Saturday, August 13, 2022

004 Paṭṭhāna - Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện (tiếp theo)- HT Sán Nhiên giảng ngày 5 tháng 3, 2022

004 Paṭṭhāna

Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện (tiếp theo) - HT Sán Nhiên giảng ngày 5 tháng 3, 2022 


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "004 Patthana" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

3 ý nghĩa của Patthana 

1) Ý nghĩa thứ nhất là, có những thể loại sai biệt về duyên (paccaya), còn gọi là mối duyên hệ.

2) Ý nghĩa thứ hai là, phân tích chứ không phải là thực tính. Phân tích ra từng mỗi một pháp, chia chẻ ra với Mãnh Lực Duyên này chi phối minh hiển tất cả các pháp cho sáng tỏ rõ ràng với Mãnh Lực Duyên hệ tác động chứ không phải ngẫu nhiên tác thành. Thí dụ như muốn nói tới pháp thiện thì ta phải nói rõ pháp thiện này chứ không có nói như trong Kinh Tạng Nikaya nói tới pháp thiện một cách chung chung.

Trong bài pháp thoại đầu tiên của lớp học Paṭṭhāṇa Sư giảng pháp thiện có 5 ý nghĩa (khôn khéo, mạnh khỏe, tốt đẹp, lợi ích, cho quả an vui) đó là thuộc loại phân tích của Paṭṭhāṇa để giải đáp chứ trong Nikaya không nói một cách đầy đủ.

3) Ý nghĩa thứ ba là, chỗ tiến hành là chỗ đi tới đi lui Toàn Giác Trí sabbaññuta-ñāṇa. 

sabbaññuta = toàn giác

ñāṇa = trí

sabbaññuta-ñāṇa = bậc Chánh Đẳng Giác

Đức Phật khi Ngài nói tới Paṭṭhāṇa này là Ngài thoả thích giống như con kình ngư xuống biển một đại dương rộng 84 ngàn do tuần mênh mông to lớn Ngài vùng vẫy bơi lội thỏa thích trong đó, Ngài đi tới đi lui trong pháp của Paṭṭhāṇa. Thì khi chúng ta đi tới đi lui trong pháp Paṭṭhāṇa có lãnh vực 24 pháp chúng ta cần phải học.

1) Thứ nhất có, Tam Đề có (22) x 4 rồi có 4 phần là Pháp Thuận Tùng, Pháp Đối Nghịch, Pháp Thuận Nghịch, Pháp Nghịch Thuận. Mỗi một Tam Đề Nhị Đề thì nó có 4 phần như vậy.

2) Thứ hai có, Nhị đề có (100) x 4

3) Thứ ba là Nhị Đề - Tam Đề  x 4

4) Thứ bốn là, Nhị Đề - Tam Đề  x 4

5) Thứ năm là, Tam Đề - Tam Đề x 4

6) Thứ sáu là, Nhị Đề - Nhị Đề x 4

Mỗi một phần nhân cho 4, qúi Phật tử phải nắm bắt được trí tuệ của Ngài phải đi xuyên suốt thành 24 gọi là hoàn mỹ hoàn bảo gọi là Samamta Paṭṭhāṇa.

Samamta = hoàn bão

Paṭṭhāṇa = Phát thú.

Samamta Paṭṭhāṇa nghĩa là hoàn mỹ, bảo vệ trọn vẹn tất cả các pháp xuyên suốt mà duy nhất chỉ có sabbaññuta-ñāṇa xuyên suốt thấu triệt cái đó thôi, Thinh Văn Giác chưa có đủ, trong khi ta học Paṭṭhāṇa bất khả tư nghi là chúng ta phải đi qua 6 phần. 

Thí dụ như Sư dẫn chứng, phần Tam Đề với phần Nhị Đề hai cái kết hợp lại với nhau qúi Phật tử sẽ thấy. 

Thí dụ như ta học tam đề (Tikà) thứ nhất là Tam Đề Thiện, Nhị Đề Nhân (Dùkà). Hai cái này chúng ta sẽ thấy. 

Tam Đề Thiện ta có:

- Pháp Thiện

- Pháp Bất Thiện

- Pháp Vô Ký

Rồi mỗi pháp chia làm hai; Tam Đề Hữu Nhân, Tam Đề Vô Nhân, Nhị Đề Hữu Nhân, Nhị Đề Vô Nhân, qúi Phật tử sẽ thấy 3 x 2 = 6 vừa thuận và nghịch.

Khi nói tới Thuận Nghịch chúng ta phải hiểu được cái nào là Thuận cái nào là Nghịch. 

Khi nói tới Tứ Niệm Xứ ta nói đến Thân, Thọ, Tâm, Pháp. 

Thì khi Đức Phật Ngài thuyết bài kinh SatiPaṭṭhāṇa, không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật nói chữ sati + Paṭṭhāṇa làm thành bài kinh SatiPaṭṭhāṇa hay ta nói là "Niệm Lực Phát Thú" hay "nơi đó phát sanh ra niệm lực" Ngài không nói như vậy mà Ngài chỉ nói SatiPaṭṭhāṇa.
 Qúi Phật tử nghe mà không biết về Paṭṭhāṇa này mà chỉ biết về Nikaya (Kinh Tạng) thôi về Trường Bộ là bài kinh 22 Kinh Đại Niệm Xứ - Maha-Satipatthàna Sutta hay là Trung Bộ bài 10 Kinh Niệm Xứ - Satipatthana Sutta. 

Nhưng khi đến với Mãnh Lực Duyên và phân tích ra và trí tuệ Đức Phật Ngài lồng vô bài kinh Niệm Xứ này chúng ta phải nói 4 phần là Thân, Thọ, Tâm, Pháp, nói ngược lại là Pháp, Tâm, Thọ, Thân.

Khi ta có pháp ta niệm về: Thân, Thọ, Tâm, Pháp, và đi ngược trở lại là: Pháp, Tâm, Thọ, Thân.

Cũng như bài Quan Tương Sinh, khi ta nghe Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, cái đó là ta đi suôi, nhưng ta đi ngược trở lên lại là khi chúng ta gặp pháp nghịch. Ở đời có khi chúng ta gặp thuận có khi ta gặp pháp nghịch thì ta phải biết Paṭṭhāṇa với Mãnh Lực Duyên của nó để mà vận xoay uyển chuyển Samamta Paṭṭhāṇa hoàn bảo hoàn mỹ chúng ta mới nắm được pháp và chúng ta tách rời ra khỏi cái thực tướng; vô thường, khổ, vô ngã, ở trong cái tôi cái ta của ta ở trong pháp chúng ta đang suy niệm.

Cũng như Sư nói Tâm có Thân, Tâm có Thọ, Tâm có Pháp. Pháp hiện bày trong tâm, tâm biến động theo Mãnh Lực Duyên chứ không phải Mãnh Lực của Pháp, thì chúng ta nắm bắt được Paṭṭhāṇa ở trong bài kinh Tứ Niệm Xứ mới hoàn bị.

Khi chúng ta đi tới phần trí tuệ thì khi đi vô trong lãnh vực này chúng ta mới thấy là Đức Phật Ngài thẩm thấu 24 đề tài.

1) Thứ nhất có, Tam Đề có (22) x 4 rồi có 4 phần là Pháp Thuận Tùng, Pháp Đối Nghịch, Pháp Thuận Nghịch, Pháp Nghịch Thuận. Mỗi một Tam Đề Nhị Đề thì nó có 4 phần như vậy.

2) Thứ hai có, Nhị đề có (100) x 4

3) Thứ ba là Nhị Đề - Tam Đề  x 4

4) Thứ bốn là, Nhị Đề - Tam Đề  x 4

5) Thứ năm là, Tam Đề - Tam Đề x 4

6) Thứ sáu là, Nhị Đề - Nhị Đề x 4

Trong mỗi đề tài triển khai ra trùng trùng duyên khởi. 

Một chiếc lá rụng trong rừng già, sóng động ngoài biển khơi là như thế.

Chúng ta sẽ thấy trí tuệ Đức Phật xuyên suốt, mà lớp học này này chúng ta sẽ học thẩm thấu hết tất cả trí tuệ của Đức Phật một cách trọn vẹn.

Hồi Sư ở Bình Giã với Sư Ba Thiện Pháp để hướng dẫn cho các Sadi học tu. Buổi sáng Sư Ba Thiện Pháp kêu ra ngoài đồng làm cỏ.  Sư sanh ở Sàigòn rồi lớn lên Sư đâu có biết làm cỏ làm vườn làm rẫy. Sư Ba nói: "Đồng cỏ mênh mông như vậy, ông đừng có nhìn hết đám cỏ này vì nó sẽ làm ông chán ngán đi, đừng có nhìn, mà chỉ nhìn dưới chân ông thôi, cuốc tới đâu làm tới đó, thấy mênh mông là sợ, chỉ nhìn dưới chân thôi".

Khi chúng ta đi từng bước, ta làm cỏ từng bước dưới bàn chân của mình thôi chứ không nhìn cả một cánh đồng thì chúng ta mới có khả năng đi tiếp tục được, chứ còn nhìn nguyên cả cánh đồng ra khỏi tầm nhìn bàn chân của mình là chúng ta bước đi không xa, chúng ta phải cẩn thận như vậy đó.

Phùng Quân Nhất Dạ Thoại
Thắng độc thập niên thư

Phùng là gặp gỡ người quân tử , 
nhất dạ thoại là bằng một đêm mà nói chuyện với người quân tử.
Thắng là hơn cả 10 năm đọc sách.

 Mình gặp người quân tử họ thông minh trí tuệ mình nói thoả mãn, muốn hỏi đề tài gì cũng được hết, nhưng mình phải đi ngược lại, (pháp thuận thì phải có pháp nghịch), phải có 10 năm đọc sách mới nói chuyện được với người quân tử một đêm được thoả mãn. Chứ bây giờ cái gì họ cũng biết hết mà mình không biết câu gì để hỏi. Do đó, qúi Phật tử phải có sách hổ trợ. Sư nói mở trang này sách kia qúi Phật tử đối chiếu liền là một, để mình củng cố đức tin, mình củng cố kiến thức của mình và mình có thể phối hợp cùng với Sư để mà đi song hành với phần gọi là chia sẻ những kinh nghiệm chuyện tu học. Thứ hai nữa chúng ta có thời gian trong một tuần lễ nó lẹ lắm, trong 6 ngày ở nhà qúi Phật tử đọc lại có câu hỏi thắc mắc gửi cho Sư rồi Sư sẽ giải đáp, chúng ta đi song đôi mới được.

 Qua phần Phát Thú. Trang A2 Pháp Thiện Làm Duyên cho Pháp Thiện.

Học Phát thú chúng ta cần nhớ:

Năng Duyên là tác nhân

Sở Duyên là Hệ Quả

Địch Duyên là ngoài hệ quả.

Thí dụ một đội banh túc cầu khi ra sân thì có 5 vị mỗi bên ra sân đá, thì 5 vị là năng duyên, còn đá hay đá dở là sở duyên, tuy nhiên, trong đội banh không phải chỉ có 5 người mà có khi có 20 người, thì 5 người ra sân thì còn 15 người ngồi bên trong, thì 15 người còn lại gọi là địch duyên, thì phần địch duyên là ngoài hệ quả nó thuộc năng duyên nhưng nó chưa vào vị trí đó với thời điểm đó và lúc đó nó chưa tạo tác ra mãnh lực của nó, do đó gọi là địch duyên.

Thứ hai nữa là trong Mãnh Lực Duyên học Phát Thú có hai loại là Sathàga là tấu hợp và Bhatanà là hiệp lực, giống như một ban nhạc hoà tấu thì họ có những người nghệ sĩ có thể tấu hợp khúc nhạc này và không tấu hợp khúc nhạc kia. 

Giống như người nhạc trưởng đứng trước dàn nhạc hòa tấu điều khiển dàn nhạc hòa tấu, có khi bên này đánh nhạc thì bên kia ngưng, khi bên kia đánh nhạc thì bên này ngưng, có khi cả hai bên cùng tấu nhạc cùng một lúc.

Trong cái duyên nó có năng, sở, địch, khi thì nó làm tác nhân, khi thì nó làm hệ quả, qúi Phật tử phải phân biệt được thì mình mới thấy được Mãnh Lực này nó hiện bày ra các pháp đó mình mới rõ được cái mãnh lực của nó, chức năng của nó, và sự tạo tác của nó, và nó sẽ có hệ quả của nó như thế nào.

Thứ hai là, có khi nó vô tấu hợp, có khi nó không tấu hợp, có khi nó hiệp lực, có khi không hiệp lực.

 Như vậy thì khi cái phần mà trang A2 qúi Phật tử sẽ thấy: 

Hiệp lực có 11 duyên, nhưng ở trong Pháp Thiện làm duyên Pháp Thiện thì có 9 duyên, ở bên ngoài là 11 duyên cái nhân duyên nó có 11 duyên nhưng vô Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện có 9 duyên, vậy thì duyên nào nó vô, duyên nào không vô, chúng ta loại ra.

Khi qúi Phật tử đi qua tới phần thứ hai Pháp Thiện Vô Ký thì qua trang A3 thì nó còn 8 duyên, tới phần Pháp Thiện và Pháp Vô Ký còn có 7 duyên, rồi pháp Bất Thiện còn 6 duyên.

 Qúi Phật tử để ý cái đó trước như vậy thì mình mới thấy khi ta làm việc thiện có nhiều mãnh lực giúp, khi ta làm việc bất thiện có ít mãnh lực tạo tác, chính cái đó Đức Phật Ngài tìm ra được kẽ hở đó, chính cái đó Ngài tìm ra được mãnh lực của cái thiện nó thù thắng mà Ngài mới đánh bạt được bất thiện mình mới có con đường giải thoát, còn không thì chúng ta sẽ thấy "tiền tiền vô thủy hậu hậu vô chung" nhưng đối với Đức Phật thì Ngài thấy "tiền tiền vô thủy hậu hậu hữu chung" chúng ta cũng nhìn thấy, nhưng nếu chúng ta học về Paṭṭhāṇa thì chúng ta học về Abhidhammattha Sangaha.

Ta học về Tâm Bất Thiện có 12 là 8 tham, 2 sân, 2 si.

Nhưng khi ta học tâm thiện có 37 là 8 đại thiện, 9 thiện đáo đại, 20 tâm thiện siêu thế, cộng lại là 37.

  12 tâm bất thiện, một trong 12 tâm bất thiện này ta làm cho ra 7 quả vô nhân. Nhưng nếu là tâm thiện vừa hiệp thế vừa siêu thế cho ta 8 đại quả + 9 quả đáo đại + 20 tâm đạo siêu thế, khi chúng ta học chúng ta sẽ thấy rõ như vậy.

Như vậy, khi qúi Phật tử thấy không ai hoàn hảo cả, có khi ta trong quá khứ trong thời trước chúng ta không biết Phật Pháp chúng ta không có được học, không có Thầy hay bạn giỏi nhắc nhở chúng ta, chúng ta làm những việc sai trật như giết gián, kiến, chúng ta làm những việc bất thiện đó giờ ta biết rồi ta sẽ làm việc thiện, ta tích thiện với mãnh lực duyên nhiều hơn bất thiện thì ta có thể đánh bạt các nghiệp bất thiện ta chạy đi kịp.

Do đó, khi chúng ta học về Phát thú thì chúng ta sẽ thấy:
- Nếu ta làm việc thiện, nhiều mãnh lực duyên sẽ hổ trợ cho ta,
- Nếu ta làm việc bất thiện, ít mãnh lực duyên sẽ tiếp ứng với ta.

Do đó, chúng ta sẽ thấy con đường  giải thoát hay thoát cảnh khổ hay  cảnh trầm luân sinh tử, chỉ có những việc thiện mà chúng ta sống thiệt sự trong tâm ý nghĩ của ta, từ ý nghiệp, tới thân nghiệp, rồi ngữ nghiệp của ta thiện làm duyên cho pháp thiện thì mãnh lực duyên sẽ đến là những tâm thiện đó, và mãnh lực những tác nhân của nó sẽ hổ trợ cho ta một cách chọn vẹn.

Với một pháp thiện làm duyên cho một pháp thiện ta có được 9 duyên hổ trợ, nếu như chúng ta làm một cái bất thiện trong 3 nhân bất thiện đó thì nó chỉ có 7 duyên để hổ trợ ta thôi, qúi Phật tử sẽ thấy rõ ràng như vậy đó.

(Đã giảng trong bài 003 ngày 26 tháng 2, 2022, xin được copy lại ở đây

Pháp Thiện làm duyên cho pháp Thiện có 9 yếu tố (trang A2) hay là 9 Mãnh Lực Duyên:

Năng - sở cùng sinh lên, nên có 3 duyên: 

1. Câu Sinh Duyên - “Đồng sinh duyên”, 

2. Câu Sinh Hiện Hữu. “Đồng sinh hiện hữu duyên”

3. Câu Sinh Bất Ly. Đồng sinh bất ly duyên”.

Sở duyên được vững mạnh nhờ nương vào năng duyên, nên có 

 Câu Sinh Y - “Đồng sinh y duyên”.

Năng duyên có tâm sở Trí, nên có 3 duyên: 

1. Câu Sinh Trưởng. “Đồng sinh trưởng duyên”,

2. Câu Sinh Quyền Đồng sinh quyền duyên

3. Đồ Đạo Duyên. Đạo duyên

Sở duyên là danh pháp, nên có

8. Câu Sinh Bất Tương Ưng -  “Hổ tương duyên”.

Năng duyên là pháp quả, nên có

9. Tương Ưng - Quả duyên

Như vậy, có 9 Mãnh Lực Duyên hay còn gọi là 9 duyên hợp trợ

Thí dụ như qúi Phật tử muốn làm thì qúi Phật tử có đủ 9 yếu tố này không hay một trong 9 yếu tố này không thì qúi Phật tử mới đảm bảo, mới làm an toàn, chắc chắn chúng ta làm việc thiện cho ra quả thiện mới được, còn không thì chúng ta thiếu, chúng ta sẽ hoang mang khi ta làm một việc xả thí hay ta thọ giới sau khi ta tu tập mà chúng ta không thấy kết quả thì chúng ta sẽ có một sự thắc mắc hoài nghi hay thối chí sự tu tập của mình.

Do đó chúng ta cần phải biết Nhân nào thì Quả nấy, nhân nào là Năng Duyên.)

Và khi ta phân tách ra tâm bất thiện chỉ có 12 tâm mà tâm thiện ta có tất cả là 37 tâm và có quả tương ứng với nó rất là sít sao chúng ta nắm bắt được nó.

Thứ nhất. Chúng ta muốn làm duyên bất thiện bằng cách nào? Qúi Phật tử thấy duyên nào vô, duyên nào không vô, 11 duyên pháp thiện làm duyên cho pháp thiện bỏ phần dị thục quả.

Thứ hai. Bỏ phần bất tương ưng thì 11 duyên nó bỏ 2 duyên còn lại là 9 duyên.

 Khi chúng ta qua phần Pháp Bất Thiện làm duyên cho Pháp Bất Thiện thì bỏ Câu Sanh Trưởng ra, bỏ Quyền Lực ra, bỏ Đồ Đạo Duyên ra, nó còn lại 6 duyên. Cái đó qúi Phật tử thấy rõ ràng, khi anh làm bất thiện anh sống trong sợ hãi cái quả khổ đau trực chờ, thì qúi Phật tử sẽ không có Quyền Lực nào trong người mình nữa và cắt đứt con đường Đồ Đạo đi tới đạo quả Niết-bàn, và cắt đứt con đường Trưởng Duyên đưa đến Mãnh Lực hưởng quả phước báu do đó chúng ta sẽ thấy giữa hai vế đó học mình thấy thiện có 9 duyên, bất thiện có 6 duyên, cắt đi 3 duyên, mà 3 duyên chính chúng ta cần phải nắm bắt được.

Trong bất cứ ta làm việc thiện, ta làm việc bất thiện thì ở đây Đức Phật Ngài chỉ Ngài tìm ra Ngài thấy luôn luôn là phải có Câu Sinh đứng hàng đầu.

Câu Sanh là cùng sanh với nó, tâm ta vừa nghĩ đến thiện là ta phải sống với nó ta phải Câu Sanh với nó và ta phải hiện hữu với nó, phải nương tựa với nó, hiện hữu với nó và bất ly ta không rời khỏi nó, chúng ta đeo theo cái thiện đó, đeo theo tâm thiện đó, đeo theo tác nhân thiện đó, cho tới trọn vẹn như vậy thì nó mới thành tựu, còn nếu chúng ta làm phân nửa, như ta ngồi thiền cũng vậy, ta không có Câu Sanh với nó, ta không có Câu Sanh Y với nó, ta không có Câu Sanh Hiện Hữu với nó, ta không có Câu Sanh Bất Ly với nó, ta cứ nhá nhử nhá nhử, thì không có bao giờ có kết quả được ./.



No comments:

Post a Comment