Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu - Vi Diệu Pháp 03 - TT Sán Nhiên
Minh Hạnh đã nghe, và ghi chép lại để học và hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 03" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center
TT Sán Nhiên: Hôm nay chúng ta học Vi Diệu Pháp bài thứ hai là "Cảnh của trí tuệ cao siêu".
Như chúng ta đã học Pháp Siêu Lý có 3 tính là:
- Thứ nhất, Đặc biệt nó không thay đổi.
- Thứ hai, cảnh của trí tuệ cao siêu.
- Thứ ba, chủ của mọi chế định
Hôm nay ta học điều thứ hai là, "Cảnh của trí tuệ cao siêu"
Cảnh của trí tuệ cao siêu là gì?
Điều này, cho ta một học hỏi khi học Pháp Siêu Lý nói về "Cảnh của trí tuệ cao siêu" là, chúng ta sẽ biết Trí Tuệ này khác với Trí Thức, nói Trí Tuệ là nói đến Phật Pháp, còn Trí Thức là nói đến Kiến Thức của thế gian.
Trí thức là kiến thức thế gian chúng ta học được, chẳng hạn như bác sĩ, kỹ sư, giáo sư. Có trí thức và từ trí thức đó lập đi lập lại chúng ta có nhiều kinh nghiệm lên chúng ta trở thành bậc trí thức.
Trí thức này Đức Phật chia thành hai là, thiện trí thức và trí thức thông thường
Trí thức thông thường là, họ chạy theo thói quen của họ, chạy theo môi trường sống của họ, chạy theo dòng giống gia tộc của họ, thí dụ như gia đình nào có tính làm giàu, họ dạy con của họ học xong ra trường cũng phải làm những gì gặt hái nhiều tiền, như dân gian có câu: "Phi thương bất phú" nghĩa là không buôn bán không giàu có được, tức là ông bà cha mẹ dạy con cháu câu đó không có con đường nào khác hơn tức là muốn làm giàu phải đi buôn bán, buôn bán thì gian lận hơn thua so sánh tiền bạc ra sao, những cái đó là trí thức thông thường.
Thiện trí thức là, những người chẳng hạn như bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, họ sống không vì vấn đề đồng tiền, họ làm nhiệm vụ là phục vụ tha nhân, phục vụ bệnh nhân, phục vụ con người, có những người có điều kiện sau khi sự phục vụ của họ được trả công, nhưng, có những người bệnh nhân nghèo khổ khó khăn họ có thể phục vụ trong trạng thái lương tâm của họ mà không nhận tiền trả công thì, Đức Phật nói họ là những bậc thiện trí thức.
Thì cũng như vậy, chúng ta sống trong đời này làm những việc làm với khả năng tâm thiện, Đức Phật nói đó là những bậc thiện trí thức, còn không thì chúng ta chỉ sống với trí thức thông thường, ta sống sòng phẳng trên đời này.
Nhưng đối với Trí Tuệ khác với Trí Thức là con người phải có:
- Tu tập,
- Phải có mục đích,
- Phải thành đạt
Đó là những người có Trí Tuệ, không phải là những bậc thiện tri thức nữa. Ở đây Trí Tuệ được phát sanh lên do sự tu tập, mà tu tập phải hướng đến mục đích của mình, và thành đạt được kết quả, sự tu tập đó mới là bậc Trí Tuệ. Như vậy, khi muốn có trí tuệ ta phải tu tập.
Tu tập là gì?
Là ta phải sửa đổi: thân, lời, ý.
Nếu không tu sửa lại, chúng ta không phát sanh trí tuệ. Mỗi lần sửa đổi ta được tăng thêm mục đích và cái sửa này ta mới thành đạt được mục đích đó, người đó là người Trí Tuệ.
Còn những người Thiện Trí Thức hay những người Trí Thức họ sống vừa lòng trong cuộc sống, an phận với cuộc sống, họ không mong cầu điều gì khá hơn là những gì đang có, họ mãn nguyện rồi thôi.
Còn đối với bậc Trí Tuệ họ không ngừng lại với những gì họ đang có và họ muốn thành đạt những gì họ chưa có là tạo quả giải thoát Niết-bàn.
Chính cái đó, cái mục đích của mình là giải thoát, và thành đạt của mình là phải chứng đắc đạo quả Niết-bàn. Thì chính những thứ đó mình tạo ra bằng Trí Tuệ, và khi mình đặt ra như vậy thì đường đi của mình không được lạc hướng, không mất hướng đi, mà để không mất hướng đi là chúng ta phải dốc lòng đi tới.
Những người Trí Thức, Thiện Trí Thức có thể bị lạc hướng, vì lạc hướng do đó không được kết quả của nó là: kiếp này ta là Thiện Tri Thức, kiếp sau ta chưa biết được ra sao, kiếp này ta là bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, kiếp sau ta chưa biết có là bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, nữa hay không. Nhưng, đối với người có Trí Tuệ kiếp này và kiếp sau họ thành đạt được và họ có hướng đi rõ ràng và họ không bị lạc hướng.
Có nhiều trường hợp, nếu chúng ta có tu tập, có mục đích, có thành đạt Trí Tuệ. Do đó sự tu tập này đạt được Trí Tuệ, Đức Phật gọi bậc Trí Tuệ là con đường họ đi không lạc hướng, đạt đến mục đích thành đạt được kết quả dù ở kiếp này và những kiếp sau họ vẫn có đường đi rõ ràng. Còn nếu ta không là bậc Trí Tuệ mà chỉ là bậc Thiện Trí Thức thì kiếp này ta có và kiếp sau ta không có, ta bị trôi lăn, một khi bị trôi lăn làm mất điểm tựa, mất cái gốc của nó, không có dịp nào ta trở lại, đó là điểm chính của qúi Phật tử, qúi Phật tử không nhìn ra qúi Phật tử đang là bậc Thiện Trí Thức mà thôi, chứ không phải là bậc Trí Tuệ. Qúi Phật tử đêm nằm suy nghĩ tự hỏi mình là bậc Thiện Trí Thức hay là Trí Tuệ, nếu như mình chưa có hướng đi của mình, chưa thành đạt, mà mình không lập trí lập nguyện để đi rối ráo để đạt được mục đích thành đạt của mình thì qúi Phật tử chỉ là bậc Thiện Trí Thức thôi, mà Thiện Tri Thức khi mất sanh mạng này rồi không biết ta có tái lập trở lại không.
Đó là điểm chính mà qúi Phật tử phải thấy. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu chúng ta thấy rõ nó không phải là bậc trí thức. Chúng ta không để trôi lăn và chúng ta không để mất đi cơ hội này. Sự tu tập của qúi Phật tử hôm nay là phải có mục đích, phải có thành đạt được kết quả, chứ không phải chúng ta bỏ công vô ích. Qúi Phật tử không có làm công việc gì mà không gặt hái được kết quả lợi ích thì qúi Phật tử không làm, hôm nay chúng ta nói rõ điều đó.
Sự tu của chúng ta tính từng giờ từng phút, nếu không tính từng giờ từng phút là chúng ta chạy đua với tuổi thọ của mình, thời gian cho phép hạn chế, cuộc sống hữu hạn, không thể nào ngồi cho thời gian ngừng được, tại vì nó hữu hạn, một giờ qúi Phật tử không thành đạt, một phút không làm gì được thì một giờ một phút đó qúi Phật tử làm mất rồi không lấy lại được thì đó là sự thiệt hại chính mình thôi chứ không ai làm cho qúi phật tử mất nó.
Do đó qúi Phật tử biết tại sao có lúc thấy Sư cố gắng quá hay Sư nỗ lực quá, Sư không có nghỉ ngủ hay không ăn uống gì? Tại vì thời gian Sư không có đủ, khi Sư nhìn lại qúi Phật tử sao qúi Phật tử có nhiều thời gian quá, Sư không có đủ thời gian, nhiều khi Sư muốn xin qúi Phật tử cho thêm cho Sư để Sư dùng thêm phần nào để cho kịp, tiễn đưa đoàn này về chạy vô soạn bài, vừa làm xong thì đoàn khác tới lại ra tiếp nữa, rồi tiễn đưa đoàn này về lại chạy vô làm bài liền, không kịp mà bài phải làm xong, tại vì Sư thấy cái bài mà Sư cho qúi Phật tử xong là không còn của Sư nữa, nó qua rồi, còn nhiều cái mới cần phải làm nữa. Qúi Phật tử sẽ thấy Sư làm liên tục như vậy là Sư làm cho qúi Phật tử thấy một biểu mẫu hay một hình tượng (thân giáo) cho qúi Phật tử thấy qúi Phật tử làm theo như vậy, chứ không qúi Phật tử mất hết, qúi Phật tử không có hình mẫu như vậy thì qúi Phật tử sẽ không thấy hướng đi của mình dễ dàng đâu, ngồi suy tư rồi để nó trôi lăn, qúi Phật tử dễ dàng rớt trở lại bậc Thiện Trí Thức. Qúi Phật tử nói chuyện Phật Pháp từ trong tâm trí thức mình có với những người Phật tử khác nhưng trong đó chính qúi Phật tử không có hành, thì đó không gọi là bậc Trí Tuệ.
Như trong kinh có ghi, vị Trưởng lão Pothila thông thuộc Tam tạng và đọc suốt chú giải, là giáo thọ của năm trăm Tỳ-kheo, mười tám hội chúng. Vậy mà đức Thế Tôn luôn luôn gọi ông là Pothila rỗng. Vì ông không hành nên cuối cùng rỗng tuếch, Đức Phật Ngài gọi ông là Pothila rỗng, nói không có lợi ích gì cả. Do đó, Sư không muốn qúi Phật tử đi trên con đường của Trưởng lão Pothila mà qúi Phật tử sẽ đi trên con đường của một ông Sadi mới 7 tuổi, ông Sadi dạy lại ông Trưởng Lão Pothila, cuối cùng vị Trưởng Lão Pothila phải cầu pháp ở vị Sadi đó, năn nỉ vị Sadi trẻ đó nhận mình làm học trò.
Qúi Phật tử thấy mình phải đi như vậy thì mới có kết quả, là tu tập có mục đích, có thành đạt. Còn Trí Thức là có Kiến Thức thông thường và, nếu có làm thiện thì chỉ được gọi là Thiện Trí Thức.
Qua được vấn đề trí tuệ xong, chúng ta nói có mấy loại trí tuệ. Đức Phật Ngài nói có những loại trí tuệ chúng ta phải nghĩ tới.
Có bốn loại trí tuệ, khi chúng ta không nghĩ tới những loại trí tuệ đó thì chúng ta mất mát rất nhiều, bốn loại là:
1) Trí tuệ của Dục Giới. làm được thập thiện và thập phúc hành tông
2) Trí tuệ của Sắc Giới
3) Trí tuệ của Vô Sắc Giới
4) Trí tuệ của Siêu Thế
Như vậy, khi sống trong đời chúng ta biết mình ở góc độ nào. Như góc độ của Sắc Giới và Vô Sắc Giới là cõi trời Đáo Đại là cõi trời rộng lớn hơn cõi trời Dục Giới. Nhưng nếu là cõi trời Siêu Thế, trí tuệ của Siêu Thế là đạo quả giải thoát, lúc đó nó hoàn toàn khác nữa.
Trí Tuệ Dục Giới
Người ở cõi Trí Tuệ Dục Giới họ làm được Thập Thiện và Thập Phúc Hành Tông, hai loại đó là cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu.
Thế thì Thập Thiện là cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu cho người ở cõi Dục Giới, và Thập Phúc Hành Tông là cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu của người ở Dục Giới.
Thập thiện thì có: 3 thân, 4 lời, 3 ý
Thập phúc hành tông là có 10 việc thiện chúng ta cần tạo ra thì có phước.
Trí Tuệ Sắc Giới
Đối với trí tuệ của sắc giới, Đức Phật nói cho dù các vị Phạm Thiên sanh về cõi trời sắc giới mà chưa đến đạo quả thì chỉ là bậc thiện tri thức mà thôi, tại vì do năng lực của họ tu tập thiền chứng đắc thiền khi thân hoại mạng chung mà họ chứng đắc họ sinh vào cõi trời họ phải tiếp tục tu phải thành đạt mục đích là giải thoát. Do đó có vị Phạm Thiên sanh về cõi trời hưởng phước báu lâu dài trên cõi trời mà họ nghĩ họ đạt được Niết-bàn, Đức Phật phải lên cõi trời để độ như Phạm Thiên Baka, Phạm Thiên Baka những vị đó ở lâu trên cõi trời cai quản cõi trời ông là Đại Phạm Thiên thì các vị Phạm Thiên đều tôn kính như vị Thượng Đế, chính do đó Đức Phật lên độ và nói rằng ông ta chưa thành đạo quả gì cả ông còn phải tu.
Do đó trí tuệ mà những người được hưởng phúc lộc thiền là phải tiếp tục tu.
Thứ hai, những người ở cõi Sắc Giới ở Ngũ Tịnh Cư Thiên là bậc Bất Lai (A Na Hàm) đó là bậc trí tuệ, sau khi từ bỏ thân người và họ chứng đắc A Na Hàm đạo quả sanh về cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên. Ở cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên này họ tiến tu đắc đạo quả A La Hán họ không trở lại người nữa nên gọi là Bất Lai. Như vậy thì cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên này là Sắc đỉnh (cõi cao tốt đỉnh của Sắc Giới) Sắc Cứu Cánh Thiên dành cho bậc A Na Hàm đang tiến tu tại nơi đó như vậy là họ có trí tuệ, họ tiếp tục tu tập mục đích của họ chưa được giải thoát và phải giải thoát và thành đạt của họ là đạo quả Niết-bàn, kiếp chót là vô sinh Alahán. Do đó những cái này là sắc giới của Ngũ Tịnh Cư Thiên bất lai. Còn những người ở Sắc Giới mà sanh về cõi trời do họ có tu tập về Thiền họ được Phức lạc thiền, ở đây họ hưởng phước báu của phước lạc thiền như vậy thôi, như vậy, họ trở thành những bậc thiện tri thức có hướng tâm về đường đạo quả.
Thế thì khi những người sanh về cõi trời Sắc Giới họ tu tập dễ hơn người ở có Dục Giới hay không?
Thí dụ, giữa một người có gia đình khó khăn, thân bịnh hoạn, con cái nheo nhóc, tiền bạc không có, vợ chồng gây gỗ thường xuyên, và một người độc thân, thì hai đời sống này người nào tu khó. Khi mình học kinh Pháp Cú rồi mình mới biết được câu chuyện là gì.
Thí dụ, tuổi thọ gắng liền với nghiệp, mà nghiệp thì có hai là trả nghiệp (trổ nghiệp) và không trả nghiệp (trổ nghiệp). Thì khi qúi Phật tử trả. Nếu mình còn 3 năm nữa hết tuổi thọ, mình cố gắng ráo riết tu cho kịp, thì sự cố gắng tu đó làm mình tăng tuổi thọ do phước mình có thêm được. Còn người ở cõi Sắc Giới tuổi thọ dài họ lo hưởng phước không chịu tu mà tạo nhiều bất thiện do mình hưởng dục lạc không tu, do tạo nghiệp bất thiện nên tuổi thọ giảm.
Một thí dụ khác, một Phật tử có một cái xe, nhưng xe có đồng hồ báo mức xăng bị hư mà không biết chạy hoài, tới chừng nó không chạy tưởng máy xe bị hư để nằm ụ cả tuần, cuối tuần thợ máy xe đến coi thử mọi thứ trong xe thì không thấy hư gì hết, mà kim chỉ mức xăng thì báo là đầy bình xăng, ông đoán hoài, ông nói người đó mua bình xăng đổ vào xe chạy thử, thì đúng vậy, có xăng vào xe lại chạy như thường, chỉ có cái kim chỉ mức xăng là bị hư.
Thì người ở Sắc Giới lo hưởng thụ không chịu tu thì coi chừng mất phước báu hồi nào không hay.
Do đó, giữa cõi trời Dục Giới và cõi trời Sắc Giới thì cõi trời Dục Giới dễ tu hơn cõi trời Sắc Giới.
Cõi trời Dục Giới do có nhiều nghịch cảnh nên ráng tu. Đức Phật Ngài nói chúng sanh ở cõi Dục Giới tu được, chúng sanh cõi Dục Giới dễ giải thoát được, còn chúng sanh ở cõi Sắc Giới và cõi Vô Sắc Giới khó tu hơn. Thậm trí hai vị đạo sĩ rất lỗi lạc, Alarama Kalama và Uddaka Ramaputta là hai vị Thầy lúc Bồ Tát Sĩ Đạt Đa vào rừng học tu cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ và cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ sanh về cõi trời đó nhưng Ngài không lên trên đó thời gian dài 9 triệu năm tuổi thọ của Chư Thiên thậm chí thì nó khác hơn con người mình, cõi Tứ Thiên Vương một đêm trên đó bằng 50 năm cõi nhân loại mình. thì cõi trời Phi Tuởng Xứ là 9 triệu năm thì không biết bao nhiêu trong trái đất này thành trụ hoại không, thành trụ hoại không, trái đất này tan rã rồi có trái đất mới mà chưa hết tuổi thọ của cõi Trời Phi Tưởng Xứ, thế thì mắc gì phải lo tu, mà cõi trời Sắc Giới và cõi trời Vô Sắc Giới ở trên đó ngồi thiền thôi, họ không đi tới đi lui như chư thiên cõi trời Dục Giới còn bay qua thiên cung này bay qua thiên cung kia, còn có Càn Thát Bà đờn ca sướng hát thưởng thức vui chơi ở cõi Dục Giới, còn ở cõi Sắc Giới, cõi Vô Sắc Giới họ ngồi thiền, vị nào ngồi ở chỗ nào thì ngồi thiền ở chỗ đó không đi chơi liên lạc với nhau, do đó họ hưởng phước báu gọi là Phúc Lộc Thiền.
Cõi trời vô sắc giới này là cõi trời phúc lộc thiền, họ có phúc lộc thiền nếu mà họ không tu tập với mục đích của họ là giải thoát, thành đạt đạo quả Niết-bàn họ sẽ rớt xuống trở lại là bậc thiện tri thức hưởng phước báu của cõi trời Vô Sắc Giới.
Ở đây qúi Phật tử vượt qua giai đoạn không có Sắc giới và Vô Sắc Giới, vậy thì qúi Phật tử sẽ có hai con đường để đi, một là Dục Giới, hai là Siêu Thế, qúi Phật tử không đi qua con đường Sắc Giới và Vô Sắc Giới.
Như thế thì qúi Phật tử có 2 con đường để đi để tu tập là cõi Trời Dục Giới hay là cõi Dục Giới, hai là Siêu Thế giải thoát Đạo Quả.
Do đó gọi là "cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu" mà chúng ta khai thác được với Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp, Niết-bàn, Chúng ta khai thác được 4 pháp Siêu Lý này chúng ta sẽ được cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu như thế nào, chúng ta mổ sẻ hôm nay.
Như chúng ta biết trong tâm của ta không đi về Sắc Giới và Vô Sắc Giới thì chúng ta không lo con đường tu tập Thiền Chỉ đưa đến chứng đắc được thiền Sắc Giới và Vô Sắc Giới.
Nhưng, qúi Phật tử bắt đầu đi từ nơi Tâm Dục Giới này đi vào Tâm Siêu Thế. Thì khi qúi Phật tử đi từ Dục Giới qua Siêu Thế này không phải là qúi Phật tử đi vượt giai đoạn đi vượt thời gian, mà là qúi Phật tử đang đi trên con đường trực tiếp không phải là con đường vòng. Nếu qúi Phật tử đi từ Dục Giới đến Sắc Giới đến Vô Sắc Giới đến Siếu Thế là đi vòng vo, cho nên qúi Phật tử đi từ cõi người Dục Giới ta muốn đạt đạo quả Niết-bàn ngay trong cõi Dục Giới này ngay trong kiếp hiện tại này là chúng ta đi trực tiếp đến đạo quả là chúng ta từ cõi Dục Giới đi đến Siêu Thế luôn.
Do đó qúi Phật tử được biết:
- Tâm chúng ta là tâm Dục Giới, chúng ta phải biết người biết ta, biết cái gì của ta, biết đối tượng của ta, tâm ta là tâm Dục Giới, ta luôn đi theo 6 cảnh là sắc, thinh, khí, vị, ý, xúc.
- Tâm sở cũng là Dục Giới, tâm sở tứ đồng với Tâm.
Như vậy thì, đi vào tâm Dục Giới này chúng ta sẽ thấy muốn được từ cõi Dục Giới đi thẳng đến Siêu Thế luôn thì chúng ta sẽ thấy, Sắc như thế nào, Thinh như thế nào, Khí như thế nào, Vị như thế nào, Ý như thế nào, Pháp như thế nào, chúng ta phải nhìn thấy rõ.
Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu là Tâm Dục Giới gồm: Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp.
Bây giờ chúng ta thấy nếu chúng ta đang ở cõi Dục Giới mà chúng ta muốn đến Siêu Thế thì chúng ta phải qua giai đoạn nào?
- Sắc mà chúng ta biết là cái gì chúng ta có là tâm nhận thức.
- Thinh là tâm nhĩ thức chúng ta có cảnh thinh.
- Khí là tâm tỷ thức chúng ta có cảnh khí.
- Vị là tâm thiệt thức chúng ta có cảnh vị.
- Xúc là tâm thân thức chúng ta có cảnh xúc.
Vậy thì khi chúng ta muốn từ Dục Giới đến Siêu Thế thì những đối tượng tâm này thì chúng ta phải làm sao?
Câu trả lời là: Những cái gì của ta thì ta giữ, còn những gì không phải của ta thì ta không giữ, tại vì Siêu Thế mục đích là giải thoát, thành đạt của nó là đạo quả, thì những gì của ta thì ta giữ, những gì không của ta thì ta không giữ.
Thì như vậy:
- Có cảnh sắc, tâm nhận thức có cảnh.
- Có cảnh thinh, tâm nhĩ thức nhận cảnh thinh.
- Có cảnh khí, tâm tỷ thức nhận cảnh khí.
- Có cảnh vị, tâm thiệt thức nhận cảnh vị .
- Có cảnh xúc, tâm thân thức nhận cảnh xúc.
Qúi Phật tử về tới Long An, khóm Long An ngon lắm, họ bán dọc bên đường khóm đã gọt sẵn, có chén muối ớt đỏ, mình dừng xe lại mua, họ chét muối ớt lên miếng khóm. Qúi Phật tử nghe Sư nói như vậy có thấy muốn ăn không?
- Dạ muốn ăn.
- Vậy thì, cái đó không phải là cảnh của ta, chỉ mới nghe mà đã muốn ăn, đa phần chúng ta là vậy, chỉ nghe thôi đã chảy nước miếng thì đó là tâm ý thức bắt cảnh pháp. Sư chưa nói tới ý thức (cảnh Pháp), tâm qúi Phật tử đã chạy tới rồi thì đó là qúi Phật tử tưởng nhiều hơn là ghi nhớ, những gì Sư nói chỉ nghe là nghe thôi, chứ không phải là tưởng tới cảnh những miếng khóm ở Long An.
Chùa Thái Lan Wat Pra Keo ở trong khuôn viên hoàng cung là chùa Ngọc Bích có một tượng Phật bằng ngọc bích, có một không hai trong lịch sử trên thế giới này, qúi Phật tử tới thì đúng là ngọc bích rất đẹp, qúi Phật tử đi vòng bên bờ tường họ bán trái cây rất nhiều và rất ngon, trái mận hồng đào có chén muối ớt nữa, chút ngồi thiền chảy nước miếng nữa.
Do đó, những điều này làm cho qúi Phật tử chạy theo nghĩ đó là của tôi, tôi đang được hưởng đó.
Như vậy, Dục Giới này mà qúi Phật tử muốn Siêu Thế này thì đừng chạy theo nó, thì mới ra được giải thoát.
Câu hỏi của thiền sinh: Khi nghe như vậy, con thấy cảnh Sư tả nhưng con không thèm, thì như vậy có đúng không?
TT Sán Nhiên trả lời: Sai, Cô chỉ nghe mà không chạy theo cảnh mới là đúng. Cô không có cảnh xúc nhưng cô vẫn bị lôi cuốn. Cảnh xúc là chảy nước miếng. Còn chạy theo cảnh là: "Mình nghe Sư nói tiếp, theo theo theo nữa, chạy theo hoài tới khi ông Sư ngừng không nói nữa", đó là chạy theo cảnh.
Sau Wat Pra Keo thì đến Wat Pho có tượng Phật nằm xong tới Wat Arun rồi tới Wat Traimit có tượng Phật vàng. Qúi Phật tử theo kịp Sư chưa? Đó là tâm qúi Phật tử đang chạy theo Sư chạy theo cảnh, như vậy không được, phải dừng lại, dù Sư dẫn qúi Phật tử đi. chỉ niệm nghe nghe.
Thì cái đó ứng dụng trong thực tế là mình không chạy theo cảnh, tâm đứng lại là mình giải thoát sự ràng buột, giải thoát sự dính mắc, giải thoát sự lôi cuốn, giải thoát sự níu của cảnh mà tâm mình dính mắc.
Câu hỏi của thiền sinh: Những lúc Sư tả như vậy thì trong đầu con nếu con nghe con hiểu Sư nói và con thấy cảnh trong đầu theo sự diễn tả của Sư, thì như vậy là con cũng đã chạy theo cảnh. Vậy nếu như con không muốn thấy cảnh, Sư nói gì Sư nói, thì con phải làm sao vì con vẫn đang nghe Sư nói.
TT Sán Nhiên trả lời: Qúi Phật tử chỉ nghe còn Sư nói gì Sư nói, đừng chạy theo cảnh Sư tả. Qúi Phật tử phải thức tỉnh, nếu không thức tỉnh được thì ờ ngoài đời qúi Phật tử bị bao nhiêu cảnh đời gạt. Ở trong lớp này mà không huấn luyện kỹ, ra đường kẹt giữ lắm.
Điều đó qúi Phật tử sẽ thấy những cái đó là những cảnh mà lúc đó mình mới thấy tâm của mình là thắng hay thua, mình giữ được tâm hay là mất để nó chạy theo cảnh, cái đó rõ ràng như vậy đó.
Như vậy thì trong hoàn cảnh qúi Phật tử thấy được sắc, thinh, khí, vị, xúc , những cái này có là của qúi Phật tử hay không,
- Không.
Như vậy thì, những cái hôm nay qúi vị thấy là quả của mình đã gieo trồng hôm nay mới có được, gặp được thấy, nhưng mình dính theo nó là mình tạo cái mới. Không phải của mình nó chỉ là quả đến để mình, thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Nhưng mình không dừng lại cái này, mình không giữ tâm, mình không thu thúc được nó, thì mình tạo cái mới, cái mới đó thành lập cái quả mới cho mình đón nhận nữa.
Như vậy thì khi qúi vị đi Miến Điện một lần thấy đủ rồi về lo tu. Rồi năm sau đi nữa, năm tới đi nữa, qúi Phật tử muốn lập đi lập lại cái quả và tạo cái mới, nếu qúi Phật tử không tu, qúi Phật tử chi đi để mà hưởng gọi là du lịch thì đó là qúi Phật tử đang đón nhận cái quả để tạo ra cái mới ra cái gì thì hưởng thụ lại cái đó. Chỉ đi một lần là đủ rồi về lo tu.
Như thế thì Dục Giới này sẽ đến với qúi Phật tử một cái Siêu Thế là qúi Phật tử phải sửa, phải tu tập, Thân, Lời ,và, Ý. Mục đích của mình là phải giải thoát những gì không phải của ta. Thành đạt đạo quả Niết-bàn. Chúng ta không thể để trôi lăn trong luân hồi.
Pháp thì dằng co chúng ta giữa Hiệt Thế và Siêu Thế thì chúng ta mới thấy là Trí Tuệ hay Trí Thức.
Nếu chúng ta biết đó là Hiệp Thế mà ta còn ở trong đời Hiệp Thế thì ta chỉ là bậc Trí Thức mà thôi, ở lại làm việc thiện tiếp. Nếu chúng ta biết nó là Hiệp Thế mà chúng ta không ở trong đời này hưởng phước báu này nữa, hay là chúng ta không muốn ở trong đời này mà chúng ta chịu đựng cái rắc rối của Hiệp Thế này là sanh tử thì chúng ta phải ở Siêu Thế, ta phải buông bỏ, phải có trí tuệ. Muốn có trí tuệ ta phải sửa Thân, Lời và, Ý. Mục đích chúng ta là giải thoát, thành đạt đạo quả Niết-bàn.
Chúng ta muốn có trí tuệ cao siêu chúng ta phải sửa đổi lại, nếu qúi Phật tử không sửa đổi lại thì cái đó sẽ lập lại thành cái mới.
Dẫn chứng một thí dụ nữa, khi ngồi thiền ta không muốn thấy sắc thì nhắm mắt lại, không muốn nghe là tâm nhĩ thức đóng lại, không muốn ngửi mùi thì tâm tỷ thức đóng lại, không muốn nếm vị là thiệt thức đóng lại, lúc đó còn 2 cái là thân thức và ý thức thì 2 cái này không đóng được, mắt không thấy, tai không muốn nghe, mũi không muốn ngửi, lưỡi không muốn nếm, nhưng, thân ta không đóng được nó vẫn còn hoài, nó hiện bày là tê nhức mỏi đau, cái này khó đóng, nó theo ta như bóng với hình và khi cái tê nhức mỏi đau có bao nhiêu thì cái tâm ý thức nó theo ngay đó thấy pháp như bóng với hình, tâm qúi phật tử nghe thân đau thì tâm ý thức biết cảnh pháp đau đó rất rõ ràng, thì lúc bấy giờ qúi Phật tử sẽ thấy tâm mổ xẻ lúc đó như sau:
Thí dụ:
Tâm thân thức - thân bị nhức
Thế thì, Tâm ý thức biết nhức thì tâm ý thức đến sau hay đến trước cái nhức đó?
Ý nghĩ cái gì nó sẽ hiện bày cái đó, ý biết trước
Tâm ý thức biết nhức trước thì tâm thân thức mới thấy ra, cái hiện tượng vừa đổi qua thoải mái.
- Cái nhức gần tới thôi là Tâm ý thức biết là một lần khổ.
- Rồi Tâm thân thức mới bắt đầu thấy nhức là thêm một lần khổ nữa.
Như vậy thì hai lần lo hai lần khổ.
Bây giờ Sư nói về đạo quả. Như vậy thì cái nhức này là xúc. Tâm thân thức có cảnh xúc, mà cảnh xúc này là của mình, do mình giữ lấy nó là mình còn Dục Giới, nếu mình bỏ được nó là mình ở Siêu Thế, mình giải thoát.
Giờ qúi Phật tử nói cảnh sắc này là của mình, thí dụ, mây bay qua qúi Phật tử thấy con chim bay theo đám mây đó, qúi Phật tử nói "con chim này mình chưa từng thấy màu nó đẹp quá" là cảnh sắc của qúi Phật tử thì, nó là quả cho cái duyên mình thấy, nếu mình nói cảnh sắc này của mình là mình tạo cái mới mình muốn hưởng cái đó, cái đó đi rồi mình còn giữ lại, mình tưởng mình nhớ lại, đó là mình tạo cái mới là ý nghĩ là ý nghiệp sanh ra liền. Mà cái này chưa được giải thoát tại vì mình giữ lại cái đó dù cảnh nó đã đi qua rồi.
Ông vua đi trên chiếc thuyền làm rớt cây kiếm xuống sông, ông dùng cục phấn vạch một vạch trên mạn thuyền và nói chỗ này ta làm rớt cái kiếm xuống dòng sông, chút nữa về bến cho người thợ lặn xuống tìm cây kiếm cho ta, khi người thợ lặn xuống tìm cây kiếm thì không kiếm được, vì thuyền đã đi qua rồi. Cũng vậy, cái nhức không đứng một chỗ, nó nhức một lúc rồi cũng biến mất vì nó sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, không còn cái nhức đó nữa, mà là cái khác lại sanh lên.
Thì làm sao, sửa nó đi, phải tu tập, thì mới gọi là giải thoát thì mới thành đạt đạo quả Niết-bàn, không tu tập thì vẫn ở trên cõi đời Dục Giới.
Cảnh của trí tuệ cao siêu, cảnh đến như thế nào tâm biết nhưng không chạy theo cảnh đó, mà trí tuệ cao siêu là thanh lọc sàng lọc buông bỏ.
Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, vậy nếu cái nhức nó đến, con biết nó nhức, con biết nó đau, con nói bỏ đi mà nó vẫn đau vẫn nhức.
TT Sán Nhiên trả lời: Cô không có bỏ, cô chỉ nói với Sư thôi mà cô chưa bỏ. Thí dụ, hai bên đánh nhau, đội bên đây sáp lên đồi này, đội kia sáp lên đồi kia, hai bên bắn nhau bắn qua bắn lại, cuối cùng hai bên chết hết không ai còn sống để mà kể lại. Thì còn kể được là còn vướng, qúi Phật tử không có bỏ, nếu mà cô đã bỏ thì cô đâu có gì để kể, cô còn kể là cô còn ý nghiệp giữ trong đầu, ý còn giữ là còn trở lại, nếu qúi Phật tử cắt bỏ không để ý đến nó là nó đi luôn.
Bây giờ qúi Phật tử nói Sư nghe, chút nữa qúi Phật tử ngồi sẽ thấy nhưng không có ai trả lời thì lúc đó qúi Phật tử cái tâm trí tuệ của mình giải quyết nó là Hiệp Thế hay là Siêu Thế, nó là của ta hay là không phải của ta, nó chỉ là quả hiện tại thì ta không tạo ra nó nữa, ta có trí tuệ, còn không ta là người trí thức ta có kinh nghiệm, mà ta có làm việc thiện hay không làm việc thiện ta là người trí thức thông thường.
Thiền sinh hỏi: câu chuyện đã xảy ra một người làm lỗi với mình, trong tâm mình không giận người ta nữa nhưng thỉnh thoảng mình nói chuyện lại, là mình có lỗi phải không?.
TT Sán Nhiên trả lời: Đó là mình ăn cơm mới mình nói chuyện cũ, mình mang cái tội, ý nghiệp, đó là Hiệp Thế không phải Siêu Thế. Siêu Thế là giải thoát câu chuyện đó, nếu mình còn giữ câu chuyện đó là mình còn ở trong câu chuyện đó là Hiệp Thế.
Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu qúi Phật tử phải nắm liền Pháp Siêu Lý ngay đây.
Qúi Phật tử mổ xẻ ra qúi Phật tử thấy rõ, ta biết trước tại vì bấy lâu nay ta giữ nó bây giờ qúi Phật tử kể cho Sư nghe, Sư nói qúi Phật tử cho thí dụ thì những cái đó qúi Phật tử đã giữ bấy lâu nay rồi, hôm nay nói là xong buông ra liền, cái này là chất chứa giữ gìn cái tôi, thì ta đang tạo cái mới để mà giải quyết. Thì khi mà tạo ra cái mới thì cái mới sẽ cho qúi Phật tử là cái quả nữa, cái quả này ta có thì đó là luân hồi. Mà tất cả những cái này đều là hữu duyên, có duyên nó lập lại cho qúi Phật tử, nếu không có duyên nó đi luôn, nếu hữu duyên nó trở lại và qúi Phật tử còn luân hồi. Mà luân hồi như vậy thì qúi Phật tử đâu có giải thoát, tại sao chưa giải thoát là tại mình chưa chịu tu sửa.
Những gì mà Sư nói nó nằm trong cuộc sống của qúi Phật tử, phải buông bỏ những gì không phải của mình để đạt đến giải thoát. Qúi Phật tử giữ lại nó là qúi Phật tử không ra khỏi nó đừng nói chi Niết-bàn, không phải con đường đạo quả nó xa khỏi tầm tay, đạo quả từ nơi tâm thức mình.
Cái nhức là chế định, là do con người đặt ra để hiểu, thì do mình đặt ra thì mình có thể xóa bỏ nó được. cái bàn mình đặt ra hay là vật liệu mình làm ra cái bàn mình đặt ra cái tên vật liệu thì mình không làm ra, cái bàn mình làm ra nhưng cái người làm ra cái vật liệu đó họ không muốn làm cái bàn nữa mà họ làm ra cái ghế. Do đó mình phải hiểu là đi theo những cái mình đã theo hệ thống truyền thừa. Do đó khi ngồi thiền mà qúi Phật tử nói tê nhức mỏi đau đó là đặt vô đó hệ thống truyền thừa, không ai ra khỏi cái tê nhức mỏi đau hết. Như thế thì qúi Phật tử đi theo hoài thì qúi Phật tử có một kiến thức kinh nghiệm, mà kinh nghiệm qúi Phật tử giữ lấy là trí thức mà qúi Phật tử muốn làm việc thiện còn không thì trở về trí thức thông thường qúi Phật tử chưa ra được trí tuệ, vì trí tuệ thấy được trí thức này còn bị thay đổi tại vì Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, trí tuệ mới thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, trí thức không thấy, vậy thì với người có trí tuệ họ luôn luôn thấy đằng sau lưng những kiến thức họ được biết còn ẩn chức thực tướng hay đặc tính Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, chính do đó những cái này mình đặt ra đó là kiến thức mình biết đằng sau cái đó mình có trí tuệ mình biết nó cũng phải bị Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, không tồn tại lâu dài, vì mình nghĩ nó còn thì nó còn, mình muốn lo thì còn lo. Vậy thì mình không muốn nghĩ tới nó nữa thì nó không nghĩ nữa.
Qúi Phật tử thấy khi qúi Phật tử nằm ngủ trong giấc ngủ thiệt là say, lúc ngủ không kiểm soát được cái oai nghi ngủ của mình thức dậy bị tê một cánh tay tại vì lúc ngủ nằm ép một cánh tay mà không hay biết, nếu như lúc đang ngủ mà mình biết mình nằm lên cánh tay thì mình sửa mà mình sửa được thì lúc đó không có trạng thái tê, còn khi qúi Phật tử ngồi mà thấy như vậy đó thấy hiện tượng đến như vậy đó đừng để ý đến nó thì trạng thái nó có tồn tại hay không tồn tại thì nó không chi phối tâm qúi Phật tử. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu là qúi Phật tử phải biết quyết định được, nếu qúi Phật tử không quyết định được là qúi Phật tử đang ở trong cõi Dục Giới mà thôi không đi đến cõi Siêu Thế đạo quả Niết-bàn không thấy cảnh của Siêu Thế được, qúi Phật tử đứng lại hết tất cả những cái gì của Dục Giới, Dục Giới cho qúi Phật tử tất cả những gì qúi Phật tử cứ lập đi lập lại là quả cho ra quả mới, quả cho lại lần nữa thứ hai, ta có một luân hồi tiếp tục, không có một sự giải thoát, tại vì không có chịu tu tập sửa đổi từ ban đầu Thân Lời và Ý, cái đó gọi là không có trí tuệ. Phải sửa đổi nó, phải tu tập sửa đổi để có được trí tuệ.
Qua vấn đề này khi chúng ta biết tâm ta ý thức ta biết thân ta nhức nó đến trước rồi tâm thân thức sẽ thấy cái nhức đó hiện bày. Cái nhức đó nó hiện bày như vậy thì nó ra được mấy điều ta sẽ thấy:
- Nhức này của ta.
- Nhức này là của người nói ta nghe, ta được biết, ta bắt đầu cảm thấy đúng như vậy đó.
- Nhức này thuần túy không phải của ta không phải của nó.
Như vậy thì:
- Khi nhức này của ta, ta giữ nó, nó ở với ta lâu, nó đeo đuổi ta như bóng với hình. (Vị Kỷ)
- Nhức này của người nói ta nghe, nó ở với ta một thời gian, ta có thể gạn lọc bớt đi chứ không phải là hết, nó vẫn còn. (Vị Tha)
- Nhưng, khi qúi Phật tử thấy nhức này chỉ là một Pháp, nó đến rồi nó đi, nó sẽ đến với qúi Phật tử một cách rất nhanh và ra đi rất là nhanh theo định luật sanh tử tử sanh hoại diệt của Sắc Pháp. (Vị Pháp)
Khi mà chúng ta nói vị kỷ: Của ta, thì chúng ta phải có hai cái:
- Thứ nhất là chúng ta chạy theo nó là, nghiệp
- Thứ hai chúng ta chạy theo nó là, Kiến Thức của ta được biết.
Chúng ta chưa có sự tu tập.
Nếu là vị tha: Của người nói ta nghe.
- Thứ Nhất, của người nói ta nghe, chúng ta có kiến thức của người ta mình bỏ vô, ta bị tác động.
- Thứ hai, chúng ta không có quyết định của ta ở trong đó, ta bị chi phối (tư duy).
Cả hai cái đều đau muốn chết.
Vậy thì ta sợ cái thứ nhất hay là sợ cái tâm ta chạy theo nó. Sợ cái tâm chạy theo nó, chính cái đó mới là cảnh của trí tuệ cao siêu.
Hôm nay ta học Pháp Siêu Lý, chúng ta thấy được cảnh của trí tuệ cao siêu là nó như vậy đó, nếu Phật tử không thấy được cái đó là qúi Phật tử không đến trạng thái cảnh trí tuệ cao siêu được, qúi Phật tử sẽ trở lại trong cảnh Hiệp Thế ở đời. Qúi Phật tử không qua được con đường tu sửa ngay bước đầu tiên, qúi Phật tử không sửa do đó qúi Phật tử không đạt được mục đích và thành đạt được kết quả cuối cùng.
No comments:
Post a Comment