Wednesday, February 15, 2023

016 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 5 tháng 6, 2022

 016 Paṭṭhāna
 HT Sán Nhiên giảng ngày 5 tháng 6, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "016- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Thiền sinh hỏi: Câu hỏi về chấp thủ trong quyển chương VIII - Liên Quan Tương Sinh. Trong đó ghi ái dục làm duyên cho chấp thủ. Kiến chấp thủ, giới cấm thủ, ngã luận cấm thủ, 3 cấm thủ đó là pháp bất thiện, nhưng tại sao nó lại có Mãnh Lực Duyên phối hợp với lại chấp thủ này, thì tại sao nó lại có Đồ Đạo Duyên trong đó thúc đẩy Mãnh Lực Duyên.

HT trả lời: Đồ Đạo Duyên có 12 chi là:

1. Chánh kiến (sammā-diṭṭhi), tức là tuệ quyền (paññindriya)

2. Chánh tư duy (sammā-saṅkappa), tức là tầm (vitakka)

3. Chánh ngữ (sammā-vācā)

4. Chánh nghiệp (sammā-kammanta)

5. Chánh mạng (sammā-ājīva)

6. Chánh  tinh  tấn  (sammā-vāyāma),  tức  là  cần (vīriya)

7. Chánh niệm (sammā-sati), tức là niệm (sati)

8. Chánh định (sammā-samādhi), tức là nhất tâm (ekaggatā).

 Bốn chi sau là bất thiện tà kiến tà tư duy cũng nằm trong Đồ Đạo Duyên

1. Tà kiến (micchā-diṭṭhi), tức là kiến (diṭṭhi)

2. Tà tư duy (micchā-saṅkappa), tức là tầm (vitakka)

3. Tà tinh tấn (micchā-vāyāma), tức là cần (vīriya)

4. Tà định (micchā-samādhi), tức là nhất tâm (ekaggatā).

Mình cứ khư khư trong Đồ Đạo Duyên là Bát Chánh Đạo thôi, không phải chỉ có 8 chi đạo, mà Đồ Đạo Duyên có 12 chi đạo. Thì trong 4 tà chi đạo là tà kiến tà tư duy nó là Mãnh Lực đưa đến chấp thủ  upādāna. Chi pháp của upādāna là thủ là tâm sở tham, nó thuộc về tâm sở tham, mà tà kiến là tham, tà kiến, ngã mạn. Nên mình thấy Đồ Đạo Duyên có 2 vế, khi thì thiện khi thì bất thiện, có người đi chánh đạo thì gặp điều an lành, người đi tà đạo thì gặp những điều bất thiện. Do đó mình phải cẩn thận.

Thời kỳ Đức Phật thành đạo, khi còn đang tu tập Ngài cũng gặp nhiều vị tà kiến, sau khi tìm được chánh pháp chứng đắc đạo quả Ngài xiển dương Chánh Đạo để độ chúng sanh thì thuyết tà đạo vẫn công kích Ngài, 6 vị luận sư tà đạo công kích nói đạo của Ngài là không đúng, họ lấy số lượng đông. Điều thứ 2 Ngài là người trẻ nhất trong 6 vị kia là trưởng lão, tôn túc già nua lớn tuổi rồi. còn Ngài mới 35 tuổi.

Mình học về Duyên mới thấy được tri kiến hay trí tuệ của Đức Phật, đó là điều quan trọng. Thứ hai, học về 24 Duyên mới thấy được tư duy của mình có nhiều hạn chế, tại còn tư kiến của mình trong đó. Còn Đức Phật Ngài mở ra các pháp hiện bày bởi Duyên. Trong khi học về Duyên mà hiện bày các pháp về chân pháp hay chánh pháp thì mới thấy 24 Duyên, thì chính gốc của mọi Duyên là hiện bày tính vô ngã. Các Duyên hợp thành rồi các Duyên tan rã thì đâu có chi là một bản ngã hay ngã thủ hay ngã uẩn thủ hay ngã chấp thủ, thì cái hiện bày của qúi Phật tử vô ngã.

Khi mình hiểu được Duyên thì mình hiểu thực tướng, mình bước thêm một bước về vấn đề thực tướng vô ngã.

Như mình học Chương IV về lộ trình tâm khi mình thấu triệt được các Lộ Trình Tâm từ Ngũ Môn cho tới Ý Môn thì mình thấy được sanh diệt của một sát na tâm thì mình thấy được tướng Vô Thường.

Do đó, qúi Phật tử thấy cho tới ngày hôm nay mình đã qua gần hơn 3 tháng rồi trong lớp zơom này, mà ta mới đi có một Duyên Sư mới đi có một câu Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo Nhân Duyên, Sư chưa đi qua được Pháp Thiện làm duyên Pháp Vô Ký. 

Tại vì Sư chưa nói qua Lộ Trình Tâm, Sư mới nói tới Mãnh Lực Duyên và cái cấu trúc hình thành ra Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện với 6 duyên đầu với 3 duyên sau của 9 duyên của Mãnh Lực để làm ra Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện này, nó có nhiều chi tiết nữa mình phải mổ xẻ thêm để nghiên cứu thêm nữa.

Mình học về duyên mình thấy hợp rồi tan thì mình mới thấy Vô Ngã. Còn học về Lộ Trình Tâm sanh rồi diệt, sanh rồi diệt, hết tâm này tới tâm kia sanh rồi diệt từng sát na nó liên tục nhau không gián đoạn (vô gián) thì thấy tính vô thường. 

Cho tới ngày hôm nay Sư hướng dẫn cho các qúi Phật tử về Phát Thú Sư vẫn còn nhận một số câu hỏi của một số các Phật tử hỏi về vấn đề giới luật, chẳng hạn như năm giới hay tám giới qúi Phật tử thọ trì. Phần đó Sư đã nói qua trong phần trì giới Thập Phúc Hành Tông (Puññakiriyāvatthu) nằm ở Chương V quyển 2. 

Trong quyển Chương V về phần 31 cõi hạng người, 16 loại nghiệp, rồi cảnh cận tử lâm chung, 3 quyển đó Sư nhập chung làm một, trong đó giải thích về vấn đề trì giới.

Trì giới ở đây có Niccasìla là Thường Xuyên Giới Luật. 

Tập III  Chương V Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp có trình bày về Giới có nhiều chi tiết đầy đủ.

Thí dụ, trang 247.

 Giải Thích Đặc Biệt Trong Việc Thọ Trì Ngũ Giới (Samàdànapañcasìla

Việc nguyện thọ trì Ngũ Giới hiện hữu ở hai thể loại, đó là: 

1. Nguyện thọ trì gộp chung cả năm điều giới luật vào với nhau (Pañcaṅga samannàgataṃ sìlaṃ samàdiyàmi). 

2. Nguyện thọ trì riêng biệt từng mỗi điều giới luật. 

+ Việc nguyện thọ trì gộp chung Ngũ Điều Giới Luật vào với nhau thì có được như sau; là Tự Phát Nguyện (Paṭiññàṇa) với lời nói rằng “Pañca sikkhà padaṃ samàdiyàmi” hoặc “Pañcasìlaṃ samàdiyàmi” dịch là “Con xin thọ trì trọn đủ cả năm điều giới luật, có kiêng tránh sát mạng (Pàṇàtipàtàvirati), v.v. cho đến kiêng tránh uống rượu và các chất say (Suràmerayamajjapamàdaṭṭhàna virati), là cuối cùng.” 

Ngay cả ở trong việc nguyện thọ trì Bát Quan Trai Giới (Uposathasìla) cũng tương tự như nhau, nếu thọ trì gộp chung cả tám điều giới luật vào với nhau thì cũng nói như sau: “Uposathasìlaṃ samàdiyàmi” hoặc “Aṭṭhaṅgasìlaṃ samàdiyàmi”- “Con xin thọ trì Bát Quan Trai Giới có đủ tám điều giới phần”. 

+ Việc nguyện thọ trì Ngũ Điều Giới Luật theo riêng biệt từng mỗi điều thì có được như sau, sẽ nói rằng: 

Pàṇàtipàtà veramaṇì sikkhàpadaṃ samàdiyàmi, v.v. 

Suràmerayamajjapamàdaṭṭhànà veramanìsikkhàpadaṃ samàdiyàmi. 

Ngay cả việc nguyện thọ trì tám điều giới luật theo riêng biệt từng mỗi điều, thì có được như sau: 

Pàṇàtipàtà veramaṇì sikkhàpadaṃ samàdiyàmi, v.v. 

Uccàsayanamahàsayanà veramaṇì sikkhàpadaṃ samàdiyàmi. 

Việc nguyện thọ trì cả hai thể loại Ngũ Giới, Bát Giới như đã vừa đề cập đến ở tại đây, nếu như người nào nguyện thọ trì gộp chung các điều giới luật vào với nhau, thì nhỡ như chỉ xâm phạm duy nhất ở một điều nào trong các điều giới luật ấy làm cho phải bị đứt đi, thì coi như việc tuân thủ Ngũ Giới hoặc Bát Giới của người ấy đã bị đứt chung hết cả với nhau. Thế là cần phải nguyện thọ trì mới trở lại hết tất cả. Còn người nguyện thọ trì theo riêng biệt từng mỗi điều giới luật, nếu như đã xâm phạm vào điều nào thì cũng coi như chỉ riêng điều giới luật ấy bị đứt mà thôi, còn các điều khác thì vẫn tồn tại hiện hữu như thường, và không bị đứt mất. Thế là chỉ cần nguyện thọ trì mới trở lại riêng với điều đã bị đứt ấy thôi. 

Lại nữa, việc nguyện thọ trì Ngũ Giới, Bát Giới với người xin thọ trì có hạn định về thời gian ở trong Tâm, thì cũng chỉ xin nguyện thọ trì một lần một thôi. Việc nguyện thọ trì của người nầy cũng được gọi là đã được an trú suốt trọn thời gian đã hạn định, chẳng hạn như là người xin nguyện thọ trì Ngũ Giới hoặc Bát Giới hạn định ở trong thời gian là ba tháng, hoặc một tháng, nửa tháng, một tuần cũng được, hoặc một ngày một đêm cũng được, ngay cả cuối cùng chỉ là nửa ngày cũng được. Một khi đã phát nguyện (Adhiṭṭhàna) ở trong Tâm rồi, cùng với việc nguyện thọ trì phần Giới Luật ấy, thì việc thọ trì ấy sẽ an trú suốt trọn thời gian đã hạn định, và khi đã đến thời hạn định thì việc nguyện thọ trì ấy cũng được gọi là tự nó chấm dứt vậy. 

Ngũ Giới đây, là Thường Xuyên Giới Luật (Niccasìla) của tất cả hàng cư sĩ tại gia. Như thế dù cho người có nguyện thọ trì hoặc không có nguyện thọ trì, thì cũng phải tuân thủ gìn giữ một cách thường xuyên, để cho tự bản thân mình là người có giới luật. Nếu nhỡ như sẽ có người viện cớ nói rằng “Tôi không có nguyện thọ trì, thì như thế chẳng cần phải tuân thủ, và cũng chẳng có tội.” Ở trong lời nói như thế ấy, chỉ là biểu lộ cho người khác được biết rằng mình là người không am tường ở trong Ngũ Giới, đã là loại Thường Xuyên Giới Luật của tất cả hàng cư sĩ tại gia; thế nhưng người ấy có được là người thoát khỏi sự làm thành kẻ Phạm Giới Luật (Dussìla) không ? Đối với người đã có việc nguyện thọ trì và rồi cũng đã có tuân thủ Ngũ Giới ấy, lại được tăng trưởng nhiều lợi ích khác nữa, sẽ nói được rằng ngoài việc Ngũ Giới Thiện (Pañcasìlakusala) ra đây, thì vẫn còn có phát sanh lên thêm việc thọ nguyện điều Thiện khác nữa vậy. Với lý do nầy, tất cả những hàng Phật Tử đã luôn có hiện bầy việc nguyện thọ trì Hạn Định Ngũ Giới (Pañca Niyamasamàdànasìla) mãi cho đến tận ngày hôm nay. 

(dứt phần trích đoạn)

Có 2 cách nguyện giới: 

- Cách thứ nhất là mình gộp chung 5 giới lại mình nguyện.

- Cách thứ hai là mình nguyện từng mỗi điều giới riêng.

Sẽ có 2 kết quả 2 quả báo.

Thí dụ, giữ giới cách thứ hai nếu nguyện từng điều trong Ngũ Giới, khi bị đứt thì đứt từng giới riêng. Như giới nói dối trong Ngũ Giới bị đứt thì còn lại 4 giới kia.

Nhưng nếu qúi Phật tử nguyện gộp chung 5 giới trong một lần, khi đứt bất cứ một giới nào trong 5 giới thì mất hết cả 5 giới. Thí dụ mình để tất cả trứng vào trong một giỏ khi bể là bể hết. Còn nếu để riêng thì cái nào bể thì bể vẫn còn mấy cái kia.

Với phần Bát Giới cũng như vậy, cũng có phần nguyện chung, và nguyện riêng. Tuy nhiên, với phần Bát Giới nguyện chung hay riêng khi đứt thì đứt hết 8 giới.

Qúi Phật tử nhớ, Bát Giới nếu mất một giới thì mất hết 8 giới.

 Sư muốn nói cho qúi Phật tử nghe, cái này chỉ mới là Giới Nguyện, chưa phải là giới Ngăn Ngừa.

Giới ngăn ngừa là mình phải ngăn ngừa Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng.

Giai đoạn thứ ba là Giới Sát Trừ dành cho các bậc Thánh, từ Sơ Đạo, Nhị Đạo, Tam Đạo, Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả, Tứ Quả. Các vị đó suốt cuộc đời không có bao giờ phạm giới, các Ngài sống cuộc sống rất thanh tịnh trong sạch.

Còn mình đây, khi đứt giới thì mình nguyện giới lại. Đang đi ngoài đường hay đang sinh hoạt, chẳng hạn như đang trên máy bay, hay trên xe bus, hay đang tại bệnh viện chờ tới lượt mình vào khám bệnh, thì có một sự cố xảy ra qúi Phật tử bị đứt giới thì ngồi tại đó nguyện giới lại liền. Thì đứt giới nào nguyện lại giới đó, nếu mà biết.

Thứ hai, qúi Phật tử nhớ là có 2 khoảng thời gian, 2 mốc thời gian mình nguyện giới: 

- 1. Sáng thức dậy mình nguyện giới thọ Tam Quy và Ngũ Giới.

- 2. Tối trước khi ngủ mình nguyện Tam Quy và Ngũ Giới, hay Bát Giới, hay Mười Giới.

Thì các qúi Phật tử nguyện giới, đứt giới nào nguyện lại liền trong mốc thời gian mình nguyện lại. Tức là sáng thức giấc lúc còn nằm trên giường mình nguyện thầm Tam Quy và Ngũ Giới liền. Tối trước khi đi ngủ mình nguyện Tam Qui và Ngũ Giới hay là Bát Giới hay Mười Giới liền.

Đừng có để xảy ra như vị tỳ khưu bức nắm cỏ trên giòng sông chết một cách đau đớn. Vị tỳ khưu nhổ một nắm cỏ trên giòng sông, vị tỳ khưu nghĩ là phạm vào giới thảo mộc phá hoại thảo mộc (Bhùtagàma) phạm Ưng đối trị. vị đó không sám hối với vị tỳ khưu nào, tới ngày lâm chung vị ty khưu thấy nắm cỏ quấn cổ ông ta, ông ta đau và rớt xuống địa ngục mà trong cuộc đời ông ta không có phạm giới nào lớn mà chỉ nghĩ tới cái đó một sát sa bám trong cái đó thôi nên thọ khổ.

Theo các nhà chú giải nói rằng nói tới giới làm cho các vị hành giả người  đang hành trì giới, đang thọ trì giới và giữ giới, đang tuân thủ giới luật thì họ sẽ bị nóng. Nên một số phần lớn các Chư Tăng ít nói về vấn đề giới luật với các người Phật tử. Riêng về các giữa nhà Sư với nhà Sư họ cũng nhắc nhưng nhắc trong sự chừng mực thôi, chứ không nhắc tới vấn đề giới luật một cách khắc khe hay miên mật kỹ lưỡng. Hồi Sư ở với Ngài Tịnh Sự, Ngài nhắc Sư nên quán tưởng tứ vật thực mỗi buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng khi thức dậy, Ngài nhắc nhẹ nhàng nhắc khéo, Sư tri ơn và Sư thực hành liền.

Tiếp nữa là, "Nhân vô thập toàn", không có ai toàn bích hết. Từ thời Đức Phật trước khi Ngài thành đạo, khi Ngài từ 20 tăng kỳ bắt đầu tu trong tâm nói ra lời rồi bắt đầu thọ ký cho tới đắc đạo quả giải thoát thì Ngài tạo tác ra Ngài biết hết, nhưng Ngài nói trong một bài kinh "Nhất Dạ Hiền Giả" trong Trung Bộ Kinh, bài kinh có nội dung rất hay nói về "quá khứ không truy tầm, tương lai không ước vọng, quá khứ đã đoạn tận, tương lai chưa đến, hãy sống ngay trong hiện tại".

Chữ "Dạ" nghĩa là một đêm.  "Nhất Dạ Hiền Giả" nghĩa là một đêm được an vui của bậc hiền triết, đó là hạnh phúc. Quá khứ đã đoạn tận, tương lai chưa đến, hãy an trú ngay hiện tại. Ý nghĩa trong bài kinh này Đức Phật Ngài dạy là mình không để thì giờ, không để thời gian nghĩ suy chuyện quá khứ, tại vì mình nghĩ những chuyện quá khứ đó mình đánh mất những cái qúi nhất của cái hiện tại mình đang có. 

Cái thời gian đang hiện tại mình tu, thời gian hiện tại mình đang có Niệm, mình phát triển Thiền Minh Sát thì có phước hơn mình ngồi suy nghĩ về quá khứ đã qua, mình sẽ đau khổ hay phiền não với thời gian mình đang đánh mất hiện tại này.

Có một số các Phật tử nhiều lần gửi cho Sư những câu hỏi họ lo lắng trong thời gian trước. Nhiều khi Sư có sự suy nghĩ, vì lớp học Zơom này Sư trình bày những Pháp theo tiến trình tu của Phật tử trong mỗi buổi học Thứ Bảy thì Sư tiếp tục tiếp nối qúi Phật tử nghe nhưng không bắt bài học từ ngay buổi học này để mình bước tới tiến tu, nhưng qúi Phật tử lại quán chiếu trở lại suy xét trở lại, soi rọi trở lại là hồi trước mình đã làm đã có làm, thì cái đó là qúi Phật tử đang làm khổ qúi Phật tử.

Sư nhận được mấy câu hỏi của qúi Phật tử Sư thấy thương cho các Phật tử đang ở trong trạng thái đau khổ đó.

 Aṅgulimāla giết 999 người nhưng gặp Đức Phật Ngài độ Aṅgulimāla đắc quả Alahán thì không bao giờ hồi tưởng lại để hối hận vì đã giết nhiều người, Ngài chỉ làm những điều gì từ ngày Ngài đắc quả Alahán cho tới những ngày vị lai vì lợi ích cho mình và cho mọi người, Ngài không còn chiêu niệm hoài về quá khứ đó nữa.

Quá khứ đã đoạn tận, tương lai lại chưa đến, quá khứ không truy tầm. Mình phải nhớ như vậy, thì mới làm lợi ích cho qúi Phật tử biết trân qúi thời gian hiện tại là đừng để đánh mất thời gian hiện tại này một cách oan uổng. 

Những câu hỏi của các qúi Phật tử nêu lên cho Sư là của thời gian quá khứ, chứ không phải là qúi Phật tử đang có ngay hiện tại, và đang có những buổi giảng hay những buổi chia sẻ với Sư cho các qúi Phật tử nghe để rồi qúi Phật tử lo mà sợ hãi. 

Quá khứ thì mình biết và mình đừng có quay lại.

Bài pháp Paṭṭhāṇa đầu tiên từ bài 1, bài 2, bài 3 Sư đều biết những suy nghĩ của qúi Phật tử, Sư chặn cửa này, Sư chặn cửa kia để cho qúi Phật tử sống an trú trong Giới Định Tuệ, chứ không phải để cho qúi Phật tử soi quán chiếu lại những cái gì của mình trong quá khứ.

Hôm nay Sư trả lời một lần nữa cho các qúi Phật tử nào còn lo âu sợ hãi và hồi hộp, hối hận những cái gì của quá khứ thì đừng nghĩ tưởng nữa, mà mình từ đây mình làm những điều gì tốt hơn, tốt nữa, tốt hoài, chứ đừng nghĩ những gì của mình trong quá khứ. 

Đức Phật ngày xưa cũng vậy thôi. Khi Ngài thọ bệnh kiết lỵ 3 tháng cuối trước khi Ngài viên tịch Niết-bàn tại vườn Kusinara, Đức Phật Ngài nói kiết lỵ hôm nay mà Như Lai thọ đây là một trong kiếp quá khứ cho uống thuốc lầm, nhưng Ngài không kể ra trong suốt 45 năm hoàng pháp, khi chuyện xảy ra Ngài xác nhận là có rồi Ngài cho qua, Ngài không có trạo hối.

Trạo Hối nghĩa là: Trạo là Phóng Dật. Hối là Hối Hận

Mình nghe được một Pháp, mình giựt mình và mình hối tiếc liền, đó gọi là Trạo Hối. Mà Trạo Hối này thuộc về pháp Triền Cái (Nivaranā), nó không thuộc về Kiết Sử (saṃyojana)

Nó là Triền Cái (Nivaranā), là nó đang che án tâm thức của mình thôi. Giống như có người lấy cái màn lấy tấm vải che mắt mình. Thì trạng thái đó không quan trọng, nhưng tới mức khi nó trở thành Kiết  Sử (saṃyojana) thì lúc đó mới đáng lo. Trước tiên ta tạo thói quen, sau thói quen tạo lại ta. Trước ta tạo sự giật mình, trước khi ta tạo sự hồi hộp, tạo ra sự phóng dật lo sợ, sau đó thành ra một thói quen hay thành tánh thành tật luôn, thì lúc đó khó chữa khó sửa, khó tu tập. 

Thì bất cứ một pháp nào đến qua 2 Lộ Trình Tâm:

- Nếu qua Lộ Ngũ Môn, tức là qua cửa Nhãn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt, Thân.

- Hay qua Lộ Ý Môn, là trong nội tâm của mình thôi thì nó đều có phần Trạo Hối, lúc đó qúi Phật tử đang ở trong trạng thái Si Mê (Moha). Trạo Hối này thuộc về Si Mê.

Hối Hận có 2 pháp:

- Hối hận việc bất Thiện nào ta đã làm nhớ lại hối hận.

- Hối hận việc thiện nào chưa được làm nhớ lại thì hối hận. 

Mà trong thời gian một sát na tâm qúi Phật tử đang bị trạo hối là qúi Phật tử đang ở trong trạng thái Si Mê mà qúi Phật tử đang đánh mất thời gian của hiện tại của một cái Niệm của Chánh Pháp.

Bất thiện nào đã làm nhớ lại hối hận, việc thiện chưa được làm nhớ lại hối hận.

Thí dụ, hồi nãy thấy một vị Sư đi khất thực tới trước nhà mình thay vì mình ra bỏ bát mình nghĩ để rửa chén xong sẽ ra để bát thì ông Sư đi rồi. Thấy thì làm liền, nhưng qúi Phật tử nhớ lại ở trong phần Tâm Bất Thiện, tâm Tham hay tâm Sân có 2 loại tâm; Tâm Hữu Dẫn (sasankhārikaṃ) và Tâm Vô Dẫn (asankhārikaṃ), thì Tâm Vô Dẫn bộc phát làm liền, Tham bộc phát làm liền. Tâm Hữu Dẫn là có người khuyến khích thúc đẩy xúi dục hay lôi kéo mình thì đó là hữu dẫn (sasankhārikaṃ). 

Thì qúi Phật tử thấy mình sài loại nào? Cái tánh nết quen thường sân, quen thường si, trong đời quá khứ thì ta thường gặp.

Tâm bất thiện có 2 loại:  Vô Dẫn là nó bộc phát tự nó. Hữu Dẫn là có sự dẫn dắt, xúi dục. Trong phần bất thiện luôn luôn có mấy cái này, nhất là tâm tham và tâm sân là luôn luôn có vô dẫn và hữu dẫn. Còn tâm si hoài nghi, tâm si phóng dật không có hữu dẫn mà nó bộc phát lên liền, giống như cục đá thảy vào bụi tro thì nó bùng toé tro lên.

 Do đó, si phóng dật là si hoài nghi thuộc về Tâm Vô Dẫn, qúi Phật tử phải cẩn thận, khi nó đã vô dẫn thì nó nhạy bén nhạy cảm lắm. Người muốn diệt được pháp đang nhạy bén phải có Niệm Lực mạnh, chứ còn Niệm sơ sài Niệm một cách chủ quan thờ ơ thì không trị nổi nó.

Qúi Phật tử thử nghĩ:  Một màn đen tối mịt qúi Phật tử đang đi dò dẫm không thấy đường mà có người nào vỗ vai một cái là ngã xỉu liền. Thì lúc đó qúi Phật tử còn Chánh Niệm không? Qúi Phật tử thấy không. Những cái đó mình mới thấy là si phóng dật này, nó không hữu dẫn, nó không cần ai nhắc nhở, mà nó bộc phát lên liền.

Vậy thì khi mình biết 2 pháp này, mình học 2 pháp là Si Phóng Dật và Si Hoài Nghi là thuộc Tâm Vô Dẫn thì bắt đầu mình nghĩ, mình không nghĩ về quá khứ hay những chuyện mình đã có mà mình nghĩ tới làm sao giữ được Niệm, làm sao mình tu được cái Niệm khi trường hợp pháp đến mình giữ được bình tỉnh hay là sự không thất niệm. Qúi Phật tử phải coi cái đó. Cái thời gian qúi Phật tử nghĩ tới quá khứ này, Si Hoài Nghi, Si Phóng Dật nó đã có rồi, mà qúi Phật tử học biết rồi, bây giờ mình làm sao đối phó nó, làm sao trị nó, không có, đối với Đức Phật là lo tu phần trau giồi chứ không phải lo tìm cách đối phó. 

Cũng như Đức Phật Ngài thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Ngài không tìm cách đối phó nó mà Ngài làm sao để nó không chi phối được Ngài, nó không bao phủ chụp được Ngài, Ngài thoát khỏi nó. Không ai đi tìm cách trị nó mà là thoát khỏi nó.

Cũng vậy, khi qúi Phật tử học được cách Ngài dạy, qúi Phật tử mới thấy là đối với người xấu, người ác chúng ta không có cách nào để mà trị họ và mình chỉ có cách là thoát ly đi chứ không có cách trị, chính con người đó họ thấy họ biết họ mới sửa được, chứ mình đưa tay vào để trị hay sửa họ là cái đó là không có.

Minh học pháp của Đức Phật thì mình phải hành theo vì Ngài dạy không sai trật và kết quả là Ngài đã hiện bày cho mình thấy được sự thật đó, thì mình phải noi theo.

Khi thấy sự Vô Thường đến mình không tìm cách để mình thường tồn, khi thấy sự khổ đau tới mìnhk không tìm cách để mình an lạc mà mình phải tìm cách làm sao thoát ly nó, phải cao bay xa chạy. Nên đối với Đức Phật Ngài chỉ có một từ ngữ là  Vimutti là sự giải thoát thôi, chứ Ngài không có trạng thái đối trị. Trong thời gian đối trị là có lúc mình phải thu thúc kiềm chế hay mình trau giồi, chớ không phải là mình đối trị với người xấu người ác. 

Trong bài kinh Kiết Tường trong 4 câu đầu tiên Đức Phật nói: 

Xa lánh người xấu ác,

 Thân cận người hiền triết, 

Ở trú xứ đáng ở, 

Cúng dường bậc đáng cúng dường. 

Hai câu đầu là "xa lánh người xấu ác, chứ Ngài không kêu dạy dỗ người xấu ác. Nếu gặp người ác qúi Phật tử nói để qúi Phật tử dạy dỗ họ, đó là ác thuyết, trong Tăng Chi Bộ Kinh gọi là ác thuyết. Người ta không xả thí qúi Phật tử kêu người ta xả thí, đó là ác thuyết. Người ta không trì giới mà qúi Phật tử kêu người ta phải trì giới, đó là ác thuyết. Qúi Phật tử phải cẩn thận, nó không đúng vị trí mình và mình hành không đúng pháp của Đức Phật dạy thì mình sai. Do đó mình phải cẩn thận.

Qúi Phật tử để ý khi Ngài còn là Bồ Tát. Sư chỉ cho qúi Phật tử nghe qua là thoát liền. Khi Ngài còn là Bồ Tát, Ngài tới quán trọ trú một đêm rồi lên đường đi tiếp, Ngài lấy thau nước rửa mặt thì Ngài thấy con ngã qủi hiện trong thau nước, Ngài ngước lên hỏi: "Ngươi cần chi ta sẽ làm cho". Nó cần sự giúp đỡ rồi mình theo sự giúp đỡ đó mình sẽ làm cho nó bớt sự đau khổ rồi từ từ mình mới chỉ dạy.

Giống như có 2 con chó vào sân chùa, nó tới là nó cần ăn thì Sư cứ cho nó ăn, chứ Sư không có một cái gì bận tâm với nó hết, rồi từ đó mình muốn chỉ dạy thì từ từ mình mới dạy. Nên qúi Phật tử phải làm như vậy, đời sống của qúi Phật tử lo tu cho mình, lo sửa cho mình, mình chưa có toàn bích, mình chưa hoàn hảo, mình chưa có an toàn thì mình phải lo, còn những chúng sanh hữu duyên nên tế độ, còn không có duyên thì không bận tâm lo, lo tu, rồi từ đó nó có đến thì mình độ, nó tới nhờ mình giúp, mình cứ làm từng bước từng bước.

Thân cận bậc hiền trí là gần gủi bậc hiền trí để học hành theo, chớ không bao giờ mình làm ngược lại lời dạy của Đức Phật.

Đức Phật Ngài đắc đạo quả tại Bodh Gaya Bồ Đề Đạo Tràng tới vườn Kusinara 45 năm là Ngài chỉ đi tới Ngài không đi lui, và trên đường đ,i ai đi theo thì Ngài là Đạo Sư chỉ đường, không ai đi theo Ngài cũng vẫn đi một mình, Ngài không lôi kéo hay rủ ai đi theo. Ngài nói "Như Lai chỉ là Bậc Đạo Sư, là thầy chỉ đường". Ngài nhìn chúng sanh đang đi trên đường, đi đúng, đi sai, đi tới nơi, đi không tới nơi, cần chỉ dẫn, không cần chỉ dẫn, tất cả Ngài đều gặp. Nhưng Ngài chỉ là Đạo Sư. 

Do đó, mình phải sống đúng như vậy. Với Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, tránh nó, thoát nó, đừng để nó chi phối mình. Đối với Khổ Đau mà pháp đang hiện bày với mình nó là Triền Cái, làm sao cho nó không trở lại với trạng thái Kiết Sử, thì mình phải tu tập, mình phải giải thoát nó. Những cái đó là tâm huyết mà Đức Phật Ngài chỉ dẫn cho các Phật tử hữu duyên với Ngài. 

Cái sai cái tạo tội của mình trong quá khứ mình không sửa được mà mình chỉ có như 2 cái ngón tay để song song nhau một cái làm tội mình đứng lại nó chụp mình liền cái người chạy đua họ không được phép ngó người kế bên mình mà họ chỉ lo chạy thôi.

Qúi Phật tử ghe Sư trình bày không nên lấy cái đó soi rọi lên mình "chết rồi, chết rồi, quá khứ mình như vậy..v.v.." là qúi Phật tử mất cái hiện tại này. Thời gian soi rọi nhớ lại hồi 12 tuổi, 16 tuổi là qúi Phật tử làm mất đi thời gian hiện tại này, đó là sai lầm. Qúi Phật tử không nên truy hoài những việc đã xảy ra trong quá khứ. Mình chỉ biết rồi xong, từ đây trở đi mình lo tu tập. Những người ngồi nhớ lại những chuyện quá khứ mà nhớ rõ là những người đó không có chuyện gì để làm hết, người ta gọi là "nhàn cư vi bất thiện"

Kinh sách là để qúi Phật tử đọc, để nghiền ngẫm, để mình lập chương trình tới chứ không phải ngồi đó nhớ lại quá khứ của mình để mình hồi hộp lo lắng sợ hãi.

Đây là Sư trả lời lần nữa và là lần cuối với qúi Phật tử mà còn lo sợ nghĩ ngợi nhớ lại những chuyện sai lầm hay những phước tội quá khứ của mình thì đừng có nên đánh mất thời gian của mình nữa.

Sư cũng vậy Sư dành thời gian tới lớp qúi Phật tử này là Sư chỉ tiếp tới chứ không để cho qúi Phật tử thối lui. Sư chỉ bổ khuyết, bổ túc làm cho tròn đủ viên mãn những cái gì qúi Phật tử chưa có chứ chưa bao giờ Sư đi tìm những cái gì của qúi Phật tử đã làm sai. 

Làm sao để thoát vòng luân hồi. 

Luân hồi có 3: Dị Thục Quả Luân Hồi, Nghiệp Báo Luân Hồi, Phiền Não Luân Hồi.

Vatta Luân Hồi: Luân là luân chuyển, quay vòng tròn quay hoài. Hồi là hồi quy, là đi rồi trở lại, nó quay hoài không gián đoạn và không bị bẻ gãy.

Có 3 là: 

1. Phiền Não Luân. Hết tham thì sân, hết sân thì si, hết mạn thì nghi, trở lại tà kiến, nó lập đi lập lại. Thời gian thì trôi đi nhưng, tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, cứ lập lại trong đầu mình. Đó gọi là Phiền Não Luân.

Làm sao để mình dứt phiền não này, đó là một câu hỏi để mình hướng tới.

2. Dị Thục Quả Luân. Mình luôn luôn đón nhận quả báo, hết thấy thì nghe, hết nghe thì ngửi, rồi nếm. Dị Thục Quả là mình sài những tâm Dị Thục Quả, mình đón nhận những quả báo của quá khứ của mình, mình cứ lập đi lập lại hoài.

Làm sao để mình dứt Dị Thục Quả này, đó là câu hỏi để mình nghĩ tới.

3. Nghiệp Báo Luân. Nghiệp báo này cứ luân chuyển hồi qui, hết vui thì buồn, hết buồn tới khổ, vui buồn khổ cứ trả nghiệp báo này. Qúi Phật tử còn tạo tác về thân, về lời, qua ý, rồi vui buồn khổ cứ lập đi lập lại ở trong vòng nghiệp báo oan trái.

Thì làm sao mình qua khỏi Luân Hồi này, mình bẻ gãy nó. Qúi Phật tử  bẻ gãy  Quả,  thu thúc được Nghiệp, tu tập diệt phiền não. Đó là do nơi nhận thức của mình.

Thì đầu tiên 3 cái giòng Luân Hồi quay qúi Phật tử, thì qúi Phật tử có 2 cách để đối trị nó. Nó có 3 nhưng mình chỉ cần 2 là đủ để đối trị nó, đó là cái key mà qúi Phật tử không được quên, phải ghi nhớ.

1. Một là Kiến Giải (Dassanena)

2. Hai là Tu Tập (bhàvana)

Cho dù mình thấy có 3 Luân Hồi quay mình như chong chóng nhưng mình phải có Kiến Giải, mình phải có Sammādiṭṭhi magga Chánh Kiến Đạo. Có Chánh Kiến Đạo này qúi Phật tử mới tu tập Bát Chánh Đạo được, nếu không có Chánh Kiến Đạo thì không tu tập Bát Chánh Đạo được. Thì Chánh Kiến Đạo này đưa qúi Phật tử tới Chánh Kiến rồi từ đó tới Sammà-samkappa magga Chánh Tư Duy Đạo thì mới đưa đến Chánh Tư Duy được. Như là có lộ trình hay bản đồ về Tri Kiến Chân Chánh này trong sự kiến giải thì mới có sự tu tập diệt trừ nó được. Còn nếu như không có Chánh Kiến Đạo Sammādiṭṭhi magga này thì trong sự kiến giải này qúi Phật tử rớt trong trạng thái Chuẩn Xác Tà Kiến, thấy sai chấp lầm của mấy loại tà kiến.

Chuẩn Xác Tà Kiến Niyata micchā-diṭṭhi có 3 là:

- Vô Nhân

- Vô Hữu 

- Vô Hành

Đức Phật Ngài nói với trạng thái Phiền Não Luân, Dị Thục Quả Luân, Nghiệp Báo Luân, Ngài dùng 2 pháp để đối trị diệt trừ, đầu tiên là Kiến Giải (Dassanena) thuộc Chánh Kiến Đạo Sammādiṭṭhi magga và, Tu Tập (bhàvana) thuộc về An Chỉ và Minh Sát Niệm Xứ.

Kiến Giải (Dassanena) có 2 là: 

- Chánh Kiến Đạo Sammādiṭṭhi magga. Chúng ta nói tới Chánh Kiến Đạo là chúng ta nói tới đoạn trừ những phần tà kiến. Thì Chánh Kiến Đạo này 

- Đoạn Trừ Pahātabba

 Kiến Giải Đoạn Trừ (Dassanena Pahātabba)

Chánh Kiến Đạo có 4 điều cần nắm bắt để giải quyết nó

Trong quyển Đạo Hành Thực Tiễn Lai Đáo Níp Bàn của Ngài Paṇḍita

Trang 292 có 5 thể loại để tu tập,

 Phóng Khí: sự khắc phục, sự phóng khí. Có năm thể loại khắc phục / phóng khí: 

(1) Sự khắc phục bằng sự áp ức (Áp Ức Phóng Khí), tức là sự tạm đình chỉ năm Pháp chướng ngại tinh thần (Triền Cái) trong những lúc định an chỉ, 

(2) Sự khắc phục bằng sự tương phản (Tương Phản Phóng Khí), 

(3) Sự khắc phục bằng sự hủy diệt (Trừ Diệt Phóng Khí), 

(4) Sự khắc phục bằng sự trấn tịnh (Trấn Tịnh Phóng Khí), 

(5) Sự khắc phục bằng sự đào thoát (Đào Thoát Phóng Khí).

 trong quyển sách của Ngài Paṇḍita thì không nói tới. Nhưng bây giờ Sư trình bày tiếp cho qúi Phật tử nghe.

Với những trường hợp Phiền Não Luân với trường hợp Dị Thục Quả Luân , với trường hợp Nghiệp Báo Luân  đang quay con người của mình, mình không xoay sở làm sao để thoát khỏi nó, mình ở trong sự rối tơ vò này thì Đức Phật Ngài nói giống như 3 thí dụ mà trong kinh có nói như người bị mũi tên cắm vào vai thì không có lý do gì mà người đó hỏi mũi tên này từ đâu bắn tới, ai đã bắn tôi, mũi tên này có tẩm độc hay không, oan trái gì mà bắn tôi. qúi Phật tử mà hỏi những câu đó thì qúi Phật tử đã chết rồi.

Ngay khi bị mũi tên bắn vô thì giựt ra, chứ không có thì giờ để truy hoài hay truy niệm

Thì Chánh Kiến Đạo này có 4 việc qúi Phật tử cần phải làm thì mới có Chánh Kiến Đạo 

Do đó, kiến giải là qúi Phật tử phải có Chánh Tri Kiến, 

Chánh Kiến Đạo có 4:

1. Đạt Tri Sự Vụ (Pariññā kicca)

2. Diệt Trừ Sự Vụ (Pahāna sacca)

3. Đắc Chứng Sự Vụ (Sacchikiriya kicca)

4. Tu Tập Sự Vụ. (Bhāvanā kicca)

Trong phần Chánh Kiến Đạo phải có 4 pháp đó.

Trong cuốn giải thích:

 THE BUDDHA’S WAYS 

TO PEACE AND HAPPINESS

 Phập Đạo Mang Đến Sự Bình An và Niềm Hạnh Phúc 

của Ngài   Đại Trưởng Lão Chanmyay Janaka  trang 265. 


Chân lý của sự khổ đau (các hiện tượng thuộc tinh thần và thể chất) là chân lý mà cần phải được tuệ tri. Tri Thức Đạo Lộ (Tuệ Đạo) hoàn thành viên mãn chức năng của việc tuệ tri một cách hoàn hảo chân lý của sự khổ đau (Đạt Tri Sự Vụ Pariññā kicca).

Chân lý về nguyên nhân của sự khổ đau (Ái Dục) là chân lý mà cần phải được xả ly. Tri Thức Đạo Lộ hoàn thành viên mãn chức năng của việc xả ly chân lý về nguyên nhân của sự khổ đau (Diệt Trừ Sự Vụ Pahāna sacca ).

Chân lý về việc chấm dứt của sự khổ đau (Níp Bàn) là chân lý mà cần phải được trải nghiệm. Tri Thức Đạo Lộ hoàn thành viên mãn chức năng của việc trải nghiệm Níp Bàn hoặc chân lý của việc chấm dứt của sự khổ đau (Đắc Chứng Sự Vụ Sacchikiriya kicca).

Chân lý về đạo lộ dắt dẫn đến việc chấm dứt của sự khổ đau (Bát Thánh Đạo) là chân lý mà cần phải được phát triển. Tri Thức Đạo Lộ hoàn thành viên mãn chức năng của việc phát triển chân lý về đạo lộ dắt dẫn đến việc chấm dứt của sự khổ đau (Tu Tập Sự Vụ Bhāvanā kicca). Tại đây, “việc phát triển” chỉ ra rằng chức năng của việc phát triển Bát Chi Đạo đã được hoàn thành viên mãn. Tri Thức Đạo Lộ đã được phát triển đạo lộ dắt dẫn đến việc chấm dứt của sự khổ đau. 

(dứt phần trích đoạn)

1. Đạt Tri Sự Vụ Pariññā kicca

Đạt Tri là qúi Phật tử phải chứng đắc, phải liễu tri được sự hiểu biết này là Tứ Đế.

Tứ Đế: Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế Đạo Đế, Được chia làm 2: 3 Đế và 1 Đế.

- 3 Đế là Khổ Đế, Tập Đế, Đạo Đế. Thì phải tu tập

- 1 Đế là Diệt Đế, là cảnh làm đối tượng để tu

Các qúi Phật tử phải biết đó là công ích chứ không phải qúi Phật tử lấy đối tượng là Danh Sắc, không lấy đối tượng là Sanh Diệt, Và qúi Phật tử lấy đối tượng là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã . Vô Nguyện Vô Tướng làm cảnh mình mới qua Đạo Đế, qua đường Tứ Đế, qua đường sacca.

Do đó, Đạt Tri Sự Vụ là qúi Phật tử phải liễu tri được Đế, thì trong Đế đó có 4 nhưng Phật tử phải có 2. Trước đây chúng ta qua phần Nhân và Quả: Khổ Đế và Tập Đế, là Nhân Quả Hiệp Thế. Sự thật là không phải, tất cả đều là Tứ Đế, hàng phàm phu tục tử mình không liễu tri được Thánh Đế. Các bậc Sơ Đạo Sơ Quả Thất Lai mới biết Thánh Đế được chứ còn mình là chỉ biết theo kiến thức thôi theo cái học tuệ văn của mình.

Do đó, qúi Phật tử thấy Khổ Đế ta biết là sanh, lão, bệnh, tử, cầu bất đắc, ái biệt ly, oắn tắng hội. Qúi Phật tử phải tu tập.

Khổ Đế: Có Khổ Khổ, Hành Khổ, Hoại Khổ

- Khổ Khổ có 8, nhưng Sư chỉ viết 4 là: Sanh, Lão, Bệnh, Tử.

Sanh tới Lão là mình ái biệt ly

 Lão, Mình không muốn già, mình xa tuổi trẻ của mình rồi lão hiện bày Oán Tắng Hội.

Rồi lúc đó qúi Phật tử truy hoài quá khứ, trạo hối, thì qúi Phật tử có Cầu Bất Đắc. Rồi mình nghĩ lại Ngũ Thủ Uẩn này là Khổ

Ngũ Thủ Uẩn chia làm 5. Ngay khi Sinh mà hiện bày thì đến Lão, mà ái biệt ly thì qúi Phật tử rớt vô trong một trong 5 cái này thì nó ra khổ. 

Thí dụ, qúi Phật tử biết được nó Thức Thủ Uẩn Khổ, biết được nó là sanh rồi tới lão, mà qúi Phật tử biết được nó là ái biệt ly rồi thì qúi Phật tử đang là Thức Thủ Uẩn Khổ. 

Rồi qúi Phật tử cảm thọ về nó cái già đến mất đi cái trẻ thì qúi Phật tử là Thọ Thủ Uẩn Khổ. 

Nó chia ra nữa, nhớ lại cái trẻ mà mình mất rồi thì ra Tưởng Thủ Uẩn Khổ. 

Coi vô thấy mình già tới rồi, Sắc Thủ Uẩn Khổ

Thì cái Khổ Khổ này chia làm 4, nhưng mỗi diễn tiến của nó là 5 của Ngũ Thủ Uẩn mà nó hiện bày theo giai đoạn mà qúi Phật tử đang trải qua, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc trong cái khổ này. Thì qúi Phật tử ở trong đó gọi là Chánh Kiến Đạo. 

Lúc bấy giờ qúi Phật tử đang có Chánh Kiến Đạo của phần gọi là Đạt Tri Sự Vụ Pariññā kicca.

Chánh Kiến Đạo - Đạt Tri Sự Vụ Pariññā kicca. Từ Sanh tới Lão - có trạng thái Ái Biệt Ly và Oán Tắng Hội, đang diễn tiến liên tục, đó là Mãnh Lực Vô Gián Duyên nó xảy ra liên tục không gián đoạn.

Câu hỏi là: Ái biệt ly, oán tắng hội cái nào đến trước?

Niệm về đau (thân) càng lúc càng rõ, là do cái đau nhiều lên. 

Mình niệm về cái đau, lúc chưa đau, bình thường không thấy, nhưng tới khi đau mình niệm về cái đau, càng niệm càng thấy rõ hơn. 

Câu hỏi của một vị Thiền Sư hỏi: người hành giả là cái đau nó nhiều lên hay là niệm của bạn nhiều hơn? Cái đau đang hiện bày rõ hơn hay là cái niệm của hành giả chặc chẽ hơn sâu sắc hơn? Cái đau qúi Phật tử đang niệm càng thấy rõ hơn càng ngày càng mạnh hơn thì cái niệm nhiều hay cái đau nhiều?

Đối với thiền sinh khi Thiền Sư hỏi: "Khi bạn thấy cái đau càng ngày càng rõ hơn thì cái niệm nhiều hơn, niệm rõ hơn hay là cái đau rõ hơn thì các vị thiền sinh trả lời chỉ có niệm mạnh thì mới thấy rõ đau nhiều hơn rõ hơn.

Nếu qúi Phật tử không có mạnh về niệm thì sẽ có nhận xét riêng tư bên ngoài không phải của thiền nữa.

Do đó câu trả lời là Niệm mạnh thì mới thấy rõ đau nhiều hơn.

Khi người ta hỏi câu này: Ái biệt ly đi mà oán tắng hội hiện, thì cái nào có trước cái nào có sau. Thì qúi Phật tử nhớ cái ái nằm trong phần Tập Đế là nguyên nhân sanh ra Khổ, thì oán tắng hội có Khổ đây là cũng do bởi cái ái của mình mà nó ra cái này, do đó mình vẫn phải nói là ái trước.

Rồi tới Cầu Bất Đắc cũng do Ái. 

Mà Thọ Thủ Uẩn này, Tưởng Thủ Uẩn, Hành Thủ Uẩn, Thức Thủ Uẩn..... cũng do bởi Ái.

Khi hiểu được Ái là nguồn gốc khổ đau (là thực tính) nó là Hành Khổ, mình Niệm kỹ cái Khổ này thì nó cho ra Thực Tướng.

 Niệm về đau (thân) --> Rõ ---> Rõ Hơn

           Thực Tính    ---> Thực Tướng

            (Tu Tập)  ----->   (Cảnh)

Nhưng qúi Phật tử không lấy đó làm công thức, không lấy đó làm pháp hành, không lấy đó làm Tu Tập, lúc đó qúi Phật tử đi ngược trở lại thì Kiết Sử lên.

Cảnh làm đối tượng cho việc Tu Tập, nhưng qúi Phật tử không có lấy cái cảnh, qúi Phật tử sẽ lấy cái Kiết Sử làm đối tượng.

Khổ Đế, Tập Đế, Đạo Đạo là mình phải tu tập.

Nhưng Diệt là Niết-bàn là Cảnh, chứ không phải là Kiết Sử. Mà qúi Phật tử lại tráo nó đi, qúi Phật tử không để Diệt là Cảnh làm đối tượng mà qúi Phật tử để Kiết Sử làm Cảnh làm đối tượng của qúi Phật tử. Gọi là Đạt Tri Sự Vụ.

Diệt Trừ Sự Vụ Pahāna sacca. Là Ái Dục lăm le lấp ló vô trong đó là Kiết Sử.

Sư cắt nghĩa thêm về "Rõ --> Rõ Hơn --> Rõ Cùng Tột.

Nó qua 3 giai đoạn: 

Giai đoạn thứ nhất: Là Vô Tướng ---> Vô Thường. Khi mà Rõ tới Rõ hơn, là nó đang thay đổi - Vô Tướng không xác định một tướng nào, nó càng ngày càng nhiều hơn, thay đổi từ cái này qua thay đổi cái kia, đó là Vô Tướng.

Rõ --> Rõ Hơn --> Rõ Cùng Tột

Vô Tướng ---------> Vô Thường! 

Nếu như mình niệm "Rõ - Rõ Hơn" là Nhân thì mình ra được cái Vô Tướng của nó, nó càng ngày càng thay đổi, thay đổi, nó càng đầy đủ hơn và cụ thể hơn, rõ ràng hơn và minh hiển hơn.

Lúc bấy giờ Niệm của mình tiếp tục, mình không thay đổi, mình không rời nó, mình vẫn còn bám theo nó và mình cứ tiếp tục nhìn thấy nó thì lúc bấy giờ nó qua giai đoạn thứ 2.

Giai đoạn thứ hai: Là Vô Nguyện. Mình thấy nó càng ngày càng rõ, mình không còn muốn cái gì của sự thật của nó đang có nữa thì nó đi tới Khổ Đau. Vì mình thấy nó cùng tột.

Rõ --> Rõ Hơn --> Rõ Cùng Tột

Vô Nguyện -----------> Khổ Đau.

Giai đoạn thứ ba: Là Rỗng Không. Mình thấy nó rõ cùng tột thì nó là rỗng không.

Rõ --> Rõ Hơn --> Rõ Cùng Tột

Rỗng Không ------> Vô Ngã

                             Cảnh hiện bày

                         Là Dĩ Pháp Bản Nguyện (là theo ý của pháp)

Đó mới là Đạt Tri Sự Vụ Pariññā kicca.

Nó Rõ rồi Rõ Hơn là nó đang thay đổi, nó không xác định một tướng nào hết, nó biến đổi biến đổi, cái tướng trạng nó đi là thể trạng của nó đi, hình thức của nó đi, nó thay đổi. 

Hồi nhỏ qúi Phật tử coi ống nhòm mà nhà khoa học dùng, nó xoay càng ngày càng rõ cái hình nó lên, nó không có một cái tướng nào cố định, nó biến đổi, mình càng muốn xoay nó theo ý của mình thì nó càng rõ. Cũng như qúi Phật tử đi đó mắt, người bác sĩ nhãn khoa họ xiết từ từ con mắt qúi Phật tử càng rõ hơn.

Kỳ Sư đi giảng ở chùa Việt Nam ở tiểu bang Texas thành phố Houston của Hoà Thượng Nguyên Hạnh. Lúc đó có hội Sakya từ thiện bên Cali qua giúp Tăng Ni Phật tử trong khoá tu an cư kiết hạ khám nghiệm miến phí. Sư không đi, nhưng thầy trụ trì và các tăng cứ kêu Sư đi, nên Sư đi khám, đến nơi họ hỏi Sư khám gì, Sư nói khám mắt. Cô bác sĩ nói Sư ngồi xuống nhắm mắt lại, rồi Sư nhắm mắt theo lời của cô bác sĩ. Rồi cô áp mắt Sư vào một cái máy rồi hỏi Sư thấy gì không? Sư trả lời không thấy, cô lại vặn cái máy rồi hỏi Sư thấy gì không, Sư lại trả lời là không thấy, cô nói sao kỳ vậy, cô lấy máy ra thì thấy Sư nhắm mắt nên không thấy, cô nói con lạy Sư, Sư mở mắt ra giùm con thì Sư mới thấy được. 

Thì đó là Dĩ Nhân Bản Nguyện là theo ý của họ, mình phải làm theo ý của họ, họ kêu làm gì thì mình làm theo.

Khi thấy rõ, rõ hơn, xác định là Vô Thường. Còn nhìn thấy mình không kiểm soát được nó thì là Vô Ngã. Nghĩ tới mình chán chường sợ hãi nó thì là Khổ Đau.  Mấy cái đó đều là Cảnh, tất cả đó đều là Cảnh.

Còn mình chứng tri trong đó gọi là Đạt Tri. Những cái đó là Cảnh nó đang diễn tiến, mà mình chứng tri đợc nó thì gọi là Đạt Tri. Qúi Phật tử Đạt Tri trên Cảnh hay là Đạt Tri trên Pháp, chứ không Đạt Tri trên Tư Duy Trí Thức của mình.

Vậy thì, khi Qúi Phật tử đi tới phần Đạt Tri thì qúi Phật tử có Chứng Tri được Cảnh. 

Đạt Tri là Chứng Tri trên Cảnh Thực Tướng. Đạt Trì là Chứng Tri sự việc qúi Phật tử làm qúi Phật tử phải Chứng Tri được Cảnh Thực Tướng của nó.

2. Thứ hai là Diệt Trừ Sự Vụ Pahāna sacca.

Tức là phải diệt trừ Ái Dục. 

Và Ái Dục qua 2 loại: Cảnh và Thọ.

Ái Dục theo Cảnh ----> Lục Cảnh là: Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp.

Ái Dục theo Thọ ----> Ngũ Thọ có 2 chia làm 5: Khổ, Lạc, Hỉ, Ưu, Xả

Thì khi tới phần Diệt Trừ thì qúi Phật tử áp dụng qua phần 292 của quyển Đạo Hành Thực Tiến Lai Đáo Níp Bàn.

Trong quyển Đạo Hành Thực Tiễn Lai Đáo Níp Bàn của Ngài Paṇḍita

Trang 292 có 5 thể loại để tu tập,

Phóng Khí Pahāna : Sự khắc phục, sự phóng khí. Có năm thể loại khắc phục / phóng khí: 

(1) Sự khắc phục bằng sự áp ức (Áp Ức Phóng Khí), tức là sự tạm đình chỉ năm Pháp chướng ngại tinh thần (Triền Cái) trong những lúc định an chỉ.

(2) Sự khác phục bằng sự tương phản (Tương Phản Phóng Khí).

(3) Sự khắc phục bằng sự hủy diệt (Trừ Diệt Phóng Khí).

(4) Sự khắc phục bằng sự trấn tịnh (Trấn Tịnh Phóng Khí).

(5) Sự khắc phục bằng sự đào thoát (Đào Thoát Phóng Khí)

Thì qúi Phật tử mới thấy là muốn diệt trừ nó, có 5 bước mới diệt trừ được Ái Dục này của phần Chánh Kiến Đạo mà mình tu tập về Bát Chánh Đạo. Phải 5 bước. Ngài Paṇḍita Ngài chỉ nói 2 nhưng trong quyển sách này Sư đưa ra cả 5 bước.

1. Bước thứ nhất là Áp Ức Phóng Khí. Tức là đầu tiên là phải đình chỉ các pháp Triền Cái, đó là thứ nhất. Tức là chúng ta có 5 pháp Triền Cái là Tham Dục Triền Cái, Sân Độc Triền Cái, Trạo Hối Triền Cái, Hoài Nghi Triền Cái, và Hôn Thùy Triền Cái, chúng ta phải đình chỉ nó không cho bộc phát trong khi đang tu tập (tu thiền định). Áp ức nó tức là áp chế và ức chế nó trong lúc Định An Chỉ. 

Định có 3: Sát na Định, Cận Định và Nhập Định. Nếu Vipassana qúi Phật tử có sát na định, nó chia sát na định là qúi Phật tử ức chế được Triền Cái, một sát na định là một sát na đình chỉ được Triền Cái.

2. Bước thứ hai là khắc phục bằng sự tương phản Tương Phản Phóng Khí. Tức là phải khắc phục. Lúc đang Tham phải dùng pháp khắc phục của nó là Vô Tham. Khi qúi Phật tử đang Sân phải dùng pháp khắc phục nó là Vô Sân, qúi Phật tử phải tìm ra cái đó để khắc phục nó, phải tìm cách đối trị nó để mà diệt trừ nó.

3. Thứ ba là khắc phục bằng sự hủy diệt (Trừ Diệt Phóng Khí).

Hủy diệt nó là không nghĩ tới nó, nếu nó đang hiện bày, không nghĩ tới nó mà nghĩ tới pháp mình đang Niệm thôi. Đó gọi là hủy diệt.

4. Thứ tư là sự khắc phục bằng sự trấn tịnh (Trấn Tịnh Phóng Khí).

Trấn tịnh là mình không rung động, không hoang mang, không hoảng hốt, mình giữ sự bình tỉnh trước mọi sự việc đang hiện bày.

5. Thứ năm, sự khắc phục bằng sự đào thoát (Đào Thoát Phóng Khí).

Tức là mình giải thoát và không hiện hữu bên nó.

Năm pháp này gọi là Pahāna là pháp diệt trừ.

Như vậy thì, Ái Dục có 2 loại: Nó có Ngũ Cảnh và Ngũ Thọ, qúi Phật tử phải diệt trừ Pahāna nó theo 5 bước này.

Giờ Sư áp dụng một thí dụ để qúi Phật tử biết cách dùng Pahāna

Thí dụ: Qúi Phật tử đang Niệm thì Thân Thức Thọ Khổ hiện bày ra 

Niệm --> Thân Thức Thọ Khổ

- Niệm có Cảnh của Niệm. Niệm có Thực Tướng

- Thân Thức có Cảnh của Thân Thức có 2 là Thực Tính và Thực Tướng. 

1 là Cảnh của Thân Thức có Thực Tính là Quả Dị Thục là Vô Tướng (Thực Tính của Thân Thức là quả thôi không có gì hơn). Tác Nhân của nó là Nghiệp Bất Thiện --> Rỗng Không, là Nhân. Nó đang hiện bày Quả Dị Thục 

2 là Thực Tướng (Quả Dị Thục là Tâm nó Sanh Diệt, thực tướng của nó là Vô Tướng). 

- Thọ Khổ có Cảnh của Thọ Khổ. Thọ Khổ nó có Thực Tướng.

 


Thiền Sinh hỏi: Tại sao Nghiệp Bất Thiện lại rỗng không?

HT trả lời: Nghiệp Bất Thiện do duyên tạo ra, Nghiệp là do duyên tạo, nó là Nghiệp Lực Duyên, Dị Thời Nghiệp

Thọ Khổ:

-  Thực tính của nó là không an vui, bất như ý, 

- Cảnh là Vô Nguyện.

 Niệm của mình là có Cảnh.

Thân Thức có Cảnh của nó, Cảnh Thực Tính của nó, Cảnh Thực Tướng của nó.

Thọ Khổ có đối tượng của nó, nó có Cảnh của nó là Bất Như Ý, Thực Tướng của nó là Vô Nguyện, không ai hoan hỉ nó.

Còn Niệm của mình là Dĩ Nhân Bản Nguyện, Dĩ Pháp Bản Nguyện.

 Như vậy, khi Niệm của mình có Niệm Lực thì mình biết hai cái Dĩ Nhân Bản Nguyện và Dĩ Pháp Bản Nguyện (một là theo ta, hai là theo pháp), mình sẽ thấy được liền. Cái Niệm của qúi Phật tử đang có thì qúi Phật tử phải biết. 

Còn Thân Thức có Cảnh của nó mình không nói cái của nó. 

Cái của qúi Phật tử là của Phật tử, cái Niệm của qúi Phật tử đang có qúi Phật tử phải biết. Cái Thân Thức thọ Khổ mình biết rồi, nhưng mà của mình mình phải biết.

Vậy thì cái chỗ này (Niệm) của mình là mình diệt trừ, chứ không diệt trừ thọ khổ của thân thức là của nó, mình không diệt trừ cái của nó.



Như vậy, mình tìm ra cái khổ này, mình tìm ra để đối phó với cái thân này, không phải vậy. Mình phải coi cái Niệm của mình đúng hay sai thôi. Của nó chỉ là phương tiện hay là một đối tượng thôi để mình để tâm vào để Niệm vào.

Do đó, qúi Phật tử thấy Tứ Đế cho dù nó là Tập Đế, cho dù nó là Khổ Đế, hay cho dù nó là Đạo Đế, cái cảnh của mình phài là Diệt Đế, chứ không phải là Tập, Khổ, Đạo, những cái này là của nó, nó có cảnh của nó mình không xía vô, không xía vô được, và không cần thiết xía vô, mà chi lo tu tập Diệt Cảnh  mình cần có.

Chính chỗ Vô Nguyện, chính chỗ Rỗng Không là mình đang bị là  palipatha là khó khăn đầy nguy hiểm, mấy cái đó là vipallāsa là điên đảo qúi Phật tử bị điên đảo trong Kiến điên đảo, trong Tưởng điên đảo, và Thức điên đảo. Chứ thật ra qúi Phật tử đánh mất Niệm của chính mình. Nó gọi là Diệt Trừ Sự Vụ (Pahāna sacca)

Nó là ảo tưởng, ảo cảnh, mình cứ đi theo nó, qúi Phật tử bị điên đảo trong Kiến điên đảo, Tưởng điên đảo, và Thức điên đảo. Thật ra qúi Phật tử đánh mất phần Niệm của chính mình. Gọi là Diệt Trừ Sự Vụ (Pahāna sacca). Nó ảo tưởng, ảo cảnh, nó làm mình cứ đi theo nó. Mình phải giữ cái Niệm, gọi là Niệm Xứ. 

Niệm Xứ có 2 là: Xứ (Ṭhāna) và Phi Xứ (Aṭhāna) . 

Rỗng Không và Vô Nguyện là Phi Xứ (Aṭhāna).  

Thực Tính, Thực Tướng là Phi Xứ (Aṭhāna).  

Dĩ Nhân Bản Nguyện và Dĩ Pháp Bản Nguyện là Xứ (Ṭhāna)

Do đó, qúi Phật tử đừng bắt cảnh phi xứ mà bắt cái Niệm của Xứ ta gọi là Niệm Xứ. Mấy cái kia nó đánh mình là một cái ảo, mà cái thực của mình đã bỏ mất.

Qúi Phật tử nói: "Tôi đạt được cái Vô Nguyện này, tôi chứng tri được cái Rỗng Không này, tôi liễu tri được cái Vô Tướng này", không phải, mà là cái Niệm của qúi Phật tử chưa có ở trong Xứ để mà thấy được Thực Tướng của Niệm cái cảnh đó.

Vậy thì, qúi Phật tử đi tới phần Diệt Trừ Sự Vụ là cảnh Niết-bàn lúc mà đến với qúi Phật tử mà qúi Phật tử đang đi tới phần Diệt Đế đó là qúi Phật tử sẽ thấy Ái Dục nó lả cái "Tôi" của mình. Cái cảnh Niết-bàn này là cái "Tôi" của mình  chứ không phải Ái Dục của cái Thân này, không phải cái Thọ này. Cái Ái Dục là của mình.

Như vậy thì, Thân Thức mà qúi Phật tử có trong Thọ Khổ này nó là một cái quả Dị Thục tạo tác bởi Mãnh Lực của nghiệp lực bất thiện mà nó thuộc về quá khứ nó đang hiện bày ra cho mình thấy được cảnh hiện tại mình đang Niệm và chứng đạt được nó, chứ không phải là ta sửa hay là giải quyết được cái hiện bày, nó ra cảnh này (thân thức thọ khổ)  mình thức tỉnh liền, mình bắt đầu giữ cái Niệm để mà chứng tri, chứ không phải qúi Phật tử chứng tri được cái Thực Tướng của Thân Thức Thọ Khổ này. Gọi là Diệt Trừ Sự Vụ là diệt trừ Ái Dục là đối tượng của mình xuyên qua 2 thể loại; một là lục cảnh, hai là ngũ thọ. 

Qúi Phật tử bắt đầu đổi cảnh, thí dụ nhãn thức hỉ thọ, hay là nhãn thức xả thọ. Nhãn thức quả bất thiện.

Ta đi tiếp qua phần thứ 3  

3. Đắc Chứng Sự Vụ (Sacchikiriya kicca) : Níp-bàn

Thì chữ Đắc Chứng qúi Phật tử phải nói là chấm dứt sự khổ đau. Tức là đắc chứng tức là chấm dứt sự khổ đau.

Chấm dứt sự khổ đau có 2 giai đoạn: 

- Sát na đạo.

- Sát na quả. 

Chỉ có 2 sát na này sự khổ đau không có hiện hữu. Ngoài 2 sát na này thì không có.

Chấm dứt sự khổ đau chỉ có 2 sát na là sát na đạo và sát na quả. 

kāla là sát na chứ không phải là thời gian.

Trước sự đắc chứng này thì qúi Phật tử mới thấy là mình phải tu tập.

4. Tu Tập Sự Vụ. (Bhāvanā kicca)

Tu Tập Sự Vụ. (Bhāvanā kicca) có 2 là An Chỉ Samatha và Minh Sát Vipassana.

- Samatha có 3: Chuẩn bị, Cận, Nhập

Chuẩn bị - khi chuẩn bị là cảnh Thô Tướng

Cận - là Cận Tướng

Nhập - là Quang Tướng

Samatha - Chuẩn Bị, Cận, Nhập - Thô Tướng, Cận Tướng, Quang Tướng -Định

- Vipassana có 2 Sát Na Định và Minh Sát Trí (Vipassanā ñāṇa) có 10



Sát na đạo có 2 là: 

- thứ nhất là Diệt Dĩ Nhân Bản Nguyện là Kiết Sử, 

- thứ hai là Chứng Đắc Dĩ Pháp Bản Nguyện. Chứng Đắc Dĩ Pháp Bản Nguyện là Thực Tướng.

Sát na quả có 2 là: 

- Một là hưởng cảnh - Dĩ Pháp Bản Nguyện mà mình chứng đắc

- Và Hai là Nhập Thiền Quả để mình hưởng thời gian cảnh đó được lâu dài.

Do đó, ở đây Sư mới nói phần Chánh Kiến Đạo.

Chánh Kiến Đạo cần phải có 4 bước là Đạt Tri, Diệt Trừ, Đắc Chứng và Tu tập.

Chánh Kiến Đạo có 4:

1. Đạt Tri Sự Vụ (Pariññā kicca)

2. Diệt Trừ Sự Vụ (Pahāna sacca)

3. Đắc Chứng Sự Vụ (Sacchikiriya kicca)

4. Tu Tập Sự Vụ. (Bhāvanā kicca)

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, nãy giờ mình đi mới chỉ là Kiến Giải Đoạn Trừ chưa qua Tu Tập  Bhāvanā ?

HT trả lời: Mình mới qua Kiến Giải Đoạn Trừ Dassanena Pahātabba, mình chưa qua Tu Tập  Bhāvanā.

 quay trở lại, qua phần Bhāvanā Tu Tập có phương pháp tu tập. Trong quyển 

Đạo Hành Thực Tiến Lai Đáo Níp Bàn. 

Trang 289

Đại Trưởng Lão trình bày rõ ràng từng chi tiết. Ngài thuyết giảng về điều tất yếu phải thực hành là Hữu Dụng Tỉnh Giác (1) (lý giải minh hiển về mục đích / về sự hữu ích) và Hữu Lợi Tỉnh Giác (2) (lý giải minh hiển về sự thích hợp) trong đời sống thường nhật. Ngài thảo luận về Trạng Thái (đặc tính), Phận Sự (chức năng), Sự Thành Tựu (biểu thị hình thức) và Nhân Cận (nguyên nhân cận lân) của Niệm – điều mà phù hợp với phương thức chú giải (Chú Giải) tưởng tế xiền thuật. Ngài giải thích đầy đủ chi tiết về cách thức một hành giả phải chú niệm — bằng cách xung tiến thẳng vào đối tượng mà không bị những sự nghĩ suy làm chệch hướng, v.v. Ngài thuyết giảng về Tương Phản Phóng Khí (3) – cách thức các Pháp Phiền Não đã bị phóng khí trong lúc đang chú niệm, và Áp Úc Phóng Khí (4) – cách thức chúng đã bị phóng khí ngay cả khi không có việc chú niệm.

(dứt phần trích đoạn)

Khi qúi Phật tử có Kiến Giải có nhận thức có tri kiến một cách đúng đắn rồi qúi Phật tử mới bắt đầu trao dồi phần tu tập Niệm và Tỉnh Giác, đó là bổn phận của qúi Phật tử, còn cái kia mới chỉ là tri Kiến mình thôi. Qua phần này 5 bước.

Qua Bhavana thì qúi Phật tử đi qua trang 289.

Có 4 trường hợp:

1. Thứ nhất là Sätthaka Sampajaññā là Hữu Dụng Tỉnh Giác

2. Thứ hai là Sappaya Sampajaññā là Hữu Lợi Tỉnh giác

3. Thứ ba là Tadanga Pahana Tương Phản Phóng Khí

4. Thứ tư là Vikkhambhana Pahana là Áp Úc Phóng Khí

Đạo Hành Thực Tiến Lai Đáo Níp Bàn là con đường Chánh Kiến Đạo. Trong phần Chánh Kiến Đạo sẽ được nghe nhắc tới trong Tập V: Chương VIII Liên Quan Tương Sinh rất rõ qúi Phật tử sẽ thấy rõ phần Chánh Kiến Đạo.

Bây giờ mình đọc và nói chi tiết:

Đại Trưởng Lão trình bày rõ ràng từng chi tiết. 

Thứ Nhất. Ngài thuyết giảng về điều tất yếu phải thực hành là Hữu Dụng Tỉnh Giác (1) (lý giải minh hiển về mục đích / về sự hữu ích) 

Thứ hai. và Hữu Lợi Tỉnh Giác (2) (lý giải minh hiển về sự thích hợp) trong đời sống thường nhật. 

Tức là trong sinh hoạt hành ngày của mình, mình phải biết cách hữu lợi, làm sao gặt hái nhiều lợi ích cho mình, và không để sinh ra những bất lợi cho mình. 

Ngài thảo luận về Trạng Thái (đặc tính), Phận Sự (chức năng), Sự Thành Tựu (biểu thị hình thức) và Nhân Cận (nguyên nhân cận lân) của Niệm – điều mà phù hợp với phương thức chú giải (Chú Giải) tưởng tế xiền thuật. Ngài giải thích đầy đủ chi tiết về cách thức một hành giả phải chú niệm — 

Ngài nói tới Niệm để mình làm Niệm Xứ và mình phải thực tập, cái đó mình không đánh mất được, mình phải đi đúng trong đó thì mới gọi là Bhāvanā. Mình không biết cái đó là mình đi sai, và mình không dùng được sự tu tập của mình để đi đến kết quả Hữu Dụng và Hữu Lợi phải gặt hái nhiều lợi ích đừng để những bất lợi xảy ra cho mình. Trong đời sống hành ngày cũng vậy, trong sự tu tập của mình cũng vậy mình phải làm nhiều cái lợi ích cho mình.

bằng cách xung tiến thẳng vào đối tượng mà không bị những sự nghĩ suy làm chệch hướng, v.v. 

Tức là khi đối tượng đến thì mình phải đi thẳng vô trong đối tượng đó liền và không chệch hướng nó, mình đừng đem tư kiến mình bỏ vô đó để Niệm, mình đừng có suy nghĩ theo chủ quan của mình mà Niệm, mình phải nhìn thẳng vô nó để Niệm vào thực tính thực tướng của nó. Đó là gặt hái lợi ích cho mình. Còn mình đi vòng vòng gặt hái bỏ vô chỉ đem lại bất lợi cho mình thôi, và mất thời gian của mình. 

Thứ 3. Ngài thuyết giảng về Tương Phản Phóng Khí (3) – cách thức các Pháp Phiền Não đã bị phóng khí trong lúc đang chú niệm, 

Là các pháp phiền não đến với mình trong lúc đang Niệm mình phải biết được nó. Mình Niệm chừng nào thì các pháp phiền não càng mất chừng nấy, qúi Phật tử phải biết giá trị cái mình Niệm và pháp phiền não nó càng mất nhiều chừng nấy là do Niệm mình càng mạnh lên, mình phải biết sự tương phản đó luôn luôn 2 cái đó đối chiếu nhau, Niệm mình càng mạnh thì phiền não càng giảm.

Thứ 4. và Áp Úc Phóng Khí (4) – cách thức chúng đã bị phóng khí ngay cả khi không có việc chú niệm.

Nếu qúi Phật tử làm được cái đó qúi Phật tử mới có được Sát Na Đạo. Sát na Đạo lúc đó không còn phải diệt nữa, mình đang đến trạng thái đạt và bắt đầu qua Quả là hưởng.

Do đó, khi ta nói 4 Sampajaññā Sự tỉnh-giác

Bhāvanā có 2 là: Niệm và Tỉnh Giác

Niệm có 2 là:  Niệm Lực và Chánh Niệm 

Niệm Lực có 5: quân bình, ngũ quyền, ngũ lực gọi là Niệm Lực: tính, tấn, niệm, định, tuệ. Qúi Phật tử muốn có Niệm Lực để đối trị những triền cái qúi Phật tử phải có 5, phải    quân bình Ngũ Quyền, Ngũ Lực. Có một số Phật tử nói họ Niệm không được là vì họ thiếu Niệm Lực. Mà họ thiếu Niệm Lực là vì họ không biết quân bình ngữ lực thì họ không có Niệm Lực.

Muốn có Niệm Lực thì phải có 5 là quân bình Ngũ Quyền, Ngũ Lực thì qúi Phật tử mới có Niệm Lực được. Còn qúi Phật tử so le thì không bao giờ có Niệm Lực: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ, phải quân bình 5 cái đó và không thiếu được và không bỏ qua được. 

Chánh Niệm có 2: 

- Tứ Đế

-  và Bát Chánh Đạo có Định Đạo và Tuệ Đạo.

Muốn có chánh niệm qúi Phật tử phải có trên Tứ Đế chứ không có trên cái Dĩ Nhân Bản Nguyện của mình được. Mà trên Bát Chánh Đạo qúi Phật tử phải nằm trên Định Đạo và đi qua Tuệ Đạo, Chánh Niệm, Chánh Định thì lúc bấy giờ có Chánh Kiến Chánh Tư Duy.

Như vậy, khi qúi Phật tử đi qua phần  Bhāvanā nói tới Niệm có 2 là Niệm Lực và Chánh Niệm. Niệm Lực thì phải có quân bình Ngũ Quyền, Ngũ Lực mới có Niệm Lực. Thứ hai Chánh Niệm thì phải đi qua con đường thấy trong Tứ Đế và trong phần Định Đạo và Tuệ Đạo qúi Phật tử mới có Chánh Niệm còn không qúi Phật tử sẽ đi theo Tà Niệm.

Tà Niệm thuộc cái gì trong phần Tỉnh Giác này? Nó gọi là Tương Phản Phóng Khí, cái pháp đối nghịch. Mình phải biết pháp đối nghịch trong sự tu tập của mình.

Khi qúi Phật tử tu qúi Phật tử biết pháp chánh và phải biết pháp tà để qúi Phật tử làm cái đối chiếu không bị lạc đường và không bị lầm trong kiến giải của mình. Do đó, nếu qúi Phật tử chỉ biết một thôi, mà pháp tà không biết thì qúi Phật tử dễ bị lạc hướng.

Tại sao mình biết được thuốc thiệt và thuốc giả. Người chuyên nghiệp cầm lên thì biết thuốc thiệt hay giả, nhưng với người không chuyên nghiệp thì không phân biệt được, hay là người ta nghĩ rằng không ai làm chuyện tội lỗi mà làm thuốc giả chỉ làm thuốc thiệt thôi, đó là kiến giải của mình, nhưng kiến giải đó không được gọi là kiến giải mà gọi là Tà Thắng Giải (Micchā  adhimokkha) tức là mình quyết đoán. Thắng giải là một sự quyết đoán sai lầm, lúc đó không còn là tà kiến nữa, mà là sự quyết đoán một cách chủ quan biên kiến với tư kiến của mình

Thắng giải = adhimokkha

Tà  = Micchā

Thiền sinh hỏi: Như vậy thì lúc hoài nghi vì chưa biết là đúng sai nên mình hoài nghi nhưng mà đi tới sự quyết đoán?.

HT trả lời: Hoài nghi chưa biết đúng sai rồi đi tới quyết đoán Micchā  adhimokkha.  Lúc đó sẽ là kiến chấp thủ hay là ngã luận chấp thủ. Mà kiến chấp thủ còn nhẹ hơn ngã luận chấp thủ. Muốn diệt Kiến Chấp Thủ thì Sơ Đạo Sơ Quả diệt được rồi, nhưng Ngã Luận Chấp Thủ phải lên tới Tứ Đạo Tứ Quả mới diệt được.

Kiến Chấp Thủ nằm trong phần tà kiến thì Sơ Đạo Sơ Quả diệt được tà kiến, như thân kiến. 

Nhưng qua Ngã Luận Chấp Thủ thuộc phần Ái Ngã thì thuộc một trong năm Thượng Phần Kiết Sử là Ngã Mạn phải lên tới Tứ Đạo Tứ Quả mới diệt được.

Ngày hôm nay một số nhà chú giải, trừ Miến Điện, các nhà chú giải Thái Lan, cũng như Cam Bốt, Việt Nam, đều nói qua 2500 năm con đường Đạo Quả, Tứ Đạo, Tứ Quả không còn, chỉ có Bất Lai trở xuống thôi, Bất Lai, Nhất Lai và Thất Lai thôi chứ không còn Vô Sinh, qua 2500 năm là hết.  Tuy nhiên, ở Miến Điện các vị Thiền Sư, Ngài Mashi thì Ngài không nói nhưng Ngài Paṇḍita, Ngài Jatika đều nói Tứ Quả, Vô Sinh, vẫn còn hiện hữu với người hành trì rốt ráo, tức là họ vẫn còn diệt được ngã mạn thuộc phần kiết sử trong 5 phần. 

Còn các nhà chú giải khác nói ngày hôm nay chỉ diệt được thân kiến thôi chứ không diệt được Ngã Mạn. 

Do đó, ngày hôm nay đối với các thầy dạy cho các trò là diệt cho họ những kiến chấp thôi chứ không diệt được bản ngã của họ, cái "tôi" cái "ta" của họ vẫn còn, họ càng có kiến thức nhiều họ càng có sự tu tập nhiều, họ càng tăng thượng mạn hơn chứ đừng nói là họ hết. Ngay cả họ tu tập lâu và giỏi đi nữa họ chỉ tăng thượng mạn lên. Tại vì với tầng Alahán Vô Sinh là tầng thứ tư thì ngày nay hết rồi, qua 2500 thì trình độ diệt Ngã Mạn không còn, nên qúi Phật tử phải cẩn thận. Qúi Phật tử phải biết có những niên hạng những cái đó nó từng giai đoạn, qúi Phật tử phải biết là sự tu tập và kiên trì chứ không bình thường được.

Khi ta nói tới Niệm có 2, Như lúc nãy ta nói tới Tỉnh Giác thì có 4: 

1. Sätthaka Sampajaññā là Hữu Dụng Tỉnh Giác

2. Sappaya Sampajaññā là Hữu Lợi Tỉnh giác

3. Tadanga Pahana Tương Phản Phóng Khí

4. Vikkhambhana Pahana là Áp Úc Phóng Khí

Qúi Phật tử phải đi qua 4 Tỉnh Giác này. Mỗi khi có Niệm qúi Phật tử phải có 4 Tỉnh Giác, mỗi khi qúi Phật tử có Chánh Niệm qúi Phật tử phải có 4 Tỉnh Giác.

 Niệm và Tỉnh Giác là một đôi, luôn luôn đi với nhau, mình không chia rẽ nó được gọi là 2 Pháp Bảo Hộ Màhàbala tức là nó bảo hộ bảo vệ cho mình, 2 pháp bảo hộ Niệm và Tỉnh Giác là 2 pháp bảo hộ cho tất cả mọi hành giả trong khi tu tập, không thể thiếu được Niệm và Tỉnh Giác.

Như vậy, khi qúi Phật tử đi vào Niệm mà không có Tỉnh Giác, qúi Phật tử đi vào trong tỉnh giác mà thiếu Niệm thì không được, nó phải đi đôi với nhau. 

Trong Niệm Lực phải có 4 pháp bảo hộ (4 pháp Tỉnh Giác).

Sư nói thí dụ: 

Niệm -> Thân (Sắc) - Tâm (Danh) --> là Chánh Đề Mục

- Niệm về thân, phải có Niệm Lực và Tỉnh Giác

 - Niệm về tâm, phải có Niệm Lực và Tỉnh Giác.

Hai pháp phụ thuộc Thọ và Pháp ---> là Tiểu Đề Mục (Nó nương theo)

- Thọ có Niệm Lực và Tỉnh Giác

- Pháp có Niệm Lực và  Tỉnh Giác 

Như vậy ta mới qua Bhāvanā 

Thêm một thí dụ nữa để qúi Phật tử nắm bắt để chia sẻ cho tuần tới

Đức Phật Ngài có ân đức của Phật Bảo, giáo pháp của Ngài có ân đức của Pháp Bảo. Tăng đoàn có ân đức của các qúi Ngài ân đức Tăng Bảo. Mỗi hành giả mỗi người đang tu tập phải có ân đức phẩm vị của mình, cha mẹ có ân đức phẩm vị của cha mẹ, con cái phải có ân đức của chính mình.

Ân đức phẩm vị của cha mẹ tiếng PaliGuṇaSamapatti

Ân đức phẩm vị của cha mẹ có 4; 

1. Bậc Ứng Cúng, 

2. Bậc Thầy đầu tiên, 

3. Là Chư Thiên bảo hộ cho con cái

4. Là Phạm Thiên - Tứ  Vô Lượng Tâm - Từ, Bi, Hỉ, Xả, đối với con cái

Đó là 4 ân đức phẩm vị của cha mẹ đối với con cái. Cha mẹ nào cũng có 4 ân đức phẩm vị này. 

Nhưng nó không đồng đều, các qúi Phật tử phải cẩn thận. Có khi người mẹ nhiều hơn người cha. Có khi người cha nhiều hơn người mẹ. Có khi người mẹ người cha bằng nhau. Trên tỉ lệ về Giới, Định, Tuệ để mình đối chiếu được. Có khi người cha có giới và người mẹ không có giới. Có khi người mẹ có giới mà người cha không có giới. Có khi người cha có định mà người mẹ không có định (tức là không có tu tập). Do đó, ân đức phẩm vị nằm trên tỉ lệ Giới, Định và Tuệ, mình mới tìm ra được 4 ân đức này, cao, thấp, hay là bằng nhau. 

Ân đức phẩm vị của một người tu học (người Phật tử) có 3:

1. Thập Phúc Hành Tông.

2.  Thập Thiện Nghiệp.

3. Thập Toàn Thiện (Thập Balamật)

Như vậy, người Phật tử này có ân đức phẩm vị, người Phật tử kia có ân đức phẩm vị, người hành giả này có ân đức phẩm vị, người hành giả kia có ân đức phẩm vị, nhưng không đồng đều, có người cao hơn hay thấp hơn hay là bằng dựa trên tỉ lệ Giới, Định và Tuệ.

Trong Thập Phúc Hành Tông người Phật tử trao dồi về Giới nhiều: Cung Kỉnh, Phục Hành thuộc về Giới Hạnh.

Còn phần Định và Tuệ thuộc về Chân Tri Trước Kiến thuộc về thính pháp, thuyết pháp làm ra Tuệ.

Thì ở trong 3 loại này có người mạnh về Giới và yếu về Định và Tuệ. Có người mạnh về Tuệ yếu về Định về Giới.

Trong phần Thiện làm duyên cho Thiện theo pháp Nhân Duyên. 

Trong phần Nhân Duyên ta đang học trong Paṭṭhāṇa

Nhân Tương Ưng chia làm 2 là:

Nhân Tương Ưng Bất Thiện: Tham, Sân, Si (phần này không tu nó vẫn có sẵn - không cần trao giồi) 

 và Thiện: Vô Tham, Vô Sân, Vô Si thì phải trao giồi phải tu tập từ ít lên cao, mỗi ngày một chút.

Muốn thực hiện Thập Phúc Hành Tông cho được viên mãn thì phải có Thập Toàn Thiện làm nền tảng chứ không phải ta thực hiện Thập Phúc Hành Tông một cách đơn giản như mình nghĩ ./.

 


No comments:

Post a Comment