Saturday, April 30, 2022

Vi Diệu Pháp 20 (tiếp theo) - Phần Vấn Đạo - TT Sán Nhiên trả lời

 Phần Vấn Đạo Vi Diệu Pháp 20 - TT Sán Nhiên trả lời

Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 20" do TT Sán Nhiên giảng,. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Thiền sinh: Thưa Sư, khi con ngồi thiền con chú trọng đến hơi thở mà không để ý đến thân nên thân con thường bị thụng về phía trước. Vậy sau này con có nên chú trọng đến hơi thở không, và hôm nay con đổi chân thì có phải là con nhìn vào hơi thở không được mạnh.

TT trả lời: Thứ nhất khi ta ngồi thiền sẽ có 2 đối tượng là thân và tâm, một số người ngồi thiền chú nhiều về tâm mà không để ý đến thân, do đó hiện tượng của thân sẽ nghiên ngả hay là lưng thụng xuống v.v.... đó là trạng thái họ không để ý theo sức hút của trái đất mà chúng ta học về vật lý hay ta bỏ một vật thể nào xuống thì tất cả đều bị sức hút của trái đất mà trút xuống. Thì khi ta ngồi thiền cũng theo trạng thái đó nếu ta không có chánh niệm và tỉnh giác. 

Chánh niệm là biết ta đang ngồi thiền, ta theo dõi hơi thở, có sự ghi nhớ, ta biết tỉnh giác là trong thân và tâm, luôn luôn biết những chuyện gì xảy ra, đang xảy ra và nó sắp sửa xảy ra, tỉnh giác cũng vậy chứ không mê muội hôn trầm không hiểu biết. 

Do đó, khi ngồi thiền, thân ta ngồi chút xíu nó thụng xuống ta cũng phải biết và chỉnh cho thân ngồi thẳng lại. Khi ta ngồi nếu thân đang bị nghiêng thì nếu có vị thiền sư chỉnh cho mình ngồi ngay lại, nhưng mà kẹt một cái là tâm lý của người ngồi thiền là kỵ nhất bị người khác đụng vô người lúc mình đang đang tập trung, thì nếu mình đụng vô người đang ngồi thiền làm họ giựt mình người đó hoảng hốt, tâm không có an vui sau này bị ám ảnh. Do đó những phương pháp xưa kia khi ngồi thiền mà ngủ gục thì thiền sư đánh vô đầu hay vô người 3 cái, đó là tối kỵ không được đụng vô người đang tu tập làm người ta hoảng hốt sau này người ta cứ sợ.

Minh phải coi, nó có 2 hiện tượng đến, một là tâm lý mình nghĩ nó đang bị nghiêng nhưng thật ra mình còn đang thẳng lưng, tại mình lo tập trung quá, định mạnh quá, lo chú tâm vô trong hơi thở hay đối tượng của mình mà mình không để ý tới thân, mình phát hiện ra thân mình nghiêng nhưng thật ra không có vì lúc đó là mình tưởng, còn nếu mình thật đang nghiêng qúi Phật tử có thể ngồi sửa lại được. Đó là điều qúi Phật tử thấy điều thứ nhất.

Cách thứ hai khi ta ngồi thiền khi trạng thái mình không có thể vượt qua được pháp nghịch là, tê, nhức, mỏi, đau, quá sức rồi thì ta có thể sửa đổi một chút không trở ngại, cái đó là thông lệ và là thường tình. Tuy nhiên vì mình cứng ngắt cho rằng cái đó là xấu, hay là yếu, là dở mình, không thoái mái, thì mình khởi tâm sân, thì mình phải thấy là cái đó mình làm tâm mình sân chứ không phải nó có, nhưng nó là do mình khởi sân. Bài học lúc nãy Sư nói đối tượng làm ta sân, hay là tâm ta sân vì đối tượng, thì lúc đó mình sẽ thấy ta sân vì đối tượng chứ không phải đối tượng làm ta sân. Mình đổi oai nghi được không ai nói và không có gì trở ngại. Nhưng mình thấy là đổi oai nghi là xấu, là không tốt, là dở, mình khó chịu lúc đó tâm mình sân lên, tại cái tâm mình không kiểm soát, thì mình niệm: "sân à, sân à". 

Những cái đó mình phải hiểu biết như vậy, mình mới quán sát theo dõi bám chặt giữ lấy được, những lúc đó là mình thấy được pháp chứ mình đừng để có những trường hợp đáng tiếc không đáng xảy ra.

Không nên nghĩ, hôm nay tại sao mình không làm được như kỳ trước, tại sao mình không làm được giống như ngày hôm qua. Mà mình làm thông thường đơn giản cũng là một yếu tố đưa đến kết quả như ý muốn. Còn mình dốc lòng làm mà mình không được như ý muốn thì cái đó là tâm mình bữa nay không có vượt qua được.

Do đó, không có khi nào Sư nói là bữa nay qúi Phật tử yếu quá không đủ nghị lực để vượt qua, Sư không nói như thế. Mà tâm mình coi lúc đó tại sao hôm nay mình làm không được hay lúc đó giữa cái hay và cái dở là một cái tỷ số đo lường cao thấp mình đặt ra, hay tiến trình tu của mình đang có mà mình thấy mình đang lui sụt hay không, cũng là chế định, mình coi lại cái tâm mình xử lý.

Những cái đó là cần thiết, qúi Phật tử chểnh mệnh một chút xíu Chế Định nó dắt mình đi ra ngoài Hiệp Thế, mà Hiệp Thế mình mất đi điểm Siêu Thế. 

Tâm mình sáng suốt lúc đó mình bị lọt vô trong pháp nghịch là trạo hối, phóng dật, và hối tâm hối hận liền, bắt đầu trạo hối sanh lên bắt đầu bị cuống cuồng trong đó mình không ra được thì trạo hối lọt vô trong hoài nghi, đó là pháp nghịch kéo mình lại, nó không phải nghiệp báo

 Cái tâm lý mình dễ dàng và tâm đó mình dễ thấy, nhưng qúi Phật tử không có kinh nghiệm chưa có quen xử lý đối phó với nó.

Thiền sinh: Thưa Sư, khi ngồi thiền thì con cảm thấy đường lối quen thuộc thành ra lập đi lập lại có vẻ như con không vô được cái gì lâu được bởi vì cái sự hiểu biết nó lọt vào trong tình trạng thấy pháp, làm sao để con có thể trở thành quán sát không cần biết trước?

TT trả lời: Có hai trường hợp, qúi Phật tử sẽ thấy người đa văn quảng kiến học mà biết nhiều, thấy gì cũng biết hết thì người đó chủ quan. Người mà có trí thức họ thường hay chủ quan, "cái này tôi rõ rồi, tôi thông rồi, không có gì thắc mắc nữa". Đó là một pháp nghịch của mình, cái pháp nghịch của mình lúc đó là qúi Phật tử đang ở trong trạng thái tâm sân, sân triền cái nó làm cho mình bất toại nguyện mình thấy mình chán liền, bất toại nguyện, không hoan hỉ liền.

 Cái đó là tâm sân, mình phải niệm liền "sân à, sân à", và lúc đó mình không đi lại con đường cũ mình đang có, vậy thì qúi Phật tử sẽ thấy những cái gì mình thường hay có, hơi thở và những khái niệm về hơi thở nó sẽ đi tới trước nó sẽ cho mình ra mình thấy điều đó, qúi Phật tử đổi qua "ngồi à, đụng à" qúi Phật tử sẽ không có ra được trường hợp đó tại vì trước đây mình chưa có dùng cái đó, mình được quyền đổi qua "ngồi à, đụng à" và mình coi lại trạng thái ngồi đó mình chưa biết tâm mình đang đi về cái đó mình thấy cái gì trong đó, cái bắt đầu mở con đường mới mình đi là như vậy.

 Những trường hợp đó xảy ra như vậy mà qúi Phật tử không qua được cái cửa quen đó nó có 2 điểm lợi và bất lợi, nếu mà quen đó là qúi Phật tử phá thành trì quen đó dễ lắm, bỏ ra mình thấy liền, giống như đứa con mà nó thường lập đi lập lại mình biết ý nó rồi thì mình sửa cái đó dễ lắm. Hai nữa là mình phải chịu lệ thuộc nó luôn rồi nó dắt mình đi theo thói quen đó nó bắt mình đi theo nó luôn. Thì 2 cái đó thì bắt đầu mình phải làm như là mình không để ý tới nó và mình đi qua cái đường mới "ngồi à đụng à" nếu chưa từng quen, mình để cái tâm mình ở đó. 

Cái thói quen thì phá nó dễ hơn cái mới, cái mới Sư phải đi tìm coi gốc cội nguồn nó từ đâu, coi nhân nào lên quả đó, nhân này sanh nhân này diệt Sư tìm, Sư phải dụng dụng nhiều lắm nhưng mà thói quen vừa lên là Sư diệt liền và Sư đổi nó qua pháp nó tới tiếp đứt ra liền, cái đó là cái kinh nghiệm của Sư, nhưng qúi Phật tử chưa có quen thì mình cứ đổi qua cái mới, cái mới nó cũng sẽ trở lại nếu như cái đó mình đã thuần thục rồi như vậy mình phải đối diện trở lại, thành ra thói quen nó không phải là một pháp cho ta phải đứng lại mà thói quen mà nó làm cho ta đứng lại đó là cái pháp để chúng ta tiến tu phải vượt qua, mình sẽ qua được.

Thiền sinh: Thưa Sư, tùy theo tính của mỗi người, thường thường trong đề mục lộ ngũ môn là nhãn môn, có khi nào có nhĩ môn không?

TT trả lời: Có chứ, qúi Phật tử sẽ có lúc là nhĩ môn. Do đó, qúi Phật tử sẽ bị ở trong góc độ là luôn luôn ở trong thiền đường ở trong nơi thiền tập nơi đó qúi Phật tử mới dùng nhãn môn thuần túy, nhưng trong đời sống hàng ngày mình cũng dùng được nhĩ môn. Đôi khi ở trong thiền đường các thiền sinh tu với nhau ở trong môi trường tu tập cũng có khi ta nghe những âm thanh tiếng động ở chung quanh, hoặc khi ta đang lái xe ngoài đường ta cũng nghe nhĩ môn ta niệm "nghe à, nghe à". Trong đời sống hàng ngày đi đứng trong nhà của ta  hay trong sở chúng ta đang làm việc thì chúng ta sẽ nghe sẽ thấy ta niệm "nghe à, thấy à", mình luôn luôn giữ chánh niệm, lộ nhĩ môn vẫn phát triển. 

Như vậy thì, khi ta ngồi thiền mà chúng ta nghe được nhĩ môn là khi xung quanh ta có những tiếng động phát lên, khi qúi Phật tử đang ngồi thiền ở trong rừng già có chim hót hay con khỉ kêu thì qúi Phật tử niệm "nghe nghe",  những lúc đó mà qúi Phật tử bắt được là qúi Phật tử có chánh niệm tỉnh giác với cái đối tượng chúng ta đang có, với chánh niệm ghi nhớ biết được, vẫn có như thường chứ đâu khi nào chúng ta ngồi thiền nhất là thiền quán là không bao giờ ta dùng nhãn môn thường xuyên.

Lộ thiền quán là chúng ta dùng ý môn nhiều nhất, ta sài tâm ý thức biết cảnh pháp nhiều hơn là lộ nhãn môn biết cảnh sắc, tại vì ta thu thúc nhãn căn lại không nhìn cảnh sắc.

Do đó, trong Thanh Tịnh Đạo mà Sư nói về 6 loại tính tình; tính tham, tính sân, tính si, tính tầm, tính đức tin, tính giác, đó là những loại tính tình ứng dụng cho pháp môn thiền Chỉ (không phải thiền Quán), ở đây chúng ta đang tu thiền Quán, do đó chúng ta chỉ dùng lộ ý môn thuần túy để theo dõi cảnh pháp, Thân, Thọ, Tâm, Pháp, theo tứ oai nghi chúng ta đang có mà chúng ta biết được diễn tiến của sanh diệt của nó, nhân quả của sanh diệt nó đang có là chúng ta theo dõi thực tướng của Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Thành ra nhĩ môn cũng có, tỷ môn cũng có, thiệt môn cũng có, thân môn cũng có. Với 6 loại tính tình có thuần túy ở trong thiền Chỉ mà thôi.

Thiền sinh: Thưa Sư, có phải thiền Quán khó hơn khi mình bắt đầu nhập định trước khi đến cận định chuyển qua thiền Quán thì con đường đi dễ hơn.

TT trả lời: Không dễ hơn, không có cái nào dễ, nhưng có thể có khả năng làm được hơn.

Thiền sinh: Thưa Sư, trong thiền Quán thường mình có lộ ngũ môn thì khi mình nghe âm thanh mình niệm "nghe à, nghe à" và mình buông bỏ trở lại. 

Nếu trong thiền Chỉ lấy nhĩ môn để chọn đề mục thì có hay không?

TT trả lời: Mình lấy lại đề mục đó mình quán phương pháp đó là ý môn bắt được cảnh pháp.

Nếu trong thiền Chỉ mà lấy nhĩ môn chọn đề mục thì trong 36 đề mục của Thiền Chỉ không nói tới. Trong 36 đề mục của thiền Chỉ thì 10 đề mục kasina không nói âm thanh, 10 đề mục bất tịnh về thể xác tử thi không nói tới âm thanh, do đó 36 đề mục trong thiền Chỉ không nói tới âm thanh do đó mình phải đi qua thiền Quán. 

Còn đối với những người gọi là Chỉ Quán trí giả và có loại Tịnh Quán trí giả, với những người mà họ không thuần túy về Tịnh Quán trí giả như Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên, nghe pháp như Ngài A xà Chí chứng đắc đạo quả liền, đó là bậc Tịnh Quán trí giả. 

Còn ta ngày hôm nay chúng ta phải đi Chỉ Quán trí giả, ta phải ngồi thiền pháp môn thiền Chỉ thiền Quán rồi chúng ta mới qua được con đường chứng đắc đạo quả. 

Do đó, con đường chúng ta dùng thiền Chỉ có khi được có khi không, mà ngày hôm nay hầu hết có thể nói là 80%  các vị hành giả tu nói là thiền Quán nhưng một thời gian sau tâm họ an trú được họ định được họ an lạc được họ ở luôn trong đó họ trở lại thiền Chỉ lúc nào không hay biết, và họ đem ra hướng dẫn lại cho các vị thiền sinh khác pháp môn thiền Quán nhưng thật ra họ đã ứng dụng của thiền Chỉ và họ đang chỉ lại pháp môn thiền Chỉ mà họ không hay biết.

Có nhiều người không thấy con đường họ đang trở lại thiền Chỉ mà họ thấy được tâm họ an tịnh, họ nghĩ là họ đạt được kết quả Niệm, Định và Tuệ, thì định mà họ đang được tịnh chỉ đó an tịnh tâm họ là một giai đoạn đang đứng ở đó. Con đường thiền Quán là phát sanh 16 tuệ quán, con đường đó mới đi đúng phương pháp của thiền quán. 

1) Tuệ quán thứ nhất là thấy được danh và sắc

2) Tuệ quán thứ hai thấy được nhân quả của danh và sắc

3) Tuệ quán thứ ba thấy được sự sanh diệt của danh và sắc

3) Tuệ thứ III - Sammasananàna - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã. Do sự suy xét mà thấy, chứ không phải thấy bằng Trí Tuệ. Còn gọi là Tuệ Thấu Ðạt

4) Tuệ thứ IV - Udayabbayanàna - Tuệ thấy sự Sanh-Diệt của Danh Sắc.

Tuệ quán thứ tư thấy phổ thông tướng vô thường khổ đau vô ngã.

5) Tuệ thứ V - Bhanganàna - Tuệ Diệt, Hành-giả thấy thân thể nhẹ nhàng, niệm "Phồng à, Xọp à", không thấy rõ rệt rồi mất. 

6) Tuệ thứ VI - Bhayanàna - Tuệ Sợ, cũng như Tuệ thứ V, phát sanh không lâu rồi diệt. Hành-giả ngồi niệm " Phồng à, Xộp à " rồi phát sanh sợ.

7) Tuệ thứ VII - Adinavanàna - Tuệ thấy Hiểm Nguy của Ngũ uẩn. Danh Sắc là Ngũ-uẩn. Hành-giả sợ thân này mất. Các thọ khổ lại xuất hiện lại như nhức, mỏi, tê, mệt. Có lúc Hành-giả thấy lông nheo đâm vào mắt, nhức mỏi khó chịu, lổ tai lùng bùng, hoặc đau bụng, hoặc ngứa ngáy cùng thân thể. Hành-giả suy nghĩ: "Tại ta có thân ngũ-uẩn này nên ta phải chịu các bệnh tật, khổ não." Trí tuệ phát sanh, Hành-giả chán nãn.

Theo trong kinh nói có cả thảy 59 hay 96 thứ bệnh có thể phát sanh khi Hành-giả đến Tuệ thứ VII này. Các bệnh cũ có thể tái phát. Thí dụ: có một Hành-giả có bệnh lên máu. Lúc ấy, bệnh lên máu phát sanh lại, lấy máy đo thấy máu lên cao. Hành-giả niệm "lên máu à", ít lâu sau thấy máu giảm xuống. Có khi bệnh hết luôn. Nếu bệnh trở lại, Hành-giả cũng niệm như cũ, bệnh dứt.

Hành-giả suy xét thì tại có thân ngũ-uẩn này, có Danh Sắc này nên phải thọ khổ, thọ bệnh hoạn. Suy xét như vậy. Hành-giả thấy tội của ngũ-uẩn, nên có tâm chán nãn không muốn có thân nầy nữa.

8) Tuệ thứ VIII - Nibbidanàna - Tuệ Chán nãn.

9) Tuệ thứ IX - Mũncitukamyatanàna - Tuệ muốn Giải thoát.

10) Tuệ thứ X - Patisankhanàna - Tuệ Suy Tư

11) Tuệ thứ XI - Sankharùpekkhanàna - Tuệ Xả Hành

12) Tuệ thứ XII - Anulomanàna - Tuệ Thuận-Thứ

13) Tuệ thứ XIII - Gotrabhunàna - Tuệ Chuyển Tánh, còn gọi là Tuệ "Cắt dòng phàm".

14) Tuệ thứ XIV - Magganàna - Ðạo-Tuệ

15) Tuệ thứ XV - Phalanàna - Quả-Tuệ

16) Tuệ thứ XVI - Pacechavkkhananàga - Tuệ Kiểm-soát Phiền-não và Tuệ Niết-Bàn.

Đó là những tiến trình đi của 16 tuệ quán con đường hành thiền quán thì họ sẽ đi đến đạo quả Niết-bàn. Còn nếu như mà họ chỉ thấy định tỉnh chỉ an tịnh là họ ở trong thiền Chỉ./.


1 comment: