Monday, March 21, 2022

Vi Diệu Pháp 17 - Thập Phúc Hành Tông - TT Sán Nhiên

 Thập Phúc Hành Tông - Vi Diệu Pháp 17 - TT Sán Nhiên 

Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "Vi Diệu Pháp 17" do TT Sán Nhiên giảng, mất khoản 10 phút đầu không có thâu cho đến đề tài Vô Uý Thí mới có giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Hôm nay chúng ta học Thập Phúc Hành Tông ((Puññakiriyāvatthu).

Việc thiện cho ra phước báu có ba là: nhân, thiên, giải thoát - những gì thay đổi ta từ xấu ra tốt.

Thập Phúc Hành Tông là 10 điều thiện, là nền tảng của hành động phước thiện, những việc làm thiện đem lại quả báu lớn lao, có thể diệt các pháp bất thiện của mỗi người chúng ta. Vì khi tâm thiện sanh thì tâm bất thiện vắng mặt. 

Mười điều thiện là:

1) Xả thí.

2) Trì giới.

3) Tu thiền.

4) Cung kỉnh.

5) Phụng thị.

6) Thính pháp.

7) Thuyết pháp.

8) Hồi hướng.

9) Hoan hỉ theo.

10)  - Chân trí, Chân là chân thật, cái biết của mình chân thật. 

Chúng ta tìm hiểu ý nghĩa thứ tự từng điều thiện trong 10 điều này.

1) Xả thí.

Xả thí có 3 là: Tài thí, Pháp thí, và Vô úy thí.

 Tài thí: Gồm tiền bạc của cải vật dụng cho đến qúy nhất là thân mạng. Có hai loại là nội tài và ngoại tài.

1- Nội tài: Thân mình đem bố thí cho người khác, như xông vào lửa cứu người sắp chết cháy, cứu người sắp chết đuối, lấy thân che đỡ cho người sắp bị bắn hay bị đâm. Hoặc cho người một bộ phận của mình mà người đang cần đến như cho người một qủa thận chẳng hạn. Nghĩa là người bố thí sẵn sàng chịu chết, chịu tật nguyền, chịu khổ để cứu người.

2- Ngoại tài: Là vật thường dùng của mình như tiền bạc, xe cộ, nhà cửa, ruộng vườn, đồ đạc, quần áo, đồ ăn, thức uống v.v…, đem một trong những thứ ấy tặng cho người, gọi là bố thí ngoại tài.

Tiền của mang ra bố thí phải là tiền của do công khó nhọc của chính mình, làm việc một cách hợp pháp, hợp lý, mới được kể là trọng. Nếu tiền của do sự làm bất hợp pháp mang lại, sự bố thí không được coi là trọng, mà là thấp hèn, vô ích

3) Trong pháp bố thí thì bố thí chánh pháp là tối thắng, trên tất cả là thí pháp. Từ đây về sau trên con đường tu tập của ta, ta chỉ cần làm những chuyện gì thuộc về thí pháp mà thôi, thí pháp mới đủ năng lực nhiếp phục ta và lúc đó ta mới đủ năng lực nhiếp phục người khác. 

Vậy thí Pháp là gì? 

Xả thí, khi xưa Đức Phật Ngài còn là vị Bồ Tát, Ngài tha thiết đi tìm cầu Pháp, muốn nghe Pháp mà Ngài gieo mình xuống cho con dạ xoa để cầu Pháp. Đức Phật Ngài nói là xả thân, xả tâm để cầu Pháp, Pháp chúng ta lãnh hội được, chứng đắc hội quả được, đó là bố thí Pháp sinh mạng này để có được đạo quả Niết-bàn. Chính vì đó, hôm nay qúi Phật tử phải thấy rằng chúng ta không mong cầu phước vật, chúng ta thí tài vật nhiều rồi, bây giờ qúi Phật tử phải đi vào con đường trí tuệ, chúng ta biết con đường tu tập phước huệ đồng tu, thí phước thí huệ, hôm nay phải trau dồi phước tuệ.

Trên con đường tu tập nghe nơi nào ta bố thí, nơi nào ta xả thí qúi Phật tử hoan hỉ tùy hỉ nơi tâm, chúng ta phải lo bố thí Pháp, ai in kinh, ấn tống kinh sách thì tùy hỉ góp phước, hoặc chép kinh sách để cầu giải thoát, dành thì giờ lo tu tập, đó là thí Pháp là tối thượng.

Pháp thí là đem lại những gì lợi lạc về mặt tâm linh gọi là pháp thí, đem lại sự an vui không kinh sợ gọi là vô úy thí.

Trong pháp thí vô uý thí mình cho mình trước, sau đó mình mới cho người khác được, Quí Phật tử cho trong trạng thái sợ hãi lo âu thì làm sao qúi Phật tử giúp người khác đang hoảng hốt lo sợ, do đó qúi Phật tử phải vô úy thí mình trước.

2) Trì giới.

 Ngài Tịnh Sự trong phút giây cuối cùng, bị nhiều cơn bịnh nặng tác hại cơ thể Ngài bị hoại diệt hết. Ngài xin với Chư Tăng là đệ tử Ngài cho Ngài trở lại làm sadi giữ giới sadi chứ Ngài không giữ tỳ khưu giới vì sợ không giữ tròn vẹn  227 giới. Chư Tăng đệ tử của Ngài không ai đồng ý cho Ngài xuống sadi giới nói: "Ngài cứ giữ 227 giời tỳ khưu, tụi con hổ trợ ngài, nhắc nhở Ngài. 

Khi quí Phật tử nghĩ tới giới thì qúi Phật tử mất vị trí đang "trì" ở cảnh nào. Thì khi mình nói tôi đang trì giới tức là qúi Phật tử phải nghĩ; tôi đang hành động, đang làm việc thiện, đang tạo giới được thanh tịnh. Chứ qúi Phật tử nghĩ cái giới là qúi Phật tử bám cái bên ngoài, qúi Phật tử không giữ tâm của mình được an vui.

Do đó, tác ý khôn khéo là mình nghĩ "tôi đang trì, còn giới tôi có bao nhiêu tôi biết". Qúi Phật tử nói giữ giới là không thấy cái thọ trì mình đang có, qúi Phật tử mất hết tất cả liền.

Qúi Phật tử nói, tôi có bát giới, tôi có 2 giới, qúi Phật tử ngồi đếm hoài, lúc đó là qúi Phật tử đang bị si và sân, qúi Phật tử đang toại nguyện là si, và qúi Phật tử bất toại nguyện là sân, hoang mang lo sợ, qúi Phật tử đang nghĩ tới góc độ tham sân si này hơn là qúi Phật tử nghĩ tới trì giới có hay không có, phải giữ tâm mình đang thọ trì việc tạo phước tu tập để diệt tham sân si, đó là phương pháp để thọ giới. Những cái đó là những tác ý thanh lọc tâm ý của mình.

 Như vậy, ta giữ giới hay ta giữ cái tâm? Ta giữ cái tâm qua phương pháp trì giới tâm được an trú, an vui, bình tỉnh, an lạc, nhìn tới những gì mình cần phải làm.

Tôi không sát sanh, tôi không nói dối, tôi không làm những điều sai trật đó, tôi chỉ làm điều gì lương thiện trong tâm thức. Lúc đó qúi Phật tử thấy có một điểm tựa đó nằm trên con đường đi cuối cùng, qúi Phật tử có cái vốn để ra đi, còn không qúi Phật tử sẽ đi với sự chi phối kinh khủng lắm, sợ hãi lắm, lúc đó qúi Phật tử không có điểm tựa. 

Như vậy, cái hay nhất là người ngày cuối cùng được thọ giới, người ta giữ những giới gì người ta biết. Qúi Phật tử bây giờ đang còn tỉnh táo chứ không phải là muội lượt, có sự hiểu biết còn giữ giới được, nhưng tới lúc cuối cùng giờ phút cận tử lâm chung qúi Phật tử bắt đầu giữ giới qúi Phật tử biết mình thường giữ giới gì mà qúi Phật tử từng có.

Như vậy, tới giờ cuối lâm chung qúi Phật tử không thể nhớ mình giữ giới gì tại vì qúi Phật tử không biết giờ phút nào lâm chung, chẳng hạn như ra đường bị xe đụng là lâm chung rồi thì làm sao mình nhớ được mình giữ giới gì trong giờ phút lâm chung. Do đó, tâm nghĩ tới Phật Pháp Tăng làm điểm tựa cho mình, giữ tâm mình là quan trọng. 

Ngài Ajahn Mun, một vị Tăng thọ đầu đà xuất sắc nổi tiếng bên Thái Lan, suốt cuộc đời tu của Ngài ở trong rừng không ra thành thị, Ngài nổi tiếng nên có nhiều phóng viên báo chí nghe tiếng vô thăm Ngài và hỏi Ngài:

-  "Ngài giữ bao nhiêu giới"  

Ngài trả lời là: "giữ có 1 giới là giới giữ tâm mình trong sạch". 

Do đó, qúi Phật tử luôn nhớ "giữ tâm trong sạch" là giữ giới rồi, làm cái vốn để mình ra đi.

Con người có 5 điều ta không biết là: lúc nào ta bệnh, lúc nào ta chết, và chết tại đâu, chết ra sao, rồi ta đi về đâu. Qúi Phật tử phải nhớ hoài 5 điều này.

3) Tu Tiến

Tu tiến, còn gọi là tu tập, có hai là Chỉ và Quán. Khi ta nói Chỉ và Quán thì ta nói hai loại duy nhất là Niệm và Tỉnh Giác. 

Chỉ và Quán danh xưng là tên gọi là chế định (paññatti) là của thế gian, nếu ta nói chế định là ta còn ở trong tục đế, nhưng ta nói Niệm và Tỉnh Giác là là Siêu Lý, Siêu Thế.

Dù Chỉ hay Quán thì qúi Phật tử phải có Niệm và Tỉnh Giác trong mỗi phương pháp tu, đó là quan trọng. Khi có nhiều người nói tôi hành thiền Chỉ người kia nói tôi hành thiền Quán, nhưng họ không có Niệm và Tỉnh Giác trong phương pháp họ đang hành, cái đó không phải là họ "tu tiến" hay tu tập.

Như vậy, khi qúi Phật tử đi tu tập, qúi Phật tử đi pháp thiền Chỉ hay Quán cũng được, nhưng qúi Phật tử coi có tìm được chánh niệm và tỉnh giác không.

Khi nói đến chánh niệm và tỉnh giác, qúi Phật tử phải coi mình có đối tượng đúng đắn hay là sai, thì mới có chánh niệm tỉnh giác được.

Rồi khi qúi Phật tử thấy có đối tượng rồi, là đối tượng gì, thì lúc đó họ nói ra không đúng, thí dụ họ nói họ có đối tượng là hơi thở, thì qúi Phật tử sẽ nói đối tượng của tâm tôi là thiền Chỉ hay thiền Quán, tôi luôn luôn theo dõi hơi thở, họ nói như vậy, qúi Phật tử nghe "oh vị này hay quá, họ bám sát đề mục của họ, họ bám sát được đối tượng của họ, họ có Chỉ không có Quán." qúi Phật tử khen, khen như vậy là mình đưa họ đến con đường lọt xuống hố sâu, tại vì cái đó không có phải, hơi thở không phải là đối tượng đúng, nó chỉ là một chế định, đó là tục đế. 

Đối tượng đúng hay sai là qúi Phật tử thấy được Vô Thường, Khổ Đau, và Vô Ngã. Thì từ đó qúi Phật tử thấy rõ con đường đang đi, có Chánh Kiến trên con đường Bát Chánh Đạo, đó là con đường tu tiến. Nếu không thì họ đang thực tập chứ không phải tu tập, như đứa bé đầu tiên học lớp vỡ lòng học những môn học sơ cơ đơn giản, chúng không thể nương tựa được.

Do đó, qúi Phật tử phải cẩn thận con đường tu tập Thập Phúc Hành Tông là chúng ta nghe nói và biết là có tu Chỉ và tu Quán thì cái đó là chế định thôi, của hiệp thế. Nhưng mà đi sâu hơn nữa có Chánh Niệm và Tỉnh Giác thì ta cũng nghe Chánh Niệm và Tỉnh Giác là có Siêu Lý hiểu biết con đường họ Chỉ Quán là danh từ thôi là Siêu Thế đó, nhưng đối tượng của họ là cái gì, đối tượng của họ có đúng hay không. Do đó, cho dù họ nói tôi thấy được hơi thở của tôi, thì cái hơi thở của tôi họ bám vào đó, thì thật sự họ đang có sự hiểu biết ghi nhớ niệm của một tục đế trong khi họ theo dõi đúng đối tượng thì đối tượng đó không có thể là được tồn tại giữa sát na trước với sát na sau, thời gian trước thời gian sau, một giây trước một giây sau, thì đối tượng nó luôn luôn thay đổi trong từng mỗi khoản khắc, chính cái đó mình mới thấy đối tượng đang ẩn núp đằng sau đó một cái Vô Thường, Khổ Đau và Vô Ngã, từ đó mà phát lên Chánh Kiến đi trên con đường Bát Chánh Đạo đi xuyên xuốt trên con đường Giác Ngộ Niết-bàn.

Do đó, khi qúi Phật tử nghe nói chữ "tu tiến" hay "tu tập" thì không phải dừng lại một danh từ, không phải dừng lại một phương pháp, không phải dừng lại một đối tượng đang có theo dẫn dắt người ta, không mình phải theo dõi những diễn tiến của nó, đó là tu tiến.

Như vậy thì tu tiến đây là ta sửa đổi hoặc là tiến bộ hay là nâng cấp lên mà chúng ta không có sửa đổi mà chúng ta không có tiến bộ tức là chúng ta đi thụt lùi, chúng ta không sửa đổi những cố chấp, những chấp thủ, những dính mắc của ta lại là ta thụt lùi, do đó, phải vượt lên, phải tiến lên, và mình phải thay đổi liên tục để nắm bắt được những trạng thái thế gian luôn luôn là thay đổi, như vậy qúi Phật tử mới nắm bắt được. Nếu Phật tử không làm được việc đó thì qúi Phật tử đang bị thụt lùi con đường mà qúi Phật tử đang thực tập chứ chưa gọi là tu tập.

Do đó, có nhiều người nói họ có một chiều dài tu tập 10 năm 20 năm nhưng mà ruốt cuộc họ không dùng được cái gì cả, tại vì họ không có sự tiến bộ, họ chỉ giữ lại những danh từ, họ giữ lại cái gì mà họ đang có trong cái hình thức mà họ không đi tới những cái gì họ đang cần có trên cái sự thay đổi liên tục của đối tượng, họ đang giữ cái hình thức sai mà không thấy đó là cái gì sửa đổi cho chính họ.

Đó là phương pháp thứ 3 trên con đường tạo ra phước báu, nhân, thiên, và giải thoát.

4) Cung kỉnh hay cung kính. 

Có 4 hạng người chúng ta cung kỉnh: 

1) Ông bà cha mẹ,

2) Vua quan, 

3) Thầy, các vị giáo thọ.

4) Bậc trưởng lão cao niên lớn tuổi, bậc có giới đức.

Chúng ta cung kỉnh để tạo phước báu diệt si, diệt ngã mạn, diệt tham.

 Ông bà ta có câu "con hơn cha nhà có phúc", do đó khi đứa con hơn người cha, mẹ, nó nói nó lớn rồi, cha mẹ nó không cần cung kính nữa, mà cha mẹ phải học lại nó nữa, ngày hôm nay có hiện tượng đó mà ngày xưa cũng có hiện tượng đó, như cha mẹ làm nông dân con học đỗ đạt làm quan huyện, vu qui bái tổ về làng. Thì việc cung kính ông bà cha mẹ thay đổi theo thời gian, hay là tâm con người thay đổi. Do đó phải thay đổi tâm ta từ xấu ra tốt.

Như vậy, khi qúi Phật tử muốn cung kỉnh cha mẹ ông bà là qúi Phật tử phải thay đổi tâm qúi Phật tử đang còn si mê đang còn ngã mạn, mình cung kính để diệt cái si mê cái ngã mạn của mình.

Bây giờ không có cung kính vua quan, ngày xưa người ta cung kính vua quan, hay những người lo cho đời sống an vui trong đất nước mình đang sống thì mình phải có trạng thái cung kính những vị đó.

 Cung kính các vị Thầy, các vị Giáo Thọ là vị chỉ dẫn cho mình con đường đạo đức tu tập trên đường an vui. Những vị giới đức trưởng lão mình cũng cung kỉnh.

 Như vậy thì ở đây là nói theo thế gian thì cha mẹ là thứ nhất, vua quan thứ hai, các vị thầy giáo thọ là ba, các  bậc giới đức trưởng lão thứ tư. 

Nhưng nói theo đạo thì các bậc giới đức trưởng lão thứ nhất, các vị thầy giáo thọ là thứ hai, vua quan là thứ ba, cha mẹ là thứ tư.

Như vậy, khi cung kính là qúi Phật tử đang tỏ lòng cung kính với vị đó cũng là để diệt tâm ngã mạn mình, hay là mình tỏ lòng cung kính để được khen ngợi là có đức hạnh có đức độ. Hai cái đó qúi Phật tử coi cái tâm của mình chứ đừng nhìn bên ngoài, nhìn cái tâm qúi Phật tử mới hiểu ra cái đó, qúi Phật tử không làm được là vì tâm qúi Phật tử đang bị che lấp.

Vậy thì, cung kính này đáng cho ta làm hay không? Qúi Phật tử nhìn ở góc độ khi mà qúi Phật tử tu tập lên tới bậc Alahán thì mới diệt si, mới diệt vô minh được, khi tu tập tới Alahán thì mới diệt được ngã mạn, tu tập lên tới Alahán mới diệt được ái dục (tham).

Muốn có pháp cung kính thì qúi Phật tử sẽ thấy ba pháp kia (xả thí, trì giới, tu tiến) chỉ là một hình tượng để ta nắm bắt diệt si, diệt tham, dùng pháp cung kính để chúng ta diệt si, diệt ngã mạn và diệt ái dục. Chứ không phải để được khen ở trong đời. Phải hiểu như vậy, nếu qúi Phật tử không hiểu thì không có cơ hội thanh lọc tâm mình được, đó là cơ hội một điều kiện để có dịp mình thanh lọc tâm của mình, chứ còn không thì mình không có dịp để coi tâm của mình, không gột rửa sửa đổi được tâm mình.

Khi qúi Phật tử người gặp một người, qúi Phật tử nhìn thấy tâm mình liền, lúc đó tâm mình thiện hay bất thiện, tâm mình cống cao ngã mạn hay tâm mình khiêm cung lễ độ lễ phép hay nhã nhặn mình nhìn thấy liền. Chứ đừng để qua hình thức cung kỉnh mới thấy mình là người khiêm cung lễ độ, và những cái đó nó ngấm ngầm ẩn trong từng tâm thức của mình khi mình chưa nhìn thấy nó, tại vì sao? Tại vì, mình chưa thấy đối tượng nào đến để mình bộc lộ tâm mình ra. Khi đến đụng một người vô mình mới bộc lộ tâm mình ra. 

Thí dụ, qúi Phật tử sẽ thấy khi qúi Phật tử đi vô trong chợ mua vật dụng cần thiết đi ra trả tiền cô thu ngân làm quí Phật tử khó chịu, qúi Phật tử nghĩ: "cái mặt thấy ghét" thì qúi Phật tử thấy cái mặt cô đó thấy ghét hay là tâm qúi Phật tử chưa rửa sạch, tâm mình còn đang ghét, mình phải coi cái tâm mình, trong chợ có cả chục quầy tính tiền, mà họ chỉ mở 2 quầy tính tiền, mình đi chợ thì gấp phải về gấp, giờ phải đứng xếp hàng chờ trả tiền tâm mình sanh ra bực bội rồi thấy người này người kia mình thấy ghét, mình không nhìn tâm của mình mà mình nhìn thấy người ta rồi mình chê trách. Do đó mình phải coi chừng tâm mình, phải gội rửa cho tâm được thanh tịnh.

Qúi Phật tử đang trên con đường tu tập toàn thấy pháp ở đầu, không thấy pháp ở cuối, qúi Phật tử không đi tới cuối. Dù pháp đầu là cung kỉnh đối với ông bà cha mẹ của mình, hay đối với vua quan, đối với thầy tổ hay là đối với các bậc trưởng lão có giới đức, nhưng qúi Phật tử không đi tới phút cuối là diệt cái tham, diệt cái si, diệt cái ngã mạn, qúi Phật tử chỉ tới cái pháp cung kính thôi, tới ông bà cha me thầy tổ của mình là xong rồi trong khi tâm mình còn đầy dẫy tham sân si. 

Pháp cung kỉnh chỉ là cửa ngõ thôi mà cuối cửa ngõ là diệt thâm sân si.

5) Phụng hành.

Còn gọi là phụng thị là vâng lời theo, cũng giống như cung kỉnh, vâng lời theo 4 hạng người trên. Để diệt tâm cống cao ngã mạn. 

Qúi Phật tử nhìn thấy có hai cái đối chiếu làm cho qúi Phật tử khó xử lắm. Qúi Phật tử làm cha làm mẹ, mình dạy đứa con nó không nghe mình, mình nói đứa con nó vô lễ với mình, nhưng lúc đó tâm của mình đang ở trong trạng thái bất toại nguyện là sân mà gốc của nó là si, vì si rồi mình khởi lên sân, khó chịu bực bội bất toại nguyện.

Như vậy thì khi mình nói trạng thái ngược lại qúi Phật tử sẽ thấy giữa mình và nó, giữa cha và con đang có trạng thái nghe lời và không nghe lời, khi người cha dạy con phải nghe lời, mà nếu người cha dạy mà con không nghe thì mình nói con bất hiếu vô lễ. Nhưng, điều này ở góc độ nhà Phật là nhân quả tương quan, mình thấy quả là mình tìm được nhân. Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy khi mình dạy thì con phải nghe từ quả của cái dạy (nhân).

Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy từ cách nhìn của phụng thị qúi Phật tử phải nhìn ở góc độ nhân quả, chứ không nhìn ở góc độ sân. 

Cũng như tu tiến mà qúi Phật tử nhìn Chỉ Quán thì không đúng, nhìn chánh niệm và tỉnh giác chưa đúng mà nhìn đúng hay sai cũng chưa đúng, mà qúi Phật tử làm sao để nhìn thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã thì đó gọi là tu tiến, phát triển con đường Chánh Kiến đi vào con đường Bát Chánh Đạo đến Giác Ngộ Giải Thoát.

Cũng như vậy, khi qúi Phật tử đi lên con đường cung kỉnh ông bà cha mẹ không phải qúi Phật tử chỉ đi đến góc độ cửa ngõ mà qúi Phật tử phải đi đến góc độ phải diệt tham sân si.

Còn nếu ta nói vấn đề phụng thị thì qúi Phật tử hiểu theo góc độ nhân quả tương quan, do có nhân thì có quả, còn nhân mà không có thì quả không có.

Do đó, ở đây chúng ta sẽ thấy pháp tu của ta là mình gieo nhân 

6) Thuyết pháp.

Khi qúi Phật tử đi đến một đạo tràng người ta đang thuyết pháp qúi Phật tử nghe qúi Phật tử có nhận xét người nào nói đúng người nào nói sai, như vậy là qúi Phật tử có một trình độ để mà so sánh. Cũng như Sư nghe một người kỹ sư điện nói mà Sư biết đúng hay sai là vì Sư có biết về điện một chút Sư mới nói được.

Thì như vậy, qúi Phật tử không có trình độ kiến thức về Phật Pháp thì không dám nói pháp này cao, pháp kia thấp, pháp này sai hay đúng. Hồi nhỏ lúc 3, 4 tuổi, mẹ Sư dắt Sư vô chùa nghe tụng kinh thôi, mấy Sư trong chùa hỏi Sư nghe pháp có hiểu gì không, Sư trả lời con không hiểu. Còn khi qúi Phật tử nghe pháp rồi có người hỏi nghe thuyết pháp thấy hay không, qúi Phật tử trả lời hay, người đó hỏi nữa: vậy hay chỗ nào? Cái Phật tử nói chỗ hay của bài pháp, thì đó là qúi Phật tử đang thuyết pháp, còn qúi Phật tử nói bài pháp không hay là qúi Phật tử không biết pháp hay là Phật tử không thấy pháp nào đáng để qúi Phật tử nói được thì qúi Phật tử nói ra không được.

Qúi Phật tử có thiện tri thức chủng tử trong người mình mới đi nghe pháp còn không thì không đi nghe pháp. 

Thí dụ. Qúi Phật tử vừa gặp một người rồi hai ngày sau nghe tin người đó chết, qúi Phật tử sẽ nói là "thế gian này vô thường" ngày xưa qúi Phật tử đâu biết hai chữ vô thường. Vô thường là pháp mà là pháp cao siêu, vô thường, khổ, vô ngã là pháp Niết-bàn, còn pháp mà đối tượng đúng hay sai chánh niệm tỉnh giác là mình nói Siêu Lý, hay là chế định hay là tục đế.

Mình nói những lời chân thật không sai lỗi không bị phạm lỗi lầm, tức là nói không phạm lỗi lầm làm cho người ta hiểu lầm, nếu nói mà sai lỗi thì không phải là thuyết pháp. 

Thuyết pháp là làm cho người ta được nghe những lời nói cao siêu, làm cho người ta ý thức được giác ngộ, đó là chúng ta nói pháp.

Qúi Phật tử thấy biết nấu món ăn ngon, người ta tới học cách nấu ăn  qúi Phật tử chỉ cho người ta nấu, đó là qúi Phật tử đang nói pháp cho người ta nghe, pháp đó là pháp tục đế, pháp hiệp thế. Qúi Phật tử chỉ người ta cách lái xe đó là qúi Phật tử đang nói pháp cho người ta nghe, đó là pháp chân thật, qúi Phật tử chỉ cho người ta không phạm lỗi lầm, qúi Phật tử làm cho con người ta cao siêu lên chứ không thấp hèn đi xuống, cái cuối cùng là làm cho người ta được giác ngộ. Thí dụ thấy người ăn cắp món đồ qúi Phật tử nói người ta đừng ăn cắp tội lắm, là qúi Phật tử làm cho người ta đi từ thấp hèn lên tới cao siêu, cao hơn nữa là giác ngộ những lỗi lầm của họ xưa nay mà họ chưa biết, giờ họ biết họ thức tỉnh và giác ngộ người ta làm điều lợi ích cho họ.

Qúi Phật tử nói thuyết pháp, những gì qúi Phật tử làm cho người ta phát hiện được là cái gì người ta chưa có, giờ người ta biết được là qúi Phật tử đang nói pháp.

Như vậy, thuyết pháp là qúi Phật tử nói những lời chân thật, nói những điều không sai lỗi, không phạm lỗi lầm, nói những lời cho người ta nghe được cao siêu, nói những lời làm cho người ta ý thức được sự giác ngộ, là qúi Phật tử đang thuyết pháp. 

Đức Phật Ngài nói 3 điều: 

 Chư ác mạc tác.

 Chúng thiện phụng hành. 

Tự tịnh kỳ ý. 

Thị chư Phật giáo.

 Kinh Pháp Cú 183

 Nghĩa là: điều ác không làm, việc thiện nên làm, thanh lọc ý trong sạch, đó là lời Phật dạy. Đó là Ngài đang thuyết pháp.

Như vậy thì khi qúi Phật tử học câu:

-  "Chư ác mạc tác" là điều ác không làm. 

- Chúng thiện phụng hành là việc thiện nên làm.

- Tự tịnh kỳ ý là tự mình thanh lọc ý mình trong sạch.

- Thị chư Phật giáo nghĩa là, đó là lời Phật dạy

Là qúi Phật tử đang thuyết pháp, qúi Phật tử thấy chuyện đó đơn giản. Qúi Phật tử nói một lời đơn giản là đừng làm điều xấu điều ác hãy làm điều tốt làm việc thiện, hay làm cho tâm mình thanh tịnh trong sạch, đó là lời Phật dạy.

7) Thính pháp.

Ngài Ananda được nghe 84 ngàn pháp môn, 82 ngàn pháp môn chính tai Ananda được nghe từ Đức Phật thuyết giảng, còn 2 ngàn pháp môn là do các huynh đệ nói lại những bữa Ananda không có mặt tại nơi Đức Phật sau đó được các huynh đệ nói lại. 

Nhưng có một người nghe nhiều pháp là Ngài Sariputta (Xá Lợi Phật), Ngài nổi tiếng về trí tuệ.

Như vậy thì qúi Phật tử sẽ thấy Sư đưa lên cho qúi Phật tử thấy hai vấn đề. Có hai nhân vật nổi tiếng ta được biết đó là Ngài Ananda và Ngài Sariputta, thì Sariputta là thù thắng Ngài nghe không nghe hết 84 ngàn pháp môn, nhưng chúng ta nói Sariputta nghe thù thắng hơn Ananda là vì Ngài nghe pháp với trí tuệ của Ngài, còn Ananda nghe pháp với sở thích của mình. Do đó qúi Phật tử phải để ý..

Ngài Ananda nghe pháp với sở thích của mình là thích nghe pháp.

Ngài Sariputta nghe pháp với trí tuệ của mình.

Ngài Sariputta là trí thượng Thanh Văn đại trí tuệ củ Đức Phật, trên là Đức Phật, dưới là Sariputta, không người nào có thể thay thế vị trí của Ngài, nhưng Ngài là người hiếu học, nghe ai nói pháp Ngài cũng đến để thính pháp, một ông sadi trẻ tuổi nói pháp Ngài cũng đến nghe. Ngài Sariputta là Tri Thượng Thinh Văn đắc quả Alahán vô sinh.

Bộ tạng Abhidhamma do trí tuệ của Ngài Sariputta trùng tuyên mà ngày nay nhân loại được biết tới Abhidhamma. Đức Phật Ngài ở khung trời Đao Lợi nói pháp cho Thiên Mẫu Maya và cùng lúc Ngài xuống cõi nhân loại Ngài nói những mẫu đề cho Ngài Xá Lợi Phất xong Ngài trở lại cung trời Đao Lợi tiếp tục thuyết cho Thiên Mẫu Maya nghe, không gián đoạn, Ngài hiện song thân. Ngài Xá Lợi Phất được nghe những mẫu đề; pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký, Đức Phật không nói nội dung, rồi từ các mẫu đề  Ngài Xá Lợi Phất triển khai ra 42 ngàn pháp môn mà hôm nay chúng ta được nghe của tạng Abhidhamma này là do trí tuệ của Ngài Xá Lợi Phất.

Như vậy, qúi Phật tử hiểu cách thức học Abhidhamma là bằng trí tuệ.

Do đó khi nghe pháp có hai hiện tượng. Khi pháp đến hiểu là một chuyện, thẩm thấu là một chuyện. Ngài Ananda nghe để hiểu còn ngài Xá Lợi Phất nghe là phải thẩm thấu vô.

 Qúi Phật tử hiểu được pháp vô thường là cái gì thay đổi, cái gì bất thường, nhưng qúi Phật tử có thẩm thấu về vô thường không? Nếu thẩm thấu thì qúi Phật tử đắc đạo quả rồi.

Qúi Phật tử hiểu được vô thường, 

- Cái gì không thường thì gọi là vô thường.

- Cái gì còn thay đổi thì nó gọi là vô thường, 

- Cái gì còn biến hoại gọi là vô thường.

-  Cái gì không đứng yên gọi là vô thường.

- Cái gì  không ngừng gọi là vô thường

 Thì như vậy, qúi Phật tử sẽ thấy đang từ cái hiểu bằt đầu vô thẩm thấu.

- Thì cái gì không thường là trạng thái sanh sanh diệt diệt, vừa sanh lên thì bị diệt liền là nó không thường. 

- Khi thấy nó hay thay đổi, vừa sanh vừa diệt, rồi diệt rồi lại sanh, đó là thay đổi.

- Thấy nó biến hoại, trước mình thấy nó sanh rồi nó diệt, rồi lại sanh rồi lại diệt là nó biến hoại.

- Thấy nó diệt diệt diệt là không đứng yên 

- Thấy nó còn sanh còn sanh sanh, đó là vô thường

 Đức Phật Ngài hỏi Ananda: 

- Này Ananda thế nào là vô thường?

- Bạch Đức Thế Tôn. Vô thường là trạng thái không thường, trạng thái thường hay thay đổi, trạng thái thường hay biến hoại, trạng thái không đứng yên và trạng thái không ngừng lại.

Đó là sự hiểu biết của Ananda. 

Nhưng, đối với Xá Lợi Phất. Đức Phật Ngài nói: 

- Này Xá Lợi Phất, thế nào là vô thường

- Bạch Đức Thế Tôn, Vô thường là pháp còn sanh sanh còn diệt diệt, rồi khi nó còn sanh và diệt, diệt rồi lại sanh là vô thường, rồi khi mà nó diệt nó đảo lại nó diệt rồi nó sanh, nó sanh rồi lại diệt, khi nó diệt diệt diệt và nó không ngừng trong trạng thái còn sanh còn sanh còn sanh. Chính cái đó là vô thường.

Đối với qúi Phật tử thấy cái vô thường là ở đâu cũng thấy vô thường, lá cũng vô thường, cây cũng vô thường, nhà cũng vô thường, xe cũng vô thường, nhưng Đức Phật Ngài nói nếu nói vô thường kiểu đó là nói theo Ananda. Còn Sariputta dùng trí tuệ của Ngài nói là: 

- "Sự vô thường là phải nhìn thẳng vô Danh và Sắc hai thành phần con người mình đang có, Danh thay đổi Sắc thay đổi, Danh thay đổi theo sanh diệt, mà Sắc thay đổi diệt và sanh." 

Khi qúi Phật tử thấy được như vậy thì lúc đó Danh mình không thấy mà mình thấy sắc rồi lúc đó cái sanh diệt mình lại diệt diệt hết những cái danh này phải diệt Sắc đều phải diệt lúc đó mình thấy không còn Danh Sắc, lúc đó là Niết-bàn.

Khổ đau cũng vậy, vô ngã cũng vậy học để hiểu thẩm thấu như trí tuệ của Ngài Xá Lợi Phật (Sariputta). Khi có trí tuệ qúi Phật tử ngồi yên để nhìn thấy Danh Sắc của mình đang sanh diệt. Phải thấy được sự sanh diệt mới nói được vô thường. 

Như vậy, với Ngài Ananda nghe pháp do Đức Phật giảng, với Ngài Sariputta nghe pháp của mình trên Thân và Tâm của mình đang hiện bày.

Do đó, khi qúi Phật tử nghe pháp hiện bày trên Thân và Tâm, qúi Phật tử mới bỏ được thân kiến, bỏ được hoài nghi, bỏ được giới cấm thủ, để Vô Sơ Đạo Sơ Quả Dự Lưu, còn qúi Phật tử nghe pháp với pháp cho biết để hiểu là qúi Phật tử đang đếm Pháp theo sở thích của mình, với một pháp thoại Đức Phật thuyết ra hội chúng đắc đạo quả liền tại vì người ta nghe pháp đang hiện bày pháp Đức Phật Ngài thuyết, pháp đang hiện bày diệt liền, diệt liền thân kiến hoài nghi giới cấm thủ vô được Sơ Đạo Sơ Quả Dự Lưu, còn mình nghe pháp hoan hỉ với pháp, hiểu biết với pháp, và sở thích với pháp, số lượng pháp được tăng trưởng lên, trí thức uyên bác của mình tăng trưởng lên đó là theo cách của Ananda. 

Sau đó qúi Phật tử phải trở về nhà ngồi xuống qúi Phật tử phải thẩm thấu lại rồi nghiền ngẫm lại giống như con bò ra ngoài đồng cỏ ăn cỏ rồi tối về nó nhơi lại. Mình là như vậy đó. Hồi xưa hội chúng nghe pháp Đức Phật là nghe tới đâu tiêu hóa tới đó, còn mình đây là đem về rồi ngày mơi mình mới nghiệm ra rồi nhiều ngày sau lại quên.

Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy pháp nào vô mà qúi Phật tử hiểu liền thì đó là qúi Phật tử đang thính pháp với trí tuệ. Còn pháp qúi Phật tử nghe vô mà thích qúi Phật tử đang tính theo sở thích mình đang có.

8) Hồi hướng

 Hồi hướng là: Hồi là quay trở về, hướng là hướng tới những người quá vãng,  hay còn đang tại tiền người thân kẻ sơ để mình chia sẻ ban rải ra gọi là hồi hướng.

Như vậy, khi muốn nghe được pháp lâu dài qúi Phật tử phải hướng tâm mình trở về, mình hồi hướng công đức mình tạo ra mới có được lâu dài. Làm điều này là qúi Phật tử đang gieo hạt giống. Khi qúi Phật tử gieo hạt giống một ngày nào đó qúi Phật tử quên thì sự hồi hướng cái phước trở lại, khi mà phước trở lại thì ngay lúc đó nó nhắc qúi Phật tử cái nhân này qúi Phật tử đã có gieo trong quá khứ hôm nay qúi Phật tử mới được có phước này.

Do đó, Đức Phật Ngài hàng đệ tử của Ngài nên làm việc thiện phải cố gắng hồi hướng để vừa cho cảnh phước đức giữ hạt giống của mình ngày sau nhắc lại mình để mình nhớ, nếu qúi Phật tử không hồi hướng qúi Phật tử không có hạt giống qúi Phật tử mất hết cả hai phần, không cho người quá vãng không chia cho người tại tiền mà chính qúi Phật tử cũng không giữ hạt giống để làm vốn.

Do đó, bây giờ qúi Phật tử sẽ thấy là qúi Phật tử học mà hay quên là cái hồi hướng quá khứ qúi Phật tử tới ít lắm, bây giờ qúi Phật tử đang có hiện tại trạng thái thường hay quên, nhưng từ đây về sau mà qúi Phật tử có hồi hướng khi làm việc thiện thì hạt giống qúi Phật tử tích lũy thì qúi Phật tử sẽ khó quên mỗi phước nó đến là nhắc cái nhân qúi Phật tử có lại. Hồi hướng qúi Phật tử lại có hiện tượng là có khi qúi Phật tử hồi hướng đến chiều mới hồi hướng đến tối mới hồi hướng hay là ngày mơi mới nhớ hồi hướng chứ không hồi hướng liền.

Làm việc thiện xong hồi hướng liền Chư Thiên hoan hỉ, còn để ngày mai hồi hướng Chư Thiên buồn lắm, thứ nhất là qúi Phật tử không thương Chư Thiên, thứ hai là không nhớ đến Chư Thiên, thứ ba là còn đang dè dặt nghĩ suy có nên cho hay không cho, Chư Thiên sẽ nghĩ điều đó. Mình có mình hồi hướng liền sau này khi mình cần mình cầu Chư Thiên giúp thì Chư Thiên giúp mau lẹ. Nhân nào quả đó.

Như vậy thì hôm nay ta được nghe về hồi hướng, là ta giữ hạt giống. Qúi Phật tử đừng quên chữ hồi hướng này, còn nếu qúi Phật tử không nghĩ đến giữ hạt giống này qúi Phật tử đừng nghĩ đến việc hồi hướng sau này qúi Phật tử không có gì khi cần.

Đối với Đức Phật Ngài không khi nào hồi hướng, mà Ngài cho hết chứ không hồi hướng. Còn bên đây mình cần phải giữ hạt giống do đó mình phải biết hồi hướng. Do đó, đối với Đức Phật Ngài không giữ hạt giống tại Ngài ra đi, còn qúi Phật tử chưa ra đi do đó qúi Phật tử cần phải giữ hạt giống. Hạt giống đó làm nền tảng tiếp tục đi tới nơi tới chốn, với hạt giống làm tư lương làm vốn.

Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy giữa mình với Đức Phật khác nhau, Ngài đã có và Ngài cho, còn mình chưa có mình tích lũy để mình có sau này mình mới hưởng được, sau đó đến cuối cùng mình cho hết rồi mình ra đi.

Ở đây qúi Phật tử sẽ thấy giữ hạt giống. Như thế thì khi qúi Phật tử chia ra ban rải ra là qúi Phật tử diệt tham, bỏ trạng thái sân, và bỏ trạng thái si, biết cái gì mình nên làm. Khi mà chia cho ban rải là qúi Phật tử diệt cái tham, diệt trạng thái sân (trạng thái ghét người) và hiểu biết việc qúi Phật tử đang làm (không còn si).

 Có nhiều người nói có một chút xíu phước mà còn kêu hồi hướng thì còn phước đâu mà hưởng, chờ chừng nào có nhiều rồi sẽ cho, cái đó nó khó cho cái tâm mình, lúc đó lời mình nói ra là biểu hiệu cái tham mà lời mình đang nói là mình chưa có hiểu biết việc mình đang làm, mà người nói lên như vậy là đang giữ cái sân. 

Phải hồi hướng ngay khi vừa làm xong một việc thiện, và làm liên tục và không ngừng. Qúi Phật tử phải thấy được việc làm của mình để hồi hướng. Hồi hướng là quay trở về mình rồi hướng tới những điều công đức mình đã tạo ra, qúi Phật tử phải có. Đầu tiên khi quay trở về chính mình và hướng tới việc công đức mình đã tạo ra, rồi lúc đó mình mới cho ra. 

Khi qúi Phật tử không quay trở lại với chính mình, mình thấy những công đức mình đã tạo ra làm sao mình có mình cho ra được. Một phút mà qúi Phật tử quay trở lại chính mình là qúi Phật tử nhớ lại hạt giống nào qúi Phật tử đã làm với công đức đó việc đó là một việc thiện lúc đó qúi Phật tử mới có chia và cho để mình diệt cái tham, diệt cái sân, diệt cái si, diệt cái đối tượng đó cản ngăn con đường mình chia cho công đức.

Ở trên đời này có 2 loại đáng để cho mình nhận xét: Tài đức và  Phước đức 

Đức là đức hạnh tạo ra tài sản mà tài sản đó không ai cướp đoạt được, đức hạnh tạo ra phước báu đưa ta đến giác ngộ giải thoát.

Như vậy, khi qúi Phật tử muốn đức hạnh tạo tài sản được lâu dài từ nơi việc thiện mình làm, nhưng mà cái phước đức là do việc hồi hướng, chia cho và ban ra, qúi Phật tử mới có được phước báu này. Qúi Phật tử làm việc thiện mà tạo ra tài sản trong khi qúi Phật tử không chia phước báu đó, không ban ra thì qúi Phật tử không có phước. Qúi Phật tử phải chia phước báu đó và ban rải ra cái phước báu đó thì phước báu đó sẽ tăng lên.

Do vậy, qúi Phật tử làm việc thiện có phước báu, qúi Phật tử hồi hướng đến Chư Thiên, hồi hướng đến thân nhân quá vãng, chia phước cho người thân còn hiện tiền, thì phước báu qúi Phật tử tăng lên.

Qúi Phật tử có hồi hướng, có cho có chia, có thính pháp có thuyết pháp thì sau này ngay trong đời này lúc nào qúi Phật tử cũng có thân bằng quyến thuộc hay có người đến giúp đỡ ở mọi lúc mọi khi khi cần có là có người giúp đỡ. Còn khi nào qúi Phật tử không cho không chia, không thính pháp, không thuyết pháp thì khi hữu sự không có ai đến với mình cô đơn đơn độc.

Cái quan trọng nữa là người giúp ta là nhỏ, Chư Thiên giúp ta mới là lớn. 

Do đó, qúi Phật tử làm hai điều đó tạo tài sản bởi việc thiện chân chánh trong sạch có tài sản không ai cướp đoạt. 

Khi có đem cho chia phước báu cho tất cả mọi chúng sanh thì phước đức qúi Phật tử tăng lên, và điều thứ hai là diệt tham sân si, trong điều đó là ta đang giữ hạt giống đưa ta đến con đường giải thoát. Tới giờ phút chót lúc cận tự lâm chung thì phước báu mình đem đi là hạt giống phước đức chứ không lấy phải tài vật, mà chỉ đi với phước đức mà thôi.

Như vậy, mỗi một ngày khi ta học xong là ta phải hồi hướng phước báu, đến Chư Thiên, ông bà đã quá vãng và, chia phước báu đến người thân còn tại tiền.

- "Do phước báu này con thành kính hồi hướng đến tất cả Chư Thiên trên trời, Chư Thiên trong nhà con, chung quanh nhà con, vua trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, mong qúi Ngài hoan hỉ thọ dụng."

Đó là lời hồi hướng khi làm việc thiện qúi Phật tử tích lũy chủng tử phước do sự hối hướng chia cho ban ra, hồi hướng Chư Thiên, Chư Thiên trong nhà, Vua Trời Đế Thích, các ngài Tứ Đại Thiên Vương.

Sư nói qúi Phật tử câu nguyện của Ngài Sivali nguyện chúng sanh thoát khỏi khổ đau, sợ  hãi, tật bệnh.

Ngài Sivali có 3 điều cho Qúi Phật tử nắm:

Sabba Dukkha - Tất cả khổ đau

Sabba Bhaya - Tất cả sợ hãi

Sabba Roga - Tất cả tật bệnh

Vinasaantu - đều tiêu tan

Hàng ngày chúng ta đọc để thoát khỏi khổ đau bệnh tật: Sivali Sabba Dukkha, Sabba Bhaya, Sabba Roga, vinassantu.

có nghĩa là: Sivali, tất cả khổ đau, tất cả sợ hãi, tất cả tật bệnh, đều tiêu tan

Bhaya = Sợ hãi

Roga = bệnh tật

Dukkha = khổ đau

là không còn gì sợ hãi, không còn bệnh tật, không còn khổ đau.

9) Tùy hỉ công đức.

Tùy hỉ công đức là: vui theo tài đức và phước đức của người. Người có tài đức mình phải vui theo thì lúc đó mình mới diệt trừ cái đố kỵ ganh tị với người. Người ta có tài đức mình phải tùy hỉ với người ta, người ta có công đức người ta có phước đức mình phải tùy hỉ với người ta chứ không có đố kỵ không có ganh tỵ. Lúc nào mình cũng mở lòng để vui theo người ta thì tâm qúi Phật tử đang diệt cái đố kỵ, diệt tật đố ganh tỵ. Một là qúi Phật tử vui theo với người một là diệt đố kỵ ganh tỵ tật đố với người.

Có hai chị em, chị xấu mà em đẹp cũng có sự ganh tỵ, còn anh dở mà em giỏi cũng có sự đố kỵ ganh tỵ. Những cái đó Đức Phật nói không có phước báu là mình không có làm thay đổi tâm ta từ xấu ra tốt.

Từ vựng mà qúi Phật tử thường nghe nói là "Anumodanà" là lời tán thán hoan hỉ với việc thiện với phước báu của người ta, hoan hỉ với công đức của người ta, việc thiện người ta đã làm mình hoan hỉ theo qúi Phật tử hưởng phước báu như người đó bằng với người đó, mình không nên bỏ qua.

Khi mình tùy hỉ công đức (anumodanà) đó là chủng tử giải thoát phát sanh lên để diệt tật đố ganh tỵ của mình. Sự giải thoát gông cùm của con người mình, sự đố kỵ giữ chân mình lại, từ đó con người mình mới giải thoát được. Mình vui theo với tài đức và phước đức người có, chủng tử giải thoát phát sanh ra thì ngay lúc đó sự tu tiến phát triển. Ngày nào còn đố kỵ còn ganh tỵ qúi Phật tử còn đang so đo hơn thua với người thì ngày đó con đường tu tập chưa có phát triển.

Hồi hướng và tùy hỉ đi đôi với nhau. Ngày nào có tùy hỉ ngày đó qúi Phật tử đang có cái tu tiến, ngày nào qúi Phật tử không có tùy hỉ không có trạng thái hồi hướng ngày đó mình đang tu thụt lùi.

Niết-bàn là pháp hỉ lạc an vui tuyệt đối. Ngày nào qúi Phật tử có được an vui tuyệt đối ngày đó có Niết-bàn, an vui tuyệt đối là vì có pháp tùy hỉ. Qúi Phật tử không có tùy hỉ với mình và qúi Phật tử không tùy hỉ với người, qúi Phật tử không có Niết-bàn cho chính mình. Qúi Phật tử cố chấp bám giữ keo kiệt đố kỵ ganh tỵ làm sao có Niết-bàn được.

10) Chân tri trước kiến.

Chân là chân thật, trước là đứng đắn. Chân tri trước kiến là cái biết chân thật, cái thấy đúng đắn.

Cái thấy mình biết, biết cái mình hiểu, cái mình đang còn yếu, đang còn phải tu, cái đó là điều phải biết, không cần phải biết người. Người giỏi người tài hơn người thua người kém mình không cần biết nhưng mà thấy cái tôi mình đang còn yếu mình cần phải tu, thì đó là "chân tri trước kiến".

Chân tri trước kiến là coi lại cái tôi của mình cần phải bổ túc con đường mình còn yếu và kém. Còn nếu như qúi Phật tử không có cái đó qúi Phật tử không làm được tất cả việc mà qúi Phật tử cần có.

Vô minh là bất liễu tri.

Minh là liễu tri.

Như vậy thì khi qúi Phật tử thấy sự chân thật đó là qúi Phật tử phải có sự sáng suốt liễu tri cái điều đúng đắn 

 Như vậy thì ở đây, tại sao ta phải xả thí, tại vì qúi Phật tử không giữ được cái gì trên đời, muốn giữ cũng không được.

Qúi Phật tử thấy hai trường hợp; cho và không cho. 

- Cho: Không phải cho cái tài thí mà cho cái bỏn xẻn cái đố kỵ không giữ lấy nữa, cho cái keo kiệt đi cho cái bám vúi.

Bây giờ mình có bỏn xẻn, mình bỏ bỏn xẻn là mình xả thí, mình sửa đổi con người của mình. Mình có đố kỵ mình xả thí cho cái đố kỵ đó đi không giữ nó nữa. Mình có keo kiệt mình cho đi mình không keo kiệt nữa. Thì lúc đó ta đi đến giải thoát tri kiến. Mà giải thoát được tri kiến mới giải thoát được tam giới, giải thoát hiệp thế, mới đạt được Niết-bàn Siêu Thế. Chỉ một chút đố kỵ cũng làm cho qúi Phật tử ở lại trong đời. 

Những cái gì mà qúi Phật tử đang cho là qúi Phật tử phải nhìn lại những cái đáng phải cho, cái chuyện đáng phải cho đó thật sự khó làm, nếu qúi Phật tử cho được 

Do đó, khi nói đến tri kiến mà chân tri trước kiến qúi Phật tử sẽ biết và thấy, mà thấy và biết của mình phải sáng suốt mà cái chánh của mình phải đứng đắn, chánh kiến. Chánh Kiến là con đường đi đến Bát Chánh Đạo. Cái biết của mình phải sáng suốt, diệt vô minh và liễu tri, lúc đó xả thí những gì không giữ được. Tại vì mình biết tất cả những điều gì mình giữ không được. Cái người mà không có một cái tri kiến thì họ không xả thí được tại vì họ nghĩ là tất cả họ đều giữ được. Thì người không có tri kiến thì gọi là chưa giải thoát tri kiến, họ nghĩ tất cả họ đều giữ được hết, họ giữ được hết tất cả chính cái đó họ cố giữ và họ không cho.

10 điều ngược lại

1) Không Xả Thí: Vì những thứ không giữ được.

2) Không Trì giới:  không ra khỏiTam giới

3) Không Tu tiến: không tu tiến sẽ ở trong 4 cõi khổ đau

4) Không Cung kính: Không cung kính không trở lại làm người

5) Không Phụng thị: Không phụng thị không thấy Phật Pháp

6) Không Thuyết pháp: Không thuyết pháp thì hạt giống giác ngộ không có

7) Không Thính pháp: Không thính pháp không có đường giải thoát

8) Không hồi hướng: Cô đơn cô độc về tri kiến, bảo thủ, cố chấp, không cải cách.

9) không tùy hỉ: bất toại nguyện tri kiến sống trong bất toại nguyện.

10) Chân tri trước kiến là minh sanh diệt vô minh, giác ngộ giải thoát.

Hôm nay ta học 10 điều thiện tạo ra phước báu sửa đổi tâm đang từ xấu ra tốt, chấm dứt sanh già đau chết con đường phước báu nhân thiên giải thoát. Trong những pháp này có 2 pháp qúi Phật tử phải nắm đằng cốt qúi Phật tử đừng có quên là pháp thứ 10 là chân tri trước kiến và pháp thứ 3 là tu tiến, không có tri kiến và không tu tập thì mình không thực hiện được 10 phương pháp này. 

Trong 10 pháp tạo ra phước báu này qúi Phật tử phải nhớ 2 điều luôn luôn là thanh lọc tri kiến, mà thanh lọc tri kiến là qúi Phật tử nhớ "tôi còn yếu, tôi còn kém, tôi cần phải tu", khi nào qúi Phật tử thấy "tôi còn yếu, tôi còn kém, tôi còn phải tu" là lúc đó qúi Phật tử phải bắt đầu trao dồi tri kiến của mình lên, khi trao dồi tri kiến mình lên thì mình cần phải tu tập tu tiến. Tu tiến qúi Phật tử phải làm những phương pháp còn lại trong 10 pháp Thập Phúc Hành Tông.

Mười phương pháp này là qúi Phật tử đang làm việc thiện hay là qúi Phật tử đang làm việc muốn được giải thoát.

Khi nào qúi Phật tử muốn làm việc thiện qúi Phật tử làm 10 phương pháp này một cách đơn giản và muốn giữ lấy tất cả, còn qúi Phật tử làm 10 phương pháp này mà qúi Phật tử muốn giải thoát là qúi Phật tử làm với Balamật./.


2 comments: