Friday, September 1, 2023

029 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 3 tháng 9, 2022

 029 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 3 tháng 9, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "029- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Mỗi một vấn đề có 7 giai đoạn:

1) Paticcavàra – Giai đoạn Liên Quan

2) Sahajàtavàra – Giai đoạn Câu Sanh, 

3) Paccayavàra – Giai đoạn Duyên Sinh, 

4) Nissayavàra – Giai đoạn Y Chỉ, 

5) Sansatthavàra – Giai đoạn Tương Tạp, hay là hỗn hòa, 

6) Sampayuttavàra – Giai đoạn Tương Ưng, 

7) Panhàvàra – Giai đoạn Vấn Đề.  


Giai đoạn hoàn thành là giai đoạn vấn đề, còn 6 giai đoạn kia là bổ túc để hình thành ra giai đoạn vấn đề để mình kết thúc vấn đề, đó là giai đoạn 7 còn mấy cái kia chỉ đưa lên thôi. 

Do đó, giai đoạn mình rủ người làm phước với mình không biết xác xuất là bao nhiêu, người làm người không làm, người hoan hỉ, người đóng góp hay phản bác, thì giai đoạn Câu Sinh Y (Sahajàtavàra), hay vấn đề Hỗn Tạp hay Hỗn Hòa (Sansatthavàra) chỉ là xác xuất chưa có xong, tới giai đoạn vấn đề (Panhàvàra) mới hoàn bị đầy đủ. Thì 6 giai đoạn là hình thành trong sự tạo ra, chưa đến kết thúc.

Trong 6 giai đoạn đó, phần giai đoạn Liên Quan, giai đoạn Câu Sinh, giai đoạn Tương Ưng, Duyên lỏng lẻo, hiệp lực lỏng lẻo, tấu hợp lỏng lẻo, câu thời kỳ cũng lỏng lẻo, nhưng tới giai đoạn vấn đề nó hoàn bị, mà duyên chặc chẽ có logic.

Chùa Pakknam Ngài Tịnh Sự học hồi xưa. Ngài Tịnh Sự nói ngày hôm nay người ta chỉ dạy Panhàvàra – Giai đoạn Vấn Đề thôi người ta không dạy 6 vấn đề kia, người ta nói những vấn đề này chưa hoàn bị chưa cần học, hay mình muốn nghiên cứu là tự mình nghiên cứu thôi. Các vị Giáo Thọ không có dạy.

Vậy thì mình áp dụng 7 giai đoạn đó vô phần pháp hành (Patipatti), pháp hành của mình thì mình cũng phải đi như vậy, mình đi tìm giai đoạn liên quan trong phần Vipassana này, giai đoạn Y Chỉ cũng qua Vipassana, giai đoạn Tương Ưng của Vipassana, giai đoạn Hỗn Hòa của Vipassana, rồi tới giai đoạn Vấn Đề của Vipassana. Thì lúc bấy giờ tất cả các hình thành qua là 6 chi, 5 chi, hay là pháp Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ, hay Thân Niệm Xứ, đi tới kết thúc lại chỉ có 2 là Thực Tính Pháp - Sabhāva Dhamma và Thực Tướng Pháp - salakkhaṇa Dhamma. Trong tam tướng chúng ta thấy nó có 2 vấn đề nữa. Tam Tướng: Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã có 2 vấn đề nữa. 

Tam Tướng; Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã về thực tướng thì nó như vầy. Nhưng về phần Lậu Hoặc Asava thì nó lại ra vấn đề khác. Thì giải quyết vấn đề nằm ở chỗ đó. Do đó, khi mình đi vô phần Vipassana mình đứng ra dạy cho người ta hành Vipassana. Nếu như Sư đứng góc độ giảng về 7 giai đoạn Sư hướng dẫn cho hành giả 7 giai đoạn thì Sư phải đi từng bước, Sư phải hình thành các phần giai đoạn dưới, xong rồi đưa lên giai đoạn vấn đề thì đánh gục phần kiết sử hay phần lậu hoặc mình giải quyết cho người hành giả đi đến rốt ráo. Nhưng bên phần Hỗn Tạp là phần nghiệp và phước của người hành giả bị kẹt ở chỗ là có Balamật chưa và những ràng buộc cột trói nó đã rõ chưa thì mình đưa vô mới được, thì Sư phải thông qua cái đó, Sư nhìn các vị hành giả đi, Sư mới thông qua hết.

 Do đó, cấu trúc 7 giai đoạn nó phải đi như vậy. 

Ngài Tịnh Sự dạy Sư kỹ thuật, nắm chặc chẽ giai đoạn 7) Panhāvāra – Giai đoạn Vấn Đề  thì nhìn lại 6 vấn đề kia rõ ràng. Mình học hoàn bị giai đoạn 7) Panhāvāra – Giai đoạn Vấn Đề thì các vấn đề lẻ tẻ kia mình thấy liền chỗ nào khuyết, chỗ nào thiếu, chỗ nào đi lướt qua. Chính do đó, cho tới ngày hôm nay các quí Sư VN nói rằng Abhidhamma không thành tựu trong việc thuyết giảng của Đức Phật trong 3 tháng An Cư, tại vì họ không nắm được vấn đề. Các Ngài không học. "Nhân bất học bất tri lý", nên kẹt ở chỗ đó.

Ở Mahathat Nakhon, Maha Makut họ đều dạy 7) Panhāvāra – Giai đoạn Vấn Đề  thôi, rồi mình tự nghiên cứu thêm sau, học xong giai đoạn vấn đề xuống các vấn đề kia rất là thông suốt.

Với quyền Chánh Tạng màu xanh và bộ Chú Giải màu đỏ từng giai đoạn Sư đưa ra cho mấy cô coi rồi mình làm lại bản đồ Panhāvāra – Giai đoạn Vấn Đề  nằm giữa còn 6 giai đoạn kia nằm chung quanh, mỗi chi pháp đặt vô, tại hồi đó Sư học Mathé model Tân Toán Học nên Sư làm được cấu trúc đó khi học Abhidhamma mới có kết quả tốt.

Vẽ bản đồ như sau:

 hình 029 - 35.13



Giai đoạn liên quan

Giai đoạn Câu Sanh.

Mình bắt đầu bổ túc 

 hình 029 - 35.33



Trình luận án PHD của trường Mahathat Nakhon, Thất Giác Chi hay 37 Phẩm Đẳng Giác Phần liên quan đến Tứ Đế. Thì luận án 37 Phẩm Đẳng Giác Phần liên quan đến Tứ Đế, họ tới hỏi Sư, trình luận án PHD phải có 2 vị tiến sĩ hổ trợ, đó là luật. Thì họ hỏi Sư, Sư mới nói anh không thể nào đi qua Đẳng Giác Phần được, phải đi Sammāsambuddho (Chánh Đẳng Chánh Giác - Bậc Giác Ngộ hoàn toàn), rồi mới bắt đầu đi Buddha, rồi mới đi Sabbaññutā ñāṇa (toàn giác tri, nhứt thiết chủng trí) thì mới ra được Boddhi Pakkhiya (37 Phẩm Trợ Đạo). Nếu không đi theo cách cấu trúc đó là rớt liền

Boddhi là Đẳng Giác Phần trên góc độ Buddho Chánh Đẳng Giác. Do đó, bậc Chánh Đẳng Giác giác ngộ lý Tứ Đế nên được gọi là Buddha Buddho, rồi từ đó mình mới đi bậc Sammāsambuddho thông suốt đường lý Tứ Đế thì Ngài mới dạy được 37 Phẩm Giác Phần cho mình hành, mình mới ra được trường hợp này. Nếu đi từ Boddhi Pakkhiya (37 Phẩm Trợ Đạo) thì rớt liền. Còn đi từ Sammāsambuddho là mình đi xuống để giải đáp, Ngài trải qua và để lại thì mình đi theo là hoàn chỉnh.

Sabbaññutā ñāṇa (toàn giác tri) mới ra được Boddhi Pakkhiya (37 Phẩm Trợ Đạo) 

Họ hỏi Sư là con trình cái case này là Đẳng Giác Phần thông lý Tứ Đế bằng luận án nào? Sư trả lời: Anh phải đi Sammāsambuddho.

Cái nhìn của mình là nhìn tư kiến của mình, còn Sư nhìn là nhìn với Pháp chứ Sư không nhìn cá nhân.

Chính anh tiến sĩ kia đưa đề nghị phải nghiên cứu hết kinh Nikaya, Sư hỏi ở đâu, không trả lời được.

Thì khi mình đi qua được giai đoạn Panhāvāra – Giai đoạn Vấn Đề là Sammāsambuddho (Chánh Đẳng Chánh Giác - Bậc Giác Ngộ hoàn toàn), thì mình ra được mấy Boddhi Pakkhiya (37 Phẩm Trợ Đạo) này.

Khi Ngài Sariputa bị đau bụng, Ngài cần nước ở một con suối để uống trị bịnh, thì ông Sadi 7 tuổi vô hỏi: Thưa Sư Phụ, con làm được gì cho Sư Phụ? Ngài Sariputa nói: Ta cần nước suối đó, ngươi lấy nước suối đó mang về cho ta dùng là hết bịnh.

Ông Sadi này 7 tuổi là vị Alahan ông ra suối lấy bình bát múc nước suối thì con dạ xoa chụp xuống, ông leo lên rồi chụp con dạ xoa nhúng con dạ xoa xuống lòng đáy suối. Ông không đánh ngang con dạ xoa mà ông phải đứng ở trên đè cái đầu con dạ xoa xuống lòng đáy suối, nó hết nhúc nhích, nó xin tha, ông Sadi thả nó ra và nó hiện ra một thanh niên, lúc đó con Dạ Xoa nói: Từ đây về sau,  ngài cần nước suối này Ngài không cần tới đây, tôi múc suối đem đến cho Ngài.

Ông Sadi là đệ tử của Ngài Sariputa, Sư học được cái pháp đó. 

Mình học mình phải biết hết chứ không thể nào mình kiến chấp với tư kiến của mình được.

Sammāsambuddho (Chánh Đẳng Chánh Giác - Bậc Giác Ngộ hoàn toàn), thì con đường nào của Sammā đi thì ta có 

Đọc bài Ân Đức Phật Bảo, Đức Phật hiệu Buddho Ngài giác được lý Tứ Đế, và Ngài luôn gọi là Sammāsambuddho (Chánh Đẳng Chánh Giác - Bậc Giác Ngộ hoàn toàn), nhưng Ngài có thập định trí là Sabbaññutā ñāṇa (toàn giác tri, nhứt thiết chủng trí) mình phải đi đúng, nếu mình đi trật là trật đường rày liền.

Khi mình làm cái gì mình phải hiểu, viriya tinh tấn thì mình phải đi tinh tấn, đầu tiên mình phải đi tinh tấn suông, Sammā viriya chánh tinh tấn, rồi mới vô Chánh tinh tấn Sammà vàyàma mình đi từ từ lên.

Giải quyết vấn đề, 37 phẩm trợ đạo, 37 Đẳng Giác Phần Boddhi Pakkhiya lý được Tứ Đế, Sư có một quyển do hiệu trưởng Mahamakut đưa cho Sư Sư đọc thông suốt lý Tứ Đế 37 Phẩm Trợ Đạo hay 37 Đẳng Giác Phần, ngộ được lý Tứ Đế; Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

 Sisa (đầu não) có 2 là Vaṭṭa SisaKilesasisa 

Vaṭṭa là luân hồi

Kilesa là phiền não 

Vaṭṭa Kilesa là phiền não là Thủ Sự là đầu mối của mọi vấn đề.

Thì luân hồi Vaṭṭa này ngó sinh tử. 

 Kilesa là phiền não ngó Tâm Sở Si Moha Cetasika, nó làm chủ.

Cái Sinh Tử do Indriya Cetasika Tâm Sở Mạng Quyền và Indriya Rupa Sắc Mạng Quyền làm ra bao nhiêu luân hồi.

Phiền não gốc là Si, đầu não của phiền não là Tâm Sở Si làm ra, nhưng luân hồi do bởi Mạng Quyền làm ra.

Sisa là đầu não hay gọi là Thủ Sự, thí dụ như mình tới trung tâm đầu não. Mọi chuyện luân hồi là do Sắc Mạng Quyền và Tâm Sở Mạng Quyền. Mọi phiền não này đầu não là do bởi Tâm Sở Si gây ra bao nhiêu phiền não, Khi Si diệt thì phiền não diệt, Mạng Quyền mất thì luân hồi dứt.

Mạng Quyền Tâm Sở, Mạng Quyền Sắc Pháp diệt thì Luân hồi diệt.

Tâm Sở Si diệt thì phiền não diệt.

Đó là Thủ Sự của mọi vấn đề, nó là đầu não của mọi chuyện phiền não. Hay có thể nói là đồng cùng diệt, không trước không sau.

Bây giờ mình tìm logic của nó nằm ở đâu?

Mạng Quyền Sắc hay Sắc Mạng Quyền nuôi dưỡng sắc pháp của mình. Bây giờ mấy cô nhập thiền Nirodhajhāna tức là nhập Thiền Diệt thì sắc tâm diệt nhưng sắc nghiệp vẫn không diệt, mà sắc nghiệp không diệt, Sắc Mạng Quyền còn nuôi dưỡng sắc pháp này còn. Khi hết chu kỳ 7 ngày nhập Thiền Diệt  thì vị Bất Lai Vô Sinh Anāgāmi vẫn sinh hoạt bình thường, nó chỉ diệt khi nào Tâm Tử của bậc Alahan thì Mạng Quyền mới diệt.

Tại vì Sắc Mạng Quyền gắng liền vô trong sắc thành, Tâm sở Mạng Quyền gắng liền trong 7 Tâm Sở Biến Hành luôn luôn đi theo ta như hình với bóng trong mỗi tâm thức. Tới Tâm Tử Alahan mới hết tâm, thì lúc bấy giờ Tâm Sở Tợ Tha, Tâm Sở Biến Hành mới hết thì mới dứt luân hồi, cho dù mấy cô đi tới đắc đạo quả đi nữa mà các cô còn sài tâm thì Mạng Quyền còn thì Sắc Pháp còn, Danh Pháp còn, thì còn luân hồi theo Hữu Dư Y Niết-bàn, chứ chưa vô Vô Dư Y Niết-bàn.

Luân Hồi Thủ Sự bởi hai pháp đó.

 Mà phiền não chấm dứt khi hết Tâm Sở Si, Si là Moha, và Tâm Sở Si là Avijjā là Vô Minh. 

Thượng Phần Kiết Sử chỉ có bậc Alahan khi đó phiền não dứt là hết vô minh.

Còn tâm là còn luân hồi, còn sắc pháp còn luân hồi. Thì luân hồi này mình phải tìm ra được là, luân hồi không phài là luân hồi kiếp mà luân hồi này là nó cứ lập đi lập lại, sáng thức rồi tối ngủ, sáng thức rồi tối ngủ đó cũng là luân hồi, sáng ăn chiều nghỉ, sáng lại ăn chiều nghỉ đó cũng là luân hồi, trừ khi hết tâm hết xử dụng tâm, không còn tâm sở, không còn sắc mạng quyền, tâm sở mạng quyền thì lúc đó mới hết luân hồi.

Chữ Vaṭṭasaṅkhāra là cái vòng Luân Hồi

Theo Chú Giải Vaṭṭasaṅkhāra là gọi là Sinh Tử Chuyển Hồi. Sống Chết quay đi quay lại kiếp này qua kiếp kia, ngày đêm, hết tháng, hết năm, gọi là sinh tử chuyển hồi 

Trong khóa tu mình Niệm cái sinh không được thì mình niệm cái diệt để mình qua Tuệ thứ Tư, Niệm hơi thở Sinh, Niệm hơi thở diệt, nếu mấy cô lập đi lập lại thì quí cô đang ở trong luân hồi. Thì tâm đó có Sắc Mạng Quyền với Tâm Sở Mạng Quyền nuôi dưỡng, chứ không có trí, làm cái đó chỉ là thói quen. Rồi mấy cô nghỉ là mình đang tu vì cô đang niệm, nhưng thật ra đang ở trong vòng xoay tròn chứ không đi ra được.

Mình thấy vậy mình mới nói tại sao, chỉ là tại mình tìm không ra được: "Lang thang vạn kiếp luân hồi, ta tìm không được người xây căn nhà này, ôi thật là phiền não", là vì Vô Minh. Hai cái đó là Sisa (đầu não) chụp hết tất cả mọi chúng sinh trong Tam Giới này cứ luân chuyển hoài không ra.

Như thế thì, khi ngồi thiền Vipassana hay Sammadhi mà hành giả còn trong Sisa (đầu não) này thì hành giả chỉ ở trong vòng tròn. Rồi Sư nhìn ra được Sư nói mấy cô tháo ra thì mấy cô mới tháo ra, còn không cứ lập đi lập lại mà không hay biết.

Như nói "Phồng à, xẹp à" của Ngài Mahasi, đó là Samadha chứ không phải là Vipassana. Nếu Vipassana thì có sinh và diệt thì sinh và diệt đó là của phiền não này, cái này là chuyển hồi thôi, "Luân chuyển hồi qui" nằm trong Vaṭṭa Sisa đầu não đang chỉ đạo mình. 

Do đó, khi mình ngồi thiền, tâm thiền phải là tâm Tương Ưng Trí và nó thuộc hữu danh. Đức Phật nói thiền là phải có trí chứ không phải làm theo tập khí hay thói quen được.

Khi nào còn tâm thì còn luân hồi. Tâm thiếu trí thì còn phiền não còn luân hồi. Và cái đó nó đang chỉ đạo mình vô hình mà mình không hay và cuộc sống của mình nằm ở trong trạng thái của Vaṭṭa Sisa đầu não điều khiển mình mà mình không hay.

Hai tâm Si Hoài Nghi và Si Phóng Dật là tâm vô dẫn. Còn 5 tâm bất thiện hữu dấn là những tâm có tính chất lập đi lập lại và có người điều khiển xúi dục mới có. Chỉ có 5 tâm bất thiện hữu dẫn trong 12 tâm bất thiện. Si hoài nghi, Si phóng dật là tâm vô dẫn, tự bộc phát ra không ai xúi dục.

Do đó, khi mình phóng dật mất đi cái Niệm thì lúc bấy giờ mình mới thấy mình không có kiểm soát được tâm, và khi một phút giây phóng dật là mình đã tạo ra một nghiệp, là mình đã chết một sự sống, chết một cái thiện.

Thì mấy cái này khi  đặt chi pháp lên khi nào còn luân hồi là còn tâm, vậy thì khi nào hết luân hồi? Tâm tử Alahan mới hết luân hồi, nhưng tâm quả tâm đạo Alahan cũng còn hữu dư y Niết-bàn.

Vậy thì khi ngồi nói chuyện với người, tiếp xúc với người, người nói qua mình nói lại là mình đang sống trong vòng luân hồi tam thời; quá khứ, hiện tại, vị lai. Nó đang trong vòng sinh tử luân hồi, sống rồi chết, sống rồi chết trong mỗi sát na, mình nói chuyện với họ, họ nói chuyện với mình.

Như thế, khi đó họ còn phiền não không? Họ còn phiền não tại vì họ không biết, hay họ biết nhưng họ không làm gì khác hơn ở trong cái vòng đó, và trong đó vừa luân hồi vừa phiền não, vừa phiền não vừa luân hồi, vì còn tâm và còn vô minh, mình chưa thể ra được và mình làm cái gì cũng vẫn trong đó, mình thấy là mình lang thang vạn kiếp luân hồi, ta tìm không được người xây căn nhà này, thật sự là phiền não, ngày kia ta đã thấy cột kèo ta đã bẻ gãy không còn xây nhà cho ta được. Trong bài kinh Pháp Cú khi Ngài Chứng Đắc Ngài mới thấy là nhà không còn và Ngài đã đi ra, và Ngài ra bởi Sammāsambuddho (Chánh Đẳng Chánh Giác - Bậc Giác Ngộ hoàn toàn), 

Do đó, mình càng hiểu càng giật mình, mình sống đây như là chết nếu như không biết con đường tu, kể cả người xuất gia người tại gia sống như người chết, tại vì mình cứ sinh tử chuyển hồi, sống rồi chết từng mỗi tâm thức. Và mỗi lần mình niệm Diệt rồi nó có Sinh lại, mình lại niệm Diệt, rồi nó lại sinh lại, mình chưa ra khỏi dòng Sinh và Diệt này.

Do đó, mình thấy giựt mình, do đó mình phải tu, tu với trạng thái Tỉnh Giác hơn là Niệm. Nếu mình Niệm mà không có Tỉnh Giác thì Niệm đó là Niệm suông thôi.

Tỉnh Giác là Tương Ưng Trí, còn sati chỉ là cái Niệm thôi.

Do đo, mình ngồi xuống mổ xẻ ra thì nó là một dòng oan trái do mình tạo ra, trong cái oan trái đó nó có liên đới với cha mẹ ta ông bà ta dòng tộc của ta, họ hàng mấy đời Cửu Huyền Thất Tổ của ta nó ra trong liên quan và tới đó ta mới giải quyết vấn đề này thì lúc đó ta mới tìm ra được sự giây mơ rễ má đó.

Do đó, khi mình muốn giải quyết một vấn đề thì mình phải nhìn toàn diện như vậy thì mới được, không thể nào nhìn một khía cạnh mà tuyệt đối là không được dùng tư kiến của con người.

Nhớ bài học trước, khi không biết vấn đề gì, là mình luôn đưa ra tư kiến của mình bỏ vô liền.

Nên bữa trước Sư nói công thức:

Người nhiều chuyện là người không biết chuyện!

Người biết chuyện chỉ biết một chuyện thôi!

Đó là công thức.

Bây giờ mới thấy. 

Khi ngồi thiền, mình Niệm nhưng không có Tỉnh Giác. Đồng tiền luôn có 2 mặt, cánh cửa có 2 mặt, tất cả đều có 2 mặt gọi là Yamaka Dhamma song đôi, có bên đây có bên kia. Như vậy, Khi niệm là đang niệm Pháp hay là tập khí mình đang niệm, mình không có Tỉnh Giác, mình cứ ngồi thì lúc bấy giờ giòng sinh tử này đang chuyển hồi và không có kết quả, hết ngày hết tháng, và không có kết quả.

Khi mấy cô nói: ngồi mà không thấy, mấy cô nói niệm hoài mà Sư không chịu nói, mà cứ niệm hoài mà không thấy ra, tức là mấy cô đã ra mà mấy cô không hiểu.

 Khi mấy cô nói mấy cô đi lạc là cô biết đường mình đi không đúng, mà khi cô hành thiền mà thấy không có kết quả là cái đó cô đã biết là cô hành không đúng, là mấy cô ra liền.

Khi Sư lên trình pháp với Ngài U Kundala  ở Thiền Viện Mahasi Sasana Yeiktha tại Yangon. Ngài ngồi nghe, Ngài nói ông kể hết về Abhidhamma cho tôi nghe, Sư nói hết bộ Dhammasangani tới Vibhanga, Dhatukatha, Puggalapannatti, (Kathavatthu) (Yamaka), (Patthana)

Ông nói: Ông nãy giờ trình pháp tôi là ông kể hết bộ Abhidhamma. Sư nói: dạ con biết rồi.

Ngày hôm sau Sư trở lại trình pháp Ngài liền.

Tại vì Sư không biết nên Sư đưa hết Abhidhamma ra, 42 ngàn Dhamma  Sư kể hết. Ngài nói tôi chưa từng thấy người thứ 2 nào mà thuộc bài như Sư mà Người VN không có nắm bắt được Abhidamma như Sư. Sư hỏi Ngài 10 câu Ngài trả lời không nổi, thì cái đó là mình trật rồi, cái đó là Pháp Học (Pariyatti), không phải Pháp Hành (Patipatti), mà Patipatti là pháp hành mình chớ không thể nào nói suông được. Do đó, khi nào mấy cô thấy đi trật mà phải cho trật thì mới nhớ và không bao giờ đi trở lại. Hồi đó Sư đòi đi xe đạp, ba Sư chiều, mua xe đạp gắn thêm hai bánh xe nhỏ, Má Sư nói tháo ra không gắn 2 bánh nhỏ đó, Ba Sư nói con nó té, má Sư nói cho nó tập, chứ gắn thêm 2 bánh xe nhỏ không bao giờ nó đạp xe đạp được. Ba Sư tháo 2 bánh xe nhỏ hai bên ra, Sư lên ngồi đạp té liền, Má Sư vô lấy dầu xức, cho một lần tởn luôn, từ đó Sư đi xe 3 bánh không dám đi xe 2 bánh.

Do đó, mấy cô phải thấy mình sai rồi Sư nói tới đâu cô mới biết cái sai, chứ còn không cái "Ta" cái "Tôi" cái ngã mạn của mình khó mà sửa. Do đó, phải cho té, thì mấy cô có lạc mới đậu được.

Trong khóa tu mấy cô thấy Sinh và Tử, đừng có niệm Sinh nữa mà mấy cô niệm Diệt, thì mấy cô niệm Diệt, không niệm Sinh mà niệm Diệt. Thế thì mấy cô niệm Diệt mà cái Diệt đó nó không có cái ngõ nào khác nó phải có Sinh lại.

Khi cô niệm cái Diệt mà nếu không có ngõ nào khác thì mấy cô phải đi tới Sinh. 

Vậy thì Diệt này có 2 là: Diệt Pháp và Diệt Kiến Chấp

Sinh là Kiến Chấp.

Nếu mấy cô không thấy được Diệt Pháp thì mấy cô rớt vô Tư Kiến và trở lại cái Sinh.

Đây là một vòng Vaṭṭasaṅkhāra là gọi là Sinh Tử Chuyển Hồi, mình biết liền, nhưng mà mấy cô không biết mấy cô cứ theo.

Thế thì khi Diệt thì Diệt Tâm hay Diệt Kiến? 

Sư hỏi: cô Diệt cái tâm, cô thấy diệt của tâm hay là cô thấy diệt của kiến, cô thấy đang diệt. Kiến gồm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Chứ không diệt cái thân. 

Do đó, khi mà cô thấy hơi thở ra, khi hơi thở vô, diệt lúc đó là diệt cái Pháp, nhưng cô niệm thấy được cái diệt với cái trí của mình biết là diệt thì lúc bấy giờ nó lập lại cái Sinh. Do đó, khi mình diệt nó mình mới sống. 

Khi người cảnh sát bắt mình lái xe vượt đèn đỏ, đầu tiên người cảnh sát hỏi driver license, mình phải mở cửa sổ ra đưa driver license cho anh cảnh sát coi,  thì ông bấm vào computer biết được các thông tin của mình. Thông tin của mình trong sạch thì ông ta trả diver license lại cho mình và một tờ giấy phạt. Xong rồi thì mình đi và người cảnh sát lưu lại hồ sơ vào trong compurter của người cảnh sát xong thì người cảnh sát mới rời đi.

Thì, khi mình hành thiền bắt được một Pháp,  mà chỉ bắt xong một Pháp mà cô làm liền thì cô chỉ có tư kiến của cô làm chứ không phải tâm của cô làm. Không có anh cảnh sát nào mà phạt xong mình chưa đi mà họ bỏ chạy trước mình đâu, ông phải làm xong hết thủ tục của ông rồi ông mới đi và luôn là ông là người đi sau, cái người bị phạt đi trước, rồi anh cảnh sát mới đi. Thì mấy cô biết, khi hơi thở mình Diệt cùng lúc Niệm của mình diệt với Pháp đó không có sinh lên một cái tâm nào nữa thì lúc đó kiến diệt tâm mình còn Pháp hiện, còn không, thì kiến mình trở lại cái Sinh.

Nên mấy cô phải hiểu. Khi cái Diệt đó thì cái Diệt của mình mấy cô ngồi một lúc Niệm của mình phải cùng một lúc và Tỉnh Giác với cái Diệt này không cho nó Sinh nữa, thì lúc bấy giờ Tâm với Pháp cùng một lúc. Còn nếu như  không có Tỉnh Giác, mình chỉ có Niệm thôi thì cái Sinh nó lên, thiếu, mà không ai nhắc không ai chỉ, cứ lập đi lập lại thì mình cứ Vaṭṭasaṅkhāra gọi là Sinh Tử Chuyển Hồi và mình cứ ôm một mối phiền não Tham Sân Si và mình không có ra khỏi con đường Vaṭṭasaṅkhāra Sinh Tử Chuyển Hồi.

Do đó, Khi Sư lên trình pháp với Ngài U sinandala nguyên một bộ Abhidamma thì Ngài ngồi nghe, thì Ngài nói là "Ông không có tâm, ông chỉ có kiến thôi, ông trình pháp với tôi thôi, thế thì ông có cái Sinh trở lại với cái Diệt của Pháp này, ông không có tu, về tu tiếp đi.

Ôm cái đó là một phiền não, là thất bại, ôm cái đó là một bài học.

Cũng như vậy, khi Sư qua tới thiền viện Sam Phraya, Sư nói  với các quí Ngài ở đây ai ngồi thiền nhiều nhất, người ngồi thiền nhiều nhất 6 tiếng rưỡi, mời vị đó tới ngồi thiền với Sư, lần đầu Sư mở mắt thấy ông ngồi, lần thứ hai mở mắt ra thấy còn ngồi, 3 tiếng rồi, mở mắt ra thấy vẫn còn, lần thứ ba Sư mở mắt ra mất tiêu ông. Mấy cô phải hiểu. lần đầu Sư mở mắt ra là kiến, 3 tiếng mở mắt ra thấy vẫn còn là kiến, lần thứ 3 mở mắt ra ông mất tiêu, lần đầu Sư mở mắt ra là tri kiến của Sư, lần thứ hai Sư mở mắt ra cũng là tri kiến của Sư, Sư phải có cái Sinh trở lại, lần thứ ba Sư diệt bằng cái này tâm, mất liền, bỏ thua Sư, cao thủ nhất của Sam Phraya.

Mình phải dùng trí chứ mình không dùng kiến được, kiến của mình chỉ là tư kiến chứ không có cái tâm và chỉ có Pháp mình không có Diệt mình vẫn có cái Sinh lập lại, đi rất nhanh và có kết quả liền.

Hồi đó Sư học với Ngài Tịnh Sự, Ngài nói ông học kiểu đó, không có cơm gạo nuôi ông đâu, Sư phải học nhanh, Sư phải tìm, và cái đó mấy cô phải nhớ phải cótâm và tâm này không phải là tâm phiền não, tâm này không phải tâm luân hồi, tâm này phải là Tương Ưng Trí.

Thì cũng như vậy, Niệm thì phải 3 bước:

1. Niệm

2. Niệm Lực

3. Chánh Niệm.

Cái thứ nhất, Niệm, mới là cái tâm

Cái thứ hai, Niệm Lực, là Pháp, Pháp Ngũ Quyền Ngũ Lực, Pala một trong 7 phẩm trở đạo 

Cái thứ ba, Chánh Niệm, là Đế --> Đạo.

Khi các vị Thiền Sư hỏi Niệm có mấy bước? Niệm có 3 bước. Mà thành tựu của một cái Niệm gồm có 2 phần. Đó là 2 pháp đại hộ Maha Pāla; Niệm và Tỉnh Giác:

-  Khi Niệm có Tỉnh Giác, 

- khi Niệm có Niệm Lực. 

- Niệm Lực có Tỉnh Giác

Chánh Niệm có Tỉnh Giác hai phần đi song đôi nhau.

Do đó:

Khi Niệm ta có Tâm. 

Niệm Lực ta có Pháp. 

Và khi đến Chánh Niệm ta có Đế --> đi đến Đạo Quả.

Người học giả phải biết giai đoạn nào ta đang có. Nếu đi tới giai đoạn của Niệm Lực làm cái Lực của Niệm nó đã thành tựu, thì lúc bấy giờ chỉ có Pháp mà không có Kiến. Lúc đó mình tha hồ lựa, thí dụ Pháp nào mình chọn. 

Khi nào tới Niệm Lực chỉ có Pháp thôi. Còn Niệm (số 1) còn xen kẽ, còn "Tôi", "Ta", len lỏi vô, nó không qua được cái Tâm nó qua cái Kiến kế bên, không tìm ra được Pháp mà nó đi ra tới Kiến, Kiến cho mình cái Sinh liền. Kiến là Kiến Chấp và mình ôm cái đó.

 Do đó, khi Niệm Lực lên rồi thì chỉ có Pháp thôi. Pháp có rồi, có Chánh Niệm thì đó là Đế, rồi đi đến Đạo Quả.

Như vậy thì tại sao khi mình ngồi bị thụng lưng. Bây giờ mình mổ xẻ cái đó, giải quyết vấn đề. Nó có 7 bước, bắt đầu giai đoạn liên quan, tại vì sao tôi không thấy pháp tôi ngồi thụng xuống.

Mình nhìn là mình thấy liền. Mình có Tâm để Niệm, tôi chưa có Pháp, chưa thấy Pháp, và không có tinh thần nữa. Mình ngồi Niệm hoài không thấy Pháp, không thấy được cái Diệt mà mấy cô không có Tỉnh Giác mình thấy Diệt cùng lúc với cái Pháp này thì mấy cô có cái Sinh. Phải cẩn thận tại vì cái đó là cái lập lại liền. Và mình không có chịu buông ra.

Nên khi trình pháp với Ngài U sinandala Ngài nói cái đó là Sư phải Diệt liền, Sư không lập lại cái đó thì Sư phải tìm ra cái Diệt. Đó là cái câu mình đi lạc mà người ta không có nói. Chính khi mình biết mình lạc là mình ra được. Có ông Bàlamôn nói với Đức Phật: Tôi niệm không, tôi để tâm tôi không có gì hết.

Đức Phật nói, chính cái ngươi nói cái không trong cái Niệm có rồi.

Natthi kiñci = không có chi. Khác với suññatā - rỗng không

Thì khi mấy cô nói: Con không có cái chi hết.

Có người nói Vô Ngã tức là không có cái chi hết, chính ra là có Ngã. Anh nói không có chi hết thì chính anh là có Ngã. Anh đang chấp vô cái Vô Ngã.

Nhưng suññatā - rỗng không, nó cho mình sáng mắt là cho dù mình ôm cái Ngã, trong cái không có chi, nó không có gì tồn tại thì mới là suññatā - rỗng không.

Vậy thì khi Natthi kiñci = không có chi này là suññatā - rỗng không, Saṅkhatadhamma Pháp Hữu Vi. Cái suññatā - rỗng này mới là Asaṅkhatadhamma Pháp Vô Vi, vẫn còn Paccaya cái Duyên vẫn còn.

Do đó, với những người hành giả họ nói họ đang đi tới trạng thái không có chi, không có gì hết, nhưng họ chưa rỗng không, họ vẫn còn tồn tại. Lên tới Phi Tưởng Phi Tưởng Xứ mình mới qua Vô Sở Hữu Xứ. Vô Sở Hữu Xứ là Natthi kiñci = không có chi. Nhưng đi tới  Tuệ thứ IV - Udayabbayanàna - Tuệ thấy sự Sanh-Diệt của Danh Sắc và Tuệ thứ V - Bhanganàna - Tuệ Hoại Diệt của Vipassana mới là suññatā - rỗng không.

Natthi kiñci là tầng thứ 3 của Vô Sắc Giới

suññatā - rỗng không, là tầng thứ 4 hay tầng thứ 5 của Vipassana, Hoại Diệt Trí xong rồi hoại diệt hết, mới biết thực tại của mình là rỗng không rồi mới  giải thoát ra được, đi tới hành xả trí.

Hành xả trí (saṅkhāruppekkhāñāṇa) chứ không phải là Upekkha là buông xả. Chữ saṅkhāruppekkhāñāṇa là buông bỏ các pháp hữu vi, thì họ mới qua Chuyển Tộc Gotrabhù của bậc Thánh.

Do đó, mấy cô phải nắm bắt cái đó cho rõ.

Natthi kiñci chỉ là tầng thứ 3 của Vô Sắc Giới, chưa ra, hành giả đang ngồi Vipassana rớt qua Samadhi. Phải suññatā của Vipassana mới ra.

Những cái đó mình bị lạc tới giai đoạn mà mình rỗng không, không có gì hết. Lúc tới giai đoạn các hành giả ngồi thấy không có hơi thở, không đau, không nhức, không tê, không có gì hết, bắt đầu ở trạng thái Natthi kiñci = không có chi. Tại vì họ còn biết.

Nhưng tới Suññatā - Rỗng Không là không biết luôn, lúc bấy giờ họ mới gọi là Tĩnh Lặng, lúc đó mới ra được Santi sukha lúc đó mới bắt đầu ra Tĩnh Lặng.

Nên với hành giả khi hành thiền dễ bị nhầm lẫn. Khi Sư hòi Ngài U Sīlānanda:  "what is the difference between Natthi kiñci and Suññatā (điều gì khác biệt giữa Natthi kiñciSuññatā)"  Ngài lắc đầu, Ngài nói không có ông Sư nào hỏi tôi như vậy.

Do đó, mấy cô phải biết Natthi kiñci là cửa ngõ sau khi đã qua được Tâm. Thức Vô Biên thì mới qua Vô Sở Hữu thì mới thấy Pháp, nhưng Pháp đó Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ mới đi qua con đường trở lại Vipassana Suññatā - Rỗng Không, mới qua được con đường Đạo.

Đó là những kỹ thuật, phải có vị Thiền Sư chỉ mình mới được còn không đi hoài đi hoài, nhất là người đạt tới trạng thái rỗng không, họ thích lắm, tâm họ yên tịnh họ thích lắm, họ nghĩ là họ đạt tới giống như ông Baka Phạm Thiên. Đức Phật Ngài phải dùng trí mới độ được Baka. 

Với bài kinh 50 trong Trung Bộ Kinh.

Trên con đường đi lên độ Baka Phạm Thiên, Ma Vương đi theo chặn tâm lại, mấy cô phải nhớ rằng là trên đường tu tập này không phải dễ mình đi tới mình bắt con cá dễ dàng đâu, ngoài cái nghiệp của mình ra còn có những pháp nghịch, mấy cô phải cẩn thận.

Do đó, cái "Tôi" cái "Ta" giết chết mình cộng thêm pháp nghịch mình không hay, phải cẩn thận.

Do đó, mình thấy ông Baka Phạm Thiên ông sống lâu và ông nói là ông đã giải thoát rồi. Ông thấy mấy vị Phạm Thiên kia đi tục sinh hết, ông còn, vì ông là Niết-bàn hiện hữu là vô minh.

Trong ngụy biện kiến có 5, nó trườn cuốn như con lươn. Rồi trong Ngụy biện kiến có đắc sơ thiền, đắc nhị thiền, đắc tam thiền, đắc tứ thiền, hưởng dục lạc đó, an trú tịnh lạc đó, nó cũng thuộc loại tà kiến. Do đó, những sai lầm của các quí hành giả đi tới giai đoạn đó họ kẹt, được lên cung trời Sắc Giới nhưng họ chưa giải thoát, họ còn ở trong trạng thái luân hồi, mà luân hồi thì còn phiền não vì còn tâm.

Bây giờ qua phần Lộ Chiêm Bao Supinavithi. Bây giờ Sư dịch lại là Lộ Thủy Tưởng.

Thủy Tưởng có 2 : 

1. Ngủ thiếp - gọi là thiếp mật, tức là ngủ say. 

2. Còn ngủ mà không ngủ thiếp, ngủ chập chờn, gọi là bất thiếp mật.

Khi mình ngủ ngon, ngủ say mê thì gọi là thụy tưởng thiếp mật, ngủ ngon ngủ say thì không bao giờ có chiêm bao. Mà ngủ chập chờn chập chờn, ngủ không tròn giấc thì lúc đó có mộng có chiêm bao, thì lúc bấy giờ bất thiếp mật gọi là thụy mộng.

Cái ngủ không có chiêm bao, ngủ chập chờn thôi, tức là ngủ không chọn giấc, hay ngủ không đủ, chập chờn không yên. Chưa chắc mình có chiêm bao.

Rồi bây giờ mình có chiêm bao, vừa ngủ không tròn giấc, ngủ chập chờn giấc chiêm bao xen vô, thì lúc bấy giờ mấy cô có những thụy mộng. Rồi những cảnh đến thì gọi là mộng cảnh và mộng cảnh đó chỉ là mộng ảo thôi.

Vậy:

Tại sao gọi là mộng ảo?

Tại sao gọi là mộng cảnh?

Nó ra cảnh gì mà lại là không thật? Không thật tức là ảo.

Cảnh gì mà không thực? Cảnh Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng 2 - 6 của quá khứ mình tạo ra.

-----------------------------------

"(trong bài giảng 028 Phát Thú)

Mình ở trong 3 cái; ngủ say, không nghĩ ra, không nhớ ra, những trường hợp đó sài Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng, trong đời sống bình nhật của mình.

Thường Cận Y nhiều hơn là Câu Sinh. Câu Sinh chỉ có một là hiện tại thôi, Thường Cận Y là có nhiều ở quá khứ, hiện tại, vị lai, nó làm đủ thứ.

Thường Cận Y là quả của tâm Đổng Lực Câu Sinh, nó là quả của tâm Đổng Lực từ sát na  2 đến sát na 6 ( 2 - 6) nó ra Thường Cận Y Dị Thời Nghiệp. Một cái câu sinh chỉ có tâm Đổng Lực một, nó hiện báo nghiệp, còn Đổng Lực 7 nó qua Dị Thời Nghiệp của thời vị lai.

Trong 7 sát na tâm Đổng Lực, thì sát na thứ nhất là Hiện, sát na thứ 7 là Hậu, còn 5 sát na giữa là Hậu Hậu.

Thì  Hiện Báo Nghiệp (cái thứ nhất) là Câu Sinh nó chỉ có một, còn 5 cái giữa là Hậu Hậu Báo Nghiệp Quá Khứ  là Dị Thời Nghiệp Quá Khứ, còn cái thứ 7 là Hậu Báo Nghiệp là Dị Thời Nghiệp Vị Lai.

Hiện Báo Nghiệp (cái thứ nhất) có 1 trên 7, mà cái 2 với 6 (Hậu Hậu Báo Nghiệp) là Lộ Trình Tâm nào cũng có. Do đó, khi thân, ngữ ý mình làm một chuyện thôi mà 2 với 6 này quá khứ hiện tại nó trồng nó trổi ra, nên Sư nói khi mình trả quả mình trả từ sát na tâm.""

----------------------

Thì như vậy, Nghiệp, Nghiệp Tướng, Thú Tướng, nó chỉ lập đi lập lại 2 - 6 của mình. Chứ không phải của ai, cũng có khi Chư Thiên chuyển tâm mình, có khi bệnh sinh lên làm thú tướng của mình cho thấy cái này cái kia.

Thế thì, khi lúc đang ở trong thiếp mật thì không có gì hết, ngủ tới sáng không thấy gì hết. Thụy tưởng thiếp mật thì không có chiêm bao, là ngủ say không mơ thấy gì hết, không bị giật mình thì gọi là Thụy tưởng thiếp mật 

Người ngủ thụy tưởng thiếp mật là ngủ ngon lắm, không nghe, không biết gì hết, lúc đó là người đó đang ngoài lộ. Còn tiếng gõ cửa, tiếng súng bắn hay tiếng động thì bắt đầu ngũ phần dứt dòng nó mới bắt đầu vô lộ là khai ngũ môn hay khai ý môn thì nó mới bắt đầu bắt lộ vô nó có đổng lực, còn lúc đang ngủ say là ngoài lộ. Quá khứ vừa qua hay ngũ phần vừa qua là ngũ phần quá khứ, rồi rúng động, rồi dứt dòng.

Giờ Sư sửa lại, ngũ phần quá khứ, ngũ phần chấn động (tức là ngũ phần rúng động), rồi ngũ phần đình chỉ (tức là ngũ phần dứt dòng), nó đình chỉ dòng ngũ phần này để bắt đầu  vô khai môn qua cửa ngõ ngũ hay là ý (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt v.v..) 

Trở lại, khi thụy tưởng thiếp mật thì ngủ không thấy cảnh nào hết. Khi vô được Chánh Niệm mà đi tới Chánh Định là thụy tưởng thiếp mật trong cái Tỉnh Giác, thì mới được.

Đó là trong Chánh Định của Tỉnh Giác thì giống như là đang ngồi tức là đang thụy tưởng thiếp mật 

Khi đang ngồi mà không có pháp, tâm đang diệt cái pháp, thì lúc bấy giờ có một cái định, cái định đó nó đang hiện bày ra, không có chuyện gì khác hết. Thì lúc bấy giờ ekaggatā là chi Định, chi nhiếp thống, chi nhiếp tâm bắt vô được đề mục, bắt vô cảnh đó với hiện bày đó thì lúc bấy giờ Định, không có một mãnh lực nào xen vô hết.

Lúc bấy giờ người hành giả bắt được cái đó là Tỉnh Giác nắm bắt được liền thì bắt đầu đi xuyên qua cái đó tới Suññatā - Rỗng Không, chứ không phải bắt ngược lại Natthi kiñci = không có chi là lọt ra ngoài. Chỉ trong tích tắc một sát na, tâm đạo của một sát na. Phiền não không sanh, nghiệp báo không cản và  không trì kéo xuyên qua cái đó mới ra Suññatā - Rỗng Không

Trở lại, tại sao Sư để chữ Tỉnh Giác trong đó? Là vì thụy tưởng thiếp mật này không có Tỉnh Giác. Chánh Niệm mới có Tỉnh Giác, mình mới đi qua được. Cái đó là cái tu. Lúc đó mình diệt kiết sử của mình, cái tập khí cái thói quen của mình nó làm cho mình bị trở ngại hay gãy đổ.

Vậy thì trong đời sống hàng ngày mình cứ nuôi dưỡng cái tập khí cái thói quen của mình thì khó mà chúng ta dùng được Niệm và Tỉnh Giác này để mà nhìn được pháp khi nó đang hiện bày, bởi vì nó bị chặn lại

Do đó, khi mình tới giai đoạn 2 - 6 thì cái đầu rớt xuống bất thiếp mật  2 - 6 nó chụp lấy nó dắt mấy cô đi.

Thức dậy, mấy cô có 2 vấn đề. Thức dậy gọi là Giác Tỉnh. Ngủ gọi là Thụy Tưởng.

Giác Tỉnh: Giác là biết. Tỉnh là thức. Giác Tỉnh là biết thức. là Sau khi ngủ xong. Sau khi ngủ xong thì mình biết mình thức dậy gọi là Giác Tỉnh.

Tỉnh Giác là đang thức mà biết.

Còn mấy cô đang ngồi thiền, cô có Tỉnh Giác là cô phải thức để biết. Hai cái đó mấy cô nhìn pháp sai thì không có kết quả.

Nếu như có một cái gì xen vô thì gọi là thụy mộng, cái tưởng mà ra cái mộng thì nó phải thuộc Nghiệp Tướng, nó ra mộng cảnh hay mộng ảo. Chính cái Nghiệp Tướng nó ra mộng ảo, nó hiện bày ra mộng ảo. 

Tưởng bởi mộng. Mộng chỉ là ảo. Bởi 2 - 6 quá khứ mình.

Vậy thì, khi nào cái "Tôi" cái "Ta" của cô có. 

"Tôi có", "Ta có" là từ Nghiệp, Nghiệp Tướng, Thú Tướng, nó ra cái "Tôi", "Ta". "Tôi có" "Ta có" là từ 2 - 6 của quá khứ.

Còn Pháp có là do Tỉnh Giác nhìn thấy Pháp.

Vậy thì khi mình sống trong cái "Tôi", "Ta" của mình là mình đang sống trong cái bất thiếp mật. Thì trong bất thiếp mật đó Sư hỏi cô, cô đang Giác Tỉnh hay cô đang Tỉnh Giác ?

Cái "Tôi", "Ta" là do quá khứ của mình tạo ra mà mình không biết. Mà cái Pháp mà có thì mấy cô sẽ không có "Tôi" "Ta".

Tê, nhức, mỏi, đau.

Cái đau là "Tôi" hay là  Pháp ?

Khi cái đau đến là "Tôi đau" hay là Pháp có. Chính chỗ đó mấy cô đi con đường đi, cái "Ta" cái đau nó đến, cái nhức đến, cái mỏi đến, cái tê. "Tôi đau", Tôi nhức", Tôi mỏi". 

Thế thì khi cô niệm cái đau, mà cô niệm cái đau này với cái pháp mà cô đừng bỏ tư kiến vô thì cô thấy được cái Sinh Diệt.

Còn nếu như mà cô bỏ cái "Tôi" vô trong đau này thì cô thấy một cái kiến thủ, cái "Tôi".  Tâm bắt một cảnh mà.

Thì tâm bắt một cảnh, cảnh này là Pháp chứ không phải là "Tôi". Nếu là "Tôi" thì tôi đâu cho đau, tôi đâu có muốn đau, tôi không muốn có đau. Tôi này không phải, nó vẫn xâm nhập vô, nó vẫn chiếm lấy và nó ngự trị, mình đang niệm nó. 

Như vậy thì, mình đang niệm nó thì mấy cô đang có niệm thôi chứ không có Tỉnh Giác. Thì Tỉnh Giác này nó bị đánh mất đi thì cái niệm của cô sẽ lung lay trong phóng dật, mà phóng dật đó là si, lúc bấy giờ cô không ra thấy được pháp cô trở ngược trở lại là luân hồi.

Do đó, chính đây là một sát na, chính đây chỉ là một pháp mà mình đây vòng trở lại một lộ trình tâm của Nghiệp, Nghiệp Tướng, Thú Tướng 2 - 6, nếu mình không có đủ niệm lực, mình không có Chánh Niệm để nhìn thấy cái Đế cái Đạo.

Vậy thì, khi mà cái đau này hiện bày lên một cái Tập Đế đằng sau của Khổ Đế. Đau là một Khổ Đế, nhưng nếu mình không niệm được pháp cái Tập Đế này nó hiện bày lên một kiến chấp làm cho chúng ta phải luân hồi phiền não. Ái, tại vì mình đâu muốn đau.

Ái có 3:

1. Ái trong tham

2. Ái trong sân

3. Ái trong si

Vậy thì khi cái đau nó đến thì cô đang ở trong cái ái của cô là ái gì?

Thí dụ như cô đang có một cái đau là ái trong sân, vì nó đang làm cô khổ, mình có cái ái mình không muốn, hay là mình đang bất toại nguyện, thì là ái trong sân, cái đó là cái tập khí rồi, nó là phóng dật, lúc đó cô đang đi trong phiền não và lập lại luân hồi. Một phút mất tỉnh giác thôi là cô mất đi cái niệm. 

Còn nếu cô Niệm sâu thì đó là Đế thì tới Đạo.

Còn cô mất Tỉnh Giác thì cô mất Niệm Lực, thì mất pháp, trở lại cái tâm, cô có một kiến chấp, nó lập lại. Chỉ có một sát na thôi.

Tâm đạo, trong bộ Jamaka nói định nghĩa tâm đạo: tâm sát trừ phiền não, tâm chứng tri Niết-bàn. Chữ chứng tri Niết-bàn là thụy tưởng thiếp mật với một trạng thái Tỉnh Giác chứ không phải trạng thái Giác Tỉnh sau khi ngủ thức dậy. Do đó, mình phải cẩn thận. Chỉ có một sát na thôi, 

Một sát na rất lẹ, lẹ hơn một khảy móng tay, một khảy móng tay bằng bao nhiêu triệu tâm. Một sát na nó làm 2 chức năng một bên là sát trừ phiền não và một bên là chứng tri Niết-bàn. Mà chứng tri là santasuka santisuka sự tĩnh lặng.

Lúc bấy giờ là mình có trong  Suññatā - Rỗng Không chứ không phải là Natthi kiñci = không có chi.

Natthi kiñci  là người mất hết, ngồi hồi tưởng lại thì nói tôi không có cái chi.

Còn người này không có cái gì hết là Suññatā - Rỗng Không, không giàu không nghèo, vô sản, không có gì hết là Suññatā.

Chúng ta là Natthi kiñci  = không có cái chi

Đức Phật Ngài có 4 giai đoạn: 

1. Ngài có

2. Rồi Ngài đi tới cái không

3. Rồi Ngài lại có

4. Rồi Ngài đi tới cái không

Cuộc đời Đức Phật có 4 giai đoạn:

1. Có.  Ngài có tài sản

2. Không. Đi xuất gia, Ngài không có gì hết.

3. Có. Ngài đắc đạo, Ngài được cúng dường.

4. Không. Ngài viên tịch Niết-bàn, rỗng không.

Đức Phật Ngài có tài sản, bỏ hết, đi xuất gia, chứng đắc đạo quả được Chư Thiên và nhân loại cúng dường, có lại, rồi Ngài viên tịch Niết-bàn, Ngài rỗng không.

Còn mình đây đi ngược lại. Mình đây không có. Sinh ra bàn tay trắng, rồi mình tạo ra có để mình có, cái này là có cái Natthi kiñci . Rồi một cái Suññatā ập xuống một cái là trắng tay luôn. Pháp tam tướng (Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã) làm cho mình mất hết tất cả mà mình chưa thức tỉnh.

Người chết ta xót xa, chẳng phài vì thương tiếc, tu hành chưa đạt đạo, lần lượt tới phiên ta.

Mình không thấy được  Suññatā trong  Natthi kiñci của mình. Mình đang ở trong Suññatā của Natthi kiñci. Trong Natthi kiñciSuññatā ẩn tàng núp trong con người chúng ta.

Vậy thì, khi đau đến mà mình không niệm được pháp thì không có cái "Ta". Mà đau đến  mình không niệm được pháp thì đau của ta sinh lên. Mà đau sinh lên nó thuộc hữu sự vì nó còn Mạng Quyền, và sắc mạng quyền này làm cho ta có một Vaṭṭa là luân hồi, lúc bấy giờ Si lên nữa, thì có một phiền não ở trong Niệm thiếu Tỉnh Giác và  mất đi tất cả cái đang tu tập.

Mình lấy bài học này củng cố lại. Kinh nghiệm của Sư là sau khi Sư sụp đổ Sư phài coi lại liền, phải quán sát lại gọi là khảo sát lại và mình phải tư khảo lại những điều mình đi qua và mình mới thấy là mình mất Tỉnh Giác, mình có Niệm nhưng chưa đủ lực, do mình mất Tỉnh Giác  mình không bồi đắp được thì mình không đi tới con đường đạo có kết quả. 

Chỉ có một sát na, chỉ có một Tỉnh Giác thôi, chứ không phải có Niệm. Mình không có Niệm. Niệm mình có thì phải có lực, chứ Niệm suông thì chưa được. Và kèm theo đó, phải có Tỉnh Giác. Mình có Niệm thôi chưa đủ lực, thiếu Tỉnh Giác nữa coi như mất hết trong Natthi kiñci và mình không có một cái gì cả, gốc của mình là Suññatā. Kết quả mình không có lượm được.

Đức Phật Ngài biết Ngài có, nhưng nhìn trong hiệp thế này, trong chế định này chỉ là một cái không, Ngài mới lấy cái không Ngài bỏ cái có. 

Vô Sắc Giới, thuộc về Danh Pháp : Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Bốn cái này thuộc về Danh Pháp.

 Mà thuộc về Danh Pháp thì:

- cái Không Vô Biên Xứ thuộc về Chế Định -  là Có

- Thức Vô Biên Xứ thuộc về Siêu Lý - là Không

- Vô Sở Hữu Xứ là Chế Định - là Có 

- Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thuộc về Siêu Lý - là Không

Khi Niệm Không Vô Biên (Không Vô Biên Xứ thuộc về Chế Định - Có) là lấy hư không làm đề mục. Mà hư không là có cũng như là không, chỉ trong tâm thức của mình mới có thôi. 

Nhưng trở lại tâm thức của mình (Thức Vô Biên Xứ)  mình không làm chủ được nó thì cái đó là cái không thực tế. Không này là không thực

Còn cái có ((Không Vô Biên Xứ thuộc về Chế Định - Có) là giả tạo, có này là có ảo.

 không này là không thực, rồi tới trạng thái có này (Vô Sở Hữu Xứ là Chế Định - Có) là Natthi kiñci = không có chi

Và không này là (Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thuộc về Siêu Lý - Không) là Suññatā - Rỗng Không.

Cái có là cái có giả tạo, nó là có chế định (cái Không Vô Biên Xứ thuộc về Chế Định - Có)

Mà cái Siêu Lý cái không này là không thực tế (Thức Vô Biên Xứ thuộc về Siêu Lý - Không). Mình không làm chủ được nó.

Và cái có này là Natthi kiñci = không có chi (Vô Sở Hữu Xứ là Chế Định - Có) 

Cái không này mới là Suññatā - Rỗng Không (Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thuộc về Siêu Lý - Không) 

Trong phần Danh Pháp này thôi.

Thế thì khi đi tới giai đoạn qua phần Sinh Diệt Trí, tuệ thứ tư là Sinh Diệt Trí lúc bấy giờ còn Danh và Sắc, trong 10 cái tuệ Vipassanā ñāṇa trong cái Sinh Diệt Trí còn có Danh và Sắc. Nhưng tới Hoại Diệt Trí thì nó chỉ còn Danh Pháp thôi, Sắc lúc bấy giờ mất rồi. 

Sinh Diệt Trí --->  Danh     +   Sắc

                             Mạng         Mạng

                             Quyền        Quyền

                            đang diệt     đang diệt

Danh Mạng Quyền và Sắc Mạng Quyền ở trong Sinh Diệt Trí.

Rồi đi tới Hoại Diệt Trí. Lúc đó mình chỉ thấy Diệt Diệt Diệt, lúc bấy giờ là Mạng Quyền đang diệt.

10 cái tuệ Vipassanā ñāṇa .

1. Tuệ thứ I- Nàmarùpa paricchedanàna - Tuệ Phân Tách Danh Sắc

2. Tuệ thứ II - Paccayapariggalanàna - Tuệ Phân Tách Nhân Quả (Tuệ Phân Biện Nhân Duyên).

3. Tuệ thứ III - Sammasananàna - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã. 

4. Tuệ thứ IV - Udayabbayanàna - Sinh Diệt Trí. Tuệ thấy sự Sanh-Diệt của Danh Sắc.

5. Tuệ thứ V - Bhanganàna - Tuệ Hoại Diệt Trí

6. Tuệ thứ VI - Bhayanàna - Tuệ Hoảng Sợ Trí. 

Bắt đầu mình tìm con đường giải thoát, chấm dứt dòng sinh tử luân hồi.

7. Tuệ thứ VII - Adinavanàna - Tuệ thấy Hiểm Nguy của Ngũ uẩn.

8. Tuệ thứ VIII - Nibbidanàna - Tuệ Chán nãn.

9. Tuệ thứ IX - Mũncitukamyatanàna - Tuệ muốn Giải thoát.

10. Tuệ thứ X - Patisankhanàna - Tuệ Suy Tư

Ngay trong đời sống hàng ngày, trong cái Tu mình có Niệm đi nữa mình phải có Tỉnh Giác. Mà khi có Tỉnh Giác thì lúc đó mình có Niệm Lực, và khi có Niệm Lực có Tỉnh Giác thì mình biết được mình có Chánh Niệm.

Niệm cần phải có Tỉnh Giác. 

Khi có Tỉnh Giác thì có Niệm Lực.

Khi Niệm Lực có Tỉnh Giác thì có Chánh Niệm.

Đó là công thức trong đời sống hàng ngày trong sinh hoạt cũng như trong tu tập. Niệm cần phải có Tỉnh Giác. Đời sống nào cũng vậy, trong sinh hoạt đi đứng nằm ngồi hay là lái xe đều phải có Tỉnh Giác. Mà Tỉnh Giác có thì có Niệm Lực. Mà Niệm Lực có Tỉnh Giác thì có Chánh Niệm. Thấy con đường mình đi.

Niệm cần phải có Tỉnh Giác

Khi mà có Tỉnh Giác thì có Niệm Lực

Khi Niệm Lực có Tỉnh Giác thì có Chánh Niệm

Mình thiếu cái nào mình bổ túc cái đó, thì mình sẽ có con đường đạo mình tu ./.



No comments:

Post a Comment