấy bây giờ mình ngồi xuống mình mới thấy thì cái nghiệp mà qúi Phật tử nói "một tiếng nó qua lẹ quá" thì qúi Phật tử sẽ giật mình và sẽ lo cái nghiệp của mình sẽ đến mau vậy đó, cái tuổi thọ mình sẽ đến mau vậy đó sẽ ra đi cũng đến mau vậy đó, mình làm được cái gì?
Do đó mình mới tu, tại vì cái kiến thức không dạy mình nữa, mà cái này là trí tuệ cho mình thấy tuổi thọ mình đi nhanh, cái nghiệp mình đi tới nhanh, thời gian đi nhanh, đó mới là trí tuệ, trí tuệ bắt mình lo tu, tu là sửa thân, sửa lời, sửa ý, để nhận ra dòng đời chạy rất nhanh chứ kẻo không kịp, cái đó qúi Phật tử mới ra được cái mục đích, còn không qúi Phật tử sẽ không có.
Nếu người nào ngồi than "trời ơi thời gian này lâu quá, một tiếng sao dài như một thế kỷ" thì người đó chưa có trí tuệ mà đang có kiến thức mà thôi, nhìn thấy thời gian đi không nhanh. Đức Phật nói người thấy thời gian đi nhanh là người đó có trí tuệ, tại vì sao, sự thật nó là như vậy đó còn kiến thức không giải đáp thời gian nhanh, kiến thức sẽ giải đáp mình công việc phù hợp với thời gian để mình đáp ứng tương xứng chứ không giải quyết thời gian nhanh, mình làm 8 tiếng cứ việc làm 8 tiếng hết giờ mình về một cách máy móc, cuộc sống mình là cuộc sống trí thức là cái kiến thức của mình thôi, nhưng trí tuệ cho ta biết mỗi giây phút đi qua rất nhanh lúc đó mình mới thức tỉnh được thời gian là Vô Thường đi qúa nhanh cho nên thấy không kịp nữa là khổ, rồi mình không làm được gì cho mình thấy Vô Ngã rồi đó.
Cuộc sống của mình phải thức tỉnh từ mỗi phút giây, ngồi xuống mình làm cái có giá trị để mình có kết quả lợi ích chứ không phải mình bỏ qua, còn lợi ích hôm nay khác hơn ngày hôm qua, khác hơn tuần trước, khác hơn tháng sau, mình phải làm cái gì mới được.
Thiền sinh: Hôm nay con thay đổi oai nghi ba bốn lần rồi.
TT trả lời: Khi anh thay đổi oai nghi nhiều, anh thấy là không cần nuốt nước miếng phải không, tại vì khi anh ngồi yên thì nó mới tuôn ra những gì mà nó đang tồn tại, còn anh thay đổi tức là hoạt động, vì tứ đại nó bắt đầu chạy theo cái hoạt động đó nó không tuôn ra nữa nó không ứ lại.
Thiền sinh: Tại sao con ngồi lâu mà không thấy đau.
TT trả lời: Tại vì chưa đủ lâu, phải ngồi lâu nó mới đau, ví dụ, như sợi giây thung, có một cái khung dài, sợi giây thung mình kéo từ bên đây qua kia cái khung dài, mình chưa nong sợi giây thung ra, nhưng khi kéo dài sợi giây thung qua khỏi cái khung lúc đó sợi giây thung mới kéo dãn ra, phải vậy không?.
Thiền sinh: Con ngồi dưới đất chân con bị đau, vừa xả thiền con lên ngồi trên ghế chân con hết đau ngay.
TT trả lời: Lúc đau cô mới niệm được, cái đau đó là bạn thiền của cô, cô thấy qúi chứ đừng sợ, cô phải ngồi giữ chánh niệm trong hơi thở và niệm cái đau đó thấy nó như thế nào, sau khi hết giờ thiền qúi cô nên ngồi nghiệm lại những gì đã đến trong thời gian ngồi thiền, qúi cô bỏ chạy sẽ mất đi những gì kinh nghiệm, mình chạy nhanh quá. Đức Phật Ngài đắc đạo quả xong 7 tuần lễ Ngài ngồi niệm Pháp, 7 tuần lễ là 49 ngày Ngài không đi đâu hết Ngài ngồi niệm Pháp, không ăn, còn mình vừa hết giờ hành thiền là bỏ đi liền, không niệm Pháp.
Niệm Pháp tiếng Pali là paccavekkhati là suy nghĩ lại, xem xét lại, nhìn xét trở lại, những cái gì đã qua, mình niệm lại, như vậy mới biết đá biết vàng ở chỗ đó, mình nhìn ra được thì mới hay, cái kỳ sau trở lại mình mới có năng lực và có nghị lực. Năng lực có, nghị lực có, niệm thêm nữa, tại vì nó nhiêu đó là nhiêu đó, mình bắt đầu coi lại sợi giây thung, tới nhiêu đó chưa hết phải căn sợi giây thung đó ra mới thấy dãn mới thấy sợi giây đó đứt hay là không đứt, Đức Phật gọi là paccavekkhati là mình phải nhìn trở lại nghiền ngẫm lại mới nghiễm ra được
Như qúi Phật tử ăn món ăn ngon mà ăn nhanh thì không thấy ngon, ăn chút xíu mình thấy cái này ngon nó có cái gì trong đây. Kỳ rồi Sư đi Oklahoma, Phật tử dâng cho Sư một ly chè đậu xanh, Sư ăn chè này cảm thấy có cái gì lạ thì Sư kiếm ra được là họ bỏ trần bì trong đó. Thường chè đậu xanh người nào nấu cũng giống nhau, nhưng chén chè có trần bì thì nó khác hơn tại vì xưa giờ Sư ăn không có trần bì giờ ăn nó khác nên Sư nghiệm và phát hiện có trần bì. Thì đó là paccavekkhati, Sư có niệm và định là Sư nghiệm lại hết tất cả các ly chè mà xưa tới giờ Sư ăn và trí tuệ Sư tìm ra vị này là vị khác và tìm ra được trần bì. Nếu Sư ăn ăn nuốt nuốt thì không nghiệm ra cái khác lạ , cái đó những cái học của Sư, tất cả Sư đều phải học lại hết, mỗi cái như vậy nó tạo ra kinh nghiệm sắc bén hơn, cái sắc bén của trí tuệ phân tích, lý vô ngại giải, từ vô ngại giải là mình phải paccavekkhati, xem lại tất cả mọi pháp, mình phải có cái đó là trí tuệ phân tích, không có học, không có luyện, không có dồi thì làm sao có.
Thiền sinh hỏi. Ngồi khi bị tê thì tới chừng nào hết tình trạng này.
TT trả lời: Không hết, tại cô trông nó thôi chứ nó không hết, cô còn ngồi nó còn đau, nó còn ra nữa, nó ra cách khác, chứ không cách nào hết được, tại vì sắc pháp này mình học rồi, sắc pháp mang tính chất hoại diệt, nó không hết đau, vì cái đau là do sắc pháp đang hoại diệt (sanh rồi diệt, diệt rồi sanh), trừ khi cô bỏ sắc pháp này thì nó mới hết, cảnh là như vậy mà cô càng chờ đợi như vậy cho thấy là mất đi giá trị mình đang ngồi giữ chánh niệm thấy pháp sanh diệt, vì mình đang hóng tâm đi tìm cái hết đau, chừng nào nó hết ... ./.
No comments:
Post a Comment