032 Paṭṭhāna
HT Sán Nhiên giảng ngày 24 tháng 9, 2022
Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "032- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ.
Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.
Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.
Namo Buddhaya
Minh Hạnh
Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, con nghe Sư giảng về những phiền não, về khổ. Mình nói sơ qua về Ngũ Uẩn Khổ. Nếu mình thấy được sắc của mình già thì mình lại bị Sắc Thủ Uẩn khổ, sắc thủ uẩn mình biết có cái già đó mà tại sao mình lại lọt vô Ngã Thủ Uẩn, còn khi mình biết được sự khổ đó mình lại lọt vô Thức Thủ Uẩn khổ. Thì cái biết như thế nào mình mới ra khỏi cái Thủ Uẩn đó được.
HT trả lời. Mình biết có phóng dật thì mình mới ra được. Mình niệm phóng dật, mình đang có uẩn mình qua thủ uẩn, mình không chắc từ cái uẩn qua thủ uẩn, mà mình chỉ biết là mình đang phóng dật thì mình mới qua cái thủ. Cái thủ này là cái tiền khiên tật thân, cái tập khí mình lâu đời thường hay chấp thủ dính mắc bám níu, nếu mình không phóng dật thì mình có niệm thì nó vừa nhích tới đâu thì mình niệm tới đó, niệm sinh diệt chứ không niệm qua thủ của mình chấp giữ, mình bị cái phóng dật, cái khuyết điểm của mình ở đó.
Nên Vipassana có mấy điều quan trọng.
Vipassanānupassanakilesa = minh sát tùy quán phiền não.
Vipassanānikanti
Nikanti là cắt bỏ hết hay gọi là suy phản là nhìn ngược lại, tức là mình quán xét suy nghiệm lại, mình coi ngược lại. Thì Nikanti là cắt bỏ trong Vipassana.
Thì Nikanti là những cái gì mà mình đang Vipassana (quán xét) mà pháp nghịch nhảy vô, thì Nikanti kèm Vipassana mới chặt đứt mấy cái đó ra, cái đó phải có.
Mà trước Nikanti mấy pháp đi xuống.
Chẳng hạn như pháp
1. Saddhā là Tín.
2. Sati là Niệm
3. Paggāha là Cần
mấy pháp này đi xuống
Mình phải có Saddhā, đức tin, tín, tấn, định, tuệ.
Sati Niệm thì mình biết rồi
Paggāha là cần mẫn, là sự nỗ lực, sự kiên nghị, sự kiên cường, tức là mình phải nỗ lực, sự cố gắng
Mấy cái đó mới làm được Vipassanānikanti, con đường này đi tới giải thoát, thì những ānupassanakilesa chen vô, giống như mình đang tu mình bị đổ nghiệp, thì khi bị nghiệp đổ vô thì mình chỉ quán thôi, chứ mình không thủ, chứ mình thủ là mình phóng dật.
Mà mình phóng dật thì mình trách mình phóng dật thôi chứ không nói gì hết.
Do đó, mình chỉ quán thôi.
ānupassana là tùy quán, quán của mình chỉ là pháp sinh diệt, chứ không phải là "của tôi", không có "của tôi", nếu mình phóng dật là "của tôi" thì tập khí nó chụp.
Thiền sinh hỏi: Nên khi mình nhìn sắc mình nói là mình có già, thì cái đó lọt vô sắc thủ uẩn chứ không phải là mình thấy mình già?
HT trả lời: Đúng rồi, nó là sắc thủ uẩn, là mình bị phóng dật rồi. Mình sơ hở một chút là nó chụp mình liền. Mình thấy, mình sơ hở một sát na thôi, tâm đạo chỉ một sát na thôi. Giữa kilesa, giữa Paggāha, giữa tâm đạo, giữa tâm phiền não chỉ có một sát na, mà một bên là đạo, một bên là phiền não, nếu thiếu niệm hay mình thiếu đức tin hay không có sự tỉnh giác mình lọt qua phóng dật thì mình chấp thủ. Giống như mình đi tới ngã ba đường mà mình phóng dật thì mình đi lạc đường, thay vì mình ra exit thì mình đi thẳng luôn, đó là mình đi lạc đường. Mình đi lạc đường không phải lỗi của mình, mà đi lạc đường là do mình phóng dật. Còn nếu như mình nói tôi có lỗi là mình có thủ, còn mình phóng dật là mình chưa nhìn thấy pháp.
Vậy thì bấy lâu nay mình niệm cái gì, mình tu cái gì, nó lúc nào cũng vậy, sắc đã từng có già, tâm có từng cái trụ rồi nó già, rồi nó sinh rồi nó diệt từng mỗi sát na, từng mỗi diễn tiến pháp, bây giờ mình thấy già của mình là già của chế định mà mình lại thủ vô. Thì 10 Minh Sát Trí của mình về từng sắc pháp danh pháp mà mình đã đi qua trong từng sát na, trong từng tuệ trí của mình tu, mình cũng thấy nó già, nó hoại, nó cũng diệt, mà thật ra lúc đó mình không có dùng được trong cái già chế định này, chứ thật ra mình già mỗi ngày, già mỗi sát na, mình lão hoại từng phút, bây giờ mình chấp vô đã già rồi thì mình đang phóng dật rồi.
------------------------------------------------
Minh Sát Trí có 10 là:
1. Sanh diệt trí (Udayabbayaññāna)
2. Hoại diệt trí (Bhangaññāna)
3. Hãi kinh trí (Bhavyatūpatthānaññāna)
4. Quả hoạn trí (Ādīnavaññāna)
5. Yếm ố trí (Nibbidāññāna)
6. Dục thoát trí (Muñcitukāmyatāñāna)
7. Giảm trạch trí (Paṭisankhāraññāna)
8. Hành xã trí (Sankhārupekkhāñāna)
9. Thuận tùng trí (Anulomaññāna)
10. Chuyển tộc trí (Gotrabhūññāna)
----------------------------------------
Do đó, mình chỉ quán chứ mình không thủ. Mình thấy hồi nãy không có, phút trước không có, phút sau có, thì chỉ là sinh diệt thôi, chứ mình không có thủ, thủ là mình thiếu tỉnh giác, mà tỉnh giác không có phóng dật sẽ vô.
Đó là chế định, trong khi mình hành Minh Sát Trí là Siêu Lý, nhưng khi vô tới thực tế mình chỉ phóng dật thôi, thiếu niệm, không tỉnh giác, mình lại ôm cái chế định làm cái thủ của mình, mình mâu thuẫn rồi, thì mình lúc bấy giờ người Thiền Sư hay là người hành giả mà có trí biết là mình đang phóng dật. Rồi mình nghĩ tới đó nó sẽ trở vô cái phần sanna cái pháp 6 nhóm nó có sanna nó có tưởng giải thoát.
Do đó, những Vipassanānupassanakilesa là mình tùy quán rồi.
ānu là nương theo hay đi theo quán thôi chứ không có thủ
Phần Nikanti này Sư đang giảng cho quí Phật tử nghe. Thì khi tu Samadhi, Samadha thì phải thấy niccati (thường tồn), mà tu Vipassana thì phải thấy aniccati (vô thường), hai cái ngược nhau.
Khi mình hành thiền với Samatha (Samādhi) thì đề mục Kasina của mình là Niccati phải thường tồn, thường hằng hay thường xuyên.
Nhưng khi mình hành thiền Vipassana (hay Anupassanā là tùy quán) thì mình thấy thực tướng vô thường Aniccati Lakkhana (Aniccati = vô thường, Lakkhana = thực tướng).
Nếu tu thiền Samadhi thì phải thấy đề mục thường. Còn tu thiền Vipassana mới thấy vô thường. Hai cái nghịch nhau.
Vậy thì khi mình ngồi nghiệm mới nghiệm ra, người hành giả nào mà thấy cái gì cũng thường thường thì mình biết người hành giả đó đang đi đường nào. Còn người hành giả đi Vipassana thì thấy sinh diệt, thấy đó mất đó thì mình biết người hành giả đó đi đường nào, rồi mình nghiệm ra mình, mình nghe người ta trình bày pháp mình cũng hiểu được người đó đang đi.
Khi quí Phật tử tu thiền Samadhi đạt tới An Chỉ là an trú hay là tới sự tập trung, tức là tới phần đình chỉ đang tập trung hành giả sẽ thấy an trụ với đề mục.
Do đó khi mình học về Samadha thì đề mục là Niccati (thường còn, thường xuyên)
Khi học về Vipassana đề mục Aniccati (sinh diệt, thực tướng vô thường)
Thì cái Thủ của mình đang dính vô đó là mình đang bị phóng dật, mình thiếu niệm thiếu tỉnh giác. Nếu Thủ mà mình thấy nó thường là mình đang đi con đường Samadhi, mình khắn khích với cái thường đó chứ mình không thấy sự sinh diệt tức là mình không có quán mình chỉ có niệm thôi.
Có 3 Vimokkha = có 3 Giải Thoát là:
1) Suññatavimokkha = Rỗng Không là Vô Ngã,
2) Animittavimokkha = Vô Tướng là Vô Thường, để giải thoát
3) Appaṇihitavimokkha = Vô Nguyện là Khổ Đau để giải thoát
Suññata - rỗng không
Animitta - vô tướng
Appaṇihita - vô nguyện
Phần giải thích
1) Suññatavimokkha = Rỗng Không là Vô Ngã, để tu tập, là Paññindriya: là Tuệ Quyền, phải mạnh, phải cường liệt. Rỗng Không phải dùng trí tuệ mới thấy được
2) Animittavimokkha = Vô Tướng là Vô Thường, để giải thoát, là Saddhindriya là Tín Quyền
3) Appaṇihitavimokkha = Vô Nguyện là Khổ Đau để giải thoát, là Samādhindriya là Định Quyền
Như vậy thì con đường mình muốn giải thoát qua sự thấu hiểu về tam tướng; Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.
Muốn đi con đường Vô Ngã mình phải dùng Trí (Paññindriya: là Tuệ Quyền) mình mới thấy.
Nếu đi con đường Vô Thường mình dùng Tín (Saddhindriya là Tín Quyền)
Nếu về Khổ Đau mình dùng Định (Samādhindriya là Định Quyền)
Thì mình mới chứng tri được.
Như vậy thì:
Paññindriya: là Tuệ Quyền ==> chứng tri Tứ Đế / Nhân Quả
Saddhindriya là Tín Quyền) ==> Tứ Chánh Tín --> Nhân Quả, góc độ Liên Quan Tương Sinh
Samādhindriya là Định Quyền --> Chánh Định (trong Bát Chánh Đạo)
--> Sát na định (trong Minh Sát Tuệ)
---> Cận định (trong An Chỉ)
---> Nhập định (trong An Chỉ)
---> Khổ đau ----> hoại diệt
Đó là những chi pháp.
Khi mình đi tới con đường nhìn về Danh Sắc, cái này trên cơ sở đối tượng Danh Sắc, chứ mình không nhìn qua pháp nào. Tất cả những pháp này nằm trên Danh Sắc của Minh Sát Trí, trên cơ sở là Minh Sát Trí của Danh Sắc mà nó có 10 Minh Sát Trí.
Bây giờ muốn thấy được Rỗng Không Niết-bàn, hay muốn thấy được Rỗng Không thực tướng, hay muốn thấy Vô Ngã thực tướng thì phài dùng trí tuệ chứ không phải do cảm tính hay do tri thức của mình, phải dùng trí tuệ. Trí tuệ phải đặt ở trên Tứ Đế; Khổ, Tập, Diệt, Đạo, tất cả mọi pháp sinh lên phải đặt vô trong khung của Tứ Đế.
Tứ Đế gồm có 2 là Nhân và Quả:
Nhân có 2 là Nhân Hiệp Thế và Nhân Siêu Thế
Tập Đế Đạo Đế
Quả có 2 là Quả Hiệp Thế và Quả Siêu Thế
Khổ Đế Diệt Đế
Tuệ Quyền là cái key để mở cái cửa.
Vijā là Minh thì mới diệt được cái Vô Minh.
Minh sinh Vô Minh diệt. Vô Minh là Bát Bất Tri, bỏ chi pháp là Tâm Sở Si (Moha). Si có 4 si phần: Si, Vô Tàm, Vô Quí, Phóng Dật là Pamāda cùng nghĩa với Phóng Dật là Trạo Cử là Uddhacca, Uppamāda là không phóng dật.
Uddhacca là Trạo Cử, Ngài Tịnh Sự gọi là Điệu Cử, nhưng bây giờ Sư coi trong tự điển thì chữ Điệu không có, chỉ có chữ Trạo, giống như nấu thức ăn với lửa nhỏ thì thức ăn sôi nhè nhẹ, nhưng nếu lửa lớn thì nó sôi bừng lên gọi là sôi Trạo, thức ăn trong nồi không đứng yên, nó đảo lên đảo xuống.
------------------------------
(Bát Bất Tri là:
1. Bất tri khổ (Dukkhe aññāṇaṃ), không thông hiểu về sự khổ ngũ thủ uẩn.
2. Bất tri khổ tập (Dukkhasamudaye aññāṇaṃ), không thông hiểu tập khởi của khổ.
3. Bất tri khổ diệt (Dukkhanirodhe aññāṇaṃ), không thông hiểu sự diệt khổ.
4. Bất tri đạo lộ khổ diệt (Dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya aññāṇaṃ), không thông hiểu con đường đưa đến diệt khổ.
5. Bất tri quá khứ (Pubbante aññāṇaṃ), không biết rằng mình đã từng hiện hữu ở quá khứ, có kiếp sống quá khứ.
6. Bất tri vị lai (Aparante aññāṇaṃ), không biết rằng mình sẽ có mặt trong tương lai, có kiếp sống sau.
7. Bất tri quá khứ vị lai (Pubbantāparante aññā-ṇaṃ), không biết có đời sống quá khứ và vị lai, tức là đời sống vui khổ hiện tại bị chi phối bởi quá khứ, và sở hành hiện tại ảnh hưởng vị lai.
8. Bất tri pháp liên quan tương sinh (Idappaccayatāpaṭiccasamuppannesu dhammesu aññāṇaṃ), không biết duyên khởi các pháp, sanh do nhân quả liên quan, như do vô minh có hành, do hành có thức v.v...)
---------------------------------
Khi đi tới con đường mình nhìn về Danh Sắc, trên cơ sở đối tượng Danh Sắc, chứ mình không nhìn qua pháp nào. Tất cả những pháp này nằm trên Danh Sắc của Minh Sát Trí, trên cơ sở là Minh Sát Trí của Danh Sắc mà nó có 16 tuệ minh sát
Tuệ thứ I- Nàmarùpa paricchedanàna - Tuệ Phân Biệt Danh Sắc.
Tuệ thứ II - Paccayapariggalanàna - Tuệ Phân Biệt Nhân Quả (Tuệ Phân Biện Nhân Duyên).
Tuệ thứ III - Sammasananàna - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã.
(Tuệ Thấu Ðạt)
Tuệ thứ IV - Udayabbayanàna - Tuệ thấy sự Sanh-Diệt của Danh Sắc.
Tuệ thứ V - Bhanganàna - Tuệ Diệt
Tuệ thứ VI - Bhayanàna - Tuệ Sợ
Tuệ thứ VII - Adinavanàna - Tuệ thấy Hiểm Nguy của Ngũ uẩn.
Tuệ thứ VIII - Nibbidanàna - Tuệ Chán nãn.
Tuệ thứ IX - Mũncitukamyatanàna - Tuệ muốn Giải thoát.
Tuệ thứ X - Patisankhanàna - Tuệ Suy Tư
Tuệ thứ XI - Sankharùpekkhanàna - Tuệ Xả Hành
Tuệ thứ XII - Anulomanàna - Tuệ Thuận-Thứ
Tuệ thứ XIII - Gotrabhunàna - Tuệ Chuyển Tánh, còn gọi là Tuệ "Cắt dòng phàm".
Tuệ thứ XIV - Magganàna - Ðạo-Tuệ
Tuệ thứ XV - Phalanàna - Quả-Tuệ
Tuệ thứ XVI - Pacechavkkhananàga - Tuệ Kiểm-soát Phiền-não và Tuệ Niết-Bàn.
Thì Tuệ Quyền Paññindriya, với người trí họ dùng Tuệ Quyền.
Người có đức tin là Tín Quyền Saddhindriya
Người có định, tâm họ lúc nào cũng an trụ không phóng dật là người Định Quyền Samādhindriya.
Trong pháp đầu tiên Tuệ phân biệt Danh Sắc (Nàmarùpa paricchedanàna) là họ nhìn ra được liền, trí tuệ của họ nhìn ra được Danh Sắc này Rỗng Không. Không phải là họ chỉ thấy Danh Sắc không, mà đang nhìn thấy Danh Sắc này là Rỗng Không (Vô Ngã).
Rỗng Không trên cơ sở nào mà họ nhìn thấy được Danh Sắc này, Danh này Rỗng, Sắc này Rỗng?
Trên cơ sở nào với cái tuệ đầu tiên trong Minh Sát Trí. Một người trí tuệ quyền họ thấy được Rỗng Không này trong cái gì?
Đầu tiên mình thấy nó không phải là "Ta". Không phải của "Ta". Đã thấy rồi, ngoài nhận thức hiểu sai. Thì trạng thái Không phải là "Ta", Không phải của "Ta" mà nhìn ra.
Thì người hành giả nhìn vô đó, nhìn vô pháp tuệ Minh Sát Trí lần đầu tiên thấy phân biệt được Danh Sắc là họ đã có Chánh Kiến, và họ có Chánh Tư Duy, họ không đi niệm với tỉnh giác
Không phải của ta là Chánh Kiến, mà không phải của ta họ có Chánh Tư Duy liền, họ ly ái, ly tham, không còn dính trong tuệ đầu tiên. Còn nếu như mình không có thì qua cái tín, cái nhân cái quả đi qua minh sát tuệ thì mình sẽ đi qua trạng thái mình thấy nó chỉ vô thường, vô tới phổ thông tướng mình thấy tam tướng Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.
Ngài Upatissa (Ngài Xá Lợi Phất) nghe Đại Đức Assaji nghe giảng "một pháp sinh lên bởi duyên, chính duyên sinh lên hiện bày các pháp là Ngài Upatissa đắc sơ quả liền, Ngài thấy không phải "Ta", không phải "của "Ta" liền, rỗng không liền, vô sơ đạo sơ quả liền
Trên cơ sở là Danh Sắc nó rỗng không là họ đã có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy. Còn mình thì không có, mình lại chậm đi, mình đi niệm với tỉnh giác thì mình chỉ phân biệt Danh Sắc với niềm tin mình biết được đây là Danh Sắc Nhân Quả. Còn người trí, vô tuệ đầu tiên phân biệt Danh Sắc là họ đã nhìn thấy "không phải" "không của".
"Không phải" là Chánh Kiến, "Không của" là Chánh Tư Duy, nên gọi là Vimokkha là giải thoát, nên nó cái chìa khóa. Nên trong Vimokkha mukha là cánh cửa dẫn đến giải thoát (Giải Thoát Môn). Vimokkha chính nó là Nibbana, còn Vimokkha mukha là con đường đi đến để Nibbana chứ nó không phải là Nibbana, nên mukha là cái tiền cái pre nó bắt đầu đi tới, phải phân biệt được 2 cái đó.
Thành ra với người tuệ là họ lấy Chánh Kiến, Chánh Tư Duy của Tứ Đế trên Nhân Quả Bát Chánh Đạo, họ vô Rỗng Không liền.
Còn người hành giả đi con đường Khổ Đau, cũng dựa trên Danh Sắc, họ trải qua giai đoạn đầu họ phân biệt được Danh Sắc, họ phân biệt Nhân Quả, Danh Sắc, họ trải qua được một giai đoạn ngắn qua được liền, nhưng họ tới cửa Khổ Đau tâm họ không định được. Mà người hành giả muốn chứng tri được Khổ Đau này với Vô Nguyện của Niết-bàn tâm mình phải định (An Chỉ), chứ còn khổ đau này nó đang hoại diệt, do đó, cái cửa này họ vô không nổi, vô cái cửa mà đang hoại diệt nó đau lắm tâm họ không định nổi, niệm không nổi, họ bấn loạn lên rồi, họ sợ hãi lên rồi cái định không có, nên người hành giả mà muốn thấy được Vimokkha của Vô Nguyện trên sự chứng thực tướng khổ đau này tâm họ phải định, mà cái khổ này nó lại hoại diệt, hoại này nó diễn tiến liên tục. Giống như mình hoảng hốt, trước sự hoại diệt đó mình hoảng hốt mình không có định nổi làm mình không thấy thực tướng được.
Như vậy thì khi mình tu hành mình biết cái nào là sở trường, cái nào là sở đoản, cái nào là cái mạnh của mình, cái nào là cái yếu của mình, biết người biết ta thì mình phải trau dồi Vimokkha (giải thoát) của mình.
Bây giờ mình tới phần Tín Quyền Saddhindriya.
Ở trên Vô Thường, mình thấy Danh vô thường, mình thấy tâm mình sinh diệt liên tục, tâm nghĩ thế này thế kia, mà tâm không có làm chủ nó, trong kinh Pháp Cú: "Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo" nhưng nó có phần phụ thuộc của nó, mà nó kết bè vô phụ thuộc nó mới ra được chức năng của nó hay là tên của nó là tâm, dĩ nhiên tâm thiện ta có phụ thuộc của nó ra tâm sở thiện, hoặc tâm bất thiện có phần phụ thuộc của nó là tâm sở bất thiện, mà bất thiện loại nào là tham, là sân, là si, bọn tham phần hay bọn hôn phần, bọn sân phần, bọn si phần, nó có những cái đó nó ra chức năng đó.
Thì người hành giả bị cái Tín tin cơ sở Danh Sắc này người hành giả nhìn thấy tâm sinh diệt, người hành giả thấy sắc pháp sinh diệt bởi nguyên nhân sinh ra nó sinh diệt hay là nó hoại diệt.
Sư nói qua Tín Quyền:
Danh Pháp: Tâm ---> đang sinh / diệt.
Tâm Sở -----> đang sinh / diệt
Sinh diệt có hai là nội cảnh và ngoại cảnh. Chức năng sinh diệt của nói nội cũng sinh diệt, ngoại cũng sinh diệt.
Bây giờ mình nói tới cảnh của nó thuộc vế sắc. Thí dụ như tâm nhận thức bắt cảnh sắc, tâm nhĩ thức bắt cảnh thinh, thì sắc của nó là hoại.
Sắc Pháp ------> có 4 nhân sinh là:
1) Nghiệp
2) Tâm
3) Vật thực
4) Quí tiết
Bây giờ nói phần Danh Sắc.
Mình đang nói Sắc pháp nằm trong phần Minh Sát Trí:,
- Sắc thân
- Oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Oai nghi có 2 là tiểu oai nghi và đại oai nghi (những cái này là sắc pháp hoại diệt)
- Sổ tức: thở ra thở vô
Những điều này thuộc trong 4 nguyên nhân; nghiệp, tâm, vật thực, quí tiết tạo ra
Đức tin (Tín Quyền) Chánh Tín có 4 đức tin:
1. Tin Nhân
2. Tin Quả
3. Tin Nhân + Quả liên quan
4. Tin trí tuệ Đức Phật
Chánh Tín có 4 niềm tin chơn chánh, tức là tin rằng:
1. pháp nào sinh ra đều có nhân của nó,
2. pháp nào sinh lên đều có quả của nó,
3. pháp nào sinh lên đều có nhân + quả liên quan với nhau, không có lửa không có khói.
4. Tin vào trí tuệ Đức Phật.
Thì bây giờ mình đã biết nhân, quả, nhân + quả liên quan dựa trên Minh Sát Trí, Sư nói dựa trên pháp thực hành hay pháp tu tập về bhavana Vipassana là mình dựa trên Minh Sát Trí của phần Danh và Sắc của con người mình. Sư muốn nhắc quí Phật tử nhiều lần mình tu là mình lo cho chính mình chứ không có để tâm bên ngoài, mình chỉ nhìn vô Danh Sắc của mình, thân, tâm, cứ nhìn vô mình quán sự sinh diệt hay sự hoại diệt, chứ không để tâm đến người khác, và mình không nói tới người khác, không nói tới chuyện của người khác, mình chỉ nói mình, cái đó mình mới là đang tu. Nói tới người khác, để tâm đến người khác là sai.
Thế thì, khi mình nói nhân nào quả đó mình phải biết Danh có nhân có quả, mình phải tìm ra cái Nhân của cái Danh, tìm ra cái Quả của Danh. Nhân nào của Sắc, Quả nào của Sắc. Nhân nào của Quả, 2 cái có liên quan với nhau không thì mới biết được.
Bây giờ Sư đi từng bước:
Như vậy thì, khi nói tới tâm và tâm sở của mình thì nhân sinh ra tâm này là mình phải biết rồi, có tâm sở thì có tâm, có cảnh thì có tâm. Niềm tin mình phải tin chắc, không cần ai nói, mình biết bằng sự thật.
Khi nào có tâm thì có tâm sở của tâm, có cảnh thì có tâm, không có sai trật.
- Không có cảnh sắc thì không có tâm nhận thức.
- Không có cảnh thinh thì không có tâm nhĩ thức.
- Không có cảnh khí không có tâm tỷ thức.
- Không có cảnh vị thì không có tâm thiệt thức.
- Không có cảnh xúc không có tâm thân thức.
- Không có cảnh pháp không có tâm ý thức.
Mình biết vậy đó, nói một cách chính xác với đức tin của mình như vậy. Thì người hành giả thấy được cái đó, thấy rồi, biết rồi, mà nó mất đi, mất cái nhân đó, cái pháp này mất thì thấy trên sự vô thường của cái pháp với đức tin đó thấy rõ, chứ không ai nói làm lung lay.
Thí dụ minh chứng:
Sư nói hành giả có Tuệ Quyền qua rồi
Bây giờ Sư nói hành giả có Tín Quyền đang ngồi thiền nghe tiếng ho, nghe tiếng chim hót, hay tiếng gõ cửa, thì hành giả có Tín Quyền nghe chỉ là trạng thái có nhân thì có quả, có sinh có diệt, hành giả niệm cái đó trên sự vô thường, nãy không có, giờ có, rồi lại mất, nhớ lại là mình tưởng chứ thực ra là pháp không có, thì hành giả đó có Tín Quyền trên Danh Sắc đó. Chỉ có một cái là, nãy có giờ không có, giờ có mà mất rồi.
Do đó, người có đức tin mà Tín Quyền họ thấy trên Vô Thường của trạng thái sinh diệt của nhân và quả với trạng thái nó thay đổi chứ họ không đi sâu vô cái "Tôi" cái "Ta".
Còn hành giả có Tuệ Quyền đi vô là cái "Tôi" cái "Ta" trên Tứ Đế đi qua phần chứng tri của bát bất tri, trên cấp của hành giả có Tuệ Quyền thấy được vô ngã vững chắc trên cái tướng rỗng không của sự thực tướng vô ngã này.
Còn hành giả có Tín Quyền chỉ thấy sự sinh diệt thôi, thấy vô thường là đủ rồi.
Quí Phật tử đi qua 2 cái đó, Tín Quyền và Tuệ Quyền là đủ
Thiền sinh hỏi: con nhớ bài trước Sư có nói qua, trong 3 tướng, nếu mình đứng trên tướng đó thì thì mình mới thấy
HT trả lời: Vô ngã phải dùng trí mới thấy. Thí dụ, mình thấy người ta chết mà người chết đó không liên hệ gì tới mình hết thì mình nói là vô thường. Nhưng khi người thân của mình chết, mình thấy sự chết của người thân mình nó không phải vô thường mà nó qua trạng thái nó không phải của mình nữa, nó qua vô ngã. Còn "người ta chết ta xót xa chẳng phải vì thương tiếc tu hành chưa đạt đạo lần lượt tới phiên ta", cái đó mình thấy dửng dưng lắm, chỉ thấy sự sinh diệt, sự vô thường hiện bày rồi biến mất vậy thôi, chứ mình chưa rúng động đâu. Cái anh thấy vô ngã mới rúng động. Cái vô ngã vượt ra khỏi quyền lực hay là mãnh lực của mình, sự quản lý của mình. Còn cái vô thường, thí dụ như xe cũ, nhà cũ hay xe hư nhà hư thì mình thấy nó là vô thường chứ mình không có rúng động, người nhà mình bịnh hay người thân mình bịnh, người nhà mình mất người thân mình mất thì mình rúng động hơn.
Mình thấy dửng dưng như trong bịnh viện mình nghe bao nhiêu người mất. Như khi Sư chịu đựng cảnh con Guli mất trước mắt Sư. Cô Hoa Huệ có người mẹ chồng của cô ở VN mất mà ở trong bịnh viện muốn đi về nhà, muốn rút ống hỏi cô Tịnh Nhẫn trả lời vì Sư bận, sau Sư nghe cái đó là vô thường thôi.
Cái vô ngã là cái gì ảnh hưởng tới mình, còn cái vô thường là cái gì bên ngoài.
Vô ngã có cái ngã của mình.
Còn vô thường là cái pháp của nó chứ nó không đụng tới cái ngã của mình.
Vô ngã là đụng vô cái ngã của mình là xúc động liền hay rúng động liền. Còn vô thường chỉ là Pháp thôi.
Đụng vô người thân của mình là đụng vô cái ngã của mình, còn cái vô thường là cái bên ngoài, nó chưa đụng vô cái ngã của mình, nó chỉ là cái Pháp thôi. Cái khổ đau cũng vậy.
Sư chưa nói tới phần Định, mình nói qua phần Tuệ Quyền, Tín Quyền, Định Quyền. Thì phần Tín nằm ở trên trạng thái của vô thường là mình có niềm tin chắc có nhân thì có quả, có sinh rồi có diệt, nó có sự liên hệ với nhau sự hiện bày của Pháp như vậy, thì niềm tin vững chắc rồi không có thay đổi, mình bắt đầu mới nhìn thấy mỗi pháp sinh diệt với thực tướng vô thường, đó là sự thật, còn ngoài ra mình không biết trên cơ sở đó mình sẽ không nhìn thấy Pháp vô thường trên trạng thái sinh diệt của nó.
Quí Phật tử ngồi thiền không có nhìn trên nhân quả của mỗi Danh và Sắc thì quí Phật tử niệm chỉ là niệm của thiền An Chỉ thôi chứ không phải quán Pháp của thiền Minh Sát. Mình có niệm nhưng không có quán. Còn quán mình phải nhìn trên thực tính thực tướng của Pháp mới ra.
Do đó, lúc đó người có Tín thì nhìn thấy thực tướng vô thường. Người có Tuệ nhìn thấy thực tướng vô ngã trên bản ngã mà họ đang chứng tri trên Tứ Đế.
Cái ngã nó đụng tới mình, cái vô thường đụng tới pháp.
Trong vô ngã mình thấy vô thường.
"Chư hạnh vô thường Thị sinh diệt pháp Sinh diệt diệt dĩ Tịch diệt vi lạc"
Nghĩa là: Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, có sinh rồi thì phải có diệt.
Trong bài kinh Aniccā Vata saṅkhārā các Hành Là Vô Thường, là các pháp hữu vi thật là không bền vững, nó có tính chất sinh diệt, mình chỉ nhìn thấy các pháp vô thường sinh diệt trước mắt của mình thôi chứ chưa nói tới cái ngã của mình.
Vô tướng là không có hình tướng hình trạng
Rỗng không là không có gì hết.
Trong bài 031 Paṭṭhāṇa tuần trước Sư nói, quí Phật tử ngồi nghiệm lại: Rỗng không, vô nguyện, vô tướng. Mà không có phiền não, không có ngũ uẩn; sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chỉ thấy pháp trong Danh Sắc này mình nhìn thấy nó rỗng không thì mới thấy là vô ngã.
Còn phần khổ đau nó không đứng yên, khi nó hiện bày lên tính chất của khổ đau nó không đứng yên, giống như nước lúc bắt đầu chưa nóng chưa sôi, khi mà nóng mà sôi rồi thì nó không đứng yên, nó sôi rồi thì nó sôi hoài.
Thí dụ 3 nồi nước:
1. Nồi nước lúc chưa sôi tới lúc sôi là vô thường.
2. Nồi nước sôi ít tới sôi nhiều là khổ đau.
3. Nồi nước cạn dần và hết là vô ngã
Nồi nước sôi ít tới sôi nhiều là khổ đau. Mình muốn nhìn thấy được nó phải có tâm định, định quyền mới làm được.
Còn lúc nó sôi mà mình cũng sôi luôn, mình hốt hoảng luôn mình phóng dật thì không bao giờ mình thấy, mình chỉ tưởng thôi, chứ không có tuệ nhìn thấy.
1. Nồi nước đang nguội lửa đốt làm nó sôi, hồi nãy không có giờ nó có là vô thường.
2. Nồi nước sôi ít tới sôi nhiều là khổ đau.
3. Nồi nước đang sôi tới cạn dần rồi hết luôn là vô ngã, rỗng không, còn cái nồi không.
Với người trí họ nhìn bắt đầu từ nồi nước thứ 3, từ cái rỗng không nhìn ngược lại. Vừa bắt nồi nước lên là họ biết liền. Khi bắt nồi lên bậc lửa lên là biết nó phải có những diễn tiến đó, không phải mình tưởng, mà nó phải đi như vậy. Còn người không biết thì bắt nồi nước lên nó diễn tới đâu biết tới đó.
Người mẹ nói với người con: "bắt cho má một nồi nước sôi đi con". Đâu có nồi nước nào sôi đâu, nhưng không bao giờ người mẹ nói bắt cho má nồi nước, mà người mẹ nói "bắt cho má một nồi nước sôi." là người mẹ biết bắt nồi nước này lên nó sẽ thành nước sôi. Còn người con sau khi bắt nồi nước khi nó sôi thì người con nói: Má nước đang sôi, giờ tính sao?" thì người mẹ nói tắt bếp đi chứ không nó cạn, thì người mẹ phải nói như vậy.
Thì người mẹ nói: bắt cho mẹ nồi nước sôi để mẹ nấu canh. Thì câu nói này là người mẹ nhìn từ giai đoạn nước đã sôi đi ngược lại, từ nồi thứ 3 trở ngược lại nồi thứ 1.
Như vậy thì
- Trong cái rỗng không mình thấy vô ngã,
- Trong trạng thái không có một cái gì tồn tại thấy được vô thường,
- Trong trạng thái khó chịu bất toại nguyện mình thấy khổ đau.
Ba cái đó cái nào là lớn, cái nào là nhỏ, cái nào là nhiều, cái nào là ít, cái nào là mạnh, cái nào là yếu, mình sẽ tìm ra.
Ba thực tướng: của Pháp
Vô Ngã
Vô Thường
Khổ Đau
Quí Phật tử điền; pháp vô ngã ra sao, pháp vô thường ra sao, pháp khổ đau ra sao. Nói thực tính của nó.
Vô Ngã pháp của nó là không gì của ta.
Vô Thường pháp của nó là thay đổi, không đứng yên.
Khổ Đau pháp của nó là khó chịu hay bất toại nguyện, bất như ý.
Sư thí dụ rồi, bây giờ quí Phật tử nói. Thí dụ căn nhà thì vô ngã của nó là gì, vô thường của nó là gì, khổ đau của nó là gì?
Vô Ngã: Căn nhà là một sự hợp thành, rồi nó rã ra từng bộ phận thì nó không còn là căn nhà nữa.
Vô Thường: Căn nhà cũ, mới, tốt, xấu, hư, mục, hoại, đó là vô thường.
Khổ Đau: là cái dính mắc của tâm mình vô căn nhà đó làm mình khổ đau, mình dính mắc vô nhà đó mình có khổ, dù thực tính thực tướng của nó hiện bày ra sao mà mình dính mắc vô nó là mình khổ. Vậy thì dính mắc này mình tập.
Cái khổ đau là khổ đế, cái khổ đau này dù cái nhà nó mới, nó cũ, nó tốt, nó xấu mà mình cứ dính mắc vô nó là mình khổ, mình đi đâu xa một chút là mình chạy về, đó là dính mắc rồi.
Còn cái vô thường này mình chưa có mà chỉ nhìn thấy thôi.
Còn cái vô ngã mình thấy sự hợp rồi tan, rã ra từng phần từng miếng.
Thí dụ về con người mình:
Thế nào là vô ngã.
Thế nào là vô thường
Thế nào là khổ đau.
Nhìn từ dưới đi lên
Con người mình, thế nào là khổ đau? Mình dính mắc vô con người mình nhiều quá, mình lo lắng, lo sợ nhiều thứ là mình đang khổ với nó.
Con người mình, thế nào là vô thường? Trẻ, già, đang khỏe thấy mình bịnh, đang hăng hái thấy mình uể oải mệt mỏi không có sức nữa là mình thấy vô thường.
Con người mình, thế nào là vô ngã? Nghiệp Chủ là Vô Ngã Kammassakatā
Cái nào Đức Phật nói mình ngồi nghiệm ra để mình thấy được vô ngã.
Có 3 pháp sinh kiêu mạn = Ngã Mạn có 3:
1. Tưởng trẻ mãi không già --> sinh kiêu mạn
2. Tưởng khỏe mãi không bệnh --> sinh kiêu mạn
3. Tưởng sống mãi không chết --> sinh kiêu mạn
Vậy thì, khi quí Phật tử đi tới một pháp vô ngã mà người của mình thì không nhìn cái này, cái này thuộc về chế định, thuộc về Nikaya, quí Phật tử quên một pháp chính của Siêu Lý có nghe qua rồi mà không nhớ Nghiệp Chủ là Vô Ngã Kammassakatā
Vậy thì khi nói tới căn nhà thì mình biết nó chỉ là Kammassakatā - Nghiệp Chủ là Vô Ngã. Tất cả do một pháp sinh lên mình thấy đây chỉ là Nghiệp Chủ thôi, nó đang dẫn dắt, nó đang tạo tác mà mình không thấy được nó thì mình chấp lầm "Tôi" "Ta" của mình, con người mình sống dưới một mệnh lệnh của Nghiệp Chủ (nghiệp quá khứ) .
Như vậy, trí tuệ của Đức Phật trên lý Tứ Đế. Đức Phật là Budho, là Budha, là trên Tứ Đế. Do đó, niềm tin của mình là trí tuệ dựa trên Tứ Đế của Đức Phật, phàm nhân không thấy được Tứ Đế, Thánh nhân cũng không thấy được Tứ Đế, chỉ có bậc Chánh Đẳng Giác mới thấy được Tứ Đế.
Niềm tin của mình dựa trên trí tuệ của Đức Phật. Đức Phật Ngài được gọi là Ngài giác ngộ lý Tứ Đế, mình phải tin vào đó là xác thật.
Do đó:
- Trên cái ta của mình là Kammassakatā - Nghiệp Chủ là Vô Ngã.
- Trên vô thường là sự diễn biến thay đổi.
- Khổ đau là có sự dính mắc cảm giác hay tri giác của mình trong sự dính mắc này mình mới khổ đau. Của mình thôi, Sư không nói của người ta, nếu quí Phật tử dính mắc người khác thì lại khác, mẹ dính mắc với con lại khác. Ở đây, chỉ nói mình dính mắc mình thôi, mình chủ chương mình tu không đụng tới người khác, mình chỉ giải quyết mình thôi và mình thấu hiểu mình thôi.
Về con người mình:
Thì sự dính mắc này là khổ rồi, khi nào mình có dính mắc gì của mình là mình khổ.
Còn diễn tiến là mình thấy nó thay đổi vô thường.
Còn mình không làm chủ được nó, nghiệp lực nó làm chủ mình và nó tác động dẫn dắt mình và tạo tác mình thì mình mới thấy đây là vô ngã, mình bất lực với nghiệp chủ.
Vậy thì, khi mình ngồi thiền thấy được khổ đau, thấy được sự vô thường, thấy được sự vô ngã, lực bất tòng tâm, ngoài nghiệp lực này không làm nổi.
Do đó, khi Upatissa (Ngài Xá Lợi Phất) đến gặp Đại Đức Assaji một pháp sinh lên bởi cái duyên, chính cái duyên hiện bày cái pháp thì Ngài nói là cái đó nghiệp chủ tạo ra rồi không có cái gì là của tôi ta được nữa thì Ngài chứng sơ đạo sơ quả.
Vậy thì khi mình hành thiền Vipassana chứ không phải thiền Samadha thì trên cái nghiệp chủ này mình thấy được vô ngã, chủ nghiệp lực này tạo tác ra con người này chứ không ai cả.
Cái này là Nikaya nói pháp ba chi trong Tăng Chi, Pháp sinh kiêu mạn có 3
Có 3 pháp sinh kiêu mạn = Ngã Mạn có 3:
1. Tưởng trẻ mãi không già --> sinh kiêu mạn
2. Tưởng khỏe mãi không bệnh --> sinh kiêu mạn
3. Tưởng sống mãi không chết --> sinh kiêu mạn,
Ngã mạn là một pháp của ngã chấp mà trong vô ngã này chỉ là nghiệp chủ.
Trẻ mà già là nghiệp lực. Khỏe mà bệnh là nghiệp lực. và sống đi đến chết là nghiệp lực. Nó thuộc sắc nghiệp lực ở trong sắc pháp, chứ không phải thuộc sắc tâm, sắc vật thực hay sắc quí tiết. Nó là sắc nghiệp lực, do đó đưa cho ta thấy Kammassakatā - Nghiệp Chủ là Vô Ngã.
Rồi trong Kammassakatā - Nghiệp Chủ là Vô Ngã kéo thêm 4 pháp nữa. Do đó người muốn đi tới phần vô ngã mình phải đi hành xả, hành xả tuệ, mình mới thấy được.
Người sống hành xả tuệ, ở trong đây có nói Sankhārupekkhāñāna hành xả trí, an phóng tĩnh mặc, trước một pháp hữu vi, danh sắc là pháp hữu vi là có nhân tạo tác ra pháp này thì mình sau khi an nhiên và tĩnh mặc mình mới hành xả được. Chứ mình rúng động, mình chao động, mình phóng dật với nó thì không có an nhiên tĩnh mặc, gọi là an phóng tĩnh mặc trong pháp này.
Trong pháp hành Nibbāna paramatha thì, có 10 Minh Sát Trí, bắt vô từ tuệ thứ III, Phổ Thông Tướng, Tuệ thứ III - Sammasananàna - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã. Không đi qua phần Tuệ Phân Biệt Danh Sắc. Vô đầu tiên là Phổ Thông Tướng Tuệ thứ III - Sāmañña tuệ Phổ-thông (sammasanañāṇa) - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã. Tới sinh diệt hoại diệt xuống tới phần sankhara là pháp thứ 8, thứ 9 của 10 tuệ Minh Sát Trí của pháp hành Nibbāna paramatha là Hành Xả Trí Sankhārupekkhāñāna, rồi nó qua Thuận Tùng Anulomaññāna nó nằm trong 10 Vipassanā ñāṇa, nó cắt 2 tuệ: tuệ phân biệt danh sắc, tuệ phân biệt nhân quả danh sắc.
Do đó trong pháp học là vậy đó, mình đi vô pháp hành mình phải thực hành. Cái này quan trọng lắm.
Thiền sinh: Thưa Sư, trong Pháp Học có 16 tuệ Minh Sát, nhưng khi qua thực hành thì tuệ I, Tuệ Phân Tách Danh Sắc, và tuệ II, Tuệ Phân Tách Nhân Quả thì có phải bỏ qua không? (by pass)
HT trả lời: Không bỏ qua, mình có 16 tuệ; tuệ I Tuệ Phân Tách Danh Sắc, tuệ II Tuệ Phân Biệt Nhân Quả Danh Sắc, rồi mới tới Tuệ III, Tuệ Phổ Thông.
Người độn căn họ đi qua hai tuệ đó, tuệ I và tuệ II, người lợi căn họ đi vô Phổ Thông Tướng (tuệ thứ III) luôn, không cần phải đi qua phần phân biệt Danh Sắc.
Do đó, quí Phật tử đừng đặt câu hỏi by pass, nhưng mình biết, cái này nằm trong nibbāna Paramatha Niết-bàn Siêu Lý, tức là mình đi tới trực chỉ Níp-bàn chứ không phải đi qua pháp học rồi pháp hành. Không đi pháp hành mà vô ngay Níp-bàn. Đầu tiên là Kammaṭṭhāna có 2 nghiệp xứ có 2. Níp-bàn Siêu Lý vô là nghiệp xứ Kammaṭṭhāna có 2 là An Chỉ Nghiệp Xứ và Minh Sát Nghiệp Xứ.
Minh Sát Nghiệp Xứ dịch là trú xứ để thực hành, hay để tạo tác.
An Chỉ Nghiệp Xứ dịch là trú xứ để thực hành thiền An Chỉ thôi. Nó bắt đầu vô ngay.
Samadha có 7 nhóm.
Vipassana có 6 nhóm, rồi từ đó bắt đầu giải thích.
Nếu mình đi cái kia cũng vậy.
Nếu không có Abhidhamma, đi qua của Ngài Mahashi, Ngài Kudana, Panita, mà đi vòng vòng, nhiều khi đi không tới nữa, còn cái này Abhidhamma thì biết liền, tại vì cũng là tâm sở sắc pháp Níp-bàn, nhưng họ bắt được dính liền.
Bữa nay Sư nói tới phần Vimokkha (cánh cửa dấn đến giải thoát) có 3, tới phần Vimokkha mukha lại có 3 nữa là tam cửa giải thoát, mà Vimokkha mukha thì để đi tới Níbbana, còn Vimokkha này Níbbana trên thực tập của mình là Tuệ Quyền, Tín Quyền và Định Quyền, mình đi vô cái đó chứ mình không đi Ngũ Căn nữa.
Hồi đó mình đi ngũ căn; tín, tấn, niệm, định, tuệ. Còn cái này mình vô tuệ, tín, định.
Như vậy thì Tuệ, Tín, Định:
Tuệ ---> Chánh Kiến
Tín ---> Chánh Niệm
Định ----> Chánh Định
Với một người hành giả, với một người học giả ta thấy:
Với người Học Giả thì bắt đầu là Niệm, Định, Tuệ.
Với người Hành Giả thì bắt đầu là Tuệ, Niệm, Định
Danh Sắc, khi nhìn thấy Danh Sắc này chỉ là Nghiệp Chủ, thì mỗi sự diễn tiến của nó thì mình chỉ có Niệm thôi. Và khi nói khổ đau hiện bày mình chỉ có Định Tâm thôi.
để hình 032 - 1.48.13
Đó là cái key.
Khi người hành giả vô ngồi thiền nhìn vào Danh Sắc thì người hành giả lấy cái tuệ làm việc.
Còn người học giả vô ngồi thiền nhìn danh sắc thì Niệm, khi khổ đau đến thì tuệ không phân biệt được, tiếp tục khổ đau nó đến, lúc đầu mới ngồi thiền không thấy khổ đau, mình ngồi Niệm được, cái sự diễn tiến của khổ đau nó bắt đầu khởi lên, giống như nước bắt đầu sôi, thì lúc đó mình không có định, không có tuệ để phân biệt được.
Nhưng người hành giả lấy tuệ nhìn danh sắc thì chứng tri nghiệp chủ thì khi diễn tiến của Danh Sắc này nó có ra sao thì mình phải giữ được cái Niệm mà cái định của mình an trú trước trạng thái khổ của Danh Sắc, mình mới nắm bắt được Pháp./.
No comments:
Post a Comment