031 Paṭṭhāna
HT Sán Nhiên giảng ngày 17 tháng 9, 2022
Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "031- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ.
Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.
Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.
Namo Buddhaya
Minh Hạnh
Anupālakasatti nghĩa là đi theo bảo hộ, hay Tùy Hộ
Satti là mãnh lực
Sati là niệm
pālaka là bảo hộ
Anu là đi theo
Vipassana, Anuvipassana là thiền quán, mãnh lực này đi theo bảo hộ cho sắc pháp đó, hay câu sinh với nó
Anupālakasatti có 2 nghĩa là: Dưỡng dục và chiếu cố
Anupālakasatti là đi theo bảo hộ, hay Tùy Hộ, giống như người đi theo kèm cho đứa con không bị té. Nhưng trong ý nghĩa đi theo là vừa chiếu cố vừa dưỡng dục, nuôi dưỡng và chiếu cố quan tâm chăm sóc chăm nom. Do đó, chức năng Sắc Mạng Quyền làm công việc này cho các sắc pháp câu sinh với nó hay là nuôi dưỡng. Do đó Anupālakasatti là mãnh lực tùy hộ.
Mấy đứa trẻ cần môi trường rộng rãi để sinh hoạt tốt cho phổi của chúng. Hồi bé ba mẹ Sư để cho Sư ở môi trường rộng rãi. Chư Thiên ở chỗ rộng rãi, chứ Chư Thiên không ở nơi chật, Chư Thiên ở 12 do tuần trở lên trong phạm vi rộng rãi, cái đó là cái chủng tử. Phật tử VN mình nói riêng, họ không đọc kỹ kinh sách của Đức Phật.
Đức Phật Ngài dạy kỹ lắm, cái sống, cái ăn, cái ở, cái nghĩ, cái suy, Ngài dạy hoàn hảo lắm, cái may mắn của Sư là được đọc trong Chánh Tạng Pali, thành ra Sư mới biết Đức Phật Ngài sống vượt ngoài tam giới, mà Ngài đã trải qua trong tam giới nên Ngài hoàn hảo, Ngài thấy trước, thấy xa, nên khi mình đi theo lời dạy của Đức Phật mình thấy an lành, thấy mình may mắn, mình có phước báu.
Do đó mình phải cẩn thận, mình phải tiền hữu hậu, mình phải biết 3 thời; hiện tại, quá khứ, vị lai.
Thiền sinh hỏi: 28 sắc pháp, cái này là do nghiệp. Khi mà 28 sắc pháp đó do 4 xứ sinh ra sắc pháp này. Ý con hỏi là những cái này do nghiệp, khi mà tâm tử đi và tâm tục sinh vừa ra một cái thì ngay phút đầu tiên tục sinh thì cái sắc này phát sinh, nhưng mà tục sinh ngay sát na đó thôi rồi sau đó nó từ từ mạnh lên nhưng mà nó không còn hiệu quả để sinh tiếp nữa, nó nương theo để phát triển lên thôi. Thí dụ baby từ noãn thai trải qua 5 giai đoạn lớn lên, nhưng mà còn cái Sắc Mạng Quyền này không phải là lúc sát na sinh nhưng mà nó sẽ có sau này, đúng không thưa Sư?
HT trả lời: Không có, nó có luôn, nó là nghiệp. Nó ra đầu tiên, nó là 8 sắc bất giãn biệt, ngày xưa Ngài Tịnh Sự gọi là 8 sắc bất ly, nhưng Sư dịch từ Pali đúng theo tiếng Hán Nho là bất giãn biệt, tức là không tách rời ra được, giãn là tách rời, biệt là biệt ly. Thì nó thuộc loại này, nó đi theo nghiệp.
Do đó, Sắc Mạng Quyền khi tục sinh là đã có hiệu hữu rồi, còn Sắc Tâm, Sắc Vật Thực, Sắc Quí Tiết sau đó mới lên, còn mấy sắc thần kinh đều là sắc nghiệp là Sắc Mạng Quyền đã có rồi không chậm trễ. Tới khi mình chết sắc pháp đó sắc thân mình chết thì Sắc Mạng Quyền chết theo. Nhưng Sắc Nghiệp chết, Sắc Tâm chết, Sắc Vật Thực chết với người chết, tuy nhiên Sắc Quí Tiết chưa chết nó đi theo đến khi trở thành tro bụi luôn, Quí Tiết âm dương nóng lạnh.
Còn người chết thì Sắc Nghiệp chết với sắc thân nó, Sắc Thân chết thì Sắc Nghiệp chết, thì đi tục sinh nghiệp dắt đi theo, Sắc Mạng Quyền đi theo thành một sắc pháp mới để nuôi dưỡng sắc pháp đó nữa, nó chiếu cố quan tâm bảo hộ, nó liên tục vậy đó.
Cũng như tâm của mình, 7 tâm sở biến hành, khi có tâm là có nó không chậm trễ, dù mới sinh ra hay trừ khi chết, mà chết nó đi cái nghiệp khác ra tâm tục sinh, nó đi theo tâm mới cũng có tâm sở mạng quyền. Hai cái đó như bóng với hình với mình, nó đi theo nuôi mình.
Cũng như khi mình ăn uống vật thực, trong sự ăn uống vật thực là bổ phẩm thì trong đó cũng có Sắc Mạng Quyền của sắc đó để nó nuôi cái bổ phẩm đó để có, còn không thì nó hư rã, Sắc Mạng Quyền cũng quan trọng lắm
Tập I kỳ này Sư bổ túc lại thì sẽ thấy là đầy đủ hết chức năng của 28 sắc pháp này, bữa Sư compile chương II, chương III, chương IV cộng luôn pháp Siêu Lý nó lên 7 trăm mấy bây giờ Sư rút lại
Niết-bàn Siêu Lý có 3 là:
Niết bàn thứ 1, Santisukha là Tịnh Lạc
Niết bàn thứ 2, Niết-bàn có 2:
- Niết-bàn hữu dư y và
- Niết-bàn Vô dư y.
Niết bàn thú 3, Niết-bàn có 3:
3.1 - là Rỗng không
3.2 - Vô Tướng.
3.3 - Vô Nguyện.
Giải thích về Niết-bàn Siêu Lý thứ 1:
1. Santisukha = Tịnh Lạc.
1. Santisukha = Tịnh Lạc. Là khi đạt tới trạng thái Tịnh Lạc này cũng liên quan đến giai đoạn giải thoát. Phần Tịnh Lạc này đi tới trạng thái không còn phiền não, không còn ngũ uẩn, gọi là niết-bàn.
Nó có một sát na đạo là chứng ngộ Niết-bàn, chứng đắc Niết-bàn hay đạt được Niết-bàn, chỉ một tích tắc, nó lẹ lắm, chỉ trong khoảng đó là mình không có phiền não, không có, tham, sân, si, tật, nghi. Thứ hai nữa là không có ngủ uẩn, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, tôi, ta, mình mới tìm cái đó (không còn phiền não, không có ngũ uẩn là đáp số), bây giờ mình đi tìm giải pháp.
Mình học pháp của Đức Phật, các quí Phật tử được may mắn là Ngài đưa đáp số đưa lời giải đáp cái đáp số đó cũng có nhiều khía cạnh, tuy nhiên vì căn cơ của mình, vì nghiệp lực của mình, vì phước của mình, mình không có bắt được thôi, chứ ngoài ra không có cái gì hết. Ngài là một vị Đạo Sư thuyết giảng với bàn tay xòe ra, không phải bàn tay nắm lại, Ngài là công truyền, không bí truyền, không có gì là bí mật, không có gì là dấu kín. Nhưng mình vô không được, mình tìm không được, mình không hiểu được, đó là vấn đề của mình.
Ngài nói: Niết-bàn có 2 là, không còn phiền não không còn ngũ uẩn. Mình bắt đầu tìm cái trước để đi tới đáp số này. Giờ mình đang sống, đang sinh hoạt, không hành thiền, chỉ sinh hoạt bình thường như tắm, ăn, uống, đi, đứng, nằm, ngồi, mình làm sao mà được Tịnh Lạc, không còn phiền não, không có ngủ uẩn "tôi, ta". Giờ mình đi tìm.
Hay là mình bắt buộc phải trở vô thiền, vô khóa tu, có thầy chỉ, có phương pháp, mình mới hành được, mình phải tìm ra cái đó.
Cho đến khi mình có điều kiện, mình có khóa tu, có Thầy dạy, có phương pháp tu, mình có không còn phiền não không, mình không có ngũ uẩn không? Đó là câu hỏi của mình.
Cũng như các quí Sư quí Thầy lên thuyết pháp, họ không còn phiền não, họ sống trong Pháp để nói Pháp được thanh tịnh. Còn nếu họ nói Pháp mà còn phiền não thì coi như Pháp đó không chỉnh chu tinh khiết nữa.
Chẳng hạn mình đang có tâm sân, tâm tham, tâm phóng dật trong thuyết Pháp đó hay có một cái nghi trong thuyết pháp đó thì bài thuyết pháp đó không trong suốt. Vị giảng sư đó không có được tịnh lạc, thuyết Pháp còn "tôi, ta" nữa, thọ, tưởng, hành, thức của mình lộ ra, thì bài thuyết pháp đó không được tịnh lạc.
Giải thích về Niết-bàn Siêu Lý thứ 2 là:
2. Niết-bàn Siêu Lý thứ 2 có 2 là: Niết-bàn hữu dư y và Niết-bàn Vô dư y.
a) Niết-bàn hữu dư y là còn dư sót để mình nương nhờ. Cái gì còn dư sót để nương nhờ? Cái nghiệp quả của mình.
b) Niết-bàn vô dư y là không còn dư sót để nương nhờ cái nghiệp quả của mình.
Như Đức Phật Ngài đắc chứng đạo quả, Ngài hữu dư y Niết-bàn lúc Ngài 35 tuổi, 45 năm Ngài đi thuyết pháp chỉ dẫn cho người ta tu, Ngài còn hữu dư y tức là Ngài còn nghiệp quả của Ngài, còn những cái còn trổ ra cho Ngài. Như bệnh kiết lỵ Ngài cũng phải trả cái nghiệp quả của Ngài. Thứ hai là Ngài bị Đề-bà-đạt-đa lăn đá chảy máu chân, đó là nghiệp quá khứ của Ngài, là do Ngài tranh dành ngai vàng của anh em của Ngài và Ngài bị trả cái quả này. Mà Đề-bà-đạt-đa vì vô minh nên tạo ra cái nghiệp quả này.
Do đó mình phải hiểu có những khi nghiệp người khác làm mà mình nhẩy vô lãnh nghiệp.
Trong một kiếp Ngài tranh dành ngai vàng với anh em Ngài, kiếp này Ngài phải trả phải đổ máu, nhưng ông Đề-bà-đạt-đa thì vì lòng tham lòng sân ông lăn tảng đá làm chảy máu chân Đức Phật, đó là một trong ngũ nghịch đại tội, vô gián địa ngục. Nên Đức Phật Ngài nói với Chư Tăng: Cái này là cái nghiệp của Như Lai mà Đề-bà-đạt-đa nhảy vô làm nên Đề-bà-đạt-đa lãnh tội ngũ nghịch đại tội.
Cho nên câu nói: "cái nghiệp mà lãnh" là chuyện xưa rồi, mình không nói như vậy với ai được, mà chỉ cần nói một câu: "phóng dật phải khổ". Nếu không phóng dật, mình có chánh niệm. Bài tuần trước, sống có chánh niệm sống có trí tuệ, thì mình không tạo tác ra chuyện vô minh. Chỉ có phóng dật mới tạo ra chuyện vô minh. Nên Đức Phật nói: Phóng dật là con đường chết, không phóng dật là con đường sống. Do đó mình đừng có nói cái này nghiệp, cái này quả trổ phải gánh. Không cần nói như vậy, chỉ cần nói anh phóng dật, vậy là đủ rồi. Phóng dật thuộc phiền não, mình phóng dật phiền não trổ sinh ra liền.
Đối với bậc Alahan, đối với bậc Chánh Đẳng Giác Ngài đã diệt trừ mọi tiền khiên tập thân, phiền não của Ngài, Ngài không còn cái gì phiền não mới phát Sinh lên, mà Ngài còn những phiền não Quả phải trả. Đứng trước tình huống đó, mình phải đứng ở giữa, mình phải có Chánh Niệm và Trí Tuệ.
" Cái này tôi không sinh không tạo nữa, nhưng quả nó đến rồi tôi trả không sao hết".
Đó là người có Chánh Niệm và Trí Tuệ, và người đó không phóng dật.
Còn không mình cộng thêm 2 luôn, vừa thiếu Chánh Niệm vừa thiếu Trí Tuệ, và vừa phóng dật, vừa gây ra phiền não, vừa trả vừa tạo Mình chỉ phóng dật thôi, quả phải trả vừa tạo tác cho sinh lên.
Nên bây giờ mình phải có Chánh Niệm để đừng cho Sân, phải có Trí Tuệ để đừng có tạo tác ra nữa. Sống trong đời này, Sư chưa nói là những cạm bẫy, những cám dỗ, hay những bẫy sập, mà mình nội trả cái của mình cũng chưa hết, đừng tạo thêm nữa.
Cái nghiệp mình còn mà mình không biết bao nhiêu, trừ khi mình đắc thần thông như, tha tâm thông, hay thiên nhãn thông, mình nhìn lại quá khứ nghiệp của mình.
Cũng như mình có trí tuệ, mình nhìn bình xăng của xe mình chạy biết còn bao nhiêu galon xăng để chạy, gặp trường hợp cái phao của bình xăng bị hư, như trường hợp xe khởi máy không được, kêu người thợ sửa xe đến coi, sau khi kiểm soát tất cả máy móc trong xe đều không có vấn đề, và kim chỉ trong bình xăng còn một nửa, nhưng người thợ sửa xe vẫn châm thêm xăng vào bình và cho máy khởi chạy thử thì máy xe chạy, coi lại kim chỉ bình xăng thì nó bị hư không còn chỉ đúng nữa.
Thì đời sống của mình là như vậy. Do đó, mình mới biết. Quí Phật tử học phải có trí, mình chạy với cái nghiệp của mình.
Mình biết mình còn bao nhiêu nghiệp không? Chưa có túc mạng thông, chưa có tha tâm thông, chưa có thiên nhãn thông, không có biết nổi đâu.
Do đó, khi mình không biết thì mình đi hỏi người ta: Ông cho tôi biết tôi còn bao nhiêu nghiệp nữa để tôi trả cho hết nợ" Không ai trả lời được.
Má Sư ngày xưa tới 2 giờ trưa mà ba Sư chưa đi làm ba Sư còn trên lầu nên má không biết. Má Sư dưới đất nghe leng keng leng keng, má Sư nói người giúp việc kêu vô. Ba Sư ở trên lầu đi xuống bắt quả tang, Ba Sư nói: "Sáng mắt còn chưa biết mà đi hỏi ông mù."
Sư chỉ cho quí Phật tử làm: Mình bây giờ túc mạng thông không có, tha tâm thông không có, thiên nhãn thông không có. Mình học mình phải có trí. Mình có thể mua một cái máy làm tượng Phật. Có một gia đình làm tượng Phật, họ mua máy về làm được nhiều tượng Phật, người ta xin thì cho, thì mỗi người xin lãnh tượng Phật của mình làm tức là mình tạo được một thiện nghiệp, mà nhiều người xin thì mình tạo được nhiều thiện nghiệp cho mình, mà nhiều thiện nghiệp thì bất thiện nghiệp rượt mình không kịp.
Trong kinh sách không bao giờ nói cái đó.
Khi xả thí là một việc thiện là tâm Đổng Lực, là cái nghiệp nó đi, cái thiện đi tiếp, cái bất thiện không chen vô được. Còn mình giữ nó đằng kia nó tới nó chụp là dính luôn.
Chỉ có mình làm việc thiện bằng mọi phương pháp nào trong Thập Phúc Hành Tông hay là trong Thập Thiện thì mới chạy được cái nghiệp và nghiệp bất thiện không trổ được.
Khi Đức Phật Ngài thọ bữa cơm cuối cùng từ ông thợ săn đồ tể Cunda, rồi từ đó Ngài đi về Kusinara Ngài không thuyết pháp giảng đạo cho Chư Thiên hay nhân loại thì nghiệp mới dứt.
Còn nếu quí Phật tử từ sống cho đến chết, hơi thở nào mình cũng tạo nghiệp.
Tại sao Sư phải làm kinh sách hoài, vì không để cho nghiệp chen, nghiệp không có chỗ chen vào, trừ khi ngủ, ngủ phải ngủ thiếp mật chứ bất thiếp mật là nghiệp cũng chen vô, nó dẫn nghiệp tới thì Thú Tướng sinh lên trong cái suññatā trống, thì 3 cái nghiệp; Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng chen vào, mình phải lấp kín chứ không nghiệp nó tới, mà không biết cái nào nó tới, mình không đi tìm, mình cứ tạo nghiệp thiện tiếp tục tạo việc thiện, nếu dừng việc thiện thì bất thiện nó sẽ chen vào, trừ những lúc đi ngủ, còn thức thì kiếm việc thiện làm, không để thời gian trống, thì nghiệp bất thiện không có cơ hội chen vô.
Từ lúc Đức Phật thọ bữa cơm cuối cùng của người thợ săn Đức Phật nói với Ananda chôn chén cơm thừa, đề nguy hiểm, từ đó Ngài đi về Kusinara Ngài không giảng dạy, nghiệp quả nó trổ ra và trổ liên tục, suốt đoạn đường đi Ngài bị kiết lỵ không ngừng tới thân Ngài hết nước và không có nước uống, đó là nghiệp lực, đó là Đức Phật.
Còn mình thì sao, không ăn chung gì. Nên Sư nghiệm 2 - 6 mà mình không có tạo ra 1, 7 thì không thể nào chống lại 2 - 6, 1,7 là mình hưởng
---------------------------
trích đoạn bài giảng Phát Thú 028 về nghiệp từ 2 - 6 và 1, 7
Cảnh gì mà không thực? Cảnh Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng 2 - 6 của quá khứ mình tạo ra.
Thường Cận Y là quả của tâm Đổng Lực Câu Sinh, nó là quả của tâm Đổng Lực từ sát na 2 đến sát na 6 ( 2 - 6) nó ra Thường Cận Y Dị Thời Nghiệp. Một cái câu sinh chỉ có tâm Đổng Lực một, nó hiện báo nghiệp, còn Đổng Lực 7 nó qua Dị Thời Nghiệp của thời vị lai.
Trong 7 sát na tâm Đổng Lực, thì sát na thứ nhất là Hiện, sát na thứ 7 là Hậu, còn 5 sát na giữa là Hậu Hậu.
Thì Hiện Báo Nghiệp (cái thứ nhất) là Câu Sinh nó chỉ có một, còn 5 cái giữa là Hậu Hậu Báo Nghiệp Quá Khứ là Dị Thời Nghiệp Quá Khứ, còn cái thứ 7 là Hậu Báo Nghiệp là Dị Thời Nghiệp Vị Lai.
Hiện Báo Nghiệp (cái thứ nhất) có 1 trên 7, mà cái 2 với 6 (Hậu Hậu Báo Nghiệp) là Lộ Trình Tâm nào cũng có. Do đó, khi thân, ngữ ý mình làm một chuyện thôi mà 2 với 6 này quá khứ hiện tại nó trống nó trổi ra, nên Sư nói khi mình trả quả mình trả từ sát na tâm.""
Do đó, đời sống của mình phải cẩn thận, mình Câu Sinh nhiều hơn hay là Dị Thời Nghiệp, Thường Cận Y nhiều hơn. Minh phải biết không cái nào nhiều hơn cái nào ít hơn, mà chỉ có trạng thái thiếu Tỉnh Giác hay có Tỉnh Giác thôi, thì có quân bình, nếu có Tỉnh Giác mình có quân bình, cho dù 1 và 7 của hiện tại, nhưng mà mình biết Tỉnh Giác thì mình có 2 - 6 của quá khứ cộng lại thì cũng bằng với cái mình đang làm thiện, còn không thì thấy không công bằng. Bảy cái mà sài có một, còn 6 cái kia là của quá khứ vị lai thì mình sợ rồi, mình không chịu, nhưng mà thực ra nếu mình Tỉnh Giác mình lấy được cái 2 - 6 với cái 7 của quá khứ mình cộng lại được.
Do đó, khi nói tới Cửu Huyền, có 2 là; Cửu Huyền 7 và cửu huyền 2 - 6. Cửu Huyền 7 là mới, ông bà cha mẹ của mình mới, thì cái đó, khi làm việc phước mà mình hồi hướng mình hồi hướng đến Cửu Huyền 7 chứ mình không hồi hướng đến Cửu Huyền 2 - 6 vì mình không biết những ông bà cha mẹ đó.
Mình hồi hướng là hồi hướng cho số 7.
Mình việc thiện nào đúng thì mình mới có phước vả người đón nhận việc hồi hướng mới có hiệu quả được, chứ còn không chung chung thì không được.
--------------------------
Mình phải làm việc thiện liên tục thì nghiệp bất thiện của quá khứ 2 - 6 không chen vô được.
Thiền sinh hỏi: Khi nói mình không làm việc thiện thì bất thiện chen vô liền. Thì cái bị xen kẽ vô là bất thiện, tức là xen cái mới, xong rồi nó cũng có cơ hội để xen vào. Thì Đức Phật không tạo việc thiện nhưng tâm của Ngài là thiện thì sao bất thiện xen vào được?
HT trả lời: Tâm thiện là tâm quả, Ngài không tạo ra tâm duy tác mới, mà tâm duy tác không để lại quả thì lúc đó bất thiện quả xen lên.
Nhàn cư vi bất thiện. Nhàn cư là không có tạo việc thiện, không làm việc thiện thì bất thiện xen vô. Nhàn cư là không làm việc thiện thì quả kia (quá khứ) trổ liền.
Cho dù đi ra ngoài dã ngoại đi nữa cũng phải làm việc thiện gì đó (thí dụ như niệm chú hay niệm Phật) thì mới chạy được nghiệp bất thiện. Chứ còn mình cười vui vẻ quên tất cả thì nghiệp quá khứ nó sẽ xen vào, cái đó gọi là phóng dật, thiếu niệm và thiếu trí tuệ trong mọi sinh hoạt trong mọi sự sống, đó là tập khí mình quen thường. Mình chỉ có niệm với trí tuệ khi có khóa tu thôi, còn mình vô môi trường nào khác mình bỏ thiền, bỏ tuệ, lúc đó mình đang phóng dật, mình đâu có làm việc thiện, chữ nhàn cư là mình không có làm việc thiện, thì bất thiện nó chen vô.
Từ đây về sau quí Phật tử phải nhớ không để một sự phóng dật nào. Mình sống phải có niệm, phải có trí, tìm việc thiện tạo tác đừng để bỏ trống, bỏ căn nhà trống là có phi nhân vô, bỏ tâm trống là có bất thiện tới.
Đức Phật một ngày Ngài có 5 Phật sự: Sáng Ngài đi bát, trưa thuyết pháp, chiều dạy Chư Tăng, tối dạy Chư Thiên, gần sáng quán xét chúng sinh hữu duyên. Ngài không bỏ trống lúc nào. Nhưng ngày cuối ngày Ngài về Kusinara Ngài không giảng không làm Phật sự nào nữa.
Thiền sinh hỏi: Lúc Ngài nhận thức ăn của Cunda, thì theo trong sách viết là Ngài đã biết là nghiệp lực của Ngài là lúc Ngài ăn thực phẩm đó?
HT trả lời: Mấy cô không đọc kỹ trong kinh không có nói. Khi bữa ăn cuối Đức Phật Ngài nói với Ananda: Này Ananda, nên nhớ Như Lai có hai bữa ăn thù thắng đầy phước báu là trước khi đạo quả và viên tịch Niết-bàn, hai bữa ăn đó là phước báu vô lượng, đừng để thợ săn Cunda bị mặc cảm tội là do bữa cơm của mình mà Đức Phật Ngài viên tịch.
Nhưng thật ra Ngài biết Chư Thiên bỏ tiên thực vô, mà tiên thực thì người nhân loại không tiêu hóa được, một ngày Chư Thiên dùng no một tháng, còn mình một ngày dùng no 7 ngày, do đó nếu mình ăn nhiều là bị bội thực, mà bội thực thì sinh ra bịnh, thí dụ như bịnh tiểu đường là những nhà giàu ăn đồ bổ dư thừa thận không lọc được nên bị tràn vô trong máu, đó là bịnh nhà giàu. Những người đói khát nghèo khổ đâu bao giờ họ bị những bịnh đó vì họ còn không đủ ăn, ăn một ngày rồi nghỉ 3, 4 ngày không ăn. Nên mấy cô để ý, ở đây, bữa nay Sư không ăn tại vi Sư biết đủ rồi thì ngừng, khi vật thực tiêu mới ăn thực phẩm mới vào. Do đó, khi tiên thực bỏ vô Chư Thiên nói đây là bữa ăn cuối cùng nên phải cúng dường vì không còn cơ hội nào cúng dường Đức Phật nữa, Đức Phật ăn xong nói Ananda đem chôn liền, không cho Chư Tăng nào thọ tàn thực, Ngài kêu chôn thật sâu tại vì sợ mấy con thú nghe mùi tới bới lên ăn sẽ bị chết. Rồi Ngài đi về Kusinara, những vật thực Ngài đã ăn vào tiêu hóa không được nên sinh ra bịnh, nghiệp quả của một lần Ngài cho thuốc lầm cho một bịnh nhân bắt đầu chen vô đúng giai đoạn này và trổ ra nghiệp. Cũng như Đề Bà Đạt Đa nghiệp vô đúng giai đoạn tiền kiếp Ngài tranh dành ngai vàng Đề Bà Đạt Đa chen vô đúng lúc.
Thì người nào có tội? Không người nào tội hết, Cunda không tội mà Chư Thiên bỏ vật thực cũng không có tội, tất cả đều có phước. Nhưng Ngài phải trả cái nghiệp. Ngài biết, nhưng Ngài không cản Chư Thiên để cho Cunda cúng dường thôi. Ngay cả Ananda, khi Đức Phật Ngài nằm trên tảng đá ở Kusinara Ananda sắp xếp chỗ ngồi cho những người tới viếng Đức Phật, Đức Phật gọi "Ananda xích ra Chư Thiên đến đảnh lễ Như Lai đừng cản Chư Thiên đang buồn, họ không thấy được Đức Phật họ không hoan hỉ." Ananda không biết, Ananda xích ra thì bắt đầu Chư Thiên đảnh lễ thả hoa mạn đà la xuống cúng dường Đức Phật lần cuối cùng.
Thì Ngài biết, Ananda không biết. Thì khi Cunda cúng dường Ngài bữa cơm Chư Thiên nói đây là bữa cơm cuối, nếu không cúng dường thì không có cơ hội cúng dường nữa, thì họ biết, từ đó về Kusinara Đức Phật Ngài không dùng vật thực nữa. Năng lực của bậc Chánh Đẳng Giác là vậy, tuyệt vời, Ngài đã thường vô nhập thọ tưởng định, nhập thiền diệt, 7 ngày không ăn. Ngài 49 ngày quán pháp khi đắc đạo quả không dùng trong 7 tuần lễ, trong suốt 49 ngày Ngài không dùng vật thực nào hết, thì trong thời gian Ngài đi về Kusinara Ngài không dùng vật thực, đó là việc bình thường của Ngài, nhưng nghiệp quả trổ vô ngay lúc đó là việc cho thuốc lầm với tiên thực không tiêu hóa được là chết.
Mình không thể nào để "nhàn cư" trong đời sống của mình. Nếu để mình nhàn cư thì bất thiện trổ ra, quí Phật tử phải kiếm việc thiện làm để tạo phước thiện cho mình và để đức lại cho con. Đó là cách mình chạy nghiệp. Mình cứ làm, ai đến xin thì mình cho. Cách đó là Sư học của Ngài Tịnh Sự,
"Tại gia thí tài, xuất gia thí pháp, song thí đồng hỉ, phước báu vô lượng."
Đừng để đời sống của mình nhàn cư vi bất thiện, đời sống mình mà để nhàn cư vi bất thiện là sống thiếu chánh niệm, thiếu trí tuệ, là người sống trong phóng dật, đừng để trống quả trổ qua đó. Nhiều khi mình tu hành hay mình đi chùa tu mà sao cứ than mình khổ hoài, là vì mình không biết phòng hộ và bảo vệ cho chính mình, tại mình phóng dật nghiệp quả chen vào thì khổ cho mình. Có khi có gia đình làm khổ cho gia đình tại vì sống chung, cộng trú cộng nghiệp. Phải cẩn thận, phải sống trong chánh niệm, sống trong trí tuệ và sống trong nỗ lực làm việc thiện chứ đừng để nhàn cư.
Trường hợp bị mất trí nhớ. Tại sao bị mất trí nhớ? Tại vì không dùng não. Thời gian càng phải làm mà không làm, lấy kinh sách đọc, hay ngồi thiền, hay nghe pháp, hay làm việc thiện, lúc đó não mình phải làm việc. Còn mình không làm gì thì bắt đầu nghiệp báo chen vô, mình đóng của mình lại thì nghiệp ở ngoài chen vô của mình. Giống như nhà mình ở, để đèn sáng, đi ra đi vào, ăn trộm không dám vào, nhưng nếu thấy không đèn, không người ở là nhà trống thì ăn trộm vào và mình bị mất đồ.
Trong kinh Đức Phật dạy Nhân Sinh Trí Tuệ,
Dịch kinh sách là nhân sinh trí tuệ, là nhân sinh chánh niệm, phải ghi nhớ, phải tìm hiểu từ vựng, tìm hiểu câu văn, đó là cách mình không để tâm trống. Đó là Sư chia sẻ với quí Phật tử, sống đời sống mình đừng có nhàn cư vi bất thiện, mình sống phải có hoạt động, phải có sinh hoạt, phải có tu tập, phải có trau dồi, phải có hoạt động sinh hoạt làm việc thiện liên tục, không bỏ trống.
Từ xưa bắt đầu ngày Sư dạy học cho tới ngay đứng lớp với quí Phật tử đây, không bao giờ có trong sách mà Sư giảng, mà không có người nào hỏi. Ngày trước Sư giảng ở truờng Cơ Bản Phật Học, hay là giảng cho Tăng Ni các khóa tu, khóa an cư, học Trường Bộ, Trung Bộ mở ra rồi Sư giảng, các vị hỏi sao nãy giờ Sư giảng mà con không thấy gì trong sách giống như ở trên bảng. Sư trả lời, nếu mà Sư tới đây mà Sư giảng giống như ở quyển sách, giáo án của quí Phật tử quí Tăng Ni đang đọc, thì ở nhà đọc đâu cần đến lớp. Không ai trong lớp hỏi Sư tại sao Sư giảng trong lớp không bao giờ có trong kinh, mà trong quyển kinh đã có như vậy rồi, mà Sư chỗ nào Sư giảng ra được mà không có trong kinh này. Đó mấy cô mới thấy mấy cô nhớ chưa, mà chi có một mình Sư, không có người khác. Thì cho dù mấy cô không hỏi thì bữa nay Sư hỏi để quí cô tìm ra cách Sư giảng trong lớp.
Số lá trong tay và số lá trong rừng, Sư phải tìm hết, Đức Phật nói cho mình nghe là những lá trong tay là 84,000 Pháp Uẩn (Dhamma-kkhandha), Sư có quyển đó 84,000 Pháp Uẩn, Tạng Luật, Tạng Kinh, Abhidhamma, Sư đều có Sư coi, rồi trong 84,000 Pháp Uẩn có liệt kê, Sư coi trong Tạng, từng Tạng, từng bộ Sư đối chiếu lại, Sư mở qua cuốn Kho Tàng Pháp Bảo (Dhamma Dhana) có 2 thể loại, thể loại của Thái và thể loại của Tích Lan, thể loại Thái ngữ, thể loại Anh ngữ. Sư coi 2 loại rồi Sư ráp lại, không có như Sư đúng lớp giảng. Giờ Sư đưa sách ra, Sư giảng quí cô thâu, mấy cô về ngồi nghiệm rồi mấy cô viết ra những lời Sư giảng, rồi cầm cái đó đi ra giảng, không có giống được.
Tức là hoàn toàn những gì mà Sư đứng ở trên lớp này đều là trải nghiệm của sự tu chứ không phải trên kinh điển sách vở, hai cái khác nhau. Do đó, các quí cô phải nhớ, phải hiểu chúng ta có:
1. Pariyatti Dhamma tức là Pháp Học
2. Patipatti Dhamma Pháp Hành,
3. Pativedha Dhamma là Pháp Thành
Ba pháp này khác nhau hết.
1. Pariyatti Dhamma tức là Pháp Học gồm có Tam Tạng và Chú Giải + Phụ Chú Giải
2. Patipatti Dhamma Pháp Hành gồm có An Chỉ tu tập + Minh Sát tu tập
3. Pativedha Dhamma là Pháp Thành gồm 4 Đạo + 4 Quả + 1 Niết-bàn
Thì:
1. Pariyatti Dhamma tức là Pháp Học có 84,000 Dhamma-kkhandhā Pháp Uẩn. Rồi Chú Giải của Tam Tạng có 23 bộ. Luật Tạng có 21,000. Kinh Tạng có 21,000. Abidhamma Vô Tỷ có 42,000. Nhưng Chú Giải Aṭṭhakathā chỉ có 23 quyển thôi, Phụ Chú Giải Ṭika có 5 quyển Ṭika
2. Patipatti Dhamma Pháp Hành có:
- 36 An Chỉ Sắc Giới,
4 An Chỉ Vô Sắc Giới (Không Vô Biên, Thức Vô Biên, Vô Sở Hữu, Phi Phi Tưởng Xứ (- Minh Sát có 16 Trí, - 4 Niệm Xứ
========== Cộng lại thành
40 An Chỉ
Rồi
Minh Sát có 16 Trí
4 Niệm Xứ
===========Cộng lại thành
20 Minh Sát Tuệ
3. Pativedha Dhamma là Pháp Thành gồm 4 Đạo + 4 Quả + 1 Niết-bàn
Sư vẽ bản đồ 031 - 1.08.06
Đầu tiên cái số 1 mình học 84,000 Pháp Uẩn, rồi 23 quyển Chú Giải, 5 quyển Phụ Chú Giải.
Đến số 2 mình còn An Chỉ và Minh Sát 40 và 20.
Đến số 3 còn lại 4 Đạo, 4 Quả, 1 Niết-bàn
Mình viết ra và vẽ bản đồ rồi mình ngồi nghiệm ra.
Thì bây giờ mấy cô biết là Sư đến với các Phật tử, lý do gì mà quí Phật tử hỏi Sư đứng lớp giảng khác hơn sách giáo khoa Sư viết ra, cho dù là giáo án hay là Chánh Tạng đọc không giống như trên lớp Sư giảng. Sư đứng lớp mỗi một chỗ, mỗi một nơi ở với Tăng khác, ở với Ni khác, ở với Phật tử khác, người già khác, người trẻ khác, người mới vô học khác, người học lâu có khác.
Tam Tạng Sư cũng có nói, Pháp Hành Sư cũng có nói, Đạo Quả Sư cũng có nói, mỗi cái Sư đều có bỏ vô. Do đó khi mấy cô mở quyển sách Tam Tạng ra hay sách Chú Giải, hay mở sách Phụ Chú Giải, hay là mở sách giáo án hay sách khoa thư, thấy có cái này Sư đang nói về Pháp Hành. Mấy cô mờ sách của Ngài Kudala, Ngài Panita, Ngài Janaka v.v.
Bữa nay Sư nói Niết-bàn.
Do đó, mấy cô biết là khi mấy cô nắm được cái key đó cái chìa khóa đó thì mai mốt không có Sư mà mấy cô đi giảng dạy trong trạng thái "nhàn cư vi bất thiện" vì mình sống trong pháp, mà sống pháp này mấy cô sống cỡ nào cũng được, Sư đều hoan hỉ, mấy cô muốn độ, muốn xả thí thì mấy cô làm được hết, mấy cô làm sao thì làm, nhưng mấy cô phải đi bằng cách hướng dẫn như hình Sư viết trên bảng.
để hình 031 - 1.13.08
Đầu tiên mấy cô đưa hết ra (số 1), rồi bắt đầu rút lại (số 2) và cuối cùng là (số 3).
Do đó, không có giáo án và không có trong buổi lớp học nào cả.
Bữa nay Sư giảng về Niết-bàn là như thế, nhưng Sư qua một lớp khác giảng về Niết-bàn sẽ khác hoàn toàn và nó hoàn toàn có những điều phải học hỏi thêm.
Những cái Sư đến với lớp học là Sư trên trải nghiệm đầu tiên mà Sư đi học, rồi Sư được học, người dạy cho mình học như Ngài Tịnh Sự, rồi Sư mới nghiệm ra. Bây giờ Sư tới với các Phật tử cũng trên giáo án, trong quyển giáo án nào cũng vậy, của Ngài Panita, Janika, Kundala, hay của Ngài Jotika bây giờ đang viết bộ Abhidhammattha Sangaha mà Sư dịch, Ngài đâu có đi trong Chánh Tạng, chỉ một chút Aṭṭhakathā, một chút Ṭika, một chút các Ngài cứ bỏ vô, mà bài học có một chút trong Chánh Tạng, nhưng mà có mỗi thứ một chút, đó là Pháp Học thôi, Ngài bỏ Tam Tạng vô một chút, Ngài bỏ Chú Giải vô một chút, một chút Phụ Chú Giải, nên quyển sách nhiều lên là vậy. Cuốn sách nguyên thủy Tứ Pháp Siêu Lý do Ngài hiệu trưởng Brahmamāsa Dhīrabhaddho đưa cho bên viện Saddhammajotika để in ra cho học viên học rất mỏng chừng 30 trang hay 40 trang mà Sư làm quyển để các học viên mình học, có chút xíu hà. Nhưng Sư nghĩ phải bỏ vô bỏ vô vì cái này là vỡ lòng hay là sơ cơ hay là sơ cách cho người học vỡ lòng hay người sơ cơ mình vô học do đó mình phải bỏ vô, tại vì họ học quyển sách này không có thầy chỉ dạy do đó họ phải học cho được để họ hiểu, tới khi họ hiểu rồi thì tới lớp Sư không nói nữa, Sư sẽ nói những gì họ cần phải hiểu thêm về mặt đó, trên trải nghiệm tu của mình chứ không phải trên lý thuyết suông mà không có thực tập.
Do đó, Sư trình bày cho quí Phật tử nghe.
Vậy thì, khi quí Phật tử tới Niết-bàn mình không còn phiền não, không có ngũ uẩn "tôi ta" sắc thọ tưởng hành thức của mình, đừng nói tới ngũ thủ uẩn nữa, ngũ uẩn suông thôi chứ không nói tới ngũ thủ uẩn được thì mấy cái này thứ lớp học tập từ đọc Kinh Điển (Pháp Học), tới tu tập An Chỉ hay Minh Sát (Pháp Thành), đến giai đoạn 4 Đạo + 4 Quả + 1 Niết-bàn (Pháp Thành) các quí Phật tử phải thu dần rút lại chỉ có một.
Nếu quí Phật tử phát triển nhiều lên thì phiền não nhiều lên, ngũ uẩn còn nhiều lên, mà cô teo cái phiền não lại, teo ngũ uẩn lại thì bắt đầu mới có sự tịnh lạc.
để hình 1.13.08
Bắt đầu là 21, rồi tới tiếp cũng là 21, tới 42.
Bắt đầu xuống 40, xuống nữa còn 20 (trong 20 có 14 + 6 = 20)
Rồi xuống còn 4 rồi xuống còn 1.
Vậy thì, những khóa tu đã trải qua với Sư hướng dẫn cho quí Phật tử, những khóa học của mình mà quí Phật tử đã trải qua thì mấy cô phát triển lên nhiều hay là mấy cô thu dần nhỏ lại?
Cái biết của Đức Phật như lá trong rừng, nhưng Ngài đến với chúng sinh chỉ như nắm lá trong tay, thì lá trong bàn tay là bao nhiêu? quí Phật tử phải hiểu. Tức là cái gì không cần thiết Ngài không nói, những cái nào cần thiết thì Ngài nói, nhưng Ngài nói với những người cần có, còn những người không cần có Ngài không nói, Ngài không tới. Chúng sinh có 6 loại tính; tính dục, tính sân, tính si, tính tín, tính giác, tính tầm, mỗi tính Ngài bỏ vô mỗi pháp tương ứng với tính đó để người có tính đó tu tập được. Cho dù tu tập được rồi để đến sự tịnh lạc là mình phải bỏ hết tất cả, chứ không có lúc bấy giờ mới thấy được là sự tu tập của mình không có kết quả.
Phần 1. Santisukha = Tịnh Lạc là bỏ rồi, mà tới Niết-bàn hữu dư y nó còn dư xót nó trổ quả làm nên nghiệp quả, tới khi hết dư xót (Niết-bàn vô dư y) là mình hết cuộc đời mình.
2. Niết-bàn có 2 là Niết-bàn hữu dư y và Niết-bàn Vô dư y.
Hữu dư y Niết-bàn là mình còn sống, là còn dư sót để mình nương nhờ. Cái gì còn dư sót để nương nhờ? Cái nghiệp quả của mình.
Vô như y Niết-bàn tức là tâm tử của bậc Alahan. là không còn dư sót để nương nhờ cái nghiệp quả của mình.
Tiếp nữa là:
Niết-bàn Siêu Lý thứ 3:
3. Niết-bàn Siêu Lý thứ ba có 3 là:
3.1 - là Rỗng không
3.2 - Vô Tướng.
3.3 - Vô Nguyện.
Trong cái này thì
3.1 - Rỗng không là không có
3.2 - Vô Tướng là không có hình thù tướng dạng gì hết.
Thí dụ, người ta hỏi: bạn thấy con ma hay thấy con quỉ (loài phi nhân) bây giờ mình tả hình dạng nó, nhưng nó là vô tướng thì làm sao tả được, thí dụ như mình tả là nó có răng nanh, mắt lồi, thì cái đó là do mình tưởng tượng rồi tả ra, chứ thật ra không phải là hình dáng của con ma. Và 100 người thấy 100 con ma kể lại không người nào giống người nào. Do đó, Vô Tướng là không có hình thù tướng trạng gì để xác định được. Trong một đội quân mà không có tướng thì đoàn quân đó loạn liền. Trong một nhà không có gia chủ thì người trong nhà muốn ra sao cũng được sẽ loạn. Đó là vô tướng, còn vô quân lại khác nữa.
3.3 Vô Nguyện là không mong cầu, không mong muốn.
Nghĩa là không ước nguyện, không mong muốn, tại vì vô nguyện. Thí dụ, thấy người ta đi vượt biên trót lọt, có người rủ mình đi không, mình trả lời là không đi, mình không mong cầu, đó là vô nguyện. Còn thấy người ta đi, mình cũng muốn đi như người ta thì đó là có hữu nguyện. Còn vô nguyện là không cầu không mong.
Sư định nghĩa từ ngữ thôi, mấy cô hiểu nghĩa rồi mình mới tìm ra được.
3.1 - Rỗng không là không có
Rỗng không tức là không có, mình đang khát nước, có người đưa cái ly không, không có giọt nước nào, tức là ly rỗng không.
3.2 - Vô Tướng
Vô tướng là không hình thù tướng dạng.
Vậy thì:
Rỗng Không là Vô Ngã.
Vô Tướng là Vô Thường.
Vô Nguyện là Khổ đau.
Thì 3 cái này là Thực Tướng, khi chứng được 3 thực tướng này thì có 3 cái Niết-bàn này.
Vậy thì, Rỗng Không tức là không có phiền não, Rỗng Không tức là không có ngũ uẩn ở trong đó.
Vô Tướng tức là không có hình tướng nào, nếu mình nói ngũ uẩn có hình tướng thì hãy tả cái hình tướng của ngũ uẩn; thức của mình sao, thọ của mình sao, tả không được. Mà mình tả, mình kể, mình trình bày, mình biết cái đó là ảo, không thực.
Nếu: người này tả, người kia kể, người nọ trình bày, nó chỉ vậy thôi. Nên vị Thiền Sư nghe mấy thiền sinh lên trình pháp, sắc của ông này như vầy, thọ của ông kia như vầy, bà này nói: thọ, tưởng, hành, thức là như vầy. Thì vị Thiền Sư nghe.
Mà bài học cũng chỉ như ta vừa nghe giảng từ:
1. Tam Tạng - Chú Giải - Phụ Chú Giải
2. An Chỉ tu tập + Minh Sát tu tập
3. 4 Đạo + 4 Quả + 1 Niết-bàn
Giảng rộng ra thì
Pháp Học 1). 84,000 Dhamma-kkhandhā gồm: 21,000 Luật Tạng
21,000 Kinh Tạng
42,000 Abidhamma Vô Tỷ
23 quyển Chú Giải Aṭṭhakathā
5 quyển Phụ Chú Giải Ṭika
2. Patipatti Dhamma Pháp Hành có:
- 36 An Chỉ Sắc Giới,
4 An Chỉ Vô Sắc Giới
-----------------------------------
40 An Chỉ
và
16 Minh Sát Trí
4 Niệm Xứ
-------------------
20 Minh Sát Tuệ
3) Pháp Thành có:
4 Đạo + 4 Quả + 1 Níp-Bàn
Và tóm lại như hình dưới đây
để hình 031 - 1.08.06
Nó chỉ như vậy thôi, mà qua tới phần thứ 3 là.
3. Niết-bàn Siêu Lý thứ ba có 3 là:
3.1 - là Rỗng không
3.2 - Vô Tướng.
3.3 - Vô Nguyện.
là Vô Thường, và vô ngã
Khi mấy cô ngồi thiền mấy cô có thấy là mình rỗng không không? không có thì bắt đầu mình bỏ cái đó liền. Mình thấy có đau, mình thấy mình đi, thấy mình ngồi, thấy mình đứng, thì làm sao nói mình rỗng không được.
Mình thấy mình có tướng không? Trong khi mình ngồi thiền mình có tướng không? Vị Thiền Sư hỏi khi cô ngồi thiền có tướng không? mình ngồi kể cái tướng của mình khi ngồi thiền, ông thiền sư nói về tu tiếp đi.
Ngồi thiền cô có cầu nguyện cái gì không? Không mong cầu gì hết.
Đức Phật Ngài nói trong Tam Tạng rồi mấy Ngài Chú Giải viết ra rồi tới mấy Ngài Phụ Chú Giải viết ra nữa cuối cùng chỉ có 1 Niết-bàn thôi. Đâu có gom hết tất cả vào Niết-bàn được.
Do đó, viết xuống rồi thử tìm ra câu trả lời cho mình, tìm đáp số cho mình.
3. Niết-bàn Siêu Lý thứ ba có 3 là:
3.1 - là Rỗng không
3.2 - Vô Tướng.
3.3 - Vô Nguyện.
là cái đáp số cho mình đi tới.
Không có phút giây nào mình thấy mình Rỗng Không, mình Vô Tướng, mình Vô Nguyện, mà lúc nào cũng thấy mình mong cầu, mong tôi đạt quả Niết-bàn, tôi mong được giải thoát, mong đủ thứ hết.
Bao nhiêu cái mong cầu của mình, bao nhiêu ước nguyện của mình, bao nhiêu sự tu tập của mình thì không bao giờ là "không có chi cả", mình ôm một khối, mà một khối đó là khối phiền não trong cái ngũ uẩn này. Mà trong đó thực ra chỉ là Thực Tướng; Rỗng Không (Vô Thường), Vô Tướng (Vô Ngã), Vô Nguyện (Khổ đau) mà mình không biết.
Người Phật tử mình cũng vậy, cứ đi qua đi lại 2 vế, mà bỏ điểm giữa, mà điểm giữa là cái quyết định và nó cắt đứt 2 vế đó gãy và không còn hiện hữu nữa, thì mình mới giải thoát được, nhưng người ta không chịu làm vậy. Người ta muốn có 2 gánh, ở giữa người ta không nghĩ tới.
để hình 031 - 1.43.18
Ngó qua bên tay trái là mình đang đi tìm, ngó qua bên tay phải là cái đang có mà mình không muốn, còn ở giữa không bao giờ mình nhìn hết. Giống như mình gánh có một giỏ đằng trước một giỏ đằng sau, ngó giỏ đằng trước thấy hết bỏ đồ thêm vô, ngó đắng sau hết bỏ châm thêm vô, không bao giờ ngó chính mình.
Mình ngó bên đây, ngó bên kia, không bao giờ mình ngó chính mình.
Người Phật tử tới tìm Phật Pháp, mình trở về lo tu liền, nhưng không bao giờ thấy thực tế thực tính. Cho dù Đức Phật Ngài thuyết hết các kinh sách, cho dù các nhà Chú Giải viết hết, và quí Phật tử có đọc hết thì cũng teo dần lại thôi chứ không phát triển được, mà thấy phát triển nữa là đáng nguy.
Đức Phật nói tam giới như hỏa trạch, tức là 3 cõi giới này Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới như lò lửa nó đốt cháy.
Như một lò lửa đốt cháy, khi tất cả những vật thể nào nằm trong lò lửa nó đốt cháy chỉ teo dần chứ không nở ra, cái đó gọi là thực tướng, cái đó gọi là thực tính.
Nếu như một vật thể bỏ trong tam giới như hỏa trạch này mà nó càng nở bự, phát triển bự hơn cái lò lửa luôn, thì cái đó là ảo.
Do đó, khi ngồi thiền, hay tu, hay học, mà càng ngày càng phiền não, mà phiền não càng ngày càng nhiều thì đó là không phải thiệt, là mình đi sai. Giờ mình tìm được con đường đi cho đúng mà mình đi con đường đó là không đúng, mình thấy phiền não càng ngày càng có thêm là sai.
Giống như mấy cô đang có bịnh, đi đến một bác sĩ, mà bác sĩ chữa không hết bịnh mà càng ngày bịnh càng nặng thì người bác sĩ đó không phải là người bác sĩ giỏi, và đường mình đi chữa bịnh đó không đúng, mình không thể nào đi tiếp với ông bác sĩ đó được.
Vậy thì, khi ngồi thiền hay học tu học Phật Pháp hay học việc tu hành của mình, nhưng càng ngày càng thu lại thì mới kết quả được. Những người mới tới với Phật Pháp họ mang về rất nhiều kinh sách để đọc, nhưng sau khi họ đọc nhiều rồi thì họ hết đọc nữa.
Thiền sinh hỏi: Bạch Sư, thí dụ một người tu càng ngày càng thấy phiền não lên là đi không đúng đường. Nhưng một người tu mà thấy càng có nhiều phiền não chung quanh, thì cái nhìn đó là sao?
HT trả lời: Đó là bị phóng dật. Một tỳ khưu sau khi 3 tháng an cư trong rừng trở về thăm Đức Phật, trên đường thấy lửa cháy, hoảng hốt sợ hãi ông lên đồi ngồi nơi đó không có lửa, Đức Phật biết Ngài nhiếp tâm đọc: "Nhìn gì lửa chung quanh, nhìn chính mình lửa trong tâm, chính đó mới cần nhìn." Vị tỳ khưu nghe giật mình, ông chỉ nhìn ra ngoài thấy lửa xung quanh, trong khi chính mình đang có lửa trong tâm, là tâm sân, vì sợ hãi với lửa xung quanh, tâm ông đang sân mà ông không thấy, ông chỉ nhìn thấy lửa ở ngoài làm ông hốt hoảng, chứ ông không thấy ông có tâm sân. Sau 3 tháng an cư vậy mà bây giờ thấy lửa xung quanh thì nổi tâm sân lên, thì như vậy cuộc tu của 3 tháng an cư không có kết quả.
Do đó, Sư có những lúc Sư nói cô Tịnh Nhẫn, Sư nói chung quanh phiền não quá, mình có phước lắm, cô ráng tu đi chứ bây giờ Sư thấy ở ngoài khổ lắm, khổ trăm ngàn khổ, khổ vô cùng tận. Nhưng không phải lấy cái đó để mình bị phiền não, lấy cái đó làm Cảnh Trưởng để mình ráng lo tu tập giải thoát cái khổ.
Giống như nãy Sư nói, nếu mình để trạng thái phiền não đó là một cái 'Nhàn cư" của mình, mình chỉ ngó chung quanh, mình sợ, chứ mình không lo tu thì là mình đang nhàn cư, anh rảnh quá mới ngồi than, còn người ta bận quá người ta đâu có thì giờ để thấy, thì đâu có thì giờ để than thở.
Hồi đó Sư ở với Sư Ba, Sư Ba nấu khoai mì, tối ngâm nước, sáng ra nước ra màu vàng là chất acid cyanhydric (HCN), chất này giết hồng cầu, do đó đừng bao giờ ăn khoai mì.
Cái đòn gánh có 2 giỏ, nhìn giỏ đằng trước bỏ vô, nhìn giỏ đằng sau thấy thiếu bỏ vô, còn mình chính giữa mình không nhìn thấy nó thiếu gì để bỏ vô vì thế mình không có bỏ vô.
Do đó, khi mình tu, mấy cô nhìn xung quanh mà phiền não, cái đó là một Cảnh Trưởng cho mình thì mình bắt đầu chạy với 2 ngón tay. Cũng như Sư hay nói ở vườn trồng bắp, mà bị hái trộm mất hết trái bắp này đến trái bắp kia thì mất đó mình phải lo, vì nó hái tới trái cuối nó cũng sẽ hái. Nên khi Sư nghe cô Tịnh Nhẫn nói bữa nay có nhiều Thầy nhiều Sư lên thuyết, Sư nói tốt quá, mình mừng, tại vì có mấy Thầy mấy Sư cái chắn, mình ở đây mới yên được, nếu không có mấy Thầy mấy Sư thuyết giảng thì chết mình vì mình phải thuyết giảng hết.
Cây có nhiều trái khác với cây không có trái, cây có nhiều trái bị hái làm sơ xác, trong khi cây không có trái vẫn còn tươi tốt. Buổi sáng vua trên đường đi thấy cây có nhiều trái, buổi chiều trên đường về cây bị sơ xác vì người ta trèo lên hái làm hư hại. Điều đó, khi mình nhìn thấy xung quanh là khổ thì mình mới nhìn tới, chết rồi nó hái tới rồi, thì khi mình nhìn tới đó thì mình phải lo cho mình. Nhưng không phải nhìn cái đó mà mình lấy cái đó làm cái phiền não của mình, cái đó là mình sai.
Sư lúc nào cũng nhìn ra với Chánh Kiến, với Tứ Đế, chứ không phải Sư nhìn ra với Tà Kiến, với Chấp Thủ của mình.
Sư nói chúng sinh khổ, mình phải thoát khổ chứ không khổ chung với chúng sinh.
Chúng sinh khổ thì mình thoát khổ chứ không khổ trong chúng sinh.
Đó là mình phát nguyện, đó là động cơ, mình nhìn thấy họ khổ như vậy là động cơ cho mình thức tỉnh không dễ duôi nhàn cư vi bất thiện được. Họ nhàn cư nên họ mới bị cái quả bất thiện chụp họ. Bây giờ mình bận thì không có quả nào nó đến bắt mình được thì lúc đó mình mới an toàn.
Vậy thì Sư nói tiếp.
Nếu tu mà còn thấy ngũ uẩn quí Phật tử làm thì quí Phật tử đang có, còn quí Phật tử dốc hết, còn bao nhiêu tiền dốc hết vào chuyện đầu tư thì lúc đó mới thấy là mình không còn. Vậy thì khi quí Phật tử tu vô cái ngũ uẩn này vô trong một cái giờ tu này, một giờ hành này, dốc hết ngũ uẩn không hay chỉ phân nữa hay là 2/3 hay là 6/4, hay 7/3, nếu mà còn thì quí Phật tử còn.
Bồ Tát nói: "Xương có tan rã, máu có khô cạn, mà không đến đạo quả, quyết không rời cội cây này." Ngài dốc hết không còn chừa một cái gì nữa thì mới đắc đạo quả.
Một đêm đầu đà, ở Việt Nam cũng vậy, ở bên Mỹ cũng vậy, những đêm đầu đà Sư làm lễ, có một mình Sư, trong khi chùa nào cũng có 6, 7 vị Sư, mỗi một vì làm chủ một lễ, thuyết pháp, luận đạo, ngồi thiền. Còn Sư ôm hết từ trên xuống dưới Sư dốc hết ra tới 2 giờ sáng, luận đạo Sư cũng làm, vì Sư sống trong pháp, Sư không có một cái gì là của Sư hết, thì Sư không có cái gì chen vô được, không có phiền não nào vô hết, thì trong Pháp hết, một đêm đầu đà rất là an vui tịnh lạc. Còn mấy Sư kia chia ra mỗi người một chút thì mấy Sư đó bắt đầu có những phiền não của họ.
Phiền não có nhiều loại lắm:
1. Tham,
2. sân,
3. si,
4. mạn,
5. nghi,
6. kiến,
7. vô tàm,
8. vô úy,
9. phóng dật.
10. Tật đố
11. Lận sắc
Đó là những phiền não.
Quí Phật tử đang sống trong mạn, ngã mạn, là một phiền não.
Rồi người sống vô tàm vô úy, không hổ thẹn không mắc cở trong chuyện xấu ác, chuyện bất thiện, thì người đó đang sống trong phiền não, họ đang sống trong phóng dật, không có chánh niệm, là họ đang sống trong phiền não.
Phiền não không phải chỉ có tham, sân, si.
Mấy cô không sống trong hoài nghi, tà kiến.
Vậy những cái nào mình có. Mình đang tu hay mình đang học, hay đang dịch kinh sách, hay đang đọc kinh sách, mình còn có những phiền não này là mình còn ngũ uẩn. Mình dốc hết vô, không để phiền não chen vào, thì lúc đó chỉ có Pháp và Pháp thôi.
Phiền não nghi, mạn, kiến là quí Phật tử thường có, khi đã có mấy phiền não này thì:
- Kiến đi với tham
- Mạn đi với tham
- Nghi đi với si
- Vô tàm vô úy đi với si
- Tật đố đi với sân
- Lận sắc đi với sân
- Phóng dật đi với si.
Như vậy thì, khi mình đang ngồi thiền hay mình đang ngồi học, hay đang dịch kinh sách mà mình đang còn phiền não, mình phải lọc cái phiền não đó ra. Hay mình đang thuyết pháp, hay mình đang ngồi học, hay đang thính pháp v.v... mà mình còn phiền não, mình còn ngũ uẩn (tôi, ta) vẫn còn có cái khổ cho mình. Phải dốc tâm vô thì mới hết. Những phiền não là do tham, sân, si tạo nên.
Khi mình nói tới tâm đi với tính. Người nào có tâm thì có tính.
Tính ái dục, tính sân, tính si, tính tầm, tính tín, tính giác. Đó là 6 tính. Giờ mình biết mình tính nào không? Trong 6 tính này nó không có đơn độc một, nó có đôi.
Tính đức tin thường đi với si.
Tính tầm thường đi với ái dục.
Tính sân thường đi với giác.
Người tính mà nói đâu biết đó (tính giác) người đó hay sân, tại vì thấy cái gì cũng tìm hiểu và biết rồi sẽ khó chịu liền.
Còn người tầm thì hay tìm người đó ái nhiều lắm, họ thích.
Tính dục là tính ái, nước đỏ
Tính sân là nước đen
Tính si là nước đục
Tính tầm là màu vàng nhạt
Tính tín là màu xanh
Tính giác là màu trắng, trắng như kim cương
Bây giờ mình đã có tính giác (màu trắng) rồi lại có tính sân (màu đen) nữa thì nó ra màu xám (màu trắng đi với màu đen thành màu xám xịt luôn).
Bây giờ quí Phật tử mới thấy là
Tâm: Tâm đi với tính.
Tính dục chừng nào thì tâm tham chừng nấy
Tính sân chừng nào là tâm sân chừng nấy
Tính si chừng nào là tâm si chừng nấy
Tính tầm chừng nào thì tâm tham chừng nấy
Tính tín chừng nào thì tâm si chừng nấy
Tính giác chừng nào thì tâm sân lên chừng nấy
Dục đi với tầm là, tham đi với tham
Sân đi với giác là, sân đi với sân
Si đi với tín là, si đi với si.
Tâm đi với Tính, anh có Tính gì thì Tâm anh là vậy. Tâm với Tính đi đôi với nhau, Tâm với Tính là cái bản ngã cái nghiệp cũ của mình, mình phải biết mà lo tu, phải có Chánh Niệm và Trí Tuệ.
Khi người ta hỏi, Tâm của cô, Tính của cô, hai cái đó y chang không thay đổi, lâu ngày gặp lại tính vẫn vậy, tính sân vẫn sân, tính tầm vẫn tầm, tính đức tin vẫn đức tin, không có một trí tuệ gì hết trơn.
Khi mình biết mình có tâm tham và tính tham, mình biết được rồi thì mình lo tu, chứ không lấy cái đó để mình ôm ấp giữ lấy, cái đó là mấy cô đang sống trong một phiền não, một ngũ uẩn của tôi, ta.
Thì bây giờ, đâu có khi nào mình lấy màu đen là tâm sân mà bỏ vô tính Giác màu trắng như ngọc kim cương mình trộn nó để cho ra màu xám đâu. Cũng có khi nào mình thất niệm, khi mà thiếu trí, thì tính Giác của mình nó trở qua tính Sân làm xám đi màu máu của mình không còn trong suốt nữa./.
No comments:
Post a Comment