Saturday, July 15, 2023

026 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 13 tháng 8, 2022

                                                             026 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 13 tháng 8, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "026- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Thiền sinh hỏi: Duyên chia cho 9 giống có một giống là giống vật thực. Tại sao trong giống vật thực duyên chỉ có Sắc Vật Thực duyên, không có Danh Vật Thực duyên?

HT trả lời: Có Danh Vật Thực duyên thuộc giống Câu Sinh. Trong giống vật thực chỉ có sắc vật thực duyên. Cũng như giống mạng quyền, phần tiền sinh quyền thuộc về giống tiền sinh, câu sinh quyền thuộc giống câu sinh chứ nó không phải thuộc Sắc Mạng Quyền. Giống Sắc Mạng Quyền là giống riêng của nó. Danh vật thực duyên thuộc về Giống Câu Sinh nó cùng sinh với mình tại vì Tâm với Tâm Sở, danh vật thực thuộc về Tâm Sở, do đó nó không thuộc giống vật thực. 

Giống vật thực có 2 phần: nội phần và ngoại phần:

1. Ngoại phần là chất bổ bên ngoài mình nhận vô, thực phẩm nhận vô rồi 3 tiếng sau tạo ra chất bổ nuôi dưỡng máu và các tế bào của mình, còn chất bã mình đi vệ sinh ra, đó là sắc vật thực, thuộc sắc pháp.

2. Nội phần, là Danh Vật Thực: xúc thực, tư thực, thức thực, thuộc về Danh Pháp và thuộc về Câu Sinh, tại vì xúc là tâm sở xúc nó phải ở trong giống câu sinh, bởi vì nó câu sinh với tâm. Nên Danh Vật Thực thì thuộc Giống Câu Sinh.

Danh Vật Thực có 3: 1. Xúc Thực 2. Ý Tư Thực. 3. Thức Thực.

1. Xúc Thực là, Tâm Sở Xúc, (Xúc, Thọ, Tưởng, Thức) thuộc Giống Câu Sinh, tại vì nó cùng sinh ra với tâm thì nó không thể nào cùng nằm trong Giống Sắc Vật Thực. Sắc Vật Thực thuộc Sắc Pháp đi theo 2 loại ngoại phần và nội phần.

2. Ý Tư Thực là Tâm Sở Tư.

3. Thức Thực là 121 Tâm, nó thuộc về Tâm.

Danh Vật Thực có 3.

 Nên nếu nói vật thực duyên thì chia làm 2 là: 

1 - Danh Vật Thực

2. - Sắc Vật Thực có 2 là : Ngoại Bộ và Nội Bộ.

Ngoại bộ là ở bên ngoài, gọi là Đoàn Thực kabalinkàro-àharo. Hồi Đức Phật Ngài không có dùng muỗng nĩa, thực phẩm vắt từng miếng, trong luật tỳ khưu ăn bốc là bốc thực phẩm phải vừa đủ miệng, không được bự hơn, thí dụ như miếng bánh tét bự hơn hay miếng bánh chưng bự hơn thì phải cắt ra từng miếng nhỏ vừa đủ bỏ vào miệng thì được ăn, còn ăn mà tràn ra ngoài là phạm luật, có nhiều người cố ăn nên thời Đức Phật ra luật đó. 

Gọi là Đoàn Thực là từng miếng ăn vừa đủ cho miệng của mình. Thì Đoàn Thực là thuộc ngoại bộ, có 6 vị là; cay, đắng, ngọt, bùi, chát. Nhưng vô trong người thì chất bổ tiết ra nuôi thân thể, còn chất bã thải ra ngoài. 

Thì chất bổ vô trong máu nuôi các tế bào của mình đó là sắc vật thực nuôi cơ thể được 7 ngày ở cõi nhân loại, mình dùng một bữa cơm nuôi được 7 ngày. 

Chư Thiên dùng một bữa nuôi được 1 tháng, có cõi trời khác thì 2 tháng, là đói bắt đầu.

Thì Sắc vật thực thuộc bên ngoài, thuộc về Sắc Pháp.

Danh Vật Thực thuộc về Danh Pháp, và chia làm 3 là: Xúc, Ý Tư, Thức. Thì Danh Vật Thực thuộc về Vật Thực Duyên chia một bên là Danh, một bên là Sắc. 

Vật Thực Duyên thuộc về Danh Pháp thuộc về nhóm Câu Sinh, đi với Tâm và Tâm Sở. Xúc, Ý Tư, Thức thuộc về Tâm Sở, Tứ Đồng, là cùng sinh cùng diệt, nó thuộc về nhóm Câu Sinh.

Tâm tiếng Pali là Citta, ngữ căn của nó Cit là biết

 Tâm Sở là Cetasika là thành phần phụ thuộc theo tâm. Phụ thuộc có 4 trạng thái gọi là:

 Tứ Đồng là:

1. Đồng Sinh,

2. Đồng Diệt, 

3. Đồng Biết Một Cảnh,

4.  Đồng Trú Căn.

Tâm Sở được ví như, thí dụ, có thầy thì phải có trò, khi nào có một vị thầy thì đằng sau vị thầy đó phải có trò, nếu họ nói thầy không có trò thì không có nghĩa thầy. Do đó, ý nghĩa ở chỗ này.

Ví dụ như một bản vẽ, có giá vẽ, có vải, có sơn thì những thứ này thuộc tâm sở của tâm. Người họa sĩ là Tâm, còn bản vẽ, vải, giá vẽ, những phụ tùng thiết bị để làm ra một bức tranh vẽ là Tâm Sở.

 Như vậy, nếu mình nói tới Tâm có 4 nguyên nhân sinh ra (Tứ nhân sinh tâm), nó không thể độc lập sinh ra được, nó phải có nguyên nhân, nó có yếu tố để tạo nó ra, chứ không phải tự nó có được.

Tứ Nguyên Nhân Sinh Tâm

1. Đầu tiên là Nghiệp Quá Khứ là nhân sinh tâm. Có Nghiệp Quá Khứ thì có nhân sinh ra tâm.

2. Thứ hai là Tâm Sở. Không có Tâm Sở thì không có tâm.

3. Thứ ba là có Cảnh.

4. Thứ tư là có Vật (thần kinh)

Bốn yếu tố này là nhân sinh ra tâm. 

Không có 4 yếu tố này, một trong 3 yếu tố này thì chỉ có một điều kiện thôi, nhất là ở cõi Vô Sắc Giới thì có 3 yếu tố là Nghiệp Quá Khứ, Tâm Sở, Cảnh, và nó không có yếu tố thứ tư là Vật. Ở cõi Vô Sắc Giới không có Sắc Pháp, không có Sắc Thần Kinh, không có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt thần kinh.

 Ở cõi Dục Giới, ở cõi nhân loại, cõi thú, luôn luôn phải có 4 nguyên nhân này.

 Khi mình nương Vật thần kinh có 6 chia làm 2 là Ngũ Vật và Ý Vật.

Ngũ Vật theo thần kinh của nó, như Sắc thần kinh nhãn, như là:

- Cảnh sắc thì có thần kinh nhãn.

- Cảnh thinh thì có thần kinh nhĩ.

- Cảnh khí thì có thần kinh tỷ.

- Cảnh vị có thần kinh thiệt.

- Cảnh xúc có thần kinh thân.

Ý Vật là trái tim. Không có trái tim thì tâm ý thức mình không sinh lên được. 

Còn mỗi căn, thí dụ con mắt là chỗ trú của thần kinh nhãn, là nơi tâm nhận thức, thì mỗi cái riêng. Nhưng, khi chức năng của tâm nhận thức mà thâu được cảnh sắc nó cũng phải có Tâm Ý Thức trong trái tim làm việc thì thần kinh nhãn mới làm việc thì tâm này mới bắt được cảnh sắc, chứ không độc lập được.

Do đó, khi nói tới vật thì Ngũ Vật nói riêng, Ý Vật nói tính chất chung. Trong Ý Vật bao phủ trong Ngũ Vật. Không có Ý Vật thì mấy thần kinh nhãn, thần kinh nhĩ v.v... sẽ chết, tại vì tim không bơm máu vô nuôi thì các thần kinh này cũng chết. Do đó, nó cũng là một yếu tố phụ thuộc.

Còn Tâm Sở (yếu tố thứ 2 của Tứ nhân sinh tâm) thì nó đi theo Tứ Đồng để nó sinh ra Tâm. Nó không có Tứ Đồng thì nó không sinh ra Tâm.

 Vậy thì, khi nói tới Tâm thì phài có Tâm Sở. Và khi nói tới Tâm Sở thì phải nói tới Tâm (trái tim)

Thí dụ như ly nước trong, mình bỏ chanh vô thì thành ly nước chanh, bỏ đường vô thành ly nước chanh đường, bỏ đá vô thành ly nước đá chanh đường, bỏ thêm chút muối vô thành ly nước đá chanh muối đường. Thì đá, chanh, đường, muối là thành phần phụ thuộc (Tâm Sở), và nước là chủ yếu thì thuộc về tâm.

Trong 121 Tâm, thành phần ít Tâm Sở nhất là Ngũ Song Thức nó làm việc máy móc nên chức năng không cần nhiều, nó cũng có 7 Tâm Sở, đó là tối đa, tới mức cùng rồi cũng phải có 7 Tâm Sở.

Bây giờ mình nói, nếu mình nói Tâm Sở và Tâm Nhãn Thức, chức năng tâm nhãn thức là thấy được cảnh sắc, tâm nhĩ thức chức năng là nghe được âm thanh, thì chữ Xúc là con mắt nhìn được cảnh sắc thì tâm nhãn thức thâu vô biết được cảnh sắc đó là do tâm nhãn thức nó làm, thì chữ Xúc đó là Tâm Sở.

Đầu tiên là Tâm Nhận Thức phải có Xúc, rồi khi có Xúc phải có Thọ mới có cảm giác, có tri giác, có cảm tính khi đụng vô cảnh đó, thì Xúc, Thọ. Rồi nó trạng lại vì cảnh ở bên ngoài, thí dụ cảnh mình bắt ở ngoài. 

Cảnh sắc với cảnh thinh là khi mình bắt cảnh nó không đụng, mà nếu đụng thì nó thuộc về thân.

Thí dụ, cảnh sắc ngoài kia mình nhìn thấy được thì cảnh đó là không tiếp xúc, nó không đụng chạm. Cũng như âm thanh ở ngoài từ ngoài tới ở đây mình nghe mình không đụng, nhưng nếu đụng vô tai mình một cái "bốp" thì đó là xúc thuộc về thân, con mắt mà mình đụng vô nghe "bốp" một cái là xúc thuộc về thân, chứ không phải là nhãn bắt cảnh sắc.

Thì nó cũng phải có những Tâm Sở (Tâm Sở là Cetasika là thành phần phụ thuộc theo tâm) này, Tâm Sở Xúc để câu cảnh sắc, Tâm Sở Thọ để bắt cảm giác với cảnh xúc, cái nó tụ lại, nó không bắt trọn vẹn được, do đó nó phải tụ lại phải trạng lại trong tâm thức của mình.

Thí dụ như thấy con chim, đâu phải nó bắt con chim vô con mắt mình, tâm thức mình phải nhớ, gọi là Tưởng, rồi Tư phải tư duy, phải động não để gom hết những cái Tưởng thành ra một cảnh sắc nó mới biết rõ được. Rồi Nhất Thống là phải tập trung hết vô chứ còn phân tâm thì không được, sau Tưởng, Tư, Nhất Thống, thì đến Mạng Quyền giữ cảnh sắc đó cho nó còn để giữ được. Rồi tác ý là thâu cảnh sắc đó trọn vẹn.

 Mấy cái đó là 10 tâm Ngũ Song Thức, 5 đôi bên bất thiện, bên thiện nó phải có 7 tâm sở này, không có không được.

7 tâm sở là: 

1. Xúc (Phassa)

2. Thọ (Vedanā)

3. Tưởng (Saññā)

4. Tư (Cetanā)

5. Nhất Thống (Ekaggatā)

6. Mạng quyền (Jīvitindriya)

7. Tác ý (Manasikāra)

Ngoài ra những tâm kia còn nhiều nữa. Chẳng hạn như một Tâm Đại Thiện có 38 Tâm Sở = 13 Tâm Sở Tợ Tha + 25 Tâm Sở Tịnh Hảo

Cũng như một tâm si lấy hết mấy tâm sở bất thiện + tâm sở tợ tha. Nếu như si này thì bỏ hỉ vì nó thuộc về xả nên không có hỉ.

Ngũ song thức thì có 7 Tâm Sở.

Tâm Sở là thành phần phụ thuộc của tâm;

Con người có bao nhiêu bộ phận, thì những bộ phận đó thuộc thể trược của người đó. Đức Phật nói con người có 32 thể trược

Thí dụ như giờ mình nói con người không thiếu được 32 thể trược này thì mình phải đếm được đúng 32 thể trược thì con người mới có. Còn tháo 32 thể trược này ra thì không là con người nữa. Như ĐĐ  Nāgasena trả lời đức vua Milinda. 

Ngài Nāgasena hỏi đức vua Milinda: cái gọng xe có phải là chiếc xe không? trả lời: không.

Cái kèn xe phải là chếc xe không? - Không

Bánh xe có phải là chiếc xe không? - Không.

Cái niềng xe có phải là chiếc xe không? - Không.

Cái căm xe có phải là chiếc xe không? - Không.

Nhưng mà ráp mấy cái đó vô là chiếc xe không? 

- Phải.

Cái xe khi tháo nó ra thì không phải là cái xe, thì cái pháp đó có 2, nhìn vô thì đó là pháp Vô Ngã. Khi có đủ duyên cấu hợp vô nó hình thành ra chiếc xe, khi tháo từng duyên mà nó cấu hợp ra thì không còn chiếc xe nữa. Những đồ tháo ra nó chỉ là những bộ phận, nhưng đem ráp vô lại thì nó thành chiếc xe gồm những thành phần kết hợp lại.

Khi ngồi thiền mà phân biệt từng cái Tâm Sở thì là điên, không thể nào lộ trình đi của người hành giả Minh Sát Tuệ, đầu tiên là tuệ phân biệt Danh và Sắc nó chỉ có Danh thôi, trong Danh có Tâm và Tâm Sở, như thế thôi. Thì không thể ngồi thiền mà phân biệt từng Tâm Sở được.

Thí dụ, ngồi thiền có tâm thiện. 

Tuệ thứ nhất là phân biệt Danh Sắc: chỉ nhìn đây là Danh, là trạng thái hiểu biết, nó không có hình tướng, không có hình sắc. Còn Sắc là trạng thái không biết nhưng nó có hình tướng hình sắc thì mình biết. 

Thí dụ như trạng thái cứng, trạng thái tê, đó là thuộc sắc, nó không có danh, nó là sắc, nó không biết la không biết than không biết thở. Nhưng Tâm thì biết than biết la biết đau nhưng nó không có hình tướng. Danh chỉ có tên gọi thôi chứ nó không có hình tướng hình sắc.

Khi ngồi thiền:

- nói tới phần Danh Pháp, là những cái gì mình biết trong tâm của mình thôi.

- Rồi cái gì về sắc pháp là những cái gì mình biết về cái thân này nó hiện bày ra, nó không có Danh, nó chỉ là Sắc thôi. 

Khi nói tới sắc, thí dụ, ngồi phân biệt Danh Sắc, nghe hơi thở vô thì phân biệt được hơi thở vô, thì hơi thở vô trong trạng thái như thế nào mình cũng biết được, hơi thở vô, nó mát nó có gió vô đụng nó mát, hay nó nóng khi nó ra hơi thở nóng, nhưng nó không có Danh nó chỉ là Sắc thôi, mình có cảm giác mình biết, thì cái biết hơi thở vô nó mát, hơi thở ra nóng thì cái biết đó là Danh, chứ mà giờ cô phân biệt cái biết đó là tâm gì nó có bao nhiêu tâm sở thì không thể nào.

Tới mức thứ hai, khi mình hành giả ngồi thiền lúc đó hành Tâm Niệm Xứ, cái nãy là Thân Niệm Xứ niệm hơi thở vô và ra. Nhưng qua Tâm Niệm Xứ thì bắt đầu mình phân biệt tâm thiện, tâm bất thiện, lúc đó mình ngồi cái chân mình đau quá giở mình coi cái tâm. 

Thiền sư hỏi: khi ngồi thiền chân đau quá, thân mình đau nhức quá, tâm mình là tâm gì? 

Mình nói: Tâm mình đang khó chịu, tâm không hoan hỉ, đó là tâm sân, thọ ưu bất toại nguyện, chứ mình không đi vô sâu, chỉ nói tâm sân, thọ ưu vậy thôi. 

Chứ bây giở cô nói tâm sân còn có 20 tâm sở, còn tâm tham có 19 tâm sở rồi 21 tâm sở thì không vị Thiền Sư nào ngồi nghe.

Minh chỉ nói đại cương thôi, Tâm sân, tâm tham, tâm si, tâm phóng dật hay tâm hoài nghi, tâm hôn trầm, như vậy thôi.

 Học thì học hết chương I, chương II, rồi phối hợp, rồi tổng hợp, thí dụ Sampayoga (tương ưng), rồi Sangaha (nhóm) tâm phối hợp bao nhiêu tâm sở, tâm sở tổng hợp được bao nhiêu tâm, cái đó có bản đồ thì Sampayoga (tương ưng), rồi Sangaha (nhóm) 2 cái đó mình học để mình biết. Hồi đó Sư học Ngài hỏi tới đâu Sư trả lời tới đó, Sư qua bên Ngài Janaka, Sư kể bao nhiêu Tâm Sở, Ngài nghe Sư kể bao nhiêu Tâm Sở, Ngài nói ông đi về đi khỏi kể. Không ai nghe hết đó 

Nếu bữa nay cô hành thiền mà cô không niệm được bao nhiêu tâm sở, sư nói Mô Phật, không ai làm cái đó hết, cho dù là Ngài Tịnh Sự Ngài nhớ hết các tâm sở bao nhiêu bao nhiêu Ngài biết hết đó nhưng mà khi qua tới pháp hành Ngài cũng đâu liệt kê bao nhiêu tâm sở. Khi nấu ăn cái receipt người ta nói bỏ bao nhiêu đường bao nhiêu bánh trái mình làm nhưng khi làm thành cái bánh rồi ngồi kể lại người ta không dám ăn.

Nhân nào quả đó, nhân trước quả sau, chứ không đi qua nhân rồi bao nhiêu tâm sở. Thí dụ như Danh là nhân sinh ra Sắc thì đó là nhân quả của danh sắc, đó là tuệ thứ II. Rồi đi sâu vô còn nhiều chi tiết nữa nhưng không cần  đi tới mức độ vô chi tiết, chỉ trừ khi mình phát triển đi con đường tha tâm thông là nhìn vô từng tâm sở, người đó tâm họ diễn tiến ngoài lộ trình tâm ra những tâm tiếp nối sinh diệt rồi từng các tâm sở kết hợp từng mỗi sát na tâm bao nhiêu, người tha tâm thông họ biết được chính xác. Như Ngài Mục Kiền Liên nhìn vô biết, Đức Phật nhìn vô biết.

Thứ hai là đối với các bậc Lậu Tận Thông họ diệt trừ hết tất cả các lậu hoặc các phiền não của các tâm sở hình thành ra danh pháp này thì người đó họ mới phân tách ra được, còn thi không cần, như mấy cô thì không cần, như Sư thì Sư cần, Sư phải biết hết các quí cô, Sư phải vô từng tâm sở của mấy cô, Sư vô Sư lục rồi Sư ra, hai nữa là Sư muốn chỉ mấy cô con đường thoát khỏi lậu hoặc, thì Sư vô Sư mới tìm ra được con đường phiền não nào mà làm ra lậu hoặc từ danh nào từ pháp nào thì Sư chỉ mấy cô được. Cái đó chỉ có các bậc Khināsava bậc lậu tận mới làm được, hai cái đó thôi chứ ngoài ra không có cần thiết.

Bây giờ mưa người ta đếm mưa lớn mưa nhỏ bao nhiêu lượng nước bao nhiêu feet, còn Ngài Xá Lợi Phất đếm được từng giọt mưa, Ngài Mục Kiền Liên cũng không làm, Ngài Anuruddha có thiên nhãn thông cũng không nhìn ra từng giọt mưa. Sư đọc tìm coi phần giải thích Sư mới biết. Những cái đó đưa vô lãnh vực chuyên môn cấp thầy bậc giáo thọ họ mới đi chứ ngoài ra đi phớt phớt. Tuệ phân biệt Danh Sắc, tuệ phân biệt Nhân Quả Danh Sắc, tuệ Phổ Thông Tướng, tuệ sinh diệt, tuệ diệt, bắt đầu mình đi theo đó là pháp, không đi qua phần tâm, tâm sở. 

Như mình đọc sách có dấu phẩy dấu chấm, ngắt câu, xuống hàng, cho mấy cô đọc mới hiểu, còn ngôn ngữ Thái Lan họ không có dấu phẩy dấu chấm, không xuống hàng, chữ chạy dài hết trang này tới trang kia hết hàng này tới hàng kia, Sư đọc Sư phân tích.

Thì cũng như vậy, khi nhìn một lộ trình tâm đi, nó đi rất nhanh mình không đếm nổi.

Do đó, khi hành pháp đừng tìm tâm sở nữa. Mình cứ ngồi nhìn danh pháp, danh sắc, rồi qua nhân quả danh sắc, biết nào là nhân cái nào là quả, rồi mình bắt đầu đi tiếp Phổ Thông Tướng cái nào là vô thường, cái nào là khổ đau, cái nào là vô ngã.

Vô thường chỉ là hiện bày, nó không có chi pháp, khổ đau mới có chi pháp, khổ đau loại nào mình có chi pháp loại đó, mình áp dụng đúng vô đó thì mình mới thấy cái đó mình tu. Vô ngã là mình phải đoạn trừ cái tôi cái ta của mình.

Trong 10 đạo binh ma; danh thơm, tiếng tốt, khen ngợi, tán dương, tài lộc .v.v.. Nhưng bây giờ 10 ông sư là hết 10 ông lọt vô hết đạo binh ma. Nên hình tướng là con của Phật hình tướng là ông sư nhưng mà hành xử, tâm tư suy nghĩ toàn là của binh ma. Cái đó mình mới thấy sợ, cái đó là phóng dật kiết sử.

Phóng dật triền cái  là mình bị lạc đề mục, mình thất niệm hay mình bị lo ra, đó là phóng dật triền cái. 

Phóng dật kiết sử là phóng dật một hành xử của mình tạo tác ra một nghiệp báo, đó là phóng dật kiết sử.

Phóng dật triền cái chỉ là một sát na tâm thôi, hay là một sát na trong một trạng thái thôi, chứ chưa đến nỗi tạo ra một nghiệp báo.

Thí dụ như một pháp sư thuyết pháp một đề tài mà họ đi lạc đề, thì lạc đề không phải là phóng dật triền cái mà là phóng dật kiết sử, thuyết một hồi lạc đề đi qua một đề tài khác.

 Thí dụ như mùa vu lan là mùa báo hiếu mà mình nói qua chuyện đám cưới vui vẻ, đó là phóng dật rồi, cái đó nó tạo ra một cái nghiệp báo.

Nên phóng dật kiết sử tạo ra nghiệp báo. Phóng dật triền cái chỉ tạo ra một trạng thái thất niệm thôi, nó chưa tạo ra một nghiệp báo.

Mình phải phân biệt 2 cái đó, con đường tu của mình có cả 2 luôn, vừa mất chánh niệm mà vừa mất luôn hướng đi, lạc hướng luôn. Mình vô cảnh nào mình ăn vô cảnh đó nó lôi mình đi mút luôn không ra, đó thuộc kiết sử rồi.

Như 8 pháp nghịch của khúc gỗ trôi ra biển. Trong kinh Tương Ưng Bộ, bài kinh Khúc Gỗ  (S.iv,179) Ngài Janika nói là kinh Phục Vụ. Tám chướng ngại làm cho khúc gỗ không trôi ra biển được. Thì trong 8 pháp nghịch đó có một điều là khúc gỗ đang trôi Chư Thiên thấy vớt lên thì làm sao khúc gỗ trôi ra ngoài biển được. 

Cũng như vậy khi mình tu mình có phước báu, rồi mình lạc lối, mình quên  định hướng của mình ban đầu mình tu là giải thoát, nhưng bây giờ mình hưởng phước, sinh lên trời hưởng phước nữa, đi theo cảnh đó hưởng nữa thì trôi nữa, rồi qua cảnh này tới cảnh kia, đó là phóng dật.

Như Chư Thiên vớt lên rồi thì khúc gổ đó không bao giở ra tới biển được, nó nằm luôn ở cõi trời rồi.

Nếu mình tu, mình phát nguyện, cắt tóc xuất gia với ông thầy, hay trước bàn Phật nguyện tu giải thoát, nhưng đi giữa đường có danh thơm tiếng tốt, bổng lộc người ta dâng cúng, mình ngồi mình hưởng. Đó là lạc lối rồi, đó là con người vớt lên là bổng lộc nhân loại cúng dường. Thì khúc gỗ làm sao ra biển được vì có người vớt. Còn gặp Chư Thiên vớt lên còn xa hơn nữa, còn hưởng nhiều hơn nữa thì coi như khỏi trôi ra biển được, đó là do phóng dật.

Bây giờ mình đặt một giả thuyết khúc gỗ biết nói, khi bị người ta vớt lên nó la lên là nó muốn ra biển, thì người ta buông nó xuống, nó trôi tiếp, rồi Chư Thiên thấy muốn vớt lên, nó la lên là nó muốn ra biển, thì Chư Thiên không vớt lên.

Thì ông sư được người ta cúng dường, được tâng bốc, được khen ngợi, ông la lên tôi muốn giải thoát, thì người ta buông xuống, hay là ông im luôn mặc kệ cho người ta vớt, khỏi trôi ra biển.

Mấy cái đó là phóng dật. Những cái đó là kiết sử. Những cái gọi là triền cái thì mình niệm nó biến mất. Thí dụ, cái dễ thấy nhất là hôn trầm cái buồn ngủ của mình thì mình niệm "buồn ngủ, buồn ngủ".

Mẹ Sư dự đêm đầu đà cùng với người bạn, người bạn nói: Bạch Sư, sau đêm đầu đà con thỉnh Chư Tăng trong chùa của mình về nhà con, con cúng để bát trai tăng, Ngài Tịnh Sự nói được, vô ngồi thiền đi. Bà lại nói: Bạch Sư, để con nói thêm một câu rồi con vô ngồi thiền mới được, mơi con để bát con đổ bánh xèo được không Sư?  Ngài nói: Được, vô ngồi thiền đi."

Mẹ Sư và Sư ngồi kế bên, Sư nghe bà niệm: "Bánh xèo, bánh xèo" 

Mẹ Sư phát vào người bà một cái và nói: "Bà niệm bánh xèo không vậy?"

Bà bạn giật mình hỏi: Tôi niệm bánh xèo hả?"

Mẹ Sư nói: nãy giờ bà niệm bánh xèo bánh xèo, tôi nghe nãy giờ.

Bà nói tôi ngủ quên.

Bà nhập tâm luôn đề mục đó.

Cô Citta mới qua Thiền Viện Panditarāma đi máy bay mệt và buồn ngủ quá quá không ngồi thiền được. Còn Sư khi qua tới Sư đảnh lễ ngài Janaka xong Sư về phòng ngủ một giấc cho lại sức, chứ Sư không vào ngồi thiền ngay được. Lúc nào đi xa khi tới nơi Sư cũng phải ngủ để lấy lại sức, vì trên máy bay Sư không ngủ. Còn cô Citta không ngủ mà cô ráng vô ngồi thiền nhưng không được vì bị ngủ gục, ráng 2, 3 lần sau chịu không nổi cô đứng lên đi ra, đi gần tới phòng gặp giám thị đuổi vô ngồi thiền lại, cô nói không ngồi thiền được vì buồn ngủ quá. Ông giám thị mới cho phép bà rời thiền đường.

Cái buồn ngủ đã vào tới kiết sử rồi nó không còn là triền cái nữa, mình niệm không ăn thua gì hết, mà nếu bị nhiều lần như vậy nó ra kiết sử luôn. Mình phải đi nghỉ để lấy sức rồi ngày mai mới ngồi thiền được.

Muốn diệt kiết sử này, mình không diệt cái khổ, không diệt cái vô thường, mà diệt cái ngã mới diệt được kiết sử. Cái kiết sử này không bao giờ diệt cái vô thường và khổ đau, mà phải diệt cái ngã mới diệt được kiết sử này.

Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ, mình không có nhìn trên cái vô thường khổ đau, mình phải nhìn vô ngã thì mới ra được mấy cái này.

 Khi mình niệm được cái pháp thì mình ra được Thực Tướng của nó.

Mười Kiết Sử: 1. Thân kiến (Sakkāyadiṭṭhi), 2. Hoài nghi (Vicikicchā), 3. Giới cấm thủ (Sīlabbataparāmāsa), 4. Dục ái (Kāmarāga), 5. Sân hận (Paṭigha), 6. Sắc ái (Rūparāga), 7. Ái vô sắc (Arūparāga), 8. Ngã mạn (Māna),  9. Phóng dật (Uddhacca), 10. Vô minh (Avijjā),

Thân kiến (Sakkāyadiṭṭhi), 

Hoài nghi (Vicikicchā),

Giới cấm thủ (Sīlabbataparāmāsa)

Là Hạ Phần Kiết Sử

Thì kiết sử này không phải từ Vô Thường và khổ đau, mà là trên cái ta của mình, mình phải nghiệm ra. Thân Kiến, kiến chấp về con người mình đây, mình chấp cái ta của mình nằm ở trong đó chứ đâu phải vô thường. Bản ngã của mình ngủ ngầm nó hình thành thân kiến, kiến chấp của mình. 

Hoài Nghi cái ta của mình.

Thí dụ, mình thấy một người hoài nghi, mình đến phá cái hoài nghi của họ, mình nói đó là vô thường, mình nói đó là khổ đau, họ nói không phải. Cái bản ngã to hơn cái nghi của họ, do đó, mình phá nghi của người đó không được.

Giới Cấm Thủ.

Chữ Thủ là chính, Giới không phải là chính, Cấm không phải là chính, mà Thủ là chính. Thủ là do Vô Ngã. Do đó, vô tới kiết sử rồi.

Nhưng triền cái mình lấy Pháp, rồi vô tới kiết sử là phải diệt trừ nó chứ không như triền cái mình lấy Pháp trị nó. Phải nhìn vô cái ngã của mình và mình phải đánh cái vô ngã.

Do đó, những cái này là pháp tu, chứ không phải là pháp mà mình có sự kiến thức thôi hay kiến giải thôi, mình phải tu, mình phải đánh ngã.

 Khi Sư nói: 

- vô thường nó chỉ là hiện bày 

- Khổ đau là mình phải tu tập để khắc phục nó.

- Còn vô ngã mình phải đoạn trừ nó hay phải sát trừ nó, phải diệt nó, mình phải quyết lòng diệt nó thì mới hết được, chứ cứ nương nhẹ thì nó không hết.

Nhìn thấy kiết sử là mình phải đánh ngã, chứ không đánh vô thường và khổ đau.

Người ta nói: "anh này tham quá, chị này sân quá" cái bản ngã của anh, cái bản ngã của chị. Chứ không ai nói "pháp vô thường này sân quá", hay "pháp khổ đau này tham qua".

Rồi vô tới phóng dật, cũng là bản ngã.

Ngã mạn cũng là bản ngã.

Vô minh cũng thuộc bản ngã. 

Ba cái phóng dật, ngã mạn, vô minh cũng nằm trong kiết sử.

Do đó, mình tu từng bước một, nhưng, kẻ thù lớn nhất của mình là chính mình, chứ không ai ngoài mình để mà đánh. Mình đâu dám giết mình đâu. vua An Dương Vương biết được Trọng Thủy với Mỵ Châu lấy mất cái nỏ thần mà đâu dám giết con mình, hổ phụ đâu ăn thịt hổ tử được. Thế thì con của mình mà mình không giết được thì làm sao mình giết được chính mình. Nên Đức Phật Ngài nói chữ "đoạn trừ" là phải đại nguyện hay là trí nguyện, dũng khí mạnh lắm mới thành công.

Chữ cắt ái ly gia, đi vào con đường xuất gia. Làm vài ngày là nhớ ba nhớ má, cái ái khởi lên, không cắt ái được. Lúc họ cắt tóc vô chùa tu, hình ảnh đó chỉ là hình thức thôi, chứ họ chưa diệt cái ngã của họ được. Cái ngã họ còn nguyên, vô chùa năm tháng dài nuôi cái ngã có khi lên tới đại ngã. Nên chữ tu vô ngã này lớn vô cùng lớn.

Nên khi Bồ Tát ra đời "thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" là cái ta cái ngã này lớn lắm, lớn hơn tất cả, cái vô thường không lớn lắm, cái khổ đau không ăn thua gì.

 Nếu chịu đau được thì ngồi thiền được, nếu không chịu đau được thì phải xả thiền.  Mình ngồi thiền mà bị đau chân quá thì phải xả thiền. Thì cái khổ đau này đâu có đến, còn nếu chịu được thì tỉnh bơ, đó là cái ngã của mình, mà chính mình nuôi nó, và chính nó hại lại mình mà mình diệt không nổi nó. 

Buồn ngủ nó đánh mình mình diệt không nổi, khi mà cơn ngủ tới rồi không bao giờ mình đánh nó nổi.

Nhìn 3 pháp Thực Tướng cái nào trị được, cái ngã trị không nổi đâu, cái vô thường mình còn nói được, cha mất, mẹ mất, đó là vô thường, khóc năm ba tháng hay một năm hai năm cũng hết, khổ đau, khóc đó rồi cũng thôi. Nhưng mà bị chửi cái bản ngã này nuôi 10 năm chưa hết, 20 năm còn nhớ 

Mình tu mình phải nghiệm, cái nào mà lớn, cái nào là cái nhỏ, cái nào là chánh, cái nào là phụ, cái nào mạnh, cái nào yếu, mình phải biết. Vô thường không sao, khổ đâu không sao, đụng tới vô ngã là khó 

Giới Cấm Thủ chi pháp là tham. Thân kiến chi pháp là tham. 

Thân kiến,  tà kiến, ngã mạn thuộc về tham phần. Thì thân kiến là tà kiến, nó lọt vô trong đó thuộc tham phần, mà tham phần này toàn bộ là bất thiện biến hành nuôi nó (tham mà có do si, vô tàm vô quý, trạo cử)

Sân, tật, lận, hối là do si.

Do đó, mình phải nhìn cái gốc của nó. 

Khi mình học, Đức Phật Ngài nói có nhân có quả. Nhưng nhân quả này là do từ đâu? Mình nghiệm để mình hành.

Tham phần có 3: 

Tham

Tà Kiến là ngó ra

Ngã Mạn là ngó vô, ngó về mình

Tà Kiến và Ngã Mạn đối ngược nhau. Ngã Mạn là ngó về mình, ai mà đụng tới mình thì mình đẩy ra.

 Con người của mình cái bản ngã của mình hay lắm, đi châm cứu, ông thầy châm cứu châm kim vô để 2 phút, có kim để 5 phút, có kim để 7 phút, tùy theo các huyệt đạo, tùy theo căn bệnh nặng nhẹ của mình mà ông để bao lâu. Thì dù là để nhanh, để mau, để lâu, để chậm, để kim vô một chỗ đó ửng hồng, là vì cơ thể mình không chấp nhận vật lạ vô, máu tụ lại đẩy cây kim ra. Đó mới thấy cái ngã của mình, một vật lạ vô cơ thể, nó là sắc pháp thôi không phải là danh mà nó cũng đẩy ra. Dưới chân kim hiện ra ửng hồng đó là máu. Thứ hai nữa là khi tắm mà dưới độ trời lạnh không có nước ấm, múc nước lạnh xối lên người thì da mình ửng hồng lên là vì máu nó đẩy ra phòng hộ các lỗ chân lông không để cho cảm nước cảm lạnh, mà đẩy ra không được thì mình bệnh vì bị trúng nước.

Cái sắc là vô tri vô giác mà nó còn phản ứng như vậy, mà nó còn bảo vệ cái ngã của mình cái thân của mình, huống chi danh pháp bảo vệ cái ngã cực kỳ mạnh. Cái sắc thôi mà nó cũng bảo vệ con người mình không cho xâm nhập vô.

Cũng vậy, amidan là 2 cửa ngõ ở cổ họng mình khi nào vi khuẩn nhập vô là nó sưng đỏ lên, ở dưới nách nổi hạch, ở dưới háng nổi hạch, nếu chống không nổi thì bị nóng sốt, thì bác sĩ cho 2 thứ thuốc; 1 là thuốc trụ sinh trị độc, 2 là thuốc giải cảm trị bị sốt. Cái đó là cái ngã về sắc pháp phải chữa như vậy.

Tới Danh Pháp, Tham có Si phần bất thiện biến hành gồm có 4 là:

1. Si

2. Vô Tàm, 

3. Vô Quý, 

4. Trạo cử (phóng dật)

Tại sao mình tham? Tại vì si mình mới tham, thì si là nhân, tham là quả của si. 

Tham là do si, do đâu mà tham? là do phóng dật, không có định tâm, do đó trạo cử là nhân, tham là quả. Rồi vô tàm vô quý nên tham, nếu có tàm có quý thì mình dừng lại không tham, không ăn cắp ăn trộm được. Vì vô tàm vô quý nên mình tham. Thì vô tàm vô quý là nhân, rồi mình theo nó sai khiến mình  lấy đồ người ta không cho, không biết hổ thẹn không biết mắc cở vì cái tham nó lên rồi. Cái tham nó mạnh hơn là vô tàm vô quý.

 Khi vô tàm vô quý mạnh hơn cái tham nó mới sai khiến được mình tham. Nhân Quả là như vậy.

Khi mình nói tới kiết sử này. Khi nói tới Si 

Hoài Nghi thuộc về Si phần, Thân Kiến thuộc về Si phần, Giới Cấm Thủ là tham cũng nằm trong Si phần, không có con đường nào thoát ra.

Vậy thì khi lên tới Thượng Phần Kiết Sử ta thấy:

6. Ái Sắc (Rūparāga), chi pháp là Tham, bị chi phối bởi Si phần

7. Ái vô sắc (Arūparāga), chi pháp là Tham, bị chi phối bởi si phần

8. Ngã mạn (Māna) chi pháp là Ngã Mạn, thuộc Tham phần

9. Phóng dật (Uddhacca) chi pháp là trạo cử thuộc Si phần

 10. Vô minh (Avijjā), chi pháp là Si, thuộc Si phần.

Bốn chi phần này là Bất Thiện Biến Hành, thì mỗi khi bất thiện sinh lên đều có 4 anh này có mặt (si, vô tàm vô quý, trạo cử), nó luôn luôn có mặt phối hợp

Và có tham thì có si, có sân cũng có si, có hôn trầm cũng có si, có hoài nghi cũng có si. Si là biến hành, luôn luôn có mặt trong các pháp bất thiện.

Vô phần Pháp Hành.

Chặng đường mình đi 3 bước: Đầu tiên là Thân Kiến, kế đến là Hoài Nghi, kế đến là Giới Cấm Thủ.

1. Thân Kiến --> khi mình tà kiến về tôi, ta, thấy sai chấp lầm. 

Tà kiến là mình ngó ra. Ngã Mạn là ngó vô, chấp tôi chấp ta.

Tà kiến ngó ra. Lấy pháp gì mình ngó ra? Lấy pháp so sánh, thấy cô này đẹp hơn mình, thấy anh này giỏi hơn mình, đó là mình lấy pháp so sánh.

Tà Kiến là ngó ra. Lấy pháp so sánh là: Khi mình ngó ra mà thấy người hơn mình, đẹp hơn mình, tài hơn mình ---> kệ, ngó tiếp, đó là mình hiểu được pháp tu của mình.

Cái người ngó ra thấy người ta hơn mình rồi kệ nó rồi ngó tiếp không tự kiểm quay trở vô mình thì người đó đi theo pháp Tham phần, cái tham của họ lên cứ lao tới như con thiêu thân. Khi mình ngó ra thấy người ta hơn mình, mình kệ họ mình đi tiếp, đó là mình không thấy sự Vô Thường

Nhưng họ quay trở vô, họ đi vô cái pháp đó là pháp Sân phần, buồn trở vô, hay đi vô cái Si phần. Khi mình quay trở vô mình thấy cái Khổ đau, thấy cái Vô Ngã.

Như vậy thì khi có Thân Kiến, tức là ngó ra so sánh (Ngũ Uẩn) thì thọ ta như vậy, tưởng ta như vậy, hành ta như vậy, thức ta như vậy (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) và trong đó có pháp so sánh 

Ngay cả mình không so sánh với người, mà mình so sánh quá khứ của ta, hiện tại và vị lai của ta. Tà kiến này không phải chỉ nhìn người mà mình nhìn mình cả 3 thời luôn, quá khứ, hiện tại, vị lai của ta. Ta trong quá khứ làm sao và hiện tại của ta bây giờ ra sao, vị lai ta có như vậy không. Đều là so sánh hết, và đều thấy sai chấp lầm hết.

Thì khi để tâm so sánh người hay thời gian thì không thấy Vô Thường. So sánh người thì mình không thấy Vô Thường. So sánh thời gian mình cũng không thấy Vô Thường, mình thấy cái gì hiện hữu của mình tại mình chấp, nói tới quá khứ mình cũng chấp mình với hiện tại, nói tới vị lai mình cũng chấp mình của hiện tại nghĩ tới có gì khá hơn. Thì không thấy được Vô Thường, pháp đầu tiên là không thấy được pháp Vô Thường. Bỏ thời gian này để phí cho sự so sánh này mà không nhìn được thực tướng pháp Vô Thường nó đang hiện hữu trong tâm thức mình đang so sánh đang nhận xét với người với thời gian, là đang bị cái đó làm mất không thấy Vô Thường. 

Nếu mình nhìn thấy Vô Thường sinh diệt đâu có gì tồn tại đâu mà hơn thua đẹp xấu, tốt hay dở, vì mình thức tỉnh rồi.

Còn nếu như mình không thấy được Vô Thường này thì mình chuốc vô trong người thì mình có khổ đau.

Sư đang phân tích người và thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai ta so sánh. Quá khứ ta như thế, hiện tại ta như vầy, tương lai ta có như vậy không, trong ta cứ đi trong cái đó không thấy pháp Vô Thường. Mà không thấy được pháp Vô Thường thì khổ tới liền sau đó với trạng thái mình cứ so sánh và dính mắc trong đó hay chấp thủ trong đó.

Rồi từ đó thì pháp cuối cùng nó đến mình không thấy được pháp Vô Ngã, và mình nuôi bản ngã lên lớn hơn. Trong bản ngã có 3 là: hơn, thua, bằng.

Trong số các câu hỏi, mình có ỷ hơn người ta không, mình có ỷ thua người ta không, mình có ỷ bằng người ta không. Trong 3 câu hỏi đó, đường nào mình cũng chết.

Rồi bây giờ mình đi khiêm nhường, mình ỷ thua thôi, không hơn ai, không bằng ai. Trong cái đó là có tỉ lệ, có so sánh là mình không muốn hơn người ta, mình nhận thua, mình không muốn bằng người ta, mình nhận thua.

Thì trong người ỷ thua là đã biết mình hơn người ta rồi mà mình thu thúc lại mình không muốn hơn thôi, chứ thiệt ra là mình đã nghỉ tới cái hơn, rồi mình thấy cái hơn của họ mình nhìn thấy mình thì mình thấy mình thua.

Vậy thì trong tà kiến mình ngó ra mình có so sánh.

Giờ Sư nói về:

 Ngã Mạn ---> ngó vô có so sánh: hơn, bằng, thua, với người, với ta theo thời gian "Hồi năm ngoái tôi đâu có vậy, năm nay sao tôi tệ như vậy, năm ngoái tôi còn ngon lành lắm mà, không biết vị lai ta sao sao?"

Những cái này mình đã trải qua hết, vậy con đường tu tập mình làm sao?

Những pháp mình đang mổ xẻ để tu.

1. Tuệ thứ nhất là tuệ phân biệt Danh Sắc. Nó có liên hệ với 3 hạ phần kiết sử 

Tuệ phân biệt Danh Sắc liên hệ với 3 hạ phần kiết sử, mình chứng tri được tuệ phân biệt Danh Sắc mình diệt được 3 kiết sử này (Thân Kiến, Giới Cấm Thủ, Hoài Nghi). Nó cho mình thấy rõ 3 kiết sử này.

Tuệ phân biệt Danh Sắc có diệt được Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ không? hay là chỉ niệm suông thôi, phân biệt được Danh Sắc thôi chứ không có diệt được. Vậy thì khi biến hành trong Vipassana là  đang tu tập là mỗi một tuệ là phải có một công dụng để diệt kiết sử, chứ đâu phải chỉ niệm thôi, chỉ là cộng số thôi "3 năm nay tôi tiến được 4 cái tuệ", đó chỉ là cộng số thôi chứ không có trừ cái gì hết.  Cái tu của mình là không áp dụng được thành quả của việc tu tập.

Trả lời là có tu một tuệ thôi mà tôi thấy được 3 hạ phần kiết sử. Khi phân biệt được Danh và Sắc, thì tôi không còn chấp lầm Thân Kiến tôi trong ngũ uẩn này nữa, vì ngũ uẩn này không phải là của tôi, tại vì nó đã hiện bày trong sự Vô Thường, hay hiện bày trong khổ đau, hay trong vô ngã. Danh Sắc nhìn qua Thân Kiến thì nó hiện bày trong Vô Thường, Khổ đau, Vô Ngã, mình mới ra được.

Theo người hay theo thời gian. Thời gian của ta, thì ngũ uẩn này mà mình chấp nó khi bắt được Danh và Sắc này rồi thì bắt đầu nó chi mình hiển lộ được 3 kiết sử này không có kết quả.

Giới Cấm Thủ

Cầu nguyện van xin van vái (Giới Cấm Thủ) van xin để mình được cái này cái kia, mình thấy chỉ là Danh Sắc thôi mà nó nằm trong tam tướng Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã thôi, thì Giới Cấm Thủ này mình buông được. Mình nhìn nó chỉ là Danh Sắc thôi, Giới Cấm Thủ này không còn tồn tại.

Hoài Nghi.

Hoài nghi về tôi về ta. Hoài nghi có 8 là: Hoài nghi ta trong quá khứ, hoài nghi ta trong hiện tại, hoài nghi ta trong vị lai, hoài nghi tam vô lậu hoặc, hoài nghi giới sinh định, hoài nghi định sinh tuệ.

Thì hoài nghi chỉ Danh và Sắc chỉ là trong Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Thì 3 hạ phần kiết sử có thể diệt trừ nếu mình dùng pháp so sánh. Nếu dùng so sánh người, so sánh thời với 3 kiết sử này trong phân biệt Danh Sắc mà ta đang niệm thấy nó nằm ở trong tam tướng (Vô Thường, Khổ đau, Vô Ngã) thì đã qua được giai đoạn.

Một cái thôi, tuệ phân biệt Danh Sắc là diệt được thân kiến, nó chỉ là Danh và Sắc thôi chứ đâu có thân kiến này đâu, đâu có kiến chấp cái ta tôi của ngũ uẩn này nữa, nó chỉ là Danh và Sắc thôi. Nếu hành pháp đúng như vậy, nếu pháp so sánh này.

Khi so sánh nó không qua khỏi tam tướng (Vô Thường, Khổ đau, Vô Ngã) mà mình thường mỗi ngày mà không phát triển được tuệ mà là phát triển tập khí thói quen của mình thôi, so sánh hơn, bằng, thua với người ta, hay hơn, bằng, thua với chính ta trong quá khứ, hiện tại, vị lai, chứ mình không phát triển tuệ để diệt thân kiến. Cái tà kiến mình có nhưng mình không áp dụng tu trong tuệ phân biệt Danh Sắc.

 Khi mà nói hơn, bằng, thua là mình đã hơn rồi.

Qua phần so sánh, mình so sánh pháp để diệt kiết sử của mình, mình chỉ niệm suông thôi.

Khi ta biết được Danh là Danh, khi ta biết được Sắc là Sắc thì không còn Thân Kiến nữa. Không phải mình niệm Danh Sắc, không phải niệm suông Minh Sát Tuệ, mà mình phải tu sửa đoạn trừ Thân Kiến của mình.

Ba pháp Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, 3 pháp này khi ta có Danh và Sắc thì không có Thân Kiến, vì Thân Kiến này là Danh Sắc vì mình thấy Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Do đó tuệ thứ 2 là biết được Nhân Quả rồi. Tới tuệ thứ 3 là Phổ Thông Tướng hiện bày lại nhắc mình, nó xác định lại cho mình, nó không ngừng mà nó đi tiếp nữa.

Vậy thì, khi đi qua Danh và Sắc mà muốn đoạn trừ được Thân Kiến, Hoài Nghi thì phải dựa trên tam tướng (Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã). 

- Cái Thân Kiến này không có là của tôi là vì tôi thấy được sự Vô Thường. 

- Cái Thân Kiến này không phải là của tôi vì tôi thấy chỉ là Khổ Đau thôi.

- Cái Thân Kiến này không phải là của tôi vì tôi thấy nó chỉ là Vô Ngã, nó có hợp thì có tan, nó theo duyên mà nó hiện bày.

Do đó, ngay Danh Sắc mà niệm được như vậy thì thấy được trên tam tướng  thì diệt trừ được hạ phần kiết sử này.

Cái này gọi là Dassanena Pahàtabba - Kiến Giải Phóng Khí.

Qua cái tuệ thứ 2 là tuệ thấy được nhân quả của Danh Sắc thì mới qua Dassanena Pahàtabba hetukà - Diệt Trừ Nhân sanh ra cái kiến giải này. Nó ra tiếp tục 2 cái đó liên tục nhau liền, đó rõ ràng là trong đường tu mình thấy trong Minh Sát Tuệ có.

Kết hợp trở lại là, khi thấy khổ đau đến là mình tu tập, thấy vô ngã minh phải đoạn trừ. Vậy thì khi thấy Danh Sắc trên tam tướng (Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã) mình thấy mình đang đoạn trừ.

Mình tu tập để mình thấy, và mình thấy nó rồi thì phải đoạn trừ, chỉ một tuệ thôi là có kết quả. Chứ đâu có ôm khư khư niệm hoài.

Nếu thật sự thấy nó là Danh và Sắc thì không còn cái gì Thân Kiến nữa. Nếu mà thật thấy nó là Danh Sắc, phân biệt được nó là Danh Sắc thì nó không còn cái gì trong tam tướng này nữa. Tại vì Danh Sắc này nằm trong tam tướng, nó phải sinh sinh diệt diệt, nó vô thường, khổ, vô ngã, nó đâu có tồn tại mãi.

Mình đi từ cái thấp nhất của mình, từ trong con người của mình, mình phải tu tập từ đó mình mới ra được. Mình tu tập từ trong con người của mình thấy yếu của mình, cái dở của mình, cái sai của mình, cái kiến chấp của mình, mình mới tu sửa được, chứ không cần phải đi ra ngoài để mình tu.

Như Sư ngồi tu, Sư nhìn thấy Sư, Sư biết Sư, Sư hiểu Sư, Sư tu Sư sửa.

Còn so sánh với người, rồi so sánh ta theo thời gian đi nữa, mình không so sánh người thì so sánh ta quá khứ ra sao, ta trong hiện tại ra sao, ta vị lai ra sao.

Thế thì khi Danh của ta biết được Danh và Sắc này đang thở vô và thở ra, tâm ta biết được hơi thở vô và ra, Danh và Sắc này ta ra sao, cái trước ra sao, cái sau ra sao là mình ra được rồi.

Do đó, ngồi một tuệ Minh Sát, thứ I, tuệ phân biệt Danh Sắc, bỏ Thân Kiến liền, phân biệt được Danh Sắc là bỏ Thân Kiến liền, bỏ Hoài Nghi, không còn cái gì nghi ngờ nữa, giờ mình chỉ có thẳng tiến trên con đường tu tập tới ngày giải thoát thôi chứ không còn chần chừ lui sụp nữa. 

Còn cái gì mình nghi ngờ đâu mà hoài nghi, rõ ràng rồi, nó chỉ là Danh và Sắc, nó trong con người ta đây, ta hiểu lầm chấp mê chứ nó chỉ là Danh và Sắc, mà Danh Sắc nó nằm trong tam tướng (Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã) chứ đâu nằm ngoài tam tướng, thì cái đó còn gì đâu mà mình hoài nghi, còn cái gì để mình thấy sai chấp lầm.

Cái đó khi mình muốn cho an toàn thì mình phải tiếp tục cho hết lộ trình tu tập mới có kết quả được.

2) Tuệ phân biệt Nhân Sinh Danh Sắc.

Thân Kiến

Giới Cấm Thủ 

Hoài Nghi

Nhân sinh ra Thân Kiến, Giới Cấm Thủ, Hoài Nghi này là do Tham phần do Si Phần Biến Hành, mà Tham là do phóng dật. 

Tuệ phân biệt Nhân Sinh Danh Sắc, mà Danh Sắc này nằm trong 3 hạ phần kiết sử Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ qua tuệ thứ I Danh Sắc mình đã tìm ra được nó rồi, và mình tìm ra được nó, và mình muốn xác định nó mình đã diệt trừ nó và mình tìm tới gốc, gốc nó là nhân.  

Trong Tuệ thứ I, tuệ Phân Biệt Danh Sắc 3 hạ phần kiết sử Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ là ngọn, mình đi truy tìm tận cùng gốc ngọn thì tới tuệ thứ II, Tuệ Phân Biệt Nhân Sinh Danh Sắc là nhân. Nhân sinh ra thân kiến mà hiểu lầm khi bắt được Danh Sắc. Nhân là do bọn Tham phần mà nó do bọn bất thiện biến hành làm ra khi ngồi thiền thấy.

Ngay khi tìm ra được nhân sinh được Thân Kiến, Giới Cấm Thủ này chính là tam tướng (Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã)

Xuống tới tuệ thứ III là Phổ Thông Tuệ.

Có bao giờ nghe được nhìn Tứ Đế mà phải từ bên Đạo Đế nhìn qua? không có. Thường mình nghe từ khổ đế qua tập đế qua diệt đế qua đạo đế, mà quí cô hành kiểu đó không bao giờ có kết quả mà phải nhìn từ Đạo Đế lấy Chánh Kiến nhìn xuống qua 3 hạ phần kiết sử mới thấy được tập đế với khổ đế được, tu mình phải vậy. Nếu tìm ra được con đường này thì đi qua tuệ thứ II mới đối chiếu trở lại thì tuệ thứ III kết thúc nó ấn định nó là tam tướng. Nếu mà nắm được tam tướng rồi tuệ Phổ Thông Tuệ thì cái hoại diệt cái sinh diệt của nó là nó chỉ cần sát minh thôi, nó càng sát minh cho mình thấy cái đó là mình biết nó rõ ràng mình mới quyết ly bỏ nó đi được.

Không ai phân tích cái này hết, không có, so sánh cái này so sánh cái kia, không có, nó nằm trong cái này, nó lớn thế nào, nó nhiều thế nào, của người của ta, thời gian, quá khứ, hiện tại, vị lai nó cũng nằm trong tam tướng này thôi giờ nó thay đổi. Đâu phải là người, nó là Danh Sắc, mà Danh Sắc đây đâu phải là cái gì, cũng là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã thay đổi thôi./. 


No comments:

Post a Comment