Wednesday, February 1, 2023

015 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 27 tháng 5, 2022

 015 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 27 tháng 5, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "015- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Điều thứ nhất: Thường thường một khóa học có tính cách riêng tư thì đầy đủ chi tiết hơn. Tuy nhiên, khi mình học mang tính chất phổ thông rộng lớn thì chất lượng không thể nào đạt được như ý, đó là điều quan trọng.

Điều thứ hai: Như lớp học Zoom này, Sư hoan hỉ tất cả ai cũng đến học được, có password là vào học được, Sư chỉ trình bày nội dung khoảng 20% đến 30% mỗi buổi học như vậy không thể diễn đạt được hết 100%. Sư gợi ý các Phật tử có một số sách đọc thêm để nắm bắt rồi sau đó có thắc mắc hỏi Sư sẽ giải đáp để bổ túc phần học hỏi của mình.

 Kỳ Sư giảng lần đầu tiên ở chùa Việt Nam ở Houston Texas của thầy Thích Nguyên Hạnh, lúc đó dạy trường hạ cho tăng ni và Phật tử số lượng rất đông, Sư có yêu cầu ban tổ chức không nên quay phim phổ biến tại vì Sư chỉ giảng cho tăng ni và Phật tử trong trường hạ đó thôi, nhưng buổi tối khi Sư về phòng nghỉ, chú Đức ở đây theo dõi buổi giảng của Sư gọi cho Sư biết là thầy Tâm Hải đưa buổi giảng của Sư buổi sáng đó lên youtube, ngày hôm sau Sư giảng còn 20% thôi, Sư cắt hết nội dung chính, Sư chỉ đi lướt qua trong 2 tuần lễ. 

Cũng như Sư có giảng 9 ngày cho tăng và ni theo yêu cầu của ni sư Như Phước đệ tử của Sư Bà Ðàm Lựu,  chùa Đức Viên ở San Jose. Sư giảng toàn bộ tất cả những yếu lượt của lớp học đó, từ 7 giờ sáng giảng tới 9 giờ tối Sư về nhà Phật tử ở, vì là chùa ni nên không có chỗ ở cho tăng, 

Do đó, đứng ở góc độ của vị Giáo Thọ nhìn các qúi Phật tử hay các học viên học mà Sư chia sẻ, còn ở đây trên mạng lưới zoom Sư không nhìn thấy hết được nên Sư khó chia sẻ Phật Pháp 100% được nên các qúi Phật tử phải thông cảm hiểu cho Sư không trình bày được hết tất cả, do đó mình có câu hỏi thắc mắc thì trao đổi.

Cũng như trong tuần vừa rồi Sư có nói về Lộ Trình Chiêm Bao Supinavitthi nằm trong chương thứ IV của Lộ Trình Danh PhápLộ Trình Tâm, Sư có nói rằng quyển kinh sách đó Sư đang hiệu đính và sẽ cho in ra, do đó có một số Phật tử chưa có tại vì Sư cho hết rồi, mà đã in hai lần rồi, một lần in là 200 quyển và Sư chia hết rồi, bây giờ trong chùa chỉ còn một hai quyển. 

Có một cô Phật tử hỏi Sư về Lộ Trình Chiêm Bao cô không có quyển đó. Có thể các qúi Phật tử không nghe rõ trong buổi Sư giảng. 

Hôm nay Sư nói lại là, quyển đó Sư đã cho hết rồi, hiện giờ chỉ còn một hai quyển để Sư hiệu đính lại thôi. 

Do đó phải chờ, công việc tới nhiều, Sư mới cho in được 3 quyển, bây giờ post lên bắt đầu cho in, bên nhà in mới gửi cho Sư tin tức là  sẽ shipping về đây 2 quyển Chánh Tạng và Chú Giải trong một tuần hay hai tuần nữa mình có. 

Bắt đầu Sư tiếp nối từ đây cho tới cuối năm Sư sẽ làm với khả năng của Sư có thể từ 2 cho tới 6 quyển.

Như hồi nãy cũng có một Phật tử ở bên Cali liên lạc với Sư và nói quen biết bác Phạm Kim Khánh có đọc sách của Ngài Narada, Sư nói ok, Sư đều hoan hỉ hết tất cả. Tuy nhiên công việc của Sư vẫn tiếp tục làm hạnh nguyện của Sư. 

Trước nhất Sư phải làm ra Tạng Abhidhamma cho người Việt Nam mình. 

Thứ hai, những gì Ngài Tịnh Sự đã dịch Sư hiệu đính lại câu cú văn tự theo yêu cầu của Phật Học Viện VN với Viện Nghiên Cứu, Sư sẽ làm lại để đáp ứng cho Tăng Ni học.

Còn các phần song song mình vẫn có pháp hành của Ngài Jatila của Ngài Mahasi, Sư sẽ đi đôi như vậy.

Sư sẽ làm ra 64 bài pháp thoại về pháp hành của Ngài Mahasi mà Ngài Jatila trao cho Sư, Sư phải làm cho xong, cũng như những câu đối thoại giữa Ngài Mahasi với bà Visakha với ông Cấp Cô Độc với con gái của ông Cấp Cô Độc ở Cung Trời Tusita xuống nói chuyện với Ngài Mahasi ở thiền viện Mahasi. Ngài Jatila đưa cho Sư phải giải mã ra, tất cả những cái đó là sự thật, các qúi Phật tử nắm bắt nhớ như vậy.

Cũng như Sư ban đêm Sư phải giải những câu hỏi của Chư Thiên hỏi về Paṭṭhāṇa, Sư phải giải thích cho các Chư Thiên, cũng như các Chư Thiên trao đổi với Sư những pháp mà các Ngài nghe của đời Đức Phật Kakusandha hay là Kasayapa với Sư với những pháp môn của Đức Phật Gotama có gì khác biệt không? Sư nói không khác biệt. Ban đêm Sư phải làm những việc đó nữa, Sư mệt lắm, Sư không đủ sức khỏe, 

Nên các qúi Phật tử cố gắng nghe những buổi giảng Sư trình bày chia sẻ trong lớp học này, các qúi Phật tử lượm lặt được những cái gì là riêng của từng mỗi người.

Hiện bây giờ các Phật tử các nơi email cho Sư không thấy Sư trả lời, tại vì Sư bận lắm Sư không có thì giờ, tại vì mùa lạnh Sư phải vận động nhiều hơn.

Thành ra các qúi Phật tử biết là sách mình vẫn phải ra, sách in người ta sắp gửi về cho mình và sách sắp sửa in Sư vẫn làm tiếp tục, các qúi Phật tử nào còn dư sách thí dụ như bữa trước lấy dư thì cho Sư xin lại, tại vì bây giờ trong tay Sư thì các qúi thầy, qúi Sư, các Phật tử, ở các nơi xin để Sư đáp ứng, sau đó mình bổ túc lại. Bên cung không đủ đáp ứng cho bên cầu. Theo như nhà in một lần họ in như vậy từ 4 tuần cho đến 6 tuần mình cũng phải chịu chứ không làm nhanh hơn được. Trong website của kỷ niệm xưa cũng như Tứ Phương Tăng Tự của cô Diệu Giác qúi Phật tử vào đọc vì đã có kinh sách đưa lên rồi.

Sách in thời gian đầu tại nhà in trên đường 50 không có kỹ thuật cao nên một số sách bị xúc ra cũng đau lòng lắm, thì kỳ Sư đem số sách này qua bên Thụy Sĩ, các qúi Phật tử bên Đức nói sách Sư in sao mà xúc ra Sư nói mình cũng không biết làm sao hết, mình chỉ biết đóng tiền và nhà in họ in mà bị xúc là do kỹ thuật của họ. Nhưng kỳ này Sư đã làm lại hết bằng bìa cứng thì an toàn.

Thiền sinh hỏi: Trong phần Thọ thì có Thân và Tâm. Thân thì có 2, Tâm có 3 tổng cộng là 5. 

Nếu nói theo cảnh như vậy thì khi xúc phải nói về thân. 

HT trả lời: Thọ này không nói về Thân và Tâm nơi phát xuất, mà Thọ này nói theo Cảnh mà mình biết.

Có 3 yếu tố mới hình thành ra một xúc 

1. Danh Triệt tức là (Thần Kinh - Căn) như là thần kinh nhãn.

2. Tâm Thức - Tâm nhãn thức.

3. Cảnh sắc.

Ba cái này có cùng một lượt thì mới hình thành ra một xúc, mà xúc thì duyên thọ. Nên khi qúi Phật tử đọc từ ngữ Sư dịch rõ "Nhãn Phủ Xúc" tức là nó phủ che cảnh sắc thì mới ra được thọ, nếu nó chưa đủ, nó khiếm khuyết hay lờ mờ chưa trọn vẹn thì chưa đủ cảnh thì nó không ra thọ, thì lúc bấy giờ tập khí tính nết của mình hay kiết sử của mình xen vô nó không thành là một thực tính, không phải cảnh thực tính nữa mà cảnh của nó là cảnh của kiến chấp của mình.

Nên qúi Phật tử đọc kỹ phần tiếng Pali dịch là Nhãn Phủ Xúc trang 101 quyển Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp - Tập V: Chương thứ VIII - Quyển I

Hữu Thân Kiến Sinh Khởi Bởi Do Nương Vào Thọ Uẩn 

Làm Thành Cảnh Thì Có Được Bốn Thể Loại, đó là: 

1. Vedanaṃ attato samanupassati = Có quan điểm rằng Việc thụ hưởng Cảnh là Ta, và Ta là việc thụ hưởng Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng Cảnh là một như nhau) 

2. Vedanàvantaṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta có việc thụ hưởng Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

3. Attani và vedanaṃ = Có quan điểm rằng Việc thụ hưởng Cảnh ở trong Ta. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

4. Vedanàya và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta ở trong việc thụ hưởng Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng là mỗi người riêng biệt nhau.) 

(Điều tỷ dụ hữu quan với cả Tứ Thọ vừa nêu trên thì cũng tương tự như đã trình bầy ở trong Sắc Uẩn vậy.) 

Tính về số lượng tròn đủ thì có được 72 thể loại ấy, tức là: 

Một khi tính theo Môn thì có Lục Thọ, tức là Nhãn Phủ Xúc Thọ v.v. Trong cả sáu thể loại Thọ nầy, được phân tích ra thành 3, tức là Lạc Thọ, Khổ Thọ, Xả Thọ, và kết hợp lại thì có được 18. 

Cả Tứ Hữu Thân Kiến sinh khởi bởi do nương vào Nhãn Phủ Xúc Lạc Thọ cũng có, sinh khởi bởi do nương vào Nhãn Phủ Xúc Khổ Thọ cũng có, sinh khởi bởi do nương vào Nhãn Phủ Xúc Xả Thọ cũng có. Hơn thế nữa, cả Tứ Hữu Thân Kiến sinh khởi bởi do nương vào Lạc, Khổ, Xả mà hữu quan với Nhĩ Phủ Xúc, v.v. cho đến Ý Phủ Xúc cũng tương tự như nhau; chính vì thế Tứ Hữu Thân Kiến nhân (x) với 18 Thọ mới trở thành 72, là như vậy. 

(Hết phần trích đoạn) 

Nhãn Phủ Xúc Thọ dịch từ tiếng Pali.

 HT Thích Minh Châu, và Ngài Tịnh Sự, hay Ngài Hộ Tông cũng vậy, cứ Xúc thì Nhãn Xúc, Tỉ Xúc chứ không có chữ Phủ là phải bao trùm cảnh trọn vẹn mới ra thực tính, còn nếu như mình thấy khía cạnh này khía cạnh kia mà chưa trùm phủ một cảnh thì lúc đó mình có cái kiến của mình.

Do đó, thần kinh, tâm, cảnh, 3 yếu tố này cùng Câu Sinh tức là cùng sanh khởi một lúc như vậy mới ra được một Xúc, mà Xúc xong mới ra Thọ thì bây giờ nếu mình Phủ Xúc hết, mình bao trùm hết cảnh thì thọ này là thực tính còn nếu không Phủ Xúc hết thì thọ không là thực tính.

Phải đọc kỹ từ ngữ rất quan trọng, từ ngữ này Phật nói chứ không phải chú giải nói hay chú giải bình luận. Do đó, khi Sư đọc từ ngữ đó Sư phải coi nghĩa của từ ngữ đó Sư mới hiểu được pháp.

Vậy thì tại sao nó ra 72? Là vì theo cảnh, có 6 cảnh là Sắc, thinh, khí, vị, xúc, theo mấy cái đó mà ra 72. Thì ở đây, nếu mình không có thì mình đang nói Hữu Thân Kiến về phần Thọ Uẩn.

Nếu nắm về Thọ thì mình phải nắm phần Xúc.

Đọc lại phần chi pháp: Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, thì nó là một bộ biến hành không rời, không thiếu, mà nó đi luôn một bộ 7 tâm sở này cùng một lúc. Thì trong chỗ này Xúc Thọ  là cảnh thực tính khách quan nhưng tới Tưởng và Tư, tức là bắt đầu có xen kẽ.

 Xúc với Thọ đầu tiên nó tới thì nó vô tư. 

Thí dụ, món ăn người ta dọn lên cho mình nó bốc hơi, mình nhìn thấy, bắt đầu mình gắp bỏ vô miệng ăn thì bắt đầu là của mình.

Qua tới Tư (Tưởng rồi tới Tư), là mạng quyền tác ý, lúc bấy giờ nó hình thành ra là thực tính thôi, còn là thực tướng không hay là Hữu Thân Kiến mình, mình chấp thủ vô trong đó.

Do đó, khi Đức Phật Ngài nói  Ananda là : "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh cần nỗ lực chớ có dễ dui." Tức là không phóng dật, Ngài luôn luôn nói các pháp đến với mình đều nằm trong pháp hành hữu vi, nó có nhân có duyên trợ tạo nó ra, nếu mình phóng dật, không giữ Chánh Niệm thì mình bắt cảnh đó hay pháp đó theo của mình chứ không phải của họ.

Mình đang học phần Hữu Thân Kiến qúi Phật tử phải cẩn thận là của Pháp hay của mình, hai cái đó mình phải có sự nhận thức rõ ràng chứ không mơ màng hay là trạng thái khinh suất coi thường.

 Nhãn của Xúc, tới Nhĩ của Xúc, rồi Tỉ của Xúc, Thiệt của Xúc, Thân của Xúc, Ý của Xúc, với cái Xúc đó nó ra cái Thọ, nếu không thì nó qua cái tập khí kiết sử thói quen của mình.

Khi các qúi Ngài trình bày Thọ Uẩn này Hữu Thân Kiến sanh khởi trong mỗi Thọ Uẩn là cảnh vì nó do cái gì thụ hưởng cảnh nó còn trung thực không hay  nó qua phần kiến chấp của mình.

Khi mình học tới đây mình nhớ lại 10 Tâm Ngũ Song Thức là trường hợp bất kể ban ngày hay ban đêm, gồm 5 đôi tâm thức này là vô nhân tức là nó không có 6 nhân tương ưng là không có, thâm, sân, si, vô tham, vô sân, vô si, hoà trộn với nó khi nó sinh ra. 

(Phần trích dẫn về Ngũ Song Thức)

Tổng Hợp Vô Tỷ Pháp - Tập I - Trang 36

Chú giải: Từ ngữ "Dvipancavinnàna - Ngũ Song Thức:"

Tại đây, có năm đôi Tâm Quả, thiện và bất thiện (tức là năm Tâm Quả Thiện và năm Tâm Quả Bất Thiện) được liệt kê. Gọi như vậy, do các loại Tâm Thức này tùy thuộc ở năm giác quan. Những Tâm này tương đối yếu ớt nên chỉ phát sanh cùng thọ Xả, hay Vô Ký, ngoại trừ Tâm Thân Thức phát sanh cùng thọ Khổ hay thọ Lạc.

Nên ghi nhận rằng trong Abhidhamma, năm đôi Tâm này có khi được nói đến là "Dvipancavinnàna - Ngũ Song Thức".

(dứt phần trích đoạn)

Ngũ Song Thức - Dvi pancavinnàna.

Mười tâm quả vô nhân được phân thành năm đôi, gọi là Ngũ song thức (Dvi pancavinnàna). Chúng được tóm tắt:

1. Nhãn thức (Cakkhuvinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

2. Nhĩ thức (Sotavinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

3. Tỷ thức (Ghànavinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

4. Thiệt thức (Jivhàvinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

Bốn đôi Thức đầu là 4 đôi Thức Xả Thọ

5. Thân thức (Kàyavinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ khổ, quả thiện câu hành với cảm thọ lạc.

Hai đôi Thân Thức (Kàyavinnàna) là Thân Thức Thọ Khổ, Thân Thức Thọ Lạc, thì nó không còn trung tín của nó là Xả Thọ.

Thế thì, nó là quả thì nó phải là trung tính, tuy nhiên, khi tới đôi thức mà thân thì nó lại là thân thọ khổ, thân thọ lạc, nó không còn trung tính của Xả Thọ nữa, 4 đôi thức đầu là 4 đôi thức xả thọ

 Nhưng 2 đôi thức của thân là Thân Thức Thọ Khổ, Thân Thức Thọ Lạc, thì nó không còn trung tính của nó là Xả Thọ nữa, 

Các qúi Phật tử phải phân biệt được khi nào mình đang đón nhận quả khổ này hay đang đón nhận quả an lạc này, mình không có nhận thức được vì đang là quả, rồi khi mình nhìn vô nó là quả thì mình lại không chịu nhận thức bởi Chánh Niệm và sự Tỉnh Giác với Tuệ Văn, Tuệ Tư, Tuệ Tu của mình thì lúc bấy giờ kiết sử xen vô nó cho ra một cái ý kiến của nó thì bắt đầu mình có cái đó.

Vậy thì khi mắt nhìn thấy cảnh sắc nó là quả mà khi mình nhìn thấy cảnh sắc đẹp, cảnh sắc xấu. Người không phải Phật tử nhìn thấy Đức Phật họ không thích nhưng người Phật tử nhìn thấy Đức Phật họ hoan hỉ. Cũng là con mắt, cũng là cảnh, nhưng hai người nhận thức khác nhau.

Thí dụ, người không ăn ớt và người ăn ớt, người nhìn thấy trái ớt họ thích tại vì họ ăn được ớt, người không ăn ớt thấy trái ớt họ không thích họ không hoan hỉ trái ớt này, thì lúc đó cũng là một cảnh sắc là ớt nhưng nhận thức hay kiến chấp của con người bắt đầu riêng biệt nhau.

Khi chúng ta học về Ngũ Song Thức, 18 tâm vô nhân, Sư nói đi nói lại là chúng ta không có xen vô, có ý kiến vô những đôi Thức này dưới quan điểm của mình được mà mình phải giữ cái trung thực chứ không xen vô được, thấy như thấy thôi, nghe như nghe thôi, ngửi như ngửi thôi, chứ không có ngửi tốt, ngửi xấu, thấy tốt, thấy xấu, như vậy mới được, qúi Phật tử phải tu tập mà được như vậy thì mình mới thoát khỏi kiến chấp, mà đó là kiết sử đã cố thủ lâu đời với ta rồi, trước tiên ta tạo thói quen sau thói quen tạo lại ta, trước tiên ta là người hút thuốc, sau thói quen tạo cho ta là người nghiện thuốc. Lâu ngày qúi Phật tử nhìn lại tham sân si này là do đời trước đã từng có đời này mới có do đó mình mới biết những thời gian trước đã có thời gian này mới tiếp tục có, do đó mình phải tu tập, rồi mình nhìn trở lại Ý Tham, Ý Sân, Ý Oán Hận, thuộc về tà ý nó nằm về tham về thân, tham về ý, tham về lời, bắt đầu mình mới tạo ra Thân, Lời và Ý của 3 nhân này.

Do đó, qúi Phật tử phải nắm bắt thật kỹ. 

Ta đang học về Thọ, (không nói thọ của tâm) mà ta nói thọ của Cảnh làm nhân sanh Hữu Thân Kiến. 

Khi ta nói tới Thọ có: 

Thọ Thân, có 2 là Khổ và Lạc 

Thọ Tâm có 3 là Hỉ, Ưu, Xả

Cái này là ta nói thuộc về Ý, nằm trong Ý Môn của mình.

 Nhưng khi ta nói Thọ thuộc về Cảnh, thì bấy giờ ta có Cảnh: Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp. Thì cái Thọ này là Thọ Kiến Thủ. 

Nó qua phần Thọ Kiến Thủ nên mới có Hữu Thân Kiến Thọ Uẩn, nó qua Kiếu Thủ, cái riêng tư cái "Tôi" cái "Ta" của mình trong lúc đó rồi. 

Thì khi mình nói tới cảnh, sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp, là nó duyên theo  Dị Thời Nghiệp của mình, thuộc về thời quá khứ của mình hay nghiệp quá khứ của mình.

Nếu mình không có tu tập Tứ Niệm Xứ. Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp, nếu như mình không có Chánh Niệm và Tỉnh Giác mà mình nhận thức đây là Dị Thời Nghìệp thì mình ở đây lúc bấy giờ Thọ sinh lên minh phải có Câu Sinh Nghiệp Lực. Nếu mình không đi qua Câu Sinh Nghiệp Lực này thì Dị Thời Nghiệp này của các Pháp đang hiện bày nó dắt mình đi theo cái Hữu Thân Kiến liền, phải có Câu Sinh Nghiệp Lực với tâm thức mình trong Chánh Niệm và Tỉnh Giác cái Pháp đang hiện bày thì bấy giờ Thọ này sẽ là trung tính, còn không nó sẽ là kiến chấp kiết sử của Dị Thời Nghiệp Lực.

Khi cảnh đến thì liền trong đó cảnh có thọ tại mình đã xúc rồi thì nó có thọ thì mình không có Chánh Niệm và Tỉnh Giác thì bắt đầu đi theo tưởng tư của mình liền.

Cho nên Đức Phật nói chớ có dễ dui, chớ có phóng dật, luôn luôn phải Tỉnh Giác và luôn phải Chánh Niệm, chứ còn không là rớt liền, tu bao nhiêu tu cũng vậy, cái này mình gọi là phải tu tập chứ đâu phải mình Niệm suông.

Vậy thì, khi qúi Phật tử đi về Tứ Niệm Xứ; Thân, Thọ, Tâm, Pháp thì trong Thân, Thọ, Tâm, Pháp có cảnh; Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp, thì mình phải tu tập (bhàvànà) tức là mình phải giữ trong Chánh Niệm để mình trong cái giữ đó mà mình có tu tập thì Câu Sinh Nghiệp nó câu sinh với mình để chặn Dị Thời Nghiệp Lực lại, còn  nếu mình không tu tập, mà không có Câu Sinh Nghiệp nó làm Mãnh Lực Xuất Sinh và Bảo Hộ cho mình thì Dị Thời Nghiệp này chiếm hữu nó dắt mình đi theo nó thì coi như cái tu của mình như là công cốc.

Do đó, mình ngồi nghiệm lại bao nhiêu khóa tu của mình, mình đang Câu Sinh Nghiệp với Niệm và Tỉnh Giác hay mình đang bị Dị Thời Nghiệp dẫn dắt mình với trạng thái kiết sử của nó đang lôi kéo.

Giữa hai cái đó nếu mình không có học về Paṭṭhāṇa thì mình không có phối hợp những Mãnh Lực Duyên để giữ mình lại trong cái tu của mình thì tất cả là Dị Thời Nghiệp Lực nó dắt mình đi theo cái kiết sử mà mình đã có tạo ra trong quá khứ thì mình cũng như là không, không có gì thay đổi hết, không có gì mà sửa đổi mình hết.

Bây giờ thí dụ như, nếu một bữa ăn, mình thọ thực này để nuôi mạng để lấy sức tu thì bữa ăn đó nhiều ít ngon dở cái tâm của mình phải là Câu Sinh với Chánh Niệm và Tỉnh Giác, chứ không phải là mình Dị Thời Nghiệp với cái phước mình có, hay mình kém phước để mình khởi lên tâm bị kiết sử dẫn dắt.

Giữa hai cái đó mình nhận thấy thì gọi là Dassanena là Kiến Giải, cái đó mình có Kiến Giải để mình nhận thức được Ý của mình, giữa cái đó là mình bước ra khỏi kiết sử mà "tôi" "ta" đã hình thành với mình trong kiếp sống này.

Qúi Phật tử coi lại phần mình đang học Thiện làm duyên cho Thiện theo Mãnh Lực Nhân Duyên thì mãnh lực của nó là Câu Sinh, Câu Sinh Hiện Hữu, Câu Sinh Y, Câu Sinh Bất Ly, nhưng chưa nói tới Câu Sinh Nghiệp, bây giờ mình đang tu tập, nếu mình không nhận thức được thì đó là một mãnh lực mà hỗ trợ cho việc tu tập nó hổ tương nó tương ưng với mình thì sẽ mất đi cái đó.

Hôm nay Sư nói tiếp phần Hữu Thân Kiến, phần Thọ Uẩn tuần trước ta đang đi tới.

Ta đang nói về Thọ Uẩn thuộc về Hữu Thân Kiến qua cảnh đang hiện bày.

Khi cảnh sắc đến, mình nhìn thấy cảnh sắc, hay cảnh thinh đến mình nghe được âm thanh đó, thọ của mình lúc đó là Kiến Chấp, Kiến Thủ, hay là Thực Tính, Thực Tướng, của một Chánh Niệm và Tỉnh Giác.

Như vậy, nếu nói qua phần tu Vipassana  đối với những hành giả Thấy như Thấy, Nghe như Nghe, mình mới giữ được trung tính của tâm thức mình hay thọ của mình, thì lúc bấy giờ mình thấy được thực tính của các Pháp. Thì mình vừa thấy được Pháp thì thực tướng hiện bày liền nó vô thường nó biến mất rồi đâu còn nữa, còn mình muốn có thì mình tưởng lại chứ thực ra nó sanh diệt cái Pháp đó liền, thật ra Pháp đó sanh diệt.

Qúi Phật tử phải hiểu Thọ đây là duyên theo cảnh mà mình có thân kiến ở trong đó.

Khi cảnh khí, mùi hơi đến, nếu mùi thơm qúi Phật tử thích, nếu mùi hôi qúi Phật tử sợ hay ghét, như vậy không còn trung tính, sự phân biệt thích hay ghét hay sợ đó là kiến chấp của mình, là chấp thủ của mình hay cái "tôi" "ta" kiết sử của mình.

Không có giữ được trung tính, không giữ được tính chất trung lập của nó, mình nghiêng ngả liền với cái cảnh. Rồi cảnh đó nó không hiện hữu, nó sinh rồi nó diệt, nhưng rồi qúi Phật tử kể lại được, nhớ lại được. Thì khi qúi Phật tử kể lại được nhắc lại được, nhớ lại được, thì nó lại là kiến chấp của mình nữa rồi, tại vì nó đã sanh rồi diệt. Nhưng người không có nhận thức sẽ ôm lấy cái đó, đó sự thật là sai lầm. 

Khi ta nói tới Thọ có: 

Thọ Thân, có 2 là Khổ và Lạc 

Thọ Tâm có 3 là Hỉ, Ưu, Xả

 Thì cái Khổ, Lạc, Hỉ, Ưu, Xả này nằm ở trong 121 tâm. 

Mà tại sao nó có tâm bất thiện và có tâm siêu thế, có tâm hiệp thế bất thiện, nó có tâm siêu thế mà nó là Hỉ, Xả là siêu thế. Mà Hỉ, Xả là hiệp thế bất thiện. 

Nó cũng là Thọ thôi, mà Thọ Hỉ này lại là siêu thế, mà Thọ Hỉ kia lại là bất thiện. Thọ Xả đây là siêu thế, mà Thọ Xả này là bất thiện. Cái chỗ tại sao nó khác nhau, Thọ chỉ là tính chất thôi nhưng mà nó vô đây là thiện, vô đây là bất thiện, vô đây là hiệp thế, vô đây là siêu thế. Cái chỗ đó mình phải nghiệm suy nghĩ ra được, chứ không phải là mình thắc mắc và mình không giải quyết được.

Do đó, Thọ này thuộc về ý.

Mà Tâm Hỉ ở đây có 2 là: có Hiệp Thế và có Siêu Thế. Thì tại sao làn ranh nào là Hiệp Thế, làn ranh nào là Siêu Thế.

để hinh 015 - 42.59


Qúi Phật tử cầm cái màu lên sơn màu đỏ là Hỉ, nhưng trong cái đỏ này, ở trên đây cũng đỏ mà ở dưới cũng đỏ, trên đây cũng là Hỉ, dưới đây cũng là Hỉ, nhưng ở trên là Hỉ hiệp thế, ở dưới là Hỉ siêu thế. Chính cái đó qúi Phật tử sẽ thấy Thọ là trung tính, nhưng mà đến với mình mà mình không tu tập thì thọ đó trở thành cá tính riêng biệt của mình.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, thí dụ như thinh, người hiệp thế khi nghe thinh là họ có sự phân biệt ở trong đó liền, còn người siêu thế khi nghe như nghe, khi thấy như thấy, thì như vậy là Siêu Thế phải không thưa Sư?

HT trả lời: Không phải. Nói như vậy là Thọ của người Thánh người phàm phải không? Người Thánh hay người phàm đều có cảm xúc của bình thường nhau. Với người Thánh, Thọ của họ nhận thấy được cái khổ của Hiệp Thế nhưng trong khổ của Hiệp Thế họ nhìn qua tướng (Vô Thường, Khổ, Vô Ngã) chứ không nhìn qua thực tính thì họ thấy là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Còn đối với mình đây mình chỉ nhìn vô một cái Hiệp Thế vô cái kiến chấp của mình chứ không nhìn qua thực tướng, tới đó ngừng, mình chưa thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, tại vì ôm chấp giữ nó lại.

Đức Phật Ngài khi Ngài bị chảy máu chân, các Chư Tăng hỏi cảm thọ Đức Thế Tôn ra sao khi Đề Bà Đạt Đa lăn tảng đá rớt trúng chân Ngài chảy máu? Ngài nói Thọ khổ. 

Ngài có Thọ khổ. Thân thức Ngài Thọ Khổ thì Ngài đang ở quả bất thiện vô nhân, chứ Ngài không nói là Ngài đang ở trong trạng thái Xả Thọ. Ngài không tách rời thân của Ngài ra khỏi Xả Thọ, đã là thân thì vẫn có cảm Thọ Khổ, nhưng cảm Thọ Khổ của Ngài trong trạng thái Vô Ngã, Khổ Đau, Vô Thường của thực tướng.

Còn mình đây cảm thọ khổ của mình trong cá tính của mình, trong cái kiến chấp của mình.

Ngài có thân thức thọ khổ. Chư Tăng hỏi Đức Phật: Cảm thọ của Đức Thế Tôn ra sao? Ngài trả lời: Thọ khổ.

Bài kinh 34 Trường Bộ Kinh, lúc đó chiều tối rồi Ngài nói: "Này Sariputta, thời giờ còn có lại trong ngày hãy làm điều gì lợi ích cho chư tỳ khưu, Như Lai đau lưng lắm, Như Lai cần phải nằm nghỉ". Ngài nói Ngài đau lưng lắm cần phải nằm nghỉ, Ngài mệt, nhưng thời giờ này không thể để Chư Tăng bỏ không, nên nói Pháp cho Chư Tăng nghe, thì Ngài Sariputta nói kinh Kinh Thập thượng (Dasuttara sutta). Thì lúc thân Ngài đang cảm thấy mệt hay cảm thấy nhức lưng thì lúc đó Ngài cũng là thân thức thọ khổ, Ngài cần phải đi nằm nghỉ. Nhưng Ngài nhìn trong đó là một sự Vô Thường đến, sự Vô Ngã đến trong khổ thọ này.

Còn mình đây khi mình thấy đau nhức hay mệt mỏi mình than "tôi đau nhức hay tôi mệt mỏi, đó là mình thiếu niệm, hay đang phóng dật. Qúi Phật tử không thấy được cái thực tướng, mình trở lại cái kiến chấp của mình của Dị Thời Nghiệp Lực, qúi Phật tử không có Câu Sinh với thực tướng của nó để có nhận thức tu tập của mình là mình đang tiến bộ lại liền, còn không mình đang thục lùi lại.

Một ngày tu mà chỉ một giây phút thất niệm là qúi Phật tử thục lùi liền, các qúi Phật tử phải cẩn thận, cái đó quan trọng lắm.

Lúc nào cũng vậy, các qúi Phật tử biết ở trong chùa Sư đủ thứ chuyện xảy ra, Sư nhắc với cô Tịnh Nhẫn, chứ Sư không dám nói cho ai nghe, Sư nói cô Tịnh Nhẫn ráng tu giữ cái tâm. Cây muốn lặng mà gió không ngừng, sóng gió tới chạy theo cảnh làm sao mà tu. Mình không kêu gọi nó tới nhưng nó tới mình phải Niệm.

Qúi Phật tử đọc bài "Niệm về Vô Thường" của Ngài Gunaratana "Hiện tượng về sự chết" Ngài Gunaratana viết: hai cha con đi ngang ngoài đồng ruộng, người con đi lo lượm củi khô rớt trong ruộng, người cha thì bắt đầu lo cuốc đất, trong khi lượm củi khô người con bị rắn cắn chết. 

Có người đang đi trên đường người cha mới hỏi: "này bạn có về làng không?" Người đó trả lời là đang đi về làng.

Người cha nói: "Vậy bạn hãy ghé qua nhà tôi nói với vợ tôi trưa nay đem một phần vật thực thôi."

Khi người dân làng đó đi về làng nói với vợ của người nông dân đó đem một phần vật thực thôi. Thì người vợ bới một phần vật thực rồi kêu người vợ của người con trai mang đi. Họ biết liền, mọi bữa thì 2 phần vật thực mà bữa nay chỉ xin đem một phần thôi thì người vợ ông nông dân đó kêu con gái với con dâu đi ra ngoài ruộng. Quả nhiên khi ra ngoài ruộng thấy người con trai nằm chết. Họ không khóc hay than thở, coi như không có một sự biến động, cứ lo chuẩn bị thiêu người con trai.

 Vua Trời Đế Thích thấy lạ mới giả làm người đàn ông đi xuống hỏi: "này cho tôi hỏi phải đứa con này bất hiếu không, nó làm khổ cho nên khi chết không ai khóc hết.?" 

Người mẹ là vợ ông nông dân mà lúc đó Ngài là Bồ Tát nói: "Nó đến không cho tôi biết, nó đi không cho tôi hay, làm chi tôi phải khóc."

Nó đến không cho tôi biết, nó đi không cho tôi hay. Là khi bà thọ thai, là nó đến với tôi, và nay nó chết nó đi không cho tôi biết, không cho tôi hay. Đó là Niệm về Vô Thường.

Còn mình đây mà nghe cái tin đó là xỉu lên xỉu xuống.

Cũng là một Thọ Khổ hay một Thọ Ưu nhưng người ta có tu, người ta giữ được Niệm, người ta thấy được thực tướng, còn nếu như không có tu, ta có một Dị Thời Nghiệp, ta có một kiến chấp liền.

Vua Trời Đế Thích hỏi người vợ của người con trai là "hồi ông còn sống ông có đánh đập cô không? giờ ông chết mà cô không thương tiếc". Người vợ của con trai trả lời: "Ông không có đánh đập hành hạ tôi, không làm gì khổ đau tôi hết. Nhưng, có sanh thì có diệt, có hợp thì có tan, đến thời đến lúc thì chia tay. Chúng tôi nhận thức như thế thôi chứ không có chuyện gì mà buồn phiền khóc lóc hay than thở.".

Nghe câu nói chuyện đó làm cho vua Trời Đế Thích hoan hỉ.

Giữa 2 cái Thọ, một là Hiệp Thế, một là Siêu Thế, nhưng tính chất của Hỉ chỉ là Hỉ, nhưng cảnh là kiến giải của họ, hai cái đó không thể giống nhau được. Khi họ có 2 Kiến khác nhau,

  Khi làm Thiện có Tam Tư: Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu. 

Tư Tiền: là mình hoan hỉ trước khi mình làm việc thiện. Sài 8 Tâm Đại Thiện. Tư Tiền là một trong 8 Tâm Đại Thiện này chuẩn bị. Tuy nhiên. 

Tư Hiện: Chỉ có 4 tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí thôi, chứ không có 8 Tâm Đại Thiện. Sau đó.

Tư Hậu:  Mới có 8 Tâm Đại Thiện.

8 Tâm Đại Thiện gồm:

1) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

2) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

3) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

4) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)

5) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

6) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng  Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

7) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

8) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)

Khi ở Tư Hiện, qúi Phật tử phải thấy tác ý của mình, cái Tư của mình là tác ý của mình là Đồ Đạo Duyên trong việc thiện này thì qúi Phật tử mới có toàn thiện Balamật, còn không qúi Phật tử chạy tiếp tục 8 Tâm Đại Thiện trong Tư Hiện này qúi Phật tử chỉ là Thiện Thông Thường thôi chứ không có Toàn Thiện. 

Qúi Phật tử đọc trong phần Tam Tư của Xả Thí Thiện chưong V Sư mới vừa hiệu đính, 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí thôi, chứ không có 8 Tâm Đại Thiện.

Như vậy, khi nắm bắt được Tư Hiện qúi Phật tử lọc ra liền, lọc từ 8 xuống còn 4. 

Thì 4 tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí nó làm chức năng nó là tâm Chuyển Tộc (Gotrabhū), nó là Dũ Tịnh (Vodanà), nó là Đạo (Magga),  4 Tâm Tương Ưng Trí, trong 4 tâm Chuẩn Bị (Parikamma) Cận Hành (Upacàra) và Chuyển tộc (Gotrabhū), Dũ Tịnh (Vodanà) và Đạo (Magga), những tâm này nó thay đổi từ phàm qua Thánh.

(Chuyển Tộc  (Gotrabhū) là tâm biến đổi tộc tánh để tiến hoá đổi phàm làm Thánh, liền đắc Sơ đạo.

Dũ Tịnh (Vodanà) Lộ đắc nhị đạo, tam đạo, tứ đạo là tiến bậc từ thánh thấp đến thánh cao nên có sát na khiết hoá 

 Chuẩn bị (parikamma) là tâm sắp xếp cho cân bằng ngũ quyền để trợ tâm kiên cố sanh khởi

Cận hành (upacāra) là tâm đến gần lằn ranh của tâm kiên cố.)

Như thế, nếu qúi Phật tử không đọc kỹ phần Tam Tư này, mà ngay khi Tư Hiện qúi Phật tử dùng Tương Ưng Trí thì sẽ khác với người sài 8 Tâm Đại Thiện.

Vậy thì, từ đây về sau mình học xong rồi qúi Phật tử đang làm Tư Hiện, Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập, Cung Kỉnh, Phụng Thị, ngay cái Tư Hiện đó qúi Phật tử  sài 4 Tâm Tương Ưng Trí. 

Nhưng qúi Phật tử làm theo thói quen 8 Tâm Đại Thiện thì lúc đó là phàm phu hay phổ thông, hay thiện thông thường.

Thiền sinh hỏi: Lúc Tư Tiền mình sài tâm phàm phu, thì khi tâm phàm phu ngay lúc Tư Tiền thì ngay Tư Hiện nó cũng phải là phàm phu, nhưng mà nó có khác nhau nếu mà người tu tập thì ngay Tư Hiện đó hay là ngay Tư Tiền Tư Hiện Tư Hậu 3 cái Tam Tư này là Tương Ưng Trí hết thì nó tốt hơn?

HT trả lời: Không được, muốn như vậy nhưng không phải dể, cái đó là lý tưởng, đứng về thực tế không có. Đứng về thực tế thì 8 Tâm Đại Thiện mình phải đi thông thường mới gạn lọc ra được.

Trong phần 9 Duyên mình đang trong Thiện làm duyên cho Thiện nó cũng phải 6 Duyên 3 nhân rồi 3 Duyên sau mới lọt lại, đọc kỹ và phải tư duy cho kỹ mới ra được.

Chứ cô nói giờ cô có 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí khó lắm, chứ nếu cô làm được thì Sư Anumodanà với cô, chứ thật sự khó lắm.

Thiền Sinh hỏi tiếp: Như vậy, tại sao nó lại ra hình thức như Tư Tiền và Tư Hậu, mình phải làm sao?

HT trả lời: Phải tu tập, tại vì lúc đó mình chưa chuẩn bị cho mình hết.

Một Thiền Sinh khác hỏi: Lúc Tư Tiền thì 8 Tâm Đại Thiện, sau đó Tư Hậu cũng trở lại 8 Tâm Đại Thiện?

HT trả lời: Lúc Tư Tiền thì 8 Tâm Đại Thiện là Nhân. Sau đó Tư Hậu trở lại 8 Tâm Đại Thiện là Quả.

Có chi pháp rõ ràng, mà cái đó là khi qúi Phật tử sẽ thấy nó lật ngang qua giữa hiệp thế và siêu thế, nó lật ngang qua giữa phàm phu và Thánh nhân, lật ngang qua giữa trạng thái tâm Chuyển tộc (Gotrabhū) qua Dự Lưu (Sotàpatti), chứ còn không thì mình không có.

Lúc đang làm cái này là qúi Phật tử đang ở trong Dị Thời Nghiệp với một cái mình thường làm, nhưng mà ngay khi mình bỏ tay xuống. 

Tư Tiền hoan hỉ, Tư Hiện phải tịnh tín, phải trong sạch với một đức tin và có trí tuệ mới làm được còn không là phổ thông liền, Tư Hậu là hoan hỉ.

Qúi Phật tử đọc trong chương V Sư mới làm hiệu đính lại, qúi Phật tử mới thấy, qúi Phật tử có hết nhưng mà không được nghe, bữa nay Sư nói qúi Phật tử nghe, mình thiện thông thường chứ mình không toàn thiện, mình đại thiện hết nhưng không có Tương Ưng Trí, mình có Trí, có Tương Ưng Trí mình có cả hai, do đó qúi Phật tử không có gạn lọc được.

Ngay Tư Hiện mình cắt 4 Tương Ưng Trí thì qúi Phật tử sẽ thấy chức năng làm được Chuyển Tộc (Gotrabhū)  làm được Dũ Tịnh (Vodanà) làm được Đạo (Magga), mình qua phần Mãnh Lực là Đồ Đạo Duyên.

Thì ở đây, khi ta nói tới Thọ ở trong phần Hữu Thân Kiến là khi ta có cảnh thì mình mới thấy là tại sao mà mình ở chỗ này Hữu Thân Kiến được bàn tới, khi có cảnh thì nó có Hữu Thân Kiến là vì sao? Khi qúi Phật tử gặp cảnh qúi Phật tử tiếp xúc với cảnh hay có cảnh, qúi Phật tử có niệm không hay là qúi Phật tử đang bị phóng dật.

Ví dụ như bây giờ qúi Phật tử đang ở một mình, lúc nào qúi Phật tử cũng nói "tôi có Chánh Niệm lắm, tôi có Tỉnh Giác lắm, tôi có trạng thái tu tập lắm". Nhưng khi đông người thì tâm giao động liền. 

Thí dụ như một người thích ở nơi vắng lặng, như Sư ở trong phòng hoài, đi ra một chút lại vô phòng, Sư không muốn tiếp xúc.

Nên ở chỗ Kiến Thủ, Hữu Thân Kiến, trong bài pháp họ không nói về Thọ thuộc Ý mà họ nói Thọ thuộc Cảnh. 

Cảnh sắc đến mình có Hữu Thân Kiến về Thọ Uẩn. 

Khi cảnh thinh đến mình có Hữu Thân Kiến về Thọ Uẩn.

 Khi cảnh khí đến mình có Hữu Thân Kiến về Thọ Uẩn.

Là vì sao? Là vì ta thiếu Chánh Niệm và Tỉnh Giác. Vì có Hữu Thân Kiến nó lập lại cho mình, để ghi nhận với cảnh đó, mình biết "tôi" trong đó.

Qúi Phật tử đọc:

1. Vedanaṃ attato samanupassati = Có quan điểm rằng Việc thụ hưởng Cảnh là Ta, và Ta là việc thụ hưởng Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng Cảnh là một như nhau) 

2. Vedanàvantaṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta có việc thụ hưởng Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

3. Attani và vedanaṃ = Có quan điểm rằng Việc thụ hưởng Cảnh ở trong Ta. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

4. Vedanàya và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta ở trong việc thụ hưởng Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc thụ hưởng là mỗi người riêng biệt nhau.) 

Trong khi đó người khác hỏi mình, mình trả lời: tui có Niệm trong cảnh này, cảnh đến tui có niệm hết đó. Vậy tại sao mình chưa có Chuyển Tộc  (Gotrabhū)

Khi có cảnh đến qúi Phật tử không giữ niệm được, cái Hữu Thân Kiến nó hình thành liền, nó hiện bày ra liền.

Khi cảnh đến với ta, ta có Niệm không hay ta chạy theo cảnh, ta chạy theo Dị Thời Nghiệp của ta và chạy theo kiết sử của ta rồi. Chứ ta không giữ thực tính và niệm cái thực tướng của nó được nữa,  chúng ta trôi theo cảnh đó.

Nên Đức Phật chụp Hữu Thân Kiến lên Thọ Uẩn là khi hành giả có cảnh và thiếu Niệm thì lúc bấy giờ Thọ Uẩn này chỉ là Hữu Thân Kiến thôi chứ không phải Thọ Uẩn này là Thực Tính của Niệm và Tỉnh Thức, mà đây chỉ là Thọ Uẩn này chỉ là Thân Kiến thôi chứ không phải là Thưc Tính.

Do đó, qúi Phật tử nắm cái chỗ Hữu Thân Kiến về Thọ Uẩn.

Qúi Phật tử phải thấy Thọ về Thân, và Tâm là Thọ về Thực Tính.

Nếu qúi Phật tử đang ở trong Ý, Thọ qúi Phật tử nhìn vô thấy Thực Tính nó liền, đây là Hỉ, đây là Thọ, đây là Ưu, đây là Thọ của nó, Thực Tính của nó.

Nhưng, tới Cảnh là qúi Phật tử bị lôi liền. 

Chưa kể nếu qúi Phật tử học qua Lộ Trình Tâm, qúi Phật tử còn thấy sợ nữa, cảnh lớn ra sao, cảnh không lớn ra sao, cảnh rõ ra sao, cảnh mờ ra sao, nó lôi mình đi dữ lắm.

Cảnh rất lớn tâm mình giữ được cái thực tính không, thấy được thực tướng không hay nó chạy theo cảnh rất lớn. 

Điển hình, khi một cảnh rất lớn như trái bom nổ hay trái pháo đại nổ tung ra mình có giật mình không? Cái giật mình của mình là do cảnh rất lớn nó lôi đi. Còn trái bom rớt xuống cái đùng mình co giò chạy rồi thì đâu còn Niệm hay Tỉnh Giác nữa.

Nên Hữu Thân Kiến dễ dàng chụp mình ngay lúc mình đang phóng dật, đang mất Niệm, cảnh lớn, cảnh nhỏ, cảnh rõ, cảnh không rõ đều dễ bị chi phối, phải ráng giữ cái tâm.

Đức Phật Ngài nói trong Ý chưa đến nỗi mà Cảnh đến là Hữu Thân Kiến. Tại mình thiếu Niệm, thiếu tu tập, mình chưa tu tập được, mình tu tập chưa vững là Hữu Thân Kiến, mà mình vẫn nói tôi có Thọ, tôi có Niệm trong Thọ, tôi biết cái Thọ này, tôi có Tỉnh Giác cái Thọ này, nhưng thực ra mình không còn Thực Tính của nó, mình có Kiến Thủ của mình thôi.

Ba Kiết Sử đầu tiên mà mình đi tới Dự Lưu, dòng thứ nhất, thì mình phải Tương Ưng Trí với  Paṭṭhāṇa là Câu Sinh Hiện Hữu, Câu Sinh Bất Ly, dùng cái thiện này chứ không phải với Cảnh. Qúi Phật tử đang đi trong Câu Sinh Tương Ưng Trí với thiện này chứ qúi Phật tử không Câu Sinh với cảnh này thì lúc đó qúi Phật tử mới thoát ra được cảnh đó chinh phục chi phối mình.

Mình Câu Sinh với Trí là Vô Si chứ không phải mình Câu Sinh với cảnh này thì mình bị Hữu Thân Kiến liền trong kiến thủ của mình.

Do đó, khi qúi Phật tử tu các khoá tu tịnh tâm các hành giả luôn luôn bị chi phối với cảnh và không biết Niệm với Vipassana cái Mãnh Lực Duyên là mình đang Câu Sinh với Trí, mình đi với Trí chứ không phải mình đi với Cảnh hay kiết sử của mình.

Sư muốn chia sẻ với qúi Phật tử phần Thọ Uẩn, chúng ta còn nhiều chi tiết cần nắm bắt.

Cũng như Tưởng Uẩn trang 96. quyển Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp - Tập V: Chương thứ VIII - Quyển I

Hữu Thân Kiến Sinh Khởi Bởi Do Nương Vào Tưởng Uẩn 

Làm Thành Cảnh Thì Có Được Bốn Thể Loại, đó là: 


1. Saññaṃ attato samanupassati = Có quan điểm rằng Việc tưởng nhớ Cảnh là Ta, và Ta là việc tưởng nhớ Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta với việc tưởng nhớ Cảnh là một như nhau) 

2. Saññàvantaṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta có việc tưởng nhớ Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta với việc tưởng nhớ Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

3. Attani và saññaṃ = Có quan điểm rằng việc tưởng nhớ Cảnh ở trong Ta. (Hiểu biết rằng Ta với việc tưởng nhớ Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

4. Saññàya và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta ở trong việc tưởng nhớ Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta với việc tưởng nhớ Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 


(Điều tỷ dụ hữu quan với cả Tứ Tưởng vừa nêu trên thì cũng tương tự như đã trình bầy ở trong Sắc Uẩn vậy.) 

Tính về số lượng tròn đủ thì có được 24 thể loại ấy, tức là: 

Một khi tính theo Cảnh thì việc tưởng nhớ Cảnh đây, có được 6 thể loại; tức là Sắc Tưởng, Thinh Tưởng, Khí Tưởng, Vị Tưởng, Xúc Tưởng và Pháp Tưởng. 

Cả Tứ Hữu Thân Kiến sinh khởi bởi do nương vào Sắc Tưởng cũng có, nương vào Thinh Tưởng cũng có, v.v., chính vì thế Tứ Hữu Thân Kiến nhân (x) với Lục Tưởng mới trở thành 24, là như vậy. 

(dứt phần trích dẫn)

 Phần Hữu Thân Kiến, nương nhờ Tưởng Uẩn làm thành cảnh thì nó cũng có 4 thể loại là Tưởng nhớ Cảnh là Ta và Ta là việc tưởng nhớ Cảnh. 

Thì việc tưởng nhớ cảnh này là qúi Phật tử ở trong thời quá khứ. Qúi Phật tử nhớ Saññā - Tưởng có 2 là : Nhớ lại, và Để nhớ lại.

Giống như bãi cát hay trên bãi sình hay vùng đất có nước làm đất nhão bước chân mình đi qua để lại dấu chân, rồi khi mình quay trở lại con đường đó mình theo những dấu chân đó mình nhớ lại con đường mình đi qua. Nó thuộc về Tưởng. 

Trong cái Tưởng - Saññā này, qúi Phật tử sẽ thấy có một mãnh lực là Đột Sát Lực tức là sự nhận thức. 

Saññā trong Tưởng là Nhớ lại và Để nhớ lại có một sự nhận thức, nhận thức này trung tính hay kiến hữu, đó là sự khác biệt giữa sự tu và không tu. Thì nhận thức này là trung tính hay là kiến thủ. Thì lúc bấy giờ kiến thủ này sẽ trở thành Tưởng Thủ Uẩn, nhưng kiến thủ thì nó là Tưởng Thủ Uẩn.

 Còn nó có Nhận Thức thì lúc bấy giờ nó ra là Câu Sinh Tương Ưng Trí.

Một là Câu Sinh.

Hai là Tương Ưng với Trí.

Còn nếu như Nhận Thức này với một Kiến Thủ của mình thì lúc đó là Tưởng Thủ Uẩn.

Những con chó mình nuôi trên đường nó  đi nó hay tiểu một chút, một lúc sau nó trở về nó ngửi mùi nước tiểu của nó thì nó trở về đúng nhà của nó. Nhưng bây giờ mình lấy nước rửa sạch nước tiểu đó đi, hay là mình để nước tiểu của con khác vào thì nó không còn mùi nước tiểu của nó, thì lúc bấy giờ nó là Tưởng Thủ Uẩn của nó chứ nó không dùng Tương Ưng Trí để nó nhận thức được để nó về, nó làm theo Kiến Thủ của nó.

Còn như bây giờ qúi Phật tử không cần phải làm dấu, không cần phải ghi chú nhưng qúi Phật tử dùng trí đường qúi Phật tử đi qua khi trở về  đều biết hết thì đó là Câu Sinh Trí chứ không có Kiến Thủ.

Qúi Phật tử ngồi xuống thiền, qúi Phật tử Câu Sinh với Trí, Tương Ưng với Trí hay qúi Phật tử làm như Tưởng Thủ Uẩn của mình ngày hôm qua làm sao bữa nay mình làm lại, tuần trước mình làm sao bữa nay mình làm lại, cái đau này y chang như cũ, nó nhức y chang như vậy, thì qúi Phật tử đâu thấy được thực tính mà qúi Phật tử đang Tưởng nhớ lại cảnh đang hiện bày mà qúi vị đã trải qua. Vậy là qúi Phật tử đang ở dưới Kiến Thủ, cũng có Nhận Thức trong Tưởng này bắt đầu sát lực nhưng trong Nhận Thức này qúi Phật tử ở trong Kiến Thủ mà mình giữ chắc trong đó.

 Nhưng nếu mình thấy trung tính; không có ngày nào giống ngày nào, không có cảnh nào giống cảnh nào, cảnh trước cảnh sau, cảnh mới cảnh cũ đều thay đổi thì qúi Phật tử đang có trạng thái nhận thức một trung tính với thực tính của Pháp đang hiện bày chứ không phải cảnh cũ đang Kiến Thủ với  chấp thủ của mình.  Với cảnh nào cũng vậy, cảnh luôn luôn thay đổi, cảnh luôn luôn không giống nhau nhưng mình vẫn có Kiến Thủ của mình.

Nên ở đây Ngài Jotika nói: 

1. Saññaṃ attato samanupassati = Có quan điểm rằng Việc tưởng nhớ Cảnh là Ta, và Ta là việc tưởng nhớ Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta với việc tưởng nhớ Cảnh là một như nhau) 

(Hiểu biết rằng Ta với việc tưởng nhớ Cảnh là một như nhau.) Một như nhau là không có thay đổi, cái cũ cái mới, cái trước cái sau như nhau không thay đổi.

2. Saññàvantaṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta có việc tưởng nhớ Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta với việc tưởng nhớ Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

 (Hiểu biết rằng Ta với việc tưởng nhớ Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) Tôi biết cái này là của tôi, bạn biết là của bạn chứ không phải của tôi.

Hai cái hoàn toàn khác nhau nếu mình nhìn một cảnh Sắc với Thực Tính, Sắc là cảnh sắc thôi. Thì người này thấy, người kia thấy đều như nhau. Nhưng mình nói cảnh sắc này tôi biết như thế này, rồi cảnh sắc người kia nói tôi biết như thế này, đó là kiến chấp của mình hai người khác biệt nhau.

Như vậy, khi tới Ekayàna Maggo Độc Đạo. Độc Đạo tức là độc hành, một mình ra đi, một mình chứng đắc và không có 2 người cùng song hành với mình. Thì sự chứng đắc này độc nhất có một mình mình biết không có ai khác biết Ekayàna Maggo. Đây là đường Độc Đạo con đường duy nhất  chỉ có một mình ra đi và một mình chứng đắc, chứ không có 2 người cùng song hành và cùng chứng đắc.

Với Tam Tướng: Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, thuộc Pháp Hữu Vi hay ta gọi là Pháp Hành. Pháp Hữu Vi hay gọi là Pháp Hành nó có Duyên trợ tạo. Qúi Phật tử đọc về phần Duyên Sinh, Duyên Hệ, sẽ thấy nó không có dẫn dắt mà nó chỉ có Mãnh Lực thôi. Mãnh Lực có 2 là Xuất Sinh và Bảo Hộ, nó không có dẫn dắt, nó không có tác động tác hành, những cái Pháp của nó, nó làm cho sinh ra, rồi nó làm cho Bảo Hộ. 

Chẳng hạn, khi qúi Phật tử gieo một hạt giống xuống thì hạt giống đó chỉ xuất sinh ra mầm cây rồi ra thân, thân nó ra trái, chứ nó không dẫn dắt tham trong đó, sân trong đó, si trong đó hay tác động cho mình phải tham trong đó, sân trong đó, si trong đó. Đó là thực tính.

Hạt giống gieo xuống đất nó xuất sinh ra cây, nó bảo hộ cho cây lớn, rồi cây  ra hoa ra quả, chứ nó không làm cho mình tham, sân, si, trong đây. 

Nhưng mình nhìn thấy cây, nhìn thấy trái, mình khởi tham sân si là do mình. Cây nó không dẫn dắt, nó không tác động vô mình, Duyên nó là vậy. Đó là thực tính. Cây không làm cho mình tham, nhưng mà mình thấy cây mình khởi tham là do mình.

Tửu bất túy nhân, nhân tự túy (Rượu chưa làm người say, thì người đã tự say rồi).

Hoa bất mê nhân, nhân tự mê hoa (Hoa đẹp không tự nhiên làm người mê muội, chỉ có người tự mình mê đắm trong hoa đẹp).

Do đó, qúi Phật tử thấy Duyên không dẫn dắt, Duyên không tác động, nó chỉ sinh lên rồi nó bảo hộ Mãnh Lực đó cho tồn tại, nhưng mình dẫn dắt nó, mình tạo tác nó, mình hiện bày ra nó, mình mượn nó mình làm ra nữa theo kiến chấp với kiến thủ của mình hay theo thói quen của mình, theo tính nết của mình. Do đó, mình phải tự nhận thức mà lo tu tập.

Nên Đức Phật Ngài nói tu tập phải là điều kiện đầu tiên của con người muốn cải thiện hay muốn cải tiến muốn sửa đổi chứ còn không có tu tập mà có kết quả được, mình phải đi qua con đường tu tập có phương pháp.

Ekayàna Maggo là Độc Đạo, có con đường đi, có một người đang tu tập, nhưng chứng đắc chỉ có một. Cũng là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã nhưng mỗi người nhận thức Vô Thường khác, không ai giống ai.

Hai người bạn song hành cùng tu là Ngài Xá Lợi Phất Sariputta và Ngài Mục Kiền Liên Moggallāna, Ngài Mục Kiền Liên đắc chứng trước 2 tuần và Ngài Sariputta chứng đắc sau đó 2 tuần. Con đường chứng đắc mỗi Ngài khác nhau.

Qúi Phật tử học về Paṭṭhāṇa về phần Duyên thấy Duyên làm Xuất Sinh, làm Bảo Hộ, chứ Duyên không dẫn dắt, không tác hành. Dẫn dắt là do mình, nó chỉ Xuất Sinh lên pháp đó, nó Bảo Hộ pháp đó cho pháp đó hiện hữu tồn tại. Còn mình đây không tu tập thì mình làm theo kiết sử hay kiết sử dẫn dắt mình vô pháp này đi theo con đường của thói quen tính nết của mình.

Cây ra hoa ra trái không làm mình tham sân si nhưng mình nhìn thấy nó mình sinh tham sân si là do cá nhân mình.

Khi Sư đọc Paṭṭhāṇa Sư nghiệm và suy nghĩ Paṭṭhāṇa chỉ Xuất Sinh cái Pháp thôi và nó Bảo Hộ cái Pháp đó hiện hữu. Nhưng Câu Sinh nó làm Xuất Sinh pháp Câu Sinh rồi nó Bảo Hộ Câu Sinh đó đang hiện hữu, và anh Bất Ly cái Pháp đó còn, nhưng mà nhảy vô mình có Tham, Sân, Si vô trong đó với Pháp Câu Sinh này là chuyện của mình chứ nó không dẫn dắt, nó không tác động, nó không chi phối mình, mình bị chi phối là do mình. Nếu mình không tu tập, không có chánh niệm hay không có niệm lực, không có tỉnh giác thì cảnh nào, pháp nào đến nó cũng lôi mình đi được. Cảnh tốt nó cũng lôi mình đi, cảnh xấu nó cũng lôi mình đi, cảnh thiện nó cũng lôi mình đi, cảnh bất thiện nó cũng lôi mình đi, nếu mình không có Chánh Niệm và Tỉnh Giác mình không đứng vững được, mình ngã nghiêng ngã ngửa, không có kết quả được, thầy không ra thầy, thợ không ra thợ.

Như hai cha con đi bán lừa, rốt cuộc không bán được lừa vì người ta nói ra nói vô, vì không có chủ kiến riêng của mình.

Do đó mỗi pháp phải có nhận thức.

Ta qua phần Pháp Hành Uẩn.

quyển Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp - Tập V: Chương thứ VIII - Quyển I


Hữu Thân Kiến Sinh Khởi Bởi Do Nương Vào Hành Uẩn 

Làm Thành Cảnh Thì Có Được Bốn Thể Loại, đó là: 


1. Saṅkhàre attato samanupassati = Có quan điểm rằng Việc tạo tác ở trong Cảnh là Ta, và Ta là việc tạo tác ở trong Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc tạo tác ở trong Cảnh là một như nhau) 

2. Saṅkhàravantaṃ và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta có việc tạo tác ở trong Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc tạo tác ở trong Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

3. Attani và saṅkhàrà = Có quan điểm rằng Việc tạo tác ở trong Cảnh ở trong Ta. (Hiểu biết rằng Ta và việc tạo tác ở trong Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau) 

4. Vedanàya và attànaṃ = Có quan điểm rằng Ta ở trong việc tạo tác ở trong Cảnh. (Hiểu biết rằng Ta và việc tạo tác ở trong Cảnh là mỗi người riêng biệt nhau.) 

(Điều tỷ dụ hữu quan với cả Tứ Hành vừa nêu trên thì cũng tương tự như đã trình bầy ở trong Sắc Uẩn vậy.) 

Tính về số lượng tròn đủ thì có được 24 thể loại ấy, tức là: 

Một khi tính theo việc tạo tác ở trong Cảnh đây thì có được 6 thể loại; tức là Sắc Tưởng Tư Tác Ý (Rùpasaññacetanà), Thinh Tưởng Tư Tác Ý (Saddasañña cetanà), Khí Tưởng Tư Tác Ý (Gandhasaññacetanà), Vị Tưởng Tư Tác Ý (Rasasaññacetanà), Xúc Tưởng Tư Tác Ý (Phoṭṭhabbasaññacetanà), Ý Tưởng Tư Tác Ý (Manosaññacetanà)

Cả Tứ Hữu Thân Kiến sinh khởi bởi do nương vào Sắc Tưởng Tư Tác Ý cũng có, nương vào Thinh Tưởng Tư Tác Ý, v.v. cũng có, chính vì thế Tứ Hữu Thân Kiến nhân (x) với Lục Tư Tác Ý mới trở thành 24, là như vậy. 

(dứt phần trích đoạn)

Việc tạo tác trong Cảnh là Ta, và Ta là việc tạo tác ở trong Cảnh. 

Ta có việc tạo tác ở trong Cảnh.

Việc tạo tác ở trong Cảnh ở trong Ta. 

Ta ở trong việc tạo tác ở trong Cảnh.

Thì khi mà qúi Phật tử Tu Tập  Bhàvànà có 3 hạng:

- Xá Thí --  Giới -----  Học

- Trí Giới -- Định --- Hành

- Tu Tập --  Tuệ -----  Thành

      I             II             III


Có những người tu tập 3 bước. Họ Xả Thí, sau đó Trì Giới, sau đó họ mới bắt đầu Tu Tập về Thiền Chỉ hay Thiền Quán. Có người tu tập ngay Giới, xong tới Định, rồi sanh Tuệ.

Có người họ tu tập về Pháp Học, rồi họ tới Pháp Hành, rồi có kết quả là Pháp Thành.

Do đó, ở trong phần bhàvana Tu Tập này có người đi hạng I, có người đi hạng II, có người đi hạng III. 

 Qúi Phật tử đi 3 bước như vậy, Sư muốn hỏi 

.Ekayàna Maggo là Độc Đạo là mình đi độc hành, không ai giống ai. Qúi Phật tử 3 đường này thì đi đường nào?

 Do đó, qúi Phật tử phải thấy:

Thứ  I là Tư Tiền

Thứ II là Tư Hiện

Thứ III  là Tư Hậu

Sư đưa 3 vế như vậy, 3 quan điểm như vậy thực ra chỉ có 1 thôi, ngay lúc đó là Tương Ưng Trí, Câu Sinh Trí và Chánh Niệm Tỉnh Giác trong cái đó. 

Như vậy, khi chúng ta Thọ Giới ta có Thực Tính của nó, ta có Thực Tướng của nó.

Thực Tính của Thọ Giới có 3 là: 

1. Giới Nguyện

2. Giới Ngăn Ngừa.

3. Sát Trừ

Thì mình Ngăn Ngừa và Giới Nguyện là phàm. 

Sát Trừ là Thánh. Có 3 là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. 

Còn Giới Nguyện Giới Ngăn Ngừa riêng biệt.

Ngăn Trừ phần, đối với phàm phu riêng biệt nó không đi một lượt và đi chung. Đối với Thánh thì chung và một lượt không tách rời ra được. 

Đối với phàm phu có khi có Chánh Ngữ mà không có Chánh Nghiệp Chánh Mạng. Có khi có Chánh Nghiệp mà không có Chánh Ngữ Chánh Mạng. Có khi có Chánh Mạng mà không có Chánh Ngữ Chánh Nghiệp. Nó riêng và tùy theo từng Cảnh, tùy theo trường hợp và theo từng đối tượng.

Nhưng mà Thánh thì 3 cái Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng luôn là chung trong mọi hoàn cảnh, trong mọi trường hợp, trong mọi thời lúc, trong mọi đối tượng của bậc Thánh, không tách rời ra được, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng phải tu. Còn đối với phàm thì có cái này mất cái kia, có cái kia mất cái nọ.

 Khi nói tới Thực Tướng cho dù là Nguyện nó cũng nằm ở trong Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, thì anh giữ giới này mới đi tới nơi. Còn nếu như anh Nguyện anh Ngăn Ngừa mà anh không nhìn thấy cái Thực Tướng này, anh không biết cái Thực Tướng này thì anh sẽ đi theo cái "Tôi" "Ta". Tôi là người giữ giới số một, không ai giữ giới bằng tôi trong thế gian này khó người giữ giới trong sạch, giữ giới này khó lắm, họ không thấy Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, họ đang ở trong trạng thái của một người kiến thủ.

Như vậy thì, qúi Phật tử đang giữ Nguyện, qúi Phật tử giữ khư khư, sợ đứt, sợ hoại, chứ qúi Phật tử không thấy sự Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Trong khi qúi Phật tử giữ khư khư như vậy là qúi Phật tử đang ở trong kiến thủ. qúi Phật tử không thấy sự Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Qúi Phật tử sẽ thấy là mình ở trong hoàn cảnh đó, qúi Phật tử đang trong cái tôi đang giữ, giữ này là tôi đang có niệm chứ qúi Phật tử không bao giờ niệm cái Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Vậy thì, khi qúi Phật tử đang giữ Giới thì không có định, đụng vô giới là rung động liền thì đâu còn định, sợ đứt, sợ mẻ, sợ hoại, cái sợ này làm cho không có định, mà không có định thì không có tuệ.

 Qúi Phật tử giữ giới nguyện, giới ngăn ngừa, giới sát trừ, nhưng qúi Phật tử không có định, chưa có định, qúi Phật tử đang còn hồi hộp lo lắng trong khi đang giữ giới giống như đang giữ vật qúi, như giữ một bảo vật sợ bị sứt mẻ hay bị mất mát hay bị tổn thất.

Do đó, ngay khi đó mình đang ở trong cái "Tôi".

Trong bài kinh Sư viết ra trong quyển Chương V. Một ông vua trong sạch vấn đề cúng dường để bát cho Chư Tăng, ông qúi vấn đề bố thí xả thí. Khi ông nhìn thấy vị Sư nào đi tới ông vua đều hoan hỉ cúng dường. Vị quan Tể Tướng đi theo hầu ông vua này đều biết tính ông vua này. 

Có một câu chuyện xảy ra. Hai vợ chồng nghèo và đói, không có vật thực ăn. Người vợ nói nếu không có vật thực ăn thì người vợ sẽ chết. Người chồng mới suy nghĩ mình cách cứu vợ của mình để có vật thực. Thì người chồng chạy kiếm một bộ y nhà Sư mặc vô rồi đì xuất hiện trước mặt ông vua. Ông vua ngồi trên cao nhìn thấy một vị đạo hạnh, một vị Thánh Tăng, ông vua xuống để bát liền.

 Nhưng, sau khi ông vua để bát xong ông quay trở lại nói với vị Tể Tướng đi theo ông Sư này coi trú xứ ở đâu để ta biết ta tới đảnh lễ ngài. Quan Tể Tướng nghe lời đi theo, vừa khuất tầm mắt của ông vua, về tới trú xứ, một cái hang động nhỏ nơi 2 vợ chồng đang ở, cởi áo nhà Sư ra, lấy vật thực chia cho vợ ăn.

Vị quan Tể Tướng nhìn thấy liền nghĩ rằng; nếu ta đem tin này về thì ông vua của ta mất đức tin liền. Vị Tể Tướng trở về nói với ông vua: "Ngài là một vị thượng thí, Ngài làm việc thiện quá trong sạch, phước báu đầy đủ. Ngài làm việc đúng". Chứ vị quan Tể Tướng không kể câu chuyện của người nghèo giả tu để mà gạt lấy vật thực của ông vua có đức tin trong sạch này.

Giử giới, Nguyện của ta vậy đó, Ngăn Ngừa của ta vậy đó, Sát trừ của ta vậy đó thì qúi Phật tử sẽ thấy con đường qúi Phật tử đang đi là làm sao để qúi Phật tử thấy được Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Ta giữ giới, ta Nguyện, ta thấy được Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã không? 

Khi Nguyện: Con xin vâng giữ điều học tránh xa sự sát sanh. Có thấy được sự Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã không?

Khi Nguyện: Con xin vâng giữ điều học tránh xa sự trộm cắp. Có thấy được sự Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã không?

Con xin vâng giữ điều học tránh xa sự nói dối, tránh xa các chất say. Có thấy được Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã không?

Không, qúi Phật tử chỉ thấy mình Nguyện thôi.

Chỗ này ta nói tới: Khi qúi Phật tử Nguyện, qúi Phật tử thấy được Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã không? Chỉ thấy mình Nguyện thôi, chưa nói tới Ngăn Ngừa. 

Ngăn ngừa về Thân, Ngữ, Ý, mình phải thúc liễm. Còn Nguyện này mình chỉ nói, hay đọc, mình nguyện ở trong tâm thôi.

Do đó: khi Nguyện thì chỉ Nguyện trong tâm thôi.

Còn Ngăn Ngừa là phải thúc liễm Thân, Ngữ, Ý, không khinh xuất mà phạm giới hay đứt giới.

Sát Trừ triệt diệt mọi phiền não.

Ngăn Ngừa là mình thúc liễm Thân, Ngữ, Ý, đừng có vi phạm hay bị đứt hay bị hoại. 

Còn Sát Trừ là phải triệt diệt mọi phiền não sanh lên khi đang giữ giới.

 Thân, Ngữ, Ý.

Giới Ngăn Trừ Phần có 3: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Khi qúi Phật tử nói, khi qúi Phật tử tạo tác, khi làm việc để nuôi mạng phải  Câu Sinh với Nghiệp, với Lời, với Mạng.

Ngũ Giới hay Bát Giới: Duyên Câu Sinh với Niệm và Tỉnh Giác, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng.

Quí Phật tử Nguyện Ngũ Giới hay Bát Giới qúi Phật tử phải dùng Mãnh Lực Câu Sinh với Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và, Chánh Mạng, phải Tỉnh Giác trong Chánh Niệm để qúi Phật tử làm trong trạng thái giữ tròn giới. Lúc đó  Duyên và Niệm kết hợp với 3 cái Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng đang làm qúi Phật tử đang có Định và Tuệ thấy việc làm của mình đang có và mình thấy được sự Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã hiện bày với mỗi lúc đang niệm. Cái này là một công thức.

Thiện làm duyên cho Thiện -- phần Trì Giới -- với Mãnh Lực Nhân Duyên

 Qúi Phật tử Giới Nguyện trong Ngũ Giới hay Bát Giới. Thì phải có Mãnh Lực Câu Sinh. 

Trong Mãnh Lực Câu Sinh qúi Phật tử có Niệm và Tỉnh Giác trong khi nói (Chánh Ngữ) phải Chân Chánh. Khi Tạo Tác (Nghiệp) phải Chân Chánh. Trong khi nuôi mạng (Chánh Mạng) phải Chân Chánh.

Câu Sinh Niệm và Tỉnh Giác là Tương Ưng Trí.

 Khi giữ giới không phải là ngồi trong nhà hay ngồi trong phòng.

Qúi Phật tử Nguyện giữ giới thì trong khi nói phải có Câu Sinh với Tương Ưng Trí Niệm và Tỉnh Giác lời nói phải Chân Chánh để cho giới mình được vuông tròn không bị hoại không bị đứt.

Rồi khi mình Tạo Tác Nghiệp Lực mình phải Chân Chánh. Về việc nuôi mạng của mình phải Chân Chánh.

Do đó, qúi Phật tử giữ giới Nguyện. Giữ trong Câu Sinh có Tương Ưng Trí để mình có Niệm và Tỉnh Giác lời nói của mình phải Chân Chánh, hành động của mình phải Chân Chánh, việc nuôi mạng mình phải Chân Chánh. 

Nhưng, khi có việc bất thường xảy ra thì lúc bấy giờ qúi Phật tử mới thấy vượt ngoài khả năng của mình. Nhưng đối với người phàm phu không tu không có Chánh Niệm, không có Trí, họ ngồi than tiếc, hoảng hốt, lo sợ bị đứt giới sợ bị hoại giới thì kiến thủ họ sinh lên chụp bắt cái tổn thất của họ chứ họ không niệm được Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, đó là Kiết Sử.

Mình giữ hết nhưng không phải mình ngồi trong phòng, mình giữ hết nhưng không phải mình ngồi mình niệm không đâu, mình còn phải sinh hoạt, mình phải có Câu Sinh với Trí và mình lúc nào cũng có Niệm và Tỉnh Giác với mọi trường hợp Ngữ, Nghiệp và Mạng, (Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng), nhưng, bất thường nó đến thì mình nhìn thấy được cái Thực Tướng, mà trong đó tâm mình Định và Tuệ mình sáng thấy được Pháp, chứ không phải mình cuốn theo và mình ở trong cảnh giữ lấy Kiến Thủ của mình. Đó mới gọi là Tu Tập.

Có những người sợ hãi, hối tiếc, đó là họ ở trong Ngũ Thủ Uẩn.

Không phải Sư khuyến khích qúi Phật tử đứt giới xong nguyện lại, tại vì mình đang tu tập, thấy được Vô Thường, không phải vậy. Qúi Phật tử phải có Câu Sinh.

Qúi Phật tử phải nhớ chắc chắn mình đang làm là về Giới thôi, qúi Phật tử không có Câu Sinh, qúi Phật tử đang ở trong Kiến Thủ của mình, trong Kiết Sử của mình. Mỗi lần qúi Phật tử giữ giới  là qúi Phật tử trong Kiết Sử liền và sợ đứt sợ hoại và quên thế gian này là Vô Thường. Qúi Phật tử luôn luôn phải nhớ giữ Niệm và Tỉnh Giác.

 Giữ tâm Câu Sinh với Tương Ưng Trí và mình vượt qua những giai đoạn mình đang tu tập.

Do đó, khi qúi Phật tử đọc phần trì giới trong Chương V của Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp phần trì giới Phúc Hành Tông thì các qúi Ngài, ngay cả Ngài Jotika nói có những người trì giới xong họ Kiến Thủ, ông sadi cũng kiến thủ, vị tỳ khưu cũng kiến thủ, người cận sự nam cũng kiến thủ, người cận sự nữ kiến thủ, chứ họ không thấy được thực tính thực tướng trong cái việc họ đang tu tập, họ cứ ôm cái đó thôi, và không ai phá vỡ được cái thành trì này.

Tại vì tâm của họ đang giữ giới thôi chứ họ không có định, mà không có định thì không có tuệ, họ không bước tới được, họ sợ mất giới, do đó khi người ta giao cho họ một cái gì đó họ ở đó giữ cái đó luôn, họ không giám đi đâu.

Thì ông quan Tể Tướng về nói với ông vua, ông vua thấy ông này giữ giới đúng hay ông vua nghe ông Tể Tướng nói để ông hoan hỉ cái phước. Nếu mà ông vua hỏi ngược lại nói ngươi có nói thật không, hay là ngươi nói cho vừa lòng ta. Ông vua không hỏi như vậy.

Nghe như nghe, mình bớt Kiến Thủ của mình thì mình có phước, mình đi tu mình mới có Trí Tuệ được. Mình bớt Kiến Thủ của mình thì mình mới Tu Tiến được. Còn không là mình tiếp tục lùi lại.

Ông Tể Tướng có nói láo, nói dối không? Hay là ông đứng trên góc độ sự trong sạch của ông vua ông nói chứ ông không kể chuyện sai trật của ông nhà nghèo giả tu.

Vậy thì qúi Phật tử nhớ lại lúc đầu tiên mình học Paṭṭhāṇa Sư có nói ta nghĩ tới việc Thiện thôi đừng có nghĩ tới việc Bất Thiện. Khi qúi Phật tử nghĩ tới việc Bất Thiện là qúi Phật tử thục lùi lại. Qúi Phật tử chỉ đi tới thôi và qúi Phật tử làm những việc phải đạt được mục tiêu của mình là Giải Thoát.

Mình đi tới thôi, mình không có quay ngược lại, qúi Phật tử quay ngược lại là Kiết Sử là Kiến Thủ, tại vì mình trở lại tính đa nghi của mình hay tánh không tin người, đó là Kiến Thủ, là Kiết Sử của mình, tập khí của mình, cái thói quen của mình.

Do đó, mình đang tu tập, mình nghe, mình chỉ nói "sadhu, sadhu", đừng có đi vô sâu nữa, đừng có phân tách nữa. Biết hết rồi, bạn nói tôi tin, tôi hiểu, đủ rồi. Mình không tin, mình hỏi tới, cái đó chỉ hại mình thôi.

Thời gian mình hết rồi, tuổi đời mình cạn rồi và sự tu tập của mình không còn bao nhiêu nữa. Mình phải giữ lấy cái Thiện, đừng có đi qua một lãnh vực kiết sử mà nó lôi kéo mình nữa.

Mãnh Lực Duyên không dẫn dắt không tác động mà nó chỉ là Câu Sinh thôi là mình phải Tương Ưng Trí với Pháp hiện đang có, Niệm và Tỉnh Giác với pháp Thực Tính và Thực Tướng, nó xảy ra mình thấy được Thực Tướng chứ không có "Tôi" "Ta" trong kiến chấp mình trong pháp này.

Có nhiều trường hợp xảy ra ở bên ngoài, mà Sư lướt qua hết, chứ không có thì giờ nữa. 

Khi có người nói thương mình, mình nói Anumodanà chứ không nói thương thiệt hay thương giả.

Khi nghe người ta thương mình thì mình nói Anumodanà. Đó là qúi Phật tử đang tu, mình chặt kiết sử mình liền, chứ không phải mình nói tốt hay xấu với họ, mình chặt kiết sử mình đi đừng có bung ra nữa. Vì lúc đó qúi Phật tử đang có trí, đang tu, đang có Chánh Niệm và Tỉnh Giác, không tạo ra nghiệp, qúi Phật tử đang sống trong trạng thái Câu Sinh Trí, Tương Ưng Trí và trong Chánh Niệm Tỉnh Giác với pháp thực tính của mình chứ không có bước ra ngoài, không để pháp lôi kéo mình được. 

Anumodanà là hoan hỉ là cảm kích thật lòng với các hành động tích cực của người 

Tại vì, không phải mình sống có một không gian đơn giản vậy đâu, 3 chiều, 4 chiều, 5 chiều, nó nhiều chiều lắm. Mình không có đủ để đối đầu với nó, nhưng mình có cái mình đi trong đường tu của mình, mình có giới, có định, có tuệ, chứ không để cảnh lôi, mà mình đang ở trong định, cảnh không lôi mình được. Có giới có định có tuệ, không để cảnh lôi đi. Không phải vì cảnh mà không phải vì thủ mà chỉ trong dạng Câu Sinh với Trí, mình Tỉnh Giác đang đi trên con đường tu tập.

Mình không đi con đường Pháp Học, Pháp Hành. 

Mình đang đi con đường Tam Vô Lậu Hoặc (Giới, Định, Tuệ), mà Tam Vô Lậu Hoặc này không phải mình thành tựu mà Tam Vô Lậu Hoăc này là giết Lậu Hoặc chứ không phải là thành tựu để mình có Kiến Thủ, tức là mình làm cho không còn Lậu Hoặc.

Tam Vô Lậu Hoặc là mình không có lậu hoặc trong này. Giới, Định, Tuệ.

Nếu không có Tam Vô Lậu Hoặc này Giới, Định, Tuệ này mình đang ở trong cái Hữu Lậu trong Dục Lậu chấp thủ trong này. 

 Sư trở lại. Như vậy, khi qúi Phật tử qua phần Hữu Thân Kiến sẽ thấy mình không có Câu Sinh với Phát Thú với Thiện Tương Ưng Trí với Chánh Niệm và Tỉnh Giác Ngài dạy trong phần Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc qúi Phật tử sẽ phân biệt được con đường tu mênh mang, bắt đầu chúng ta đi qua phần này.

Như vậy, khi ta nắm được Thiện.

Thiện có 2 là: Hiệp Thế và Siêu Thế.

Thiện Hiệp Thế có 3 là:  Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới.

Thiện Dục Giới còn Danh Sắc.

Thiện Sắc Giới còn Danh Sắc.

Thiện Vô Sắc Giới chỉ còn Danh Pháp

Thiện Siêu Thế có 4 là: Sơ Đạo, Nhị Đạo, Tam Đạo, Tứ Đạo -- Thất Lai, Nhất Lai, Bất Lai, Vô Sinh. Nó chỉ có 3  là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Còn đối với Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới mình có Danh Sắc và Danh Pháp. Nó có nhiều thành phần trong đó.

Thiện Hiệp Thế về Paṭṭhāṇa, về Mãnh Lực có 2 là: 

- Dị Thời Nghiệp Duyên

- Thường Cận Y Duyên

Thiện Siêu Thế có 3 là: 

-  Câu Sinh Trưởng

-  Vô Gián Cận Y

-  Câu Sinh Nghiệp + Đồ Đạo Duyên

Cận Y Duyên có 3 là:

- Cảnh Cận Y ---> Là nương vào Cảnh và không rời Cảnh

Nương vào Cảnh và không rời Cảnh là Cảnh Cận Y, có cảnh nào ở trong cảnh đó luôn gọi là cảnh cận y duyên.

Thí dụ như có cảnh sắc ta trong cảnh sắc đó, có cảnh thinh ta trong cảnh thinh đó. Duyên trong cảnh ở trong cảnh gọi là cảnh cận y.


- Thường Cận Y ---> Nương nghiệp, không rời nghiệp


Thường Cận Y là mình sống theo cái thói quen thường của nghiệp lực của mình, sống trong kiết sử của mình 


- Vô Gián Cận Y  ---> Nương Tâm và không rời Tâm


Nương vào tâm và không rời tâm, tâm trước tâm sau liền với nhau không gián đoạn.

Siêu Thế chỉ có Vô Gián Cận Y. không có Cảnh Cận Y và không có Thường Cận Y.

Còn mình đây có Cảnh Cận Y, có Thường Cận Y, mình không có Vô Gián Cận Y. Cảnh nào mình cũng nương.

Nói về chi Pháp. Sự tu tập đó qúi Phật tử nắm được rồi mới thấy rằng là mình chưa đi đúng, mình chưa tu tập đúng, mình không có hướng đi đúng. Mình gặp cảnh nào cũng Cận Y chứ mình không có Niệm và không có Câu Sinh Tương Ưng Trí để dừng lại với Cảnh mà chỉ giữ Tâm thôi, mình nương Tâm thôi và Tâm này mình đang là Thiện.

Qúi Phật tử đi Thiện Hiệp Thế Dị Thời Nghiệp, mình hưởng cảnh cũ, ta đi theo cái đó. 

Giữa nam tính và nữ tính không giống nhau, nam tính là nam tính, nữ tính là nữ tính. Nam tính và nữ tính là Sắc Nghiệp Lực, do Nghiệp Lực tạo ra sắc này và sắc này hiện hữu do bởi Nghiệp Xuất Xứ, thì ngay cả tính nam, tính nữ, do nghiệp thì nghiệp này là nghiệp Dị Thời Nghiệp tạo ra người nam và người nữ, bây giờ mình mang thân người nữ nếu không tu thì mình Thường Cận Y này nữa.

Nếu mình mang thân người nữ tính hay, người nam tính là do nghiệp quá khứ mình đã làm, rồi mình lại mang thân người nữ, mình thường cận y nó nữa vì mình không có tu, mình nương theo cảnh và theo nghiệp mình cứ lập đi lập lại.

Qúi Phật tử làm thiện dưới góc độ Hiệp Thế thì chỉ là Dị Thời Nghiệp với Thường Cận Y qúi Phật tử thôi.

Do đó, chính đó mình mới thức tỉnh, mình đang làm Thiện Hiệp Thế, chưa có làm Thiện Siêu Thế. Cảnh nào có tôi làm, cảnh nào không có tôi ngừng lại tôi đợi có tiền tôi mới làm, hay là tôi có hoàn cảnh tôi mới làm được. Không được như vậy. Mình phải có Câu Sinh Trưởng và trí Thẩm Trưởng và mình làm nương Tâm và mình bắt đầu làm Câu Sinh Nghiệp ngay hiện tại, chứ không lấy Dị Thời Nghiệp mình đang làm ./.  


No comments:

Post a Comment