Thursday, June 1, 2023

023 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 23 tháng 7, 2022

                                                                  023 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 23 tháng 7, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "023- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Có 2 cách khi phân tách Tứ Đại Hiển mahābhūta; một là siêu lý, hai là chế định. Thí dụ mình nói đất, nước, lửa, gió, theo chế định thì mình nói nóng, lạnh, cứng, mềm, hay là lay động. Nhưng nếu nói theo siêu lý là nhẹ, mềm, sinh, diệt, hay tích trữ, thừa kế, loại mãi, vô thường.

Muốn biết Sắc Tứ Đại phải đi qua 7 pháp đặc biệt là; Khinh, Nhu, Thích Nghiệp, Sinh, Tiến, Dị, Diệt, nó luôn luôn thay đổi, nó hoại diệt không đứng yên, nó thay đổi cách nào thì nó hiện bày cách đó của Tứ Đại. 

Tứ Đại; Đất, Nước, Lửa, Gió là sắc ngoại phần bên ngoài. Còn sắc nội bộ Khinh, Nhu, Thích Nghiệp, Sinh, Tiến, Dị, Diệt là sắc bên trong.

Sắc ngoại phần là sắc bên ngoài, cứng mềm là chế định. Nhưng, thực ra cứng mềm của Đất Pathāvi là do Khinh, Nhu, Thích Nghiệp nó đang hiện bày, hay đang biến đổi trong Sinh, Tiến, Dị, Diệt hay tích trữ, thừa kế, loại mãi, vô thường, sắc đất tướng từ mềm qua cứng, từ ướt qua khô, đó là thí dụ cho sự diễn biến của sắc pháp. Thật ra Tứ Đại này mình không đụng vô được mình chỉ nhìn qua cái tướng của nó thôi, 

Giống như mây thì có; mây trắng, mây đen, mây xanh, mây vàng. Mây đen thì có nước rồi đổ mưa xuống, nhưng mình thấy chứ không rờ được, nhưng nước mưa rớt xuống thì mình rời được, nước mình tiếp xúc được, nhưng nó từ trên mây. Thì Tứ Đại này hình thức nó như vậy.

Nhưng trong 7 pháp đặc biệt; Khinh, Nhu, Thích Nghiệp, Sinh, Tiến, Dị, Diệt. Một hành giả khi quán sát về Tứ Đại hay quán sát về sắc pháp quán sát từ Sắc Y Sinh upādā rūpa qua Sắc Tứ Đại Mahà bhùta rùpa mới qua được. 

Nếu mà không thì có cơ hội để mình nhìn thấy bằng trí tuệ của mình chứ không phải bằng cảm tính của mình được. Mình hành pháp bằng trí tuệ chứ không bằng cảm tính hay bằng sự suy nghĩ của mình thì mới có kết quả và sự tu tập của mình mới thành tựu được 

Thiền sinh: Hôm trước Sư dạy thân thức thọ khổ, thì thân thức thọ khổ là cái ảo. Sư biểu là mình giữ Niệm thì có 2 phần là Dĩ Nhân Bản Nguyện với Dĩ Pháp Bản Nguyện.

HT trả lời: Dĩ Pháp Bản nguyện trên tam tướng, Dĩ Nhân Bản Nguyện trên thực tính duyệt ý 

Quí Phật tử mình bị trở ngại là không hiểu từ ngữ đó chính xác thành ra  lồng suy tư của mình vô hay từ ngữ của mình vô, nên Sư dịch từ ngữ đó Sư ngồi đắn đo, mấy từ ngữ Pali Sư phải hiểu được thì Sư mới dám dịch hay là Sư dùng.

Dĩ Nhân Bản Nguyện và Dĩ Pháp Bản Nguyện 

Dĩ Nhân Bản Nguyện có 2 là: Duyệt ý và bất duyệt ý

Dĩ Pháp Bản Nguyện có 3 là: Vô Thường, Khổ Đau và Vô Ngã 

Hai cái này theo thực tính của nó.

Lúc Niệm Pháp hay Quán Pháp hay Thẩm Pháp hay Suy Tư về Pháp có 2 hướng đi mình phải biết. Thí dụ, nói đơn giản mình coi GPS thì mình phải đi theo hướng nó chỉ, nhưng có nhiều khi cô Tịnh Nhẫn nói, "Nó nói quẹo phải thôi mình đi thẳng luôn đi". Thì đó là đi theo Dĩ Nhân Bản Nguyện. Hay GPS kêu mình U turn hay vô Exit này, thì cô nói: "Nó đi lòng vòng lắm, con đi đường này thì con biết rồi."  Đó là đi theo cảm tính của bà, không đi theo ai hết. Đó là Dĩ Nhân Bản Nguyện.

Còn người theo Dĩ Pháp Bản Nguyện thì GPS dẫn đi đâu thì đi theo.

Thì khi đi theo Dĩ Pháp Bản Nguyện mới thấy được Thực Tính  và Thực  Tướng.

Đi theo Dĩ Nhân Bản Nguyện thì có Thân Kiến, có Kiết Sử, có cái tôi cái ta của mình trong đó, mình phải trả cái giá đó, mình muốn đi đường nào cũng được hết. Nó cho mình một bài học, bài học đó cho mình một trải nghiệm, rồi trải nghiệm đó cho mình một thức tỉnh. Chữ Thức Tỉnh đó bằng nghĩa với chữ Giác Ngộ. Con đường mình tu phải có trải nghiệm chứ đâu có phải là dễ dàng.

Nhưng, một cái Giác Ngộ đó nhớ đời và không có bao giờ quên, còn Pháp nhiều khi nói mình chưa thẩm thấu, mình lờ, mình bỏ qua, mình không có thẩm thấu nó, mình không có trân quí nó. Còn cái trải nghiệm mình trân quí lắm, u đầu sức trán thi mình nhớ, mình thức tỉnh rồi, thì sau đó không để vấp ngã nữa, không trải nghiệm như vậy nữa.

Nên mỗi một cái đều có giá của nó hay là có một trải nghiệm, và cái giá trị của nó được đặt lên trên trí tuệ và ý thức của mình chứ không phải trên một cảm tính của mình thương không thương, thích không thích, duyệt ý và bất duyệt ý.

Do đó 2 pháp này rất quan trọng, người hành giả đứng trước một pháp tu của mình có sự quyết định bằng trí tuệ là theo Dĩ Nhân hay Dĩ Pháp. 

Sư nhìn các quí Phật tử ngồi thiền hay là đi thiền, Sư biết người nào là Dĩ Nhân và người nào là Dĩ Pháp. Tại vì Sư nắm được Dĩ Nhân và Dĩ Pháp, các quí cô không nắm được nên lọt vô trong một sơ bàn một bản đồ và đi theo cảm tính đi theo thói quen thân kiến hay kiến thủ của mình. Sư kéo mấy cô ra, mấy cô chạy vô trở lại.

Sư nói thật là Sư không cần nhiều, một khóa tu mình 20 người thôi Sư còn theo dõi được chứ còn 70 đến 100 không theo dõi hết, chuyện đó là phi lý, Sư không làm việc đó, Su làm việc thực tế, Sư mới thấy được Sư mới chỉ, đến tối Sư ôn bài lại, Sư nhắc lại

Thì Dĩ Nhân Bản Nguyện và Dĩ Pháp Bản Nguyện khi thấy được Thân Kiến hay Kiết Sử rồi thì mới nhìn lại Dĩ Nhân mình đang tu, còn bản nguyện, hay ước nguyện của mình có phải như vậy không, mình đi theo con đường mình chọn hay là mình đi theo cái Pháp mình đang nương. Cái bản nguyện của mình mình phải nhìn.

 Dĩ Nhân Bản Nguyện, Dĩ Pháp Bản Nguyện, nếu tu mà đi theo Dĩ Nhân Bản Nguyện cái nguyện vọng của mình hoạch định thì mình đi. Còn nguyện vọng của mình là đi theo Pháp, mình hành theo Pháp, mình bỏ cái Thân Kiến, bỏ Kiết Sử, bỏ kiến chấp của mình thì mình đi.

Do đó:

 Dĩ Pháp Bản Nguyện có 2 vế là: vế Dĩ Pháp và vế Bản Nguyện. Vế sau là Bản Nguyện nó quyết định cho về trước là Dĩ Pháp. Hay là mình để vế trước là Dĩ Pháp mình đi theo nó.

Bản nguyện của mấy cô là gì? Cái nguyện vọng của mình là gì? Thì mình phải đi theo bản nguyện đó, mình chọn đường mình đi, đúng sai mình bắt đầu trải nghiệm cái đó.

Chứ còn không đi một vế Dĩ Nhân thôi hoặc đi vế Dĩ Pháp thôi, còn bản nguyện mình đánh mất, mình đánh mất bổn nguyện của mình, mà mình đánh mất thì làm sao có hướng để đi. Do đó 2 vế phải hổ trợ nhau.

Dĩ Nguyện Như Thường là nó phải thường xuyên như vậy, nó hành đúng như bản nguyện của tôi mà nó thường xuyên như vậy, không thay đổi, mình bắt được cái pháp đó. 

Chữ Như Thường là thường luôn. 

Những từ vựng này quan trọng là nó nhắc nhở luôn phải Như Thường, không vì mình vui mình làm nhiều, mình khỏe mình làm nhiều, mà phải làm như bình thường. Thì khi mình giữ được mức như thường thì mới thấy được thân kiến của mình, mình không được như thường thì Pháp sẽ nhắc mình. 

Bài học này là một sự tu tập, một sự huân tập dưỡng nuôi nó một cách rất là công phu, tại vì thế gian này là Vô Thường mà giữ được Như Thường cái pháp mà mình đang tu thì cả một công phu, đều đặn như vậy. Sáng thức dạy cho tới chiều tối mình miệt mài công phu tu tập của mình thì mình giữ được mức độ Như Thường này. Không phải một ngày, hai ngày, một tuần, một tháng, năm này qua năm kia mình như tu tập Như Thường vậy đó mới tạo được công đức lớn.

Những từ ngữ đó nhắc cho mình để mình tự sách tấn mình.

Dĩ Nhân Bản Nguyện, Dĩ Pháp Bản Nguyện. 

Thí dụ như:  Tuệ Văn Dĩ Nguyện Như Thường có nghỉa là nguyện cho tuệ văn này luôn luôn như vậy thường xuyên ở trong kiến thức của mình trong suy tư của mình. Tuệ văn của mình phải là Dĩ Nguyện Như Thường, không phải lúc có lúc không, mình phải nhớ tới nó, mình phải nghĩ tới nó, mình mới có nó, nghĩ tới là có nó.

Câu nguyện của Ngài Jotika, các vị Bồ Tát nguyện:  Cho tôi không được nghe tiếng "Không Có". Cho tôi không nghe tiếng "Không Biết" mà phải như thường, phải luôn luôn có, khi tôi muốn biết là có, khi tôi muốn có là phải có. Đó là Dĩ Nguyện Như Thường. 

Khi tập một in xong, có những từ ngữ phải highlined mới thấy được pháp tu ở ngay trong những từ ngữ đó, có những ý nghĩa xúc tích lắm, Sư công phu tìm nghiên cứu ra. Do đó, khi hành tâm từ hay hành tâm bi, tâm hỉ, tâm xả, tứ vô lượng tâm, thì phải có sự tu tập như vậy.

Như Karuṇa là lòng bi mẫn, rồi mình muốn tùy hỉ.

Thí dụ, mình muốn Karuṇa (bi mẫn)   ---->   thì mình phải đến với vị anāgātha tức là người này là  Vô Y Vô Kháo, Cô khổ lênh đênh,                            Cô khổ vô kháo,  Cô khổ vô y.

Vô Y Vô Kháo là những chúng sinh, những loại hữu tình.

Như vậy,  Karuṇa là lòng bi mẫn của mình đến với chúng sinh Vô Y Vô Kháo là những chúng sinh không nơi nương tựa mình mới thấy mình mới thương. Cô khổ lênh đênh là người đơn độc người khổ. Cô khổ vô kháo là người cô độc khốn khổ không nơi nương tựa về tâm linh về thể xác. Thì từ ngữ anāgātha mới hiện bày được từ ngữ Karuṇa, mình mới ra được chức năng của từ ngữ  Karuṇa, chứ mình không có bi mẫn một cách sai vị trí.

Những từ ngữ này đến với pháp hành, chứ còn không thì mình nói bi mẫn chỗ nào, chúng sinh chỗ nào mà bi mẫn.

Những từ ngữ này rất hay, Sư đưa ra làm pháp hành nó xúc tích mà nó rõ ràng.

Khi nào mình có lòng bi mẫn mình đến với những chúng sinh cô khổ lênh đênh, đến với chúng sinh vô khổ vô kháo không nơi nương tựa nương nhờ, không có nơi để họ an trú, ở đâu họ cũng bấp bênh bèo dạt mây trôi.

Như vậy mình thấy con chó con gà con vịt những chúng sinh, mình đây cũng vậy, mình có chỗ nào nương nhờ không? Không có, nên Đức Phật mới nói mình Quy Y trở về nương nhờ Tam Bảo, còn ngoài ra không có chỗ nào nương nhờ.

Minh không có thấy, mình không có hiểu, mình trôi lăn, như vậy là mình cô khổ lênh đênh không nơi nương nhờ, mà cho dù mấy cô đã quy y rồi mấy cô cũng không quay trở về mà cũng đi theo nghiệp của mình dẫn đi.

Như ngày hôm qua Sư nhìn thấy một Phật tử, Sư nghĩ cái này đúng là cô khổ lênh đênh, sau khi nhắm mắt ra đi, đi về đâu? Sư biết họ đi về đâu nhưng họ không biết, mà tiếp tục nữa. Mình phải Karuṇa với chúng sinh này rồi, mình Karuṇa cho họ, mà mình phải Karuṇa cho mình nữa chứ không làm không nổi.

Nên mấy từ ngữ này mấy cô phải đọc kỹ rồi  highlight nó.

Như cô Bảy hỏi tâm thoáng hành vi, đó là Phật ngữ là tâm mình hân hoan vui vẻ thích thú hoan hỉ.

Dĩ Nhân Bản Nguyện có 2 vế, Dĩ Nhân là vế trước, Bản Nguyện là vế sau. Bổn Nguyện đi theo mình, hoặc bổn nguyện đi theo Pháp. Mình có đặt nguyện vọng, cái kỳ nguyện, cái ước nguyện của mình đi theo Pháp hay đi theo của mình. Mình phải tự xác định hướng đi của mình và mình theo đó mình phải tu tập hành theo.

Như Sư thì Dĩ Pháp Bản Nguyện, thế gian này đâu có gì tồn tại nó chỉ có 2 bản chất Thực Tính và Thực Tương, có cái gì là của mình đâu, mình đâu có gì ngoài 3 pháp này: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Và mình cũng không nằm ngoài 2 pháp Thực Tính và Thực Tướng. Thế thì mình theo Dĩ Nhân Bản Nguyện cái đó là lỗi thời rồi, lạc hướng rồi, mình đi không đúng rồi mình phải quay trở lại.

Minh quay trở lại thì mình phải Karuṇa là lòng bi mẫn. Mình không phải là chúng sinh Vô Y Vô Kháo thì mình phài Karuṇa là lòng bi mẫn với Quy Y của mình, mình trở về nương nhờ nơi Tam Bảo, đó mới là an trú, ngoài ra không có nơi nào để mình an trú chắc bền cho mình được.

Thiền sinh hỏi: Bạch Sư, 2 hướng đi đó Dĩ Nhân Bản Nguyện với Dĩ Pháp Bản Nguyện. Như vậy có phải vẫn có 2 phương cách để tu tập khác nhau?

HT trả lời: Chỉ có Tuệ Văn, Tuệ Tư, Tuệ Tu. Rồi từ Tuệ Văn Dĩ Nguyện Như Thường để mình đi vô bản nguyện Dĩ Nhân Bản Nguyện và Dĩ Pháp Bản Nguyện. Ba cái Tuệ Văn, Tuệ Tư, Tuệ Tu nó mới bổ vô Dĩ Nhân Bản Nguyện rồi mình mới hướng mình đi.

Thiền sinh: Con tưởng là hướng mình đi là Dĩ Nhân Bản Nguyện tức là mình đi cái hướng để mình tìm kiết sử để mình diệt kiết sử?

HT trả lờicó thể, nhưng mà mình không độ được mình  mà có thể nó nhận chìm mình trước, mình không thấy pháp thì mình không Dĩ Nhân không nổi, mình phải thấy pháp. Như hồi nãy Sư nói, không có gì qua khỏi 3 pháp Vô Thường, Khổ, Vô Ngã và không qua khỏi Thực Tính và Thực Tướng. Với Dĩ Pháp Bản Nguyện rồi mình nhìn qua Dĩ Nhân của mình rồi mình mới diệt được thân kiến và kiết sử của mình. 

Mình phải đi từ Dĩ Pháp Bản Nguyện đi tới Dĩ Nhân Bản Nguyện. Giống như tuần trước Sư hướng dẫn về Kammassakatā paññā Nghiệp chủ trí.

Dĩ Nhân Bản Nguyện.  Từ Bản Nguyện bắt đầu là Tuệ Văn Dĩ Nguyện Như Thường.

Tuệ Văn Dĩ Nguyện Như Thường mới vô Bản Nguyện thì nó mới Dĩ Nhân.

Tuệ Tư Dĩ Nguyện Như Thường mới vô Bản Nguyện thì nó mới Dĩ Nhân .

Tuệ Tu Dĩ Nguyện Như Thường mới vô Bản Nguyện thì nó mới Dĩ Nhân.

Ở trong Bản Nguyện vế sau của Dĩ Nhân Bản Nguyện. Lấy từ 3 tuệ Văn Tư Tu để làm bản nguyện của mình đưa đến thấy được Dĩ Nhân kiết sử và thân kiến của mình.

Cũng vậy, khi mình đi Dĩ Pháp Bản Nguyện. Trong Bản Nguyện này thì cũng 3 pháp Tuệ Văn Dĩ Nguyện Như Thường, Tuệ Tư Dĩ Nguyện Như Thường, Tuệ Tu Dĩ Nguyện Như Thường. Lấy 3 tuệ Văn, Tư, Tu làm bản nguyện của mình để đưa đến thấy được Dĩ Pháp Bản Nguyện mới thấy được Thực Tính và Thực Tướng, có 3 là: Vô Thường, Khổ Đau và Vô Ngã.

Mình viết xuống rồi ráp các pháp lại mình áp dụng và mình dùng cái đó  mình sẽ có công thức mình xử dụng được.

Sư chỉ phân tách ra, nhưng khi đi vào con đường tu thì cô ráp vô rồi bỏ các chi pháp vô. 

Thiền sinh: Khi mình phân tích như vậy, nhưng nếu mình kiến giải thì mình phải đi sâu thêm kiến giải để phá vỡ kiến chấp cái này là tôi, là của tôi.

HT trả lời: Kiến giải, không có gì ngoài ra các loại tà kiến. Trong các loại tà kiến thì có loại tà kiến thông thường Samaññadiṭṭhi chỉ nằm trong hữu thân kiến. Còn tà kiến đặc biệt là chuẩn xác tà kiến Niyata Micchādiṭṭhi.

để hình 023 - 34.15


Niyata Micchādiṭṭhi chia làm 3 là: Vô Hành, Vô Hữu, Vô Nhân, tất cả đều là tà kiến. Vô hữu kiến (Natthikadiṭṭhi), vô hành kiến (Akiriyadiṭṭhi)., vô nhân kiến (Ahetukadiṭṭhi). Trong phần Danh và Sắc

Trong Danh có 4 là: Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

Trong Sắc có 2 là: Sắc Đại Hiển và Sắc Y Sinh.

Bây giờ mình ráp vô: 

- Sắc Đại Hiển là vô hành thì mình là Chuẩn Xác Tà Kiến 

- Sắc Đại Hiển là vô hữu thì mình là Chuẩn Xác Tà Kiến là loại tà kiến đặc biệt, bất di bất dịch, không lay chuyển được con người đó.

- Sắc Đại Hiển là vô nhân, không có nhân tạo ra nó, đó là Chuẩn Xác Tà Kiến.

Còn nếu nó là Hữu Thân Kiến thôi, chỉ đứng bên ngoài nó (coi cái thường 20 pháp mình đọc) thì cái đó là tà kiến thông thường thì mình phá vỡ được bởi vì nó chỉ là một kiết sử nhỏ thôi. Nhưng Chuẩn Xác Tà Kiền này thuộc về Thủ upadanam và thuộc về Lậu asava thì phải ra cái vế Sắc Đại Hiển Y Sinh. 

Mình vẽ bản đồ ra hay là viết xuống thì ra công thức.

để hình 023 - 35.25


Tà kiến thông thường Samaññadiṭṭhi chỉ nằm ở Thân Kiến thôi. 

Tà kiến đặc biệt là Chuẩn Xác Tà Kiến Niyata Micchādiṭṭhi. Ngũ nghịch đại tội trả hết tội thì có sự giải thoát, còn mình Chuẩn Xác Tà Kiến thì không có phương giải thoát. 

Thí dụ, Đề Bà Đạt Đa, vua A Xà Thế, phạm vô ngũ nghịch đại tội, khi trả hết tội vô gián địa ngục trở ra cũng trở thành vị Độc Giác Phật.

Còn Chuẩn Xác Tà Kiến thì vô phương không chuyển đổi con người này là họ cứ kiếp nào sanh lên cũng là  Chuẩn Xác Tà Kiến không thay đổi thì họ cứ luân hồi trôi lăn.

Phải cẩn thận, nhất là những người tà kiến vô nhân, vô hữu, vô hành là họ bác bỏ hết nhân, bác bỏ hiện hữu, bác bỏ các hành động tạo tác. Thì không ai cứu chữa.

Sáu vị luật sư ngoại đạo là Chuẩn Xác Tà Kiến, Đức Phật tới vận thần thông, Ngài dùng trí tuệ giảng mà không giải quyết được Ngài trở về, còn họ vẫn đi theo con đường đã chọn, đó là Dĩ Nhân Bản Nguyện.

Đức Phật Ngài về nói với chư tỳ khưu họ đã là Chuẩn Xác Tà Kiến không lay chuyển được, cả Như Lai cũng không thay đổi được.

 Cả cái làng Ngài đi mà họ không cho nhưng Mục Kiền Liên vô thì họ cho vật thực, thì họ đi theo cái duyên của Ngài Mục Kiền Liên chứ đâu phải của Đức Phật, hữu duyên với Mục Kiền Liên và vô duyên với Đức Phật nên mình phải biết như vậy đó.

Thì Chuẩn Xác Tà Kiến này là vô duyên với giáo pháp Đức Phật.

Giáo pháp nào của Đức Phật ra họ cũng là Chuẩn Xác Tà Kiến là họ vô duyên, họ có sinh cùng thời đi nữa họ cũng không có duyên để hưởng là niêm luật rồi. 

Mấy cô đừng rớt vô Chuẩn Xác Tà Kiến, mình có thể rớt vô Hữu Thân Kiến thì mình tu tập với Sơ Đạo Sơ Quả thì mình loại trừ nó được. Nhưng vô tới Chuẩn Xác Tà Kiến nó thuộc lậu hoặc rồi thì vô phương.

Nếu một người mình tiếp xúc mà mình biết được họ là tà kiến thông thường  hay tà kiến đặc biệt, chẳng hạn như họ cố chấp.

Vậy thì khi tới phần Sắc thì nó có Sắc nó nằm trong 3 tà kiến này hay Sắc nằm trong Sắc Thân Kiến, Thọ Thân Kiến, Tưởng Thân Kiến, Hành Thân Kiến, Thức Thân Kiến, nằm trong Hữu Thân Kiến.

Hữu Thân Kiến có 5 là: Sắc Thân Kiến, Thọ Thân Kiến, Tưởng Thân Kiến, Hành Thân Kiến, Thức Thân Kiến. 

Sắc Đại Hiển là vô hành, Sắc Đại Hiển là Vô hữu, Sắc Đại Hiển là vô nhân  thuộc loại Chuẩn Xác Tà Kiến.

Sắc Y Sinh là vô hành, Sắc Y Sinh là vô hữu, Sắc Y Sinh là Vô Nhân thuộc loại Chuẩn Xác Tà Kiến.

Phần Sắc có 2 pháp, mỗi pháp nhân 3 thành 12 pháp.

Phần Danh thì mình đi qua Thọ, Tưởng, Hành, Thức, mỗi một cái mình nhân 3: Vô Hành, Vô Hữu, Vô Nhân thành 12 pháp.

Những cái đó là mình viết ra thì mình mới lọc được. Rồi từ đó, khi mình lọc ra được, mình trải ra công thức ở trên bàn, bắt đầu mình đi Dĩ Pháp Bản Nguyện, mình nhìn trên tam tướng thì nó phá giải cái Dĩ Nhân Bản Nguyện. 

Chỉ lấy pháp trị pháp, chứ không lấy pháp nào khác ngoài cái pháp này. Do đó nó mới là thực tiễn nó xác thực việc tu tập của mình, còn không thì không có cơ hội và không có kết quả. Lấy pháp trị pháp.

Mình lấy 3 pháp Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, hay lấy 2 pháp Thực Tính, Thực Tướng, bắt đầu mình nhìn vô mỗi pháp này, nếu nó vô hành thì pháp Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã nó áp dụng được không, Nếu nó vô nhân thì mình áp dụng được không, thì mấy cái đó quí Phật tử ghi chú, viết ra và mình suy xét và mình phải suy tư hay mình phải tu tập.

 Trong quyển một Sư nói nguyên nhân gần, nguyên nhân xa, mỗi pháp đều có, tâm sở này tâm sở kia Sư đều trình bày đầy đủ, trong sách Siêu Lý cũng có Níp Bàn Siêu Lý cũng có.

Mình ghi xuống sẽ ra công thức tất cả mỗi một cái vấn đề gì. Ngồi xuống lấy giấy viết ra viết xuống, hồi đó Sư học vậy đó, Ngài Tịnh Sự Ngài kêu Sư lên bảng viết, Ngài đọc Ngài chỉ Sư viết ra thì Sư hiểu, không còn cái gì sót hết, nếu mà sót thì Ngài bổ túc vào, do đó mình nhìn ra thiếu chỗ nào mình bổ túc vô.

để hình 023 - 28.12 


để hình 023 - 45.15


Những công thức này Sư viết ra là nó đã có sẵn, quí Phật tử vẽ lại bản đồ hay viết ra một họa đồ của mình hướng đi của mình tu tập mới được.

Sư không muốn quí Phật tử nắm Pháp hời hợt không chính xác hay không chủng xác là quí Phật tử duột liền, thì hành cũng không có kết quả, tốn hao thời gian và sức khỏe mất đi.

Như vậy, Dĩ Pháp Bản Nguyện với Tuệ Văn, Tư, Tu.

Ta có 3 loại Tuệ: Trí Tuệ (Paññā), một cái nữa là trí (Ñāṇa

Trí Tuệ (Paññā) thuộc Pháp Học có:

- Tuệ Văn Dĩ Nguyện Như Thường.

- Tuệ Tư Dĩ Nguyện Như Thường.

- Tuệ Tu Dĩ Nguyện Như Thường.

Rồi từ Tuệ Tu đi qua Pháp Hành thì có:

1.  Nghiệp Lực Chủ Nhân Trí Kammassakatā paññā.

2. Minh Sát Trí Vipassana paññā.

3. Siêu Thế Trí lokuttara paññā

 Những cái nào mình chưa có minh bổ túc vô.

Trí tuệ có 2 loại, nó có 2 vế Pháp Học, thì Tuệ Văn có 2 loại là Pháp Học và Pháp Hành.  Thì Pháp Học là đọc kinh sách Tam Tạng và Chú Giải, Phụ Chú Giải.

Mình đi qua phần Tuệ Văn Pháp Hành. Mình coi cái nào thuộc Nghiệp Lực Chủ Nhân Trí Kammassakatā paññā, cái nào thuộc Minh Sát Trí Vipassana paññā, cái nào là Siêu Thế Trí lokuttara paññā. Thì cái này là Tuệ Văn của Pháp Hành.

Những cái này mình phải biết.

Tuệ Văn Dĩ Nguyện Như Thường. Mình chia làm 2 cho Pháp Học và Pháp Hành.

Thì Pháp Học gồm có Tam Tạng và Chú Giải, Phụ Chú Giải, mình bổ sung cho kiến thức Tuệ Văn mình có về Pháp Học.

Phần Pháp Hành thì mình đi Nghiệp Lực Chủ Nhân Trí Kammassakatā paññā,  Minh Sát Trí Vipassana paññā,  Siêu Thế Trí lokuttara paññā.

 Bây giờ bắt đầu bổ túc:

 Vậy thì, khi mình học Tam Tạng hay là những lời Phật dạy Buddhabhasita của Đức Phật thì mới thấy được Nghiệp Chủ Trí mình ở đâu.

Mình tu phải có nhận định mới thấy được, mới có kết quả được.

Mình học Pháp Học để bổ túc về Tuệ Văn trong Pháp Học này thì mới nhìn qua được Pháp Hành của mình.

Như vậy, Tam Tạng hay là Phật ngôn (Buddhabhasita) thì mình mới thấy Nghiệp Chủ Trí của mình.

Nghiệp Chủ Trí có 2 là: Danh Nghiệp Chủ Trí và Sắc Nghiệp Chủ Trí.

Những cái đó mới thấy Pháp Học của mình, Tuệ Văn của mình thiếu giờ mình phải bổ túc vô.

Giở Sư bắt đầu bổ túc vô.

Thế thì khi nói tới Danh Nghiệp Chủ Trí của mình là Tâm Dị Thục Quả (nghiệp cũ), nó sẽ là Chủ Lực để tạo ra cái biết của mình ngày hôn nay.

 Và cái thứ hai nữa Tâm Đổng Lực (nghiệp mới) nó tạo nghiệp mới của mình.

Đó là Danh Nghiệp Lực Chủ Trí.

Nó tạo ra Danh Nghiệp Lực Chủ Trí bởi vì Dị Thục Quả nào có Tâm Đổng Lực đó.

Thí dụ:

 Tâm Nhãn Thức bắt qua Tâm Đổng Lực.

Tâm Nhĩ Thức bắt qua Tâm Đổng Lực.

Tâm Tỉ Thức bắt qua Tâm Đổng Lực.

Tâm Thiệt Thức bắt qua Tâm Đổng Lực.

Tâm Thân Thức bắt qua Tâm Đổng Lực.

 Tâm Ý Thức bắt qua Tâm Đổng Lực.

Xuyên qua 2 cửa Lộ Ngũ Môn hay Lộ Ý Môn nó ra Nghiệp Lực Chủ Trí, nó tạo cho mình trong vòng luân hồi Tam Luân; Dị Thục Quả Luân, Dị Thục Phiền Não Luân, Nghiệp Lực Luân, mấy cái đó nó đi hoài không bẻ gãy được. Nghiệp Lực Chủ Trí nó làm chủ mình, mình đang tạo ra nó và nó làm chủ lại mình 

Do đó, ta khi nắm được Danh Nghiệp Chủ Trí với 2 tâm là Tâm Dị Thục Quả (cũ) và Tâm Đổng Lực (mới) thì mình mới Minh Sát Trí Danh và Sắc, mình mới bỏ hiệp thế để lấy Siêu Thế là Siêu Thế Trí.

Danh Nghiệp là mình có quả trước và cái tạo tác mới.

Dị Thục Quả qua 5 căn: Nhãn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt, Thân, đó là Dị Thục Quả thì nó ra  căn mới là Tâm Ý Thức tức là Tâm Đổng Lực.

Tâm Dị Thục Quả là 5 căn là: Nhãn Căn, Nhĩ Căn, Tỉ Căn, Thiệt Căn, Thân Căn.  Tâm Đổng Lực cho 5 căn mới là NhãN Thức, Nhĩ Thức, Tỉ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức tới Ý Thức, thuộc Danh Nghiệp Chủ Trí, nó là mình tạo ra lực này nhưng nó làm chủ mình trong kiếp sống của mình, chứ không ai làm chủ mình hết và mình không đổi thừa ai hết, và mình ý thức được rồi thì mình phải lo Minh Sát Trí. Minh Sát Trí được thì mình mới Siêu Thê Trí.

để hình 023 - 59.58


 Mình viết ra như vậy mình mới làm mình viết ra.

Có 2 loại trí tuệ về Pháp Học tuệ văn mình không có thì bổ túc, mà Pháp Học mình có thì mình sang Pháp Hành. Ghi xuống tất cả đều có chi pháp, chỉ sợ không biết chi pháp thôi.

 Giờ nói tới phần sắc nghiệp.

Sắc nghiệp có 21 loại Sắc Nghiệp, Sắc tâm có 15.

Tứ Đại Hiển gồm: 

- 5 Sắc Thần Kinh là những loại Sắc Nghiệp,

 - 2 Giới Tính là Sắc Nghiệp.

-  Ý vật là Sắc Tâm Cơ thuộc về Sắc Nghiệp.

Những loại này hình thành ra Sắc Pháp và mình mang sắc pháp với nghiệp lực mà nó làm chủ mình trong vị trí sắc pháp.

2 Giới Tính là Sắc Nữ. 

Khi mang một sắc giới tính, nam tính hay nữ tính.  Thì từ Sắc Giới Tính qua Sắc Thần Kinh nó khác. 

Giới tính của nhãn mà nam nó sẽ nhìn dưới góc độ của sắc nghiệp của nó.

Giới tính nữ nhìn qua góc độ nhãn của nó qua sắc nghiệp của nó. Người nữ nhìn sắc giới tính qua sắc thần kinh; nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, theo khía cạnh giới tính của nó. 

Còn người nam nhìn sắc giới tính của nó qua sắc thần kinh: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, qua giới tính của nó.

Người nam nhìn theo góc độ này, người nữ nhìn góc độ kia,. Đó là nhìn theo sắc nghiệp, nó không giống nhau tuy tứ đại giống nhau, hình thành ra nghiệp, nhưng nó đưa vô nghiệp lực rồi và nó hình thành có sắc nghiệp làm chủ rồi thì cái nhìn của người nam khác người nữ lại khác, cái nghĩ của người nam khác người nữ nghĩ khác, và cái biết của nam khác cái biết của người nữ khác. Ảnh hưởng qua sắc nghiệp lực.

 Và sắc tim người nam đập nhịp khác, người nữ đập nhịp khác.

Khoa học nói muốn biết trái tim mình to bao lớn thì nắm bàn tay lại. Ngài Hun Manet là một vị Tổng Thống của Cambốt, quả nắm của Ngài đút vô miệng Ngài nuốt được, cũng như lưỡi của Đức Phật bung ra là che mặt của Đức Phật, đó là 32 tướng tốt. Đó là cái phước của họ

Lúc tập thể thao như chạy điền kinh thì thể lực của người nam khác với thể lực của người nữ, vì sắc nghiệp đi theo hình tượng.

Tử Sắc Nghiệp Chủ Trí mình nhìn vô Tứ Đại Hiển (thuộc sắc nghiệp lực): 

- 5 Sắc Thần Kinh là những loại Sắc Nghiệp Lực,

 - 2 Giới Tính là Sắc Nghiệp Lực.

-  Ý vật là Sắc Tâm Cơ thuộc về Sắc Nghiệp Lực. 

Thì với Minh Sát Trí thấy Danh và Sắc. 

Khi nói tới Danh với Minh Sát Trí mình nhìn ra: 

1. Nghiệp Chủ Trí. 

Loại Nghiệp Chủ Trí thì nhìn ra cái thứ 2.

2. Là Thực Tướng của nó.

Thế thì, trong  Danh, thọ, tưởng, hành, thức nó theo nghiệp chủ của nó, nó hiện bày Danh Pháp, với Minh Sát Trí mình thấy ra.

Với Sắc, Minh Sát Trí nhìn ra:

1. Nghiệp Chủ Trí hình thành ra nó.  

Loại được Nghiệp Chủ Trí  thì nhìn ra cái thứ 2.

2. Thực Tướng hiện bày ra nó.

Như vậy gọi là Minh Sát Trí.

Gọi là Pháp Hành.

Thế thì, khi nói về Danh với Minh Sát Trí thì Danh có 2 thể loại. Thọ này thuộc nghiệp chủ, hay là thọ này thuộc thực tướng, thì ta lọc ra được. Tưởng thuộc nghiệp chủ hay tưởng thuộc thực tướng.

Hành thuộc nghiệp chủ hay hành thuộc thực tướng.

Thức thuộc nghiệp chủ hay thức thuộc thực tướng. 

Thì lọc ra được trong Minh Sát Trí. Tại vì mình cô đọng nghiệp lực chủ trí nó nằm ở trong 2 góc độ Danh Nghiệp Chủ Trí và Sắc Nghiệp Lực Chủ Trí, thì khi Minh Sát mình đi theo cái mình cô đọng thì mình mới loại ra được cái nào là nghiệp chủ cái nào là thực tướng.

Thế thì khi đi tới Thực Tướng loại được Nghiệp Chủ Trí ra Thực Tướng thì đi đến Siêu Thế Trí, tại vì mình đang đi con đường Siêu Lý.

Đó là tuần tự pháp.

Thì Từ Nghiệp Lực Chủ Nhân Trí bắt qua Minh Sát Trí, rồi bắt qua Siêu Thế Trí.

Khi tìm ra được Nghiệp Lực Chủ Trí thì trong Danh loại Nghiệp Lực Chủ Trí ra Thực Tướng.

Nghiệp Lực Chủ Trí nó bắt đầu bởi Danh Nghiệp Sắc Nghiệp trong mãnh lực của nó ra Tâm Dị Thục Quả và Tâm Đổng Lực có "tôi" "ta" trong đó.

Khi mình phân tách được thì mình đi theo Thực Tướng thì mình loại Nghiệp Lực Chủ Trí, mình qua Minh Sát Trí mình lọc ra theo Siêu Lý bỏ cái Nghiệp Chủ Trí này thì bắt đầu mình mới đi qua tới phần Siêu Thế được.

Mình nhìn thấy cái pháp nó như vậy mình mới ra được sự tu tập của mình.

Do đó, khi đi trong Minh Sát Trí là đang đi trong pháp Vipassana 

Trong tập I Sư đang viết lại những lợi ích của Minh Sát Nghiệp  Xứ Vipassana Kammatthàna Sư đưa ra những gì lợi ích cho việc tu tập của mình, nó có giá trị liền trong đó.

Thì ở trong Nghiệp Lực Chủ Trí này tuần trước Sư nói mấy cô ngồi nghiệm lại rồi qua pháp bữa nay mấy cô bổ túc nó mấy cô sẽ thấy rõ, mỗi cái hành động mình làm, mình làm theo Minh Sát Thực Tướng hay Minh Sát mình thấy được Nghiệp Lực Chủ của mình đang tạo tác ra hành động này.

Mình lọc được cái đó ra thì mình mới lấy cái Thực Tướng của nó được.

Do đó, mình tu phải có phương pháp và mình lấy trí tuệ lọc phương pháp này cho mình thì mới có kết quả, chứ còn không thì không có cơ hội.

Do đó, những công thức này phải lưu ý điểm chính là mong rằng Tuệ Văn này Dĩ Nguyện Như Thường thì mình mới thấy được Nghiệp Lực Chủ Trí, còn bữa có bữa không, nó không có Như Thường thì mình nhìn Nghiệp Lực Chủ Trí là biên kiến hay là tà kiến. Do đó, điểm chính là ở Tuệ Văn Dĩ Nguyện Như Thường. 

Mà nếu đánh gục chỗ "Như Thường"  không có huân tập nó, không có uốn nắn nó hay giáo dưỡng bồi dưỡng nó, nuôi dưỡng nó Như Thường thì nó không thành được nguyện ước của mình hay nguyện vọng của mình để bổ túc Tuệ Văn này rồi đi qua Pháp Hành mình mới thấy thì cái đó là hụt rồi.

Giống như Sư chia sẻ trải nghiệm trí tuệ của Sư phải là Như Thường, lúc nào cũng sẵn sàng giống như luồng giây điện trong nhà mình đụng vô có liền, quí Phật tử cũng phải giống như trong nhà có luồng điện lúc nào cần cũng có điện. Chữ Như Thường giống như giây điện có sẵn trong nhà, bắt cái đèn nào vô cũng cháy hết. Chứ không phải đi tìm, đi câu, đi xin thì không phải là Như Thường mà là bất thường.

Bây giờ nhìn lại trí tuệ của quí Phật tử tuệ văn là bất thường hay là như thường. Bất thường thì mình bổ túc, còn như thường thì không cần phải bổ túc.

 Mình phải biết của mình, mình chưa đủ, thì bổ túc vô. 

 Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, chữ Như Thường có giống như Vô Gián Cận Y không?

HT trả lời: Vô Gián Cận Y là con đường đạo quả, còn Vô Gián Đặng Vô Gián thì chưa có đạo quả. Đọc Paṭṭhāṇa Vô Gián Cận Y là con đường đạo quả, còn Đặng Vô Gián nó chỉ là bình thường thôi, nó không có gián đoạn, tạo bất thiện cũng vô gián được, câu nói "ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt" cũng là vô gián bất thiện, nhưng vô gián cận y là mình đi theo cảnh trưởng là pháp trưởng thì mới là vô gián cận y đi đến đạo quả luôn. Như Thường này thuộc loại Vô Gián Cận Y.

Xong lớp học các quí Phật tử ra về Sư Vô Gián Cận Y vào Pháp, Sư dịch kinh sách, Sư đọc sách, nghiên cứu, tra tự điển.  Những trăn trở của mình về Phật Pháp là mình Vô Gián Cận Y với Pháp thì mới có Tuệ Văn Dĩ Nguyện Như Thường. Đó là những trải nghiệm của Sư chia sẻ với một chân tình quí Phật tử phải nghiệm ra. Văn ôn võ luyện, phải làm liên tục không có gián đoạn, sống với Pháp thôi không liên hệ hiệp thế nữa, không liên hệ với cuộc đời thế gian nữa.

Vô Gián Cận Y là đi vô Pháp với Cảnh Trưởng sống với Pháp. Nhìn thấy Vô Gián Cận Y là đi tới con đường đạo quả. Còn vô gián, đặng vô gián nó có 2 chiều, có thể chiều thiện có thể chiều bất thiện, có thể chiều hiệp thế chiều siêu thế luôn, cái đó mình không xác định được, nhưng đi Vô Gián Cận Y là đi tới con đường đạo quả.

 Mình phải hiểu hướng đi của mình, mình viết ra.

Pháp Học mà mình không có Như Thường, thì bổ túc Như Thường nó thành Dĩ Nguyện của mình có Tuệ Văn. Và Tuệ Văn mình có bổ túc được thì mình đi qua Pháp Hành thì mình nhìn thấy được Nghiệp Lực Chủ Trí của nó. Nghiệp Lực Chủ Trí của nó nằm trong 2 vế là Danh Nghiệp Lực Chủ Trí và Sắc Nghiệp Lực Chủ Trí. Danh Nghiệp thì có chi pháp của nó là Tâm Dị Thục Quả và Tâm Đổng Lực, và Sắc Nghiệp thì có Tứ Đại Hiển (5 Sắc Thần Kinh, 2 Giới Tính, Ý vật là Sắc Tâm Cơ) những chi pháp này mình ngồi nghiệm ra. Vô phần Minh Sát Trí ta niệm Danh và Sắc mình lọc ra cái nào là Nghiệp Chủ Trí thì loại ra các kiết sử hay là thân kiến của mình, hay là đi trong cái thực tướng thì mình mới đi ra con đường Siêu Lý mới ra được con đường Siêu Thế. Đây là thuần tự Pháp tiến triển đến trí tuệ của mình.

Do đó, mình học phải nắm bắt chính xác như vậy mới được. Mỗi ngày Sư đều bổ túc cho quí cô vì quí cô chưa đủ và mỗi một lần quí cô đi qua một khóa tu hay một pháp hành Sư biết là mấy cô chưa đủ khía cạnh này, không hiểu khía cạnh kia mấy cô chỉ biết một khía cạnh nọ, Sư mới bắt đầu tổng kết lại.

Nghiệp Lực Chủ Trí này ảnh hưởng mình vì mình nương tựa nó và mình là người tạo ra nó rồi nó lại chủ động lại cho mình, mình mới thấy mình khó gỡ. Giống như đứa con mình tạo ra nó rồi nó đeo dính mình khó mà tháo gỡ nó ra, nó cười mình cười, nó khóc mình khóc, nó buồn mình buồn theo, tại vì nó liên hệ như núm ruột của mình. Nghiệp Lực Chủ Trí nó như vậy đó.

Rồi mình làm sao Minh Sát được, Minh Sát chỉ dùng trí thôi, mình bắt đầu loại ra Nghiệp Chủ Trí này. Mình đi Pháp Hành mình dùng Nghiệp Chủ Trí nhiều, chứ mình không đi thực tướng, trí tuệ mình không có lọc nổi qua cái Nghiệp Chủ Trí để mình đi thực tướng. Cái Nghiệp Lực do mình tạo ra nó làm chủ lại mình.

 Chính cái đó là trí tuệ, Minh Sanh Vô Minh Diệt. trí tuệ sinh lên mới diệt được màn vô minh, đó là chỗ quyết định.

Sư nói Tuệ Văn thôi, Sư chưa nói Tuệ Tư, chưa nói Tuệ Tu, mỗi cái đều có phương thức để tu tập.

Khi đi được 3 bước Nghiệp Lực Chủ Trí, Minh Sát Trí, Siêu Thế Trí của Tuệ Văn, thì Tuệ Tư cũng đi qua 3 bước như vậy. Rồi Tuệ Tu cũng đi 3 bước như vậy.

Thì đi tới phần Tuệ Tư Dĩ Nguyện Như Thường là Dassanena Pahàtabba - Kiến giải đoạn trừ bắt đầu chia 2 đi tới Sơ Đạo Sơ Quả.

Rồi đi tới Tuệ Tu Dĩ Nguyện Như Thường Bhāvanā Pahàtabba đi tới 3 đạo 3 quả.

Phải nhận định được, phải biết nhìn nó với một trí tuệ và mình thanh lọc nó và chính cái đó là Tu, chứ còn ngoài ra không ai sửa đổi mình được, quí Phật tử cứ che lấp mình lại, cứ che những sự thật của mình thì không bao giờ lột rửa tu tập được, Mình phải nhìn thẳng, mình còn khuyết điểm này, mình còn nhìn dưới góc độ này, mình không có nhìn với trí tuệ này rồi mình không lọc được cái này thì quí Phật tử vẫn còn ở trong khuôn khổ đó. Thởi Đức Phật cũng vậy, Ngài tới gặp 6 vị luận sư ngoại đạo Ngài nói mà mấy ông không thay đổi. Nhưng với một câu Đức Phật Ngài nói ra người ta thay đổi người ta kiến giải được người ta liễu tri được thì người ta giải thoát. 

Chính chỗ đó mà mình thấy giữa đen và trắng, giữa sự thức tỉnh và sự mê lầm  thì sự mê mờ nằm giữa hai cái đó.

Sư viết xuống, quí Phật tử ngồi xuống suy ngẫm xem mình có cái này không, mình còn đang tu cái này không, mình chưa gột rửa được thì thấy là mình đứng ở góc độ nào.

Tâm Dị Thục Quả: Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỉ Thức, Thiệt Thức, Ngũ Song Thức thuộc Dị Thụ Quả với cảnh. Thế thì khi với Ngũ Song Thức mà đối với cảnh là Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc là khi nào có cảnh thì mới có, và khi có 5 cảnh đó thì gọi là Lộ Ngũ Môn là trong thởi hiện tại chứ không có trong thời quá khứ. Nếu quá khứ là do chạn lại nó thuộc về cảnh pháp nó không phải cảnh nhãn nữa, không phải cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí gì nữa. Đó là thứ nhất, cảnh hiện tại.

Nhưng khi cảnh hiện tại nhãn thức bắt cảnh sắc thôi nó mới có cảnh hiện tại thôi, mà nó là quả của mình trong quá khứ là cảnh pháp không còn là cảnh sắc nữa và mình phải trải qua Tưởng, Hành, cái Thọ bắt qua cảnh sắc, xúc vô thọ thì qua Tưởng, Hành, thì thuộc về cảnh pháp. Mà mình nói đó là cảnh nhãn cảnh sắc.

Tâm Dị Thục Quả là nó chủ, Tâm Đổng Lực là Chủ với kiến chấp của mình chứ không phải Thực Tướng Pháp mình bắt.

Vậy thì khi đi vô cái này thì đi Nghiệp Lực Trí hay Minh Sát Trí.

Nếu không có Như Thường Minh Sát Trí thì Nghiệp Lực Trí là Như Thường của mình.

Nhãn Thức bắt cảnh sắc nó đang là Nghiệp Lực Chủ Nhân Trí của mình. Vậy thì khi mắt mình thấy cảnh sắc thì Tâm Đổng Lực của mình bắt lấy cảnh pháp của cảnh sắc đưa qua. Nó làm chủ mình hay mình làm chủ nó. Nghiệp Lực Chủ Trí đơn giản mà nó hiện hữu. Còn Minh Sát Trí nó khó để mà có, còn Siêu Thế Trí còn xa vời nữa.

Nên đi pháp hành đi, chớ Minh Sát Trí khó lắm. Nên đi Nghiệp Lực Chủ Trí nó cho thấy Danh Sắc tâm bắt cảnh thấy, chứ Minh Sát Trí chưa có. 

 Do đó, muốn đi Minh Sát Trí thì phải có trí tuệ phân tách ra, cái nào là Nghiệp Lực Chủ Trí, cái nào là Thực Tướng mà phải phân tách chính xác với bản thể pháp của nó mới đi được. Bắt đầu mình Vô Gián Cận Y đừng có rời nó, bắt được Pháp này rồi, bắt được Thực Tướng rồi nó đi suốt Thuận Tùng, Cận Hành đi theo nó luôn.

để hình 023 - 1:34:23


Mấy cái đó mới thấy sự tu tập của mình chưa đủ, Pháp Học chưa đủ và mình bổ túc nó. Thật sự là không khó, những cái gì mà Sư trải nghiệm qua hay là Sư học qua  không có gì là xa vời, nó có trong tay hết thì quí Phật tử cũng đi như vậy. Nhưng mình tiếc là các quí Ngài Trưởng Lão của mình trước đi tới đó thì ngừng, sở học hay khả năng tới đó thôi, giờ mình phải đi tiếp nữa và phải đi đủ nữa chứ không dừng lại. Sư chia sẻ, quí Phật tử không cần phải kiếp sau mà ngay trong kiếp này.

Khi ông Cấp Cô Độc tới nhà người anh, nghe người anh nói ngày mai Đức Phật và Chư Tăng sẽ tới, và người anh sẽ để bát cúng dường. Ông Cấp Cô Độc gác hết mọi chuyện và ông không chờ, ông mà chờ thì ông là Dĩ Nhân, mà ông bỏ hết ông đi vô rừng gặp Đức Phật, ông hỏi Đức Phật ở đâu, người anh không nói chi tiết mà chỉ nói Đức Phật ở trong rừng, rừng thì mênh mông đâu biết ở chỗ nào trong rừng, Đông, Tây, Nam, Bắc, ông đi tới đúng ngay chỗ Đức Phật. Đức Phật nói Pháp  ông đắc Sơ Đạo Sơ Quả liền. 

Mình ngồi nghiệm lại thấy ông Cấp Cô Độc hay quá, mình lấy tuệ văn mình đổ thừa là ông có balamat ở quá khứ nhiều, ông hữu duyên sinh cùng thời Đức Phật, Đức Phật nói cái nhíp vô liền. Vậy sao ông Chunda tên đồ tể mổ heo cũng sinh cùng thời Đức Phật mà khi chết như con heo bị thọc tiết.

Hai cái thế nó khác nếu nói theo tuệ văn. Tại sao một người đi đến đạo quả gọn, mà anh của ông Cấp Cô Độc ngày hôm sau để bát cúng dường Đức Phật và Chư Tăng mà đâu có đắc đạo quả, mà ông chuẩn bị nguyên ngày cơm ăn nước uống, ông anh ở lại làm để hưởng phước tích lũy.

 Mình tu là tu phước giống ông anh, còn ông Cấp Cô Độc tu huệ.

Thế thì khi vô ngồi thiền hay vô trong khóa tu hay đọc một quyển kinh sách. Tu là để mà buông bỏ. Còn ta đây tu để tích lũy để có kiến thức dùng sau này. Mình đứng vế nào mình biết liền.

Một ông anh và một ông em, mà ông anh nói mà ông em bỏ đi vô, còn ông anh ở lại tạo hết để mà hưởng hết.

 Đức Phật ngày xưa với Đại Phạm Thiên Sahampati  là hai người người bạn tỳ khưu tu với nhau, trong kiếp quá khứ là đôi bạn chí thân tu với nhau, nhưng Dĩ Nguyện của 2 người khác nhau, một người Dĩ Nguyện Như Thường là cầu giải thoát, một người Dĩ Nguyện Như Thường là sanh về các cõi trời. Đại Phạm Thiên Sahampati cho tới ngày hôm nay vẫn còn ở trên cung trời Sắc Giới. Còn Đức Phật Ngài giải thoát.

Hai người cùng tu, nhưng Dĩ Nguyện Như Thường của họ đi theo đường họ đã vạch ra. Vậy thì khi vô Tuệ Văn đang học hay đang nghe pháp, đang đọc kinh hay đang hành thì phải có Tuệ Tư là giải thoát, buông bỏ, nắm bắt vô chỉ pháp thôi chứ không có cái "tôi" lồng vô trong đó thì mình mới lọc ra được.

Khi Ngài Tịnh Sự nói với Sư là Sư bắt được pháp liền, chứ Sư không nói cái này hay quá, cái hay là mình dính liền.

Đó gọi là Kiến Giải Đoạn Trừ, Kiến Giải cái Đoạn Trừ liền, chứ không phải Kiến Giải để tích lũy. Mình đoạn trừ liền để cho nó hết. Như cây dại ló lên mình chặt, ló lên mình chặt thì nó cụt luôn không lên được nữa.

 Những cái đó là những Pháp Học sẽ cho mình Pháp Hành với trí tuệ tu tập, chứ không thể nào có sẵn để cho mình một cái khuôn. 

Giống như hồi xưa mình đi học thầy cô giảng trong lớp mấy chục người học sinh mà có đứa hiểu có đứa không hiểu. Tại vì đứa không hiểu nó lo ra không có tập trung, còn những đứa không lo ra nó nắm bắt được. Tất cả những gì cô thầy giảng chỉ là những câu giải đáp.

 Bây giờ mình nói 2 đứa cùng tập trung không lo ra, mà cùng chú ý thầy nói thì có giống nhau không? Cũng chưa chắc, những điểm đó mình thấy Tuệ Tư nó mới làm việc. Cái văn mình có rồi nhưng Tuệ Tư nó sẽ đi hướng khác nhau. Vô Tuệ Văn đã là khác rồi, qua Tuệ Tư đã là khác. Với Bản Nguyện thì Tuệ Văn của người này đã là khác với người kia.

Do đó, Tuệ Tư từ trên Tuệ Văn của mình và mình đi tới Tuệ Tu mình đi theo hướng đó.

Do đó, khi bắt đầu vô chi Pháp.

Thí dụ. Hơi thở. Hành giả nhìn thấy bản chất của Pháp hay nhìn thấy Dĩ Nhân của mình. Hít vô một hơi thở vô, thở ra một hơi thở ra, hành giả nhìn được bản Pháp hay thấy Dĩ Nhân Di Nguyện của mình?

Sư nói một cách máy móc, mấy cô hít vô và thở ra, máy móc của quí cô là việc Niệm thôi, chứ không có suy xét pháp, đó là thói quen của mình rồi, tại vì mình đang hành Niệm Xứ, mình phải giữ Niệm mình làm cho mình có niệm lực. Do đó, pháp nào vô cũng phải niệm trước, bây giờ cái tê nó đến với mình, mình cũng phải niệm trước, chứ đâu có nhìn thấy bản Pháp. Khi tê tới mình niệm "tê à", mình niệm tê trước. Nhưng nếu như nhìn nó như một bản Pháp, hồi nãy nó không tê giờ nó tê thì mình nhìn vô bản Pháp là Vô Thường. Mình cũng có Niệm nhưng Niệm vô bản Pháp Vô Thường chứ không nhìn vô Dĩ Nhân của mình.

Cũng Niệm nhưng là niệm Dĩ Nhân chứ không phải bản Pháp. Hồi nãy không có giờ nó có, lại niệm nữa, niệm của mình nữa, cái đó không phải mình biết, không phải mình thấy, không phải mình có tuệ. Chỗ đó là nó qua một cái bản lề liền, nó qua một cái nhìn khác biệt, cũng là một cái Niệm nhưng cái Niệm của mình theo Pháp, nó cho mình thấy, cái đó là Pháp, nhưng mình lại Niệm cho cái mình biết, cái đó khác. Mình niệm cho mình biết là của mình. Như ông anh của ông Cấp Cô Độc, ông làm cho ông biết để mà hưởng, còn ông em là theo Pháp ông buông.

Mình đang ngồi học hay mình đang làm việc, mình thấy khát nước. Khi mình thấy khát nước thì bắt đầu mình có cái niệm cái gì? Mình đang khát nước thì mình niệm bản Pháp hay là Dĩ Nhân? 

Một cái thôi, hai cái, một cái nó làm cho mình lật ra liền, một người thức tỉnh liền, một người trở lại máy móc lại. Thì cuộc sống của mình nó tuần hoàn nó luân hồi nó cứ xoay chuyển theo máy móc mình đang Nghiệp Lực Chủ Nhân Trí mình làm, mình không có Minh Sát Trí. Cái Minh Sát mình nhìn thấy Pháp, chứ không phải Minh Sát mình nhìn thấy Dĩ Nhân Nghiệp Lực của mình thì mới ra Thức Tỉnh mới ra Giác Ngộ, còn cái kia không có gì cho mình Thức Tỉnh để Giác Ngộ.

Do đó, mình mới khai thác được Niệm Giác Chi trong Thất Giác Chi thì mình mới nhìn qua Tứ Đế, qua cái đó mình mới thấy cái khổ này không phải mình niệm cái khổ mà mình niệm nhân sinh khổ này thì mình gắp được bản Pháp Vô Thường. Còn cái khổ (tê, nhức, mỏi, đau) này mình niệm thì đó là Dĩ Nhân Nghiệp Lực của mình.

 Cái người nhìn thấy Pháp người ta ra được, còn nhìn vô cái thường của nó là của nó.

Hai cái nhìn và hai cái niệm và hai cái biết hai cái hướng đi.

Cái niệm của mình trong sự thức tỉnh của mình với cái trí tuệ của mình bắt đầu mình mới chặn những cái mà nó đã làm cho mình có thói quen.

Một câu chuyện đơn giản mà mình lọt vô cái chuyện thường tình của mình.

Khát lấy nước uống, Như Thường, đâu có gì là khác thường. Còn bây giờ mình phải khác thường thì khát nước không uống

Mình lấy Tuệ Văn làm cái Như Thường của bản Pháp chứ không theo cái Như Thường của bản Dĩ Nhân của mình, lúc đó mới bắt đầu lọc ra. Như vậy mới Chuyển Tộc bỏ phàm thành Thánh được, hay là bỏ cái phàm phu của mình, hay cái thô thiển của mình đến bậc cao quí Thánh nhân được. Cái Dĩ Nhân là cái thói quen cái tập khí của mình, nó là Thân Kiến của mình.

Sư chưa tới phần tà kiến đặc biệt, mới chỉ là hữu thân kiến thôi, mới là tà kiến thông thường thôi, còn vô tới vô nhân kiến, vô hành kiến, vô hữu kiến, còn phức tạp lắm, khó gột nó ra vì nó là Chuẩn Xác Tà Kiến rồi, nó cố định rồi, nó không thay đổi. Mới xơ xơ hữu thân kiến thôi mà khó rồi, nhưng mình cũng phải làm chứ không phải mình đứng bên ngoài mà mình nói, mà không thực tập không thực hành. 

Chính những cái đó mới thấy rằng trong các thiền viện các thiền Sư ở các nơi họ chưa ra khỏi mà họ cũng không hay biết nữa, họ vẫn đứng khư khư trong đó, họ vẫn nghỉ họ đang đi. Sư biết nhưng bây giờ mình lo tu, mình chưa có ra, mình còn ở trong, còn vướng. Mình cứ đói ăn, khát uống, làm theo Như Thường, chứ không có gì bất thường, mà mình cũng có Niệm trong đó vì mình không có thất niệm, mình không có phóng dật, mình sống trong cái Dĩ Nhân của mình, cái Như Thường của mình, cái Bản Nguyện Như Thường của mình.

Cái gì nó đến với mình, mình phải dùng trí. Chẳng hạn buổi sáng cô Tịnh Nhẫn dâng bát cho Sư 2 đĩa vung đầy, cô làm công phu lắm, dĩa mì xào dòn một đĩa vung đầy, khi ăn phải trộn 2 đĩa với nhau, nhưng cả 2 đĩa đều vung đầy thì đĩa nào đổ vô đĩa nào?  Phải là mỗi đĩa phân nửa thì mới trộn vô được. Tại vì Sư nguyện nhất bát thọ thực đầu đà, nên chỉ được ăn một bát thôi, do đó hai đĩa phải trộn vào làm một. Sư nói là cô phải suy nghĩ chứ cô đưa như vậy là theo Dĩ Nhân Bản Nguyện Như Thường rồi. Cô phải lấy mỗi thứ một nửa, hay là đưa Sư cái đĩa không để Sư trộn chung hai thứ vào một cái đĩa để Sư thọ thực.

Những cái đó là mình làm theo thói quen của mình chứ mình không dùng trí. Sư nói cô làm việc gì phải dùng trí, phải suy nghĩ chứ không làm theo thói quen.

Ngài Tịnh Sự kêu Sư gửi một xấp thơ, Sư ngồi chét hồ từng bao thơ rồi dán tem từng cái bao thơ, Ngài nói không làm như vậy, và Ngài chỉ cho Sư lấy 10 bao thơ xếp xèo trải ra rồi lấy tay nhúng vào hồ rồi quét tay có hồ vào một lúc 10 cái bao thơ đó, rồi dán tem lên, công việc làm như vậy rất là nhanh, chứ ngồi quét hổ từng bao bì rồi dán từng con tem thì mất rất nhiều thời gian. 

 Ngài nói không dùng trí làm việc mà cứ làm theo thói quen như vậy là không được.

Kỳ rồi Sư có nói qua phần thân cận bậc hiền trí Sappurisasaṃseva với bậc hiền trí Paṇdita, phải gần bậc trí, thì bậc trí làm cho mình Tương Ưng Trí được, nếu mình không có trí thì phải gần bậc trí để mình Tương Ưng Trí với họ hay là Câu Sinh Trí với họ hay Câu Sinh Nghiệp mới có, họ động cơ hay  họ có môi trường làm cái chớn cho mình chạy theo trên con đường lộ đó.

Giống như kỳ ông Tâm Lực lên để bát, ông nói: "con phải lên tham dự khóa thiền với từ trường của Sư với thiền đường của Sư, với khóa tu của Sư nó mới đánh con văng ra con mới buông được còn không ở nhà thì không có cách nào".

Do đó, mình phải có Tuệ Tư, nó rất quan trọng, suy nghĩ chính xác thì đưa đến hành động chính xác, suy nghĩ lệch lạc thì sẽ đưa đến hành động lệch lạc.

Do đó Đức Phật nói "Cetana kamma" tức là Tư là Nghiệp, Tư là Nghiệp Báo, Tư là Nghiệp Quả, Tư tạo tác, Tư là thực hành đưa đến sự tác ý của mình.

Giữa 2 cái thế Tuệ Văn và Tuệ Tu thì Tuệ Tư nằm ở giữa. 

- Tư uốn nắn Văn Dĩ Nguyện Như Thường.

- Tư uốn nắn Tu Dĩ Nguyện Như Thường.

Do đó, khi mình suy tư lệch một cái thì là coi như hỏng hết. Do đó, tư duy của mình rất quan trọng. 

Mình có 2  tư duy là Chánh Tư Duy và Tà Tư Duy, suy nghĩ đúng đắn của mình hay là suy nghĩ sai trật của mình. Do đó, mình phải biết.

Thế thì khi nào mình có suy nghĩ sai trật? Thói quen thường có cho ta sự suy nghĩ sai trật liên tục, sai trật hoài.

Còn Chánh Tư Duy mình muốn có thì mình phải có pháp định hướng để mình sửa Tà Tư Duy của mình trở lại Chánh Tư Duy mới được, chứ không phải có sẵn trong tâm.

Khi ta nói Buddhabhasita Phật ngôn có giống như thói quen của mình không? 

Phật ngôn và thói quen.

Phật ngôn là Đức Phật có những lời dạy

Thói quen của mình có thường ngày làm. 

Giờ mình ráp vô Lời Phật dạy với thói quen mình thường hay làm ở giữa là Tu Tập là Sửa Đổi. 

Giữa Phật ngôn và thói quen của mình là phải có sự tu tập.

Cha với con, vợ với chồng, 2 cái ráp vô phải có sự sửa đổi mới được, chứ không phải có sẵn.

Không có cái gì mà có sẵn khuôn hết. Lời Phật dạy và thói quen của mình 2 cái ráp vô thì Tư phải suy nghĩ. Lời Phật dạy là Tuệ văn, phải có Tuệ Tư để áp dụng vào Tuệ Tu mới thực hành được. Phải có Tuệ Tư. Nghe Phật nói mà mình không có Tuệ Tư để động não tu tập để Tuệ Văn mình thu được. Nếu nghe Phật nói mà không có Tuệ Tư để suy tư tu tập theo lời Phật dạy thì như nước chảy lá môn lá sen.

Tuệ Tư là tư duy phải chính xác thì mới áp dụng Phật ngôn với sửa thói quen của mình thì mới thành tựu ra kết quả là sự tu tập thành công.

Thói quen của con người mình là Tham, Sân, Si, mà Đức Phật là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. Giờ mình tư duy lại xem cái nào đúng? Thói quen của mình là Tham, Sân, Si có đúng không? Nếu đúng mình giữ, không đúng mình sửa theo lời Phật dạy mình tu. Lởi dạy của Đức Phật là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si là đúng thì mình phải sửa thói quen của mình.

Nên có Tuệ Thuận Tùng, rồi tới Tuệ Cận Hành, rồi mới đi tới Tuệ Chuyển Tộc, chuyển tộc là chuyển đổi.

Mỗi cái đều có sự suy nghĩ. 

Pháp Học mình đang học về Tuệ Văn (Kinh Tạng, Chú Giải, Phụ Chú Giải). Trong tất cả Pháp mình đang học đều có 4 tinh hoa là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, và Níp-bàn. Nếu Pháp nào không có  4  tinh hoa này thì không là Pháp của Đức Phật. Mình đọc một Pháp nào mà mình không nghiệm ra được một trong tứ tướng này hay 4 trạng thái này hay 4 tinh hoa này thì không phải là Pháp của Đức Phật thì mình không có thẩm thấu nó được. Nếu mà đọc mà không có 4 cái này thì cái đó là kiến văn của mình chứ không phải là Pháp của Đức Phật.

 Sư đọc từng mỗi Pháp nào của Đức Phật Sư đều phải ngồi nghiệm lại.

Trong Pháp Tương Ưng Trí Sampayutta Ñāṇa

Lời Phật dạy:

- Môi trường thích hợp.

- Kết giao bậc hiền trí Paṇdita

Mình coi 4 pháp, 4 tinh hoa của Phật Giáo là : Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, và Níp-bàn này có nằm trong 2 trường hợp này không

Lời Phật dạy là muốn có trí thì mình ở môi trường thích hợp hay mình gần gủi bậc hiền trí.

Lời Phật dạy có 4 pháp là: 

1. Vô Thường, 

2. Khổ Đau, 

3. Vô Ngã, 

4. Níp-bàn. 

Thì 3 pháp đầu là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã là Hiệp Thế. Và Nip Bàn là Siêu Thế.

 Thì môi trường thích hợp này là nơi đó phát sinh trí.

 Giờ mình suy nghĩ môi trường nào là thích hợp và môi trường nào không thích hợp. Bây giờ mình mổ xẻ từ "thích hợp" , môi trường mình trọn lựa và mình quyết định đi tới.

Môi trường nào cho mình thêm tham, thêm sân, thêm si, thì môi trường này không thích hợp.

Môi trường nào không cho mình thêm tham, thêm sân, thêm si, thì môi trường này thích hợp.

Mình đọc câu này "môi trường thích hợp" rồi mình lấy cái biết của mình ráp 4 tinh hoa mình lồng vô môi trường nào thích hợp, môi trường nào làm tăng cường thêm cái thích tham của mình lên thì môi trường đó có thích hợp không? Ở nhà to, cuộc sống sung sướng, những nơi phồn hoa đô hội hay những thói quen của mình làm tăng cường thêm tham, tăng cường thêm sân, tăng cường thêm si, thì môi trường này là môi trường thích hợp của mình, thì cái đó mình xa rời Đức Phật.

Còn môi trường nào thích hợp là môi trường không tham, không sân, không si thì môi trường đó mới thích hợp .

Kết giao bậc hiền trí thì các bậc hiền trí chỉ nói 4 pháp tinh hoa của Phật Giáo là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã và Níp Bàn thôi, chứ họ không nói pháp nào để cho mình nhiễm đắm.

Do đó, mình đọc câu pháp nào mà mình kẹt ở trong đó là mình chưa có lồng 4 pháp tinh hoa của Đức Phật giảng vô, mình lồng tri kiến của mình vô, do đó mình mới tắt nghẽn trong  lý giải của nó, mình làm theo thói quen của mình.

Mình đi thuyết giảng cũng thấy sai trái cái Dĩ Nhân Bản Nguyện của mình, mình đâu phải là bản nguyện của mình đâu, không phải tuệ văn dĩ nguyện như thường mà là đi theo Hữu Thân Kiến của mình, chưa đó, lọt qua cái Chuẩn Xác Tà Kiến, đó là mình vô hữu kiến, vô nhân kiến, vô hành kiến, còn chết nữa đó, mình thuyết pháp rất là sai lạc, là không có tác nhân, không có sự hiện hữu, tất cả đều không có sự hiện hành, cái đó nó còn ảnh hưởng rất lớn.

Đức Phật nói những bậc muốn Tương Ưng Trí, muốn sài tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí là mình đã có môi trường thích hợp, mình lồng vô môi trường thích hợp  là không tham không sân không si, môi trường đó Đức Phật dạy.

Còn môi trường nào thích hợp mà có tham, sân, si, môi trường đó mình phải biết xa lánh.

 Và mình phải kết giao bậc hiền trí, mình không kết giao với bậc phi hiền trí. Thì những bậc hiền trí đó đưa đến các pháp cho mình thấy 4 tinh hoa Phật Giáo, chứ Ngài không đưa mình đi tới những pháp ngược lại lời Phật dạy.

Mình lấy tiêu chuẩn đó, mình lập một bảng viết lên đó rồi đọc xem cái này có không, không có, bắt đầu loại ra, loại cái của mình chứ không phải loại pháp của Đức Phật. Rồi mình mới đem Pháp Đức Phật vô mình mới hiểu  pháp Đức Phật muốn nói cái đó và không bao giờ bị tắt nghẹn hết.

Mình có tiêu chuẩn đó thì mình nhìn vô cái pháp, pháp nào mình cũng xoi chiếu hết thì mới nghiệm ra được.

Ở môi trường mà đầy dẫy tham, đầy dẫy sân, đầy dẫy si thì môi trường đó không thích hợp với lời Phật dạy chỉ thích hợp với người thế gian thôi. Đối với lời dạy của Đức Phật môi trường thích hợp đó là môi trường không có tham, không có sân, không có si mới được, môi trường đó mới giảm thiểu tham, giảm thiểu sân, giảm thiểu si, và đi đến trạng thái không tham, không sân, không si, môi trường đó là môi trường thích hợp để ở.

Mình đưa hai cái thế đó mình nhìn ra được.

Đối với việc gần gủi với bậc hiền trí cũng vậy, các bậc hiền trí mình gần những bậc đó làm cho mình tăng cường thêm tham, tăng cường thêm sân, tăng cường thêm si thì bậc đó không phải là bậc hiền trí cho mình nương tựa hay tiếp giao.

Những cái đó mình phải suy nghiệm bằng Tuệ Tư, sau khi mình biết có Tuệ Văn này mình phải suy nghiệm nữa, mình lọc nữa, lọc bằng trí tuệ, chứ không phải lọc bằng thói quen của mình. Nếu như không lọc bằng tri tuệ  bằng Minh Sát thì sẽ đi theo Nghiệp Lực Chủ Trí. Cái Tuệ Tư sẽ đưa vô Nghiệp Lực Chủ Trí chứ không phải Minh Sát Trí thì nó không đưa đến Siêu Thế Trí được, Tuệ Tư tắt nghẽn trong Nghiệp Lực Chủ Trí và mình chấp thủ vô Nghiệp Lực Chủ Trí này, và người ta sửa đổi mình không thay đổi, mình giữ cái nghiệp đó.

Như ông Saniaya là thầy của UpatissaMoggallaanaKolita, khi hai vị tới nói lên gặp Đức Phật, ông Saniaya nói thôi các ngươi cứ đi đi, ta ở đây quản lý số đồ chúng của ta đủ rồi, ta không đi theo Samon Cồ Đàm đâu. Đó là ông đi theo Nghiệp Lực Chủ Trí của ông, còn 2 vị kia đi theo Minh Sát Trí có được Siêu Thế Trí, trở lại nói với thầy, thầy vẫn đi theo Nghiệp Lực Chủ Trí của ông, rồi thầy còn đem thí dụ số sừng bò với số lông bò cái nào nhiều, hỏi 2 người học trò của mình thì 2 người học trò là UpatissaKolita nói ; số sừng bò ít hơn số lông bò. Vậy thôi ta ở đây giữ số lông bò còn người đi theo Samon Cồ Đàm, đi theo số sừng bò đi.

Vậy thì khi Tuệ Văn họ có như vậy và họ có Tuệ Tư mà Nghiệp Lực Chủ Trí chiếm hữu hết trong suy tư của họ rồi đó, thì Tuệ Tu của họ đi theo Dĩ Nhân Bản Nguyện, không đi theo con đường Dĩ Pháp Bản Nguyện được.

Thiền Sinh hỏi: Thưa Sư, như vậy họ có phải thuộc loại Chuẩn Xác Tà Kiến Không?

HT trả lời: Chưa, đi sâu vô mình mới biết. Mà thực ra luận sư ngoại đạo thường họ là Chuẩn Xác Tà Kiến. Nhưng mình nói thôi, mình đừng có gán đặt người ta một cách nặng nề, đưa họ đến trạng thái Nghiệp Lực Chủ Trí trước đã, rồi từ từ họ chuyển giải, họ lý giải ra, mình mới phân tách nhận xét được lúc đó mình mới tìm được, chứ không có vội lên án. Minh lo tu, không lo chuyện của họ đúng sai.

Khi đứng trước một Pháp Học hay Pháp Hành cũng vậy, phải phân tích được đây là Nghiệp Lực Chủ Trí cho mình phân tích với Pháp Học và Pháp Hành theo chủ quan của mình với một Minh Sát Trí để mình Pháp Học Pháp Hành với khách quan của  mình. Đứng 2 thế đứng thì mình phài nhìn với trí tuệ chứ không có thói quen được hay kiết sử của mình hay là kiến chấp của mình được. Lúc nào Sư cũng nhắc là mình phải thận trọng và cân nhắc và phải sáng suốt để mình đi tới nhận xét của mình hay trí tuệ của mình cái hiểu biết của mình lý giải mới chính xác được.

Do đó, đứng trước một cái gì đó khoan vội, với một cái pháp đến với mình thì đầu tiên phải ở trong tâm Níp bàn rồi mình mới nhìn thấy được thực tướng. Tức là với trạng thái tĩnh lặng, chứ mình không có giao động, mình mới nhìn thấy được thực tướng. 

Đi pháp nghịch. Với một pháp đến với mình thì mình phải ở trong Níp bàn mình mới nhìn được thấy pháp. Nếu như mình đứng trong pháp mình nhìn pháp thì mình nhìn lệch liền. Đó là trí tuệ. 

Mình phải đứng ngoài pháp với trạng thái tĩnh lặng mới nhìn thấy được thực tướng của pháp. Còn nếu như mình đứng trong pháp mình nhìn pháp thì mình bị lệch liền.

Không bao giờ đứng chung một chân, chung một chỗ của một pháp đang có mà mình thấy được pháp đó.

 Với bất luận một pháp nó đến với ta thì ta đứng trong Níp bàn mới nhìn thấy pháp được. Tức là đứng trong trạng thái tĩnh lặng của mình, mình không giao động thì mình mới nhìn thấy thực tướng của pháp đó mới được. Còn đứng chung chân với nó, đứng chung trong cảnh pháp của nó không bao giờ mình thấy thực pháp của nó, mình chỉ thấy mình đang với nó thôi.

Thí dụ: Đứng trong vị trí khát nước mà chung chân với khát nước thì mình thấy mình muốn uống nước.

Nhưng mà đứng ngoài cái khát nước này mình tĩnh lặng thì mình mới nhìn thấy cái khát nước này là Vô Thường, hay là Khổ Đau, hay là Vô Ngã, bất luận chỗ nào mình muốn thấy mình sẽ thấy.

Khi có khát nước mà đứng chung vô cái vị trí khát nước này thì sẽ muốn uống nước. Nhưng mà đứng trong trạng thái tĩnh lặng đó mình biết khát nước rồi mình tĩnh lặng mình nhìn vô cái pháp thì thực tướng (Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã) nó ra liền. 

Đó là pháp tu.

Với người không có pháp tu thì họ làm theo thói quen. Mình phải có pháp tu thì mỗi ngày mình mới có sự cầu tiến./.


No comments:

Post a Comment