030 Paṭṭhāna
HT Sán Nhiên giảng ngày 10 tháng 9, 2022
Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "030- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ.
Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.
Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.
Namo Buddhaya
Minh Hạnh
Mỗi một vấn đề có 7 giai đoạn:
1) Paticcavàra – Giai đoạn Liên Quan
2) Sahajàtavàra – Giai đoạn Câu Sanh,
3) Paccayavàra – Giai đoạn Duyên Sinh,
4) Nissayavàra – Giai đoạn Y Chỉ,
5) Sansatthavàra – Giai đoạn Tương Tạp, hay là hỗn hòa,
6) Sampayuttavàra – Giai đoạn Tương Ưng,
7) Panhàvàra – Giai đoạn Vấn Đề.
Thiền sinh hỏi: Trong sự giải quyết vấn đề qua 7 giai đoạn. Sư đã giảng trong tuần trước chung qui kết thúc lại là sự tu tập của Vipassana trong đó có 2 Thực Tính và Thực Tướng. Trong khi đó Thực Tướng chia ra làm 2 là Vô Thường Khổ Đau Vô Ngã và Āsāva. Con không hiểu ngay chổ Sư nói Āsāva là như thế nào của trong Thực Tướng của nó.
HT trả lời: Việc tu của mình có 2. Đó là cái key. "Chúng sinh già chết khổ sầu, Bởi do pháp lậu dẫn đầu Vô Minh."
Vô minh không thể nói một được mà có 2. Vô minh và Ái Dục.
Mà Ái Dục có 3 là Tham, Sân, Si.
Trong Tham có 2 mình cần phải biết là:
- Tà Kiến. Tà Kiến là ngó ra người
- Ngã Mạn là ngó vô mình.
Do đó, Tà Kiến ngó ra thì có Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.
Ngã Mạn là ngó vô thì có bốn pháp lậu hoặc (Āsāva) là: dục lậu (kāmāsava), hữu lậu (bhavāsava), kiến lậu (diṭṭhāsava) và vô minh lậu (avijjāsava). Cái "Ta" cái "Tôi" mình chìm trong āsava không ra.
Còn Tà Kiến là mình chỉ nhìn ra Thực Tướng là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Những cái thấy đó nó thấm vô trí não của mình, trong khi nhìn là mình phải biết có Thực Tướng.
Khi vào mình thì phải biết mình có lậu hoặc thì mới bóc gỡ ra chứ còn không nó che lấp mình ở trong đó không ra.
Trong Sân có tận, và lận. Tật là ganh tị với người. Lận là mình bỏn xẻn với mình.
Thấy người ta giàu hơn mình, thấy người ta hạnh phúc thì mình ganh tị với lại mình tật đố.
Nhưng nếu mình giàu mình sướng, mình hạnh phúc thì mình dấu mình che không chia sẻ ai hết, mình bỏn xẻn.
Cũng là hai Tà Kiến và Ngã Mạn.
Tật với Lận. Tật là nhìn ra ngoài. Lận là nhìn vô mình, mình che dấu cái của mình.
Trong Sân, Tật, Lận, Sắc.
Tật đố là mình ngó ra ngoài, mình ganh tị đố kị người ta.
Còn lận sắc là mình nhìn vô, mình che lại, dấu đi, bỏn xẻn keo kiệt, dấu không cho.
Thành ra 2 cái Tà Kiến và Ngã Mạn cũng đi đôi trong bọn sân hận.
Si có 2 là Hoài Nghi và Phóng Dật.
Hoài Nghi với pháp là bên ngoài. Phóng dật là trong mình.
Sân, Tật, Lận, Sắc, là đố kị, ganh tị và keo kiệt bỏn xẻn. Hai pháp đi đôi, còn mấy cái kia là phụ, nó vi nhiễu là nó bao bọc chung quanh.
Giống như mình đi lưới cá, một tay túm cái lưới, một tay tung lưới ra, rồi mới kéo lưới lên. Thì bọn tham phần có 3 là Tham, Tà Kiến, Ngã Mạn. Thì Tham có 2 Tà Kiến và Ngã Mạn, cái nhìn ra và cái nhìn vô. Còn Sân có Tật Đố với Lận Sắc. Tật Đố là ngó ra, đố kị người này, đố kị người kia. Lận sắc là của mình dấu nhẹm không cho ai biết hết gọi là bỏn xẻn.
Còn si là bị hoài nghi pháp, phóng dật là chính mình phóng dật. Mấy cái đó là lậu hoặc (Āsāva), cái đó là nó lâu ngày căn cốt đế rồi gỡ không được mà do mình. Lậu hoặc này hay kiết sử này là do mình. Trước tiên ta tạo thói quen, sau thói quen tạo lại ta, trước tiên ta tạo hút thuốc sau thói quen ta nghiện hút thuốc
Lâu ngày lâu tháng nó theo mình làm cho mình khó gỡ, giống như cục đá đầu tiên nó không có rong rêu, nhưng mình để ngoài mưa gió thì rong rêu nó bám, mình muốn nó sạch phải cạo rửa lâu lắm.
Như vậy những gì ngó ra là phải biết có tam tướng (Vô Thường, Khổ đau, Vô Ngã) thì mình phải ngó bên trong để tu tập.
Kiến ---> ngó ra thấy Vô Thường, Khổ đau, Vô Ngã.
Rồi Kiến ---> Ngó bởi Giới, ngó bởi Định, bởi Tuệ thì mới ra. Không ngó xuống.
Kiến của mình là ngó trong Giới, mình ngó trong Định, mình ngó trong Tuệ thì mình mới thấy được Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Ngoài ra toàn là mình thấy Thường, Lạc, Ngã, Tịnh theo kiết sử hay lậu hoặc của mình
Mình làm công thức.
Để hình 030 - 11.35
Kiến mình phải nhìn trong Giới, điều đáng nhìn thì nhìn, cái không đáng nhìn thì không nhìn. Thì Kiến đó sẽ thấy được Thực Tướng.
Còn Kiến mình không nhìn qua Giới thì sẽ thấy sai.
Kiến nhìn trong Định thì thấy được Thực Tướng.
Kiến trong Tuệ mới thấy được Thực Tướng, chứ còn nhìn theo kiểu vô văn phàm phu thì không bao giờ thấy Thực Tướng.
Đó là công thức.
Do đó, ngày nay Phật Pháp khó có người nắm bắt lãnh hội được.
Hồi xưa Sutamayapaññā trong quyển Biên Niên Sử, qua phần Trí Tuệ Balamật Sư dịch là Tuệ Văn Dĩ Nguyện Như Thường.
Nhưng tới khi đọc qua bộ Kammatthana chương IX của bộ Dhammasangani thì từ Sutamayapaññā Sư sẽ dịch là:
Văn Sở Thành Tuệ
Tư Sở Thành Tuệ,
Tu Sở Thành Tuệ.
Chứ không dịch Tuệ Văn, Tuệ Tư, Tuệ Tu suông nữa.
Dĩ Nguyện Như Thường, là đã thành rồi. Nghĩa là mình nguyện nó luôn luôn có trong mình, nó gắng bó với mình như lời nguyện của mình hay là thiên xứ nguyện của mình.
Nhưng muốn có Tuệ Văn Dĩ Nguyện Như Thường, Tuệ Tư Dĩ Nguyện Như Thường, Tuệ Tu Dĩ Nguyện Như Thường. Thì Văn Sở Thành Tuệ rồi mới tới Dĩ Nguyện Như Thường.
Mỗi một lực tu của mình hay là mức độ tu của mình thì phải đi từng cấp từng cấp, và đi từng bước từng bước.
Kiến của mình nhìn với Văn Sở Thành Tuệ thì mới thấy được tam tướng Vô Thường, Khổ đau, Vô Ngã.
Kiến Tư của mình Sở Thành Tuệ thì mình mới thấy Vô Thường, Khổ đau, Vô Ngã được.
Tuệ của mình có Văn Sở Thành Tuệ thì mình mới thấy được Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã được.
Sư học với Ngài Tịnh Sự, Ngài nói Sân, Tật, Lận, Hối, cái nào là chính. Sân là cái gốc, mà gốc của sân là bất toại nguyện. Gốc của Sân tiếng Pali là Dosa, ngữ căn là Du.
Sân (Dosa) ----> Patigha --> là mình ở trong trạng thái bất toại nguyện, không vừa lòng, bất toại ý.
Thì từ Sân mình ngó ra là mình Tật Đố. Tật Đố có 2:
- một là tài sản của người, tài sản thuộc về vật chất
- hai là thiện công đức của người, thuộc về tinh thần.
Thấy người ta giàu có mình ganh tị, thấy người ta hạnh phúc mình cũng ganh tị, thấy người ta an vui sung sướng về mặt tâm linh hay tinh thần mình cũng ganh tị.
Nhưng chữ Tật Đố. Sự đố kị, hay sự ganh tị chỉ có do ở dưới ngó lên, ít khi nào ở trên ngó xuống.
Do đó, nếu mình có tâm thường hay ganh tị thì mình phải coi, mình là chị sao ganh tị em, mình người lớn sao ganh tị người nhỏ, mình giàu sao ganh tị người nghèo. Đó là mình sai rồi.
Thì chữ ganh tị này là mình phải cẩn thận, mình đặt không đúng chỗ. Gốc của nó là bất toại nguyện, bất toại ý thôi, mình không vừa lòng cái gì hết, người thường sân si là vì không có gì hài lòng hết, không có gì mình toại nguyện hết, mình bức rức khó chịu thì cái gốc của nó là Dosa là bất toại nguyện bất toại ý.
Rồi từ đó sanh ta Tật Đố là đố ki, ganh tị, ganh ghét, về mặt tinh thần về mặt vật chất, 2 cái đó mình không có vừa lòng với ai. Thấy người ta sung sướng mình cũng ganh tị, thấy người ta giàu có mình cũng ganh tị, thấy người ta đầy đủ tài sản mình cũng ganh tị.
Thứ hai là Lận Sắc là bỏn xẻn, keo kiệt, không cho ra. Bỏn xẻn có 5.
1. Bỏn xẻn tài sản,
2. bỏn xẻn dòng giống,
3. bỏn xẻn chỗ ở,
4. bỏn xẻn về kiến thức,
5. bỏn xẻn giáo pháp là bỏn xẻn trí tuệ. Mình khôn, mình giỏi, mình sáng suốt thông minh, mình không chỉ cho ai hết.
Tật Đố là ngó ra. Lận Sắc là ngó vô.
Ngã Mạn (Māna) có 9:
1. Hơn ỷ hơn (Seyyassa seyyo' hamasmī' ti māno).
2. Hơn ỷ bằng (Seyyassa s-diso' hamasmī' ti māno).
3. Hơn ỷ thua (Seyyassa hīno' hamasmī' ti māno).
4. Bằng ỷ hơn (Sadisassa seyyo' hamasmī' ti māno).
5. Bằng ỷ bằng (Sadisassa sadiso' hamasmī' ti māno).
6. Bằng ỷ thua (Sadisassa hīno' hamasmī' ti māno).
7. Thua ỷ hơn (Hīnassa seyyo' hamasmī' ti māno).
8. Thua ỷ bằng (Hīnassa sadiso' hamasmī' ti māno).
9. Thua ỷ thua (Hīnassa hīno' hamasmī' ti māno).
Nhưng toàn bộ là mình ngó vô mình, rồi mình so đo, đong đếm.
Còn Tà Kiến là mình nhìn ra.
Do đó, khi mình đi trong 2 lãnh vực Tà Kiến thì phải đặt công thức xuống
Muốn thấy được Thực Tướng, phải sống trong Giới Luật, sống trong Tam Vô Lậu Học (Giới, Định, Tuệ). Gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát mà không phải đưa đến các phước báo sanh thiên.
Bởi vì mình thấy được Thực Tướng thì lậu hoặc bị diệt. Muốn lậu hoặc diệt mình phải có pháp trị. Pháp trị là Tam Vô Lậu Học để mình thấy được Thực Tướng của lậu hoặc.
Tất cả đều có công thức, công thức này mình đi an toàn, chứ không phải đi với tư kiến, không phải trong trạng thái mình tự nghĩ ra rồi mình nói mình ên, đây là Đức Phật Ngài tu, Ngài thấy rồi chỉ cho mình học.
Khi nắm bắt được thì đường tu của mình có căn bản. Như vậy thì khi đi qua tuệ văn, tức là phải học hỏi, phải nghe thấy, nhìn thấy không phải một khía.
Do đó, lên cõi trời Sắc Giới, Vô Sắc Giới không cần có, nhưng tới cõi trời Sắc Giới bỏ gì thì bỏ các bộ phận có thể bỏ được, như Thiệt, Tỉ bỏ được, nhưng Nhãn với Nhĩ các quí Ngài vẫn còn dùng, vẫn còn muốn nhìn thấy Đức Phật, vẫn còn nghe pháp của Đức Phật nói, chứ không bỏ được. Mà trong phần Chánh Kiến, trong Giới, Định, Tuệ của các quí Ngài.
Mình đang ở Tuệ Văn Suta
Rồi đi tới phần Cintāmaya tuệ tư
Rồi đi tới phần Bhāvanā phần tu. Trong tu tập Nhãn Nhĩ vẫn còn. Tới phần trí tuệ cao siêu Thắng Trí Abhiññā mình có Thiên Nhãn Thiên Nhĩ.
Mình phải ở trong Tam Vô Lậu học, chứ không phải cái gì cũng đem vô hết thì nguy hiểm. Kinh Văn là con dao hai lưỡi, có chánh có tà, có đúng có sai, có tốt có xấu, mình đem vô hết coi như làm hoại tâm linh của mình hay tâm thức của mình hay tinh thần của mình
Hồi Sư vô tu với Ngài Tịnh Sự, những ngày đầu tiên không bao giờ Ngài bỏ lơ Sư. Ngài xuống coi hộc tủ trong cái bàn Sư, Ngài coi những sách của Sư, Ngài cất đi. Những cuốn Nikaya Sư để trong hộc tủ, Ngài lấy cất đi, Ngài chỉ để Abhidhamma lại cho Sư coi. Ngài muốn Sư tập trung vào một điểm thôi chứ không có loãng quyển này quyển kia, Ngài tịch thu hết. Ngài muốn cho Sư Văn Sở Thành Tuệ thì phải coi kỹ mấy cuốn Ngài đưa, nhất nghệ tinh nhất thân vinh, mình phải lấy cái đó làm gốc, nên Sư học với Ngài, Ngài dạy kỹ lắm, mình phải đi đúng mới có kết quả đúng.
Văn mình nghe nếu mình không có Pháp Vô Lậu thì mình dính vô Lậu Hoặc liền, dễ dính vô Lậu Hoặc nó làm cho mình rớt vô cái nghịch cái pháp bất thiện.
Thiền sinh: Trong Giai Đoạn Liên Quan, đem vào 24 cái duyên để coi cái liên quan như thế nào trong 24 duyên, thì như vậy phải có cái nguyên tắc hoặc là có một công thức.
HT trả lời: Nó có hai là Giống và Thời, duyên mà muốn nói gì trong 7 phần thì mình nói tới Giống, giải quyết vấn đề đó theo một Giống nào đó mình theo Giống đó, giải quyết vấn đề đó theo một Giống nào theo Giống đó. Còn giải quyết vấn đề đó ở thời điểm nào mình đi thời điểm đó.
Thí dụ, bây giờ mình nói giải quyết vấn đề này mà vấn đề này thuộc diện quá khứ thì mình mới nói qua vấn đề đó, thì vấn đề quá khứ đó phải coi lại thời đó là thời quá khứ cái Giống đó là Giống gì? Nó thuộc về tiền sinh, nó đã sinh ra rồi, bây giờ là câu sinh mà vị lai là hậu sinh, nó 3 Giống về duyên, Giống tiền sinh, Giống câu sinh, hiện tại là câu sinh, quá khứ là tiền sinh, vị lai là hậu sinh (nó chưa sinh). Rồi từ đó có phụ gia vô, hỗn hòa vô hay là y chỉ, mấy cái liên quan bắt đầu vô, thì cái Giống tiền sinh nó đi vô loại duyên nào giống nào vô được thì tiền sinh nó vô thì hiện hữu bất ly nó vô được, chứ nó không có đi vô cái duyên mà hậu sinh vô được với nó.
Do đó phải coi cái thời của nó. Thời chỉ có 2 thôi. Tất cả các thời mà mình chế định. Trong tất cả các thời
Kāla là thời gian, có 3: quá khứ, hiện tại, vị lai. 3 thời này ta tạm gọi là chế định. Thời gian quá khứ là thời gian đã đi qua rồi. Thời gian hiện tại, mình thấy nó hiện tại nhưng nó đã đi tới rồi. Thời gian vị lai là thời gian chưa đến. Nhưng mình gọi là Chế Định.
Như vậy thì trong thời gian quá khứ này có chuyển khởi.
Trong thời gian hiện tại có chuyển khởi tới vị lai.
Trong thời gian vị lai có chuyển khởi từ vị lai này tới vị lai kia.
Trong thời gian Kāla tất cả có chuyển khởi hết.
Như vậy thì 3 + 3 cái kia nữa thành 6
Vāra là thời kỳ chỉ có 1 là chuyển khởi hay là diễn tiến, hay là thời kỳ tiến triển, nó cứ đi tới hoài, tức là không có đứng, không lùi, không mất. Thời nó cứ chuyển tới hoài. Thời Vāra là thời kỳ là thời Siêu Lý
Vāra là thời kỳ: Chuyển khởi, diễn tiến, tiến triển. Thời này không đứng cũng không lùi.
Khi mình nắm được cái đó thì mình mới tìm pháp nào đi với pháp đó, chứ không thể nào đi lộn xộn được.
Như vậy thì Siêu Lý mà lấy pháp Chế Định bỏ vô thì không được.
Siêu Lý phải bỏ pháp Siêu Lý vô; Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp. Tại vì mình nói tới tâm thiện, thì mình nói tâm thiện nào, tâm thiện hồi quá khứ, tâm thiện hiện tại, tâm thiện vị lai. Đó là mình nói theo thời gian Kāla. Nhưng mà đứng ngay lúc mình đang làm việc thiện mà mình có tâm thiện thì tâm mình đang thay đổi thay đổi thay đổi.
Ông vua đứng trên thuyền đang đi trên một dòng sông làm rớt cây kiếm xuống dòng nước, ông lấy cục phấn quẹt làm dấu ở mạn tàu và nói với cận vệ: "Chỗ này ta làm rớt cây kiếm xuống, ngươi lặng xuống vớt cây kiếm lên cho ta." Thì làm sao tìm ra được.
Thì tâm của mình cũng vậy đó.
Ngay khi mình đang làm tâm thiện, đang làm việc thiện, thì tâm mình cũng đang Chuyển Khởi Pavatti.
Nên khi nói tới 7 giai đoạn thì mình nói tới Giống và nói tới Thời là 2 điểm chính lớn. Còn từ Giống mình ra Duyên, Giống nào ra Duyên đó. Do đó, khi mình nắm kỹ mình có bao nhiêu Giống, 9 Giống, rồi bắt đầu 9 Giống đó có bao nhiêu Duyên. Thí dụ như Giống Câu Sinh có 15 Duyên thì mình bỏ vô.
Rồi nói tới thời của nó, quá khứ, hiện tại, vị lai. Nhưng trong 3 thời đó mình phải biết lúc nào cũng có Chuyển Khởi, nó không đứng yên một chỗ.
"Bây giờ ta đang học." Mình nói hiện tại, nhưng thật ra đang chuyển khởi. Chữ "bây giờ" là chế định, nhưng thật ra nó không đứng yên, nó cũng không lùi, nó cứ chuyển chuyển đi tới. Nó Chuyển Khởi, Chuyển Tiến, Tiến Triển.
Trong Tiến Triển này. Con người của mình cứ chế định trong mỗi pháp thì cái đó là mình không có trí, mình chỉ có Niệm thôi, có ghi nhớ thôi. Không có trí không có thấy. Còn Niệm là mình chỉ có nhớ và mình giữ, nhưng mình không hiểu biết cái đó.
Cái nhớ của mình kèm theo chuyển khởi của nó, mấy cô không biết cái chuyển khởi của cái nhớ của mình nó đã được thay đổi rồi.
Nếu mình muốn bắt một vật mà nó đứng thì mình bắt được, nhưng nếu vật nó di chuyển thì mình không bắt được
Thí dụ mình nói hơi thở, hơi thở là chế định, chế định thì có thời, mình niệm hơi thở vô, thật ra không có, chỉ là mình giữ cái niệm mình thôi chứ thật ra không có. Nhưng mà Tuệ mình không có niệm hơi thở mà Tuệ mình thấy được Vô Thường. Nhưng mình không chịu, mình muốn níu cái hơi thở, mình niệm hơi thở nhưng nó đâu có đứng yên. Mình bắt đâu được nó, mình muốn giữ nó nhưng chỉ trong tâm mình thôi. Nó đi, bắt không được nó, thì mình mới hiểu nó Vô Thường.
Vậy thì, khi ngồi thiền mình muốn bắt, thì 7 giai đoạn đó cô không giải quyết được vấn đề nào, nó vuột hết, mình trắng tay, ngồi thiền hay đi thiền hành một giờ đồng hồ, mình bắt bằng Trí Tuệ chứ không bắt bằng Niệm thì mình mới ra được Pháp, mình bắt được thực tướng trong trí tuệ mình. Thực tướng là pháp. Nên Nibbana là pháp chứ không phải là cõi hay giới.
Vậy thì, khi nói tới hơi thở nó là cảnh gì? Niết bàn là cảnh pháp, hơi thở là cảnh gì? Cho tới ngày hôm nay mà cô không nắm bắt được Cảnh thì coi như cô vuột liền.
Hơi thở là Cảnh Xúc. Khi là Cảnh Xúc là Thân Thức bắt, nhưng giải quyết Cảnh Xúc đó là Ý hay là Trí Tuệ. Cảnh pháp là Đổng Lực, mình sống lại trong thân thức này không được, còn mình nuôi cái Đổng Lực này với Kiết Sử của mình không có trí tuệ.
Bây giờ mình vẽ công thức. Lộ Ngũ Môn.
Thân Thức bắt cảnh xúc thì bắt đầu là Tiếp Thâu, Thẩm Tấn, Đoán Định, tới Đổng Lực.
Nhưng Niệm của mình ở chỗ Xúc hoài.
Từ Thân Thức tới Đổng Lực là Pháp rồi.
Chứ mình Niệm lại Xúc là vuột, đâu còn Xúc nữa mà nó qua Pháp rồi.
Mình không bắt được mà mình sống lại hoài, nên 7 giai đoạn đó Đức Phật Ngài nói nó đi vậy đó, nhưng tùy Duyên, tùy Giống, tùy Thời, nó ăn với nhau. Trong 7 giai đoạn đều có Duyên vô, đều có Thời vô, không có riêng rẽ một mình giai đoạn không.
Bây giờ mình sống với 2 cách sống.
1. Một là, nói sống trong Chánh Niệm, tức là không được phóng dật, việc gì cũng có Chánh Niệm, cũng phải định tâm định tánh.
2. Hai là, sống trong trí tuệ.
Sống trong Chánh Niệm là khó, tại vì mình tiếp xúc với nhiều người nên khó giữ Chánh Niệm. Mình có 6 căn, tức là một trận chiến nào mình cũng có 6 kẻ thù bao vây mình.
Còn sống trong trí tuệ là mình phải có Văn, Tư, Tu, chuyện gì cũng phải vận dụng tới Văn, Tư, Tu.
Chánh Niệm có Tỉnh Giác để mình giữ được Niệm, mình sống trong thực tế giữ tâm mình không bị phóng dật, không tán loạn lao chao.
Còn sống với Trí Tuệ là sống không lầm không mê không sai không trật.
Cư trần bất nhiễm trần là khó. Phải ly trần bất nhiễm trần.
Rất khó, trước một mãnh lực bao vây, ở ngoài là ngoại chiến, ở bên trong giặc lòng mình lên nữa.
Một chuyến đi mà có quí Phật tử đi với Sư, Sư đâu có yên. Khi nào đi về hết, thả quí Phật tử xuống rồi, lên máy bay về hết rồi Sư mới thở ra nhẹ nhõm, bởi vì Sư có trách nhiệm với quí Phật tử.
Thì người ta nói sống trong Chánh Niệm hay sống trong Trí Tuệ?
Đức Phật không bao giờ Ngài sống ngoài 2 phương pháp này, Ngài sống lúc nào cũng có Chánh Niệm, không phóng dật, và Ngài lúc nào cũng sống với Trí Tuệ để giải quyết tất cả mọi pháp cho mình và cho chúng sinh mà Ngài tiếp xúc.
Do đó mình phải hiểu, mình phải có cách sống đó. Và mình vừa đặt 2 cái này lên mình mới giật mình thì từ hôm nay mình mới bắt đầu áp dụng lại 7 giai đoạn, từ hôm nay mình thối lui ra những ngày trước những ngày của tháng qua mình sống như thế nào?
Mình sống có Chánh Niệm không? Không.
Mình sống có Trí Tuệ không? Không.
Bây giờ mình muốn sống có Chánh Niệm, mình không biết sống như thế nào để có Chánh Niệm.
Mấy cô phải hiểu từ đó giải quyết vấn đề nào cũng phải như vậy.
Như vậy thì khi sống trong Chánh Niệm có 3 loại:
1. Người sống trong Dục Giới
2. Người sống trong Sắc Giới
3. Người sống trong Vô Sắc Giới.
Mình đang ở trong Dục Giới
Người Sắc Giới sống trong Chánh Niệm là bất cứ một vị Phạm Thiên nào từ Phạm Chúng Thiên đến Phạm Cụ Thiên đến Đại Phạm Thiên vị Sơ Thiền Sắc Giới rồi lên trên tầng thiền cao nữa thì họ luôn luôn sống trong Chánh Niệm, tại vì lên cao họ chỉ thiền không làm chuyện gì khác, các vị Phạm Thiên chỉ sống trong thiền.
Người Vô Sắc Giới sống trong thiền mà họ không có cảnh, không có Sắc, họ chỉ có Danh thôi.
Do đó, mình mới thấy, mình mới nghĩ rằng: Vậy thì mình nói người Sắc Giới lên trên đó họ sống trong Chánh Niệm, mình không có cái đó. Còn người Vô Sắc Giới họ sống trong Chánh Niệm, họ không có Sắc, họ chỉ có Danh Pháp thôi. Thì mình mới tìm ra người Dục Giới này, đó là công thức để mình đi tới.
Bắt đầu mình nói: Ở trong Dục Giới này mình có 6 căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) với 6 cảnh (sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp).
Sống trong Chánh Niệm thì mình bắt đầu nói: Duyên theo Giống, Giống theo Thời, Thời trong Chánh Niệm. Ngay cảnh đó trước, mình nói Thời đó, xong mới tính qua Chuyển Khởi, mình tính qua phần tu.
Có khi cảnh đến với mình là cảnh quá khứ, mình đang nhớ lại thì thời đó cũng là thời quá khứ.
Duyên theo Giống. Giống theo thời. Như vậy có 2 loại:.
Khi hơi thở mình vô thì cảnh là cảnh xúc, mà thụ lý pháp đó, cảnh đó là pháp là đổng lực chứ không phải là thân thức. Khi hiểu được thì mới tu được, còn không mình chạy theo thân thức với ý thức bị thân thức dẫn mình bắt cảnh sai trật hết.
Cảnh Duyên:
- Tiền Sinh
- Bất Tương Ưng
- Trưởng Duyên
Cảnh Duyên (với 6 cảnh). Bây giờ cảnh đó là mình nhớ lại quá khứ, thí dụ như bảng nãy Sư viết từ tháng trước thì gọi là cảnh tiền sinh. Mà cảnh đó mình không có thật với nó, cảnh đó là Bất Tương Ưng. Cảnh đó không có gì gây cho mình chú ý, nó không có Trưởng Duyên.
Với một cảnh nào cũng vậy, Duyên nào theo Giống đó. Giống đó theo Thời đó. Mình giải quyết trong Chánh Niệm.
Mình có Giống nào Thời đó, mình giải quyết được liền. Mà bỏ 7 giai đoạn vô.
Thí dụ như mình đang ngồi thiền hay đang thiền hành. Cảnh gì thường gặp nhất. Thiền hành cảnh gì thường hay có trong khi đang đi. Cảnh gì có trong lúc thiền tọa?
Trong lúc thiền tọa mấy cô thấy 5 cảnh là: sắc cũng thấy, thinh cũng nghe, mũi cũng ngửi, lưỡi nếm, thân xúc. Trong thiền tọa mấy cô chạy theo 5 cảnh, không bao giờ mấy cô bắt qua cảnh Pháp, tại vì mấy cô không biết Lộ Trình Tâm. Ngài Ananda đi thiền hành nguyên đêm không có kết quả, gần sáng đi về phòng nghỉ. Mấy cô trong khi đi thiền hành có cảnh gì? Mấy cô đi thiền hành cũng thấy 5 cảnh, vì mấy cô đang sống trong không có Chánh Niệm, mà không có Chánh Niệm thì không có Trí Tuệ. Cái gì mấy cô cũng bắt hết.
Do đó, khi đặt Duyên vô với Cảnh. Cái này mình đang sống trong 6 Cảnh. Còn nếu như mình không có 6 cảnh này, mình về phòng rồi lúc 9, 10 giờ sau khi nghe pháp xong, mình trở về phòng mình thì lúc bấy giờ mình không có câu sinh với cảnh nữa, lúc đó hết cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc, mình hết rồi, lúc bấy giờ mình sống cho mình, mình đang sống với Câu Sinh Duyên với mình thôi, không câu sinh với ai nữa, tâm với ý với pháp lúc mình trở về phòng của mình, lúc đó không có cảnh sắc cảnh thinh nữa.
Thì khi Sư nói mà mấy cô không chú ý nghe, mấy cô không lọc ra được ý của Sư. Mấy buổi trong khóa tu tại dhammācariya, Sư tìm chỗ ngồi, ngày hôm sau Sư gặp Ngài U Kundala, Sư hỏi Ngài có tin Sư không, Ngài không trả lời liền Ngài suy nghĩ rồi từ từ Ngài nói tin. Sư nói: "Nếu mà tin Sư thì cho Sư về phòng Sư không xuống thiền đường nữa". Thì như vậy Sư không tiếp xúc với cảnh, Sư chỉ còn câu sinh với Sư thôi, tâm với ý Sư câu sinh với Sư thôi
Thì lúc bấy giờ Sư có Tương Ưng Duyên, có Hổ Tương Duyên. Rồi Giống Câu Sinh hiện lên, Sư có Thiền Na Duyên, rồi Sư có Đồ Đạo Duyên. Rồi Sư khắn khích với nó, Hiện Hữu Bất Ly. Thì những cái này nó không đứng mà nó là Chuyển Khởi Pavatti vì nó là Tâm và Pháp, nó chạy mình bắt theo cái đó mình bắt.
Thì lúc bấy giờ Sư
- có Niệm,
- có Chánh Niệm,
- có Định,
- có Tuệ Văn, Tuệ Tư, Tuệ Tu.
Thì lúc đó hành giả không sống với 6 cảnh ngoài nữa mà chỉ có 1 cảnh là cảnh Pháp. Lúc bấy giờ hành giả không còn sài Lộ Ngũ Môn, mà hành giả sài Lộ Ý Môn.
Còn ở trên thiền đường các cô sài Lộ Ngũ Môn nhiều, ít sài Lộ Ý Môn.
Nên Sư có nói mấy cô nhớ không khi cô về phòng mấy cô cố gắng trau dồi ngoạ thiền.
Mấy cô không đi 6 cảnh mà đi 1 cảnh (cảnh Pháp). Tương Ưng Duyên, Hổ Tương Duyên, Thiền Na Duyên, Đồ Đạo Duyên, Câu Sinh Hiện Hữu Duyên, Câu Sinh Bất Ly Duyên gắng liền trong Pháp của mình. Lúc đó vừa có Niệm vừa có Chánh Niệm, vừa có Định, vừa có Tuệ (Văn, Tư, Tu) hổ trợ cho Câu Sinh với thời Chuyển Khởi, Pháp chạy ra mình Chuyển Khởi với nó, nó không có hiện tại, chỉ có Pháp lên, mỗi duyên mình đang chuyển khởi từ duyên này qua duyên kia là Chuyển Khởi Pavatti thôi, nó không đứng yên.
Nhưng khi mình nhớ lại quá khứ, cảnh tiền sinh nó đứng yên nó không chạy, nhớ cảnh cũ nó không chạy, nó ra lại hết, nó đứng yên để nhớ, chuyện cũ không có Chuyển Khởi Pavatti nó phải đứng yên mình mới nhớ được.
Do đó, mình đặt cái duyên vô rồi mình giải quyết vấn đề được, 7 giai đoạn. Bây giờ mình có vấn đề nào.
Vấn đề thứ nhất là muốn có Niệm, muốn đắc Định, hay muốn đắc Đạo, lúc nãy ở thiền đường mình không có Niệm vì người ra vào nhiều, bây giờ về tới phòng rồi mình làm chủ rồi.
Mình phải biết mình ở trong cảnh nào, mình ở trong duyên nào mình giải quyết vấn đề trong cái đó.
Nếu như vấn đề muốn đặt ra là mình thiếu Niệm, ở thiền đường mình Niệm không được, về tới phòng vấn đề của mình là thiếu Niệm, bây giờ mình muốn có Niệm thì mình sẽ dùng cái Niệm này làm vấn đề mình đặt tới giải quyết những cái liên quan đến nó như tương ưng hay hỗn tạp của nó mình phải đặt tới.
Còn người thiếu Định, thì vấn đề của họ là thiếu Định.
Còn người muốn đạt đạo quả, muốn có một không gian một bối cảnh để có đạo quả, thì vấn đề của họ là Đạo. Thì khi đặt vấn đề đạo, thì lấy vấn đề đó, vì cái đạo có những cái liên quan.
Đặt vấn đề Đạo.
- Vấn đề liên quan đến Đạo. Thì vấn đề Đạo này là Ta với Đạo. Thì bây giờ mình nói Ta và Đạo. (Sư nói thí dụ thôi, còn mấy cô ở nhà làm ra thêm, bây giờ Sư lấy vấn đề đạo làm cơ bản thôi).
Thì Ta là Phàm (Puthujjana). Đạo là Thánh (Ariya).
Ta muốn bắc cầu qua ta cần biết những gì liên quan đến nhau. Muốn bắt cầu phải đưa duyên mới đưa qua, gọi là liên quan.
để hình 030 1.23.58
Ta là Phàm, Đạo là Thánh, ta muốn đi tới đó phải có cái cầu đi qua.
Tôi muốn đạo quả, không nói Niệm Định, xưa rồi, thì Niệm không muốn nữa, tôi có Niệm tại vì tôi bị bỏ cảnh thôi, ở trên thiền đường nó loãng quá giữ Niệm không được, bây giờ về phòng rồi, Niệm Định có rồi. Thế thì khi bỏ qua 2 cái đó thì Sư mới biết được mấy cô đang đi tới cửa gì. Niệm có Tuệ mới ra được. Sư biết mấy cô đang đi tới gì, ông Thầy biết liền, anh không chịu đi Niệm nữa, không chịu đi Định nữa, tôi không muốn đi Niệm, Niệm tôi có, lúc nãy cảnh loãng quá tôi không đi Niệm được, bây giờ tôi thu mình lại để tôi có Niệm có Định liền, bây giờ tôi muốn Tuệ.
Bắt đầu liên quan Ta với Đạo. Thì bắt đầu Ta là Phàm. Đạo là Thánh.
Trở lại Giống Câu Sinh, tại vì mình đang ở Câu Sinh cho mình, bắt đầu trở lại Nhân Duyên. Phàm là Tham, Sân, Si. Thánh là Câu Sinh với Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. Tức là mỗi oai nghi nằm, đi, đứng trong phòng của mình lúc nào cũng phải năng duyên với Vô Tham, Vô Sân, Vô Si trong tuệ liễu tri. Về phòng của mình mình coi có Vô Tham, Vô Sân, Vô Si không, mình coi mình trước.
Qua cảnh rồi, mình có Trưởng, Trưởng này mình có Câu Sinh Trưởng trong niệm tu của mình không? Hay là Câu Sinh Trưởng của mình trong trạng thái với Pháp không, hay là mình đang ở trong trạng thái Trưởng mình vô tới phòng của mình mình làm vua trong cõi của mình, mình ở trong cảnh Trưởng không phải trong Câu Sinh trưởng. Mình lọc cái đó ra. Những cái gì liên quan không phải Đạo, lọc ra, những gì liên quan đến Đạo mình bỏ vô.
Những liên quan của Ta với Đạo có một mối rất lớn là giữa Phàm và Thánh, 2 cái đó không có nằm chung một khối, nó phải có sự liên quan kết hợp nhau, mình phải nhận cái Định ở đó.
Bắt đầu liên quan rồi qua phần Tương Ưng Y Chỉ, nương vào đó đi tới mới giải quyết được vấn đề.
Bất cứ vấn đề nào viết ra để giải quyết.
Vấn đề là mình phải tìm ra 7 bước đi để tới vấn đề đó mình phải ráp vô, trong cái ráp vô đó phải đưa duyên vô thì nó giải quyết được hết.
Trong 7 giai đoạn, mỗi giai đoạn, giai đoạn Liên Quan, giai đoạn Tương Ưng, giai đoạn Y Chỉ, giai đoạn Hỗn Hòa, đều là duyên, nhưng tất cả nó không hoàn bị, không hoàn bảo, không kết thúc, tới giai đoạn Vấn Đề mới kết thúc hoàn hảo.
Thí dụ bây giờ muốn nấu ăn, thì muốn nấu gì, vấn đề đó đặt ra hôm nay muốn nấu món đó, những gì liên quan với mình với phần nấu, mình phải biết những liên hệ đó, bắt đầu mình giải quyết xong.
Thí dụ, mình muốn nấu cơm, mà nồi cơm đó phải trên khét, giữa sống, dưới nhão. Thì việc nấu cơm này là không thực, thì không có giai đoạn nào là liên quan hết, vì nó là không thực, thì mình ra liền, không có luẩn quẩn trong đó.
Nên các quí Ngài, ngay cả Ngài Jotika ở Rakkhaṅghositārāma Chung Cáo Thị Tu Viện Ngài là viện trưởng dạy Abidhamma của Thái Lan, Ngài được dạy Panhāvāra – Giai đoạn Vấn Đề thôi chứ Ngài không dạy 6 giai đoạn kia. Ngài nói 6 giai đoạn trước các hành giả tự nghiên cứu. Có sách Đức Phật nói có sách ghi thì hành giả tự nghiên cứu. Nhưng Ngài đứng ở vị trí vị Giáo Thọ Ngài chỉ dạy Panhāvāra – Giai đoạn Vấn Đề thôi. Ngài Jotika dạy như vậy, Ngài Tịnh Sự học cái đó, rồi Ngài về Ngài cũng chỉ dạy Panhāvāra– Giai đoạn Vấn Đề , Ngài không dạy 6 giai đoạn trước.
Thứ hai là trong 4 năm Ngài chỉ dạy Hetupaccayo Nhân Duyên thôi, còn mấy duyên sau không dạy mà hành giả tự nghiên cứu.
Tới khi Ngài dạy cho Sư, Sư cũng học vậy, 6, 7 giai đoạn, giai đoạn Panhà, xong viết bảng đồ xong xuôi rồi ngưng.
Rồi mình tự nghiên cứu. 24 duyên thành 47 duyên, hay 52 duyên, mình nghiên cứu ra. Rồi lấy cái đó trong trường học xong ra ngoài đời. ra đời sống hàng ngày thì mình mới áp dụng mỗi vấn đề gì cơm ăn áo mặc gì đó thì đều có vấn đề hết, bắt đầu mình bỏ vô, mình sống như vậy đó là mình sống trong Chánh Niệm và Trí Tuệ, và sống với Pháp, chứ không sống với tập khí với kiết sử của mình được.
Người có 2 loại là:
- Người biết Pháp, và người có Pháp.
- Người không biết Pháp, và người không có Pháp.
Người biết Pháp. Pháp có 3:
- Pháp tốt, là thiện
- Pháp xấu, là bất thiện
- Kết quả, quả báo.
Mình phải biết 3 Pháp này.
Thì cái này mình nói ở ngoài. Ông đó làm tốt, ông đó làm xấu ông đó có quả báo, ông có kết quả của việc làm xấu của ông. Mình nói như vậy đó, thì người mà biết thì có Pháp, người không biết thì không có Pháp.
Rồi mình nhìn lại mình, mình là người biết Pháp hay người không biết Pháp, hay biết Pháp nhưng sống ngoài Pháp.
Người không biết Pháp, người không có Pháp. Người biết Pháp, người có Pháp. Nhưng vẫn có người không Chánh Niệm tại không có Trí Tuệ. Đó là vấn đề mình đặt ra.
Người có Pháp nhưng không có Chánh Niệm thì coi như không có Pháp, bằng với người không có Pháp.
Phải cẩn thận, khi người ta đặt ra câu: "Anh là người biết Pháp không?"
Giống như anh cảnh sát, anh thổi mình một cái, hỏi: "Anh biết anh phạm tội gì không?"
Nếu nói biết thì thôi, còn nếu nói không biết thì họ sẽ cho một bài học. Nhưng khi bị cảnh sát thổi, thì biết là mình bị phạm hay là mình không phạm, mình chạy xe bị cảnh sát nhá đèn lên kêu dừng lại mình biết mình phạm thiếu Chánh Niệm, còn chuyện chạy quá tốc độ hay vượt đèn đỏ là chuyện đang xảy ra, nhưng quan trọng là mình đang thiếu Chánh Niệm
Khi mà anh cảnh sát tới hỏi: "Anh biết không?"
Thì nói biết: "Tôi biết tôi thiếu Chánh Niệm, tôi đang phóng dật, hay tôi chạy xe không có trí tuệ."
Đó là trường hợp biết Pháp nhưng không có Chánh Niệm. Thiếu Chánh Niệm coi như người biết Pháp và người không biết Pháp bằng nhau, giống nhau và coi như không có Pháp.
Như vậy thì, khi vô thiền trong một khóa tu, mình biết pháp không, mình có pháp không.
Vậy thì vô khóa tu, các quí Phật tử đều có Pháp hết, các quí Phật tử đều biết Pháp hết mà vấn đề không tới được là mình biết ở chỗ nào, mình phải giải quyết nó cho xong.
Nên Đức Phật nói 7 giai đoạn để mình giải quyết một vấn đề là như vậy.
Như vậy là rõ ràng. Mình biết Pháp, mình có Pháp, nhưng mình sống như người không biết Pháp và không có Pháp, tại vì mình thiếu Chánh Niệm và Trí Tuệ.
Mình thua rồi, bây giờ mình làm lại. Minh nghe giảng thì có Văn rồi, Văn Sở Thành Tuệ. Bây giờ mình phải Tư, Tư Sở Thành Tuệ. Bây giờ mình tu lại sửa lại, Tu Sở Thành Tuệ. Thì mới thành Tuệ Văn Dĩ Nguyện Như Thường.
Do đó anh cảnh sát hỏi: "Anh biết Pháp không?
Trả lời: Có biết Pháp.
- Biết Pháp tại sao bị phạt?
- Tại thiếu Chánh Niệm hay là thiếu Trí Tuệ.
Có Chánh Niệm và Trí Tuệ là người biết sống, còn nếu mình đi ra ngoài Chánh Niệm và ra ngoài Trí Tuệ thì anh có Pháp hay không có Pháp, anh biết Pháp hay không biết Pháp, đều giống nhau.
Khi người cảnh sát tới hỏi mình thì mình nói là mình biết rồi. Còn nếu mình nói không biết thì họ đưa vật chứng là mình có phạm.
Như vậy thì khi mọi vấn đề gì đến với mình thì mình không có tìm những liên quan của cái tôi của mình mà mình phải tìm những liên quan của vấn đề mình muốn vươn tới hay là muốn giải quyết nó. Do đó, mới có hiệu quả được.
Còn nếu như mình tìm những gì liên quan đến mình, mình nhìn lại mình mà mình không có nhìn thấy cái gì mình muốn tới thì mình lẩn quẩn trong đó.
Vấn đề liên quan Ta với Đạo. Ta là Phàm Đạo là Thánh. Ta giải quyết Đạo hay giải quyết Ta. Đó là Paṭṭhāṇa.
Chữ Paṭṭhāṇa là Phát Thú. Ngày xưa Ngài dịch là "Vị Trí" nghĩa là tất cả mọi vấn đề nó có vị trí của nó, mọi chuyện gì xảy ra nó có vị trí phát sinh lên, phát khởi lên, phát xuất lên.
Vị Trí ---> phát sinh lên, phát khởi lên, phát xuất lên. -----> do đó Phát Thú là phái sinh.
Mỗi vấn đề nó có vị trí phát sinh lên, phát khởi lên, phát xuất lên, do đó gọi là Phát Thú, nên Ngài sửa lại từ bộ Vị Trí thành bộ Phát Thú. Trong bộ Paṭṭhāṇa các vị Chú Giải đã giải thích Paṭṭhāṇa là gì, Satipaṭṭhāṇa là gì? Chỗ phát sinh lên niệm, chỗ phát khởi lên niệm, chỗ phát xuất lên niệm, gọi là Satipaṭṭhāṇa, gọi là niệm xứ, trú xứ cho ghi nhớ.
Trong khi Trú Xứ ghi nhớ đó
Satipaṭṭhāṇa - Niệm Xứ
Sati là Niệm
Paṭṭhāṇa là Phát Thú hay là Xứ
Niệm Xứ có 4:
- Thân
- Thọ
- Tâm
- Pháp
PavattiKāla
Để hình 030 - 1.54.32
Như vậy thì khi Niệm Thọ hay đang Niệm Thân.
Bây giờ đang Niệm Thân, chỗ phát sinh ra niệm này không phải là thân mà là PavattiKāla là Pháp.
Khi đang Niệm Thọ, chỗ đang Niệm Thọ, chỗ phát xuất ra pháp là Paṭṭhāṇa chứ không phải là cái thọ mình đang Niệm.
Thí dụ. Thân Niệm Xứ:
Giai Đoạn Liên Quan là: Tọa thiền, hành thiền.
Thân tọa thiền, Thân hành thiền, chung một đề mục là hơi thở, nhưng tọa nó khác, hành nó khác dù chung một đề mục.
Đang niệm về thân mà có giai đoạn liên quan là thiền tọa hay thiền hành, hay là thiền trụ hay thiền ngọa.
Tới phần mình đang Tương Ưng với nó, mình đang Câu Sinh với nó là đề mục
Niệm ---> là hiện tại,
Xứ ---> là Pháp Chuyển Khởi
Cái này mình nói về 7 giai đoạn. Anh đang ở giai đoạn nào. Niệm Xứ này anh đang ở giai đoạn liên quan nào? Tôi đang tọa, tôi đang ngọa, tôi đang hành, tôi đang trụ. Những cái đó là giai đoạn liên quan. Mà Tọa nó khác, cái Hành nó khác, cái Trụ nó khác, cái Ngọa nó khác, thấy giống nhau mà khác nhau.
Vậy thì khi Niệm hiện tại, Niệm hơi thở vô ra. Rồi cái Xứ của Chuyển Khởi vô ra này là Danh và Sắc.
Pháp Chuyển Khởi của vô ra nằm trên Danh Sắc. Minh Y Chỉ với Danh Sắc chứ không đi với hơi thở vô ra.
Giải quyết một vấn đề Niệm về Thân. Giải quyết một vấn đề Niệm về Thọ. Giải quyết vấn đề Niệm về Tâm. Giải quyết vấn đề Niệm về Pháp. Mình phải đi 7 bước giai đoạn, mình làm đúng vị trí nó thì mới ra được vấn đề đó.
Vấn đề --> Đạo Quả.
Qua con đường Tứ Niệm Xứ, giải quyết vấn đề đến Đạo Quả Niết Bàn có 7 bước, không có bước thứ 8.
Bồ Tát bước ra khỏi bụng mẹ Ngài đi 7 bước. "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn". Trên trời dưới đất bản ngã là tối thượng nhất không có cái nào hơn.
Như vậy thì khi mình đi từ Niệm Thân, rồi mình viết tới Niệm Thọ. Kế tiếp là Niệm Tâm. Tiếp nữa là Niệm Pháp. Mình bắt đầu Liên Quan tới Đạo Quả.
Niệm Thọ --> Thiền Tọa
Niệm Thọ ---> Thiền Hành
Thọ ngồi thiền tọa khác với thọ thiền hành, thọ của thiền trụ khác, thọ của thiền ngọa khác.
Vậy thì khi đang đi Thọ, nếu đi trên Thọ Niệm Xứ thì đề mục Liên Quan về Tọa Hành nằm ở Thân, Tâm. Niệm Thân Tâm chứ không Niệm hơi thở.
Thọ có 2:
- Thân ---> Xứ
Niệm ở giữa ----> Pháp
- Tâm ---> Xứ
Pháp hiện bày là Xứ
Thọ có 2; Thân và Tâm. Niệm Thân có Xứ. Niệm Tâm có Xứ. Niệm có Pháp.
Thọ ----> Niệm Thân ----> Thân Niệm Xứ > Thọ
Thọ ----> Niệm Tâm -----> Tâm Niệm Xứ > Thọ
Xứ của Thọ mà mình đang Niệm về Thân nó có Xứ của nó.
Xứ mình đang Niệm về Tâm có Xứ của nó, thì mới ra được Pháp. Gọi là Pháp Niệm Xứ về Thọ.
Một cái Thọ bao trùm 4. Một cái Tâm bao trùm 4. Một cái Pháp bao trùm 4. Nói Niệm Thọ không là không đúng. Muốn tách rời ra không cách nào tách rời được.
Thân Niệm Xứ vậy Thọ nằm ở đâu?
Tâm Niệm Xứ vậy Thọ nằm ở đâu?
Minh Niệm Thọ về Tâm có 3: Ưu, Hỷ, Xả.
Niệm Thọ về Thân có 2: Khổ, Lạc.
Thì Thân Niệm Xứ của Niệm Thọ Niệm Thân nằm ở Lộ Ngũ Môn.
Tâm Niệm Xứ và Niệm về Thọ nằm ở Lộ Ý Môn.
Cái này gọi là Xứ thì mới ra Thọ ra cảnh Pháp của cái đó liền.
Thực Tính Niệm Pháp Xứ về Thọ về Thân về Tâm
để hình 030 - 2.16.24
Niệm Pháp Xứ --> Thọ--> Thân--> Khổ -->Bất Thiện--> Vô Thường, Khổ, Vô Ngã
--> Lạc ----> Thiện ----> Vô Thường, Khổ, Vô Ngã
Niệm Pháp Xứ--> Thọ-->Tâm-->Hỷ --> Bất Thiện, Thiện -->Vô Thường, Khổ, Vô Ngã
Ưu --> Bất Thiện-->Vô Thường, Khổ, Vô Ngã
Xả --> Bất Thiện, Thiện-->Vô Thường, Khổ, Vô Ngã
Thân thức thọ khổ là bất thiện.
Thân thức thọ lạc là thiện:
- thực tính của nó là thiện,
- thực tướng là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.
Khi mình nói tới đây là sống có Chánh Niệm, sống có Trí Tuệ.
Thay chữ "Sống" bằng chữ "Hành".
Hành có Chánh Niệm, Hành có Trí Tuệ.
Đó chỉ mới nói tới Thọ.
Sư trở lại. Người ta hỏi: vấn đề liên quan của mấy cô niệm về thân hay về tâm?
Nếu niệm về Thọ mà về Thân thì có 2 là Khổ và Lạc.
Nếu niệm về Thọ mà về Tâm thì có 3 là Ưu, Hỷ, Xả. Nó ra Pháp liền. Mà Niệm thì phải ra Pháp liền. Thì Thân Niệm Xứ đi tới thuộc Lộ Ngũ Môn (Thân thuộc về Thân Lộ Ngũ Môn).
Còn nếu thuộc về Tâm thì Tâm Niệm Xứ thuộc về Lộ Ý Môn, nó nằm trong ý của mình. Tâm nằm trong ý.
Nếu nói Lộ Ngũ Môn nó ra lộ trình ngũ môn.
Nếu nói Tâm thì là lộ trình ý môn.
để hình 2.20.30
Lộ Ngũ Môn
Cái nào hữu phần là ngoại lộ, nó chưa vô lộ.
Từ Khai Ngũ Môn bắt đầu vô lộ.
- Bắt đầu là Thân Thức (đang niệm về thọ về thân), Tâm Thân Thức Thọ Khổ / Lạc. Cảnh Xúc
- Kế đến là Tiếp Thâu. Cảnh Pháp
- Đến phần Thẩm Tấn, phần Đoán Định thuộc cảnh Pháp.
Khi ra tới Niệm phải ra Pháp. Niệm về Thân trong Xứ ra Pháp.
Niệm Tâm trong Xứ ra Pháp. Nó không cảnh của nó.
- Đến Tiếp Thâu, Thẩm Tấn, Đoán Định, tới 7 Đổng Lực (Pháp)
Thân thức thâu vô một cảnh khổ. Như bây giờ mình ngồi thiền tọa, thân thức là bị tê nhức mỏi đau. Thì cái thọ đang lên là tê, nhức, mỏi, đau, là thọ khổ, rồi nó truyền từ tâm Tiếp Thâu đến Đoán Định cho Đổng Lực, giải quyết cái này, hiểu được cái này, thức tỉnh cái này, thì mình đang ở Ý Thức Giới trong Lộ Ngũ, tham, sân hay là gì, nó chưa qua Lộ Ý
Do đó, khi nào niệm về thân nhưng niệm về thọ thân khi lộ ngũ vẫn còn ý thức giới trong lộ thân, nó chưa qua lộ ý. Nhưng khi tâm của mình qua Ưu rồi, biết Uu rồi thì đó là lộ ý hoàn toàn.
Cái lộ nào giải quyết lộ đó cho xong, rồi mình muốn qua lộ ý của mình thì Đổng Lực giải quyết lộ ý đó trong lộ ý, cái nào nó ra cái đó. Cho dù là Pháp nhưng tâm ý thức giới trong lộ ngũ giải quyết thân thức thọ khổ với một pháp bất thiện này, vẫn chưa qua lộ ý.
Tâm nào biết Thân Thức Thọ Khổ này? Tâm Ý Thức Giới trong lộ ngũ xong xuôi qua lộ ý mình mới tới lộ ý, nó là chuyển khởi. Nhưng nó là Ý Thức Giới của Lộ Ngũ giải quyết trong Pháp Thân Thức Thọ Khổ.
Mới là Ý Thức Giới thôi chưa thành Lộ, chưa qua lộ ý.
Lộ Ý nó ra khác nữa. Nó còn đang thụ lý trong Lộ Ngũ.
Thiền Sinh hỏi: Trong trường hợp này Lộ Ngũ Môn này nó chỉ có một lộ thôi?
HT trả lời. Nó qua Na Tùng Lưu Hành lộ ngũ môn.
Tức là sau khi mình tiếp xúc thân thức rồi, ý thức giới giải quyết thân thức này mình đang thọ rồi bắt đầu đưa vô ý mới qua lộ ý, cái đó là Na Tùng Lưu Hành, nó tiếp lộ ngũ với ý và cái lộ nó qua Thu Vô Tập Hành, Thu Vô Ý Nghĩa, Thu Vô Cảnh Sắc, Thu Vô Duyên Sinh, nó mới ra.
Nếu mình qua lộ ý thì nó lập lại, tâm sân, tâm sân, tâm sân, của lộ ngũ, chưa qua lộ ý được. Qua Lộ Ý mình sẽ giải quyết vấn đề bởi đạo quả./.
No comments:
Post a Comment