Sunday, July 31, 2022

003 Paṭṭhāna - Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện (tiếp theo)- HT Sán Nhiên giảng ngày 26 tháng 2, 2022

 003 Paṭṭhāna

Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện (tiếp theo) - HT Sán Nhiên giảng ngày 26 tháng 2, 2022

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "003 Patthana" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Bộ Patthana là bộ thứ 7 của tạng Abhidamma Pitaka.

Abhidhamma, Abhi = thù thắng, tối thượng, bất tỷ giảo (không có pháp so sánh được). Xưa kia hồi Đức Phật Ngài còn tại thế ngài chỉ thuyết 2 thể loại là Pháp và Luật (Dhamma và Vinaya). Hai lãnh vực này người Thái Lan và người Cam Bốt còn gọi là DhammaVinay. Nghĩa là chỉ có giáo pháp và những lời dạy hữu ích đem lại sự tu tập cho con người hữu duyên với chánh pháp thì Ngài nói. Thứ hai nữa là Vinaya là những luật Ngài ban hành ra (Paññatti - chế định) Ngài ban bố những luật này dành cho cả 2 hạng người:

- Hạng người thứ nhất là hạng người xuất gia, Hạng người xuất gia còn gọi là Tỳ Khưu Tăng và Tỳ Khưu Ni. 

- Hạng người thứ hai là hạng người tại gia. Hạng người tại gia Ngài chia ra làm 2 hạng người là cận sự nam và cận sự nữ.

Xuyên qua bộ Vinaya Tạng Luật Ngài ban hành ra gồm có 5 bộ, ở đó chia làm 2 hạng người; xuất gia và tại gia, những luật nào Ngài ban bố hàng xuất gia cũng như tại gia chấp hành hay tuân chỉ y cứ và tu tập.

Tỳ khưu tăng, tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ, gọi là tứ chúng bốn hạng chúng sanh. Chúng ta nghe câu trong kinh Pháp Cú: "Hạnh phúc thay Đức Phật ra đời, hạnh phúc thay giáo pháp phân minh, hạnh phúc thay tăng già hoà hợp, hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu".

Chữ "Tứ chúng đồng tu"  là tỳ khưu tăng, tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ.

Thì y cứ vào trong những giáo luật Đức Phật Ngài ban hành những luật đó cho tới ngày hôm nay vẫn còn y cứ vào tạng luật và không có sửa đổi một đạo luật nhỏ nào.

Với người hạng xuất gia thì có tứ thanh tịnh giới: 

1 - Pātimokkhasaṃvarasīla: Biệt biệt giải thoái giới (Giới thu thúc giải thoát khổ) là 227 giới cho người xuất gia tăng, người tỳ khưu ni là 335 giới. Người giữ những giới này mong cầu được sự giải thoái.

2- Ājīvapārisuddhisīla: Giới nuôi mạng chân chánh. Giới thứ hai này dành cho những người xuất gia, không làm nghề coi bói coi tướng, coi tử vi, coi sao coi hạn, gồm 21 điều tà mạng. Ngày hôm nay Chư Tăng chấp hành giới này cũng như không được kêu gọi các Phật tử quyên góp tiền bạc, mà người cận sự nam cận sự nữ là những người đến với Tam Bảo thấy những điều gì bổ túc cần thì đóng góp hay những sự cúng dường thì hai hạng người cận sự nam và cận sự nữ họ sẽ lo ngôi Tam Bảo này. Người xuất gia chỉ lo vấn đề biệt biệt giải thoát giới mong cầu tu tập để giải thoát khổ trong đời này. Nuôi mạng chân chánh với tam y và bình bát. Hồi xưa thời Đức Phật Ngài nói ví như con chim có đôi cánh và cái mỏ, thì cái mỏ con chim ví cái bình bát của  vị tỳ khưu, đôi cánh là tam y. 

3)- Paccayasannissitasīla: Giới luật quán tưởng tứ vật dụng (Giới nương nhờ tứ vật dụng). Một vị tỳ khưu hay người xuất gia phải biết quán tưởng tứ vật dụng, chỗ ở, y áo, vật thực và thuốc men. Một vị Tỳ Khưu hay người xuất gia luôn luôn phải biết quán tưởng 4 vật dụng thọ hàng ngày. 

- Trú xứ do người Phật tử cúng dường cho ta ở, để tránh muỗi rắn rít, để tránh các thú dữ, mình quán tưởng để mang ơn hay để tu tập tinh tấn để không mắc nợ sự cúng dường trong sạch của hàng Phật tử.

- Y áo ta mặc đây để tránh lõa lồ cơ thể để cho việc tu tập của mình được an tịnh. 

- Vật thực để nuôi mạng chúng ta. Có những vị tỳ khưu thọ hạnh đầu đà dhùtanga, có 13 pháp, người Thái Lan và người Cambốt gọi là Tudong, mình gọi là điều tiết dục, tức là chế ngự sự ham muốn. Có những vị tỳ khưu thọ bát một ngày một lần thôi, hay thọ bát một nhà thôi, chứ không đi các nơi, do đó, quán tưởng vật thực do hạnh nguyện của mỗi vị. 

- Thuốc men, xưa cũng như nay họ dùng thuốc men để trị bịnh cho thân mạng của họ để họ tiếp tục tu tập được an vui.

Người tỳ khưu khi thọ tứ vật dụng này, bốn vật cần thiết trong đời sống trang bị cho họ được an vui sự tu tập thì họ quán tưởng 3 thời: 

- Ngay khi thọ phải biết quán tưởng để không mắc nợ.

- Sau khi thọ xong phải biết quán tưởng. 

- Rạng sáng khi mặt trời chưa lên vị tỳ khưu phải quán tưởng (Ajja mayā apaccavekkhitvā) phải quán tưởng liền chứ khi mặt trời lên ngày hôm sau khi ta thọ như ngày hôm qua, thí dụ buổi sáng hôm qua, trưa hôm qua, chiều hôm qua, ta đắp y ở trong trú xứ, hay ta dùng thuốc men của người Phật tử cúng dường cho mình thì khi mặt trời chưa lên thấy được cảnh vật ta chưa quán tưởng trở lại là vị tỳ khưu đó là mắc nợ. Trong bộ Sư có dịch trì giới balamật của Ngài Mingun có nói điều này rõ lắm, đó là quán tưởng tứ vật dụng; vật thực, thuốc men, chỗ ở, y áo. Một người xuất gia thọ dụng vật dụng là phải biết quán tưởng để biết trân qúi sự cúng dường của người đàn na tín thí hay của người cận sự nam cận sự nữ hổ trợ cho mình tu tập và không được sao lãng cũng như không được coi thường hay bỏ qua, còn không thì sau này mình sẽ là một người thiếu nợ và sau khi sanh trở lại mình không được an vui với kiếp làm người, có khi mình trở lại làm gia cầm để trả công trả nợ cho họ, cho chúng sanh. Đó là điều quán tưởng thứ ba là nuôi mạng chân chánh là quán tưởng tứ vật dụng.

 4)- Indriyasaṃvarasīla: Giới thu thúc lục căn. Giới luật thứ tư một vị tỳ khưu hay người xuất gia cần phải có, cũng là một giới thanh tịnh hay là trong sạch. Lục căn là sáu căn của mình là: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý của mình phải biết thu thúc lại.

Với vị tỳ khưu khi đi ra ngoài đường họ phải nhìn xuống không được nhìn dáo dát qua dáo dát lại. Vị tỳ khưu tránh tiếp xúc cảnh sắc hay tránh tiếp xúc với những cảnh thinh, họ nghe âm thanh thì vị tỳ khưu này phải thu thúc lục căn, phải sống như con rùa (Như trong bài học thứ 2 mà Sư có nói) con rùa có 6 căn gồm: 1 cái đầu, 2 chân trước, 2 chân sau, 1 cái đuôi, khi vật thể nào đụng vô nó thì tất cả 6 căn của nó rút vào trong cái mai của nó. 

Do đó, đời sống của người tỳ khưu phải có tứ thanh tịnh giới. Ngày hôm nay đa số người xuất gia tuân theo giới bổn Pātimokkha 227 giới luật, thật ra có 220 giới còn 7 giới là đối xử với nhau.

 Có những người họ quên việc nuôi mạng chân chánh, quên việc quán tưởng tứ vật dụng, cũng như họ quên giới luật thu thúc lục căn, khi tiếp xúc không có khinh suất và dễ dui trong giới luật của mình hay điều học của mình để cho mình được thanh tịnh.

Trong khi đó, Đức Phật Ngài nói: 

- Giới năng sinh định.

- Định năng sinh tuệ.

Giới có thì định mới có, định có thì mới có tuệ. 

Người giữ giới có 5 quả phước báu:

1) Thứ nhất là được tiếng lành tiếng thơm về việc tu tập của họ được lan truyền xa. 

2) Thứ hai là bậc thiện tri thức thích tới gần để trao đổi hay tiếp xúc với họ.

3) Thứ ba là vào chỗ đông người họ không có sự rụt rè sợ sệt, sợ người ta phát hiện ra mình phạm giới này phạm giới kia. 

4) Thứ tư là họ có đầy đủ tài vật. Người giữ giới họ không bị thiếu thốn tài vật. Người sống với đời sống của người xuất gia mà giữ giới thanh tịnh giới  thì tài vật của họ không bao giờ thiếu, nhất là về tứ vật dụng, ngoài ra những cái khác thì phát sanh lên do phước báu riêng của họ là biệt nghiệp hay biệt phước báu. Nói chung, phước báu của người có giới thì đầy đủ tài vật.

5) Thứ năm được sanh thiên, hay được sanh về những cõi an vui thiện thú người và trời.

Người tại gia, người xuất gia giữ giới thì được hưởng 5 quả phước báu một cách rất rõ rệt và họ an vui trong đời sống. Khi họ có giới được 5 quả phước báu đi theo họ như bóng với hình không có ai cướp đoạt của họ được thì tâm họ lúc nào cũng bình tỉnh, tâm họ lúc nào cũng an trú không hồi hộp, không sợ sệt lo lắng.

Do đó, mình nhìn một người biết được bản chất người đó có vẻ sợ sệt, lo lắng hốt hoảng là tâm họ không an do giới của họ không được trong sạch, hay đời sống sự nuôi mạng của họ không được chân chánh. 

Giới năng sanh tuệ, tuệ của họ phát sanh lên những điều lợi ích thì cái đó là hồi xưa thời. 

Đức Phật Ngài thuyết pháp độ sanh trong 45 năm Ngài chỉ có 2 thể loại là Pháp và Luật Dhamma Vinaya. 

Ngài đi xuất gia năm 29 tuổi, 6 năm tìm đạo Ngài đắc chứng đạo quả năm 35 tuổi, và 45 năm Ngài hoằng pháp độ sanh, 80 tuổi Ngài viên tịch Niết-bàn. Có một vài chỗ họ nói 49 năm, cái đó không đúng. Ngài đi bỏ hoàng cung Ngài đi vào con đường truyền đạo năm 29 tuổi và 6 năm trong rừng già khổ hạnh Ngài chứng đắc đạo quả thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác dưới cội cây Bồ Đề năm Ngài 35 tuổi, và 5 năm Ngài đi hoằng pháp suốt như vậy không ngừng. 

Thời Đức Phật Gotama Ngài không có phương tiện như xe cộ hay máy bay tàu bè như chúng ta bây giờ đi lại dễ dàng, hồi xưa Đức Phật Ngài đi đó đây khắp nơi Ngài chỉ đi bộ. 

Sư có dịp đi qua Ấn Độ Sư thấy những nơi rất xa, chỗ Ngài múc nước uống khi Ngài bịnh kiết lỵ Ngài bảo Ananda múc nước cho Ngài uống thì chỗ đó đi trở lại vườn Kusinara rất xa mà lúc đó thân Ngài thọ bệnh kiết lỵ mà Ngài vẫn đi bộ tới tảng đá Ngài nằm xuống giữa tàng cây song long thọ (sala) lúc đó Ngài 80 tuổi Ngài mệt mỏi Ngài vẫn đi bộ.

 Ngày hôm nay tổ chức UNESCO tên viết tắt của (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) họ công nhận một bậc vĩ nhân mà trong đời đi bộ suốt cả cuộc đời không người nào bằng Đức Phật chúng ta. Ngài tên là Sakya Gotama, mình không gọi Đức Phật Thích Ca được, Thích Ca (Sakya) là tên của giòng họ, Sakya âm ra thành Thích Ca. Tên của Ngài là Siddhatha (Tất Đạt Đa hay là Sĩ Đạt Đa) họ của Ngài là Gotama. Ngài sinh ra trong giòng vua Sakya tại Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ).

 Đức Phật Gotama tên gọi Ngài là Siddhatha. Ngài là vị Phật thứ tư trong quả địa cầu này.  

Trong Chánh Giác Tông (Buddhavamsa) nói có 5 vị Phật. Có quả địa cầu có một vị Phật rồi ra đi, có một quả địa cầu có 2 vị Phật, có quả địa cầu có 3 vị Phật, có quả địa cầu có 4 vị Phật, có quả địa cầu 5 vị Phật. 

Quả địa cầu của ta đây có 5 vị Phật đến với chúng ta. Đức Phật Gotama là vị Phật thứ tư là vị Phật hiện tại, còn 3 vị Phật quá khứ và một vị Phật vị lai sẽ tới. 3 vị Phật quá khứ là Kakusandho (Câu Lâu Tôn), Konàgamana (Câu Na Hàm) và Kassapa (Ca Diếp), Phật Gotama là Phật thời hiện tại, Phật tương lai là Metteyya (Phật Di Lặc).

Khi giáo pháp của Đức Phật Gotama Ngài thọ ký, Ngài nguyện để lại cho chúng sanh này 5,000 năm Phật lịch giáo pháp này hoại thì lúc bấy giờ chúng sanh sống trong vô minh, lúc đó tuổi thọ chúng sanh 50 tuổi, xuống 30 tuổi có một thiên tai, 20 tuổi có một thiên tai và khi chúng sanh tới 10 tuổi có một thiên tai, giai đoạn từ 30 tuổi đến 10 tuổi gọi là tam tai. Chúng sanh sống tới 30 tuổi, 20 tuổi, 10 tuổi này. 

Chúng ta tính như sau: Phật lịch là 5,000 năm, cứ 100 năm trừ đi 1 tuổi thì hôm nay Phật lịch ta có là 2,565, thì tuổi thọ chúng sanh ngày nay là 74 hay 75 tuổi. Ai sống qua 74, 75 tuổi này trở lên thì họ bắt đầu sống với nghiệp lực nghiệp báo của họ, còn nếu chết trước, thí dụ như 55 tuổi chết hay 43 tuổi họ chết là họ sống vừa trong tuổi thọ với nghiệp lực của họ. 

Thì khi Đức Phật để lại giáo pháp 5,000 năm thì tới năm 3,000 Phật lực thì Tạng Abhidhamma hoại diệt, tới 4,000 năm Phật lịch thì Tạng Kinh hoại diệt, tới 5,000 Phật lịch thì Tạng Luật hoại diệt.

 Do đó, Đức Phật Ngài nói giới luật còn thì giáo pháp còn mà giới luật mất thì giáo pháp hoại diệt. Thí dụ như qúi Phật tử thấy Sư thường hay nói khi qúi Phật tử tới một ngôi chùa mà nghe ông Sư đó phạm giới hay Sư đó không trong sạch về giới thì ta không đến thì đó là giáo pháp không được truyền bá. Giới luật không có thì giáo pháp không được truyền bá.

Chúng ta coi lại, 3,000 năm Phật lịch thì 2,565 năm tới 3,000 thì ta còn hơn 400 năm nữa là Tạng Abhidhamma không còn trên thế gian này, lúc đó ta không còn biết tâm sở, sắc pháp, Niết-bàn là cái gì nữa, mà ta chỉ nghe những bài kinh do ĐĐ Ananda trùng tuyên lại trong 5 bộ Nikaya mà chúng ta thường nghe.

Tới khi 4,000 năm đến 5,000 thì chỉ còn Tạng Luật thôi, qua 4,001 thì Tạng Kinh hết.

Do đó, qúi Phật tử không được nên nói là "Thời này là thời mạt pháp." Sự thật khi Tam Tạng còn đủ thì mình không được phép nói là "mạt pháp" mà chỉ là "mình mạt pháp" thôi, vì mình không có kiến thức về pháp thôi, chứ Tam Tạng kinh điển còn đầy đủ hết mà mình không có duyên mình không có gieo trồng hạt giống về Phật Pháp, nên đời này mình gặp khó khăn mình đi tìm giáo pháp không có rồi mình than thở thời mạt pháp, sự thật không có, vẫn còn, qúi Phật tử đi qua những nơi quốc giáo Phật Pháp vẫn phát triển mạnh. Qua bên Cam Bốt, Thái Lan, các trường Phật học Mahachulalongkorn và trường Mahamakut mấy trường Phật Học Tăng hay Ni Phật tử đến học đông đúc. Cũng như chùa Dhammakyaya mỗi một ngày là 10,000 người tới 100,000 người thiền sinh ngồi thiền suốt mỗi ngày. Người ta cúng dường vô số, như 10,000 người một ngày mỗi người cúng dường 1$ dollar thôi thì một ngày đó người ta tốn 10,000$ dollars cho số thiền sinh ngồi thiền. Sư có đến chùa Dhammakya Sư thấy chỗ đậu xe của Dhammakya lớn hơn phi trường tại Los Angeles bên California. Do đó, mình không nên nói "mạt pháp". Qua tới Miến Điện có những chùa 3,000 tăng sinh, 800 vị tăng ở hay ta nói một làng chùa Chư Tăng ở, lấy những cây lồ ồ để phơi y sau khi sáng Chư Tăng đi khất thực về họ giặt y phơi y áo phơi hàng dãy, Sư tới thấy, mà vẫn còn những trường lớp dạy Chư Tăng đọc thuộc lòng kinh Tam Tạng.

Sư muốn nói lại là ngày hôm nay bên Miến Điện có 13 vị thuộc lòng Tam Tạng, như cô Tràng Hoa vừa cho Sư biết là vị thuộc lòng Tam Tạng thứ 12 vừa bị cancer máu đã chết. Nhưng qúi Phật tử phải nhớ các vị này là thuộc lòng Tam Tạng chứ không phải là các vị này giảng dạy về Tam Tạng. Ngày hôm nay không có một người nào Sư đi các nơi mà thấy họ giảng về Tam Tạng, họ giảng những bộ chú giải hay là giảng những bộ kinh thôi chứ họ không có đủ khả năng để mà dạy Tam Tạng, xin khẳng định với qúi Phật tử điều đó. Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cambochia, Việt Nam, Lào, những nơi quốc giáo đó họ không đủ trình độ để dạy, Sư gặp Ngày Yesagyo Ngài là thủ khoa thứ 6 của Tam Tạng lớn hơn Sư 4 tuổi Ngài sinh năm 1955, Ngài giữa một hội chúng đông Phật tử đến cúng dường Ngài buổi trưa Sư có dự buổi đó thì Ngài đọc Tam Tạng nhưng Ngài không có giảng, rồi khi Ngài giảng thì Ngài giảng trong bộ chú giải Kinh Tạng chứ Ngài không lấy trong Tạng Kinh để giảng.

Ngày hôm nay qúi Phật tử được học chánh tạng mà Sư cố gắng chuyển tải cho qúi Phật tử là hy hữu mà chắc chắn là chúng ta được học với Chư Thiên, tại vì những buổi Sư đứng lớp Sư  hướng dẫn về Tam Tạng thì các Chư Thiên đều trở về để làm thính chúng, và qúi Phật tử nên hoan hỉ với phước báu được học Kinh Tạng, tại vì còn 400 năm nữa là Tạng Abhidhamma này hoại diệt và không còn có người truyền tải.

Sư nói qua tiếp phần Dhamma, hồi xưa Đức Phật Ngài chỉ có Dhamma thôi, rồi sau đó khi kết tập lần thứ ba. Kết tập Tam Tạng lần thứ nhất là 3 tháng sau khi Đức Phật Ngài viên tịch thì 3 tháng sau các vị hội nhau lại 500 vị Alahán bậc vô sanh ở trong hang động kết tập thì lúc đó có 3 vị trùng tuyên, chủ tọa là Ngài Maha Kassapa là Ngài Đại Ca Diếp, người thứ 2 trùng tuyên về Dhamma là Ngài Ananda vị thị giả của Đức Phật, người thứ 3 là Upàlì (người thợ hớt tóc  của hoàng cung) thì Ngài Upàlì trùng tuyên Vinaya (luật). 

Thì lúc bấy giờ có 500 vị trùng tuyên lại 3 tháng sau khi Đức Phật Ngài viên tịch thì trùng tuyên lại Dhamma lúc bấy giờ chưa tách ra làm 2. 

Một năm sau trùng tuyên nữa là kết tập Tam Tạng lần thứ 2, thì lúc bấy giờ có những sự kiện 3 tháng kết tập này (lần thứ 1) do có một số tỳ khưu trẻ sửa đổi một số điều luật mà lúc Đức Phật còn tại thế thì Ngài có hỏi có những điều luật nào các vị tỳ khưu muốn sửa đổi hay là muốn thêm bớt hay muốn cắt bỏ nói cho Như Lai biết thì không có vị tỳ khưu nào nói ra, Ngài nằm trên tảng đá tại vườn Kusinara của nước Malla, Ngài hỏi mà không có vị tỳ khưu nào thỉnh cầu Đức Phật cắt giảm. Nhưng khi Đức Phật viên tịch thì ngay khi sắp làm lễ trà tỳ có một số tỳ khưu trẻ họ nói ra những lời nói làm cho các vị tỳ khưu trưởng lão nghe: "Samôn Cồ Đàm tịch diệt rồi từ đây về sau chúng ta khỏe rồi không còn bị rày la, không ai quản về vật chất hay bị phạt nếu như ta phạm những điều luật nào mà Ngài Samôn Cồ Đàm đã ban hành ra". Có những vị tỳ khưu có tâm bất kỉnh, họ đối với Đức Phật họ kêu samôn thôi. Thì các vị Alahán này họ nghe được họ mới nói nếu mà không trùng tuyên lại thì họ không yên lòng mà giáo pháp này được kéo dài 5,000 năm, do đó họ họp lại trùng tuyên y cứ vẫn giữ lại để thực hành.

Thì lúc bấy giờ một số Chư Tăng trẻ không được tham dự cùng với 500 vị Alahán ở trong thạch động để trùng tuyên. Họ đứng bên ngoài nói vọng vào bên trong là các vị Trưởng Lão Theravàda đang giáo giới, do đó, ngày hôm nay hình thành Phật Giáo Theravàda tức là Trưởng Lão Giáo Giới chứ không có từ ngữ "Nguyên Thủy". Còn số lượng đông ở bên ngoài gọi là Mahayana là Đại Chúng Bộ. 

Các vị Trưởng Lão Theravàda thì giữ nguyên truyền thống giữ y cứ những gì Đức Phật Ngài ban truyền hay Ngài giáo giới thì vẫn giữ nguyên không sửa đổi, cũng như y áo ngày xưa Đức Phật Ngài đắp như thế nào thì ngày hôm nay Chư Tăng cũng mặc y như vậy.

 Đức Phật gọi y  áo này là Phước Điền Y. 

Điền nghĩa là ruộng, phước điền là ruộng phước, phước điền y là y áo này là ruộng phước. Chúng sanh, Chư Thiên và nhân loại gieo vào trong đây với những người nào có phước điền y này, gieo hạt giống nào thì được quả phước báu đó nên gọi là Phước Điền Y. Cho tới ngày hôm nay Chư Tăng không có được rời xa và luôn luôn chỉ có tam y: y tăng già lê hay còn gọi là y đắp mền hay là đắp cho ấm người, y thượng và y nội. Một vị tỳ kheo chỉ có tam y thôi.

Y Tăng Già Lê mà qúi Phật tử thấy thường thường Chư Tăng hay đắp trên vai trái.

 Còn y thượng đắp vai trái chừa vai phải, đó là truyền thống của Ấn Độ là cung kỉnh đối với một vị cao tăng hay vị trưởng lão là cung kỉnh, đó gọi là y thượng.

Y nội giống như cái sà rông ở dưới mà chư Tăng hay mặc. 

Ngoài ra có những y phụ tùng là tùy duyên. Thường thường Chư Tăng chỉ có 3 y thôi. Ngày Sư xuất gia 4 tháng trời Sư chỉ có một bộ là y nội y thượng, thường thường Sư giặt y nội thì Sư phải đắp y thượng, lúc đó có mình Sư và Ngài Tịnh Sự, còn khi Sư giặt y thượng thì Sư đắp y nội, Ngài cũng vậy, mà ở VN thời tiết nóng phơi y khô lẹ lắm, sau 4 tháng Sư thọ tỳ khưu thì Sư được Phật tử cúng dường 18 bộ y.

Thì Trưởng Lão Giáo Giới, chứ không chia ra thừa này thừa kia, ngày hôm nay đời sống hàng ngày họ chia ra phe này phe kia phái này phái nọ thì Sư không có ý kiến.

Trong bộ Kathāvatthu bộ tranh luận Ngài Tịnh Sự đặt là bộ Ngữ Tông thì sau đó chia ra làm 18 tông phái.

Sau khi Đức Phật viên tịch thì khi tới một năm vẫn giữ nguyên lời Phật dạy.

Kết tập Tam Tạng lần thứ 3

 Tới khi hơn 1,000 năm vị tỳ khưu Alahán tên là Moggaliputta Tissa tức là Mục Kiền Liên Tự lúc đó Ngài thấy giáo pháp của Đức Phật khó cho người ta lãnh hội lúc đó Dhamma tách ra làm hai, cái thông thường thì đặt là Suttanta, cái dễ nghe dễ đọc, còn cái nào khó thì đọc là Abhidhamma  là pháp cao siêu, thù thắng hay là bất tỷ giảo. 

Do đó bắt đầu chia ra làm hai;

- Suttanta gồm 21,000 Pháp Uẩn (Dhammakhandha)  là những lời dạy của Đức Phật kết hợp lại thành một khối.

- Abhidhamma gồm 42,000 Pháp Uẩn (Dhammakhandha). Ở trong Abhidhamma chỉ có 4 là: Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp, Niết-bàn. Sau đó bộ chú giải chia ra thành Chế Định và Siêu Lý. Bộ Chế Định và Siêu Lý do tỳ khưu Luận sư Anuruddha (không phải Anuruddha thời Đức Phật) mà là người Ấn Độ viết ra bộ Abhidhammattha Sangaha thì mới có nói đến pháp Chế Định và pháp Siêu Lý.

  Abhidhamma này được phân tách ra từ chữ Dhamma xưa Đức Phật Ngài nói Chư Thiên ở cung trời Đao Lợi, Ngài chỉ trùng tuyên lại matika cho Ngài Xá Lợi Phật ngày hôm nay chúng ta có duyên để được học.

 Thứ hai, ngày hôm nay chúng ta được học Abhidhamma thì không thể quên ơn Chư Thiên. Khi Đức Phật Ngài đắc đạo quả xong thì Ngài tính vô dư y Niết-bàn, Ngài muốn viên tịch tại vì Ngài nói giáo pháp Như Lai  thậm thâm vi diệu, không có chúng sanh nào lãnh hội mà nghe được hết. Đại Phạm Thiên Sơ Thiền Sắc Giới là Sahampatti mà trong kiếp quá khứ là bạn đồng hành đồng tu với Đức Phật nhưng Đức Phật của mình thì Ngài đi con đường Chánh Đẳng Chánh Giác Ngài đắc đạo quả, còn vị Đại Phạm Thiên Sahampatti này đi con đường Thiền Chỉ (samadhi) Ngài đắc chứng Sơ Thiền Sắc Giới Ngài sinh lên cung trời Sơ Thiền Sắc Giới Ngài ở trên đó, khi Ngài biết được tư tưởng tâm thức của Đức Phật muốn vô dư y Niết-bàn Ngài mới xuống thỉnh Đức Phật đừng có vô dư y Niết-bàn, Ngài dẫn chứng là chúng sanh trong đời này có 3 hạng là thượng căn, trung căn, hạ căn. Cũng như sen trong bùn ở dưới bùn, ở giữa mặt nước và toả lên cao, thì chúng sanh có 3 hạng thượng trung hạ căn, Đức Thế Tôn tùy duyên mà độ chứ đừng bỏ đi tội nghiệp chúng sanh.

Bấy giờ Đức Phật Ngài nhận lời, Ngài quán xét xem chúng sanh nào hữu duyên với Ngài, nhớ tới hai vị thầy đầu tiên là Alarama và Uddaka chỉ con đường Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, Ngài thấy hai vị này đã viên tịch rồi và sinh về cõi trời Sắc Giới  và Vô Sắc Giới, cũng như Asita (A Tư Đà) vị đạo sĩ là người tướng số đoán ra Đức Phật sau này thành Phật lúc tới hoàng cung xem tướng của Ngài khi Ngài mới thọ sanh thì Asita cũng về cung trời Phi Phi Tưởng Xứ Vô Sắc Giới.

Tiếp đến là 5 anh em vị Añña Koṇḍañña (Kiều Trần Như) là một vị quan trẻ tuổi nhất trong hoàng cung của vua cha Tịnh Phạn, lúc bấy giờ người tướng số này chỉ giơ một ngón tay thôi, vua cha mời 108 vị tướng số Balamôn tới để coi tướng số lúc Ngài đản sanh ra đời thì 107 người giơ 2 ngón tay, có một người duy nhất giơ một ngón là Añña Koṇḍañña (Kiều Trần Như) nói với vua cha Tịnh Phạn Vương "ta thấy vị thái tử đây không có ở trong đời làm vua chuyển luân mà sẽ thành lập giáo chủ tối thượng ở trong đời này không ai sánh bằng". 107 người kia giơ 2 ngón tay nói: Nếu như Ngài ở trong đời này thì Ngài sẽ làm vua chuyển luân cai trị hết năm châu bốn thiên hạ, còn nếu như Ngài đi xuất gia thì Ngài thành giáo chủ tối thượng trong đời".

Thì khi nghe tin Ngài vượt khung tường thành đi xuất gia thì Añña Koṇḍañña sáng hôm sau trả áo quan cũng đi xuất gia đi theo. Nhưng tới sau này khi Ngài thọ bát cháo sữa dê của nàng Sujàta, nàng có lời khấn nguyện với mộc thần, cây cổ thụ sau này Đức Phật Ngài ngồi, bà đến cây mộc thần bà khấn nguyện "nếu như mộc thần mà thương ta cho ta có con thì ta sẽ tạ ơn Ngài." Một năm sau khi bà khấn nguyện thì bà có thai sinh ra được người con trai.  Thì nàng mang một bát cháo sữa dê đem đến dâng cho Ngài, lúc  Ngài thọ bát cháo dê do nàng Sujàta thì 5 anh em Kiều Trần Như ở gần đó mới nói: "Sĩ Đạt Đa bỏ cuộc rồi, 6 năm nhịn đói ép xác tu khổ hạnh bây giờ lợi dưỡng rồi bắt đầu thọ thực". Nên từ bỏ Ngài không đi theo Ngài nữa mà đi đến vườn Lộc Giả (Isipitana) cách đó không xa. 

Ngài ngồi đó tu tập và Ngài đắc chứng cái đêm đó sau khi thọ xong bát cháo sữa này rồi Ngài ra ngoài giòng sông Ngài nguyện: "cái bát này nếu mà trôi ngược giòng sông thì Ngài thành tựu quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác", thì lúc bấy giờ Ngài nhìn thấy cái bát đó trôi ngược giòng sông Ngài khởi lên một tín lực một tín quyền Ngài bắt đầu nỗ lực tu tập đắc chứng đạo quả. 

Sau khi Ngài đắc chứng đạo quả, Ngài quán sát sau khi nhận lời vị Đại Phạm Thiên Sahampatti Ngài thấy Alarama và uddaka cũng tịch rồi thì bây giờ có Añña Koṇḍañña (A Nhã Kiêu Trần Như) thì Ngài ngó qua vườn Lộc Giả Ispitana Ngài hướng đi qua tới thuyết độ, mới đầu 5 anh em thấy Ngài từ xa đang đi tới mới nói với nhau không nên cung kính vị samôn này vì không có tu tập khổ hạnh

 Nhưng do lực của bậc Chánh Đẳng Giác khi Ngài tới gần thì 5 anh em đứng lên, một người thì đón bình bát của Ngài, một người trải khăn cho Ngài ngồi, một người lấy nước để rửa chân cho Ngài, 5 anh em đều lo cho Ngài. Lúc đó Ngài xưng là Tathàgata.

Tathàgata nghĩa là: Tathà là Như Như, gata là lai đáo. Các vị Phật quá khứ và vị lai đều đến như vậy hết.

Ngài nói: "Này 5 anh em Añña Koṇḍañña có bao giờ các người nghe Như Lai xưng là "Như Lai" không

Thì 5 anh em Kiều Trần Như ngạc nhiên, hồi xưa khi gặp nhau thì xưng là Bhante và Àvùso, Đức Phật Ngài sau khi thành Phật, đời sống của Ngài rất là thanh thản bình dị, Ngài có đệ tử rồi Ngài cũng xưng là Bhante hoặc Àvùso.

Bhante và Àvùso có ý nghĩa là Bhante là người anh, Àvùao là người em.

 Lúc đó các vị này mới ngạc nhiên. Và bài thuyết giảng đầu tiên của Đức Phật với 5 anh em Añña Koṇḍañña là Dhammacakka-pavattana sutta.

 Sutta là văn là kinh văn kinh, 

Dhamma là pháp, 

cakka là vòng tròn là bánh xe

Dhammacakka-pavattana sutta là Kinh Chuyển Pháp Luân là bài pháp thoại đầu tiên của Đức Phật cho 5 anh em Kiều Trần Như

Như bài Maha-parinibbàna Sutta là kinh Đại Viên Tịch Niết Bàn là bài pháp cuối cùng khi Đức Phật sắp viên tịch tại vườn Kusinara, 

Dhammacakka là bánh xe pháp, tức là pháp được luân chuyển như một bánh xe, không phải là như cầu thang để bước lên mà là luân chuyển như một bánh xe, do đó, nhiều khi chúng ta tu tập mà chúng ta không hiểu được nghĩa của từ vựng Pali hay là chúng ta không hiểu được ý Đức Phật Ngài thuyết thì khó mà chúng ta thấy được bánh xe pháp lắm, bánh xe pháp là xoay vòng tròn chứ không đi lên như cầu thang. 

Như bộ Paṭṭhāṇa chúng ta đang học có 4 pháp là: pháp thuận, pháp nghịch, pháp thuận nghịch, pháp nghịch thuận.

Trong bộ Paṭṭhāṇa chúng ta sẽ học sẽ được nghe tới:

1)  Pháp thuận, thuận tùng.

2)  Pháp đối nghịch là pháp ngược lại.

3)  Pháp vừa thuận vừa nghịch.

4) Pháp vừa nghịch vừa thuận.

Bốn pháp này nó chuyển như bánh xe.

Đức Phật Ngài nói Dhammacakka là pháp luân là bánh xe pháp là chuyển đi ý nghĩa là như vậy.  Trong đó Đức Phật Ngài chia làm ba con đường: Lợi dưỡng --- Trung Đạo ---- Khổ hạnh 

Ngài đã trải qua hết ba con đường này: 

Lợi dưỡng là thời gian Ngài ở trong hoàng cung với vua cha Ngài có đầy đủ  những phước báu của Ngài, sống một năm trong 3 toà lâu đài qúi báu và sung sướng ở mùa mưa, mùa nắng, mùa lạnh, không có gì làm cho Ngài buồn phiền khổ đau.

Khổ Hạnh. Nhưng tới khi Ngài đi vào trong rừng già 6 năm tu khổ hạnh Ngài khổ cùng tận. Ngài nói trong bài kinh là không lần nào mà khổ như 6 năm khổ ở trong rừng già, Ngài sống không có nếp sống của một con người. 

Trung Đạo. Nhưng khi Ngài thành đạo rồi Ngài đắc đạo quả vị Chánh Đẳng Giác thì Ngài đi con đường Trung Đạo. Con đường Trung Đạo là con đường Bát Chánh Đao. Bát Chánh Đạo thì phải xoay tròn: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định rồi phải xoay tròn lại với Chánh Kiến và tiếp tục cứ liên tục như vậy chứ không đi từng bậc thang lên.

 Pavattati (động từ)  là chuyển khởi là không đứng yên, bành xe pháp luôn luôn chuyển khởi không đứng yên ta gọi là bài kinh Chuyển Pháp Luân, tức là khi mình bước vô trong giòng xe pháp là bánh xe pháp quay. Giống như con chuột bạch nó bước vô trái banh ở trong chuồng, trái banh cứ quay, nó càng quay thì banh nó càng quay.

 Pavattati có 4 thời (Kala là thời gian), 

1) Thời thứ nhất là Atita kàla, thời quá khứ

2) Thời thứ hai là Paccuppanna kàla, thời hiện tại

3)  Thời thứ ba là Anàgata Kàla, thời vị lai.

4) Thời thứ tư là Pavattati Kàla là thời chuyển khởi. Là một thời chỉ có ở trong Abhidhamma ta học, nhất là trong bộ Paṭṭhāṇa.

Có người hỏi mấy giờ rồi, ta nhìn cái đồng hồ rồi nói: 2 giờ 1 phút. Khi ta nói như vậy đang ở thời hiện tại. Nhưng đối với thời chuyển khởi, khi miệng ta nói 2 giờ 1 phút nó đã chuyển đi 6 giây rồi, như vậy là chúng ta nói sai 6 giây rồi.

 Khi ta học về lộ trình tâm, lộ trình sắc pháp là chúng ta phải nói là Pavattati Kàla (thời chuyển khởi), ta không nói được Atita kàla (thời quá khứ), ta không nói được Paccuppanna kàla (thời hiện tại) mà ta nói Anàgata Kàla (thời vị lai), qúi Phật tử phải cẩn thận. 

Thời chuyển khởi luôn luôn di chuyển, người ta nói "không ai đứng dưới giòng sông hay lần", khi ông vua làm rớt cây kiếm xuống dưới sông là cây kiếm bị đẩy đi rồi chứ nó không nằm yên dưới giòng sông nơi nó bị rớt xuống. Do đó, chúng ta phải cẩn thận.

Đức Phật Ngài dùng chữ Dhammacakka-pavattati Sutta, từ ngữ đó rất là quan trọng. Một người học giả đọc sơ qua nói đó là kinh Chuyển Pháp Luân, không phải nó chuyển, pháp nó chuyển, chúng ta không coi thường được.

 khi chúng ta bước vô trong Bát Chánh Đạo thì Bát Chánh Đạo xoay như con chuột bạch ở trong quả banh, nó xoay liên tục và con người chúng ta quay tròn là lao tới để mà lấy được Niết-bàn, và bỏ đi tất cả những phiền não bất thiện nghiệp hay là ác nghiệp ở quá khứ, buông bỏ hết tất cả đó là ý nghĩa của Pavattati, nếu chúng ta thời quá khứ, thời hiện tại, thời vị lai thì không bao giờ chúng ta đi tới được con đường của đạo quả hay giải thoát được. Nên bài kinh này khi Ngài thuyết thì 80 triệu Chư Thiên tới thính pháp tại vườn Kusinara đắc sơ đạo sơ quả và 5 anh em Kiều Trần Như này có đắc sơ đạo sơ quả, chưa được Alahán.

Qua ngày hôm sau Ngài thuyết bài kinh thứ hai là bài kinh Anattalakkhana là Vô Ngã Tướng,

 Anatta là vô ngã 

lakkhana là thực tướng. 

Khi nói tới bài kinh Vô Ngã này là nói thực tướng, không có phải trong cái suttanta mà Đức Phật Ngài nói "sắc này không phải là của ta, thọ này không phải là của ta, tưởng này không phải của ta, hành này không phải của ta, thức này không phải của ta", Ngài không nói trong ngũ uẩn. Thì khi nói sắc, thọ, tưởng, hành, thức này không phải của ta, Ngài nói trong trạng thái của ngũ uẩn, không phải như vậy. Nó là anatta là vô ngã, do đó mới thấy được anatta, nhưng mà nói theo chúng ta nói trong kinh thì chúng ta định vị nó và cố định nó, còn khi mà Pavattati thì nó xoay chuyển, thì khi Đức Phật nói tới bài Anattalakkhana Vô Ngã Tướng, thì lúc bấy giờ các qúi Ngài mới đắc được Alahán ở bài kinh thứ hai.

Và bài kinh thứ ba là Hoả Thiêu Toàn Bộ Kinh Lửa Cháy Aditta-pariyaya Sutta (SN 35.28), Đức Phật Ngài thuyết cho 5 anh em Kiều Trần Như là: "khi nhãn (mắt) tiếp xúc với cảnh sắc nó đốt cháy con người đang hấp dẫn bắt lấy cảnh sắc đó thì nó hoả thiêu tất cả những cái gì mà chúng ta có tích lũy được". 

Thì hoả thiêu đây lúc bấy giờ chúng ta sẽ thấy Pamàda là phóng dật, thì khi phóng dật thì coi như là thiêu chết người ta liền trong cảnh sắc đó, do đó khi mà  Đức Phật Ngài thuyết xong 3 bài pháp đó thì 5 anh em Kiều Trần Như đắc quả Alahán. Từ khi đắc quả Alahán xong thì 55 anh em Yasa đến nghe pháp thì Ngài có 60 vị Alahán.

Thì Sư muốn nói khi Đức Phật Ngài còn tại thế thì Ngài bắt đầu thuyết những bài pháp Dhammacakka-pavattati Sutta (Kinh Chuyển Pháp Luân), Anattalakkhana Sutta (Kinh Vô Ngã Tướng) , Aditta-pariyaya Sutta (Kinh Lửa Cháy) nằm trong bộ Nikaya Tăng Chi Bộ Kinh.

Tuy nhiên tới hạ thứ 7 lúc bấy giờ truyền thống của Chư Phật Buddhavamsa gọi là chủng tộc Chư Phật, vamsa là chủng tộc hay giòng giống. Thì trong truyền thống Chư Phật có 30 truyền thống Chư Phật nằm trong bộ Tiểu Bộ Kinh thì lúc đó Đức Phật Ngài mới quán xét, Phật nào cũng vậy, Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lại thì tới hạ thứ 7 vị Phật đó phải lên cung trời để độ cho người mẹ sinh ra Ngài bà chết sau bà sinh ra Ngài thì 7 ngày sau bà chết, thì lúc bấy giờ Ngài lên cung trời Tāvatiṃsa (Tam Thập Tam Thiên), Devatà là cõi trời. Người Trung Hoa đọc là Đao Lợi. Có một vài số kinh họ không hiểu họ gọi là cung trời Đạo Lợi. Thì cõi này là cõi thứ hai trong Lục Dục Thiên là cõi trời Dục Giới rồi sau cõi trời Dục Giới thì có cõi trời Sắc Giới, sau cõi trời Sắc Giới có cõi trời Vô Sắc Giới thì Lục Dục Thiên 

Dục Giới có 11 cõi, chúng ta đếm ngược từ dưới thấp đi lên,

 1. bắt đầu là Địa ngục, 

2. lên tới Ngã qủi, 

3. tới Atula, 

4. tới Súc sanh, 

5. tới Nhân loại, 

6. tới Tứ Thiên Vương (cai quản 4 châu thiên hạ), 

7. tới Đao Lợi, 

8. tới Dạ Ma, 

9. tới Đâu xuất đà Tusita nơi các vị Bồ Tát nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác hay các vị đắc quả thánh thứ nhất thứ hai gọi là thất lai hay nhất lai như ông Cấp Cô Độc, bà Visakha, cũng như thiên mẫu của Đức Phật cũng ở Đâu Xuất Đà.

10. tới Hóa Lạc Thiên.

11. tới cõi cuối cùng là Tha Hoá Tự Tại Thiên, cõi này là cõi của Ma Vương (Màra). Cõi này là cõi chót nhất 

Dục giới có 11 cõi. Thì vào hạ thứ 7 Ngài thấy mẹ của Ngài sau khi chết sanh về cõi trời Đâu Xuất Đà thì Ngài lên cung trời Đao Lợi chứ Ngài không đi thẳng lên cung trời Đâu Xuất Đà (Tusita). 

Ngài có khả năng đi tới chỗ Phạm Thiên Baka chỗ Phạm thiên vô sắc giới để độ Phạm Thiên Baka trong bài kinh 50 của Trung Bộ Kinh. Nhưng mà ở đây Ngài tới cung trời Đao Lợi thôi,  Ngài với thần lực của Ngài từ cõi nhân loại Ngài bước 3 bước, bước thứ nhất là trên ngọn cây xoài, bước thứ hai Ngài lên tới đỉnh núi Tu Di. Bước thứ ba là ngự trên bồ đoàn chỗ ngồi của vua trời Đế Thích ở Đao Lợi Thiên. 

 Đối với Chư Thiên gặp Đức Phật không đảnh lễ ngũ vật đầu địa như nhân loại chúng ta. Ngũ vật đầu địa là đầu, hai tay, hai đầu gối chạm xuống đất, đó là con người đảnh lễ Đức Phật hay đảnh lễ những người có giới cao qúi.

Thì chúng ta biết hai bàn tay là để ập xuống đất là cách thức của bà Yasodhara (Da Du Đà la)  đảnh lễ Đức Phật khi Ngài về Ca Tỳ La Vệ độ vua cha với thân bằng quyến thuộc thì Yasodhara ở trong thư phòng không ra thì Đức Phật và ĐĐ Xá Lợi Phất và ĐĐ Mục Kiền Liên vô độ bà thì bà xoả tóc ra tới đảnh lễ Đức Phật, thì lấy hết tất cả tóc, vì người phụ nữ mà thờ chồng thì thời xưa truyền thống Ấn Độ họ để tóc dài, thì bà dùng hai bàn tay cuốn tóc từ đằng sau lật ngược lên đầu và để tóc trên hai bàn chân đức Phật, Đức Phật Ngài ngồi trên ghế thì bà để hai bàn tay bà úp trên hai bàn chân của Đức Phật, đầu của bà đặt trên hai bàn tay của bà.

Thì Đức Phật mới nói sau này tất cả những người qua phần cung kỉnh phúc hành tông đảnh lễ người có giới cao thượng hay là những người cao qúi thì ngũ vật đầu địa là như vậy, chứ không phải như chúng ta xòa hai bàn tay rồi ta úp trán ta vào hai bàn tay này mà ta phải úp xuống đất. 

Tuy nhiên đối với Chư Thiên từ Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Xuất Đà tất cả Chư Thiên gặp một vị Phật hay bậc Alahán thì Chư Thiên đảnh lễ thì một chân co một chân thẳng và tay phải đặt lên vai bên trái người cúi xuống, đó là đại lễ. Còn ngũ vật đầu địa là cõi nhân loại. Vua trời Đế Thích cũng vậy.  Đức Phật Ngài đi tới Ngài không có báo, Ngài tới Ngài ngự trên bảo toà của vua trời Đế Thích. Vua trời Đế Thích và tất cả Chư Thiên tới đảnh lễ Ngài, một vị Chư Thiên nhỏ nhất cũng cao 12 do tuần nếu cúi xuống đảnh lễ thì sẽ đụng vô Ngài. Thành ra cũng phải tùy trường hợp. 

Đối với bậc Chánh Đẳng Chánh Giác là Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật tương lai và ngay cả Bồ Tát Chánh Đẳng Chánh Giác đang tu tập sau khi Đức Phật Ngài thọ ký vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác thời Đức Phật Gotama bà dì mấu Gotama dâng bộ y cho vị đó là Phật tương lai Maitreya, từ đó ẩn cư luôn, suốt Tam Tạng không nhắc tới nhắc tới vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác Maitreya.

Một bài pháp thoại của Chư Phật thuyết thì quá khứ hay vị lai, thì qúi Phật tử phải có sự thanh tịnh chứ không phải trạng thái theo thường quen hay nghĩ là đúng. Như mấy lần Sư gửi kinh sách cho qúi Phật tử học tu ở bên Thụy Sĩ, Úc, họ đều nói để con phát tâm cúng dường cho Sư. Cái đó thì qúi Phật tử không nên làm điều đó, tại vì làm như vậy là vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác cũng như chư Phật là phạm luật, vì kinh sách là giáo pháp, đem chia sẻ giáo pháp hay ban bố hay truyền pháp mình cung kỉnh hoan hỉ tu tập đó là trả ơn rồi, còn qúi Phật tử cúng dường khi nhận kinh sách làm Sư lúng túng không biết qúi Phật tử học ở đâu hay có sự xử sự như thế nào, tại vì Sư nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác mà nói ra lời 13 tăng kỳ rồi, do đó qúi Phật tử không nên. Làm như vậy là các vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác đứt hạnh nguyện của vị đó, tội nghiệp. Ngài Xá Lợi Phất quá khứ Ngài nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác, nhưng vua trời Đế Thích thử, lúc bấy giờ Ngài xả thí Ngài rớt xuống làm chí thiện thinh văn. Do đó, qúi Phật tử phải cẩn thận. 

Thứ hai, khi Đức Phật Ngài lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp vua trời Đế Thích biết là Đức Phật tới không phải vì ta, không phải vì Chư Thiên Đao Lợi, Đức Phật Ngài tới đây là vì mẹ của Ngài, mẹ của Ngài phải từ trên cung trời Đâu Xuất đi xuống chứ còn không Ngài đi tới mẹ của Ngài sẽ ngã mạn. Vua Trời Đế Thích đi lên cung trời Đâu Xuất Đà thỉnh bà xuống nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp, lúc đó là thiên nam.

 Vua trời Đế Thích lên thỉnh mẹ của Ngài với 800 triệu Chư Thiên xuống để nghe pháp.Ngài thuyết pháp ba tháng ở cõi nhân loại cho Chư Thiên nghe, Ngài thuyết không có ngừng và không có gián đoạn, Ngài hiện song thân, sáng Ngài bay qua Bắc cu lu châu (Uttarakuru) đi bát khất thực, Ngài trở lại Nam thiện bộ châu (Jambudipa), truyền tuyên matika cho ĐĐ Xá Lợi Phất rồi Ngài nhập thân lại bay về cung trời Đao Lợi thuyết pháp không ngừng. do đó các qúi Phật tử thấy Sư thuyết pháp không ngừng và không ngừng lại được, đó là luật của vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác. Các qúi Phật tử thương Sư khuyên Sư ngừng lại một chút để uống nước, đó là bất kỉnh pháp, tại vì pháp Đức Phật Ngài thuyết ra cho Chư Thiên nghe là trôi chảy xuyên suốt để cho vuông giác, để cho họ câu sanh, họ bắt lấy kịp với nguồn pháp đó mà họ lãnh hội được, và họ đắc đạo quả được do đó thuyết không ngừng.

Như con lạc đà có hai cái bướu trên lưng của nó, khi uống nước nó chứa nước khi đi qua sa mạc suốt con đường sa mạc không dừng lại để uống nước. Do đó Sư cám ơn, Sư tri ơn tất cả các qúi Phật tử có viết những email. Nhưng Sư coi lại Buddhavamsa Biên Niên Sử có ghi là thuyết pháp không ngừng, tôn kính pháp bảo là pháp bảo lúc nào cũng trôi như giòng suối và không ngừng đối với vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác. Do đó, qúi Phật tử hoan hỉ cho Sư, Sư cũng chia sẻ với qúi Phật tử những điều đó.

Đức Phật Ngài thuyết xong tất cả Chư Thiên 800 triệu Chư Thiên này đều đắc đạo quả Sơ Đạo Sơ Quả, là cái tột cùng nhất, các vị Chư Thiên không thể nào đắc được cõi Alahán được như cõi nhân loại của mình được.  Thứ hai là khi Đức Phật Ngài nói tới bộ Paṭṭhāna hay Abhidhamma Đức Phật Ngài không nói tới con người, trong Paṭṭhāna nói toàn là pháp và các Mãnh Lực Duyên kết hợp nhau trong pháp  để hình thành một mãnh lực, chúng ta sẽ học được pháp Đức Phật.

Paṭṭhāna này Sư muốn chia sẻ qúi Phật tử nghe. 

Đầu tiên khi mà Ngài đi vào trong rừng già, Ngài lợi dưỡng trong hoàng cung, rồi Ngài vô trong rừng già đi đường khổ hạnh, Sư muốn tìm theo dấu bước chân đi của Ngài, Sư có khả năng Sư tìm được những địa danh mà Đức Phật Ngài trải qua. Chẳng hạn như ĐĐ Rahula là người Mỹ ở tại Phàvanà Society, vị này ở chung với Ngài Guna Ratana là Tăng Thống Phật Giáo Tích Lan tại Phàvanà Society tiểu bang West Virginia, Ngài sống hạnh đầu đà, Sư có gặp Ngài, Sư nói chuyện với Ngài, người ốm và cao, hiền dễ thương lắm, Ngài nói: "Tất cả những chỗ bước chân đi của Đức Phật trong 45 năm ở Ấn Độ nơi nào mà Đức Phật đi tới thì ĐĐ Rahula đều tới hết". Bây giờ Sư có thể tìm ra được chỗ nào Đức Phật Ngài ở, nơi nào Ngài đã khổ hạnh, hang động Ngài tu ép xác, để nhịn đói Ngài đã đưa lưỡi lên nóc họng để nín thở để tìm đạo thì Sư tìm ra được hết, nhưng Sư không đi con đường của ĐĐ Rahula mà Sư đi tìm con đường pháp Đức Phật Ngài chứng tri hay chứng đắc, hay đi tìm con đường pháp Ngài giác ngội thành Phật để trở thành Thiên Nhân Sư là Thầy của Chư Thiên và nhân loại. Sư đi tìm cái đó. 

Trong kinh Trường Bộ Kinh từ bài 3 tới bài 4 ghi là, Đức Phật Ngài mắc cở, Ngài ẩn trốn, ban ngày mặt trời lên  chui trong những gốc cây hay những lùm cây hay những hang động hang đá Ngài núp trong đó để không thấy con người, và khi mặt trời lặn xuống màn đêm tới Ngài mới đi ra ngoài, những lúc Ngài đói thì Ngài đi tìm những phân của con bê (bò con) khi mục đồng đi rồi thì Ngài tới Ngài ăn, Ngài không muốn gặp ai hết, lúc đó cái ta cái tôi của Ngài vẫn còn vương vấn vẫn còn ám ảnh Ngài, một thời gian thì những cái ta cái tôi dịu dần. 

Đức Phật Ngài 6 năm tìm đạo, trong Buddhavamsa có viết là các vị Alahán, các vị Chánh Đẳng Chánh Giác có 100 ngày là đắc đạo quả, hoặc một năm đắc đạo quả, nhưng Đức Phật Gotama phải mất 6 năm do một kiếp quá khứ Ngài khinh xuất, Ngài phỉ báng một vị Độc Giác Phật do đó sau này Ngài tìm giáo pháp khó lắm, Ngài khổ cực Ngài tìm không ra, Ngài phải gục ngã dưới ngọn cỏ kusi.

Thì trong một kiếp quá khứ Ngài là Bồ Tát Ngài cũng đi tìm đạo Ngài cũng gục ngã trên ngọn cỏ kusi, mẹ của Ngài là Chư Thiên xuống nhắc nhở cây đờn 3 giây làm cho Ngài thức tỉnh lại Ngài mới đi con đường trung đạo chứ còn không cứ khổ hạnh. Thời xưa thời chưa có giáo pháp của Phật thì đa số các vị Balamôn hay là các vị tu sĩ hồi xưa họ đi trên con đường khổ hạnh họ chọn đó là thượng pháp đó là pháp thù thắng nhưng thực ra đối với Đức Phật Ngài không có con đường thù thắng.

Sư đọc Tam Tạng thấy khi Ngài đi ra khỏi cửa thành cùng với Channa (Xa Nặc), Ngài dạo 4 cửa thành Ngài thấy 4 hiện tượng 1 người già, 1 người bịnh, 1 xác chết, và một đạo sĩ ta gọi là lão, bịnh, tử, tăng, nhưng có một vài chỗ họ viết là Ngài đi dạo 4 cửa thành Ngài thấy: sinh, lão, bịnh, tăng, Ngài không thấy sinh, mà Ngài thấy một người già, một người bịnh, một xác chết và một vị đạo sĩ, rồi Ngài trở về hoàng cung thì lúc bấy giờ vợ Ngài là công chúa Yasodhara sinh ra đứa bé đặt tên là Rahula là sợi giây trói buộc, bấy giờ bổ túc thêm chữ "sinh" thì Ngài rời hoàng cung đêm đó.

Pháp Đức Phật Ngài thuyết cho chúng ta là một bánh xe pháp cột con người chúng ta có 12 vành khoen là:

 I. Vô Minh (Avijjà)

II. Hành (Sankhàra)

III. Thức (Vinnàna)

IV. Danh sắc (Nàma-Rùpa)

V. Lục căn (Salàyatana)

VI. XÚC (Phassa)

VII. THỌ (Vedanà)

8. Ái (Tanhà)

9. Thủ (Upàdàna)

10. Hữu (Bhava)

11. Sanh (Jàti)

12. Lão và Tử (Jaràarana)

Trong bộ Liên Quan Tương Sinh Sư có viết ra chương thứ 8 quyển 1 là giải đáp, quyển 2 là câu hỏi, qúi Phật tử sẽ thấy có 4 cách thuyết pháp về Liên Quan Tương Sinh, xuất phát từ trên xuống, từ Vô Minh đi xuống Sinh Lão Bệnh Tử tới đau khổ là do chúng sanh phàm phu, mình nhìn thấy chúng sanh họ không biết mà họ làm, họ không biết làm cái đó có kết quả gì không, nhân nào quả nào họ không biết họ làm, thì mình nhìn mình biết được. 

Nhưng Đức Phật khi Ngài đi tìm là Ngài từ dưới đi lên, từ sinh lão bệnh tử đau khổ Ngài đi lên tới vô minh, chứ Ngài không từ vô minh trở xuống, mình phải tìm thấy được chân lý chỗ đó. 

Thì khi Ngài thấy được cái này Ngài mới đi tìm cái gì làm cho con người ta bị khổ, đó là một vòng tròn 12 khoen (Thập Nhị Nhân Duyên) nó cột trói mình. 

"Chúng sanh già chết khổ sầu / Bởi do pháp lậu dẫn đầu vô minh. "

 Đó là do chúng sanh. Nhưng Bồ Tát họ không đi con đường của chúng sanh hay phàm phu, Ngài đi con đường thấy sinh, thấy lão, thấy bịnh, thấy chết, và thấy một vị xuất gia thì bắt đầu phải đi tìm ngược trở lại giòng pháp 12 khoen đó để thoát ra khỏi sự cột trói luân hồi đó.

Do đó chúng ta phải tìm ra cái đó, nhưng mỗi cái nó không có riêng biệt được nó còn mãnh lực duyên ảnh hưởng tới.

Vô minh là pháp, hành là pháp, thức là pháp, nhưng giữa những cái đó nó có những cột giây trói buộc, những sự ràng buộc cột nhau, mình bẻ gãy những ràng buộc những sợi giây trói buộc thì mới bẻ gãy được vô minh và hành, nhưng không bẻ được sợi giây trói buộc thì vô minh và hành  hai cái này nó đan dính nhau chúng ta bẻ không ra, chúng ta cứ loay hoay hoài và chúng ta không giải thoát.

Ngài thấy rằng, trong con người chúng ta là một khối nó chất chứa tích lũy bao nhiêu lâu năm rồi, do con người mình cứ chấp. Tại sao Ngài lại mắc cở, tại sao Ngài lại sợ hãi con người, tại sao Ngài phải lẫn tránh con người, đã đi xuất gia đi vào trong rừng già sống ẩn một mình không muốn cho con người thấy, phải ở trong rừng ở trong bụi cây rồi ban đêm khi con người trở về nhà ngủ trong nhà hết thì Ngài mới đi ra ngoài cánh đồng cánh rừng có một mình Ngài thôi mà Ngài đã đi được. Trong khi đó cọp beo rắn rít Ngài lại không sợ mà Ngài sợ con người. Ngài nói con người là một sự phiền não. Con người mình sợ những phiền não một cách vô lý trong khi đó những cái đáng sợ mình lại không sợ, mình sợ cho sĩ diện của mình, sợ cái bản ngã của mình, sợ lời khen, lời chê bai trỉ trích mình, mình phải trao chuốt những cái gì mà cái đó không thật sự đem đến cho mình sự an vui, Đức Phật Ngài nói đó là trạng thái vô minh.

Do đó, khi Ngài thấy những cảnh; lão, già, chết, thì tại sao mình không tìm con đường đi ra khỏi, lão, già, chết, do đó Ngài phải đi tìm và Sư cũng phải đi tìm như vậy và các bậc Chánh Đẳng Chánh Giác cũng phải đi tìm cái đó. 

Nhưng pháp này không nói tới một người nào, không nêu đích danh người nào, khi qúi Phật tử học Trung Bộ Kinh, Trường Bộ Kinh qúi Phật tử còn thấy khen người này chê người kia. Như trong kinh Brahmajālasuttaṃ – Kinh Phạm Võng ghi hai thầy trò người Bà la môn Suppiya, người thầy thì phỉ báng Đức Phật, người học trò tên Brahmadatta thì khen. Chúng ta học bài kinh đó chúng ta ít nhiều cũng giao động, nếu chúng ta có cảm tính với Đức Phật . 

Nhưng học Paṭṭhāṇa, con đường Ngài đi tìm thì chỉ có Pháp Thiện, Pháp Bất Thiện, Pháp Vô Ký, pháp này không đụng chạm ai hết, không có va chạm ai hết, không có gì làm mích lòng ai hết, mình soi rọi gột rửa và thanh lọc nội tâm của mình thôi.

Ta tắm mỗi ngày với sắc thân này nhưng tâm ta không có chùi rửa không có thanh lọc, chuyện đó là vô lý, cái thân này ở với ta 100 năm là dài nhất rồi nó cũng bỏ ta mà đi. Nhưng tâm ta không bỏ ta, nó đi theo ta như bóng theo hình, những hành động chúng ta cứ cưu mang nó, chúng ta không gột rửa thì nó làm cho ta cứ trầm luân trong cái khổ này. 

Chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta phải đi tìm cái pháp chứ không phải ta đi tìm  trí thức hay những thánh tích Đức Phật Ngài để lại cho nhân loại ngày hôm nay. Pháp Đức Phật Ngài để lại cho ta mà Ngài đi tìm trong 20 A tăng kỳ (Asaṃkhyeya).

Một A Tăng Kỳ (Asaṃkhyeya) được ví dụ như sau: Một cái hộp vuông vức có số đo là 16 do tuần (Yojana) cho mỗi cạnh,  ngày hôm nay khoa học nói 16 do tuần (Yojana) = 16x16km. Thì cái hộp vuông mỗi cạnh 16 do tuần mình bỏ hạt cải vào đầy hộp vuông này, 100 năm ở cung trời Đao Lợi một vị Chư Thiên xuống lấy đi một hột cải về trời, lấy cho tới khi nào hết hộp thì mới tính ra một A Tăng Kỳ kiếp (Asaṃkhyeya). Đức Phật Ngài khi Ngài đi tìm pháp tìm đạo Ngài phải trải qua 20 A tăng kỳ Ngài mới đắc chứng mà ngài còn phải gục lên xiu xuống rồi trầm luân rồi đi qua con đường sanh tử Ngài phải trôi lăn.

Như ngày hôm nay Ngài nói pháp mà chúng ta có là hạnh phúc lắm, chứ hồi đó Đức Phật Ngài không có ai chỉ cho Ngài, Ngài là không thầy chỉ dạy 

Do đó, khi qúi Phật tử đọc bài Liên Quan Tương Sinh thì Sư nhắc qúi Phật tử mở trang 191 - 192 nói về 4 cách thuyết về Liên Quan Tương Sinh để chúng ta thấy được sự tu tập của mình và mình sẽ chọn. Khi cảnh đến trong ta bị ái dục chi phối thì bắt đầu chúng ta mới thấy rằng ái dục mình cắt cái chỗ Liên Quan Tương Sinh thì ái dục trở lại điểm khởi đầu là thọ, nếu ái dục mà chúng ta tu tập nó sẽ dẫn trở lại điểm khởi đầu là vô minh. Còn khi thọ đến với ta mà chúng ta không tu tập thọ sẽ đem ta đến con đường sinh thủ hữu rồi đi đến sinh lão bệnh tử.

Còn nếu như chúng ta không có tu tập theo pháp Đức Phật thì cứ mỗi ngày, thân, khẩu, và ý, cứ trôi lăn trong vô minh duyên hành, trôi lăn hết kiếp này qua tới kiếp khác sanh lão bệnh tử đi tiếp tục. Nhưng bây giờ ta thấy giáo pháp Đức Phật Ngài rồi ta bắt đầu đi ngược trở lại từ thấy già, thấy bịnh rồi ta thấy cái chết nó đến, ta thấy khổ rồi. 

Với những người lớn tuổi ngày nay Sư thấy qúi Phật tử sống đáo lão hẩm hiu sống với nghiệp của mình họ đau khổ, Sư thấy mà thương, thì mình mới nhắc nhở khuyên họ tu, đừng lo chuyện bên ngoài nữa, chuyện thế sự hay chuyện này chuyện kia không nói nữa. Trong pháp Đức Phật Ngài đi tìm Ngài không nói pháp này pháp kia liên hệ người này người kia, vì lúc đó Ngài không gặp ai Ngài đi tìm pháp để Ngài đắc đạo thôi.

Sư khuyên qúi Phật tử phải đi con đường như vậy.

Đức Phật Ngài nói có 3 pháp chúng ta cần phải biết: 

-  Pháp Thiện này là pháp tốt cho quả an vui mà chúng ta có 5 ý nghĩa ( khôn khéo, mạnh khỏe, Tốt đẹp, Lợi ích, Cho quả an vui).

- Pháp Bất Thiện là pháp xấu cho quả khổ đau 

- Pháp Vô Ký; vô tức là không có, ký là để lại, tiếng Pali là Abyakatà dhammà tức là vô ký là chỉ có hai pháp thôi là Pháp Quả và Pháp Duy Tác.

Pháp duy tác có hai loại là pháp Duy Tác Hiệp Thế và pháp Duy Tác Siêu Thế, dành cho bậc Alahán.

Còn "Quả" có 2 loại là Phala (Quả ) và Vipàka (Quả Dị Thục) nó không ra hạt giống nữa. 

 Pháp Thiện và Bất Thiện còn cho ra quả báo, pháp Vô Ký không cho quả báo.

Bữa nay Sư đi từng chi tiết rồi qúi Phật tử ở nhà ráp vô sẽ thấy được cách mình tu tập thì đầu tiên chúng ta sẽ thấy:

Đức Phật Ngài nói sống không được dễ dui, sống trong chánh niệm, lúc nào con người chúng ta có 2 thành phần là tinh thần và thể xác mà chúng ta phải sống trong chánh niệm hay trong niệm lực chứ đừng có dễ dui. 

Thân có 2 thọ là: thọ khổ và thọ an vui.

Thân có pháp, tâm có thọ, nó có sợi dây chuyền, như vậy thì: thân có thọ khỗ và thọ lạc đó là quả dị thục. Khi mà mình biết có cái thân mình khổ hay thân mình được vui thì tâm của mình phải mau mau ở trong Niệm Lực để mình chết đi nó qua tâm Đổng Lực (javanacitta) tạo tác ra nghiệp.

Đổng Lực (javanacitta) này tạo tác ra 3 loại nghiệp:

- Hiện báo nghiệp lực, 

- Hậu báo nghiệp Lực.

-  Hậu hậu báo nghiệp Lực.

 Khi tâm ta có thọ khổ, chân chúng ta đạp trúng cái gai, hay ta nằm trên giường nệm êm ái thì thân thọ lạc, là kết quả hay quả dị thục của mãnh lực nghiệp quá khứ làm ra, tâm có thọ tâm ta phải giữ Niệm liền để giữ đổng lực này một là tạo tác ra Hiện Báo Nghiệp, hay Hậu Báo Nghiệp, hay Hậu Hậu Báo Nghiệp hay là Vô Hiệu Nghiệp  (Ahosikamma).

Nếu ta không biết thì ta cứ trôi lăn Vô Minh duyên Hành. Còn khi ta biết được sanh ra là khổ, sanh ra là lão, sanh ra là bệnh. 

Đức Phật Ngài nói khi có vị ngọt, đằng sau vị ngọt là có vị khổ thì phải xuất ly. Khi vừa nếm vị ngọt đó mà mình không có Niệm (mất chánh niệm), thì sanh phóng dật thì khổ đến với ta liền, và lúc đó ta không có con đường xuất ly, ta khổ trong đó liền.

Đối với người tu tập, cho dù ta có pháp thiện hay ta hưởng quả thiện nghiệp thì chúng ta phải thấy là ta phải có Niệm. Nên trong một bài pháp Đức Phật Ngài dạy Ananda là Tứ Niệm Xứ, luôn luôn phải Tứ Niệm Xứ.

Niệm = là Sati, 

Xứ = là Paṭṭhāna

Nói đến Xứ ta có Lục Xứ, ta phải có Niệm, nhãn tiếp xúc sắc phải có Niệm chứ không sẽ bị hoả thiêu toàn bộ (kinh Lửa Cháy). Nhĩ tiếp xức với âm thanh ta phải có Niệm nếu không sẽ bị hoả thiêu toàn bộ. Trong bài kinh Ngài nói với 5 anh em Kiều Trần Như (Kinh Lửa Cháy - Aditta-pariyaya Sutta - Tương Ưng Bộ Kinh).

Chúng ta đừng quên, khi ta có Niệm nhưng ta không hiểu Xứ (Paṭṭhāna) và nhân sanh Xứ và Niệm nhân sanh Niệm, lúc đó ta lại sống với tập khí của ta, vì lúc đó đang hưởng lấy vị ngọt ta không có Niệm thì ta bị phóng dật thì cái khổ đến với ta, lúc đó ta không có đường xuất ly, ta chìm trong cõi trầm luân này. 

Vậy thì, khi Pháp Thiện đến thì đâu có phải là con đường ta thoát, Vô Ký (không có nhân) nó mới ra chứ còn Thiện này còn tạo tác và Bất Thiện còn tạo tác. Khi nào ta tới Vô Ký, qúi Phật tử phải nhớ Pháp Thiện cho ra quả Vô Ký mà quả Vô Ký này nếu không phải là Duy Tác mà không lên tới giải thoát thì chúng ta có Kamma vipàka (nghiệp dị thục quả) chúng ta phải trả quả  trở lại cho dù là Thiện.

Dhananjàni là đệ tử của Xá Lợi Phất trước khi làm đệ tử kêu người con nói thỉnh ĐĐ Xá Lợi Phất đến nói pháp cho cha nghe, người con đi tới thỉnh Ngài Xá Lợi Phất tới, thì nơi ĐĐ Xá Lợi Phất nói:

- này Balamôn ông cần chi. 

Dhananjàni nói: Ngài thuyết pháp cho con nghe.

- Thuyết pháp gì?

- Con muốn nghe cõi trời Sắc Giới. 

Thì ĐĐ Xá Lợi Phất thuyết về cõi trời Sắc Giới, lúc lên cõi trời Sắc Giới ta phải tu tập như thế nào, cõi Trời Sắc Giới là có 4 cõi là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ thiền, có tầm, có tứ, có hỉ, có lạc, Nhất Thống (Định). Vô tầm, vô tứ, hỉ, lạc, nhất thống.

 Ngài Dhananjàni hoan hỉ quá vừa chết sanh về cõi trời Phạm Thiên. 

Nhưng, ĐĐ Xá Lợi Phất về trùng tuyên lại với Đức Phật, Đức Phật nói: 

- Nếu là Như Lai mà nói với Dhananjàni Như Lai không thuyết con đường Pháp Thiện sanh cõi trời Sắc Giới mà Như Lai thuyết con đường Vô Ký giải thoát.

 Do đó qúi Phật tử phải thấy 

Pháp Thiện đối với người vô văn phàm phu hay người trí thức họ thích lắm họ nói còn hơn là Bất Thiện, nhưng với bậc hiền trí họ nói Thiện còn phải trầm luân, bất thiện có còn phải trầm luân, ta phải có Vô Ký thì mới giải thoát được.

Mình học mình phải hiểu, có những người nói pháp thiện là qúi rồi, còn pháp bất thiện ta không làm là tốt rồi, nhưng nếu ta không biết Tứ Niệm Xứ chỉ cần một sự phóng dật là sinh ra nghiệp không giải thoát được.

Hôm nay ta Pháp Thú này ta phải lấy 37 phẩm trợ đạo sát cạnh với pháp Vô Ký trong từng mỗi pháp mà chúng ta tiếp xúc nó, ta không làm vô minh duyên hành mà ta phải làm trong Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, để ta biết chuyển hay Pavattati Kàla là thời chuyển khởi, chuyển khởi pháp thiện này tới Vô Ký chứ không phải chúng ta trôi lăn như vậy được. Các qúi Phật tử phải nhớ.

Trong quyển Phát Thú có lộ trình tâm, rồi có 52 duyên (25 duyên + 27 duyên). Phát Thú tập 1. trang A2: Pháp Thiện Làm Duyên Cho Pháp Thiện có:

- Năng Duyên là tác Nhân 

- Sở Duyên là hệ Quả 

 Khi ta học Abidhamma chúng ta cần phải biết là học về Lộ Trình Tâm hay gọi là Lộ Trình Chánh Pháp hay Lộ Trình Sắc (Sắc Pháp) nằm ở chương IV. 

Lộ Trình Sắc Pháp có 9 mạng 9 phương mà Sư có vẽ bảng đồ cho qúi Phật tử đọc thì trong này ta học về sự Vô Thường. Muốn biết về Vô Thường thì ta coi Lộ Ttrình Danh Pháp và Lộ Trình Sắc Pháp. Nó sanh sanh diệt diệt hay là sắc pháp hoại diệt hoại diệt cho tới mất luôn thì ta biết là vô thường

 Nhưng khi ta học Phát Thú học về Duyên Sinh Duyên Hệ hay Pháp Duyên hay các pháp thì chúng ta học được pháp Vô Ngã mỗi duyên nó kết hợp khi nó rã cái kết hợp đó thì nó tan rã nhau.

Trong phần Pháp Thú nó luôn luôn đi chặc chẽ Nhân nào Quả nấy, nếu qúi Phật tử tạo Nhân tốt thì sẽ cho ra Quả tốt, qúi Phật tử tạo Nhân xấu thì Quả cho ra sai trật. Qúi Phật tử phải cẩn thận.

Do đó, Sư thấy cần thiết là qúi Phật tử phải có sách, tại vì ai cấm mình quên và thứ hai nữa là không có Sư kế bên để mà nhắc nhở thì qúi Phật tử có quên mở trang ra coi.

Thí dụ như ta muốn làm một việc bố thí trọn vẹn, từ thiện, từ tác ý, từ trong ý của tôi, rồi tôi nói ra lời từ ý thiện của tôi, nói ra hành động của tôi trọn vẹn thiện, thì có bao nhiêu yếu tố để mà làm ra. Nhân nào để tôi làm được việc thiện này từ tác ý, nhân nào để tôi làm ra hệ Quả này cho ra hành động xả thí duyên vun và kết quả viên mãn được, thì chúng ta phải mở ra coi.

Pháp Thiện làm duyên cho pháp Thiện có 9 yếu tố (trang A2) hay là 9 Mãnh Lực Duyên:

Năng - sở cùng sinh lên, nên có 3 duyên: 

1. Câu Sinh Duyên - “Đồng sinh duyên”, 

2. Câu Sinh Hiện Hữu. “Đồng sinh hiện hữu duyên”

3. Câu Sinh Bất Ly. Đồng sinh bất ly duyên”.

Sở duyên được vững mạnh nhờ nương vào năng duyên, nên có 

 Câu Sinh Y - “Đồng sinh y duyên”.

Năng duyên có tâm sở Trí, nên có 3 duyên: 

1. Câu Sinh Trưởng. “Đồng sinh trưởng duyên”,

2. Câu Sinh Quyền Đồng sinh quyền duyên

3. Đồ Đạo Duyên. Đạo duyên

Sở duyên là danh pháp, nên có

8. Câu Sinh Bất Tương Ưng -  “Hổ tương duyên”.

Năng duyên là pháp quả, nên có

9. Tương Ưng - Quả duyên

Như vậy, có 9 Mãnh Lực Duyên hay còn gọi là 9 duyên hợp trợ

Thí dụ như qúi Phật tử muốn làm thì qúi Phật tử có đủ 9 yếu tố này không hay một trong 9 yếu tố này không thì qúi Phật tử mới đảm bảo, mới làm an toàn, chắc chắn chúng ta làm việc thiện cho ra quả thiện mới được, còn không thì chúng ta thiếu, chúng ta sẽ hoang mang khi ta làm một việc xả thí hay ta thọ giới sau khi ta tu tập mà chúng ta không thấy kết quả thì chúng ta sẽ có một sự thắc mắc hoài nghi hay thối chí sự tu tập của mình.

Do đó chúng ta cần phải biết Nhân nào thì Quả nấy, nhân nào là Năng Duyên.




Trong bản đồ có 3 column, một bên là Thập Phúc Hành Tông, giữa là Thập Thiện Nghiệp, bên kia là Thập Toàn Thiện Balamật. Về pháp thiện chúng ta sẽ thấy giữa hai lằn ranh thẳng đứng biết khi qua bên phải thì nó khác, qua bên trái thì nó khác. Và ở chính giữa hai làn ranh là một Dhamma Pavattati Kàla  một pháp luân chuyển.

Thập Thiện Nghiệp nó qua bên Thiện cho ra Tác Nhân và Hệ Quả.  Nếu chúng ta không phát hiện được nó thì chúng ta sẽ mất đi cơ hội để chúng ta áp dụng. Còn Thập Phúc Hành Tông ở giữa. Bên column tay mặt là Thập Thiện Nghiệp Balamật.

Có một cái key để chúng ta áp dụng, buổi sáng ta thức dạy:

- Khi ta cảm thấy ta khỏe  ta có đủ năng lực có thể làm những điều tốt thì chúng ta hành Balamật được viên mãn, không bị đứt. 

- Khi mệt không khỏe ta hành Minh Sát Tuệ dễ thấy thực tính dễ thấy thực tướng.

Chúng ta phải nhớ công thức đó.  Còn nếu hành Balamật thì còn độ chúng sanh nữa, do đó chúng ta sẽ thấy công thức này để áp dụng.

 Thập Thiện Nghiệp chúng ta có: 3 về thân, 4 về lời, 3 về ý.

 Thập Phúc Hành Tông có: 

1) xả thí, 

2) trì giới, 

3) tu tập,

4)  cung kỉnh, 

5) phụng thị, 

6) thuyết pháp, 

7) thính pháp,

8)  tùy hỉ, Khi người ta nói tùy hỉ công đức (Anumodanà) qúi Phật tử phải nói sadhu, khi người ta nói: "tùy hỉ công đức của bạn" hay "tùy hỉ công đức của ông" "Ông đã làm nhiều công đức tôi tùy hỉ ông", thì ngay khi đó họ đang diệt sự đố kị.

 Anumodanà là Đức Phật Ngài dạy cho người đang tạo phước, người ta có lòng ganh tị họ nói: "anh giỏi, anh hay, tôi không làm được", cái lòng đố kị ganh tị họ bộc phát lên khi thấy những gì người khác làm tốt hơn mình họ có vẻ không hoan hỉ, Đức Phật Ngài dạy: thay vì mình đố kị ganh tị với họ, hay mình không hoan hỉ với họ khi thấy họ làm tốt hơn mình thì mình tùy hỉ công đức của họ làm, thì mình hưởng phước bằng với họ. Vậy qúi Phật tử nên áp dụng nói Anumodanà với người làm việc thiện.

9) Hồi hướng công đức cho người quá vãng, chia phước cho người còn đang sống. 

10) Chân tri chước kiến. Tri là biết, Kiến là thấy. Chân là thật, Chước là đúng. Nghĩa "chân tri trước kiến" là cái thấy phải đúng.

Trong Thập Phúc Hành Tông điều thứ 10 Chân tri chước kiến là chính. Khi thấy đúng thì qúi Phật tử xả thí mới đúng và có kết quả, còn nếu như không có Chân tri chước kiến thì qúi Phật tử không có kết quả. "Kiến" này ở trong Bát Chánh Đạo thuộc về Chánh Kiến, nhưng Chánh Kiến này sẽ khác là Chân Tri Chước Kiến là chân chánh thuộc về Chánh Đạo (Sư sẽ giải thích sau). Muốn xả thí thì phải từ nơi ý phát lên rồi sẽ thấy khi qúi Phật tử phát lên từ nơi ý của mình. 

Tứ Niệm Xứ, từ nơi ý pháp thiện làm duyên cho pháp thiện tức là quán tâm trong tâm trong Niệm Xứ. Chúng ta phải làm, không phải chúng ta vô pháp tu ta mới có Niệm Xứ, nhưng trong đây chúng ta phải ở trong trạng thái ghi nhớ trong Lục Xứ chỉ có cảnh thôi, cảnh nội, cảnh ngoại.

Tứ Niệm Xứ có 4 điều phải ghi nhớ, và Xứ thì có Lục Xứ có cảnh nội và cảnh ngoại. sáu nội xứ (thuộc về tự thân) sáu ngoại xứ (thuộc về ngoại cảnh)

Sáu nội xứ là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức. Sáu ngoại xứ là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp - hình thể, âm thanh, hương khí, mùi vị, sự tiếp xúc và các sự vật hiện tượng.

Đức Phật Ngài nói: "Này Chư Tỳ Khưu, hãy quán tâm trong tâm để diệt khổ ưu trong đời, để giải thoát chấm dứt khổ đau, tịnh quán tâm thức đưa đến sự an vui". Quán tâm trong tâm là vị đó phải ở trong Niệm Xứ. 

Như vậy, trong xả thí qúi Phật tử ở trong Câu Sanh Duyên tức là đồng sanh với việc xả thí ra thì phải có là vô tham với tâm thiện và tâm sở thiện. Thì thiện với nhân nào quả đó. Còn nếu không có Câu Sanh, tâm thức không cùng sanh với xả thí đó thì lúc bấy giờ qúi Phật tử bị chi phối. 

Cho hay không cho, đáng tin hay không đáng tin với người thọ thí. Qúi Phật tử rớt trong tập khí hay trong kiết sử của qúi Phật tử liền.

Qúi Phật tử không sống trong niệm, mà sống trong pháp, học Paṭṭhāṇa này là không nói tới đối tượng chỉ nói pháp thôi. 

Thí dụ, xả thí thì có 2 vế : Nhân, tác nhân, để làm việc xả thí và hệ quả được thực hiện, nhân nào vô tham xả thí đưa ra thì việc thiện nào là tâm thiện tương ứng với vô tham này cho ra, vậy thôi, chứ không có nói người đó đáng cho hay không đáng cho, người tốt, người không tốt, người xấu, người không xấu, không nói cái đó.

Khi Ngài tìm pháp ở trong rừng già 6 năm Ngài không có con người để Ngài so đo, hay đánh giá, hay phân tích, mà Ngài chỉ thấy pháp, nếu ta làm đúng pháp này thì quả pháp này sẽ cho ra, như vậy thôi chứ không nói cái gì khác.

 Do đó, bài kinh Niệm Xứ: Thân trong thân, tâm trong tâm, chúng ta sẽ thấy rõ, vậy thì thiện làm duyên cho thiện trong tâm bây giờ bỏ ra hành động là thân thì lúc đó là sắc tâm thiện làm cho thân này hành động bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi hiện bày ra, đó là pháp vô ký, đó là Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Vô Ký chúng ta sẽ thấy.

Khi chúng ta nói tới Pháp Thiện làm Duyên Cho Pháp Thiện là chúng ta chỉ nói trong tâm chúng ta tác nhân nào làm việc thiện hệ quả nào thiện này tương ứng với tâm. Do đó chúng ta cứ học cho kỹ, nghĩ suy cho kỹ, hành cho đúng là, chúng ta có kết quả an vui.

Từ nơi ý qúi Phật tử xả thí phải từ tác nhân là vô tham trong pháp thiện, để tương ưng với vô tham này từ thiện đến làm việc thiện mới thành tựu được, chứ còn không thì không có kết quả.

Đức Phật Ngài chỉ mình rõ ràng công thức như vậy chúng ta phải hành đúng như vậy mới có kết quả còn không thì chúng ta sẽ thấy là thế gian này khổ đau mà cứ than trách, và chúng ta không biết được tại sao chúng ta khổ đau. Ta có đổ thừa than trách mà chúng ta chưa tìm ra được pháp, chúng ta phải tìm ra được pháp, đó là sự thật.

Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện với tâm buông xả cho ra để diệt bỏ sự keo kiệt, sự dính mắc hay sự đeo níu. Thì chính cái dính mắc đó là ái duyên thủ, thủ duyên hữu làm khổ ta.

Vô tham thì phải có tâm thiện chúng ta mới có được pháp thiện viên mãn, mà pháp thiện viên mãn mới cho ta được an vui. Mà từ đâu? Từ nơi ý tới thân nói ra lời chúng ta thực hiện trong Thập Phúc Hành Tông là chúng ta tạo phước.

Còn nếu chúng ta đi qua toàn thiện Balamật thì ta phải mượn chúng sanh, còn không ta mượn chính ta làm chúng sanh để ta hành. Có những kiếp Đức Phật Ngài hành xả Balamật. Ngài đã có địa vị Ngài đang hưởng đầy đủ phước báu Ngài đi tới cái làng đó đi tới thành phố đó có những đứa trẻ nó hung ác không biết tôn kính người già không biết tôn kính người cao thượng thì Ngài tới đó để hành xả Balamật để diệt ngã, Ngài phải mượn nó, nó chửi mắng Ngài, nó phỉ nhổ Ngài, nó phun nước miếng Ngài, Ngài phải diệt ngã hành xả Balamật.

Có những cái Sư trải nghiệm qua, như khi Sư tới vùng đất Virgina này Sư được biết rất nhiều Phật tử ở địa phương này họ nói chưa có vị HT nào sống được ở đây lâu, và tất cả đều bỏ đi. Sư phải hành xả Balamật, những thị phi, phỉ nhổ, chà đạp v.v.... chúng ta phải diệt ngã, đó là sự tu tập, nếu tu tập như vậy chúng ta đang làm là thiện thì lúc bấy giờ chúng ta đang lấy cái yếu tố thứ hai là Đồ Đạo Duyên, nếu yếu tố thứ hai là Đồ Đạo Duyên ta phải dùng trí và sài tâm thiện hữu trưởng tức là bỏ ra những tâm bất tương ưng trí.

 Nếu ta đi trên con đường hành phước thì ta có Câu Sanh Y Chỉ, Câu Sanh Hiện Hữu, Câu Sanh Bất Ly, cái đó tâm ta phải ở trong cùng sanh với vô tham và cùng hành với tâm thiện phải nương vào vô tham này để ta làm được pháp thiện này để ta xả thí được và ta hiện hữu với tâm này với vô tham, ta không phóng dật, ta không rời ra tâm ta chăm chú vô ta an trú trong đó thì ta hiện hữu (câu sanh hiện hữu) và bất ly (câu sanh bất ly) với vô tham này để chúng ta có tâm thiện này ta mới làm việc xả thí được.

Chúng ta làm với những mãnh lực đó nó sẽ trợ giúp làm cho ta bảo vệ chúng ta cho tới thành tựu ý nguyện của mình hay là hành động của mình được.

Do đó, vô tham hay vô si chúng ta làm thiện chúng ta có Đồ Đạo Duyên hay chúng ta có Câu Sanh Trưởng, thì những cái này là phải dùng trí, có những cái chúng ta sài trí, có những cái chúng ta không có bắt buộc phải sài trí.

Vậy thì chúng ta phải biết khi nào khỏe phải dùng trí hành balamật được vuông tròn.

Khi nào ta mệt ta dùng trí hành pháp minh sát tuệ cho vuông tròn cho thành tựu.

Thì khi Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện này là chúng ta phải thấy là tác nhân nào (ở trong trang A2 nói rõ trong tập 1 MahàPaṭṭhāṇa - Đại Phát Thú) chúng ta sẽ thấy là nó có một nhân, có 2 nhân, có 3 nhân, nhưng cái này chỉ có 1 nhân thôi, có câu sanh hiện hữu, câu sanh bất ly sài 3 nhân là vô tham, vô sân, vô si.

Chúng ta thấy khi chúng ta cho ra, có bao nhiêu hạng người cho ra, 

Xả thí, người  xả thí cho ra thì có 2 loại người:

- Người ta không biết mà cho

- Biết mà cho.

Hạng người không biết mà cho, như đứa bé cha mẹ kêu nó ra để bát cho ông Sư trái chuối, nó ra để bát ông Sư trái chuối rồi nó trở vô thì cái đó là không biết mà cho.

Còn biết mà cho có hai là Hiệp thế và Siêu thế.

Biết Hiệp Thế mà cho, thí dụ, có người để bát xong họ nguyện làm nhân đến đạo quả Niết-bàn, nguyện là kiếp nào sanh lên cũng đầy đủ phước vật, nguyện kiếp nào sanh lên cũng đầy đủ tài sản con cái.

Câu chuyện tiền thân của ĐĐ Anurādha. Ông bàlamôn với người nô bộc, người nô bộc đó là tiền thân của ĐĐ Anuruddha đi ra ngoài cánh đồng, lúc bấy giờ có vị Phật Độc Giác đi bát khất thực, người chủ cánh đồng nói với người nô bộc: Con đến hỏi vị Sư đó coi vị Sư đó có vật thực chưa rồi cho ông biết, thì người nô bộc lại hỏi:

 Thưa Ngài, Ngài có được vật thực chi chăng? 

Độc Giác Phật nói: "Ta từ trên núi Tuyết Lãnh (Gandhamadāna - Hương Sơn)  ta vừa tới đây ta chưa có vật thực". 

 - Xin Ngài hãy đợi nơi đây, con sẽ cúng dường vật thực đến Ngài.

Người nô bộc trở lại nói với người chủ Balamôn: "thưa ông Ngài chưa có vật thực".

Người chủ Balamôn nói: - Được nói với Ngài ta để bát cho Ngài, ngươi chạy về nói với bà chủ bới sới vật thực đem cúng dường cho Ngài" 

Thì người nô bộc chạy về nói với bà chủ, bà hoan hỉ bới sới vật thực đưa người nô bộc đem ra cho vị Phật Độc Giác đó, thì người nô bộc chạy ra đưa cho ông chủ để ông chủ để bát, thì ông chủ nói: "Ta có của người có công, ta cho ngươi đem tới để bát cho Ngài".

Thì khi người nô bộc vừa tới để bát cho vị độc giác, thì vị Độc Giác nói: "quả phước báu này được thành tựu như ý nguyện của ngươi". 

Thì người nô bộc đó mới nguyện: "Do phước đảnh lễ và cúng dường đến Ngài, xin cho con từ nay trong vòng luân hồi đừng biết tiếng "không có" và chứng đạt an lạc Pháp mà Ngài đã chứng."

Độc Giác Phật đã chúc phúc: "- Icchitaṃ paṭṭhitaṃ tuyhaṃ khippameva samijjhātu… “Mong ước nguyện của người hãy trở thành sự thật…”

 Khi trôi lăn trong vòng sanh tử, người đó lên trời rồi xuống cõi người, kiếp chót Ngài là Anuruddha là giòng họ qúi tộc anh em họ với Đức Phật.

 Ngài ở trong hoàng cung là hoàng tử, Ngài chơi trọi đáo với mấy hoàng tử trong hoàng tộc, Ngài trọi đáo thua phải trả bánh cho người thắng, Ngài nói với nguời nô bộc đem bánh ra trả cho mấy bạn Ngài.

Thì người mẹ của Ngài cũng bới vật thực đem cho, nhưng Ngài thua hoài nên vật thực hết, rồi Ngài thua lần nữa, nô bộc về trình với mẹ của Ngài thì bà muốn dạy con một bài học, bà lấy cái mâm và cái lồng đậy cái mâm lại ở trong không có bánh đưa cho nô bộc, bà nói: "ngươi ra nói với hoàng tử đi về không chơi nữa, cái bánh này của ta tên là "bánh không có" ngươi đem cái mâm này ra và nói và kêu con ta về".

Người nô bộc chạy ra sân thì Chư Thiên ở trong hoàng cung nói với nhau là Ngài Anuruddha trong kiếp quá khứ đã nguyện là : "trong vòng luân hồi đừng biết tiếng không có". thì phải nguyện phải có tại vì nguyện trong quá khứ là không được nghe tiếng không có, khi Ngài phải có, do đó Ngài có đầy đủ hết trong tâm tư việc thiện làm duyên cho thiện, do đó Chư Thiên bỏ vào nhiều bánh vô mâm mà mẹ Ngài vừa đưa cho người nô bộc.

Thì khi đem mâm bánh ra, người nô bộc nói: "thưa hoàng tử, hoàng hậu mẹ của Ngài dặn con ra nói Ngài đi về nghỉ không chơi nữa và bánh này là 'bánh không có' ", khi mở ra thì bánh mùi thơm bay ngào ngạt và ngon hơn trước.

Chơi xong Ngài đi về Ngài hỏi mẹ: "Mẹ, sao từ trước đến giờ mẹ không cho con ăn 'bánh không có', bữa này con ăn 'bánh không có' ngon hơn bánh mấy bữa trước."

Bà ngạc nhiên nói: ủa bánh không có mà con ăn được?.

Do đó, Ngài vừa hiệp thế vừa siêu thế. Sau này Anuruddha đắc Alahán và là đệ nhất về thần thông về thiên nhãn thông thời Đức Phật.

Nhưng Sư học của ngài Jotika, Ngài là tác giả MahāPaṭṭhāṇa Đại Phát Thú bộ chú giải qúi Phật tử đang có. Ngài Jotika, Ngài cũng nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài nguyện: "trong đời, đời nào ta sanh lên nếu ta làm người mà ta có tu tập tiếp Balamat của ta mà nghe không biết thì ta phải biết, không biết thì ta phải biết". Câu đó Sư cũng thấy hay, "không biết thì ta phải biết". Từ ngữ đó "không biết" pháp không biết thì phải biết, phải có người tới cho mình biết, hay có người tới dạy cho mình biết, hay là Chư Thiên mách bảo cho mình biết, chứ không thể nào mình không biết được. từ đó Sư cũng nguyện vậy.

Chúng ta sẽ thấy khi cái không biết này "cái biết mà cho" có khi ta biết hiệp thế thì sanh về Nhân Thiên với đầy đủ phước báu, có người muốn siêu thế là làm duyên đến Niết-bàn là giải thoát sanh già đau chết.

Mỗi một cái chúng ta cũng phải được và từ nơi pháp thiện làm duyên pháp thiện. Tuy nhiên, có mấy hạng người làm được pháp thiện là: 4 phàm + 3 quả thấp (bậc thánh),

 3 quả thấp (bậc thánh) thiện chỉ có 3 bậc thôi là: 

- Bậc thất lai Dự lưu (Sotàpanna, Tu-đà-hoàn),

- Bậc nhất lai Nhất lai (Sakadàgàmi, Tư-đà-hàm)

- Bậc bất lai. Bất lai (Anàgàmi, A-na-hàm),

Alahán không làm thiện, chỉ làm Duy Tác thôi.

Do đó, Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện là 4 phàm 3 quả thấp là 3 quả thánh hữu học. 

Trở lại, qúi Phật tử thấy khi muốn làm trong Thập Phúc Hành Tông lúc nào cũng được, mà qúi Phật tử muốn làm bất cứ, xả thí, trì giới, tu tập, cung kính, phụng thị, hay là thuyết pháp, thính pháp v.v... thì các quí Phật tử đều có thể thực hiện được hết, mà qúi Phật tử làm muốn cho vuông tròn thì với công thức mà pháp thiện làm duyên cho pháp thiện này phải từ nơi ý nghiệp trước, qúi Phật tử làm nơi tác nhân trước, vô tham, vô sân, vô si.

Thí dụ như qúi Phật tử muốn có quyền lực để mình tiến tu đến đạo quả thì sài Câu Sanh Trưởng, hay Quyền Lực Duyên, hay Đồ Đạo Duyên, để tiến tu tới việc tu tập (tu tập của Thập Phúc Hành Tông).

Khi chúng ta đi tới phần tu tập trong Thập Phúc Hành Tông. 

Xả Thí, Trì Giới có khi ta đủ 3 nhân, có khi ta sài 1 nhân, có khi ta sài 2 nhân mà không có đủ 3 nhân, có nhiều trường hợp. Có người làm xả thí mà họ làm bằng trí để xả thí. Có nhiều người làm xả thí nhưng chỉ có vô tham vô sân thôi mà không có trí, họ không có tâm cho ra mà có tâm từ với người nhận thí đó mà họ không có trí. Có người làm đủ hết 3 nhân, vừa vô tham, vừa vô sân, vừa vô si, thì các qúi Phật tử chọn lựa công thức đó để chúng ta thực hiện.

Khi chúng ta muốn làm việc thiện xả thí thì chúng ta câu sanh, tâm của ta câu sanh với năng duyên và từ  năng duyên đó đẩy qua chúng ta làm xả duyên, chúng ta phải câu sanh với năng duyên và y chỉ câu sanh thì chúng ta nương vào trong duyên vô tham vô sân hay vô si, chúng ta mới làm ra sở duyên tâm thiện, thì tâm thiện này sẽ theo tâm duyên làm cho xả duyên này hiện bày chặc chẽ với phương pháp Đức Phật Ngài chỉ cho chúng ta làm mới có kết quả hoàn mãn được.

Vậy thì, khi tu tập chúng ta phải lấy năng duyên, mà chúng ta biết, vô tham, vô sân, vô si, thí dụ như chúng ta đau.

Sư nói qua phần thực hành qúi Phật tử sẽ thấy, khi chúng ta đau thì chúng ta còn vô tham được không? Đau chúng ta còn vô sân được không? Đau chúng ta còn vô si được không, khó lắm, 

Do đó, chúng ta sẽ thấy một điều, ở đây muốn nói tới xả thí, Đức Phật Ngài nói không nhìn tới người mà phải an trú trong pháp chứ không có người. Thiện là pháp, năng duyên là pháp, sở duyên là pháp, không có người đáng cho và không đáng cho, đáng tin và không đáng tin. Nếu cái này mà chúng ta qua lãnh vực mà không đi từ pháp thiện qua pháp thiện này với năng duyên với sở duyên thì đầu tiên là chúng ta ra khỏi Niệm Xứ, chúng ta đang ở trong trạng thái phóng dật, là phóng dật bắt đầu là phóng dật đó nó có khi là tập khí của mình hay có mãnh lực xúi dục hay có người dẫn cho ta. Do đó chúng ta sẽ thấy chúng ta mới đi qua cái đáng cho và không cho, đáng tin không đáng tin, chúng ta có sự gạn lọc.

Còn Pháp thiện làm duyên cho Pháp thiện, chúng ta coi ta có nhân vô tham không và ta có tâm thiện và tâm sở thiện để ta làm việc thiện này không, nhưng ta cứ lọc trong ta rồi chúng ta thực hiện pháp thiện làm duyên cho vô ký lúc đó sắc thân chúng ta bắt đầu hành động với việc bỏ thí cho ra với hành động tay của ta buông ra.

Do đó, thì chúng ta phải làm như vậy với một cách rất là trí tuệ hay là mình có kiểm soát trong một trạng thái Niệm một cách chính xác và theo dõi một cách kỹ lưỡng mới được. Còn không chúng ta phóng dật một chút thôi cái tập khí hay pháp phiền não hay một sự xen kẽ nào nó lôi kéo chúng ta ra khỏi Niệm. 

Ý là quan trọng, ngữ và thân là tạo tác, chúng ta sẽ thấy như vậy, thì ta xả thí được là do từ nơi ý chứ không phải từ nơi thân ta có, mà ý của ta không có thì thân ta không làm được xả thí. Ngữ cũng vậy

Do đó, các qúi Phật tử phải cẩn thận, trước khi ta làm một hành động chi ý của ta phải thanh lọc, chúng ta phải ở trong thiện, mà trong thiện với mãnh lực của nhân duyên thì chúng ta chỉ có là, vô tham, vô sân, vô si thôi, chúng ta không có trạng thái chấp thủ, dính mắc hay trạng thái bất toại nguyện hay trạng thái si mê không hiểu biết việc chúng ta làm.

Có ý trước thì Thập Phúc Hành Tông này ta làm mới được. Mà khi ta làm Thập Phúc Hành Tông này được rồi thì chúng ta mới làm phước Balamật được.

Thập Phúc Hành Tông này là nhân sanh thiện là từ nơi thiện làm ra Thập Phúc Hành Tông.

Toàn thiện Balamật còn hơn Thập Phúc Hành Tông nữa, nó hơn cái nhân thiện nữa. Do đó, nếu như ta không làm được cái này thì pháp toàn thiện Balamật khó làm được lắm, vì nó vi tế hơn và nó ở góc độ cao hơn mà chúng ta phải cần thực hiện.

 Cho tới ngày hôm nay Sư được biết các Chư Tăng trong nước cũng như ngoài nước và trên thế giới này ít có người nguyện Balamật, họ làm thiện được, họ tạo ra phước được và họ dễ dàng qua lại trong Thập Phúc Hành Tông với Toàn Thiện Balamật với nhiều tập khí, chứ họ không làm những  pháp Balamật. Qúi Phật tử biết hành thiện phước thì chúng ta có cái phước, khi ta làm việc thiện thì, thiện nhỏ cho ra phước nhỏ, thiện lớn cho ra phước lớn. Khi phước lớn sanh ra thì phước nhỏ mất. Khi ta làm việc thiện từ thiện nhỏ tới thiện lớn. 

Thí dụ, ta làm từ ít tới nhiều. Như ta cho một người, ta cho hai người, ta cho một cái, ta cho hai cái, ta cho một làng, ta cho một xã hội, cho một tập thể thì phước ta từ từ lớn hơn.

 Thí dụ, ta cúng dường ông Sư, ta cúng dường Đức Phật và Chư Tăng cái phúc lớn hơn thì cái phước lớn này có thì phước nhỏ này mất. 

Cũng như chúng ta khi đắc Phi Tưởng Xứ, thì trước đó chúng ta có đắc sơ thiền sắc giới, Phi Tưởng Xứ này là tứ thiền Vô Sắc Giới, thì khi ta đắc Phi Tưởng Xứ mà trước đó ta phải đi qua đắc sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, ta đi lên thì khi ta đắc Phi Tưởng Xứ này lúc ta lâm chung thì quả đắc Phi Tưởng Xứ này nó trổ ra thì mấy tầng thiền mà ta đắc như sơ nhị tam tứ nó mất hết.

Nhưng khi ta làm một việc bất thiện từ nhỏ tới lớn không có mất một cái nào hết và nó đeo theo ta cho tới hết cho tới khi nào tận cùng thôi. 

Thí dụ như ta làm bất thiện lớn ngũ nghịch đại tội tức là giết cha giết mẹ làm chảy máu Đức Phật hay phá hoà hợp tăng, rồi chúng ta làm chảy máu thân Đức Phật, 5 ngũ nghịch đại tội đó thì ta rớt xuống vô gián địa ngục, vô gián địa ngục đó là đại địa ngục lớn ở tần thứ 8 ở trong các đại địa ngục, trong vô gián địa ngục đó ta gặp biết bao nhiêu cảnh đau khổ từ những bất thiện nhỏ chứ không hết, do đó phải cẩn thận.

Nhưng khi ta làm pháp Balamật toàn thiện trừ khi bị đứt thôi, khi ta balamật bị đứt thì ta bị hoại còn không đứt thì tới giải thoát Niết-bàn, chấm dứt, chứ không có trạng thái lớn nhỏ trổ sanh ra từng cái từng cái hay là từng phần từng phần, từng giai đoạn, không có, mà toàn thiện Balamật đưa ta đến giải thoát thôi, (trừ khi bị đứt Balamật).

Qúi Phật tử phải cân nhắc và phải suy nghĩ cho kỹ nhưng với công thức của chúng ta tu tập đây là chúng ta phải lấy từ Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, 

Thế thì khi xả thí ta áp dụng như vậy, từ nhân vô tham ta cho ra, từ nhân vô sân ta cho ra, từ nhân vô si ta cho ra.

Chúng ta đi qua phần thực hành. Tri giới cũng vậy.

Chúng ta đi qua lãnh vực tu tập như chúng ta biết Tứ Niệm Xứ có: thân, thọ, tâm, pháp.

- Tâm biết thân, thân không có biết tâm. Tâm tạo ra sắc thân chứ sắc thân không tạo ra tâm.

- Thọ nó ở hai giao lộ, thân thọ khổ, giống như thân thọ khổ ở trong bảng nêu thì chúng ta thấy thân thọ khổ là phần quả bất thiện vô nhân hay là thân thọ lạc thì nằm ở quả thiện vô nhân, thì thân thọ khổ, thân thọ lạc, thì lúc bấy giờ nếu nó thọ thì khi tâm khổ thì nó có ưu, tâm thọ lạc thì nó có hỉ nó có sự an vui, còn không thì nó ở trạng thái quân bình không vui không khổ, đó là nói về thọ.

- Pháp.  Nhưng khi thân có pháp thì chúng ta sẽ thấy thân ta có  ngũ triền cái, ta ngồi thiền bị buồn ngủ hôn trầm thụy miên, ta ngồi thiền mà ta có tâm sân lên vì cái thân nó đau quá. Thì cái tâm phải có Thất Giác Tri, có Trạch Pháp Giác Chi đối chiếu với thân đau (pháp đau) đó là pháp trị pháp. Thân có pháp thì ta có pháp, cái đó là ta ở trong Niệm Xứ chứ không có rời Niệm Xứ.

Còn nếu như ta ngồi thiền thấy pháp mà ngũ thủ uẩn cái tôi cái ta trong sắc thọ tưởng hành thức, thì lúc bấy giờ tâm biết được phải đi Bát Chánh Đạo, thì bắt đầu nếu thủ uẩn nào, nếu nó là Thức Thủ Uẩn đó là tâm của ta chấp vô chỉ có tâm này nó mới biết trong người của ta, thì lúc bấy giờ ta phải có Chánh Kiến, lúc bấy giờ Chánh Kiến phải thấy Tứ Đế thì chúng ta phải đối chiếu nó liền.

Mà khi nói tới cái thân này trong phần Thân Niệm Xứ chúng ta không rời khỏi sáu pháp ta phải ở trong Niệm Xứ như con nhện ở trong màn lưới. Thân này ta có là tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi chúng ta niệm hay chúng ta theo thói quen bước chân ta đi, phải có niệm không hay là ta bước đi theo thói quen của ta muốn đi dài đi ngắn đi nhanh đi chậm ta cứ đi. Thân này khi ta muốn tu tập ở trong phần tu tập pháp thiện với pháp thiện này ta phải ở trong Niệm Xứ, mà trong Niệm Xứ mà muốn làm việc thiện được trọn vẹn trong tu tập ta phải vô tham, vô sân, vô si là nhân từ tâm cho ra sắc thân này hiện bày là thiện. Tâm thiện thì sắc thân này phải là thiện, còn không thì không có kết quả, ta tu ta không có những yếu tố này mà bỏ nó vô mà trong khi ta niệm xứ thì coi như ta lọt trong thói quen mà thôi.

Do đó mấy vị Thiền Sư biết được Paṭṭhāṇa biết về các yếu tố hình thành ra pháp thiện thì khi nhìn thấy bước chân đi của hành giả đang đi hành thiền, hay thấy người hành giả đang ngồi tọa thiền, họ đọc được họ thấy được họ nhắc được và họ chỉ dẫn được là như vậy chứ không phải là họ nói theo tư kiến của họ được, họ không được nói theo tư kiến của họ.

Đức Phật Ngài dạy Chư Tỳ Khưu nếu ta mở miệng ra mà nói được chánh pháp thì nên nói còn nếu không nói được thì nên yên lặng giữ tâm của bậc thánh chứ không nói chuyện vu vơ mà mang tội nghiệp cái ngữ nghiệp của mình.

Vị Thiền Sư họ càng phải thu thúc ý căn, ý căn của họ không buông lung, họ nói là phải chính xác, gặp đúng pháp hiện bày, thì lúc bấy giờ họ nhìn vô, họ muốn thấy được vị đó đang ngồi, họ muốn biết vị đó đang đi với thân niệm xứ, với tâm niệm xứ có kết nối với nhau không, thì họ phải coi anh này đang đi với tâm vô tham, vô sân, vô si, hay là anh đang đi với tâm mà hiện bày tâm sở này, hay tâm hữu trưởng, họ kết nối nhau trong pháp thiện làm việc với thiện trong sự tu tập thân niệm xứ. Tất cả điều đó phải kết nối nhau.

Cũng như thọ, thân ta có thọ tâm ta có pháp, thân ta có pháp tâm ta có thọ ta phải liên kết nhau, do đó tâm phải biết pháp và tâm phải biết thọ và tâm phải biết thân, và trong đó phải có 4 pháp tỉnh giác kết nối trong phần chánh niệm và chúng ta phải có được.

Ta niệm là ta hành thiền, qúi Phật tử nhớ: Niệm là ta đang hành thiền, nếu mà ta chánh niệm ta mới hành đạo. Do đó, khi hai lãnh vực này hành giả mà không nắm được thì Sư nghĩ rằng là không kết quả. Sư thường hay hỏi qúi Phật tử hành thiền hay hành đạo, họ không trả lời cho Sư được.

Tại vì hành thiền thì ta phải niệm (chú tâm) Niệm sanh định, nhưng hành đạo Bát Chánh Đạo này (Chánh Niệm) ta thấy được con đường đạo đế mà Đạo Đế ta mới thấy được con đường Tập Đế, ta mới tìm được, ta phải đi ngược trở lại. 

Cũng như hồi nãy Sư nói với qúi Phật tử chúng ta phải đi ngược trở lại. Như khi Bồ Tát nhìn thấy những hiện tượng như: già, bịnh, chết, thì Ngài đi ngược trở lên để diệt cái vô minh và ái dục qua vô minh. Thì khi ta đi Bát Chánh Đạo, Thất Giác Chi, Ngũ quyền, ngũ lực, tứ như ý túc, tứ chánh cần, và tứ niệm xứ chúng ta phải đi ngược trở lại:. 

Chánh kiến là ta thấy được Tứ Đế. Chúng ta mới phát triển Thất Giác Chi để ta tìm ra được Ngũ Lực, Ngũ Quyền, Ta mới đạt được Tứ Như Ý Túc. Và trong phần này Niệm chúng ta mới thành tựu. 

Do đó, khi một người hành đạo họ đi từ Chánh Kiến, họ có Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định, 

Còn đối với ta, ta đi Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần này mà ta không có Chánh Kiến mà ta hành đạo, thì ta đang đi hành thiền chúng ta phải nỗ lực cái thiện chúng ta và cố gắng cái thiện chúng ta đang có. Trong ta có cái ta cái tôi và ta không đi ra khỏi con đường hành đạo mà chúng ta đi hành thiền thôi, và kết quả của ta là bất thiện ta có thì chúng ta diệt trừ được cái bất thiện đang có, do đó chúng ta nắm bắt được cái này./.


No comments:

Post a Comment