Thursday, June 15, 2023

024 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 30 tháng 7, 2022

   024 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 30 tháng 7, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "024- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Thiền sinh hỏi: Nghiệp Chủ Trí tại sao lại gọi là trí? Nghiệp hướng dẫn mình nó làm chủ mình, nhưng tại sao có chữ trí?

HT trả lời: Kammassakatā paññā Nghiệp chủ trí, chữ paññā là trí, Kammassakatā là nghiệp chủ, nghiệp lực. Mình phải có trí paññā mình mới thức tỉnh không để cho nghiệp lực dẫn dắt mình đi. Còn không có trí paññā thì để nghiệp lực dẫn dắt mình.

Thí dụ, nếu như mình sinh ra, cái khổ nạn của mình không phải là giàu, là nghèo, không phải là đẹp, là xấu, không phải là hạnh phúc hoặc khổ đau. Nhưng cái khổ nạn của người không biết được mình là người Nhị Nhân hay người Tam Nhân, đó mới là sợ. Cái giàu hay nghèo không sợ, cái đẹp xấu không sợ. Nhưng mình biết ra được cái tuệ mình nhờ bậc hiền trí Paṇdita nói ra được mình là người Nhị Nhân, đó là cái khổ nạn cho mình. 

Khi mình biết được mình là người Nhị Nhân thì kiếp này không có cơ hội đắc đạo quả, không có cơ hội tu để đạt được kết quả. Chẳng hạn cơ bản nhất là đắc chứng thiền, mình không có được An Chỉ Samadhi, tại vì mình là người Nhị Nhân, tại vì tâm thiện phải là tâm hữu trí là tâm Tương Ưng Trí chứ  tâm Bất Tương Ưng Trí không có, phải là tâm Thiền và tâm Tương Ưng Trí, mà mình đây là người Nhị Nhân thì mình đứng ngoài rồi. 

Mình thấy đó là khổ nạn của mình. Tại vì mình muốn làm việc thiện, mình tu, mà mình lại không có trí, mình không có nhân vô si. Do đó, là khổ nạn.

Nhưng, làm sao mình biết được cái đó? Lúc bấy giờ bậc hiền trí Paṇdita cho mình biết, mình nên gần bậc hiền trí họ chỉ cho mình biết. Thì lúc bấy giờ Kammassakatā paññā Nghiệp chủ trí, mình bắt đầu có tuệ mình nhìn vô cái nghiệp chủ đang làm chủ đạo hay đang dẫn dắt mình đi.

Khi thấy được thì bắt đầu qua tuệ thứ hai là Minh Sát Trí Vipassana paññā, sau đó đến tuệ thứ ba là Siêu Thế Trí lokuttara paññā. 

Không có Kammassakatā paññā  Nghiệp Chủ Trí này thì mình không qua được Minh Sát Trí Vipassana paññā, đó là nền tảng, và đó là cửa ngõ trong con đường tu tập của mình phải trau dồi và tu tập.

Thành ra, khi mình tu có 2 cái là nhìn thấy Nghiệp Chủ Trí của mình trong quá khứ và mình tạo Nghiệp Chủ Trí mới ngay trong kiếp này, cái đó là cái khôn khéo của mình.

Nhìn Nghiệp Chủ Trí trước rồi mình mới khôn khéo tu trong kiếp này, Nghiệp Chủ Trí mới cho mình con đường mình đi tới Minh Sát Trí và Siêu Thế Trí.

Còn không mình giống như lục bình trôi lăn không có hướng đi.

Lúc nào cũng vậy, mình phài nhìn 2 phía, mình biết được nghiệp quá khứ của mình giờ mình làm nhân cho nghiệp mới của mình.

Thí dụ. Một cái đơn giản, trong kiếp này mình nghèo, thì trong Trung Bộ Kinh 135, bài Tiểu Nghiệp Phân Biệt Cula-kammavibhanga, có 2 loại nghiệp, nếu biết là mình nghèo do đời trước chưa từng bố thí nên kiếp này mình nghèo, thì bây giờ kiếp này mình xả thí. Xả thí không phải là xả thí hết, mà xả thí từ thấp lên cao, từ ít lên nhiều. 

Trong bài kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt mình phải biết, thì bây giờ nếu mình biết đời trước mình nghèo do không bố thí, giờ mình khổ mình nghèo đây mà mình cũng không làm nữa, nghe mà không có thức tỉnh, không có tu tập, không sửa đổi, thì Nghiệp Lực Chủ Trí nó làm chủ mình luôn rồi.

Do đó, cái trí nó gắn vô Nghiệp Chủ nó mới cho mình thấy được Nghiệp Chủ của mình tốt xấu, phải quấy, mình nên làm hay không nên làm, những hướng đi của mình bắt đầu từ đó, chứ mình không để trôi lăn. Do đó mình cần trí tuệ paññā, nếu chỉ Kammassakatā Nghiệp Chủ thôi thì mình chỉ an phận, mình không có cơ hội thay đổi.

Tại Việt Nam  có câu: "Cây khô tưới nước vẫn khô. Số nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo" câu này không có trong Phật Giáo, tức là không cho phép mình an phận với hoàn cảnh nghiệp chủ đang chủ đạo chỉ dẫn mình, mình phải vượt lên, phải nỗ lực vượt lên.

 Sư khiêng thùng kinh sách mình ên, Sư ráng khiêng từ trong ra ngoài, từ trên xuống đất, Sư nghĩ đến câu chuyện rất đơn giản, Sư chia sẻ với mấy cô.

Khi nào có một cảnh khó, cảnh khổ đến, mà mấy cô muốn vượt qua nhớ tích truyện con thỏ mẹ tát cạn biển đông để cứu thỏ con, đến nỗi vua Trời Đế Thích phải xuống hỏi: 

- "Chuyện gì mà ngươi dùng cái đuôi tát cạn biển". 

Thỏ trả lời: "Ta muốn tát cạn biển này cứu con ta lên, vì con ta rớt xuống biển".

Đế Thích nói: "Ngươi làm chuyện khùng điên".

Nhưng mà lúc đó Ngài là Bồ Tát, Ngài muốn cứu con của Ngài với năng lực gọi là phi thường, Ngài muốn tát cạn biển để cứu con.

Thì mình nhớ tích đó, làm cái gì mà khó thì nghĩ tích chuyện Bồ Tát tát cạn biển đông, thì ta cũng muốn tát cạn nghiệp báo quá khứ của mình  

Trong khi tát cạn nghiệp quá khứ của mình tức là mình đang gieo trồng tạo tác nghiệp mới của mình một thiện trí. Nó đi đôi, khi nào sạch thì cái dơ hết, không khi nào nó hiện hữu 2 cái một lúc được, khi mình tắm sạch thì cái dơ của mình nó hết. Khi nào mình đạo quả rồi thì phiền não của mình hay nghiệp báo nó biến mất, chứ không tồn tại 2 cái một lúc.

Do đó mình phải đi, thì hướng đi của mình đi tới chứ không thục lùi, không nghĩ lại quá khứ, mình đi tới, mình đi hoài, và mình đi tới khi nào có kết quả thôi chứ không chậm trễ được. Đó là điều Sư muốn chia sẻ, trong hoàn cảnh nào cũng vậy. 

Thứ hai, cách tu các cô phải nhớ, tu nào mau, tu nào chậm, chỉ có tác ý thôi. Nếu đi pháp thuận thì lâu có khi dễ dui chễnh mãng và nó phóng dật, áp lực, hoảng hốt lo sợ, mình phải nỗ lực chạy thì thành tựu mau hơn.

Nên Sư thường hay đưa pháp nghịch hay Sư hành với pháp nghịch. Thí dụ như Sư nhận pháp nghịch nào của mấy cô hay là của mấy Phật tử gửi cho Sư thì Sư lo tu tập thôi. Sư nói bây giờ mình có pháp nghịch rồi mình lo tu, Sư nỗ lực lên.

Nên quí cô cố gắng tu, tại vì thời buổi này không ai cứu mình hết, đừng nói Trời Phật cứu mình mà mình phải cứu mình trước.

Thí dụ, mấy cô lọt xuống biển, mấy cô cầu người ta tới cứu thì mấy cô vẫn còn hiện hữu trong biển chớ ca nô người ta vừa tới mấy cô chìm thì người ta thò tay bắt đâu được, mấy cô phải với tay lên người ta mới kéo lên được. Mình phải biết cái đó, chứ còn không thì chìm lỉm mất.

Nên Sư chạy dữ lắm, Sư ngồi thiền, Sư làm việc, những gì Sư biết Sư chạy cho mấy cô, chứ bây giờ Sư không có hơi sức đâu mà Sư lo bên ngoài nổi.

Thiền sinh: Thưa Sư, có 4 điều Đức Phật không thể làm được là gì?.

HT trả lời: Có 3 điều Đức Phật không thể làm (tam bất năng) 

1. Không hữu duyên không tế độ, 

2. không xen vào nghiệp chúng sinh.

3. Không đếm số lượng chúng sinh.

Nhưng Sư bật mí cho quí cô thấy. Không có cái gì mà Đức Phật không làm được mà Ngài chặn các đệ tử của Ngài đừng có làm. Ngài nói: "Ta đây còn tam bất năng." Thì các đệ tử của Ngài mới dừng lại.

Còn khi mà họ không làm được thì họ nói Đức Phật còn làm không được huống chi mà ta làm được.

Trong Tạng Luật, Đức Phật nói người nào mà khoe pháp cao nhân là chưa đắc đạo quả mà nói mình đắc đạo quả, chưa đắc thiền mà xưng mình đắc thiền thì đó là phạm tội bất cộng trụ (Pārājika) thì coi như là không thành tựu, coi như đứt rồi. Nhưng, khi một vị đắc đạo quả, họ không thể nào nói rằng là họ đắc đạo quả được hay là họ đang chứng đắc đạo quả được. Cũng như đắc thiền, họ không thể nói rằng "tôi đã đắc thiền." Họ không được khoe. Nhưng Đức Phật Ngài nói ra hết, ai đắc đạo quả, họ ở đâu Ngài nói ra hết. Đức Phật Ngài dạy con rất kỹ, Ngài muốn con của Ngài phải hoàn hảo để không bị người ngoài trỉ trích, để chính người đó được an lành, chứ không phải Ngài muốn o bế trong cái thiên vị, vì thương, vì ghét, hay là vì sợ, nhưng Ngài muốn làm như vậy.

Tam bất năng. Không hữu duyên không tế độ, không xen vào nghiệp chúng sinh, và không đếm số lượng chúng sinh. Nhưng Ngài làm được hết 3 điều đó và Ngài đã làm. 

Và khi ý thức được điều đó thì mới ngồi nghiệm lại, cũng như 2 pháp lúc nãy Sư nói, khi biết được nghiệp chủ là đang tạo ra mình thì mình có trí tuệ mình biết nghiệp mới là mình làm để sửa nghiệp cũ, đó là Trí. Thì mình không xen vào nghiệp chúng sinh, đó là Đức Phật Ngài dạy, nhưng mình phải biết những nghiệp gì chúng sinh có, mình có thể chỉ dẫn người ta được, nhưng đừng rớt vô ác thuyết.

Thí dụ, người ta không muốn xả thí mà mình cứ kêu người ta xả thí là mình phạm vô ác thuyết của mình. Mình cũng phải biết khôn khéo thì mới được an toàn, sự tu tập của mình không có phạm mình và không phạm người. tức là mình không phạm lời dạy của Đức Phật, mình không phạm vào điều Đức Phật Ngài cấm chế và cũng không phạm người.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, một người khi đã qui y với một vị Sư hay một vị Thầy nào đó, rồi sau đó tìm một vị Thầy khác cao hơn và qui y với vị Thầy này. Nếu mà sau lại tìm được một vị Thầy cao hơn và lại qui y. Thì điều đó có là sai không?

HT trả lời: Không sai. Chuyện của Sư lúc còn nhỏ lúc 4, 5 tuổi, mẹ Sư dắt Sư vô qui y với HT Thích Hành Chủ, vị trụ trì chùa Xá Lợi, 1975 vừa vô là HT Thích Hành Chủ trao chức trụ trì lại và Ngài nhập thất luôn, Ngài không tiếp xúc với ai, tướng của Ngài phương phi, Ngài chỉ ở trong nội tự của Ngài dạy học trò rồi sau đó Ngài tịch luôn. Đời của Ngài chỉ viết ra một quyển sách "Quy Sơn Cảnh Sắc" nói về Giới Luật.

Hồi đó mẹ Sư đi chùa Xá Lợi tụng kinh mỗi ngày Chủ Nhật, nên mẹ Sư dắt Sư đến chùa qui y lúc Sư 4, 5 tuổi, đến năm 1966, 1967, Ngài Tịnh Sự về dạy Abhidhamma, lúc đó lớp học đầu tiên là mẹ Sư, cô Bảy Vĩnh Phúc và có thêm mấy bà vô học khoảng 50 người, họ là những người giàu có dư tiền dư bạc mới đi học, chứ ngoài ra không ai có tiền có thì giờ để mà đi học, Ba Sư có tiền nên Mẹ Sư mới đi học được. Cô Bảy thì có nhà bảo sanh cùng làm với một bà người Hồng Kông đặt tên là nhà bảo sanh Vĩnh Phúc. Sau này Ngài đặt tên cho hai người đệ tử là Vĩnh và Phúc. Thì mấy bà đi học chung nhau một nhóm mẹ Sư với cô Bảy Vĩnh Phúc, sau mẹ Sư bị làm băng em út Sư, Ba Sư nói thôi nghỉ không đi học vì sức khỏe không có vì vậy mẹ Sư nghỉ. Thì mẹ Sư lại dắt gia đình Sư đến qui y Ngài Tịnh Sự , còn cô Bảy học luôn cho tới năm 1975. Ngày 19 tháng 6, ngày quân lực máy bay biểu diễn bay qua chùa Xá Lợi phun khói thành Quốc Kỳ, lúc đó gia đình Sư lên qui y Ngài Nanada đặt tên Sư tên Chiếu, lúc đó Sư bụ bẫm mặt tròn do đặt tên moon là Chanda, Ngài đặt tên Sư, thì như vậy Sư cũng qui y lần thứ 3. Qui y xong rồi mẹ Sư vô hỏi Ngài Tịnh Sự: Con qui y với Ngài rồi bây giờ con qui y với Ngài Nanada, như vậy có tốt không?" Ngài nói: "Tốt, làm sao cũng được hết."

Ngài Hộ Pháp ở chùa Viên Không ngoài Bà Rịa là Sư Thanh, Nguyễn-văn-Thanh, Sư qua bên Ngài Tịnh Giác ở Thái Lan, Chùa Samphraya tại Bangkok 3 năm, 4 năm Ngài làm lễ xuất gia nữa, rồi 4 năm, 5 năm Ngài làm lễ xuất gia nữa. Ngài Tịnh Giác mới nói: "Ông làm giống khùng, sao làm lễ xuất gia hoài vậy? Ngài nói: "Cho chắc ăn, cái giới nó an toàn".

Ngài đâu có nghĩ gì đâu, còn mình đây cứ giữ 40 tuổi hạ, 50 tuổi hạ mà sức mẻ hết trơn, còn Ngài cứ bổ túc tân trang lại.

Như vậy mấy cô tha hồ qui y, điều đó mình phải hiểu. Nên mấy cô nhớ để ý, cứ mỗi lần mấy cô qui y Sư đều nhắc Sư chỉ là người đại diện cho Tăng cho quí Phật tử qui y, nhưng ở địa phương mình đang ở mà có chùa, có Tam Bảo, có Tăng có ni, có tứ chúng là nơi mình phải sinh hoạt, chứ không phải chùa tui thầy tui mình sinh hoạt còn không phải chùa tui thầy tui mình không sinh hoạt, đó là không đúng tinh thần trong Phật Pháp của Phật Giáo.

Khi mình ý thức được điều đó thì mình là một công dân quốc tế hay một người Phật tử quốc tế chứ không phải chỉ nội bộ hay địa phương mình thôi. Mình đi tới đâu mà thấy Tam Bảo thì mình vô. Chứ không phải tới chùa khác mình cứ đứng khoanh tay không sinh hoạt, chùa này không phải chùa tui, không phải thầy tui, mình làm như vậy người ta trách là trách ông thầy của mình chứ không chỉ trách mình thôi đâu, "mũi dại lái chịu đòn", người ta nói ông thầy đó dạy không kỹ hay ông thầy đó ích kỷ dạy học trò phục vụ cho cá nhân ông đó thôi.

Sư không có cái đó Ngài Tịnh Sự không có cái đó, Ngài Nananda không có cái đó, các quí Ngài không có cái đó, không có cái gì cục bộ riêng cho mình hết, mà tất cả đều là cộng đồng hết, thì mình mới có tư tưởng thoáng được.

Giáo pháp mà Sư chia sẻ hay ai chia sẻ mình đều hoan hỉ hết, vì giáo pháp của Phật, Sư biết Sư nói ra, bây giờ họ nghe họ biết họ muốn trùng tuyên lại họ giảng cho người khác Sư hoan hỉ hết. Do đó, mình mới thấy tinh thần mình thoáng, và việc làm của mình cao quí được, chứ còn không mình nhỏ bé lắm không cao thượng.

Nhiều khi cô Tịnh Nhẫn lục lọi ở đâu rồi nói cho Sư nghe, Sư nói quí lắm, tốt lắm, người ta nghe được câu gì người ta học được câu gì, người ta hành được câu gì mình đều hoan hỉ hết. Chứ Sư đâu thể giang hai tay cả vũ trụ rộng lớn được, Sư chỉ làm trong hạn chế của Sư. Nhưng cái cốt lõi của Sư là Sư phải hoàn thành hoàn tất Balamật của Sư trong mỗi phút giây, trong mỗi một ngày, trong mỗi hơi thở của Sư, Sư phải hoàn tất Balamật cho mau để thành Chánh Đẳng Chánh Giác cho lẹ để Sư còn ra độ cho chúng sinh nữa.

Sư biết con đường đi bậc Chánh Đẳng Giác của Ngài Hộ Tông, của Ngài Giới Nghiêm, của Ngài Tịnh Sự, của các Ngài nào nguyện Chánh Đẳng Giác mà Sư được biết và biết họ đang ở đâu nữa, họ ở trong góc độ nào Sư biết, giống như Sư có eye bird mắt của chim đứng trên cao Sư nhìn thấy, và Sư cũng biết các cô có đi hay không đi con đường Balamật của hiệp thế.

Sư muốn nhắc là trong phút giây nào, trong hơi thở nào, trong sự sống nào lúc mình còn đang trong kiếp sống này không nên dễ dui mà quên lãng đường tu tập, có muôn ngàn cám dỗ, có muôn ngàn sự dẫn dụ, nhưng mình vẫn đi Balamật.

Khi Ma Vương thua Đức Phật trở về cung trời Tha Hóa Tự Tại gạch 16 lần gạch thì trong đó có 10 lần gạch là 10 Balamật. Hồi đó Ngài Tịnh Sự Ngài dạy Sư là không hành Balamật là đệ tử của Ma Vương, còn hành Balamật là đệ tử của Phật. Không hành Balamật là đệ tử của Ma Vương, Ma Vương dụ cho xa hoa vật chất đầy đủ hết để đừng có hành Balamật, cái gì mình muốn Ma Vương cũng dẫn dụ hết.

Còn khi hành Balamật muôn ngàn cản trở muôn ngàn khó khăn, muôn ngàn pháp nghịch khó lắm.

Nhưng Ngài Tịnh Sự nhắc Sư câu không hành Balamật là đệ tử của Ma Vương. Hành Balamật mới là đệ tử của Phật.

Thì bây giờ mình cũng phải làm thôi, thì Sư nhắc hoài tại vì lâu lâu không nhắc mấy cô lại quên.

Ngài Tịnh Sự nhắc Sư một câu mà Sư nhớ tới giờ, Sư cũng trùng tuyên lại với mấy cô.

Trong cuộc sống mình đi Balamật, cũng tinh tấn mà không phải tinh tấn thiện mà là tinh tấn Balamật. Cũng nhẫn nại nhưng không phải nhẫn nại thiện mà là nhẫn nại Balamật. Cũng chân thật nhưng không phải chân thật thiện mà là chân thật Balamật. Mười pháp Balamật đó mình cứ đi tới đi lui trong 10 pháp đó đừng có rời ra ngoài thì an toàn.

Có 2 số mà quí cô phải cẩn thận:

- Một số là 500 tích truyện Jàtaka (Truyện Tiền Thân Đức Phật)

- Một số là 550 tích truyện Jàtaka (Truyện Tiền Thân Đức Phật)

Có một số kinh đề là 500 tích truyện Jàtaka, nhưng có một số kinh đề 550 tích truyện Jàtaka thì phải coi số 500 và 550 cái nào đúng. Sư đối chiếu với The Pali Text Society ghi 550 rồi coi qua của Thái thì có số 500 có số đề 550, lần chót Sư thỉnh mua của Thiền Viện Mahathat thì có 550 tích truyện. Thì mấy cô phải nhớ phải là 550 tích truyện là đúng.

Thì Sư đọc 550 tích truyện Đức Phật Ngài hành Balamật, chứ không phải hành thiện, và Ngài hành trong khoản thời gian 4 A tăng kỳ  (asaṅkheyya) còn 16 A Tăng Kỳ trước Ngài không kể nổi ở trình độ trí tuệ Đức Phật, Ngài chỉ kể trong 89 vị Phật đời quá khứ thôi.

giống như Sư có thể kể được là Sư tu Balamật từ trong tâm nói ra lời từ giai đoạn nào Sư có thể tìm ra được, còn ngoài ra Sư không có đi quá hơn, thì những cái mình tu, Sư báo cho mấy cô biết là mình thành hay không thành, mỗi một câu truyện nào mấy cô phải kết thúc một cách hoàn chỉnh thì mới được Balamật.

Thí dụ, tâm từ,  làm từ ái Balamật, đem thức ăn đến cho mấy bà lão trong viện dưỡng lão, quí Phật tử có nói trong tâm. Nhưng bữa đó bị đau bụng nhức đầu, con cái bị bịnh, bị chuyện gia đình chi phối, nhưng vẫn làm xong công việc đem thức ăn đến cho mấy bà lão, thì mới gọi là công việc từ ái Balamật hoàn chỉnh. Còn nếu vì bị chi phối gia đình làm gián đoạn hay bịnh mà không làm được thì coi như công việc không hoàn chỉnh.

Bị pháp nghịch tới mình phải vượt qua. Không ai kêu gọi nó tới, nhưng nó tới mình không thể bỏ cuộc với cái nghiệp của mình.

Mấy cô đọc lại bài  Adhiṭṭhānapāramī Chú Nguyện Balamật mình phải chân thật chú nguyện, chỗ đó mới thành tựu được. Những cái đó là những bổ túc không thể nào dễ dui mà bỏ qua được, thì cái đó nó đến nhiều trường hợp lắm. Mình phải cố gắng không có ngừng.

Bốn pháp Balamật mình phải trường kỳ thực hành, chứ không có trạng thái gián đoạn. Thứ hai nữa là phải tôn kính làm với một sự trân trọng, làm một pháp Balamật với sự trân quí việc làm, không làm thờ ơ hay hạ liệt.

Do đó, khi mình muốn làm một cái gì độ chúng sinh hay một gì làm một cách trân quí. Trân quí đây không phải là trân quí người mà là trân quí Balamật mà mình hành động với pháp cao thượng này. Chứ không phải trân quí người đó hay là o bế người đó, mà là trân quí Pháp Balamật mình đang làm, mình chỉ mượn người để mình hành Balamật hoàn hảo thành tựu được, không được dễ dui, không được bỏ qua.

Đó là con đường của đệ tử Phật đi.

Trang 104 

THE GREAT CHRONICLE OF BUDDHAS

Biên Niên Sử Của Chư Phật

VOLUME ONE - PART 1

TẬP MỘT - PHẦN 1


Trong cả bốn Pháp nầy, 

- (1) Tu Tập Viên Mãn Toàn Thiện là sự phát triển viên mãn một cách tròn đủ hết cả những Pháp Toàn Thiện, 

- (2) Tu Tập Vô Gián Đoạn là sự phát triển của những Pháp Toàn Thiện trong suốt thời gian tối thiểu của bốn A Tăng Kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, hoặc thời gian trung bình của tám 4 Tăng Kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, hoặc thời gian tối đa của mười sáu A Tăng Kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, không có sự gián đoạn dầu chỉ là một kiếp sống, 

- (3) Tu Tập Trường Kỳ là sự phát triển của những Pháp Toàn Thiện trong một thời gian lâu dài, mà không thể với một thời gian ngắn hơn so với thời gian tối thiểu của bốn A Tăng Kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, và 

- (4) Tu Tập Tôn Kính là sự phát triển những Pháp Toàn Thiện với sự nghiêm túc và sự cẩn trọng (*).

-----------------------

Trong cả 4 pháp này, tu tập viên mãn, tu tập vô gián đoạn, tu tập trường kỳ, tu tập tôn kính. Là 4 pháp Balamật phải làm. Khi hành một pháp Balamật thì 4 pháp này cùng phải thực hiện, lúc nào mình cũng phải làm cho nó hoàn thành như vậy mới được. Mình làm cái gì phải viên mãn, làm gì cũng phải vô gián đoạn, phải làm cho xong. Không được làm bữa nay rồi mai nghỉ, rồi làm, rồi nghỉ. 

Tu tập Balamật là còn hơi thở là còn làm, còn sống là còn làm, giữa hai thiện và toàn thiện, mình làm cái nào cũng là toàn thiện hết thì phước nhiều hơn là thiện, và toàn thiện bao trùm thiện, không bao giờ gián đoạn.

Tu tập trường kỳ, tu tập liên tục, là mình phải bền bỉ với nó, và tu tập với sự tôn kính chứ không phải trạng thái làm lấy lệ hời hợt với trạng thái lạnh lùng lãnh đạm. Tôn kính Pháp chứ không phải tôn kính người mình hành Balamật cho thành tựu.

Thiền sinh: Thưa Sư, mình nói nhiều về Niệm, nhưng mình phải hiểu như thế nào cho chính xác và đứng đắn. Chi đầu tiên của Thất Giác Chi, là Niệm Giác Chi mình phải hiểu và hành như thế nào cho đúng?

HT trả lời: Con người ta có cái khổ. Sư có coi một clip thấy tội nghiệp một ông sinh ra không biết làm sao, do nghiệp quá khứ của ông, Kammassakatā của ông không có tứ chi, ông chỉ có đầu và mình thôi, ông cũng sống và lớn lên rồi ông cũng trải qua cuộc đời. Bây giờ khoa học muốn làm tứ chi cho ông thì phải cấy xương rồi đắp thịt để tạo ra tứ chi cho ông, thì không làm nổi. 

Sư coi cái đó mình phải ghi nhớ lời của Ngài Jotika nói: "Cho ta sinh ra không phải như vậy như vậy. v.v..."

Hay trong Biên Niên Sử Đức Phật Ngài nói: "Ta không sinh ra là người điếc, ta không sinh ra là người câm, ta không sinh ra là mù.v.v..." Ngài có những lời nguyện. Quí cô phải coi những cái đó, phải học.

 Khi con người không có tứ chi họ không có nương tựa được. Nhưng bây giờ nói tới người có một tay cũng khó khăn để hoạt động trong cuộc sống của họ. Thí dụ có một cánh tay, có 2 tay mình có thể làm việc dễ dàng lắm, mình quen rồi, bây giờ có việc gì xảy ra mất một cánh tay thì khổ lắm.

Vậy thì khi Niệm mà trở thành Niệm Lực muốn hoàn hảo phải đi một đôi, chứ không bao giở đi một mình mà nó có một con đường tỉnh giác. Hai pháp gọi là Đại Hộ Maha Pāla. Pāla là hộ trì hay là bảo hộ mình.

Thì không thể nào đi Niệm mà không có Sambojjhanga (Tỉnh Giác) được, không thể nào Niệm Giác Chi, nhưng trong Niệm Giác Chi có từ hiểu ngầm là có Tỉnh Giác ở trong Niệm Giác Chi này. 

Niệm Giác Chi là Tỉnh Giác trong Niệm. 

Niệm Giác Chi ---> Sati-Sambojjhanga = Sati là Niệm + Sambojjhanga là Giác Chi ==> Niệm Giác Chi.

 Không thể nào nói Niệm Lực không.

Khi Niệm mà không Tỉnh Giác thì không thành tựu. Giống như có một cánh tay thôi hay có một chân thôi. Niệm đó không thành tựu và không có kết quả được.

Như vậy, khi mình Niệm mà Tỉnh Giác mình có 2 cái phải nhớ, Niệm và Tỉnh Giác mình phải có.

Như Sư thường hay nói, ở trong nhà có Niệm nhiều hơn Tỉnh Giác, nhưng đi ra đường lái xe thì Tỉnh Giác nhiều hơn là Niệm. 

Chứ ra đường lái xe mà cứ Niệm là "đụng à, đụng à", Niệm "chết à, chết à", điều đó thực sự sai lầm.

Như vậy ra đường thì Tỉnh Giác nhiều hơn Niệm. Nhưng trong nhà mình Niệm nhiều hơn Tỉnh Giác, tại vì không có những sự cố bất thường xảy ra trong tình huống mình đang ở trong môi trường đó, chỗ mình đang ở. Thì lúc đó mình phải hiểu.

Cũng như là khi yếu mệt không đủ sức thì đi Minh Sát Tuệ, khi nào khỏe thì đi Balamật. Mình yếu mà đi Balamật thi dễ bị đứt.

Nên khi nào có Tỉnh Giác thì Niệm mình hoàn hảo được. 

Trạch Pháp thì phải có Tỉnh Giác với Trạch Pháp.  Trạch Pháp Giác Chi (dhammavicaya-sambojjhanga)

Khinh An cũng phải có Tỉnh Giác trong Khinh An. Khinh An Giác Chi (passaddhi-sambojjhanga). 

Không có thể nào đơn giản, không thể nào nói suông được. Mình không biết Tỉnh Giác để trạch pháp, không có Tỉnh Giác để Khinh An, thì chỉ là hình thức thôi, chỉ là vỏ bên ngoài thôi.

Có bảy Yếu Tố của Thất Giác Chi là:

1. Niệm Giác Chi (sati-sambojjhanga),

2. Trạch Pháp Giác Chi (dhammavicaya-sambojjhanga)

3. Tinh Tấn Giác Chi (vìriya-sambojjhanga),

4. Phỉ Giác Chi (piti-sambojjhanga),

5. Khinh An Giác Chi (passaddhi-sambojjhanga),

6. Ðịnh Giác Chi (samàdhi-sambojjhanga)

7. Xả Giác Chi (upekkhà-sambojjhanga)

Sư có thỉnh được một quyển sách, Sư đọc hoan hỉ lắm, 37 Đẳng Giác Phần Bodhipakkhiya, để mà hành để thấy được Tứ Đế. Con đường mình đi 37 Phẩm Trợ Đạo để thấy được Tứ Đế của Tập Diệt Đạo. Đức Phật Ngài dạy Ngài Ananda trước khi Ngài viên tịch Niết bàn, Ngài Ananda hỏi Đức Phật: "Bạch Đức Thế Tôn ra đi chúng con lấy gì nương?"

Đức Phật nói lấy 37 Phẩm Trợ Đạo.Lấy Giáo Pháp Như Lai làm nương tựa 

Thì Sư có bộ đó.

Thế thì gọi là 2 Pháp Đại Hộ Maha Pāla, là pháp bảo hộ mình lớn lắm mà nó quan trọng lắm, sống trong đời này nó có 2 pháp thôi, một là phóng dật, hai là không phóng dật.

Nếu phóng dật là thiếu Niệm thiếu Tỉnh Giác mình mới phóng dật, còn nếu mà có Niệm và Tỉnh Giác mình không có phóng dật. Đó là 2 pháp cần ghi nhớ, mình làm cái bảng đồ Phóng Dật và Không Phóng Dật. 

- Không Phóng Dật thì có Niệm và Tỉnh Giác.

 - Phóng Dật thì thiếu Niệm và thiếu Tỉnh Giác.

Hai cái đó mình phải nhớ để làm kim chỉ nam trên đường tu của mình. Chứ mình Niệm suông không được. Khi Niệm, chẳng hạn Niệm hơi thở vô. Sư đang sửa chương III, cái này chỉ là pháp chế định thôi, chứ không phải là pháp siêu lý.

 Ngài Jotika nói thí dụ. Cây nương nhờ nền đất mà nó sinh ra, nhờ nền đất nó phát triển. Tâm và tâm sở phải nương nhờ sắc vật, nhờ nương vào đó nó mới có sinh ra và nó phát triển lên. Ngài nói, ta dùng tử ngữ "Cây nương vào nền đất hay là tiếng chuông nương vào cái chuông nó mới có âm thanh chuông này". 

Đó là danh từ chế định thôi. Đừng có lấy cái đó làm chính. Phải nói phần siêu lý chứ đừng lấy phần chế định đó. Ngài nhắc cái đó.

Thế thì khi mình sống trong đời này, cũng như mình đang trong pháp tu của mình, mình nói cái này ta Niệm ta biết cái này là chế định, nhưng mà ta Tỉnh Giác cái này là chế định chứ không phải là siêu lý, đừng theo nó mà bám dính nó mình ra không được là mình kẹt trong đó, thì Tỉnh Giác nó nhắc cái Niệm này để đừng có vô chế định mà phải Niệm cái chế định làm phương tiện thôi để mình đạt được cứu cánh là siêu lý, cái Tỉnh Giác mới là ngõ cửa cho mình thức tỉnh, còn Niệm nhiều khi mình còn bị mê, Niệm đó Niệm mê là Niệm suông thôi, chứ không Niệm thức tỉnh thì không có kết quả. 

Những đó là Tỉnh Giác là nhắc mình, mình đi mình Niệm. Thí dụ như ở ngoài đời người ta nói: "Người đó có tánh linh." Tức là người đó có giác quan thứ 6 nhắc cho họ cái này không phải, cái này phải thức tỉnh. v.v.. cái đó là Tỉnh Giác, đang làm có Tỉnh Giác nhắc để cho không đi lạc hướng không đi sai lầm. Tánh linh là Tỉnh Giác.

Muốn thành tựu Niệm mà có lực, thành tựu Niệm Lực phải có Tỉnh Giác. Niệm và Tỉnh Giác là tay phải tay trái của mình, nó hổ trợ nhau.

Trong pháp hành cũng vậy, trong đời sống hàng ngày cũng vậy, mình Niệm cái gì, mình bắt được pháp gì, một cảnh gì, một ý nghĩ gì mà mình có Niệm thì mình Tỉnh Giác chứ không có biết suông, nếu không sẽ rớt vô thói quen.

Cho nên tập khí làm cho mình muội lượt trí, sau này khi mình trở về già cái trí của mình nó lụn bại lu mờ không phát triển được là tại những lúc mình không có Tỉnh Giác trong những sử lý trong tình huống nó xảy ra. Mình phải coi chừng mấy trường hợp đó, mình phải ráng tu. 

Nên kỳ này trong cuổn sách tập I Sư sửa lại. Hồi trước Sư dịch cuổn sách đó từ thời Ngài Tịnh Sự giờ Sư coi lại cuốn sách hồi sau này Phật tử bên Cali thỉnh cho Sư của Sư Giác Minh gửi qua cho Sư coi lại, Sư sửa quyển sau này quyển I, cũng như mấy bữa nay Sư đi sâu vô pháp hành nên các quí cô có phước nên coi lại. Thì cái đó có nhiều chi tiết Sư đưa ra trong quyển I.

 Ở bên VN nói với Sư cho phép con đọc sách Sư, Sư nói không, cái đọc thì có cái hay. Như bên Cali có một cái nhóm đọc, họ đọc hay lắm, cách phát âm của họ hay nhưng sau này mình không có nhớ, mình sống nhờ cái đọc của họ. Mình phải tự đọc, mình phải coi, mình phải highlight, ghi note, ghi chú mình mới nhớ được. Chứ mình nghe người ta đọc mình không nhớ. Như bà nội Sư hồi xưa mướn người ta đọc bà không nhớ gì hết. Mấy cô phải đọc phải highlight. Như Sư tại sao Sư biết là tại vì Sư có dịch, rồi Sư có đọc, rồi khi mấy cô hỏi, Sư nhớ và Sư có nói rồi Sư chỉ được chỗ đó, đó là những trải nghiệm của Sư, Sư muốn chia sẻ với quí cô, chứ mấy cô đừng có nhờ người đọc mà mình phải tự mình đọc, đường tu của mình phải cố gắng, không thể nhờ người khác tu cho mình, giống như mình ăn no, mình đâu thể nhờ người khác ăn cho mình no.

Thiền sinh hỏi: Lậu hoặc khác với bộc lưu như thế nào?

HT trả lời: Bộc Lưu nó bên ngoài, lậu hoặc là chìm đắm bên trong. Bộc lưu như giòng xoáy nó xoáy mình chao đảo trong giòng xoáy đó, tới khi hết giòng xoáy rồi thì kết quả là chìm xuống lậu hoặc chìm dưới đáy luôn Āsāva. Nên bộc lưu, bộc phược hay ách phược là những cái đang vận xoay mình chưa tới Āsāva đâu, ở bên ngoài nó chưa vô sâu tới Āsāva.

Có những diễn biến giống như trên vùng biển cái cây trôi theo dòng nước biển rồi nó xoáy nó kéo xuống rồi nó nhận chìm luôn. Thì nó qua mấy giai đoạn đó. 

Thí dụ, mình lọt xuống suối hay rớt xuống giòng nước nó nhận chìm luôn, nó cuốn trôi mình đi thì nó ách phược, bộc phược, nó kéo mình đi vô vòng xoáy của nó, chưa chìm mà nó cũng làm mình tơi tả, mình mất luôn sự sống, rồi cuối cùng mình chìm xuống tới Āsāva luôn, Āsāva là cuối cùng của mãnh lực đó.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, Đức Phật nói: "không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu." Ý nghĩa như thế nào?

HT trả lời: Đức Phật Ngài không đi theo pháp thế gian, Ngài không đứng lại, không bước tới, Ngài không đi theo pháp thế gian. Với pháp thế gian nó thúc mình đi tới mà nó cũng kéo mình lui lại. 

Đức Phật có Tam Nghiệp Lực Trí trong Thập Lực Nghiệp của Ngài về tâm trong Dasabalañāṇa Thập Lực Trí của Ngài có một trí tuệ của Ngài là Tri Đắc Tam Thế Nghiệp là nghiệp quá khứ, nghiệp hiện tại, nghiệp vị lai.

 Như vậy thì khi Ngài sống trong đời này Ngài biết được những nghiệp lực của hiệp thế sẽ kéo lôi mình và giựt lui mình lại. Như thế thì mình nghĩ tới tương lai, mình nghĩ lại quá khứ, 2 cái đó ta không bước tới, ta không lui, Ngài sống trong Chánh Niệm Tỉnh Giác ngay trong hiện tại này, lúc nào cũng sống trong Chánh Pháp.

Pháp hiệp thế có 3 thời, trong mỗi một thời mình phải nhớ là nó Pavatti Kāla Chuyển Khởi, chứ nó không cố định thì mới là Siêu Lý, chứ còn không mình là chế định. Thời gian Chế Định Kāla paññatti,  Siêu Lý là Pavatti Kāla trong Tam Thời. Còn thời gian chế định chỉ có 3 cái cố định đó thôi, quá khứ là quá khứ, hiện tại là hiện tại, vị lai là vị lai. Nhưng nó không tính Pavatti Kāla thời gian Chuyển Khởi của nó.

Khi mình đọc mà biết là Chế Định mình thoát ra liền để trở lại Siêu Lý chứ không mình ở trong cố định của Chế Định là mình không có Tỉnh Giác, mình phải nhớ những cái đó. 

Nhưng khi mình ra thuyết pháp hay mình nói pháp hay khi nói đạo cho người thì mình nói 3 thời chứ mình không nói thời Chuyển Khởi được. Nhưng trong chỗ đó mình chuyển mạch trong kết nối để cho họ đi theo cái chuyển đổi của sự việc nói pháp của mình. 

Như khi Sư nói Pháp Sư không cố định, mà Sư chuyển mạch, Sư chuyển cho quí Phật tử đi theo sự việc diễn biến của Pháp, chứ không cố định, đứng cứng tại đó. 

Mỗi một Pháp là mình phải cấp trí lắm, trí tuệ phải sắc bén, mình nhìn thấy phản ứng liền, xử lý liền trong Tỉnh Giác của trí tuệ.

Ở trong quyển I Sư có nói là "Cấp trí huệ mẫn tiệp" tức là trí tuệ này mau lẹ phản ứng nhanh, cái trí tuệ này phải mau lẹ xử lý, không có được chậm lụt.

Những cái này nhiều khi Sư cũng có một cái ưu tư là sự thật, như cô Phương bạn bè nói cô: ủh, còn đi học hả? Cô nói: học hoài hà! Tuần nào cũng đi học? "Học hoài, chưa hết đâu"

Thì Sư cũng có nghe được cái đó, mà Sư cũng biết là mấy cô biết là tới thời gian này mấy cô có bao giờ thấy được cuối con đương hầm hết chơn, tại vì mấy cô đến học mỗi tuần đâu có bao giờ Sư nói là ngày mai hết đâu, mà cái đó chỉ là cái lá trong tay của Đức Phật thôi, đó là những gì Sư đưa ra cho quí Phật tử học. Chứ còn cái biết của Đức Phật thì như lá trong rừng. Mà quí cô thì tỉ lệ nghịch vỉ tuổi già của quí cô lên càng ngày càng nhiều.

Sư ra được quyển sách này tức là Sư đã dịch hết quyển sách này tức là Sư đã gom lại  3 quyển vô một trong từng chữ từng câu từng lời. Ra được quyển sách này tức là Sư đã đọc, Sư dịch rồi cho in ra.

Bị nhiều chi phối lắm, ngủ cũng không ngủ đủ, như Sư ngủ không có đủ. Hồi xưa khi Sư nhận lời đi dạy, Sư viết giáo án kinh Pháp Cú đầu tiên cho trường Phật học cho Tăng Ni học, thì cứ 2 giờ ngủ 2 giờ thức, Sư viết trong 2 tuần lễ xong 26 phẩm 423 câu kinh Pháp Cú, viết xong Sư đem đi nộp rồi đánh máy rồi in ra. Thì cứ 2 giờ ngủ 2 giờ thức, thì mấy cô mới biết là nếu ngồi luôn 4 tiếng thì bị nhức đầu, Sư không có làm vô minh như vậy, Sư làm 2 tiếng tập trung vô, Sư soạn hết sách vô xong 2 tiếng Sư nghỉ, sau 2 giờ nghỉ Sư ngồi lên viết bài tiếp tới một điển tích khác, thì kinh sách bây giờ Sư cũng làm như vậy, tới giai đoạn nào Sư đang viết mà đúng buổi sáng mà giờ thọ trai của Sư, tới giờ để bát của Sư thì Sư gọi qua cô Tịnh Nhẫn là đừng để bát vì việc của Sư phải đi suốt thì mới được, còn không bung cái đầu liền.

Còn vấn đề ngôn ngữ nữa, thí dụ, người Thái nói như vậy, người Việt mình nói khác, do đó mình phải xử lý sao cho hợp. 

Do đó, Sư phải 2 giờ ngủ, 2 giờ thức, Sư phải làm việc trong thời khóa biểu như vậy mỗi ngày.

Mấy cô không có cơ hội. Ngay như cô Phương, cô Tịnh Nhân, cô Bảy nè, được ở nhà rồi mà đâu có làm được, đó là Nghiệp Lực Chủ Kammassakatā 

 Mình phải biết vậy đó, Sư chia sẻ hết những kinh nghiệm Sư làm ra, chứ mấy cô không làm nổi đâu, học cũng không xong, như bây giờ Sư ngồi Sư viết ra hết Abhidamma được hết đó, viết cho quí Phật tử học hết 7 bộ.

Quyển Biên Niên Sử Sư sẽ làm lại. Cũng như phần mình đang học Paṭṭhāṇa Sư muốn nói là Sư mượn hay là Sư dùng Paṭṭhāṇa để Sư đi vô trong phần Manual Of The Dhamma - Vipassana Dipani của ngài Ledi Sayadaw, tại vì tới giai đoạn mà Ngài Ledi Sayadaw nói toàn Duyên mà qua được phần Duyên xong thì mới đi vô cửa Đạo Quả, quyển đó là Sư đang đi, thì con đường Sư đang đi phải mượn qua cửa Paṭṭhāṇa này, mà Sư không đi vô phần bất thiện, chỉ đi phần thiện thôi, tại vì phần thiện là để mấy cô tu, Sư làm cái khuôn của Vipassana Dipani qua Paṭṭhāṇa thông qua con đường Đạo Quả của mình. Thì lúc bấy giờ Sư lại ra cuốn sách đó là Manual Of The Dhamma,Manual Of Buddhism của Ngài Ledi Sayadaw, thì đi theo từng bộ. Sư làm có tác ý, giống như Sư sắp xếp kinh sách cho các quí Phật tử đọc những đường đi của mình, sách mà mình ra đây không phải là vô ích và không phải là không có liên đới và nó có sự móc xích nhau từng khúc

Nên khi tới đâu Sư nói mở cuốn sách này, thì nó có sự liên kết nối nhau, nó là vô gián đoạn thì mấy cô mới có sự tu tập trường kỳ được. Những quyển sách này có ra là do sự tác ý của Sư sắp đặt. Thì  Paṭṭhāṇa này mình đang học đây thì mình sẽ tiếp tục đi cho tới khi nào qua cửa ngõ Đạo Quả rồi thì mình chuyển sang Vipassana Dipani tại quí cô không có đủ thì giờ không đủ điều kiện để học hết Paṭṭhāṇa.

Các cô phải hiểu là Sư làm cái gì đều có kế hoạch, quí cô đừng có quên là Sư đang có sự hướng dẫn quí cô.

Những quyển này hay lắm, có những hình phạt làm mình sinh ra khổ thọ, Sư cũng ghi ra đây, có nhiều cái có ý nghĩa hay lắm

Mình đang học về Paṭṭhāṇa Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, tới câu 2 là Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Vô Ký thì đọc quyển Chú Giải - Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, Tập III: Chương VI - VII - VIII 

Trang 68 - 69 nói về Sắc Tâm, có 7 thể loại sắc tâm, theo sự phân loại Sắc Tâm, thí dụ Sắc Tâm quan hệ vui cười, Sắc Tâm làm chuyển đổi oai, Sắc Tâm làm việc nói năng, Sắc Tâm quan hệ với Tứ Đại Oai Nghi Kiên Trụ. 

Sư sẽ hướng dẫn 

Chúng ta đã học phần Kiến, tới phần Kiến Giải, rồi tới phần Giải Thoát. Thì những bước đi đó nằm trong Paṭṭhāṇa về Duyên, nhưng nó nằm trong Vipassana Dipani về Pháp Hành, không phải Sư đưa ra một cách ngẫu nhiên hay là không có sự kết nối liên kết nhau. 

Thí dụ như pháp tu tháng vừa qua mấy cô về lọc lại, kỳ này Sư hướng dẫn quí cô đi Pháp Diệt. Thế thì khi Sư đi như thế đó sau khi Sư hướng dẫn mấy cô đi Pháp Diệt, không đi Pháp Sinh nữa. Tại vì mình niệm cái sinh thì mình có nhiều tư tưởng để mình nghĩ ra, nhiều tư tưởng xen vô trong Niệm. Còn Pháp Diệt nó mất là mình thức tỉnh, không kịp xen tư tưởng mình vô vì nó biến mất nó diệt rồi.

Cái chết nó đến mình phải Niệm, những cái đó là Sư đang có một phương thức hay là một kế hoạch đưa cho mấy cô trong sắc pháp để tu. 

Đức Phật hồi Ngài còn là Bồ Tát, 7 anh em rủ nhau vào rừng xây dựng 1 căn nhà ở chung để tu, khi lên căn nhà đó phải lên cầu thang, khi mà lên xong suôi, người anh rồi chặt đứt cầu thang, mấy người kia hỏi thì người anh nói: "Ta không tu thì chết ngay tại đây."  vì hết đường đi xuống để đi xuống kiếm vật thực, không có chuyện ỷ lại chờ nữa, giờ chỉ lo tu. Thì 1 tuần lễ thì sắc vật thực nuôi có 7 ngày, thì trong tuần lễ đầu chỉ 3 hoặc 4 ngày Ngài đắc đạo quả Ngài đi. Thì khi Ngài đi rồi, còn 6 người còn lại thấy Ngài đi rồi thì bắt đầu tu, chứ họ không ỉ lại. Đó là một tích truyện trong kiếp quá khứ Ngài dạy mấy anh em của Ngài.

Thì khi cái chết đến, mình thấy chết nhiều lắm, hay thế gian này có nhiều hoại diệt, mình không có thì giờ để tư tưởng suy nghĩ. Do đó, Sư phải làm cho quí cô có những kế hoạch. Tại vì mình nhìn trước mình thấy rồi, giống như lửa đốt cháy. Sư nói với quí Phật tử, thấy người ta hái những trái bắp đàng trước rồi thì tới phiên trái bắp của mình chứ người ta không bỏ, bắp nhỏ người ta nấu súp, bắp lớn người ta say ra ăn, còn cùi bắp thì người ta say ra làm cám cho gà ăn.

Mà tất cả đều là vô thường không thể nào mình quên được, do đó phải chạy, còn mình thì giờ đâu mà đứng nói, mà họ đứng nói về mình là họ đứng lại, trong thời gian mà họ nói mình họ công kích mình, họ trỉ trích mình là họ đang đứng "le chien aboie, la caravane passe - chó sủa mặc chó, đường mình cứ đi." Họ nói cứ nói, họ trỉ trích để họ trỉ trích, còn mình lo tu tập.

Quí cô ngồi nghiệm lại, từng tác ý Sư đều ngồi nghiệm lại, nhưng mấy cô chỉ có Niệm thôi mà thiếu Tỉnh Giác, mấy cô nghe với Niệm của mấy cô thôi mà thiếu Tỉnh Giác để thanh lọc nó ra để nghiệm ra được Pháp. Mấy cô cứ Niệm, nghe và ghi nhớ thôi, nhưng không có Tỉnh Giác để lọc ra cái ý nghĩa là gì là rớt liền, và không bao giờ có kết quả.

 Hồi đó Ngài Tịnh Sự nói với Sư: "Tôi chỉ nói một lần thôi, tôi không nói 2 lần." Mình chết xuống liền, ai cấm mình quên đâu, do đó mình ngủ mình quên một cái, mà Ngài nói một lần thôi ai ghi lại cho mình để mình nhớ lại, mà Sư ở có một mình không có anh em, không có huynh đệ tu chung, bây giờ mấy cô có huynh đệ có người bạn với nhau hỏi thì có người nhắc lại cho mấy cô nhớ. Còn Sư không có huynh đệ thì hỏi ai, mà hỏi Sư ông thì Ngài không có trả lời. Ngài nói tôi nói một lần ông ráng nhớ. Do đó, Sư phải tập trung, ráng nhớ. Như vậy Sư cũng phải hiểu được 2 chiều là chiều Hiệp Thế, chiều Siêu Thế, chiều Chế Định, chiều Siêu Lý, chiều thế gian, chiều Phật Pháp, phải hiểu 2 chiều như vậy. Mới lọc ra được, sự tu là như vậy, trong trường hợp nào, trong hoàn cảnh nào, trong sức sống nào, trong môi trường nào, mình cũng phải nghiệm ra được thì mới thoát ra được. Các cô phải đặt mình trong cảnh nghịch và mình cũng đặt người ta trong cảnh nghịch.

 Khi Sư đặt mấy cô trong cảnh nghịch mà khó cho mấy cô, mấy cô phản ứng, đó là bản năng, mấy cô phản ứng lại liền, thì lúc đó Sư lo tu còn họ phản ứng là họ đứng trong đó. Hay là mình thấy họ ở trong khuyết điểm này thì mình mới chỉ họ được.

 Khi Sư viết câu: Vô nhân kích xúc đạo quả nan thành" Không có người công kích mình đạo quả khó thành, có người công kích trỉ trích mình phải chi ơn, mình phải cám ơn họ. Thời gian họ đứng họ bỏ công sức họ ra để chửi mắng mình, thời gian đó là họ không lo tu còn mình đang chạy. 

Cách thứ 2 mấy cô nhớ, hôm qua hôm kia Sư nghe câu rất hay hôm nay Sư nhắc mấy cô: "Khi bạn ngủ là bạn chết." Như các cô thấy đó, khi các cô ngủ các cô có biết gì đâu, khi thức dậy mới biết, khi đang ngủ mình không biết, như vậy là chết trong thời gian đó. Vậy thì trong câu Đức Phật Ngài dùng chữ chết, phóng dật là chết, không phóng dật là sống, con đường phóng dật là con đường chết, con đường không phóng dật là con đường sống, trong phẩm Không Phóng Dật của kinh Pháp Cú kệ ngôn 21.

Thì khi họ phóng dật khi họ công kích mình thì họ đang làm 3 điều: 1 họ phóng dật, họ không tu, 2 là họ đang tạo ngữ nghiệp, 3 là họ đang tạo nghiệp chủ của họ.

Còn mình đây 3 điều đó mình không làm thì mình đang bước 3 bước đi. Nên mình phải có lòng thương cho mình và thương cho chúng sinh họ đang trôi lăn trong khổ đau.

Thế thì tại sao họ không có kiến giải vả họ không giải thoát được, họ không có diṭṭhi kiến, họ không có Dassanena - Kiến Giải, không có Vimutti - giải thoát, họ ở trong trạng thái của thế gian.

 Cái quan trọng Sư đang đi hướng dẫn cho quí cô.

diṭṭhi

Dassanena này có Pahàtabba phải có phóng khí 

Dassati

Vimutti có 3:

- Kāla  Vimutti là thời gian, ta gọi là ngoại thời, (còn ở hiệp thế)

- Vithī  Vimutti là ngoại lộ (còn ở hiệp thế)

- Magga Vimutti là đạo giải thoát

 vimutti lúc đó là mình giải thoát 

Có một câu chuyện. Có ông thầy dạy vo học trò, ông dạy toàn những chiêu độc đáo, những chiêu hay. Thi có một người bạn của ông thầy nói: 

- "Nếu như bạn dạy hết tất cả tuyệt chiêu, khi học trò phản bội lại thì bạn làm sao đỡ nổi. Ông nên dấu một chiêu, như trong võ lâm 10 chiêu thì dạy 9 chiêu thôi, còn một chiêu giữ lại phòng thân, khi nó phản nó đánh lại mình  thì chiêu thứ 10 mình đem ra đỡ.

Ông thầy trả lời: "Tôi không làm điều đó, làm điều đó là sai."

Sai là sao? Mấy cô phải nhớ, mình nghĩ người đó sẽ phản bội nên mình dấu một chiêu, có nhân có quả, kiếp sau sẽ bị ông thầy nghi là mình sẽ phản bội nên dấu một chiêu, tại vì mình gieo nhân nào mình gặt lại quả nấy. Ông thầy trả lời ông bạn là "Tôi không làm như vậy mà tôi dạy hết."

Ông bạn nói: Ông thiệt dại. "Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt, Tri nhân tri diện bất tri tâm." Mình không biết được nó, mà ông thiệt lòng ông đưa hết cho nó, ông là người Nam bộ rồi đó, móc hết ruột đưa cho nó.

Thì trong tình huống đó mấy cô làm sao? 

"Sư tầm đệ tử nan, đệ tử tầm Sư dị." Học trò đi tìm thầy dễ lắm, ông thầy nào mình cũng đi tìm được hết, giỏi dở hay khó dễ mình biết hết, còn ông thầy không biết học trò nên cứ đưa hết ra, quất một cái ông thầy chán ván mặt mày. Thì các cô phải làm sao?

Cái này là  Dassanena Pahàtabba - Kiến Giải Phóng Khí thì mới Vimutti - giải thoát, không qua được Dassanena Pahàtabba - Kiến Giải Phóng Khí thì không tới được Vimutti - giải thoát.

Bây giờ mình dạy học trò rồi học trò phản, cái này nằm ngoại thời, nó không nằm trong thời nào, quá khứ, hiện tại, vị lai, cái phản đó không nằm trong thời nào hết, nó không nằm trong lộ nữa, lộ trình tâm nào cũng không có nó, nó là ngoại lộ. Thì mấy cô phải làm sao?

Vithī Vimutti là ngoại lộ là chưa vô lộ, nó đang ở ngoài, nó là tâm ngũ phần, chưa vô trong Đổng Lực. ( Giải thoát qua sự thực hành các việc phước trong cõi dục)

Vimutti Kāla. Thí dụ như Tâm Ngoại Môn hay là tâm ngoại thời, hay là lộ trình tâm, ngoại lộ trình tâm, trong chương V có nói, trong chương IV cũng có nói.

Mình dạy đệ tử nó phản thì sao? 

"Sư tử trùng thực sư tử nhục", con sâu của con sư tử nó ăn thịt con sư tử chứ không ai ăn thịt nổi con sư tử. Đệ tử Đức Phật hại Đức Phật thôi chứ không ai hại Đức Phật đâu, như Đề Bà Đạt Đa hại Đức Phật.

Nếu mình đi Pháp thuận thì tốt, thầy hay học trò ngoan thì không có chuyện gì xảy ra, nhưng mà thầy giỏi, học trò nghịch, pháp nghịch, ông thầy đỡ không nổi.

Ông thầy trả lời một câu như vầy. "Khi mình dạy hết tấm lòng, nhưng gặp những người không hiểu, họ có một cái tôi ta cá nhân của họ, họ sai họ không thấy, nhưng họ cứ trỉ trích, công kích, nói xấu, nói sau lưng, họ nói những cái gì không tốt về người thầy của mình, thì chính cái đó là họ mất hết những cái gì mà ông thầy đã dạy, chứ đừng nói mình phải tìm cách để mà phá hủy họ". Câu đó là Đức Phật nói về Đề Bà Đạt Đa, Ngài dạy Đề Bà Đạt Đa đắc ngũ thiền nhưng mà khi sân nổi lên Đề Bà Đạt Đa mất hết tất cả, ổng hoại thiền liền, mất thần thông liền và nghiệp chủ của ông đi tiếp liền.

Đầu tiên là ông không còn được nghe giáo pháp Đức Phật nữa, ông không còn thấy Chánh Pháp nữa, ông không thấy con đường giải thoát nữa, ông rớt trong cảnh sân phiền não và đi tới tiếp tục cái quả báo. Do đó, ông thầy nói không, tôi không dấu, tôi không sợ nó phản, nhưng chính tâm sân của họ làm cho họ mất hết tất cả những gì mà tôi đã dạy cho người đó.

Dassanena Pahàtabba này cái kiền giải này nó giết chết tất cả những cái gì mà mình tu mà mình biết được bởi một cái sân. Sân nổi lên là rớt hết.

Hồi xưa Sư ở bên Việt Nam Sư đi dạy một ngày 4 chùa, sáng dạy 2 chùa, chiều dạy 2 chùa, dạy Tăng ni, không dạy Phật tử, Sư không biết Phật tử, hồi đó Sư không có thì giờ để biết Phật tử. Sư chỉ biết Tăng với ni thôi, tại vì nhiệm vụ của Sư là Sư chỉ dạy Tăng với Ni thôi. Tại vì Phật tử nào họ cũng có là đệ tử của thầy này đệ tử của thầy kia, cái pháp ganh tị mà nổi lên thì bao nhiêu công đức của vị Phật tử đó đến với Sư họ mất hết, do đó Sư biết, Sư có khoản cách với Phật tử, cho dù họ tới để cúng dường Sư cũng không nhận. Sư có khoản cách Sư giữ đúng vị trí của Sư thôi, Sư chỉ dạy Tăng sinh Ni sinh, hết giờ Sư về chùa sinh hoạt trong chùa với đệ tử học trò của Sư hay mấy người trong chùa của Sư thôi, chứ Sư không có liên lạc với ai hết.

Thì kỳ đó Sư đang dạy 16 loại nghiệp lực, trong quyển Nghiệp Lực Tứ Phần cho một cái chùa đó mà các Ni sinh, sau đó Sư nghỉ không dạy nữa, họ giận Sư, tất cả băng dĩa của Sư mà họ thâu trong băng cát sét họ quăng ra đường để cho xe cán bể, họ phá hủy hết tất cả những băng dĩa của Sư giảng. Có người nói Sư nghe, Sư nói vậy hả, sao vậy?, họ nói giận Sư họ không muốn giữ những gì Sư dạy, họ không hoan hỉ với những gì Sư dạy.

Các cô đừng có lo mà giữ lại một chiêu, vì chính họ sẽ phá hủy những gì họ đang có tích lũy hay là gom góp, họ sân lên họ phá hủy chính họ, mà mấy cô không bị rớt vô cái nghiệp sau này mấy cô đi học pháp đi tìm thầy mà bị mấy ông thầy khác giữ lại không dạy hết, chỉ họ phá hủy họ chứ mình không cần phải làm một nghiệp lực nào nữa.

Dassanena Pahàtabba.  Pahàtabba này quan trọng lắm, nó đoạn trừ, nó phóng khí, nó cắt đứt, nó diệt trừ hết tất cả nếu như con đường tu tập của mình không có Chánh Kiến. Mấy cô có bao nhiêu năm công lực, bao nhiêu năm tu tập, có học Phật Pháp, có sách có vở, thì cũng phải nhớ cái này đừng có để nó phá hủy một cách vô tội vạ hay tạo nghiệp cho chính mình, phải cẩn thận, một phút phóng dật một phút quên mình bao nhiêu nó hủy diệt hết. Mà nếu như gặp ông thầy cho một pháp nghịch cho học trò mà học trò có một bản ngã chống lại cái đó thì học trò đó dễ rớt vô trong cái lưới thử thách.

Có ông quan từ chức, trả ấn tín lại cho vua, vào rừng để gặp ông thầy để mà cầu đạo học pháp, ông thầy đá văng xuống, cái ông đó leo lên nữa, bị đá xuống lần thứ 2, trầy da trầy thịt, áo quần rách tả tơi, bầm vập máu me chảy ra, cũng lội lên nữa, lại bị đá lần thứ 3.

Ông thầy hỏi: Tại sao ta đá ngươi 3 lần, ta hành hạ ngươi một cách rất là khinh miệt mà sao ngươi vẫn lên.

Ông đó trả lời: Vì tôi tin thầy.

Nhưng cái đầu tiên ông thầy đá xuống, mà nghĩ ông thầy này xấu ác, liền bỏ đi thì không có cơ hội học. Gặp trường hợp pháp nghịch mấy cô phải cẩn thận, mình phải Tỉnh Giác với Balamật của mình chứ không phải cái pháp Thiện mình thực hiện. Đó là người với người mà không qua được thì với pháp vô hình không có hình có tướng thì rớt mau lắm, như Pahàtabba này  là con dao 2 lưỡi. Dassanena kiến giải này để cho cô thấy, nhưng Pahàtabba phóng khí đoạn trừ này có thể nó cắt kiến giải của cô nếu mà cô không có trí tuệ.

Như vậy thì khi:

Thấy vô thường có vượt qua được không? 

Thấy khổ đau có vượt qua được không? 

Thấy vô ngã có vượt qua được không?

3 cái là 3 bực, vô thường chỉ là một bực thôi. khổ đau là 2 bực, nhưng vô ngã là 3 bực.

Vô thường chỉ là pháp hiện bày

Khổ đau là pháp phải tu tập

Vô ngã là pháp phải đoạn trừ chính mình

Vô thường thì thấy dễ lắm, nhưng vô ngã, phải diệt bản ngã của mình mới thấy được.

Pháp vô thường thấy dễ, giống như thời tiết đang mưa rồi nắng thì là pháp vô thường, nhưng tới pháp khổ đau mình phải nhẫn nại, phải tu tập, phải kiên trì. Nhưng tới pháp vô ngã, nó 3 cấp và chỗ khó nhất là diệt bản ngã của mình.

Vô thường đến bên ngoài, khổ đau đến bên trong, và trong nữa là mạng sống của mình

Do đó: 

- Vô thường là pāramī

- Khổ đau là upa pāramī

- Vô ngã là paramattha pāramī

Các Phật tử tu cái khóa tu nào cũng vậy, nhưng mà đến phút chót một pháp nghịch đến phải vượt qua chứ không có bản ngã nào để đứng lại để chống lại được thì mới qua được bài thi này.

Ngài Jotika viết trong quyển sách trong chương III mà Sư viết lại trong tập I này Ngài nói: "Nếu học mà không có cuộc thi thì không có kết quả." Học hết năm mà không có cuộc thi cuối năm thì không có kết quả. Mà cái đó là bên ngoài, cho dù ông thầy có thử cũng là pháp bên ngoài thôi. 

Các Phật tử Dassanena Pahàtabba cho chính mình, cái đó mới là nan giải.

Cái này ông thầy làm, mình kính thầy mình phục tùng để mình qua, cái đó dễ.

Nhưng, trong khi quí Phật tử ngồi, trong khi tu mà pháp nghịch của chính mình thì cái đó không ai thử mình phải qua, cái đó là nan giải.

Nên Sư đưa pháp tam tướng: Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Pháp Vô Thường là pháp hiện bày ngoài da, ngoài cuộc sống này, mình nhìn thấy nó trôi qua. Nhưng tới pháp Khổ đau nó va chạm một chút, như đụng vào lửa bị phỏng một chút thôi chưa đến chết. Nhưng một mạng sống bị đe dọa bị cắt đi mạng sống của mình với một pháp vô ngã này diệt bản ngã của mình đi. Cái đó mình phải vượt qua tự chính mình.

Trong một pháp tu nào cũng vậy, nếu không có ông thầy giỏi cho cuộc thi thì không thể nào có kết quả pháp tu nào cả, chiều, chiều (chiều Phật tử là hư) không được, chiều là đi tới tối thôi. 

Chiều là tới tối, mấy cô phải qua cái cửa tối. 

để hình 2.07.04 


không có chiều, nếu mà chiều sẽ là tối, mình phải thức để mình thấy sáng. Cái đó là công thức.

Sống trong đời này mình cái gì cũng chiều cũng chiều thì không được

Dassanena Pahàtabba không đơn giản, thì mới qua Vithī  Vimutti (Giải thoát qua sự thực hành). Ông thầy mà không thử, không có. Có những hành giả nói khi ngồi thiền thấy sự tĩnh lặng, thấy sự rỗng không, cái đó chỉ là vô thường chứ chưa tới khổ. Nhưng ông thầy đưa một pháp nghịch về vô ngã là bị lật ngược, rớt liền.

Vậy thì ông thầy bị người đệ tử nói Sư khó quá 

Thì khi bao nhiêu rừng công đức, bao nhiêu sự tu tập, bao sự tích lũy mà mình thu góp lại đổ ào khi sân nổi lên. Đề Bà Đạt Đa tu với Đức Phật bao nhiêu, nhưng mấy cô phải hiểu Đức Phật Ngài nhìn thấy Đề Bà Đạt Đa 4 A Tăng Kỳ đi theo Ngài, phá Ngài, hại Ngài, gây trở ngại cho Ngài, nói xấu Ngài, giết Ngài trong nhiều kiếp nhưng bây giờ vô xin Ngài vẫn cho tu, Ngài cũng chỉ dạy thành công có kết quả, mà cũng rớt trong cái vô ngã.

Do đó, trong sự tu tập Dassanena Pahàtabba Kiến giải đoạn trừ gặp cái khó làm pháp thuận cho mình. Trong 7 pháp thầy khó làm pháp thuận cho người đến đạo quả.

Sư sống Sư phải nhìn thấy các pháp và Sư biết từng mỗi người.

Nên pháp Dassanena Pahàtabba mấy cô đang đi tới thì Sư phải đi từng bước cho mấy cô phải vượt qua.

Như vậy thì khi trở về nhà, trở về đời sống của gia đình hay đời sống của chính mình mà không có còn ở trong môi trường tu hay thiền viện, thì:

Cái gì đang hiện bày, cái đó chỉ là cái pháp vô thường thôi, 

Cái gì đang thành để mình tu tập, đó là cái khổ mình đang đụng chạm trong cuộc sống này.

Cái gì mình đang đoạn trừ là cái "ta" cái "tôi" của mình nó đang tranh dành với sự sống này. Cái "ta" cái "tôi" mình đang dành giựt với nó và mình đang nuôi dưỡng nó thì không có  Pahàtabba đoạn trừ nó. Đụng vô một cái mấy cô không Pahàtabba đoạn trừ được, mà biết hết (Dassanena) rồi mấy cô nói nó là vô thường, không, mấy cô giữ nó lại trong tâm, Anussaya - Tiềm Thùy Ngủ Ngầm nuôi dưỡng nó, và nó đang dằn vặt khổ đau mà mình không có tu tập và một phút giây nào đó nó đoạn trừ mình luôn và mình mất trong con đường kiến giải muốn được giải thoát không có kết quả thành công.

Đó là bài học mình phải thức tỉnh.

Chiều --> tối --->Thức --> sáng

Chiều là chỉ tới tối thôi, mình thức tỉnh mới tới sáng được

Vị ngọt thì có sự nguy hiểm. Mà chính vị ngọt đó, mình thấy sự nguy hiểm đó, mình phải thoát ly "ngọt mật chết ruồi, thuốc đắng dã tật". Nhớ câu đó để mình phải thức tỉnh.

Còn câu này có hợp lý không? 

Ngài Tịnh Giác bên Thái Lan kỳ Sư qua Thái Lan gặp Ngài Tịnh Giác, Ngài dịch kinh Ngài nói có nhiều câu tôi tìm không ra, tôi không hiểu, tôi phải đi hỏi thầy tôi. Sư nói Ngài 78 tuổi rồi, thầy của Ngài còn sống chắc trên hơn 100. Ngài nói cuốn tự điển là thầy của tôi.

Do đó, Sư cũng không may mắn, tự điển bây giờ Sư có đủ hết, tự điển nhỏ, tự điển to, tự điển tiếng Latin, tự điển tiếng Anh, tiếng Pháp, Sư có đủ hết nhưng mà Sư không hiểu được câu này.

Tận nhân lực tri thiên mệnh.

Tân nhân lực là làm hết sức mình, tri thiên mệnh là mình biết số mình do trời đặt.

Như vậy câu này sai, không bao giờ cái mệnh của mình, cái đời sống của mình hay mạng sống của mình do trời đặt hết, mình phải biết là Kammassakatā nghiệp chủ của mình.

Do đó câu này nói sai. Không có ông trời nào mà sắp đặt mạng sống cho chúng sinh nào hết, như vậy là ông trời bất công sao? cho người này sướng, người này khổ, có người đẹp có người xấu, như vậy không đúng "Tri thiên mệnh", mà là Tận Nhân Lực, Tri Thiên Nghiệp"  Kammassakatā nghiệp chủ của mình, Ngài Tịnh Sự Ngài dạy, mình làm hết sức mình mới biết nghiệp chủ của mình. Chứ đừng có nói "Tận Nhân Lực, Tri Thiên Mệnh", cái đó rất là sai, chỉ có Trung Hoa họ đặt ra câu này thôi, tại vì họ đặt ra họ là con của Trời, thiên tử. Sự áp đặt đó họ cứ nhồi nhét trong đầu của con người mình riết mình bị lú lẫn luôn và mình không có hiểu được chánh pháp.

Mấy cô đừng có bao giờ mình nghe và mình hấp thu những câu nói sai trật đó mà mình áp dụng nó. Tại vì khi mình nói nó thì mình bị dính vô ngữ nghiệp, hay nuôi trong ý mình là ý nghiệp.

Những cái này là những cái khổ đau là tại vì mình không có trí, mình không có Chánh Kiến và không có được Chánh Pháp do đó mình nói sai và nghĩ sai, cái đó là khổ đau về tâm, khổ đau này ở trong tâm của mình. Do đó, mình phải tu tập sửa lại.

Nhưng mà cái Vô Ngã là cái pháp mình phải đoạn trừ, vì cái bản ngã "tôi" "ta" của mình nó lớn lắm. 

Có 2 loại ngã: Bản ngã và cực bản ngã hay là chí tôn ngã. Những cái đó giết chết con đường tu tập của mình.

Bao nhiêu cái tu tập của mình đến cái phần gọi là bản ngã hay là chí tôn ngã của mình nó hoại diệt hết tất cả những công đức tu tập của mình đang có.

để hình 2.07.04 


không có chiều, nếu mà chiều sẽ là tối, mình phải thức để mình thấy sáng. Cái đó là công thức.

Sống trong đời này mình cái gì cũng chiều chiều thì không được, chiều thì tối.

 Nếu trong đời này mà có pháp nghịch thì mình phải lo tu tập chứ đừng mong mình có pháp thuận, pháp thuận nó chậm, pháp nghịch đi nhanh hơn, "thấy gian nan thử người bền chí", chứ không có cái gì dễ dàng đâu.

Trong Dassanena mình có kiến giải rồi, nhưng Pahàtabba có 2 lưỡi, nó có thể đoạn trừ trong cái pháp của mình đang tu nhưng có thể nó là tiếp tay trong pháp nghịch mà giết chết mình, đừng có quên, tại vì không thể nào Sư ở bên quí cô hoài mà Sư nhắc được và có những cái mà nó đến với một cái pháp nghịch mà mình không có thức tỉnh lại là mình chết một cách oan uổng lắm, "đi sông đi biển không chết mà chết ở vũng trâu đằm" thì uổng công lắm.

Ông bà cha mẹ dạy mình, nhớ nhắc mình đừng quên một phút giây phóng dật là con đường tử lộ, Đức Phật Ngài dạy vậy đó, mà mình không có chiều, chiều là hại mình thôi, phải phấn đấu nỗ lực, phải kiên trì và vô gián đoạn, không cho phép mình dễ dui, thì Pahàtabba mới có kết quả được.

Mấy cô coi lại Pahàtabba có 4 pháp thì trong 4 pháp đó đi qua từng 2 giai đoạn là kiến áp bức phóng khí là chỉ diệt triền cái trong pháp tu An Chỉ Samadhi thôi, nhưng tới giai đoạn  phóng khí mà phiền não thì nó đi tới Minh Sát Trí nó mới Pahàtabba nổi.

Có 2 cái phải nhớ là Triền Cái và Kiết Sử:

Triền Cái chỉ có ở Samadhi thôi

Kiết Sử thì ở Vipassana mà cũng là Pahàtabba, nó cũng là phóng khí nhưng mà phóng khí của triền cái chỉ qua con đường Samadhi thôi. Còn nếu như con đường kiết sử thì phải Vipassana, mà Vipassana thì phải làm gì, các cô biết cửa ngõ của Vipassana cái cửa mốc đầu tiên mà quí cô phải đi qua là cái Hành Xả để có Chuyển Tộc, 2 cửa ngõ này rất quan trọng, rất căng thẳng, và nó đi từ tuệ Minh Sát Trí thứ nhất (Tuệ thứ I- Nàmarùpa paricchedanàna - Tuệ Phân Tách Danh Sắc) đến tuệ thứ 10 -Patisankhanàna - Tuệ Suy Tư, nó đi theo đúng giai đoạn của Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, không có trật.

Tuệ Minh Sát thứ I đến Tuệ Minh Sát thứ 10:

Tuệ thứ I- Nàmarùpa paricchedanàna - Tuệ Phân Tách Danh Sắc.

Tuệ thứ II - Paccayapariggalanàna - Tuệ Phân Tách Nhân Quả (Tuệ Phân Biện Nhân Duyên).

Tuệ thứ III - Sammasananàna - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã.

(Tuệ Thấu Ðạt)

Tuệ thứ IV - Udayabbayanàna - Tuệ thấy sự Sanh-Diệt của Danh Sắc.

Tuệ thứ V - Bhanganàna - Tuệ Diệt

Tuệ thứ VI - Bhayanàna - Tuệ Sợ

Tuệ thứ VII - Adinavanàna - Tuệ thấy Hiểm Nguy của Ngũ uẩn.

Tuệ thứ VIII - Nibbidanàna - Tuệ Chán nãn.

Tuệ thứ IX - Mũncitukamyatanàna - Tuệ muốn Giải thoát.

Tuệ thứ X - Patisankhanàna - Tuệ Suy Tư

Mấy cô không nhìn ra được lộ trình đi của Tam Tướng (Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã) này là mấy cô chưa thành công trong việc tu tập Minh Sát Trí.

Cửa ngõ đầu tiên vô Minh Sát Trí tuệ Phân Biệt Danh Sắc là chỉ thấy sự vô thường thôi, chưa đến sự khổ đau, nó còn êm ái, nó còn nhẹ nhàng, mấy cô còn nhìn thấy nó rất là thoải mái. Nhưng tới tuệ thứ tư, khi tới tuệ sanh diệt trí khổ đau nó đến rồi, tới trạng thái diệt trí, tới hoại diệt trí, tới sợ hãi thì cái khổ đau nó đến rồi thì cái "ta" cái "tôi" của mấy cô nó đang chống lại với trạng thái của pháp nghịch thì mấy cô không qua được Hành Xả và không Chuyển Tộc được, gãy ngay ở giữa đoạn đường.

Mấy cô nhìn qua cái đòn gánh có 2 giỏ ở hai đầu, mà nó gãy thì gãy ở khúc giữa.

Nước VN gãy ở giữa, chứ nó không gãy ở trên hay ở dưới. Nước VN về phong thủy là gãy ở khúc giữa, và bao nhiêu khổ đau của mình ở ngay cái đường ranh. Mấy cô nhớ như vậy, không bao giờ được quên.

Do đó, cái đòn gánh thì con đường đi từ Minh Sát Trí I đến Minh Sát Trí 10 thì nó gãy ở khoảng 5, 6.

Nước VN có 2 cái giỏ Bắc và Nam, đòn gánh ở giữa là miền Trung, gãy là gãy ở miền Trung, miền Bắc collap (sụp), miền Nam  collap (sụp), mà hai cái đầu thì bự mà cái ở giữa thì dẹp nhỏ mỏng thì gãy liền.

Thì mấy cô có công lực lúc ban đầu tới giai đoạn giữa công lực mấy cô giảm xuống liền thì mấy cô không đủ sức đi tiếp công đoạn cuối.

 Do đó, khi nói địa lý của VN là sụp đổ ngay tại miền Trung và mất ngay tại miền Trung và con đường đi từ miền Bắc tới miền Nam gian khổ trùng trùng, đường núi khó khăn lộ trình đi rất khó khăn vất vả, chiếm lấy được miền Trung là coi như chiếm được 2 phần Bắc và Nam.

Mấy cô chiếm được Tuệ thứ 5 và Tuệ thứ 6 thì lấy được Tuệ 1 và Tuệ 10, đó là công thức và và con đường mình nhìn phải thấy.

Do đó, khi đi qua tới con đường tu tập thì phải thấy cái khổ đau mà vượt qua được thì chặng cuối là sở thích một khóa tu hay một tháng qua được trạng thái khổ đau Tuệ thứ 10 thì chặng cuối là diệt cái bản ngã được, chứ không phải thành công trên cái khổ đau. Cái đó là kết quả, cái đó là phương thức và phương pháp tu và mấy cô phải chuẩn bị.

Như vậy thì khi cái nào là ngoại thời để Vimutti - giải thoát thì sống trong thời chứ không phải sống ngoài thời được, tức là sống riêng thời và sống hợp thời.

Khi nào là ngoại lộ, là những cái tâm còn ở bên ngoài mà lộ trình tâm tức là ngoại lộ để Tâm Hữu Phần hay những Tâm Chế Định, hay những Tâm Na Cảnh là những tâm ngoại lộ, nó chưa vô lộ.

Thì khi nói tới Tâm Hữu Phần bhavaṅga ciṭṭa

Cắt từ ngữ bhavaṅga làm 2 là:

 bhava là hữu, là kiếp sống

 Aṅga là chi phần

ciṭṭa là tâm

Thì bhava là hữu, là kiếp sống, chia ra làm 2 là: nghiệp hữu là nghiệp lực, sinh hữu là sự sống.

Nghiệp hữu có 3 là nghiệp cũ (quá khứ) nghiệp mới (hiện tại) và vị lai.

Nghiệp hữu là Kammassakatā - nghiệp chủ.

Sinh Hữu là paññā (trí) của Kammassakatā - nghiệp chủ.

Nếu ta viết đủ là Kammassakatā paññā Nghiệp chủ trí

Kammassakatā là nghiệp chủ lực

paññā là trí tuệ ở hiện tại

Hữu quá khứ, mới là hiện tại, vị lai.

Hữu có 2 là nghiệp hữu và sinh hữu.

Nghiệp hữu là Kammassakatā - nghiệp chủ trong quá khứ.

Sinh hữu là hiện tại và vị lai, nó tạo tác tiếp nghiệp.

Hữu có 3 thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Nó không đứng một thời theo chế định mà nó là pavati chuyển khởi, nó lúc nào cũng vậy, luôn chuyển khởi từ cái này qua cái kia qua cái nọ, nó liên tục xoay chuyển.

Thì khi mình có một trí tuệ nhìn thấy nghiệp chủ pháp là mình thấy được cái sinh đang tạo ra nghiệp hữu đang hiện bày.

Do đó, những cái này là bhavaṅga. Thì bhavaṅga ciṭṭa có 3 cảnh là: Nghiệp và Nghiệp Tướng và Thú Tướng nên nó thuộc ngoại lộ.

Khi ngủ thì lộ trình tâm không vô trong lộ, khi nghe tiếng gõ cửa hay tiếng bấm chuông, hay tiếng kêu mình thức dậy thì lúc đó bắt đầu vô trong lộ trình tâm. Còn đang ngủ nghe tiếng bấm chuông, nghe văng vẳng, nghe tiếng kêu ơi ới đằng xa mình chưa nghe rõ thì nó còn đang là ngoại lộ, thì lúc bấy giờ mà nếu như trong cái ngủ đó mà thấy cái gì đều gọi là Nghiệp Tướng hay là Thú Tướng hay là Nghiệp.

Nhưng chữ nimitta là Tiên Triệu, là điềm báo trước.

bhavaṅga là ngoại lộ, nó nằm ngoại trong lộ trình tâm.

Trong Paṭṭhāṇa mình đang học thì lộ trình tâm của mình là lộ ngũ, lộ ý, lộ kiên cố, trong Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo Nhân Duyên thì phải nhớ lộ trình tâm là nó nằm ra ngoài ngoại lộ này. Thì lúc bấy giờ mà cô đang ở bên ngoài, nó cũng là vimutti nhưng nó chưa vô lộ trình tâm thì tâm thức của con người mình lúc bấy giờ nó chỉ có 3 cảnh: Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú này thôi.

Thí dụ: Mắt nhìn thấy cảnh sắc ra được lộ trình tâm: tốt, xấu, thích, không thích. Cái này là tạo tác. Rồi cảnh sắc chỉ là cảnh cũ thôi, nhưng tốt, xấu, thích, không thích là trong lộ trình tâm bắt đầu hoạt động.

Trước khi con mắt thấy cảnh sắc thì gọi là ngoại lộ sống trong Nghiệp, Nghiệp Tướng và Thú Tướng của mình.

Khi thấy cảnh sắc thì bắt đầu trong lộ thấy cái này tốt, xấu, thích, không thích, mình tạo nghiệp, nói, thấy, nghĩ, ý mình làm việc. nhưng mà trước khi thấy cảnh sắc nó là cảnh pháp mình đang ngồi nghĩ suy mình đi tìm chưa vô cảnh bắt cảnh thôi

Trước khi bắt cảnh sắc là bắt đầu vô trong lộ, cái này tốt, tôi thấy cái này tốt, cái này xấu, bắt đầu mình tạo nghiệp; tạo nghiệp nói, thấy, nghĩ, ý mình làm việc. Nhưng mà trước khi thấy cảnh sắc nó là ngoại lộ không? Chưa chắc, cái này chưa vô lộ, đâu phải là ngoại lộ, nó đang cảnh pháp trong cảnh ý. Nó là đang cảnh pháp trong lộ ý khi mình đang ngồi nghĩ suy, mình đi tìm, chưa vô cảnh bắt cảnh, nhưng mà trong đó mình có cái ý tìm trong cảnh pháp mình có không?  mấy cô phải cẩn thận chứ đừng có vội lẹ, ngoài ngũ môn ra còn ý môn, ngoài ngủ môn và ý môn mới tới ngoại lộ. 

Ngoài ý môn ngoài ngũ môn thì mới là ngoại lộ.

Trường hợp Bất minh hiển là cảnh không rõ, và Hy Thiểu là cảnh nhỏ quá, mình chạn hoài nó không vô ngũ phần. Thí dụ như đứng đằng xa, tuốt bên kia sông người ta kêu mình không nghe, nhìn không thấy, nghe không rõ thì cái đó không vô lộ. Chứ còn thường là vô lộ hết, nó ra nghiệp lực hết, nhãn vô cái tiếp thâu đổng lực cái nó qua. 

Ngoài ra, ngủ môn thì cũng chưa vội nói là nó ngoại lộ nó có thể là ý môn trong cảnh pháp, trong đầu mình đang nghĩ suy mà không có bắt qua 5 cảnh này thôi chứ thật ra tâm mình đang có cảnh là cảnh pháp. 

Nhưng, ý Sư nói ngoài cảnh pháp của lộ ý môn, ngoài ngũ môn của các lộ ý thức (Nhãn thức, nhĩ thức . v.v..)  thì mình có cái ngoại lộ thuộc tâm hữu phần nó chưa vô lộ nào hết thì lúc đó nó có 3 cảnh; Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú.

Như vậy thì khi nó không nằm trong lộ ngũ môn, nó đi theo dòng nghiệp lực của mình nó tạo ra bắt cảnh cũ làm ra nghiệp mới.

bắt cảnh cũ --> tạo ra nghiệp mới 

Nhãn thức bắt cảnh cũ nó là cảnh sắc cho ra nghiệp mới của mình là hiện báo nghiệp, hậu báo nghiệp, hậu hậu báo nghiệp.

Như vậy thì ngoài lộ Ngũ Môn, ngoài lộ Ý Môn. 

Ngũ Môn có Ngũ Cảnh. 

Ý Môn có Cảnh Pháp.

Ngoài 2 cái này ra thì ngoại lộ.

Không có trong Ngũ Môn, không bắt cảnh nào hết trong 5 cảnh; Sắc, thinh, khí, vị, xúc, không có, không bắt cảnh pháp trong lộ ý, mình không có bắt luôn, hoàn toàn tâm mình không có cảnh, đối tượng của mấy cái này. Thì ngoại lộ này có cảnh; Nghiệp, Nghiệp Tướng, Nghiệp Thú Tướng, cái này là cảnh, là đối tượng của tâm Hữu Phần. Nghiệp cũng là một cảnh, Nghiệp Tướng cũng là một cảnh, Thú Tướng cũng là một cảnh, nó là đối tượng của Tâm Hữu Phần.

Mấy cô phải cẩn thận, nó chưa có giải thoát, nó vẫn còn nằm trong cái khuôn khổ của luân hồi./.


No comments:

Post a Comment