Thursday, March 2, 2023

017 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 11 tháng 6, 2022

  017 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 16 tháng 6, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "017- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Trong tuần trước Sư nói về Pahāna về Phóng Khí và Tỉnh Giác. hai điểm đó Sư muốn nhắc liên quan đến vấn đề tu tập (bhàvana). 

Tuy nhiên các qúi Phật tử ở Việt Nam đọc tới phần này trang 26 với trang 36 về ý nghĩa của Niệm thì có câu hỏi. "Xin giải thích Nguyên Nhân Cận Lân (Padaṭṭhāna) là Kiện Khang Tưởng và Thân Niệm Xứ.

Trong quyển Đạo Hành Thực Tiễn Lai Đáo Níp Bàn của Ngài Paṇḍita không có, Sư bổ túc thêm để mình ôn tập lại:

Trang 36

Tứ Ý Nghĩa Của Niệm (Sati)

1. Đặc Tính (Lakkhaṇa): Bất Phiêu Phú, Bất dao động, Bất phiêu nhiên ly khứ đối tượng (Apiḷāpana Lakkhaṇa).

2. Phận Sự (Rasa): Bất kiện Vong, sự vắng mặt tính bất xác định, hoặc không quên (Asammosa Rasa).

3 Sự Thành Tựu (Paccupaṭṭhāna): 1/ Hiện Hữu Tại Phạm Vị Đối Diện, sự đối kháng, đặt tâm thức một cách trực tiếp, diện đối diện với đối tượng quan sát (Visayabhimukhabhava Paccupaṭṭhāna). 2/ Sự Bảo Hộ, Quyền Giám Hộ sự thuần tịnh tuyệt vời của tâm thức do sự vắng mắt các Pháp phiền não (các Pháp uế nhiệm tinh thần) (Ārakkha Paccupaṭṭhāna)

4. Nguyên Nhân Cận Lân (Padaṭṭhāna): 1/ Kiện Khang Tưởng, động sát lực kiện khang (Thirasañña Padaṭṭhāna). 2/ Thân Niệm Xứ, bốn nền tảng của sự chú niệm (Kāyādisatipaṭṭhāna Padaṭṭhāna)

------------------------------

Câu số 4. Nguyên Nhân Cận Lân (Padaṭṭhāna) có 2: 1/ là Kiện Khang Tưởng (Thirasañña Padaṭṭhāna) và 2/ là Thân Niệm Xứ , bốn nền tảng của sự chú niệm (Kāyādisatipaṭṭhāna Padaṭṭhāna).

Padaṭṭhāna là Nguyên Nhân Cận Lân 

Khi các qúi Phật tử đọc tới phần Nguyên Nhân Cận Lân (Padaṭṭhāna), Nguyên nhân làm ta sanh ra Nệm có 2 điểm, cần phải coi từ trên khi Ngài Paṇḍita Ngài giải thích từ trang 19 có 

Bảy điều hữu ích của sự chú niệm:

Việc thực hành thiền định Niệm Xứ dắt dẫn đến sự tịnh hóa tâm thức, sự dục tuyệt nỗi bi thương và sự động khốc, sự tiêu diệt hoà toàn nỗi đông thống thể chất và sự thống khổ tinh thần, sự tiến nhập Chánh Đạo và sự thành đạt Níp Bàn.

Rồi Từ Nguyên Học của Niệm Xứ

Sati + Paṭṭhāṇa

Niệm Lực + Phát Thú

Or

Sati + Pa + (t)thana

Niệm Lực + Nền Tảng

Thuật ngữ Pāḷi Niệm Xứ thường được dịch thuật là "Bốn nền tảng của sự chú niệm". Tuy nhiên, ý nghĩa đầy đủ của nó có thể được triển hiện qua sự chiết tự từ ngữ ghép ra các phần của nó và kiểm tra các thành phần này ở cả riêng lẻ và trong sự hợp thành.

Sự giải thích của Ngài Paṇḍita ở đây chỉ là một yếu tố thôi, các qúi Phật tử phải cẩn thận khi ta học về Pháp có nhiều nhà Chú Giải, Ngài Paṇḍita cũng là một Nhà Chú giải trong từ ngữ Sati này Ngài trích lược qua Từ Nguyên Học trong bộ tự điển thì Ngài phân tách rồi giải thích như vậy. Qúi Phật tử đọc trang 21.

Bất Phu Thiền: Niệm Lực có đặc tính bất dao động; nghĩa là, là không có trạng thái bất phiêu nhiên ly khứ đối tượng

Ngài Paṇḍita  giải thích trên sự trải nghiệm tu tập của Ngài. Nói theo phổ thông từ ngữ "Sati" không nhất thiết phải như những trường hợp như là "Sự Bảo Hộ", rồi "Nguyên Nhân Cận", rồi "Sự Nhận Thức Kiên Cường" là Ngài trải nghiệm trên sự tu tập. Trong sự tu tập (bhàvana) có 2 trường hợp mình cần phải biết là người có Pháp hành người ta mới trải nghiệm được, mới thích hợp được, ứng hợp vô được với những sự giải thích của Ngài. Còn người không có đi Pháp hành  chỉ học về Pháp học suông thôi thì khó hiểu được, không hình dung ra được sự giải thích của Ngài . Các qúi Phật tử phải cẩn thận.

Do đó, đứng về quyển sách Đạo Hành Thực Tiễn Lai Đáo Níp Bàn của Ngài Paṇḍita là dành cho những người hành giả đang tu tập về Pháp hành áp dụng.

Thứ hai, Kiện Khang Tưởngsự ghi nhớ một cách kiên cố, muốn có sự ghi nhớ kiên cố đó không bằng 2 mãnh lực này. Kỳ rồi Sư có nói khi ta muốn có sự Kiện Khang dù là Pháp Học hay Pháp Hành thì cũng phải dùng 2 từ ngữ: 

  Quyền Lực (Indriya)Năng Lực (Bala) mới đúng vô Niệm Lực.

Năng Lực (Bala)Quyền Lực (Indriya) mà mình không có thì Niệm Lực chỉ là một ảo tưởng thôi, hay sự hoang tưởng thôi hay sự ghi nhận suông, hay là máy móc thôi và không gặt hái được kết quả.

 Quyền Lực (Indriya) có 5 và Năng Lực (Bala) có 5 phải quân bình, không mạnh hơn, không yếu hơn, không cao hơn, không thấp hơn, không nhiều hơn, không ít hơn, mà phải quân bình. Thì nó mới thành Lực. Nếu  quân bình Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ, thì mỗi cái đó trở thành Lực. Như bây giờ mình phát triển về Niệm, nhưng Tín, Tấn, Định, Tuệ không đủ thì Niệm Lực này không có kết quả. 

 Năm lực (Pañcabala), năm sức mạnh hỗ trợ tinh thần tu tập:

1. Tín lực (Saddhābala), sức mạnh niềm tin.

2. Tấn lực (Viriyabala), sức mạnh tinh tấn.

3. Niệm lực (Satibala), sức mạnh ghi nhận.

4. Định lực (Samādhibala), sức mạnh tập chú.

5. Tuệ lực (Paññābala), sức mạnh trí tuệ.

Năm lực này có chi pháp giống như năm quyền (indriya); khi nói đến khả năng hoạt dụng thì gọi là Quyền, nói đến công năng tác dụng thì gọi là Lực. Xem năm pháp thuộc phần thù thắng.

Tức là ngũ quyền (Pañcindriya), năm pháp có khả năng đặc biệt, pháp trọng yếu để phát triển thiện pháp, pháp có quyền lực trấn áp các tính chất bất thiện:

1. Tín quyền (Saddhindriya), tức là niềm tin tam bảo, một yếu tố khắc chế tâm hoài nghi.

2. Tấn quyền (Viriyindriya), tức là sự dũng mãnh tinh cần, một yếu tố khắc chế tâm biếng nhác thụ động.

3. Niệm quyền (Satindriya), tức là chánh niệm ghi nhớ rõ ràng một yếu tố khắc chế tâm buông thả.

4. Định quyền (Samādhindriya), tức là sự tập trung tư tưởng, trụ tâm vào một cảnh, một yếu tố khắc chế tâm tán loạn.

5. Tuệ quyền (Paññindriya), tức là trí sáng suốt, hiểu biết thấu đáo, minh sát thực tính của danh sắc, một yếu tố khắc chế tâm si mê.

Năm quyền này cũng được gọi là năm lực (Bala), sức mạnh nội tâm.

(trong Kho Tàng Pháp Học)

Bộ Chú Giải Atthasālinī  Ngài Buddhaghosa viết  : Ví như một cỗ xe có 5 con ngựa, có một con mạnh và 4 con yếu thì lôi không nổi cỗ xe, nó sẽ trì trệ hay chòng chành. Một trong 5 con ngựa đó, hay hai trong năm con ngựa đó, ba trong năm con ngựa đó mà không đủ lực thì chiếc xe bị xộc xệch. 

Đức Phật Ngài là Điều Ngự Trượng Phu (Purisadammasārathi) là Ngài điều ngự các pháp quân bình, không nhiều, không ít, không mạnh, không yếu. Giống như bàn tay ngón so le ngón dài ngón ngắn, nhưng với cỗ xe có 5 con ngựa chạy phải đồng hành nhau.

Do đó, ý nghĩa của Niệm Lực Kiện Khang này chính xác trong phần mình ứng dụng là phải quân bình Ngũ Quyền Ngũ Lực mới có lực trong các phần đó, Tín có Tấn có, Niệm có, Định có, Tuệ có,  mới được. 

Thí dụ, Sư hay giải thích Ngũ Quyền nếu mà:

-  Tín mạnh thì sanh ra mê tín hay cuồng tín.

-  Niệm mạnh sinh ra lạc Niệm.

- Tấn mạnh thì sinh ra nóng nảy.

-  Định mạnh thì sinh hôn trầm.

- Tuệ mạnh sinh hoài nghi. Trí Tuệ nhiều sanh ra cân nhắc, đắn đo, hoài nghi.

Mấy pháp này phải giữ quân bình, không có mạnh quá, không có yếu quá, không có nhiều quá, không ít quá. Thì mới có Kiện Khang được.

Còn cái thứ hai, nguyên nhân cận thứ hai là Kāyādi là thuộc về thân. Thì khi nói thuộc về thân, Kāya là sắc thân. Nói về thân có 2 lãnh vực là vật chất và tinh thần. Nói nôm na là bốn pháp Niệm Xứ Đức Phật Ngài giảng trong bài kinh Niệm Xứ là Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Kāyādi thuộc về thân, khi nói tới thân có 2 mặt là:  Thân  và Tâm 

Có hai thành phần đi kế bên nhau:

Trong Thân có Thọ, trong Thọ có Pháp

Trong Tâm có Thọ, trong Thọ có Pháp

Hai cái đó là thành phần phụ thuộc về kéo theo, không thể nào mình nói thiếu nó hai mất nó được. Giống như khi qúi Phật tử đứng dưới ánh sáng trong bất luận chiều hướng nào, trước mặt, đằng sau lưng, đều có cái bóng. Dưới ánh sáng, ánh sáng mặt trời hay ánh trăng đều có cái bóng của mình đổ ngã hay nó hiện bày ra. Thì khi thân mình hiện thì nó có cái bóng của cái thọ hiện bày ra cái pháp nó kéo theo.

Do đó  Kāyādi này thuộc về Thân thì những cái đó khi mình niệm về Tâm thì kéo theo Thọ không bỏ được tại vì nó là Tâm Sở đồng sanh đồng diệt. Rồi khi nói tới Thọ thì Pháp hiện theo, thì nó cũng thuộc về thành phần phụ thuộc về hay là đồng thuận theo pháp hiện bày.

Ngài Paṇḍita nói Thân Niệm Xứ hay thuộc về bốn Pháp Niệm Xứ làm nền tảng. Thật ra chỉ có 2 là Thân và Tâm và có 2 pháp phụ thuộc là Thọ và Pháp kéo theo

Do đó, Thân có Thọ, Tâm có Thọ, mà khi có Thọ thì Pháp phát sanh lên. Pháp phát sanh về Thân, Pháp phát sanh về Tâm.

Ngài Paṇḍita nói Kāyādi thuộc về Thân Niệm Xứ. Kāyādi thuộc về Thân thì có 2 thành phần, mà trong 2 thành phần có 2 pháp phụ thuộc kéo theo là Thọ và Pháp.

Thì khi qúi Phật tử đọc quyển sách này là qúi Phật tử phải thận trọng, hay là qúi Phật tử nghiên cứu cái này thì phải thận trọng là quyển sách này là cho những người hành giả có trải nghiệm thì họ sẽ ứng dụng được những điều giải thích của Ngài Paṇḍita, còn trường hợp không ngồi thiền thì không hiểu được Kiện Khang là cái gì, cái gì là Kiên Cố, vững chắc, chỉ có những người về Pháp Hành.

Mà có thể mình nhìn cái bóng ở đâu thì cái hình ở đằng đó. Thí dụ như qúi Phật tử có Thọ đang khởi sanh lên. 

Thí dụ như bây giờ qúi Phật tử đang niệm về cái buồn. Cái buồn thuộc về Tâm, cái đau thuộc về Thân. Thì khi qúi Phật tử có một sự buồn ở trong lòng thì bắt đầu coi Tâm liền, chúng liên đới với nhau, bất chợt trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Cũng như khi qúi Phật tử có pháp phiền não, hay pháp hỉ, thì những pháp đó kéo theo, nó thuộc trong phần Thân hay Tâm.

Thì những cái đó, nếu như người hành giả thì họ sẽ tìm ra được cái này thuộc về Nghiệp Hữu đang hiện hữu Kamma Bhava nằm trong Liên Quan Tương Sinh, mà mình ứng hợp theo nó, mình bị tác động theo nó sẽ ra Sinh Hữu, nó sẽ tạo ra một hữu mới trong kiếp sống hàng ngày. 

Nghiệp Hữu Kamma Bhava thuộc về nghiệp quá khứ cho ra một Sinh Hữu trong kiếp sống hàng ngày hiện tại này, nếu chúng ta không dừng nó lại thì nó đẩy ra tới vị lai. Thì Sinh Hữu của hiện tại nó trờ thành Nghiệp Hữu của  kiếp sống vị lai, nó luân hồi, nó hiện bày ra.

Do đó, khi Thọ sanh lên nó thuộc về Nghiệp Hữu của Thân và Tâm. Thọ này sanh lên hay Pháp phiền não này nó thuộc Nghiệp Hữu của Thân và Tâm, qúi Phật tử dừng lại chỉ giữ Niệm thôi và cắt đứt nó thì Nghiệp Hữu này sẽ ngừng lại, còn không qúi Phật tử nuôi dưỡng nó hay đang nghĩ ngợi về nó hay tư duy về nó thì sẽ có một Sinh Hữu cho hiện tại hiện hữu và nó tạo ra một vị lai như bóng với hình.

 Do đó mình phải cẩn thận, buồn, vui, thích, hoan hỉ, cũng không được. Nên trong phần hương vị giáo pháp Dhammarasa Pháp vị của người thấy pháp. thí dụ như mình hành thiền, mình chứng đạt được pháp, mình có một thành tựu về Pháp mình hoan hỉ nó thành Nghiệp Hữu, nếu mình không biết dừng lại mình sẽ dính mắc vô đó sẽ trở thành Ái Dục và Vô Minh làm duyên cho Nghiệp Hữu này sanh ra Sinh Hữu. Nó vi tế lắm.

Cũng như những người đắc chứng về các tầng thiền Sắc Giới qua đề mục An Chỉ mà họ đã thành tựu, thì khi họ đắc chứng, bắt đầu tư tưởng của họ sanh vọng móng các cõi trời đó liền, do đó họ vừa chết ở đây thì được sinh về cõi trời liền, và không ngừng trong sự sinh tử, vòng luân hồi bắt đầu sinh. 

 Còn nếu như mình cắt đứt, chứng đắc là chứng đắc, mình hưởng pháp đó nhưng không tơ vương dính mắc trong đó, bắt đầu đi tiếp được, mình không ở trong đây sinh lên cõi giới mình đang vọng móng. Nó vi tế lắm, và nó nhạy bén lắm và nó rất mau lẹ mình không chặn kịp.

 Nên qúi Phật tử phải cẩn thận với Niệm. Niệm là điều quan trọng.

Khi mình thất Niệm hay lạc Niệm, thì những cái kia bắt đầu lỏng, Tấn của mình ngừng lại, mình ngồi tư tưởng, mình hưởng, mình đang chứng rồi Tin Tấn mình ngừng mình khỏe rồi, Tấn mình ngừng lại liền và Định của mình bắt đầu rơi xuống, không khắn khít nữa, Tuệ mình bắt đầu phán xét suy nghĩ. Cái này kéo theo và có sự liên đới liên hệ duyên sinh, nó có móc nối liên tục, mình dùng Tuệ phân tích thì lúc đó mình không để cho Niệm nó sinh lên đi theo cái gì mình đã có.

Nhưng cái này mình không có, giống như cô gái bán sữa trong truyện Ngụ ngôn La Fontaine từ suy nghĩ này tới suy nghĩ kia cho tới khi đá vô tảng đá rớt bể bình sữa thì mới vỡ mộng, thì những tư tưởng đó chỉ là ảo tưởng thôi. Người hành giả mình có thể như vậy.

Thì những cái đó thuộc về palipatha những pháp nghịch những sự ràng buộc. Khi mình ngồi thiền thấy ánh sáng hay có sự tịnh lặng, cái đó chỉ là những pháp ràng buộc mình thôi. Nếu không vững Tuệ để soi xét Niệm mình đang có và Định mình đang hưởng thì cái đó phá hủy hết tất cả công đức tu tập của mình mà thời gian mình đã duy trì hay mình đã bồi dưỡng nó, mình đứng lại tại đó hưởng những thành tựu của mình hay hưởng kết quả của mình thì nó sẽ phá hủy những công trình còn phải tiếp nối, chỉ trừ khi tới bậc Vô Sinh tới lúc đó mình mới ngừng lại được. Mà Vô Sinh cũng chưa hẳn nữa, nó là Duy Tác, nó vẫn còn có Hữu Dư Y và Vô Dư Y nữa, thì lúc đó mình vẫn còn có những ảnh hưởng của Nghiệp Hữu này. Do đó qúi Phật tử phải cẩn thận.

Cuộc đời tu tập này giống như mình đã phóng lao thì phải theo lao. Như bài kinh của Ngài Webu "Đường Bay Của Mũi Tên". Khi mũi tên ra khỏi cây cung thì nó phải phóng tới mục tiêu của nó thôi, chứ nó không ngừng lại cho khỏe thì đi tiếp.  Mình đã phóng lao thì theo lao cho tới đạt được mục đích của mình là phải giải thoát.

Do đó, trong giải thoát, mình học tuần trước Sư nói có 3 Luân Hồi Vaṭṭa. SaṅkhāraVaṭṭa Vòng Luân Hồi của Pháp Hữu Vi. 

Thì trong 3 luân chuyển mà Sư nói tới là: 

1. Phiền Não Luân

2. Nghiệp Báo Luân

3. Dị Thục Quả Luân

Trong 3 Luân phải biết cái nào là chính cái nào là phụ. Phiền Não Luân mạnh nhất và là chủ chốt tạo ra phiền não ra nghiệp báo, ra Dị Thục Quả của pháp phiền não này. Nên qúi Phật tử phải biết trong khi tu tập thì mình không có sợ Dị Thục Quả mà mình chỉ sợ tác nhân sắp sửa xảy ra với Dị Thục Quả này mà mình nuôi dưỡng nó có mầm mống sanh lên.

Thí dụ như khi qúi Phật tử tu, bị Thân Thức Thọ Khổ, tê, nhức, mỏi, đau, sanh lên thì đây là Dị Thục Quả Luân nhưng nếu không có Niệm để nó rớt qua Tâm Sân lúc đó Tâm Đổng Lực lên là Tâm Sân thì Phiền Não này là Tâm Sân nó chi phối, nó là một Đổng Lực thì cái đó nó Sân tiếp nữa. Dị Thục Quả thì yên rồi nó là quả thôi, nhưng nếu không khôn khéo, không tỉnh giác để tìm cái hữu ích hữu lợi cho mình thì anh phiền não này Dị Thục Quả này sẽ ra một cái phiền não, cái phiền não này cho ra một Dị Báo Luân.

 Nên mình nhìn thấy con đường đến bậc Alahán bậc Vô Sinh các Ngài không tạo tác. Mà nếu các Ngài tạo tác thì là Duy Tác chứ không để lại quả. Còn mình đây mình vừa tạo tác vừa để lại quả, cái đó là phiền não của mình, tại vì mình không có cơ may hay có cơ hội để giải thoát được, mình cứ bị cuộn chặt lại, tháo ra bao nhiêu thì nó cuộn chặt lại bấy nhiêu.

Trong khi Luân Hồi Vaṭṭa này có 3 thời: Quá khứ, hiện tại, vị lai, chứ không phải một thời quá khứ không và cũng không phải một thời hiện tại không, mà nó có cả thời vị lai nữa nếu như mình không có tác ý khôn khéo hay có trí tuệ nhìn sắc bén thì những cái đó sẽ gây ảnh hưởng mình rất lớn. Cái phiền não này nó cả hai chiều, chiều lôi cuốn, chiều trả quả. Chiều lôi cuốn là do mãnh lực của ái dục làm. Chiều trả quả là do Hành và Vô Minh làm, do đó qúi Phật tử bị nó cuốn say mình.

Như vậy thì khi nói tới Tham, Sân, Si tiếp tục lần trước Sư nói là không cần trao giồi, nó có sẵn, nó sẽ phát lên, giống như đất vườn của mình không cần trồng cỏ nó có sẵn rồi, mình không để ý tới nó là nó lên. Nhưng mà mình muốn không có cỏ thì mình phải cắt nó phải nhổ gốc rễ nó. Vô Minh sinh ra Tham và Sân. Si ra Tham ra Sân.

Người Việt Nam nói không đúng, câu: "Giận quá mất khôn". Thật ra là: "Mất khôn nên mới giận." Nếu mình khôn thì mình không có giận. Mình tỉnh táo xét soi rồi mình mới dùng trí giải quyết phiền não mình trước rồi mình mới giải quyết sự việc sau.

Nhưng mình đây bộc phát ra liền cái si mê, đầu tiên là mình bị phóng dật. Với tình huống đó mình không có Niệm, mình bị Si, mà Si đó nó ra một là Si Phóng Dật, hai là Si Hoài Nghi, thì pháp đến bất ngờ với mình chỉ là Si Phóng Dật, mình phản ứng một cách máy móc và không có chiều sâu của người tu tập, do đó mình phản ứng liền. 

"Mất khôn mới hóa giận". Chữ "mất khôn" là si mê, rồi sinh ra sân hận. Người Việt Nam thì nói ngược lại rằng: "Giận quá mất khôn". Thật ra mình lúc đó vì si mê nên mất khôn.

Xưa nay mình nói theo chiều là Tham, Sân, Si. Thật ra là, Si, Tham, Sân (do si mê sanh ra Tham rồi sinh ra Sân hận)

Gốc của Si là Vô Minh. Mà Vô Minh này là 8 Bất Tri là 8 điều mình không biết:

1. Bất tri khổ (Dukkhe aññāṇaṃ), không thông hiểu về sự khổ ngũ thủ uẩn.

2. Bất tri khổ tập (Dukkhasamudaye aññāṇaṃ), không thông hiểu tập khởi của khổ.

3. Bất tri khổ diệt (Dukkhanirodhe aññāṇaṃ), không thông hiểu sự diệt khổ.

4. Bất tri đạo lộ khổ diệt (Dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya aññāṇaṃ), không thông hiểu con đường đưa đến diệt khổ.

5. Bất tri quá khứ (Pubbante aññāṇaṃ), không biết rằng mình đã từng hiện hữu ở quá khứ, có kiếp sống quá khứ.

6. Bất tri vị lai (Aparante aññāṇaṃ), không biết rằng mình sẽ có mặt trong tương lai, có kiếp sống sau.

7. Bất tri quá khứ vị lai (Pubbantāparante aññā-ṇaṃ), không biết có đời sống quá khứ và vị lai, tức là đời sống vui khổ hiện tại bị chi phối bởi quá khứ, và sở hành hiện tại ảnh hưởng vị lai.

8. Bất tri pháp duyên khởi y tương sinh (Idappaccayatāpaṭiccasamuppannesu dhammesu aññāṇaṃ), không biết duyên khởi các pháp, sanh do nhân quả liên quan, như do vô minh có hành, do hành có thức v.v...

(Trích Kho Tàng Pháp Học - HT Giác Giới)

Si đồng nghĩa với Vô Minh (Moha) đồng nghĩa với Avjjā.

  Moha ngữ căn là "Muh" là mê mờ đối tượng, không rõ đối tượng, là muội lượt, tối tăm không sáng suốt.

Tham Lobha ngữ căn là Lubh là dính mắc vào đối tượng.

Sân Dosa ngữ căn là du bất toại nguyện với đối tượng, hủy diệt đối tượng.

Những ngữ căn này giải thích được ý nghĩa những từ ngữ Tham, Sân, Si.

Thì khi Moha mà đi tới nhiều thì là Momuha là cuồng si là tới khủng khiếp rồi.

 Nhân nào sinh ra cuồng si Momuha? do lậu hoặc Āsāva là do vô minh lậu Avijja-Āsāva sinh ra, do lậu hoặc sinh ra tức là mình cứ đắm chìm hoài.

Đức Phật Ngài nói, khi một chúng sinh đi tục sinh chui vào trong bóng tối đi ra là không biết gì, mà nhiều lần lập đi lập lại như vậy là lậu hoặc thì càng ra càng si, nếu như mà một lần chui vô bóng tối mà đi ra mà không gặp những bậc hiền triết, không gặp những bậc minh sư hay gặp thiện pháp để tẩy xóa sự u mê đó thì càng lậu hoặc lên càng mê mờ muội lượt hơn nữa.

Do đó, đối với Bồ Tát khi Ngài đi không đi vô bóng tối mà Ngài đi với cái nghiệp Balamật của Ngài. Khi Ngài đi ra không đi ra chỗ bóng tối mà Ngài đi ra bên hông với sự sáng suốt của Ngài. 

Đức Phật Ngài nói khi mình cứ đắm chìm nhiều lần trong bóng tối thì mình sẽ cuồng si, si mê một cách ngông cuồng.

Sư trở lại với 2 nguyên nhân sinh ra Niệm: 

1. Thứ nhất là Kiện Khang. Muốn có Kiện Khang Tưởng là sự ghi nhớ mà cho sự nhớ lại được một cách kiên cường mạnh mẽ qúi Phật tử phải quân bình Ngũ Quyền và Ngũ Lực trong 5 pháp; Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ, không được so le, pháp nào mạnh, pháp nào yếu, pháp nào nhiều, pháp nào ít, phải quân bình một cách khôn khéo

2. Thứ hai, khi nói nhân sinh thứ hai thuộc về thân Kāyādi thì nói luôn Thân và Tâm có Thọ có Pháp là 2 pháp phụ thuộc kéo theo. Trong Thân trong Tâm có Thọ, mà trong Thọ thì có Pháp. Pháp hiện bày của Thân và của Tâm nương theo nó mà sinh và nương theo nó mà mình quán.

Quyển Đạo Hành Thực Tiễn Lai Đáo Níp Bàn rất hay nhưng dành cho những người Pháp Hành những người hành giả Vipassana.

Sau quyển này có quyển kế tiếp của Ngài Paṇḍita viết là In This Very Life sẽ bổ túc mấy pháp này, Ngài đưa 37 Phẩm Trợ Đạo hay 37 Đẳng Giác Phần Ngài giải thích trong đó. Ngài U Hla Kyaing. là hội trưởng hội Mahasi viết ra bộ Vô Tỷ Pháp Abhidhamma For Meditator cho các vị hành giả thì bộ đó phân tích ra tất cả các Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp và Níp Bàn, để cho các vị thiền giả nắm bắt mới tu tập được thì mới bổ túc được. 

Còn nói thông thường về Niệm mà không có Pháp Hành mình chỉ áp dụng trong đời sống hàng ngày thôi tức là mình mới có sự ghi nhớ và nhớ một cách khôn khéo tỉnh giác chỉ như thế thôi

Khi không nói tới Pháp Hành thì chỉ có 2 pháp thôi: Niệm và Tỉnh Giác. Mình nói theo nhân gian ngoài đời là ghi nhớ và đề cao cảnh giác.

Niệm + Tỉnh Giác = Ghi nhớ + đề cao cảnh giác.

Hai pháp này là phổ thông không cần đi về Pháp Hành.

Khi qúi Phật tử tiếp xúc với một vật thực, biết món ăn này bổ, lợi ích cho sức khỏe hay hại sức khỏe .v.v... qúi Phật tử phải đề cao cảnh giác hay là có sự ghi nhớ để mà dùng hay không dùng.

Từ ngữ Niệm và Tỉnh Giác là từ ngữ về Phật Học. Còn ngoài đời sống hàng ngày thì, mỗi pháp lên, mỗi trường hợp xảy ra, mỗi điều kiện hiện bày, ta phải có sự ghi nhớ và đề cao cảnh giác không quên mình. Như vậy là xong, không cần Pháp Hành. 

Có 3 pháp Đức Phật Ngài nói một cách phổ thông: Thứ nhất, một Pháp sanh lên mà có vị ngọt hay vị hấp dẫn, hay quyến rũ. Thứ hai,  nó có vị nguy hiểm. Thứ ba, phải xuất ly vị ngọt đó, hay  pháp đó. (Nghiệp quá khứ --> tác nhân, và Ma Lực)

Ba pháp đó phải luôn luôn phải nằm lòng, phải đề cao cảnh giác, cái gì mà ngọt ngào hay quyến rủ lôi cuốn đằng sau nó luôn có sự nguy hiểm của nó.

 Giống như câu cá, mỗi miếng mồi được thả xuống luôn luôn có cái lưỡi câu lưỡi móc, mà lưỡi móc đó nó có 2 loại (chỗ này qúi Phật tử cần phải biết). Qúi Phật tử nhớ mỗi một miếng mồi xảy ra qúi Phật tử phải nhớ 2 chiều, 2 trường hợp xảy ra: 

1. Thuộc nghiệp quả đang hiện hành một tác nhân nếu không nhìn ra.

2. Thứ hai là ma lực.

Không thể nào một chiều được.

 Thứ nhất. Nghiệp quả là do Vô Minh và Ái Dục tạo ra từ đời quá khứ, nó bắt đầu hiện bày ra vị ngọt này và nó bắt đầu lôi cuốn mình và nó chi mình phải chịu ảnh hưởng sự luân chuyển. 

Thứ hai. Ma Lực, thuộc một trong Ngũ Ma. Một Ma Lực nhiều nhất là binh ma của Ác Ma. Qúi Phật tử phải cẩn thận. Tất cả miếng mồi nào bung ra thì phải nhìn hai chiều.

khi qúi Phật tử có bất cứ thứ gì. Chẳng hạn như kinh sách, hay qúi Phật tử vô chùa tu bận y áo, qúi Phật tử nói cái này mình có là do gieo trồng mình mới có, nhưng vui say trong trạng thái hoan hỉ là rớt vô trong Ma Lực liền và không có tu tập được mình khinh suất thì sẽ gục ngã liền trong cái vị ngọt của nó. Có kinh sách mình nghĩ ta có phước quá, có trú xứ tu mình nghĩ ta có phước quá, ta vui say trong sự tự mãn đó rồi mình chôn vùi hạnh nguyện tu tập của mình. Mình lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác, tại vì mình chưa giải thoát là mình chưa có an toàn, mình còn luân hồi là mình chưa thoát khổ. Cho dù hình thức nào, cho dù hoàn cảnh nào cho dù mình ở trong điều kiện nào cũng vậy mình cũng phải cẩn thận.

Đức Phật Ngài nói trước khi viên tịch Niết-bàn: "Các Pháp hữu vi là Vô Thường chớ có khinh xuất dễ duôi (appamattā)

‘‘handa dāni, bhikkhave, āmantayāmi vo – ‘vayadhammā saṅkhārā, appamādena sampādethā’ti” Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên các con hãy tinh tấn chớ dễ duôi. Các pháp hữu vi vốn vô thường”

Các Pháp Vô Thường, ngày nay có ngày mai khác, phút trước có phút sau nó khác rồi, mình phải nhìn thấy, mình không nên chủ quan với cái gì đang tồn tại và hiện hữu. Khi chủ quan cái gì đang tồn tại và hiện hữu là mình đang hưởng vị ngọt không thấy sự nguy hiểm vô thường đang ẩn núp trong đó. Những người không có trí họ mới lọt vô bẫy sập ở trong Ma Lực bị chôn vùi trong nghiệp báo của mình làm tác nhân trong hầm hố đó nữa.

Và con đường đi đến đạo quả luôn luôn có 2 Mãnh Lực Nghiệp báo và Ma Lực tác động mình. Một là quả trổ sanh, mình muốn tu mà mình đổ bịnh mình không tu được, mình muốn tu mà gặp nhiều pháp nghịch mình không tu được.

Những cái đó là một phần, vượt qua hết, suông sẻ hết, thuận chiều và may mắn hết thì bắt đầu có Ma Lực đến. Phải cẩn thận, danh thơm, tiếng tốt, lợi lộc quyền quí cao sang, tiền của, những cái đó là mãnh lực của ma. 

Qúi Phật tử học 10 pháp đạo binh ma.

 Các qúi thầy qúi sư mà thuyết pháp hay thuyết pháp giỏi được nhiều người ái mộ, danh thơm tiếng tốt rồi vui say trong danh thơm rồi lọt vô Ma Lực, hay là được cúng dường nhiều, tiền bạc nhiều bắt đầu thường hưởng là lọt vô Ma Lực.

(1) Ma oan nghiệt nhiều đời

(2) Ma bên ngoài đến làm mê hoặc

(3) Ma phiền não

(4) Ma sở tri

(5) Ma tà kiến

(6) Ma vọng tưởng

(7) Ma khẩu nghiệp

(8) Ma bệnh khổ

(9) Ma ngủ

(10) Thiên ma

Sư ở bên Ngài Tịnh Sự, Ngài sống thanh bần, tri túc, Ngài sống an trú, Ngài sống đóng cửa ngày đêm, đóng cửa trước cửa sau không có mở, để tập trung dạy học cho Sư hay là dịch thuật kinh tạng, chứ Ngài không làm gì khác. Do đó, mình mới thấy Ngài an ổn, mà chưa yên đâu Ngài đổ bịnh, nghiệp quả của Ngài sức lực Ngài đi luôn, nó cũng có, nhưng mà Ngài vượt qua được Ma Lực, Ngài không bị Ma Lực lôi cuốn.

Người đời chúng ta, xuất gia hoặc tại gia, chưa chắc qua được Nghiệp quả quá khứ. Nên qúi Phật tử phải nhớ 2 câu: 

Niệm + Tỉnh Giác = Ghi nhớ + đề cao cảnh giác.

Trong mọi trường hợp, mọi sự việc, mọi vấn đề, xảy ra với mình thì qúi Phật tử đừng có ngạc nhiên mà phải nói rằng chỉ là Pháp Vô Thường, tất cả đều là Pháp Vô Thường. Mỗi pháp thay đổi, do đó mình lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác, pháp vô thường đang hiện bày thì bắt đầu phải có sự tu tập.

Đầu tiên tu tập là phải có Tuệ Văn, rồi phải có Tuệ Tư, rồi mới có Tuệ Tu. Văn, Tư, Tu, luôn luôn kết nối nhau một cách chặc chẽ. Có kiến thức, có sự suy nghĩ đúng đắn thì sự tu tập đó mới chơn chánh mới thành tựu, chứ còn không mình sẽ lạc hướng.

Trung Bộ Kinh Đức Phật Ngài nói 2 vị tu sĩ ngoại đạo, một người tu tập theo cẩu hành giả hình thức con chó, một người tu tập theo ngưu hành giả hình thức con bò. Hai người đó thời gian trước chưa gặp Đức Phật họ là người Bàlamôn. Một hôm hai vị ngồi thiền, vị đó thấy con bò ngã xuống chết nó phát ánh sáng họ ngạc nhiên và nghĩ con bò phát ánh sáng vậy là nó có tu tập, nên họ sửa đổi tư duy của họ lại và họ bắt đầu sống đời sống của con bò, đi cũng như con bò đi 4 chân và ăn cũng bằng lưỡi thôi chứ không dùng tay. Tới gặp Đức Phật, Ngài nói 2 loại tu như vậy không đúng, nó thuộc khổ hạnh. Dưới thời Đức Phật có 2 đường lối tu: một là lợi dưỡng, một là khổ hạnh. Ngài là trung đạo, Ngài đi con đường Bát Chánh Đạo là con đường trung đạo, tránh xa con đường lợi dưỡng, tránh xa con đường khổ hạnh. Đức Phật Ngài nói 2 người tu sĩ ngoại đạo tu theo hạnh con chó và con bò sai trật là do từ tuệ văn của họ, do tư duy của họ hay do kiến thức của họ nghĩ như vậy, họ noi theo mà tu tập như vậy, nếu họ trau giồi như vậy thì họ gặp trở ngại cho chính họ.

Vậy thì khi qúi Phật tử muốn thoát khỏi nghiệp quả và Ma Lực thì phải trau giồi Văn, Tư, Tu, thật là kiên cố, phải sung mãn đầy đủ mới được, chứ còn sương sương thì không có kết quả, phải nghiên cứu, phải học nhiều.

 Trở lại, khi người Phật tử hỏi Sư về Kāyādi (thuộc về thân) có thuộc về Tứ Pháp Niệm Xứ không?

Thì câu trả lời là: Đúng, mà cũng Không Đúng.

Tại vì sao? Tại vì chỉ có 2 pháp thôi, là mình nghiên cứu về Thân và Tâm và 2 pháp phụ thuộc kéo theo là Thọ và Pháp cho mỗi cái Thân và Tâm, luôn có 2 pháp phụ thuộc đó. Chúng trở lại mình luôn có Niệm ghi nhớ, và trong Niệm mình phải luôn luôn có Tỉnh Giác.

Sư nói về thí dụ một cái đụng.

Trong kinh nói rằng: Một đêm đó Đức Phật Ngài nghỉ, nửa Ngài thức dạy đi tiểu, Ngài vô phòng vệ sinh của Ngài, Ngài đụng cái bộp, thì câu đầu tiên Ngài hỏi: 

"Ai đó?" Tức là Ngài đụng vô một con người chứ không phải đụng vô cái ghế hay cái bàn hay cục đá. 

Thì người đang nằm trả lời: "Con".

Ngài hỏi: "Con là ai?"

"Dạ, Lahula?

"Tại sao ở đây?"

"Dạ, hết chỗ vì về trễ."

Tại sao Ngài đụng vô thì Ngài hỏi ai đó? Tại vì Ngài biết trong phòng vệ sinh của Ngài không có bàn không có ghế không có cục đá thì đụng vô biết liền.

Còn mình đụng vô là la vì mình không nhớ trong nhà tắm của mình có những cái gì trong đó.

Đó là trạng thái Niệm và Tỉnh Giác của Ngài đến mức hoàn hảo.

Đọc câu đó là qúi Phật tử hiểu được liền là Niệm của Ngài là toàn hảo và Tỉnh Giác của Ngài là toàn tri, Ngài lúc nào cũng biết liền.

Vậy thì, khi tay qúi Phật tử đụng vô cái bảng, thì qúi Phật tử phải biết Niệm và Tỉnh Giác đó là cái bảng với việc đụng này, chứ không phải mình đụng vô một trạng thái máy móc hay trạng thái không ghi nhớ.

Vậy thì, khi tay Sư đụng vô cái bảng thì thấy gì?

Những pháp mà xảy ra, qúi Phật tử chưa quen được Pháp của Đức Phật nên qúi Phật tử sẽ sài nhiều cái chế định. Nhưng thật ra khi mình hiểu được Pháp của Đức Phật thì qúi Phật tử mỗi cái xúc, mỗi cái đụng chạm qúi Phật tử không bao giờ chạy theo cái Chế Định được (không bao giờ chạy theo xúc, đụng). 

Khi mà đụng vô, 

đụng = xúc --> Pháp tụ

nó có 3 pháp:

1. Đầu tiên là Thân Thức, thứ hai là Thần Kinh Thân, thứ ba là Cảnh Xúc

Không bao giờ chạy theo cái chế định của thế gian.

Khi đụng vô thì 3 pháp hiện bày: là Thân Thức, Thần Kinh Thân, và Cảnh Xúc.

Phải phân tích nó ra 3 pháp đó nó gồm có Nguyên Chất Ngữ nó là gì? Gồm có Uẩn Xứ Giới Đế gì đó nó mới hiện bày ra thì qúi Phật tử mới ra khỏi thói quen của mình, chế định của mình.

Qúi Phật tử phải như vậy đó, khi qúi Phật tử đụng vô bất cứ thứ gì thì qúi Phật tử phân tích liền.

Vậy thì Paṭṭhāṇa là quan sát cho thật kỹ, quan sát một cách đặc biệt, Paṭṭhāṇa là mình phải phân tích được và mình phải hiểu biết được mỗi cái giở chân của mình lên là cái gì thì mình nhìn mình thấy đâu phải là của tôi, nó có những pháp hiệp thành hay là những pháp tụ hợp lại nó hình thành ra cái này. Mình phân tách ra được thì mình mới thoát ra khỏi Kiến Chấp, Ngã Chấp Thủ, Ngã Luận Thủ.

Khi đụng vô một cái thì mình phải phân tích theo 7 Pháp :

1 - Pháp Tụ (Pháp gì), (Dhammasangani).

2 - Phân Tích (phân tích pháp đó), (Vibhanga).

3 - Nguyên Chất Ngữ (yếu tố gì hình thành), (Dhatukatha)

4 - Nhân Chế Định (cho thí dụ), (Puggalapannatti).

5 - Ngữ Tông (đối chiếu tranh luận), (Kathavatthu)

6 - Song Đối (pháp có thuận và nghịch) ,  (Yamaka).

7 - Phát Thú (nói về duyên sinh duyên hệ) .(Patthana).

(Xem lại bài giảng 008 Phát Thú)

Qúi Phật tử phải hiểu những cái đó mình mới thoát ra khỏi cái suy nghĩ thói quen của mình.

Qúi Phật tử nhớ, tay đụng vô một cái, cũng vậy khi giở chân lên thì có Pháp Tụ  (Dhammasangani) chứ không phải là Pháp Chế Định thì mình mới tu tập được, rồi từ chỗ đó mới thấy phần Thực Tính của nó, rồi nhìn cái Thực Tính mới ra cái Thực Tướng của nó, chứ không phải nhìn cái chế định của mình mà ra cái Thực Tướng của Pháp được.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư như vậy những người đi theo Pháp Hành khi mà đụng thì họ nói: "đụng à, đụng à" thì là gì.

HT trả lời: Khi nói: "đụng à, đụng à" là theo chế định, chứ không đi Pháp Tụ.

Khi qúi Phật tử đọc trong phần Duyên Sinh Duyên Hệ Liên Quan Tương Sinh (Paccayavāra) phân tích ra Uẩn Xứ Giới chứ không nói tới Danh Sắc, mà nói tới bao nhiêu Uẩn, bao nhiêu Xứ, bao nhiêu Giới. Thì mình biết rồi, có Ngũ Uẩn, Giới có Bát Giới, Xứ có 12 Xứ, mỗi cái phân tích ra, thấy Pháp và mình biết được Pháp, Thực Tính của Pháp, rồi Thực Tướng của Pháp, nó không đứng yên, sinh diệt thay đổi thì mình quyết định thấy nó là Thực Tướng không có "Tôi" "Ta", ra khỏi cái "Tôi" "Ta" bản ngã chấp thủ hay là ngã luận thủ, mới là thật, còn cái kia là mình tư kiến, do mình suy luận, suy tưởng, mình nghĩ là mình đã thấy như vậy, mình đã biết, mình phân tách như vậy, nhưng thật ra không phải, đó là ảo tưởng của mình.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, vậy thì mình nói kiến giải tức là mình giải cái tri kiến của mình hiểu biết một cách đúng đắn thì mình không rơi vào Kiến Chấp Thủ, kiến chấp thủ là mình lọt vô thủ ngũ uẩn? Nhưng trong sơ đạo sơ quả thì diệt trừ được thủ thân kiến, nhưng mà tới ngã chấp thủ thì nó bao gồm những chi pháp gì mà phải đoạn trừ?

HT trả lời: Nó thuộc về Ngã Luận Thủ gồm có 2 là: Bản Mệnh Ngã và Chí Tôn Ngã, Atta (Bản Ngã)  và Anatta (Vô Ngã) thì giữa 2 cái này bị chi phối giữa 2 hay 3 lãnh vực 

Ngã luận thủ là “nắm giữ cứng về chủ thuyết cái ta”. Chấp chặt lý luận về ngã, cho rằng nhất định có ngã.

Của mình là Bản Mệnh Ngã

Chí Tôn Ngã là ở bên ngoài.

Bản Mệnh Ngã thuộc Ngã Mạn.

Chí Tôn Ngã thuộc Ngã Chấp Thủ hay Ngã Kiến Thủ.

Chí Tôn Ngã tức là mình có tin vào nó.

Thí dụ như. Nhân chi sơ tánh bổn thiện, con người sinh ra vốn thiện lương. Cái đó là mình nói tổng quát, nói theo chế định, chứ con người vừa sinh ra là có tâm quả. 

Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức là 32 tâm quả. 

Đứa bé nằm trong bụng mẹ tù túng quá nó đạp, đó là sân, không là tâm thiện được, rồi nó lọt lòng mẹ nó đau quá nó không cười được mà nó khóc. Rồi khi nó lạnh quá người mẹ bó chung quanh nó mà bó không kỹ nó vùng vẫy khóc la thì đó là tâm sân chứ không là tâm thiện. Rồi nó lớn lên từ hồi sơ sanh cho đến khi nó một hai tuổi nó sài những tâm bất toại nguyện, tại vì nó không được thỏa mãn được chiều theo ý nó, nó đòi hỏi, nó khóc la đòi hỏi này kia. Mình dạy nó không được khóc, không được la, không được sân, không được dữ, từ từ nó bớt nó sửa, chứ khi nó mới bắt đầu ra đời nó đâu có hiền lương. 

Khi mình nói "Nhân chi sơ tánh bổn thiện" tức là nó không làm việc ác như những người lớn đã làm, ác mà mình thấy được, đứa bé này nó không có làm, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không phạm trong 5 giới mà người lớn mình giữ, thật ra nó không có, nhưng nhìn vô trong sự thật của nó sài nhiều tâm bất thiện. Nếu mà mình không dạy, hay xã hội không dạy, đời không dạy, không có thầy dạy nó từ hồi nó mới lọt lòng cho tới lớn lên thì tánh của nó là bản tánh của nó là nghiệp quả của nó, không có hiền đâu. Do đó, những cái đó mình phải nhìn thấy.

Ngài Tịnh Sự Ngài nói: Nhân chi sơ tánh vô ký" là tánh nghiệp quả, cái tánh của người đó thuộc vào trong nghiệp quả luân hồi của nó, và nó lại là một kiếp sống mới và tác động bởi những quả báo này. Do đó, không phải đơn giản như mình nghĩ, nói cái đó là nó tốt thôi, nhân sinh sơ tánh bổn thiện là nói nó tốt tánh hiền lương nó không làm việc gì ác, nhưng thực ra nó sài toàn tâm sân. Qúi Phật tử để ý từ sáng tới tối đứa bé không có một tâm thiện, nó mới sinh ra đỏ hỏn nó khóc, la, hét nó không có tâm thiện rồi mình dạy. 

 Giờ Sư trở lại Pháp Hành, quyển Đạo Hành Thực Tiến Lai Đáo Níp Bàn, quyển này hay nhưng chỉ dùng cho những người có Pháp Hành, hay là những người có hành pháp Vipassana thì họ sẽ áp dụng được.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, mình đi Pháp Tụ trước rồi mới phân tích hay mình phân tích trước?

HT trả lời: Đi Pháp Tụ trước, đó là nguyên tắc 7 pháp của Abhidhamma. Đầu tiên là Pháp Tụ 

1 - Pháp Tụ (Pháp gì), (Dhammasangani).

2 - Phân Tích (phân tích pháp đó), (Vibhanga).

3 - Nguyên Chất Ngữ (yếu tố gì hình thành), (Dhatukatha)

4 - Nhân Chế Định (cho thí dụ), (Puggalapannatti).

5 - Ngữ Tông (đối chiếu tranh luận), (Kathavatthu)

6 - Song Đối (pháp có thuận và nghịch) ,  (Yamaka).

7 - Phát Thú (nói về duyên sinh duyên hệ) .(Patthana).

Sư trả lời một câu hỏi của một Phật tử: Thế nào là Tam Đề? 

Sư trả lời:

Tam Đề là Tikā

Nhị Đề là Dukā.

 Tiếng Pali: eka là một,  dve là 2,  ti là 3. catu là 4, pañca là 5, cha là 6, satta là 7, attha là 8, nava là 9, dasa là 10

Như vậy thì Tam Đề Tikā là 3 chủ đề, 3 đề tài được đề cập tới nên gọi là Tam Đề. 

Hay Nhị Đề Dukā là 2 chủ đề hay là 2 đề tài được nói tới. 

Nhưng, nếu qúi Phật tử đọc tới phần Matikā thì là Mẫu Đề Tam tức là 3 chủ đề chính yếu gọi là Mẫu Đề Tam, còn nếu nói Tam Đề thì là 3 đề tài.

- Matikā thì là Mẫu Đề Tam tức là 3 chủ đề chính yếu gọi là Mẫu Đề Tam.

- còn nếu chỉ nói Tam Đề thì là 3 đề tài được nói tới.

- Nhị Đề là 2 đề tài được nói tới.

Có qúi Phật tử hỏi Sư: "Thế nào là Tam Đề? Tam có phải là 3 không?"

Trả lời:  Đúng, Tam là 3, Tứ là 4, Ngũ là 5.

Thì Tam Đề, Nhị Đề, qúi Phật tử học thì có những Mẫu Đề Tam rồi Mẫu Đề Nhị, hay Tam Đề hay Nhị Đề

Thì quyển I Phát Thú I, chúng ta đang học Tam Đề Thiện Kusala Tikā.

Tam Đề Thiện Kusala Tikā, có 3 chủ đề hay là 3 đề tài được nói tới là:

1. Thứ nhất là Thiện

2. Thứ hai là Bất Thiện.

3. Thứ ba là Vô Ký 

Trong Phát Thú mới có 2 phần, part I part ÌI, phần 1 phần 2 là Sư mới trình bày hay là Sư mới viết ra 22 Tam Đề, còn part III, IV, V tức là phần 3, phần 4, phần 5 nói tới 100 Nhị Đề.

Ngài Ye-sa-gyo Sayadaw Bhaddanta Vāyāmindhābhivaṁsa là vị Tam Tạng thứ 6 ở Miến Điện. Sư trao đổi với Ngài. Ngài nói tôi mới viết được 2 quyển Paṭṭhāṇa tức là Ngài mới vừa xong phần 22 Tam Đề, Ngài chưa viết 100 Nhị Đề vì không có thì giờ, vì Ngài còn dạy học các trường về Tam Tạng, còn đi chấm thi, Ngài soạn sách, Ngài đi dự hội nghị, do đó Ngài không có thì giờ. Sư mới nói Sư xong quyển Tam Đề, Ngài nói như vậy qúi lắm. 

Các qúi Phật tử biết ngày hôm nay trên thế giới người biết về Paṭṭhāṇa người viết về Paṭṭhāṇa không có trên 5 người, mà người viết về Paṭṭhāṇa nói về hay dạy Paṭṭhāṇa người đó hoàn toàn là nguyện Chánh Đẳng Giác, chứ Thinh Văn Giác không có. Thứ ba nữa là người viết xong mà bây giờ bộ đó mất Ngài không tìm ra, đó là Ngài Sayadaw Bhamo Tăng Thống của Miến Điện khi Sư gặp Ngài, Ngài nói đã viết xong bộ Paṭṭhāṇa tức là 7 quyển, giờ Ngài không biết để ở đâu. Ngài tám mấy tuổi rồi, đến nay thì Ngài cũng phải 90 rồi Ngài yếu rồi, sức khỏe Ngài không có, trí nhớ Ngài không còn, Ngài hay quên, do đó không còn, thì ngày hôm nay Miến Điện coi như khép kín rồi, bên Thái Lan thì không có người viết nữa, còn Việt Nam thì không có ai viết.

Do đó, qúi Phật tử biết bây giờ mình đang có là cơ hội là phước báu. Sư khuyên qúi Phật tử cố gắng đọc, qúi Phật tử đọc không có gì mà phải lo. Như cuốn Đạo Hành Thực Tiến Lai Đáo Níp Bàn, qúi Phật tử nói "con mới đọc tới trang sáu mươi mấy",  thì cuốn này ra ngày tháng 2, 2022 mà nay tháng 6 tức là một tháng đọc một trang.

Như ngày hôm qua mang sách về hết xong xuôi,  Sư cầm một cuốn Sư đọc lại Sư hoan hỉ.

 Mình có pháp hỉ, có sự hoan hỉ thì mình đọc được.

Như cuốn Đạo Hành Thực Tiến Lai Đáo Níp Bàn này khi Phật tử hỏi Sư về trang 26, trang 36 là Sư phải cầm cuốn sách ra Sư đọc lại từ trang 19 tại vì liên hệ tới phần nghiệp thì trang 19 giải thích tới trang 26 rồi kết thúc là trang 36 là Sư ôn lại, thì Sư phải coi lại sau đó Sư mới coi tiếp những phần diễn tiến của Tỉnh Giác rồi xong cái đó là Sư coi qua phần phóng khí rồi sau đó tới Niệm Lực Thù Thắng rồi sau đó tới phần cuối là xong cuốn sách.

Như bây giờ Sư đang combine các cuốn đó lại để cho in, 2 quyển đó về rồi, 16 tây này 2 quyển kia về luôn, thì Sư đã đọc lại hết rồi chương 5, chương 6, chương 7, chương 8, nên Sư mới nói qua phần hồi nãy là Quyền Lực (Indriya)Năng Lực (Bala) là Sư đọc lại Sư mới tìm ra được phần Năng Lực (Bala) hay là Ngũ Quyền. Qúi Phật tử phải đọc, ráng chịu khó. Nhưng qúi Phật tử cố gắng đọc trong trạng thái chú tâm chứ không phải đọc trong lúc đang ăn, có một số Phật tử họ dùng bữa cơm họ để quyển sách kế bên họ đọc 2 ba cái rồi ăn rồi đọc hai ba cái.

Qúi Phật tử hỏi Tam Đề là nói 3 đề tài được nói tới, thí dụ như Tam Đề Thiện là 3 đề tài trong đó là Pháp Thiện, Pháp Bất Thiện và Pháp Vô Ký. 

Tuy nhiên, ở trong Tam Đề Thiện qúi Phật tử đang học một quyển đó là Tam Đề Thiện, chỉ có một quyển thôi, một quyển dày đó chỉ có một Tam Đề Thiện, 3 đề tài về Thiện thì qúi Phật tử phải nhớ.

Tam Đề Thiện Kusala Tikā, có 3 chủ đề hay là 3 đề tài được nói tới là:

1. Thứ nhất là Thiện

2. Thứ hai là Bất Thiện.

3. Thứ ba là Vô Ký 

Thì  Vô Ký chia làm 2 là Quả dị thục và Duy Tác:

Cả hai đều thuộc là kiriya,  

Akiriya là phần duy tác này tức là nó thuộc 2 loại là Duy Tác và Quả Dị Thục (vipāka

1. Quả dị thục:

Thì từ phàm phu đến Thất Lai, kế đến nữa là Nhất Lai,  Bất Lai.

Phàm phu có 2 là:

 - Thứ nhất là phàm phu có 2 loại là hạng khổ là người lạc và người nhị nhân

- Thứ hai là phàm phu Tam Nhân

Kế đến là Thất Lai, kế đến nữa Nhất Lai, kế đến nữa là Bất Lai, thì hàng này còn sài tâm quả Dị Thục không sài tâm Duy Tác.

2. Duy Tác 

Nhưng tới phần Duy Tác thì chỉ có bậc Vô Sinh.

1.34.00 để hình 


Qúi Phật tử đọc trong phần Tam Đề Thiện có 3 đề tài mà được nói tới thì qúi Phật tử sẽ được học Thiện, Bất Thiện và Quả Dị Thục.

Mình tu Thiện, Bất Thiện, Quả Dị Thục. Rồi mình mới nhìn qua bậc Alahán họ có những cái gì, họ đã có những gì, họ đang hưởng những gì, qúi Phật tử mới thấy được sài tâm Duy Tác.

Thì mình nói tới Tam Đề thì có 3 đề tài được nói thôi, với những người phàm phu tới bậc Bất Lai thì có Thiện, Bất Thiện và Quả Dị Thục. 

Còn đối với bậc Vô Sinh thì không nói như vậy được. Thứ nhất là các qúi Ngài bậc Vô Sinh thì không có Bất Thiện, nhưng mà các qúi Ngài còn Thiện, Quả Dị Thục, và Duy Tác. Các Ngài vẫn còn sài Nhãn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt, Thân với trạng thái Thiện và Bất Thiện cũng có. Như Đức Phật Ngài thọ khổ vì bịnh kiết lỵ Ngài đang trả quả Dị Thục Bất Thiện quá khứ nhưng Ngài sài tâm Duy Tác.

Do đó, nói tới Tam Đề thì có 3 đề tài được nói tới: Tam Đề Thiện, Tam Đề Bất Thiện, Tam Đề Vô Ký.

Còn nói đến Tam Đề Thọ thì ta nói tới 3 đề tài là Lạc, Khổ, Xả, hay Hỉ, Ưu, Xả

Thì khi nói tới Tam Đề là luôn luôn có 3 đề tài.

Thì khi nói tới 3 đề tài về Thọ về cảm thọ hay cảm giác của mình thì phàm phu và Thánh nhân đều có, nhưng không giống nhau, mỗi người có một sự riêng biệt, mỗi người có cảm thọ riêng biệt, đó là ta nói Tam Đề Thọ.

Vậy thì người Phật tử hỏi Sư Tam Đề là gì? Tức là 3 đề tài được nói tới.

Vì qúi Phật tử học trong phần Phát Thú có 22 Tam Đề, tức là 22 x 3 = 66 đề tài được mổ xẻ trong mỗi đề tài đó thì có phần Vấn Đề. 

Giai đoạn Vấn Đề là giai đoạn thứ 7 trong 7 giai đoạn được đề cập tới trong mỗi Tam Đề. Đó là một.

Thứ hai, qúi Phật tử học tới 100 Nhị Đề. Thì 100 Nhị Đề tức là mỗi một đề có 2 đề tài trong đó. Thì 100 x 2 = 200 đề tài.

22 Tam Đề có 66 được nói tới 

100 Nhị Đề là có 200 đề tài được nói tới.

Chẳng hạn như đề tài đầu tiên mà qúi Phật tử sẽ đọc là Nhị Đề Hữu Nhân và Vô Nhân, 2 đề tài thôi. Những cái gì thuộc hữu nhân thì qúi Phật tử đọc, những cái gì về vô nhân được trình bày.

Thi mỗi cái liên hệ với Người và Cõi và Lộ Trình Tâm và Thời Gian đều có ảnh hưởng trong mỗi đề tài.

Thì những cái mà qúi Phật tử đang học là Tam Đề Thiện, mà suốt 3 tháng nay chúng ta nói mới có một câu Thiện Làm Duyên Cho Thiện thôi, chưa xong.

Khi học về Thiện làm duyên cho Thiện với Mãnh Lực của Nhân Duyên. Qúi Phật tử học thứ nhất là học về Duyên Hệ. 

Bắt đầu qúi Phật tử sẽ học phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo Mãnh Lực của Cảnh Duyên.

Rồi qua tới Trưởng Duyên. 

Thuộc về Duyên Hệ

---------------------------- HT vẽ hình trên bảng như sau:

                                                Duyên Hệ (24 Duyên)

Thiện làm duyên cho Thiện ---> Nhân Duyên

                                          ----> Cảnh Duyên

                                          ----> Trưởng Duyên

Sư nói về đề tài Thiện thôi, chưa nói tới đề tài Bất Thiện.

Xong thì tới đề tài Giống - Chủng Loại. Giống Câu Sinh, Giống Cảnh, Giống Vô Gián.

Giống Câu Sinh có 15 Duyên. Thì khi học như vậy qúi Phật tử mới tìm ra mối liên hệ nào về Duyên Sinh Duyên Hệ.

Học Phát Thú Sư nói lại: Đầu tiên mình học về Duyên với Duyên Hệ. Học một câu thôi Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện theo 24 duyên; theo Nhân Duyên như thế nào, theo Cảnh Duyên như thế nào, theo Trưởng Duyên như thế nào, theo Vô Gián Duyên như thế nào, theo Đẳng Vô Gián Duyên như thế nào. Qúi Phật tử học từ từ xuống 24 Duyên. Học xong 24 Duyên này một câu Thiện làm duyên cho Thiện học xong cái này thì mình học tiếp phải mất thời gian mấy trăm năm!!!.

Qúi Phật tử muốn học hết bộ này thì chỉ có 2 bước: Bước thứ nhất là phải đọc hết bộ thì mới học hết được. Hai là, qúi Phật tử phải dịch hết bộ thì mới học hết được. Đó là bước đầu.

Thứ hai là, muốn học hết bộ Paṭṭhāṇa thì qúi Phật tử phải nghiên cứu thêm các Chú Giải. Sư không nói tới 7 bộ Abhidhamma.

Khi qúi Phật tử học về Phát Thú. Qúi Phật tử học về mối Duyên Hệ trước, một câu thôi chính thôi Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện mở ra Nhân Duyên như thế nào, Cảnh như thế nào, Trưởng Duyên như thế nào, Vô Gián như thế nào, học một câu thôi, rồi lọc ra bao nhiêu Duyên, rồi thời gian, bao nhiêu bộ kinh tâm, người và cõi, bắt đầu đọc tiếp 4 phần ở dưới. Như vậy là xong phần Duyên Hệ.

Xong xuôi quí Phật tử qua phần Giống, học về 9 Giống như Giống Câu Sinh, Giống Cảnh, Giống Vô Gián.

 Xong qúi Phật tử đảo ngược trở lại trong 24 Duyên thì Nhân Duyên làm Thiện cho Thiện được bao nhiêu Duyên (phải học cái đó).

Vậy thì khi đọc Thiện làm duyên cho Thiện tới phần Giống - Cảnh Duyên thì thấy Nhân Duyên không vô Giống Cảnh này thì Cảnh Duyên loại ra thì những cái thuộc về Cảnh thì Giống Câu Sinh không vô được thì qúi Phật tử học được phần Câu Sinh thì ra được kết quả, qúi Phật tử bắt đầu đi tiếp Nhân Duyên vô được Trưởng không, vô được phần Câu Sinh Trưởng Duyên, qúi Phật tử bắt đầu coi thế thì trong trong Câu Sinh Trưởng Duyên mà Thiện làm duyên cho Thiện thì Nhân Duyên nằm trong chức năng gì ? Nó chỉ là chức năng Vô Si thôi (Tâm Hữu Trưởng) lúc đó bắt đầu phải tìm ra.

Thí dụ trong Câu Sinh Trưởng Duyên.

 Có Nhân Duyên trong phần Năng Duyên là Nhân Vô Si

và  Nhân Duyên trong phần Sở Duyên là Tâm Hữu Trưởng có 33 chia 4 - Qúi Phật tử phải học đan với nhau lại. 

Thế thì trong 24 Duyên thì Nhân Duyên là Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện được bao nhiêu Duyên? Thì mình nói Hiệp Lực và Tấu Hợp nhưng mà dẫn chứng từng câu, qúi Phật tử đọc trong mấy phần 24 Duyên trong tất cả bản đồ qúi Phật tử thấy Câu Sinh Trưởng Duyên có Nhân Duyên rồi trong Quyển Lực Duyên có Nhân Duyên, trong Đồ Đạo Duyên có Nhân Duyên, qúi Phật tử lọc ra lọc thì mới thấy được một dãy của phần Duyên Sinh Duyên Hệ.

Đó là thuộc Tuệ Văn.

Đến Tuệ Tư ---> là sự kết hợp của Tư Tâm Sở với Thiện Nghiệp và Bất Thiện Nghiệp, đó là thuộc về Tư.

Qua Tuệ Tu, thì phần Thiện làm duyên cho Thiện theo nhân duyên này qua phần Tuệ Tu qúi Phật tử sẽ thấy Minh Sát Trí hiện bày ra, An Chỉ hiện bày ra, nó sẽ đưa ra những Mãnh Lực Duyên, rồi trong những Mãnh Lực Duyên đó hiện bày ra Thực Tính và Thực Tướng.

Thì khi qúi Phật tử nắm bắt được cái đó thuộc về Phát Thú thì phần này ở Liên Quan Tương Sinh, khi qúi Phật tử qua phần Pháp Hành Tuệ Tu áp dụng trong Liên Quan Tương Sinh, lấy Duyên để mà hành, trong 12 mắc xích sanh tử luân hồi qúi Phật tử mới qua con đường tu tập giải thoát. Chứ không phải học Paṭṭhāṇa một cách đơn chiếc trơ trọi là không được, phải học có hệ thống và phải có người hướng dẫn như vậy mới được. Học từ Tuệ Văn, qua Tuệ Tư, rồi qua Tuệ Tu là 4,000 năm tự học xong thì hết bộ Paṭṭhāṇa

Khi ta học Phát Thú không có cách nào mà qúi Phật tử đọc mà áp dụng được. Nên mình học Paṭṭhāṇa Sư sẽ hướng dẫn qúi Phật tử đi từ từ, không thể nào mà qúi Phật tử đi đơn giản, Sư đi từng bước, chưa nhúc nhích gì đâu, đi từ từ. Trong phần đi từ từ đó Sư mới cắt bỏ những kiết sử những tập khí của qúi Phật tử rồi mới đưa qúi Phật tử vô khuôn khổ của Paṭṭhāṇa để qúi Phật tử ở trong đó mới phát huy Tuệ Văn.

Khi ta nói Tuệ Tư là phải nói tới Tư Tâm Sở (Cetanācetasika). Tư Tâm Sở là tác ý để đưa đến tu tập

Chứ không phải là Tư Duy, Tư Duy thuộc Tâm Sở Tầm là tìm kiếm nhân quả thôi.

Do đó, mỗi khía cạnh đó Sư sẽ hướng dẫn chia sẻ cho qúi Phật tử một cách rất chi tiết không đơn giản, qúi Phật tử càng nghe càng hoan hỉ, nếu qúi Phật tử thật sự có một cái tâm tu học qúi Phật tử sẽ thấy có sự hoan hỉ thích thú.

Sư có thời gian dịch, Sư học rồi Sư dịch, Sư nghiên cứu nghiền ngẫm, Sư có những pháp hỉ hoan hỉ lắm.

Thiền sinh: Thưa Sư, khi mình bắt đầu học mình cần học Duyên Hệ thôi, nhưng trong mỗi Duyên khi mình học Thiện làm duyên cho Thiện từng mỗi cái Duyên thì những cái gì là trọng tâm mà mình phải đặt vào?

HT trả lời: Chi Pháp. Qúi Phật tử không có chi pháp, qúi Phật tử không nắm bắt được trọng tâm của mối quan hệ này.

Nên không nói suông được, mình học cái nào cũng vậy. Thí dụ như xả thí.

Xả thí có 2 chi pháp là: Xả thí thiện và xả thí toàn thiện.

Mỗi chi pháp của xả thí thiện là vô tham, rồi trong vô tham có xả thí nhân của nó là vô si, là trí tuệ của xả thí vô tham

Xả thí toàn thiện chi pháp của nó là xả thí Balamật gồm có 2 pháp là xả thí Balamật thông thường và xả thí Balamật tối thượng, hay là cao thượng, đi tới Niết-bàn thí.

Do đó, qúi Phật tử phải có chi pháp, đi theo từng chi pháp mới cấu trúc được pháp hành của mình chứ còn không không được.

Qúi Phật tử không có chi pháp thì không nắm bắt được những cái thực hành.

 Bố thí có 3 là: 1 là hạ thí là cho ra vật xấu mình không sài nữa, 2 là trung thí cho ra cái vừa, 3 là cho ra cái tốt thượng thí. Thì đó là các chi pháp.

Qua phần xả thí toàn thiện (Balamật) thì qúi Phật tử đời này chi làm bậc Thinh Văn Giác, hay Chánh Đẳng Giác, còn Độc Giác thì đến thời kỳ hết giáo pháp mới có.

Trong lúc xả thí qúi Phật tử có nguyện gì? có chi pháp nào không? thì bắt đầu mình có thêm nữa, Đồ Đạo Duyên, Quyền Lực Duyên, Câu Sinh Trưởng Duyên, những cái đó có mối duyên hệ Thiện làm duyên cho Thiện mà cái thiện này là Toàn Thiện (Thiện Balamật), những cái đó gọi là chi pháp, mà chi pháp đó qúi Phật tử phải rành mạch phải chính xác chứ không mơ hồ hay là nói theo suy tư của mình.

Như vậy thì, khi ta nói tới cái gì ta phải có chi pháp. Phần chi pháp đó thuộc Nguyên Chất Ngữ (yếu tố gì hình thành), (Dhatukatha). 

Thì mình phân tích thì đó là phải có chi pháp. Phần chi pháp đó thuộc Nguyên Chất Ngữ (yếu tố gì hình thành), (Dhatukatha). là phân tích bậc, loại, thứ, hạng, đó là phân tích. Thì phần Nguyên Chất Ngữ (yếu tố gì hình thành), (Dhatukatha) là nói tới phần chi pháp Uẩn, Xứ, Giới, Đế. Những cái đó là cốt lõi cho sự tu tập của mình chứ không mơ hồ được và không thể nói theo tư kiến của mình mà phải nói cho chính xác, do đó cần phải có chi pháp.

Thứ hai, khi ta học Paṭṭhāṇa Sư nhắc là cái cốt lõi của Paṭṭhāṇa mà qúi Phật tử học được và thấu hiểu được và chứng tri được là phải là pháp Vô Ngã, không phải là pháp Vô Thường được. Thì trong Duyên Sinh và nó tan ra cái Duyên Hợp thì đó chính là Vô Ngã được hiện bày thì cái đó chỉ dành cho những người nào có tâm nguyện cầu giải thoát thôi. Chứ còn nếu như người học Paṭṭhāṇa chỉ để mở mang kiến thức thì không có đi tiếp và đi sâu để có kết quả được.

Do đó, khi người học Paṭṭhāṇa là người có tâm nguyện muốn giải thoát hay muốn thoát giòng sinh tử khổ đau họ mới áp dụng được họ mới thích hợp được tại vì họ có thể đi sâu vào vấn đề của Paṭṭhāṇa hiện bày được.

Nếu như các học giả có tâm nguyện mà học để mà biết, thí dụ như đây là một môn học mới hay là một bộ môn hấp dẫn mới mẻ mình muốn tầm cầu để hiểu để mở mang trí thức thì có thể được nhưng không thể đi sâu được, không đi đến kết quả được, tại vì vô tới sâu nữa qúi Phật tử sẽ thấy sự tan rã của các pháp qúi Phật tử sẽ sợ hãi. Giống như khi qúi Phật tử qua tới tuệ thứ tư của Minh Sát Trí, qua tuệ thứ năm, thứ sáu sẽ thấy sợ hãi. Người mà qua 10 Tuệ Minh Sát Trí, từ Tuệ thứ nhất tới Tuệ Xả Trí thì giai đoạn thứ sáu thứ bảy khủng khiếp, đi tới giai đoạn xuất ly vượt thoát mói tới hành xả được thì những giai đoạn chấn động lắm.

Do đó, Paṭṭhāṇa sẽ tạo cho mình một nền tảng tri kiến của mình vững chắc để mình đối diện với Minh Sát Trí này nếu qúi Phật tử không biết các phương pháp qua Paṭṭhāṇa Duyên Sinh về Giống kết hợp hiện bày qua Mãnh Lực Trí mình đang hiện có thì qúi Phật tử tan rã pháp hành của mình, không đi đến kết quả.

Thí dụ như Sư đi qua hết tới Hành Xả Trí, đi qua hết đến 10 Minh Sát Trí là Sư phải dùng Paṭṭhāṇa phá hết những pháp đang đến với Sư sự sợ hãi hay là sự xuất ly giải thoát chứ Sư không dùng Tuệ Văn bình thường trong Kinh Tạng để đối phó.

Có 3 phương pháp để mình tu Vipassana:

1. Thứ nhất, đối diện . Đối diện là  Paṭṭhāṇa làm giải đáp trong Vipassana

2. Thứ hai, du kích. Du kích thì trong 6 bộ còn lại của Abhidhamma giải đáp

3. Thứ ba, vuốt ve. Là kinh Tạng.

Do đó, khi Ngài Janaka trong quyển Phật Đạo Đưa Tới Sự Bình An và Niềm Hạnh Phúc, Ngài nói có 3 phương pháp của người hành Vipassana, phương pháp thứ nhất là đối diện, phương pháp thứ hai là du kích mình đánh lén, thứ ba mình vuốt vẻ xoa dịu nó dĩ hoà vi qúi, không làm căng thẳng nữa, mình đi theo pháp nhẹ là rải tâm từ, qua tâm từ làm nhân sinh Niệm, từ Niệm đi tới Định rồi trở lại mình quán thấy Pháp. Đó là vuốt ve.

Nhưng những cái đó gọi là mình đi luân khởi, gián tiếp và trực tiếp, nó đi có khi được có khi không, chưa hẳn đi qua con đường tu tập qúi Phật tử rải Tâm Từ, nhân sinh Niệm để mà có Định, mà khi đi vòng chưa chắc là qúi Phật tử đi đến nữa.

Do đó, quyển Phật Đạo Đưa Tới Sự Bình An và Niềm Hạnh Phúc,  Ngài Janaka nói 3 cách, đối diện bằng cách nào. Cũng như trong quyển Đạo Hành Thực Tiễn Lai Đáo Níp Bàn, Ngài Paṇḍita nói xung tiến trực diện hay đối diện với nó, không tránh né và mình giải quyết nó trực tiếp luôn. Như các Ngài không nói bằng cách nào.

Thì đối diện với nó chỉ có Paṭṭhāṇa, coi cấu trúc từng các Duyên, Mãnh Lực Duyên đó thì mới nói ra được pháp hiện hữu của nó thì mới giải quyết được với Minh Sát Trí của nó nhất là giai đoạn Tuệ thứ sáu, Tuệ thứ bảy cũng khiếp lắm, Việt Nam gọi là Tuệ cuốn chiếu, là Tuệ sợ hãi. 

Do đó, qúi Phật tử muốn có Paṭṭhāṇa thì qúi Phật tử phải đi từ Duyên Hệ Giống và những Mãnh Lực Duyên rồi đi qua con đường Liên Quan Tương Sinh. 

Thì khi đi tới Liên Quan Tương Sinh biết đây là nghiệp quả, đây là phiền não, đây là quả Dị Thục hay là Nghiệp Báo. Qúi Phật tử mới phân tách được.

Thì những cái đó thì qúi Phật tử đang ở trong giai đoạn nào? Qúi Phật tử đang bị trong trạng thái Xúc, quí Phật tử mới ra cái Duyên nào trong cái Xúc làm Duyên. Qúi Phật tử đi tới Thọ. Thọ nào, Duyên nào làm, Thọ nào làm Duyên, qúi Phật tử mới móc ra mới ra được phần Đối Diện của nó. Chứ không thể nào nói một cách đơn thuần như các qúi Ngài  Paṇḍita và Ngài Janaka nói trong sách của qúi Ngài được.

Qúi Phật tử phải có quyển tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp - chương VIII Liên Quan Tương Sinh mà giải quyết bằng Paṭṭhāṇa chứ không phải giải quyết bằng Vô Tỷ Pháp.

Có 2 phương pháp giải quyết về Liên Quan Tương Sinh trong chương VIII nói: một là Kinh Tạng, hai là Vô Tỷ Pháp Tạng, mà Vô Tỷ Pháp Tạng bằng con đường Phát Thú Paṭṭhāṇa mới giải quyết được Liên Quan Tương Sinh. Chỉ nói tới Duyên.

Như vậy thì, khi qúi Phật tử nói Vô Minh duyên Hành thì duyên gì làm ra? Hai Duyên là Thường Cận Y và Dị Thời Nghiệp. Cái thói quen của mình làm ra.  Do đó, trong khi qúi Phật tử tìm thói quen qúi Phật tử ra Nhân Duyên, rồi có chi pháp là Năng Duyên và Sở Duyên giải quyết được Vô Minh này. thì mới giải đáp được Hành mà qúi Phật tử làm ra.

Như vậy thì khi qúi Phật tử đang làm hành động Thiện  Xả Thí.

Hành có 6:

1. Phi phúc hành, là tạo việc ác nên không có phước 

2. Phúc hành.

3. Bất động hành.

4. Thân hành

5. Ngữ hành

6. Ý hành

Như vậy, Sư  hỏi khi qúi Phật tử xả thí bạn có bao nhiêu hành? 

Câu trả lời là:

- Ý hành, là Tư Tiền.

- Thân hành là, Tư Hiện

- Phúc hành là mình tạo ra phước là Tư Hậu.

- Nếu qúi Phật tử khôn khéo muốn có nhiều thì khi qúi Phật tử nói: bố thí này bố thí này, hoan hỉ này hoan hỉ này thì qúi Phật tử có thêm Ngữ Hành.

Như vậy thì những cái này qúi Phật tử làm như một thói quen hay là một tập khí hay là thường quen hay là thường làm hay là có nếp sống của qúi Phật tử làm Xả thí này, thì cái đó là do thói quen, thì thói quen đó là Thường Cận Y Duyên, là thường xuyên làm cái đó, là qúi Phật tử sống luôn luôn trong hạnh xả thí này, qúi Phật tử không có quên ,không có rời, không bỏ nó được. 

Nhưng mà đời trước đã từng quen thì có Thường Cận Y Duyên và  Dị Thời Nghiệp Lực Duyên làm Mãnh Lực Duyên. Nếu qúi Phật tử không có 2 cái này thì qúi Phật tử khó mà làm. Thấy cảnh xả thí của người mà qúi Phật tử không có 2 cái này làm nền tảng thì qúi Phật tử cũng không làm, thấy người ta bố thí mình dửng dưng.

Đèn xanh vừa chạy tới cái nó đổi sang đèn đỏ  xe đậu đợi đèn đỏ thì xuất hiện một người homeless, có người mở cửa sổ xe đưa, có người không, cảnh xả thí hiện bày ra những người ta không quen không hoan hỉ không giúp. Nhưng căn bản khi qúi Phật tử thấy qúi Phật tử mở cửa và cho là qúi Phật tử có Thường Cận Y hay là Dị Thời Nghiệp.

Khi qúi Phật tử làm việc đó qúi Phật tử biết cái này là cái phước hay là không có phước không? Làm theo máy móc hay làm theo thói quen hay là có sự hiểu biết có trí tuệ có sự xác định được không? Những cái đó nằm trong Phúc Hành.

Nhưng mà thật ra trong Phúc Hành này có khi nó nằm trong Phi Phúc Hành là vì mua danh vì muốn cho người ta khen, hoặc xả thí với tâm sân. Những cái này là tác động bởi Vô Minh sinh ra Hành.

Khi qúi Phật tử muốn làm xả thí, khác với Hành mà qúi Phật tử đang có, chỉ trừ khi qúi Phật tử muốn nói Trí là qúi Phật tử nhìn thấy trong lý Tứ Đế mới ra được.

Sư có chỉ dẫn cho cô Tịnh Nhẫn đời này mình không gieo thì đời sau chưa chắc mình hưởng, mà mình không có tạo chưa chắc mình có, mình không có hôm nay thì ngày mai mình không có. Hôm nay mình có là do quá khứ mình đã làm, quán tưởng về Tứ Đế, trong Tứ Đế đó qúi Phật tử phải quán tưởng các Hành Khổ chứ không quán về các Khổ Khổ thì qúi Phật tử không bao giờ ngộ được Tứ Đế

 Quán tưởng Hành Khổ, chứ qúi Phật tử quán về Khổ Khổ, quán về Hoại khổ là không kết quả.

Do đó, thì cái đó mới gọi là trí về Duyên Sanh trong trạng thái mình đang tu tập về Liên Quan Tương Sinh, về Vô Minh duyên Hành, làm sao Hành diệt thì Vô Minh diệt, Vô Minh diệt thì Hành diệt, hai cái đó nghịch thuận qúi Phật tử phải nắm chắc. Nếu không có Vô Minh là không có Hành sanh, mà Hành diệt thì Vô Minh không có, vừa thuận là Vô Minh duyên Hành, vừa nghịch  là Hành diệt Vô Minh diệt.

Qúi Phật tử muốn làm đủ Tam Tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu), muốn làm đủ Tam Hành (Thân, Ngữ, Ý). Nhưng khi xả thí là mình muốn cho Diệt Khổ, muốn chấm dứt khổ qúi Phật tử mới xả thí với trí chứ không phải xả thí với trạng thái không biết Tứ Đế này.

Từ đây về sau khi qúi Phật tử đang làm việc xả thí hay trì giới hay tu tập, qúi Phật tử phải đưa Khổ Đế vào, bất cứ xả thí, trì giới, hay giới định tuệ tu tập qúi Phật tử phải đi vào con đường Đạo (Bát Chánh Đạo) chứ không có đi con đường thiện suông.

Khi người ta hỏi xả thí qúi Phật tử có bao nhiêu hành? 

Trả lời là có Ngũ Hành. Nhưng trong Ngũ Hành chia làm hai là: Hạng phàm phu và bậc trí.

1 - Hạng phàm phu làm trong 5 Hành. Có Phi Phúc Hành, Phúc Hành, Thân Hành, Ngữ Hành, Ý Hành. Có khi có người chỉ có Phúc Hành và Thân Hành.

2 - Bậc trí thì họ hành trong trạng thái 4 Hành là Phúc Hành, Thân Hành, Ngữ Hành, Ý Hành. Còn hạng phàm phu.

Do đó, qúi Phật tử thấy khi làm theo thói quen qúi Phật tử mới sợ mới thức tỉnh.

Nếu qúi Phật tử làm theo thói quen với Thường Cận Y, làm với trạng thái Tập Khí không hiểu biết với một Dị Thời Nghiệp. thì 2 pháp Tập Khí vả Thói Quen không phải là Mãnh Lực mà qúi Phật tử Tu Tập thì không phải. 

Mà 2 pháp Thường Cận Y Duyên và Dị Thời Nghiệp Lực Duyên mới là Mãnh Lực Tu Tập.

Rồi bắt đầu qúi Phật tử nhìn Thường Cận Y Duyên này qúi Phật tử biết rồi, ta không làm theo thói quen, ta không phải làm theo Tập Khí, ta không phải làm theo Nghiệp Báo, và ta không phải làm theo cái thường hay làm. Mà qúi Phật tử làm theo Thường Cận Y Duyên thì qúi Phật tử mới coi Thiện làm duyên cho Thiện theo Thường Cận Y Duyên qua pháp hành xả thí. Qúi Phật tử mới học được cái đó qúi Phật tử mới giải quyết được Pháp Hành Xả Thí theo Thường Cận Y Duyên mà mình tu tập để mà đoạn trừ nó. Theo Paṭṭhāṇa mới ra được vấn đề.

Khi mà ta hành xả thi theo thói quen theo tập khí, theo thói quen của một thường cận y thường quen làm thường hay làm, hay là hành động này do nghiệp báo mình thường hay làm thì đó không phải là mình tu tập, 

Mà mình muốn tu tập đây là mình tu tập theo Thường Cận Y theo Dị Thời Nghiệp lúc đó qúi Phật tử mới coi trong Thường Cận Y Duyên - Pháp Thiện làm duyên Pháp Thiện theo Mãnh Lực Thường Cận Y Duyên qua Pháp Hành Xả Thí qúi Phật tử tu tập tại nơi đó mới ra chứ không phải qúi Phật tử đi tìm thói quen này tu tập để đối diện nó được 

Do đó, Paṭṭhāṇa này sẽ đưa qúi Phật tử đối diện với sự việc mà qúi Phật tử đang thực hiện hay là đang thực hành. Không du kich nó, mà nhìn thẳng vô cái Duyên thôi, nhìn thẳng vô pháp nó đang có, rồi trình bày cái đó, mới thấy rằng là mình phải làm cái gì, nó có năng có sở, bắt đầu qúi Phật tử mới đưa tâm của mình vô phần năng để tạo ra được cái sở, thì cái hành động này chỉ là pháp với pháp chứ không có "Tôi" "Ta" cái ngã của mình.

Do đó, khi qúi Phật tử hành về pháp tu tập Liên Quan Tương Sinh qua Tuệ Tu qúi Phật tử mới áp dụng được trong Paṭṭhāṇa này một cách rốt ráo, trong khi qúi Phật tử đọc Liên Quan Tương Sinh (Paṭiccasamuppāda) toàn nói về Duyên kết hợp với Mãnh Lực với Năng Sở mà nếu qúi Phật tử có Paṭṭhāṇa này để bỏ vô thì mới thấy bẻ vô minh bằng cách nào, diệt Hành bằng cách nào, Thức bằng cách gì thì qúi Phật tử mới ra được (Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức), đó là một giây móc xích liên đới nhau mà nhân và quả liên hợp nhau không gián đoạn, là đẳng luân quả, tức là quả báo nó sanh trùng trùng duyên khởi nó nối tiếp nhau không có một mạch hở, và trong vòng đó làm cho con người quay tròn trong 12 mắc xích này. Chúng sanh lọt trong đó quay tròn không ra.

Thì khi qúi Phật tử muốn bẻ được cái này thì qúi Phật tử phải hiểu được Mãnh Lực Duyên nào làm ra cái mắc xích này, qúi Phật tử phải học Paṭṭhāṇa này mới tu tập theo với Năng Sở này mới nhìn vô cái liên quan mới bẻ được cái mắc xích. Cái đó ý nghĩa giá trị của  Paṭṭhāṇa này, và người  có tâm cầu muốn giải thoát muốn chấm dứt sanh tử thì họ mới thích hợp được. 

Còn không nếu ta học để mở mang kiến thức để có trạng thái Tuệ Văn hay một thông Tuệ mà mình có được thì không áp dụng được.

Thiền sinh: Thưa Sư. Hành có 6 thì Bất Động Hành (là hành thiền) thiệt sự là không phải là Bất Động Hành đó là mình thiền Sắc Giới hay là Vô Sắc Giới nhưng mà Thiền đó để là chuyển tiếp từ An Chỉ Thiền cho tới Thiền Vipassana là nó áp dụng luôn?.

HT trả lời : Bất Động Hành, khi mình đọc kỹ trong Liên Quan Tương Sinh bất động này là mình không hành động nữa, không tạo tác nữa, mình ngồi yên thôi. 

Thiền Vipassana không có thể nào là bất động được. Từ Thiền An Chỉ qua Thiền Minh Sát, nhưng mà khi từ không động đi tới động thì mới được là vì trong khi ngồi An Chỉ chỉ có một oai nghi thôi mà đi qua tới Minh Sát hành giả có 4 oai nghi là đi, đứng, nằm, ngồi, chưa kể kèm theo 2 oai nghi nữa là tiểu oai nghi và đại oai nghi.

Thế nào là tiểu oai nghi? là oai nghi lỡ, tức là tay mình đưa tới nhưng chưa tới nơi, hay là chân minh giở nhưng chưa đến hết một động tác. Đó là Tiểu oai nghi.

Còn như qúi Phật tử ngồi kiên cố không nhúch nhích, không lay chuyển thì đó là đại oai nghi. Khi qúi Phật tử đứng vững và không có lung lay lắc lư thì đó là đang đại oai nghi.

Kèm theo 4 oai nghi chính là đi, đứng, nằm, ngồi, thì có 2 oai nghi phụ là tiểu oai nghi và đại oai nghi. Thì đó là thuộc về Minh Sát Trí hay Minh Sát Tuệ, nó liên tục.

Còn phần An Chỉ là qúi Phật tử không làm gì hết mà chỉ Thiền Tọa thôi, qúi Phật tử giữ cái tâm của An Chỉ là làm sao mà cắt đứt hết cả mọi cái xung quanh Niệm của mình (nghĩa là chỉ chú tâm vào cái mình Niệm). Tức là, qúi Phật tử chỉ có Tâm và Đối Tượng hay là Đề Mục.

Khi mà An Chỉ qúi Phật tử làm sao chỉ có Tâm và Niệm, Tâm và Đối Tượng thôi, không có gì khác hết. Thí dụ hành giả theo dõi hơi thở thì chỉ có Tâm và đề mục là Hơi Thở vô và ra và, những trạng thái; dài, ngắn, nặng, nhẹ, nhanh, chậm, không để ý tới, còn nếu để ý tới dài, ngắn, nhanh, chậm, nặng nhẹ, đó là thiền quan sát. 

Qúi Phật tử để ý, cũng là một hơi thở, cũng hành thiền, cũng là Tu Tập bhāvanā nhưng An Chỉ là vô ra vô ra vô ra tới định luôn từ cận định tới định luôn. 

Còn Minh Sát là qúi Phật tử phải theo dõi ra vô xem hơi thở có khác không, cái thứ hai khác, cái thứ ba khác, nặng, nhẹ, nhanh, chậm, mỗi cái hơi thở ra vô nó thay đổi khác. Qúi Phật tử mới bắt đầu quán chiếu sự thay đổi qúi Phật tử nhìn vô cái thực tính của nó. Chứ không phải là theo dõi vô và ra. Cái thực tính vô và ra nó không có và cái thực tính thay đổi nó có giữa hai cái vô ra,

Vô và ra là đề mục 

Nhanh chậm là minh sát 

Hai cái đó đối chiếu hay là nó phối hợp:

 Vô là An Chỉ, Ra là An Chỉ

Vô và Ra, quán sát là Minh Sát.

Do đó, khi qúi Phật tử đang An Chỉ thì qúi Phật tử phải đi An Chỉ.

Khi qúi Phật tử đi Minh Sát thì qúi Phật tử phải đi Minh Sát trong cái Minh Sát, chứ không phải Minh Sát trong cái An Chỉ.

An Chỉ làm duyên cho sinh ra Minh Sát và Minh Sát tiếp qua cái Minh Sát kế tiếp chứ không phải qua cái Minh Sát An Chỉ, thì mới ra được cái pháp hành của mình.

Do đó, vô ra là An Chỉ

Nhanh và chậm là Minh Sát 

Trong cái Minh Sát đó qúi Phật tử qua cái Minh Sát chứ không phải qua An Chỉ thì nó mới ra.

Thì những cái đó, nếu qúi Phật tử đang ở trong vòng quay của Liên Quan Tương Sinh thì lúc đó qúi Phật tử đang ở trong cái nào.

Như vậy thì khi mà đang ở trong vòng quay của Liên Quan Tương Sinh mà hơi thở vô thì qúi Phật tử đang trong trạng thái Thức Quả Dị Thục (nó thuộc thân, thức, thọ). 

Thì lúc bấy giờ đằng trước của hơi thở vô là một cái Hành, thì bắt đầu qúi Phật tử đi cái Bất Động Hành rồi tới Hành, rồi Hành duyên Thức.

Bất Động Hành - Hành ----> hơi thở vô ---> Thức Quả Dị Thục

Một hơi thở vô nó thành Thức Quả Dị Thục, mà đằng trước cái Thức Quả Dị Thục là một cái Bất Động Hành của An Chỉ. Thì lúc bấy giờ cái Thân Thức nó sẽ hiện bày ra cái Minh Sát Danh và Sắc. Thức làm duyên cho Danh Sắc./.


No comments:

Post a Comment