Saturday, July 1, 2023

025 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 6 tháng 8, 2022

                                                           025 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 6 tháng 8, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "025- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Tại sao gọi là Vô Ký?

Sắc pháp là vô ký. Tâm nằm trong phần Danh pháp, Tâm với Tâm Sở ra nghiệp lực, nghiệp lực ra Pháp. 

Còn Sắc nó không phải là nhân, nó là quả, nó là Vô Ký, tại vì nó không để lại quả báo.

Sắc tâm của mình khi vui thì mặt tươi, khi buồn mặt của mình sắc tâm của mình héo sầu, nó buồn, nhưng nó không có quả báo gì hết. Nhưng đằng sau cái làm ra mặt vui mặt buồn, nó làm ra quả báo.

Khi học tới phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Vô Ký thì qua phần Sắc Pháp.

Thì lúc bấy giờ nó thuộc Vô Ký là nó hiện bày ra, nhưng nó không để lại quả báo.

Mình phải cẩn thận, vì khi đánh giá một con người qua sắc là mình đánh giá sai, mình phải đánh giá từ tâm tạo ra sắc đó thì đánh giá đó mới đúng.

Thí dụ: Hành động của một người bố thí, đó chỉ là sắc pháp. Nhưng tâm tạo ra hành động bỏ xuống để bố thí, đó mới là ảnh hưởng, đó là gốc, mình mới đi tiếp, chứ mình không đánh giá hành động của họ vì đánh giá như vậy là không đúng.

Học Paṭṭhāṇa phải đi 3 câu:

1. Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, đó là Danh (nhân) làm duyên cho Danh (Sở).

2. Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Vô Ký, là Danh (nhân) với Sắc (sở).

3. Pháp Thiện (là nhân) làm duyên cho Pháp Thiện và Pháp Vô Ký, Thiện (Danh nhân)  -->  Danh + Sắc (Sở).

Thực ra mình chưa học tới chương II của Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp. Mình mới  học tới Tâm Sở, mới vô tới Tâm Sở Tuệ Quyền thì mình qua học về Pháp Hành. Mà muốn qua pháp hành thì phải có pháp học, mà pháp học của pháp hành gồm những phần Tâm Sở, Sở Pháp bổ túc vô pháp hành. Trong Tuệ thứ I là tuệ phân biệt Danh và Sắc, thế nào là Danh, thế nào là Sắc, vì thế Sư đem từ Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp vô để bố túc. Tức là nhảy giai đoạn. Sư phải đắp bồi hết mấy phần ở dưới để quí Phật tử có nền tảng đứng lên. 

Khi đi tới Pháp Hành quí Phật tử không có cái này không có cái kia Sư bổ túc thêm thành ra mới có kiến thức tổng quát, rồi mình đi vô phần chi tiết cá nhân, thì khi đi vô phần chi tiết cá nhân mới dùng Kammassakatā là nghiệp chủ của mình để mình nhìn vô được phần cá nhân của mình qua phần tổng quát mà Sư đắp lên với cái pháp thì quí Phật tử qua phần nghiệp chủ riêng của mình, mới lọc ra, cái đó mình mới hành vô pháp mới thấy thực tính thực tướng.

Những cái đó Sư phải nặn óc nặn trí để bổ túc cho các quí cô. Cũng như mỗi ngày tới học,  nghe 3 pháp Thực Tướng salakkhaṇa.

Thực Tính Sabhāva là những pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký, đó là pháp nhân, pháp quả, tính của nó không thay đổi.

Thực Tướng salakkhaṇa chỉ có 3 là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Như vậy thì, mấy cô học mà không chịu ngồi suy nghĩ, không động não, do đó mấy cô không bao giờ chứng tri được pháp. Giờ Sư bổ túc vô, Sư mới động não cho mấy cô vô, chọc vô trí não của mấy cô để mấy cô nhận thức hay thức tỉnh. 

Thì Thực Tính Sabhāva: Thiện, Bất Thiện, Quả, Vô Ký hay là Duy Tác. Những cái này là những phần Thực Tính. 

Phần Thực Tướng: Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Không được quên, ta học cái gì là mình phải có chi pháp của nó. 

Giống như mỗi một căn nhà, nếu mình muốn làm một căn nhà phải có triết tính bao nhiêu sắt, bao nhiêu gạch, bao nhiêu xi măng, bao nhiêu đá, bao nhiêu cát, bao nhiêu đinh, bao nhiêu bù lon, bao nhiêu ốc, mình phải métré  tức là chiết tính vật liệu. Hồi  năm 1975 Sư học chưa lấy baccalauréat, tức là bằng tú tài, ba Sư nhận thầu xây cây xăng Dương Minh Châu ở Tây Ninh, xây cây xăng đó để có tiền để nuôi thợ và nuôi gia đình, nếu mà mướn người métré chiết tính vật liệu tốn nhiều tiền nên ba Sư đem về đưa cho Sư, Sư phải métré cái đó, Sư mới biết tính, Sư tính bao nhiêu ngang, bao nhiêu dọc, bao nhiêu cao, và Sư tính bao nhiêu vật liệu, Sư làm ra một bản đồ rồi đưa lại ba Sư, ba Sư mới đưa ra nhà thầu xây lên chính xác liền. Đó là métré. 

Thì mình học Pháp thì phải biết tính, tất cả pháp gì cũng phải có chi pháp hết.

Bây giờ mình nói Pháp Thiện có 3 nhân Thiện chi pháp của nó. Bất Thiện có 3 nhân Bất Thiện chi pháp của nó. Quả có chi pháp của nó, Duy Tác có chi pháp của nó.

Kỳ rồi chúng ta học:  Vô thường là hiện bày, Khổ đau là tu tập, Vô ngã là đoạn trừ

 Thì phần Thực Tướng có 3 chi pháp là : Vô Thường (là hiện bày), Khổ Đau (là tu tập), Vô Ngã (là đoạn trừ).

Tại sao Vô Thường chỉ hiện bày? Tại vì nó không có chi pháp, nó là cảnh thôi, nó hiện bày ra trước mắt cho mình thấy.

Còn Khổ Đau là tu tập, nó có chi pháp: Khổ về Thân Thức chi pháp là Khổ, Khổ về Tâm Sân chi pháp là Ưu.

Vô ngã có 2 chi pháp: Bản ngã, Hữu Thân Kiến. Chi pháp của nó là tâm tham là nhỏ, lớn là Ái Dục.

 Khi mình nhìn vô Vô Thường mình phải hiểu nó là cảnh đang hiện bày

Còn khi khổ đau tới thì bắt đầu bỏ chi pháp vô mới thấy pháp nào nó có thì tu tập cái đó mới chính xác được.

Giống như một người bác sĩ định được bịnh rồi mới cho thuốc được thì thuốc đó mới trị hết được, chứ không phải nói suông.

Tại sao hiện bày, tại sao tu tập, tại sao đoạn trừ?

Tại sao Vô Thường lại hiện bày?

Tại sao Khổ Đau lại tu tập?

Tại sao Vô Ngã lại đoạn trừ?

Vô Thường không có chi pháp, nó chỉ hiện bày ra một cảnh thôi. 

Do đó, khi thấy Vô Thường đến, một cảnh nó đến là bắt đầu mới biết là khổ  đến cho mình.

Thí dụ, mình thấy một người chết thì cái đó là cái cảnh đang hiện bày cái khổ đau nó tới cho mình thấy là tới phiên mình cũng có hiện tượng này, chứ mình không làm lơ được.

Khi nhìn thấy người chết, vô thường bắt đầu cái hiện bày của mình là khổ đau nơi tâm. Rồi khi thấy khổ đau Vô Thường này hiện bày đến thân của mình thì mình thấy khổ đau về thân nó tới rồi, thì mình thấy nó mình lo tu tập, chứ không ngồi than hay mình bất lực với cái hiện bày của nó.

 Do đó, những cái này là những cái mà mình phải động não suy tư.

Rồi khi mình nói tới Vô Ngã thì; một là Tham, hai là Ái Dục. Trong đó thì một là Hữu Thân Kiến phải tu tập kiết sử này, hai nữa là Bản ngã trong sự đoạn trừ tu tập.

Đó là những chi pháp, cũng như  có những phương pháp mình tu tập.

Ái dục có 3 là Tham, Sân, Si.

Ái dục trong sân. Mình ghét người ta, mình giận người ta, có người lại khuyên mình bỏ đi, mình nói: "không, tôi nuôi cái giận này cho tới chết tôi cũng không bỏ", đó là ái trong sân mình giữ.

Còn tham, buông ra là xong, tham chỉ có 1, ái có 3.

Ái si, người đó làm sai, mình sửa họ, nhắc họ sửa sai, họ nói là : "Kệ tôi" . Thì họ là Ái trong Si, họ không chịu thay đổi si mê của họ, sai lầm của họ.

Thiền sinh: Thưa Sư như vậy ái dục mà tham sân si này nằm trong hữu thân kiến?

HT trả lời: Không có, nó có nhiều lắm. Thân kiến chỉ có một là tham. Còn bản ngã nó tới Ái, nó lên tới thượng phần kiết sử. Còn Hữu thân kiến là Sơ phần kiết sử.

Do đó, Vô Ngã mình phải đoạn trừ. Muốn đoạn trừ vô ngã thì mình phải đoạn trừ bản ngã của mình. Mà trước cửa bản ngã của mình là Hữu Thân Kiến. Muốn vô được bản ngã phải phá vỡ Hữu Thân Kiến trước, mới qua được bản ngã, Thân Kiến nằm bên ngoài bản ngã bên trong.

Hữu thân kiến chỉ có một thôi, nó là kiến chấp về tà kiến của mình, rồi trong phần Hữu Thân Kiến mình mới chia nó là thủ uẩn thì mới ra. Đầu tiên Hữu Thân Kiến là kiến chấp, thấy sai chấp lầm, nó chỉ là một, mình phải đi từ từ, rồi sau mình vô trong thì qua phần ngũ thủ uẩn.

Bản Ngã cũng như thế, nhưng Bản Ngã có 3 gốc là: Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới. Bản Ngã của mình trong Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp trong phần Dục Giới qua tới phần Sắc Giới thì mình trong phần các cõi Trời Sắc Giới, Vô Sắc Giới.

- Bản ngã chia làm 2 phần của mình. 

- Còn Chí Tôn Ngã về phần thiêng liêng, các vị mà mình tôn kính.

Do đó, khi đi tới Pháp Hành, khi vô thường đến nó chỉ là cảnh hiện bày thôi. Giống như mây tới; có mây đen, mây trắng, mây sám, đó chỉ là cảnh hiện bày thôi. Nhưng những hiện tượng đó đi tới nó sẽ ảnh hưởng tới mình cái gì thì lúc bấy giờ mình lo chuẩn bị tu tập của mình. Thí dụ như mình thấy mây đen tới mình lo phần tu tập là về nhà không dám đi ngoài đường, tại vì trời mưa nguy hiểm sợ tai nạn, thì đó là phần lo tu tập. Rồi khi Vô thường đến mình phải đoạn trừ mình không có phóng dật dễ dui.

Khi thấy những cái đó là mình phải lo tu tập, lo đoạn trừ những cái gì của mình ở trong góc độ mình có kiến thức hay là có kiến giải thì mình mới có sự tu tập hay là sự đoạn trừ mới có kết quả được.

Những người vô văn phàm phu (puthujjana), họ không biết gì về Pháp Học hay Pháp Hành, thì đối với 3 Thực Tướng hay Thực Tính họ không có bị giao động, nhưng với người mà có kiến thức hay là có sự tu tập thì họ có sự rúng động. 

Nên khi mình đọc kinh cầu siêu, tại sao gọi là "Kệ động tâm", những bài "Kệ động tâm": "Pháp nào có tên là Vô Thường, Pháp nào có tên là Khổ Đau, Pháp nào có tên là Vô Ngã, đọc mấy bài kinh đó mình đọc mình phải động tâm, mình rúng động để chi? Để mình phải thức tỉnh, để mình nhận thức, mình muốn thức tỉnh chứ không phải là suông, mình phải lo tu tập, bài kệ đọc lên mình phải có sự suy nghĩ tu tập để mình đoạn trừ. 

Trong khi tu tập thấy những khiếm khuyết những lỗi của mình thì mới bắt đầu sửa hay đoạn trừ. 

Tu tập chỉ là sửa mấy cái gì nhẹ hay nhỏ. Còn đoạn trừ là đoạn trừ mấy cái mạnh nhiều hay nặng mình phải quyết liệt đoạn trừ.

Trong Virati là Ngăn Trừ phần,  Ngài Tịnh Sự dịch là ngăn trừ phần, bây giờ mình học là Giới Trừ hay là Trừ Miễn, hay là Miễn Trừ, 2 cái này cùng nghĩa với Ngăn Trừ phần.

Virati có 3 là: Giới Nguyện, Giới Ngăn Ngừa, Giới Sát Trừ.

Giới Sát Trừ thuộc phần đoạn trừ.

Giới Ngăn Ngừa là giới Tu Tập.

Còn hiện tại là Giới Nguyện.

Khi thấy sự Vô Thường đến mình phải nguyện liền, mình nguyện cho qua khỏi những hiện tượng này.

Thấy khổ đau đến mình phải ngăn ngừa liền. Khi nói tới ngăn trừ phần, mình ngăn Thân, Ngữ, Ý của mình, sự tu tập trừ khổ đau này là do Thân, Ngữ, Ý mình làm ra.

Thiền sinh hỏi: Khi nói tới thực tính là mình chỉ nghĩ tới Sanh và Diệt, còn cái này là Thiện, Bất Thiện, Quả với Duy Tác phải không thưa Sư?

HT trả lời: Đó là Thực Tính của nó. Sanh Diệt là trạng thái thực tính của nó. Thực tính có 2 loại là Siêu Lý và Hiệp Thế (chế định). Nóng, lạnh, cứng, mềm, nó là thực tính của chất địa của chất tứ đại, nó thuộc thực tính của sắc pháp.

Nếu mổ sâu ra Thực Tính như sau:

Thực Tính (Sabhava) có 2 là: Thực Tính Hiệp Thế và Thực Tính Siêu Thế.

Thực Tính (Sabhava) có 2 là: Thực Tính Chế Định và Thực Tính Siêu Lý.

Rồi phần Thực Tính  Hiệp Thế có Thực Tính Tục Đế

Thực Tính Siêu Thế có 2 là: Thực Tính Chân Đế và Thực Tính Thánh Đế 

Còn Thực Tướng chỉ có 3 là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Tính Chất của Thực Tính là không thay đổi, bất di bất dịch, nó như thế là như thế, không có cái gì khác hơn, nên gọi là Thực Tính, bản chất của nó, tính chất của nó xác thực như vậy đó nên gọi là thực tính.

Thí dụ: Địa đại hay là địa giới paṭhavīdhātu. Hồi xưa gọi là địa đại bây giờ đổi lại là địa giới, vì có chữ dhātu là tố chất hay là nguyên tố. Thì thực tính của nó là gì? nếu nói theo hiệp thế là cứng và mềm, bản chất này không thay đổi nằm trong tính chất của địa đại hay địa giới đó là cứng hay mềm.

Bây giờ đổi qua tiếng Nho là cương kiện hay là nhu nhuyễn. Cứng là cương kiện, mềm là nhu nhuyễn, là trạng thái của thuộc tính của phần Hiệp Thế. Nhưng đi tới phần Siêu Thế. Hai cái này nằm ở trong thực tính của nó là Sanh và Diệt. 

Tính chất Sanh và Diệt này nó cũng là thực tính, 

Nhưng đằng sau thực tính này mình để vô là nó Vô Thường thì là Thực Tướng.

Thì pháp Sinh và Diệt mình đặt vô trong phần Siêu Lý thì bắt đầu mình mới Sinh Diệt phần Siêu Lý.

Thì Sinh của Danh, Sinh của Sắc.

Diệt của Danh, Diệt của Sắc.

Như vậy, khi nói tới Sinh, sát na sinh của Tâm.

Rồi sát na sinh của Sắc.

Qua tới phần Siêu Lý, mình nói Danh sinh diệt thuộc về Siêu Lý nó là sát na sinh của tâm. Sát na sinh của Sắc.

Thì Danh có 3 giai đoạn: sinh, trụ, diệt.

Sắc chia làm 3 phần: sát na sinh, sát na diệt, 49 sát na trụ + chung lại là 17 sát na tâm, đó là một thời gian hay là tuổi thọ của sắc pháp.

Danh pháp thì có 3 sát na thôi: một sát na đại, 3 sát na tiểu: sát na tiểu sinh, sát na tiểu trụ, sát na tiểu diệt. Đó là phần Siêu Lý trong phần Lộ Trình Tâm.

Thì sát na sinh của Sắc Pháp là 1 sát na thôi. Nhưng sát na trụ của Sắc Pháp là 49 sát na của sát na tâm, tại vì sát na tâm có 17 sát na tâm, một sắc pháp nó hiện bày trong 17 sát na của tâm, sắc pháp hiện bày trong đó thì trong cái đó nó đi sau, một sắc pháp nó đi sau sát na tâm của Danh là 17 sát na, do đó, mình phải hiểu. Giống như máy bay bay qua đầu mình nghe ù ù thì ngước nhìn lên thì không có nó mà nó đã bay ra xa rồi, máy bay bay qua rồi để lại âm thanh cho mình, thì Sắc pháp cái Danh nó đi rồi nó để lại Sắc pháp cho mình bắt được, chứ không cùng một lúc được. 

Học qua phần Lộ Trình Danh và Sắc, Lộ Trình Tâm và Sắc pháp mới thấy là sau khi tâm chết rồi, tâm tử mất rồi, sắc pháp vẫn còn. Tâm tử rồi qua tâm tái sinh, tâm tử mất tâm tái sinh nó đi qua một kiếp rồi, cho dù nó là chuyển kiếp antarakappa, nó là trạng thái rung chuyển, nó còn ở chỗ chưa tới chỗ của nó, thì sắc vẫn còn, tâm này chết rồi mà sắc vẫn còn, rồi 3 ngày nó bắt đầu hoại, rồi 7 ngày hoại, 1 tháng sau không còn cái gì hết, xương mục luôn. Đó là Sắc pháp đi theo như vậy.

Sắc có 4 phần: Nghiệp, Tâm, Quí Tiết, Vật Thực. Khi tâm tử vừa chết thì Sắc Tâm chết liền, Sắc Nghiệp ngừng, Sắc Vật Thực ngừng, chỉ còn Sắc Quí Tiết còn lạnh với nóng thôi. Mình rờ xác người chết chỉ có lạnh với nóng. Một tử thi xác chết Sắc Tâm ngưng, khi mình sống thì Sắc Tâm đi với Tâm, Sắc Tâm và Tâm đi chung nhau, qua lại với nhau tạo ra nghiệp, rồi có vật thực đem vô nuôi dưỡng nó, quí tiết đi theo mình như bóng với hình, nhưng, mình vừa chết Sắc Tâm ngưng liền với Sắc Vật Thực, chỉ còn lại Sắc Quí Tiết thôi. Cho tới khi hóa bụi thì đó là Sắc Quí Tiết.

Khi nói tới Sắc pháp qua tới phần Siêu Lý mình phải đi cái Thực Tính của nó, mình phải học Lộ Trình Sắc Pháp. Có 9 bản đồ trong chương IV, 9 bản đồ từ khi tục sinh cho tới khi chết diễn tiến trong 2 tuần lễ đầu, trong 4 tuần lễ đầu là một tháng, trong 2 tháng đầu.

Khi một đứa bé, hay một mầm sống, một chủng tử sống thụ thai trong bào thai người mẹ thành một thai nhi, thai điểm, nó còn nhỏ xíu là một chấm đỏ, thì lúc bấy giờ Sắc pháp hình thành.

Còn Sắc nghiệp nó hình thành trong giai đoạn từ tuần lễ đầu cho tới 4 tuần lễ sau, nó khoảng 2 tháng thì các căn hiện bày là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân nó bắt đầu hiện bày, lúc đầu phôi thai thì chưa có đủ sắc thần kinh thì mấy Sắc Nghiệp đó chỉ có Sắc Mạng Quyền nuôi dưỡng Sắc pháp.

Nên ngũ vị thai bộ là 5 giai đoạn của một thai bào, hay thai sinh. Không có ngũ vị của hóa sinh, hóa sinh ra là có liền không cần ngũ vị thai bộ. Phần địa ngục, ngã quỉ, atula, phần đó là hóa sinh, mình không tính được, mình chỉ tính thai sinh thôi thì có 5 giai đoạn: thai tử, thai phôi, thai điểm, rồi bắt đầu ra 5 sắc tướng (5 sắc thần kinh), thì mấy cái đó nằm ở trong phần Sắc Nghiệp. 

Những phần này gọi là Sắc Siêu Lý.

Còn Sắc Chế Định, đó là màu sắc, xanh, vàng, tím, đỏ, đẹp, xấu, đó là sắc chế định không phải Siêu Lý. Siêu Lý phân tích ra những phần của nó.

Do đó, khi nói tới Thực Tính thì mình phải nói như vậy. 

Nhưng qua Thực Tướng chỉ có trạng thái Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Thực Tính nó nhiều, mà mình nói ở góc độ nào, mình phải hạn định cho người nghe hay mình trình bày cho người nghe ở trong góc độ đó mới nhìn bắt được, mới nắm bắt được.

Thí dụ như bây giờ nói: Thực Tính phần Siêu Lý thì mình phải nói loại nào, Thực Tính phần Chế Định thì mình nói loại nào. Thực Tính thuộc Tục Đế thì nói loại nào, Thực Tính thuộc Chân Đế hay là Thánh Đế hay là Siêu Thế thì loại nào mình mới nói được.

Thực Tính của phần Chân Đế với Thánh Đế nằm trong Bát Chánh Đạo.

 Thì Chân Đế gồm có Thực Tính Đế, rồi Siêu Lý Đế.

Tục Đế có Chế Định. 

Mấy cái này đọc ở Chương I có trình bày trong phần Tổng Hợp về Tâm, trước khi qua phần Tâm thì có trình bày hết, phần Thực Tính nằm trong đó.

Khi thấy Vô Thường đến, bắt đầu mình nguyện.

Thí dụ: Khi ra đường, thấy sanh lão bệnh tử bắt đầu mình nguyện liền.

Thấy khổ đau thì mình phải ngừa, phải tu tập về Thân, Ngữ, Ý. Muốn không có khổ đau chỉ có con đường tu tập: 

- Thân không làm ác, không làm việc bất thiện.

- Ngữ không nói lời bất thiện, không nói lời ác.

- Ý không nghĩ điều bất thiện, không nghĩ ác.

Trừ Phần. Thì khi nó đụng tới mình rồi, nó phá hủy bản ngã của mình. Cái khổ đau phá hủy bản ngã của mình, nó có khả năng phá thì bắt đầu mình lo tu tập. Khổ đau mà xâm phạm vô chỗ bản ngã nào trong vùng nào của mình cái đó coi như là mình tu tập không kịp mình phài đoạn trừ nó liền.

Thí dụ, bệnh tiểu đường. Khi căn bệnh tiểu đường phá hiện trong người là thấy khổ, thì bác sĩ cho uống thuốc, rồi dặn ngừa ăn đổ ngọt, ngừa uống đồ ngọt, ngừa ăn đồ có chất tinh bột, mấy cái đó tạo ra đường nhiều, mà không tiêu hóa được lượng đường thì nó tràn ngập đường trong máu. Rồi từ uống qua tới chích. Như vậy thì tới phần ngừa ăn ngừa uống, bắt đầu mình phải kiêng cử. Mà không ngừa thì tới phần đụng vô tới Ngã, thì chỗ nào hư thì cắt bỏ, là đoạn trừ. Đụng tới bản ngã của mình tới lúc đó phải đoạn trừ, mình giữ nó không được. Mấy cái đó khoa học giải quyết như vậy.

Thì cái tu của mình nhìn thấy pháp của mình phải như vậy. Đụng tới bản ngã của mình rồi, khổ đau mà tấn công vô bản ngã rồi mình không giữ nó được nữa mình phải đoạn trừ, mà nếu không đoạn trừ nó thì nó giết mình, tới phần phải cưa rồi thì mình không có cản được vì nó hư rồi, mình uống thuốc cũng không được, chích thuốc cũng không được, ngừa ăn cũng không hiệu quả, lúc đó nó tấn công rồi, vô tới phần nào là bác sĩ cắt đoạn trừ (sát trừ). 

Thì khổ đau mà xâm vô bản ngã của mình thì mình phải tự mình cắt trừ bản ngã mình. 

Đó là một chân lý, đó là sự thức tỉnh cho người tu tập, chứ không còn trạng thái gì mình phải bảo vệ hay bao che hay che đậy hay biện hộ biện giải nó được. 

Con đường đó coi như là diệt vong rồi, khổ đau tấn công vô bản ngã mình mà mình không đoạn trừ được thì đó là con đường diệt vong mình chỉ có chết.

Khổ đau tới mà không ngừa không tu, tu đề ngừa, mà tấn công xuống vô bản ngã thì mình phải đoạn trừ, mà không đoạn trừ thì coi như bị diệt vong.

Vô thường là thành trì cuối cùng của mình, nó ngoài vỏ, vô thường chỉ là cảnh ngoại phần thôi, nó báo cho mình biết thôi, chứ nó chưa xâm nhập vô mình. 

Cái khổ xâm nhập vô thân, xâm nhập vô tâm, xâm nhập phần nào thì phải tu tập cái đó liền, tu tập 3 cái là Thân, Ngữ, Ý.

Khi Vô Thường đánh vô Khổ Đau, mà Khổ Đau đánh vô thân thì mình phải tu tập về thân, tấn công vô tâm thì mình tu tập về tâm, mình không trách ai hết, mình không có phiền não ai hết, mình chỉ lo tu tập thôi, mình không có trách tại người này tài người kia làm mình khổ. Khổ đau là do mình, do Thân, Ngữ, Ý mình không kiểm soát hay không tu tập, mình phóng dật mông lung, mình tạo tác rồi bây giờ khổ nó đến với mình rồi. 

Đầu tiên là Vô Thường đến mà không chịu thức tỉnh, tới khổ đau gõ cửa mình rồi thì bắt đầu lo tu. Mà không lo tu thì nó xâm vô bản ngã của mình. Bắt đầu vô là khổ đau xâm vô cái bản ngã là vô phương rồi, chỉ còn là đoạn trừ thôi, đụng tới đâu là trừ tới đó.

Đụng vô bản ngã hay đụng vô thân kiến mà không sát trừ là nó sinh tử luân hồi.

Do đó, nó là bản đồ, chỉ có Thực Tính, Thực Tướng là bản đồ cho mình tu tập, mình phải viết ra: 

- khi vô thường đến mình phải làm sao, mình phải lo thức tỉnh. 

- Thấy Khổ đau tới phải lo tu tập 

- Thấy Vô Ngả đến phải lo đoạn trừ, không còn dây dưa nữa, lúc đó mình phải cứng rắn.

Những cái đó là những thực tế mà người hữu trí đi con đường quyết liệt mới được, chứ còn không thì không có cơ hội. Khi lục phủ ngũ tạng ăn hết rồi thì chỉ là đoạn trừ thôi. Như Ngài Tịnh Sự khi Ngài có 5 bệnh tới thì Ngài không còn cái gì để Ngài tu tập nữa, Ngài chỉ có đoạn trừ, lúc đó Ngài lo thân, ngữ, ý của Ngài tu tập rồi, bây giờ Ngài chỉ đoạn trừ những cái nghiệp tạo ra Ngài phải sát trừ.

Bậc Alahan 

Hai phần trên: Nguyện và Ngừa là còn phàm phu puthujjana, nhưng tới Trừ thì thuộc SakkhaAsakkha rồi, 2 cái luôn luôn nó đi cùng lúc.

Sakkha là Hữu Học

Asakkha là Vô Học

Thì trong phần Virati Ngăn Trừ Phần chúng ta có 3 cái:

- Chánh Ngữ có 4

- Chánh Nghiệp có 3

- Chánh Mạng có 7 (tức là 4 + 3 = 7)

Chánh Ngữ là không nói dối, không vọng ngữ, không ly gián ngữ, không thô ác ngữ, không có hồ ngôn loạn ngữ.

Chánh Nghiệp là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.

Chánh Mạng (nuôi mạng) là không có 4 + không có 3 từ Chánh Ngữ và Chánh Nghiệp cộng lại thì thành Chánh Mạng mới trong sạch.

Nhưng trong Virati Ngăn Trừ Phần : Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, 3 cái này bất định và đi riêng, nó không đi chung một lúc, dành cho phàm phu puthujjana như chúng ta, có khi mình có Chánh Ngữ, có khi mình có Chánh Nghiệp, có khi mình có Chánh Mạng, chứ không đi chung một lượt.

Ở trong Chú Giải nói chỉ có bậc Hữu Học Sakkha  và bậc Vô Học Asakkha thì họ nhất định và đi chung. Ba cái Ngữ, Nghiệp, Ý, đối với bậc Alahan luôn luôn là có một lượt, không đi riêng rẽ và không bất định, mà là nhất định, họ nói cái nào là việc đó là Nghiệp của họ có, Mạng của họ có luôn trong đó luôn, nên gọi là bất định và đi riêng. 

Đối với bậc Vô Học, bậc Alahan hay là bậc vô sinh thì Ngữ, Nghiệp, Mạng luôn luôn đi chung không rời và cùng một lượt một lúc.

Khi nhìn thấy hiện tượng Vô Thường nào nó đến với mình thi nó là điềm báo, là Nimitta (Trưng Triệu, Điềm Báo) cho mình thấy. Thí dụ, khi nắm chiêm bao Supinavithi, thì lộ trình chiêm bao thuộc về Nimitta (Trưng Triệu, Điềm Báo) thường đến trong những lúc ngủ không sâu, trạng thái ngủ chập chờn. Có ảnh hưởng vào lúc đầu hôm, khoảng 12h - 2h sáng, còn sau đó thì không có tác dụng.

Tập I Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp (bìa cứng)  trang 408 và trang 469 có đề cập đến Lộ Trình Thụy Tưởng (Lộ Trình Chiêm Bao).

Lộ trình chiêm bao Supinavithi thuộc Ý Môn, thuộc về Danh Pháp, nó nằm trong Ý, không nằm trong Ngũ. Lộ trình chiêm bao đến trong giấc ngủ của mình.

Hồi xưa thời của Đức Phật thời gian chia làm 3 canh, tức là 3 thời, nhưng thời sau Đức Phật khoảng chừng 1,000 năm thì nhân gian chia làm 5 canh (5 thời).

Thời của Đức Phật có 3 thời là:

Thời thứ nhất, canh I từ 6 giờ chiều đến 10 giờ tối (một thời là 4 tiếng).

Thời thứ hai, canh II từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng.

Thời thứ ba, canh III từ 2 giờ sáng đến 6 giờ sáng.

Thì Supina (giấc mơ) mà nó có Nimitta (Trưng Triệu, Điềm Báo) thường đến trong những lúc ngủ không sâu, trạng thái ngủ chập chờn. Có ảnh hưởng vào lúc đầu hôm, khoảng 12h - 2h sáng, còn sau đó thì không có tác dụng hiện bày ra là canh II, 

Còn canh I thì không có, còn canh 3 là ngủ quá nhiều rồi thì sinh mộng mị. Thí dụ đi ngủ sớm thì nằm mộng chiêm bao thấy cái này cái kia, mà hỏi giờ nào thì chỉ có canh II là có thật. Thí dụ như nửa đêm tới canh III cho đến 2 giờ sáng là đỉnh cao của nó, nhưng tới 3 giờ tới 4 giờ sáng thì không có ảnh hưởng gì. 

Thì Supina chỉ ảnh hưởng ở canh II.

Thì lộ chiêm bao đến thì nó có 3 cảnh là cảnh nghiệp, cảnh nghiệp tướng, và thú tướng. Thì 3 hiện tượng này nó mới chỉ là Vô Thường thôi, nó chưa là khổ đau.

Nghiệp + Cảnh ra Cảnh Nghiệp, chứ không phải có Cảnh Nghiệp. Nghiệp Tướng + Cảnh ra Cảnh Nghiệp Tướng. Thú Tướng + Cảnh ra Cảnh Thú Tướng. Trong cái Supina.

Nghiệp đến nó hiện bày ra Cảnh, tâm ghi nhận tức là Cảnh Nghiệp.

Thiền sinh hỏi: Cảnh ở đây là Cảnh Pháp. Thì có phải khi mà Cảnh Pháp đó có phải là Cảnh cũ chạn lại?

HT trả lời: Nó là quá khứ.

Nghiệp đến hiện bày ra một cảnh, Tâm ghi nhận ra Cảnh Nghiệp. 2 cái khác nhau: nghiệp riêng, cảnh nghiệp riêng, không phải là một. Khi mình biết được cảnh qua tâm thì thuộc cảnh nghiệp rồi, còn nghiệp nó bỏ mình vô, mình biết, hay không biết, thì lúc đó chưa.

Thí dụ. Cái đinh --> mình đạp đinh --> cảnh nghiệp hiện bày ra.

Hay là, miểng chai --> mình đạp vô ---> cảnh nghiệp hiện bày ra.

Cái đinh mình thấy mà mình vẫn đạp vô, đó là nghiệp của mình, nó là cảnh nghiệp của mình, cảnh nghiệp là đạp đinh. Nghiệp nó đến nó thành cảnh của mình, mình ghi nhận nó, nó là cảnh nghiệp của mình.

Ý Môn

Hữu Phần --> Khai Ý Môn --> vô tới Đổng Lực ---> Hữu Phần

Nghiệp -----> Cảnh ------------> Cảnh Nghiệp

Trước Khai Ý Môn có Hữu Phần bhavaṅga ; Hữu Phần vừa qua, Hữu Phần Rúng động vừa qua (bhavaṅga calana), Hữu Phần Dứt dòng (bhavaṅga upaccheda), cái nó vô Khai Ý Môn. Thì Hữu Phần là nghiệp, vô tới Khai Ý Môn là cảnh, qua tới Đổng Lực là Cảnh Nghiệp.

Thì khi thấy đinh mà mình vẫn đạp vô, đó là nghiệp của mình, nếu mình nói: "ai mà ác, rải đinh cho tôi đạp" thì đó là mình tạo thêm ngữ nghiệp, mình không được nói như vậy, mà mình chỉ nói mình thôi. Phóng dật hay không phóng dật, tạo hay không tạo là mình thôi, chứ không nói ai. Còn cái kia là cái oan trái hay là cái nghiệp của mình ở quá khứ, mình tu để đừng cho nó hiện bày, cảnh đó có thể mình đoạn trừ để cho nó đừng xâm nhập vô bản ngã của mình. Nếu mình nói: "ai mà ác rải đinh cho mình đạp" đó là mình thiếu cái tu, mình thiếu đoạn trừ, mình thấy nó hiện bày mà mình không dừng lại.

Thí dụ: 

Nghiệp Tướng ----> Cảnh -----> Cảnh Tướng.

 Nghiệp Tướng nó đến, mình đem vô thành Cảnh thì gọi là Cảnh Tướng.

Thú Tướng -----> Cảnh -------> Cảnh Thú Tướng.

Thú Tướng nó đến, mình đem vô thành Cảnh thì gọi là Cảnh Thú Tướng.

Qua tới Khai Ý Môn, nó thuộc Ý Giới mà nó vừa là Đoán Định luôn, chung với Lộ Ngũ Môn, nó vừa mở cửa Lộ Ý, vừa Đoán Định trong Lộ Ngũ Môn, nó dẫn nhập vô Đổng Lực liền, thì tạo tác liền.

 Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng thì đứng bên ngoài, nó còn đang ngoại lộ.

Cảnh Nghiệp, Cảnh Tướng, Cảnh Thú Tướng thì trong lộ.

Còn Hữu Phần đi vòng lại. Lộ Trình Tâm đi hoài không ngừng, trùng trùng điệp điệp, Vô Gián Duyên, Đẳng Vô Gián Duyên, theo Mãnh Lực hiện hữu bất ly, nó không vô Hữu Ly Khứ, mà Hiện Hữu Bất Ly, Bất Ly Duyên. Nó vừa Vô Gián Duyên, vừa Đẳng Vô Gián Duyên, Trùng Tùng Duyên rồi bắt đầu Hiện Hữu Bất Ly nó đi.

Bây giờ áp dụng Ngăn Trừ Phần.

Khi Nghiệp đến, khi Nghiệp Tướng đến, khi Thú Tướng đến, đầu tiên mình nguyện liền, Cảnh thì mình ngừa, Cảnh Nghiệp thì mình đoạn trừ.

Khi nghiệp đến thì mình nguyện liền, nguyện là: 

- Những gì bất thiện chưa từng sinh thì nguyện đừng cho sinh. 

- Những thiện nào chưa từng sinh, nguyện cho sinh lên. 

- Nguyện bất thiện nào đã sinh mình diệt trừ nó.

- Thiện nào đã sinh rồi nguyện cho nó phát triển lên.

Mình phải nguyện trong Tứ Chánh Cần, mình phải nguyện liền, không để cho nó trôi qua thành Cảnh, rồi tạo tác ra Nghiệp, thì lúc đó mình có một vòng luân hồi.

Mà mình nguyện mà không kịp, thì nó vô ngừa, mà không xong nữa, thì qua phần trừ, mà cũng không xong nữa, thì nó đi một vòng tròn.

Như vậy thì cái nghiệp nào nó đến thì phải nguyện liền, chứ đừng để nước tới chân mình nhảy không kịp.

Thí dụ. người cận tử lâm chung, có 3 cảnh; Nghiệp, Nghiệp Tướng, Thú Tướng. Nghiệp tới, Nghiệp Tướng tới, Thú Tướng tới nhập vô tâm của họ, mà họ không có một cái sự tu tập thì trở lại cảnh, họ tạo tác liền.

Thí dụ, họ sợ hãi họ hét họ la lên, cũng là tạo tác qua cái ngữ, hay họ giựt bắn người lên qua cái thân, trong sự lo âu họ bày tỏ, qua cái ý, vô liền, cái cận tử lâm chung nó tới, mà Nghiệp nó trở lại, Nghiệp Tướng trở lại, Nghiệp Thú Tướng báo cho mình biết mà mình không có tu tập thì lúc bấy giờ Thân, Ngữ, Ý của mình bắt đầu nhập tâm vô cảnh đó. Đó là cảnh thôi, còn cái kia (Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng) mới là bên ngoài nó chưa vô, nó đang nằm ở ngoài và nó vô tới cửa mà không có tu tập ngăn ngừa thì nó nhập vô thành tạo tác.

Thí dụ, mình đang ở chỗ đèn sáng, cúp điện một cái thì bóng tối ụp xuống liền. Bóng đen ụp xuống thì lúc đó người tu và không tu. 

Đèn đang sáng rồi cúp điện, bóng tối ụp xuống, thì khoản từ sáng đến tối là vô thường mình phải nguyện, phải tu tập.

Thí dụ. Đang giàu ----> phá sản. Đang giàu rồi bị phá sản xuống nghèo, thì lúc đó là trạng thái vô thường, thì mình bắt đầu tu tập.

Cái nghiệp nó đến rồi, nó chỉ là một cái nghiệp thôi, nhưng mình ôm nó vô cảnh của mình, tâm của mình chen vô rồi mình ôm vô Cảnh Nghiệp của mình thì lúc đó mình phải thụ lý nó.

Thí dụ. Chiếc xe điện. Chính yếu của xe điện là bình pin, pin đó bự, to, chứa nhiều, chứa ít, thì cũng bình pin đó thôi. Nhưng nó phân phối ra các bộ phận khác, làm bánh xe chạy, động cơ hoạt động, nó phân phối ra 4 phần, nhưng 4 phần này là có khi có khi không, tới chức năng của nó thì nó mới hiện bày, nhưng bình pin vẫn hoạt động 24/24. Nếu cả 4 động cơ chạy một lượt trong chiếc xe đó thì bình pin phải cung cấp hết. 

Khi động cơ thứ 1 không có cảnh thì đứng yên, khi động cơ thứ 2 không có cảnh thì đứng yên, khi động cơ thứ 3 không có cảnh thì đứng yên, khi động cơ thứ 4 không có cảnh thì đứng yên, nhưng chức năng của bình pin vẫn có điện.

Thì trong cái Lộ Trình Danh Pháp của con người mình hay của chúng sinh có tâm nhận thức thì có cảnh sắc, có cảnh sắc thì có tâm nhận thức, mà không có cảnh sắc thì tâm nhận thức không hoạt động, nhưng tâm Hữu Phần bhavaṅga vẫn còn sống nuôi dưỡng Danh Pháp này. Mà Tâm Hữu Phần bhavaṅga vẫn sống bằng Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng, sống trong kiếp này qua kiếp kia không ngừng, dòng luân hồi của mình vẫn tiếp tục.

Tâm Hữu Phần bhavaṅga nó 3 thời, quá khứ, hiện tại, tương lai, nó nuôi dưỡng Tâm Đổng Lực, Tâm Đổng Lực chỉ thụ hưởng.

Sư phân tích:

Thí dụ. Cảnh Sắc thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai. Nó vô tâm Khai Ngũ Môn, vô Tâm Tiếp Thâu, vô Tâm Thẩm Tấn, Tâm Đoán Định, Tâm Đổng Lực. Bắt đầu sai biệt, nó sai biệt ở chỗ người với người, người với người là nó khác rồi. Chỉ là một Cảnh Sắc thôi, là người thích, không thích, ghét, không ghét, ưa, không ưa, kỹ và không kỹ. Mỗi một cái khác biệt nhau hết, chỉ một Cảnh Sắc thôi. Nó thuộc Tâm Hữu Phần bhavaṅga đưa tới. Hữu Phần Rúng động vừa qua (bhavaṅga calana), Hữu Phần Dứt dòng (bhavaṅga upaccheda),  chuyền qua bắt đầu Tâm Khai Ngũ Môn nhận vô theo mỗi ý mỗi người.

Cảnh Sắc có Nghiệp cũ tới, có Nghiệp Tướng cũ tới, nó ra tới Thú Tướng cũ và mới.

Có một cảnh sắc thôi, mà mỗi một người có 3 cái riêng của họ cộng thêm vô cảnh sắc này.

Như cái đinh, một người đạp và một người không đạp, một người nói và không nói, người nhịn và tháo đinh ra, một người la. Mỗi cái mỗi khác. Chức năng Tâm Hữu Phần bhavaṅga rất quan trọng. Rồi mình tạo tác ra, mình không nhìn lại cái trước, mình không nhìn cái hiện tại, và mình không ngừa cái quả sẽ trổ ở vị lai thì lúc đó mình làm ra một tạo tác.

Nếu ở một mình thì hành động theo của mình. 

Nếu mình ở chung với một người nữa là 2 người thì ra 2, hay là 4, hay là 6, hay là 8.

Thì ở một mình, ta đi với nghiệp của ta.

Nếu ở 2 người thì có cộng nghiệp, rồi biệt nghiệp, rồi tổng nghiệp.

Như vậy, khi một cảnh Sắc đến lúc đó mình không có tu tập, nó chỉ là hiện bày thôi mà không có tu tập, mình không có đoạn trừ thì nó là trùng trùng duyên khởi. 

Rồi khi hết cảnh đó rồi, hết cảnh của động lực (không phải hết cảnh sắc) cái thụ hưởng này thì nó trở lại là Hữu Phần, nó tạo nữa.

Thí dụ: Hữu Phần (ngoại lộ) vô Đổng Lực (trong lộ) xử dụng hết trong lộ Thẩm Tấn, Đoán Định, Ngũ Môn, Đổng Lực, rồi trở lại ngoại lộ.

 Thí dụ. Lộ Trình Tâm của mình, trước khi vô trong lộ thì nó là Hữu Phần, mà hết trong lộ, trở lại Hữu Phần. Nó xoay vòng tròn hết trong 6 lục đạo (địa ngục, ngã quỉ, atula, người trời, súc sinh). Đó là nói trong Hiệp Thế. Nhưng nói về Siêu Lý Siêu Thế là Sinh Diệt của cái Cảnh Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Tướng Thú, mình đi vòng vòng hoài.

Mỗi một kiếp mình có 8 khổ (bát khổ) sinh, lão, bệnh, chết, ái biệt ly, oán tắng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ. Cứ một kiếp là có 8 khổ như vậy. Từ người tới trởi xuống 4 đường ác đạo lập đi lập lại một Tâm Hữu Phần bhavaṅga, Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng nó cứ xoay vòng trong luân hồi.

Còn trong đó mà tu tập để đoạn trừ, mình muốn cắt thì nó lập nữa, mà nó trồng lên.

Mình đang nói trong giai đoạn vimutti giai đoạn giải thoát, Sư chưa nói tới giai đoạn thức hai của Pahàtabba Phóng Khí, tại vì mình có 2 loại kiến giải là đoạn trừ nhân kiến giải nữa.

Cảnh có 3 là: Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng. Có 2 là Thiện, Bất Thiện: 

- Nghiệp Thiện, Nghiệp Tướng Thiện, Nghiệp Thú Tướng Thiện. 

- Nghiệp Bất Thiện, Nghiệp Tướng Bất Thiện, Nghiệp Thú Tướng Bất Thiện.

Nghiệp đến mà nghiệp thiện nó trở thành Cảnh Nghiệp Thiện. Khi Nghiệp Bất Thiện đến nó trở thành Cảnh Nghiệp Bất Thiện. Thì nó là Quá Khứ.

Nghiệp Thiện đến phần Cảnh, tâm mình ghi nhận vô là Cảnh Nghiệp Thiện, nó dắt mình đi. Ba chức năng, 3 sự vụ, 3 việc làm là: Tử (Cuti), Tái Sinh (patisandhi), Hữu Phần (bhavaṅga). Tâm ghi nhận có một cảnh Dị Thục Quả (Tâm Quả Dị Thục).

Tâm Quả Dị Thục này tạo ra tâm thiện, tạo ra tâm bất thiện. Rồi mấy tâm này tạo trở lại Tâm Dị Thục Quả. Nó đi một vòng tròn.

Tâm Tử với cảnh nào, tâm tái sinh với cảnh đó, và Hữu Phần của tái sinh nối tiếp với tâm tái sinh là cảnh đó luôn, có một cảnh, Tử cảnh nào tái sanh cảnh đó.

Vậy thì Cảnh Tử của mình là cảnh gì, cảnh tử của con người, của mình, của người nhà của mình là cảnh gì? Cảnh tử của người lâm chung một giờ, một ngày. Cảnh tử mà ngay cái chết ngay sát na cắt đứt mạng sống rồi mới qua sát na đi tái sinh là cảnh Thú Tướng. Cảnh ngay cái tử mà chết là Cảnh Thú Tướng dắt đi, cảnh Nghiệp Tướng qua rồi, Cảnh Nghiệp đi qua rồi, Cảnh ngay sát na tử là Thú Tướng dắt đi. Ta đi theo nghiệp của ta, thì tái sinh đó là Nghiệp đi theo Nghiệp của ta.

Rồi lúc này, tâm tái sinh này theo nghiệp của ta thì nó đi tục sinh cái đó liền; người, trời, hay 4 đường ác đạo. Thì khi tâm tái sinh tiếp vô kiếp sống mới từ cái tử này.

Khi mình chết thì Cảnh Thú Tướng dắt đi, thì đó là nghiệp dắt đi, mà cảnh cuối của tử là Thú Tướng, lúc đó cảnh lửa đỏ là địa ngục, cảnh thiên cung là cảnh trời, thấy người nắm tay nhau là cảnh người, thấy gà vịt chạy là cảnh xúc sinh. Thú Tướng tới tái sinh là nghiệp nó đến.

Khi cảnh nghiệp đến, thí dụ là người trong thai nhi của một người mẹ thì phước khổ hiện bày theo thai nhi, không phải người mẹ làm ra, thì lúc đó Nghiệp Tướng hiện bày ra. 

Rồi bắt đầu Tâm Tái Sinh qua Hữu Phần nó trở lại là Nghiệp Tướng. Một chúng sinh đi như vậy "ta đi với nghiệp của ta, dù cho tốt xấu tạo ra tự mình" Nghiệp đi như thế nào thì Nghiệp Tướng trổ ra như thế đó, và cảnh đang hưởng trong cảnh nghiệp của nó đang có là cảnh Thú Tướng nó đang ở trong đó.

Nó có một mình thì khác.

Thí dụ. Chư Thiên một mình, hóa sinh, không có người mẹ người cha sinh ra nó. Địa ngục, một mình nó đi, không có người mẹ người cha sinh ra nó.

Nhưng khi mình lọt vô trong bụng người mẹ thì là 2 người, có khi là 3 vì có cha có mẹ mới tạo ra mình là Câu Sinh Nghiệp, không là cộng nghiệp, vì cộng nghiệp là cộng từ trước rồi nó mới vô chung với người mẹ người cha này, còn nó vô trong bụng mẹ là Câu Sinh Nghiệp rồi. Mỗi giây, mỗi giây nó Câu Sinh với nhau.

Do đó, mình không có cách nào mình đổ thừa hoặc trách ai được hết, mình chỉ có ráng tu tập, ráng lo đoạn trừ Thân, Ngữ, Ý của mình, chứ còn thật ra không có cái gì mà đổ thừa ai được hết.

Còn chưa kể, vô trong bụng người mẹ là mình cộng 2 hay cộng 3, có cha có mẹ là 3, rồi sinh ra trong gia đình có một con là khác, mà gia đình có 10 người con là khác. Mà cảnh Nghiệp, cảnh Nghiệp Tướng, cảnh Nghiệp Thú Tướng đi theo hoài, nó chưa bỏ, cái này là Hậu Hậu Báo Nghiệp, chứ nó không còn là hiện báo nghiệp, Hậu Hậu Báo Nghiệp nằm ở trong Anussaya - Tiềm Thùy Ngủ nó đi liên tục.

Nghiệp có 3 loại: 

- Hiện báo nghiệp, là hiện tại là số 1

- hậu báo nghiệp, là số 2

- hậu hậu báo nghiệp, là kiếp thứ 3 (2-6)

Nó trổi hoài. 

Mà tâm mình không bắt cảnh. Tâm mà bắt cảnh thì cảnh nghiệp, cảnh nghiệp tướng nó nuôi mình.

Giờ nhắm mắt lại ngồi thiền, đóng các căn lại thì cảnh Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng nó nuôi, nếu không tu không đoạn trừ, nó dẫn mình đi.

Đóng các căn thì như chiếc xe không bắt cảnh này không bắt cảnh kia, các căn đóng hết, còn ý, cảnh nghiệp, nghiệp tướng nó bắt đầu đi trong cái ý đó.

Mình đang ngồi thiền,  thấy cảnh nghiệp nó đến, mình không tu không đoạn trừ thì nó lặp đi lặp lại.

Thế thì mình muốn nói tới vimuta ngăn trừ hay là muốn nói tới vimutti giải thoát thì phải nhận định được biết người biết ta để mà tu tập.

Mình nhìn cái Nghiệp của mình là cái gì, Nghiệp Tướng của mình là gì, Thú Tướng của mình là gì trong Tâm Hữu Phần này, thì lúc bấy giờ Tâm Đổng Lực mình sẽ nguyện tu hay là đoạn trừ, bắt đầu mình làm vimutti ngăn trừ giải thoát.

Cái thứ 2, nếu như mình giải quyết được mình thì mình mới lo được chúng sinh khác, mình làm chưa xong mà mình lo chúng sinh khác là người ta nhận chìm mình. Như Đức Phật Ngài lo xong Ngài rồi Ngài mới đi độ người khác được.

Vậy thì khi mình chưa giải quyết được mình, mình còn nhiều nghiệp, các căn đóng hết rồi nhưng không đóng được nghiệp tướng của mình, thú tướng của mình, nghiệp cũ mình, mà còn cộng thêm một người nữa thì nặng thêm.

Cái mà Cộng thì có Câu, mà cái cũ của mình chưa hết mà mình câu cái mới vô thì mình ra cái mới nữa.

Ngồi nghiệm ra thì cái tu vỉrati của mình cũng như cái cảnh Hữu Phần của mình, cảnh nghiệp, cảnh nghiệp tướng, cảnh nghiệp thú tướng của mình, mình không để ý tới nó, mình cứ lo để ý tới cảnh sắc xuất phát mình đón nhận từ Ngũ Môn, Ý Môn, mình cứ lo tìm cái đó chứ mình không thấy nó là kẻ âm thầm đi theo sau như bóng với hình. Nếu mình không nhìn ra Nghiệp Lực Chủ Trí này thì mình không qua Minh Sát Trí để mình tu mình diệt trừ thì là mình đánh sai đối tượng.

Khi ngồi thiền mình không bắt cảnh nào hết mà cảnh nghiệp nó vẫn tới. Thì  cận tử của mình, mình không có cảnh nào hết, lúc đó không còn cảnh nào hết, một giây phút mình đi thì không bắt cảnh thì nghiệp tướng xuất hiện dắt mình đi.

Nếu may mắn có người nhắc mình 

Ngay cái cận tử không bắt cảnh nào hết mà nghiệp tướng, nghiệp thú tướng  xuất hiện. Mà ngay cả có người ngồi kế bên nhắc mà nghiệp tướng vẫn nhảy vô.

Mình canh kiếp thứ 3 mình đi tìm kiếp thứ 3 để mình trả 2, 6 này, nhưng không, ngay kiếp một đã có 2,6 vô rồi, cái thai là có 2,6 vô rồi và cộng thêm kiếp thứ 3 là có 1,7 nữa trong cái hữu phần, nghiệp, nghiệp tướng, và thú tướng, kẻ thù nằm ở trong ta rồi.

Thí dụ, người nhà của mình gần mất, mình đem hình Phật về, mà do mình nghĩ thôi, mình đem hình Phật về mình treo trong nhà, người ta không có sức để người ta nhìn. Lúc đó nghiệp đến rồi đè người bệnh. Mình muốn treo hình để trợ tử, nhưng người này thở không nổi, nhìn không nổi, nghĩ không nổi, vì nghiệp, nghiệp tướng nó đến rồi.

 Nghiệp mà nặng quá rồi nó đến rồi thì vô phương cứu.

Như vậy thì khi mình còn sinh tiền, khi mình còn sống mình tạo tác bao nhiêu mình không chịu nghĩ tới, đợi tới cuối đời mình nghĩ tới thì trễ rồi.

--------------------------------------------------------------

Lộ trình tâm (Tâm lộ)

 Một tâm khởi sinh, trụ và diệt trong một thời gian rất ngắn, thường gọi là một sát na tâm. Mỗi khi tiếp xúc với đối tượng, các loại tâm xảy ra theo một lộ trình phức tạp, tùy theo các hoàn cảnh khác nhau. Thí dụ đơn giản khi mắt thấy một đối tượng lộ trình tâm tiêu biểu gồm 17 sát na như sau:

1. Hữu Phần (bhavaṅga, hộ kiếp) vừa qua

2. Hữu Phần rúng động

3. Hữu Phần dứt dòng

4. Ngũ môn hướng tâm (ở đây là nhãn môn)

5. Nhãn thức

6. Tiếp thâu

7. Thẩm tấn

8. Đoán định

9 - 15. Bảy sát na tâm tốc hành (javana)

16 - 17. Hai sát na tâm đồng sở duyên (thập di)

Sát na tâm đầu tiên gọi là "Hữu Phần vừa qua" vì lúc đó cảnh chưa có tác động qua mắt, và luồng hộ kiếp còn liên hệ với cảnh quá khứ. Hai sát na kế tiếp là khi hộ kiếp rúng động và tan vở, và tâm trở về thực tại, và hướng về đối tượng qua mắt (nhãn môn hướng tâm), và nhãn thức sinh khởi. Ba sát na kế tiếp là tâm bắt đầu tiếp nhận và suy xét, phán đoán. Bảy sát na tâm tốc hành là quan trọng nhất vì đây là lúc tâm có thể tạo nghiệp hành mới. Nghiệp nầy có thể tạo quả tức thời trong lộ trình kế tiếp, hay sẽ tạo quả trong một tương lai về sau hoặc kiếp sau. Hai sát na cuối cùng là tâm ghi nhận, tùy theo bản chất của đối tượng mà cường độ ghi nhận có thể thay đổi. Cuối cùng, tâm trở lại  luồng Hữu Phần (bhavaṅga), và tiến vào lộ trình kế tiếp không gián đoạn./.


No comments:

Post a Comment