Tuesday, October 15, 2024

058 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 13 tháng 5, 2023

 058 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 13 tháng 5, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "058 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

1. Tâm động Cảnh yên ----> Thực Tính / Hữu Vi

2. Tâm động Cảnh động ---> Thực Tính Thực Tướng

3. Tâm yên Cảnh Động -----> Định An Chỉ

4. Tâm yên Cảnh yên -----> Minh Sát Trí

 Quí Phật tử ngồi thiền hay ngọa thiền, hay thiền trụ, hay thiền hành. Trong 4 oai nghi này:

- Thì lúc này Tâm đang thiền tọa mà Tâm bị động với Cảnh động, thì mình biết.

-  Hay là Tâm mình động nhưng mà Cảnh yên mình biết. 

-  Hay là Tâm mình yên Cảnh mình động mình biết.

-  Hay là Tâm mình yên Cảnh mình yên mình biết.

Trong lúc 4 oai nghi mình đang hiện bày. Thì một người có tu tập thì họ có 4 giai đoạn này.

1. Tâm động Cảnh yên ----> Thực Tính / Hữu Vi

Nhưng khi Tâm động Cảnh yên là quí Phật tử đang ở Thực Tính / Hữu Vi. Hữu Vi có nhân có quả, nó cố định.

Thì Cảnh yên là mình có Nhân và Quả nó yên rồi, không có lo. Nhưng Cảnh mà mình bắt.

Cảnh có 6 là: Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp.

- Nếu nói theo động của nó thì có: Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp.  

- Nếu mình nói theo khi nó yên, thì có nhân có quả, nhân nào quả đó.

Nhưng nói động là trạng thái nó đang bị chi phối của các pháp.

Quí Phật tử nhìn một cảnh sắc, thí dụ nhìn một con chim bay, hay nhìn một áng mây, Cảnh đó yên hay Cảnh động ?  Cảnh sắc đó động.

Nhưng nếu mình nhìn một cảnh sắc đó dưới góc độ nhân nào quả đó thì cảnh đó yên với trạng thái mình biết nhân đó quả đó.

 Khi nói tới động thì mình thấy Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Khi nói tới yên thì mình nói tới Nhân Quả.

2. Tâm động Cảnh động ---> Thực Tính Thực Tướng

Khi Tâm động Thực Tính của nó là Sinh / Diệt.  Còn Cảnh Động bản chất của nó là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, cảnh nó không đứng yên. 

Do đó, khi mình có trạng thái Tâm không yên (Tâm đang động) thì  Thực Tính của  Tâm nó đang hiện hữu chứ không phải Tâm đó mình đang có, mình đang sống trong thực tính của Tâm.

Nên khi nói Tâm động là trạng thái mình đang bị phóng dật phải không ? Nhưng không phải, mình phải nghĩ Thực Tính là sự Sinh / Diệt của nó.

Còn trạng thái mà nó phóng dật là Cảnh của nó là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Mình nắm 2 cái đó mình mới ra được, đối với người đang có Tâm động và bắt Cảnh động thì lúc đó người đó đang ở trong Thực Tính của Tâm, hay là Thực Tính của Tâm đang ở trong con người của nó, và Cảnh của nó mang vô cho mình ở đó.

3. Tâm yên Cảnh Động -----> Định An Chỉ

 Với trạng thái Tâm yên Cảnh động. Chỉ có khi ở Định An Chỉ / và trạng thái triền cái.

4. Tâm yên Cảnh yên ----->  Minh Sát 

Tâm yên Cảnh yên là với Cảnh Minh Sát với kiết sử.

Định An Chỉ Samadhi. Với trạng thái Định An Chỉ thì trước đó phải có Niệm và Tỉnh Giác, lúc này Tâm bắt đầu yên dần, Tỉnh Giác thì bắt đầu trụ rồi mới có Định với cảnh yên. Cảnh yên này là đối tượng của Tỉnh Giác.

 Có Niệm và Tỉnh Giác với đối tượng đó thì bắt đầu đối tượng đó yên lại.

Thiền sinh hỏi:  Định An Chỉ này Cảnh sẽ yên nhưng với Vipassana  Cảnh cũng yên phải không ?

HT trả lời: Không, chút nữa Sư nói Vipassana.

Định An Chỉ khi mình đi tới Niệm và Tỉnh Giác thì triền cái phát sinh lên ở giữa đối tượng (Cảnh)

Định An Chỉ ---> Niệm và Tỉnh Giác / triền cái phát sinh lên (động) / đối tượng. Lúc đó 5 triền cái sinh lên nó che lấp đối tượng.

5 triền cái là tham dục, sân độc, trạo hối, hôn thùy, hoài nghi.

Niệm hơi thở vô ra Tỉnh Giác, đó là Định An Chỉ, mình chỉ Niệm đối tượng mà không phân tích, không quan sát chỉ Niệm hơi thở vô biết (Tỉnh Giác) , Niệm hơi thở ra biết (Tỉnh Giác). 

Thì khi Niệm vô lúc đó tham dục lên ta hoan hỉ, bắt đầu triền cái len lỏi vô. Nên các vị Thiền Sư nói; lúc đó là các pháp triền cái đang tiếp cận mình chứ không phải là đối tượng, không phải là Cảnh đang tiếp cận, nếu mình không phát hiện là bị mất liền, mình sẽ đi vô ngũ triền cái và mình không thấy hơi thở vô ra.

Do đó, khi mình muốn được Định An Chỉ thì phải bất cận với ngũ triền cái và phải bất nhượng, tức là không được để cho ngũ triền cái sinh khởi lên trong tâm thức của mình, thì lúc bấy giờ mới đi tới gần Định An Chỉ. Năm triền cái nó che lấp mình, làm mình ngồi thiền không đạt được định, mình có Niệm và Tỉnh Giác mà không có Định vì triền cái chen vô ở trước đối tượng của mình.

 Quí Phật tử chạy xe, tại sao lạc đường ? nếu đường đó mình đi rồi mà mình đi qua bị vuột mất. Là vì triền cái chen mất nên mình lạc đường. Nếu như mình có Niệm và Tỉnh Giác thì mình chạy tới luôn không có lạc. Vậy là tại sao ? Tại triền cái che mất, mình chỉ sơ hở một cái lạc đường. Trạng thái sơ hở đó là mình ở trong trạng thái trạo hối che đối tượng của mình lại. Cảnh này đang bị động, Cảnh mất rồi, không yên. Còn nếu Cảnh yên thì mình phải có Cảnh yên đó là Minh Sát mình mới thấy, chứ còn Định thì chưa chắc.

Giờ Sư nói tới phần Minh Sát Trí hay là Minh Sát Tuệ. Thì lúc bấy giờ mình thấy kiết sử: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ / Danh Sắc.

Minh Sát Trí ---> Kiết Sử / Danh Sắc.

Tuệ thứ nhất là Tuệ Phân Biệt Danh và Sắc. Nhưng mấy cô không vô được Tuệ Phân Biệt Danh Sắc này vì bị kiết sử chặn, thân kiến, cái tôi cái ta chặn, không cần Tâm động, nó vẫn rõ vẫn yên mà mình không vô được Tuệ Phân Biệt Danh Sắc.

Bây giờ mình quán sát kiết sử trên Danh Sắc.

Danh chia 2 là Tác Ý và Tâm Ý Thức

Sắc chia làm 2 là Tứ Đại và Sắc Y Sinh.

Tác Ý thuộc về Danh. Khi Niệm tuệ đầu tiên của Minh Sát, Tuệ Phân Biệt Danh và Sắc, con người gồm 2 thành phần là tinh thần và thể xác gọi là Danh và Sắc, thì đầu tiên tác ý dở chân lên, thì tâm ý thức biết dở là thuộc phần Danh. Rồi sắc hiện bày là tứ đại đang làm cho sắc y sinh hiện bày ra là 3 sắc kỳ vị hay là 3 sắc biến thể.

Minh Sát Tuệ   ---> Kiết sử                       Danh

                              Thân Kiến

                               Hoài Nghi                   Sắc

                               Giới Cấm Thủ

 Thì ở đằng trước 2 Danh Sắc này là Thân Kiến (kiết sử) đứng chắn. "Tôi đang dở chân" "Tôi đang có" mà nó không có động, nó rõ ràng như vậy, mình có đủ điều kiện để mình cãi lại chuyện người ta đang bác bỏ những cái gì mình có, tại kiết sử của mình là yên, nó là vậy đó.

Còn thí dụ như mình đang hoài nghi thì nói gì mình vẫn yên đó, tôi thắc mắc thì tôi thắc mắc, tôi không tin, tôi không hiểu, tôi nghi ngờ. Nó yên, nó rõ như vậy.

Minh Sát Tuệ, Kiết sử đứng trước Danh và Sắc. Tâm yên

Định An Chỉ, hơi thở mình Niệm vô và ra về Định An Chỉ thì triền cái đứng trước cửa. Tâm động

Minh Sát Tuệ Tâm yên. Định An Chỉ Tâm động. Rõ ràng bản chất nó là như vậy.

Đánh cho chết cho chừa cái nết, cái tập khí của nó, tính tham không chừa, đã tham thì tham hoài, lúc nào cũng tham.

Cái tác ý này là của tôi, tôi có tác ý này. Cái xác thân này là của tôi, xác thân này tôi có. Kiết sử này nằm yên trước mắt. Bước qua thân kiến mới qua được Danh và Sắc, Danh và Sắc là bản chất của pháp. Không bước qua được 5 kiết sử này thì không nắm bắt được Pháp. Tôi đang ngủ là thân kiến, già là thân kiến.

 Khi cô thấy niệm về Danh và Sắc mình đang quan sát Danh và Sắc này nó rõ như vậy đó, Danh có 2 là tác ý và tâm ý thức, mỗi một cái Danh khởi lên nó có 2 cái đó. Mỗi cái Sắc khởi lên có tứ đại và sắc y sinh lên với nó không tách rời được. Nhưng mới qua cái cửa này là gặp 3 hạ phần kiết sử rồi mới vô Danh Sắc của nó.

Tôi, Ta, Mình, là bất di bất dịch không thay đổi, 70 tuổi cũng không thay đổi, trước kia "Tôi" bây giờ cũng chữ "Tôi" không thay đổi.

Thiền sinh hỏi: lúc trước học là mình phải dùng Minh Sát để phân biệt Danh Sắc, thì từ Minh Sát Tuệ đó mình mới phá bỏ được kiết sử thân kiến, bây giờ mình học thì lại phá thủng hữu thân kiến thì mình mới thấy được Danh Sắc.

HT trả lời. Hai cái đều không có gì khác biệt hết. Có người lấy pháp trước  để diệt thân kiến của mình là người đó gián tiếp. Còn người đi thuận kiết sử thấy được Danh Sắc là người đó trực tiếp, dám đối diện. Tùy theo mình, mình dám nhìn thẳng vô sự thật không thì đó là mình nhìn qua kiết sử thấy được Danh Sắc. Còn người không dám nhìn kiết sử của mình thì nhìn Danh Sắc trước rồi mới diệt kiết sử của mình, đó là cách thứ 2.

Quí Phật tử đi đường nào cũng được, nhưng phải biết là Tâm yên Cảnh yên mới thấy được. Còn nếu như Tâm yên mà Cảnh động cũng không thấy được. Mình phải làm sao Tâm mình yên, Cảnh có động đi nữa mình phải giữ được, thì cái người mà đi tới Tâm yên Cảnh yên nếu đi qua Minh Sát nó thẩm thấu Thực Tính Thực Tướng của nó mới nhìn ra Cảnh yên, chứ còn không thì Cảnh động. 

Nên người đi Định An Chỉ giữ Tâm chứ không diệt được Cảnh, nếu buông Tâm ra mà Cảnh động thì Tâm người hành giả động theo.

Người ngồi thiền là giữ Tâm thôi, xả thiền ra là Tâm lại động. Nhưng Minh Sát muốn được Tâm yên Cảnh yên là phải có trí nhìn qua con người thật của mình thì mới nắm bắt được Pháp thật của mình đang có. Minh Sát là phải nhìn thấy con người thật của mình chứ không phải là nhìn thấy đối tượng mình đang niệm hay đang Minh Sát. Nên Tâm yên Cảnh yên mình mới thấy.

Còn người hành Thiền Chỉ thì Tâm hành giả yên thôi mà Cảnh không có yên, hành giả ra khỏi Thiền Chỉ là Tâm  bị động trở lại.

Do đó, có 2 loại pháp, thì pháp này tuần vừa rồi Sư nói là mình đối diện luôn với người thiệt của mình, muốn nhìn thật vô Danh Sắc, mình nhìn thẳng vô con người thật của mình mới nhìn được Danh Sắc thật của nó. Chứ còn mình cứ né mình nhìn Danh Sắc của nó mình không nhìn thẳng vô con người thật của mình chưa chắc là mình nắm đúng mà mình nắm theo tư kiến của mình.

 Hoài nghi này là hoài nghi của kiết sử chứ không phải là hoài nghi thông thường. Nó phải là hoài nghi cố định, còn hoài nghi thông thường là hoài nghi động. Hoài nghi kiết sử là hoài nghi yên. Hoài nghi kiết sử khác với hoài nghi thông thường.  Hoài nghi thông thường là hoài nghi động, hoài nghi kiết sử nó cố định nó yên.

Hoài nghi thông thường như mình không biết ngày mai trời có mưa không, không biết bữa nay trời có mưa không, ngay mai có nắng không.

Còn hoài nghi nhân và quả, có phải cái này là quả của cái nhân, đó là hoài nghi cố định, mình thẩm thấu được nhân thì thẩm thấu được quả, nhìn được quả hiểu được nhân, nó cố định, nó bất di bất dịch, không ai bóp méo không ai sửa đổi được.

"Thiện ác đáo đầu chung hữu báo". Tức là thiện và ác cuối cùng đều có quả báo hết, nhân thiện có quả thiện, nhân ác có quả ác, nó bất di bất dịch không thay đổi. Còn trời mưa trời nắng, trời giông, trời gió, tốt xấu, ngày mai lên chùa có Sư ở chùa không, những cái đó là bất định. 

Còn nhân quả thì không thay đổi được, không một ai có quyền bóp méo nhân sửa quả được, mà nó đi theo cố định của nó. Thì hoài nghi này là hoài nghi kiết sử, Nó là cố định yên thì nói Danh này có nhân có quả của nó chứ không phải của mình tạo ra được, nếu mình tạo ra được nó thuộc cái "Tôi" cái "Ta" của mình, cái hoài nghi này mình phải diệt, mình thấy rõ ràng là hoài nghi này phải diệt và mình không giữ hoài nghi này trong đầu mình được.

Khi thấy được pháp thực tướng hay là thực tính của nó thì hoài nghi kiết sử này diệt, nên kiết sử nó đi đôi với thực tướng, thấy được thực tính diệt được kiết sử, thấy được thực tướng diệt được kiết sử, cái đó là cố định, nếu mà nó yên mình mới thấy được.

Do đó, khi nói tới Danh và Sắc, cái tuệ đầu tiên, tại sao Ngài Paṇḍita, Ngài Cundala, Ngài Janaka, luôn cả Ngài Mahasi đều nói  nếu hành giả đạt được Tuệ Phân Biệt Nhân Quả của Danh Sắc, hành giả là Culla Sotāpanna Tiểu Tư Đà Hườn, là Tiểu Thất Lai. Là vì mình thẩm qua được cái hoài nghi này, chứ không phải thân kiến không.

Thân kiến bỏ được nhưng hoài nghi mình vẫn còn giữ chưa chịu bỏ.

Kiết sử hoài nghi có 8:

1. Hoài nghi quá khứ

2. Hoài nghi hiện tại

3. Hoài nghi nhân

4. Hoài nghi về quả

5. Hoài nghi liên quan tương sinh

6. Hoài nghi tôi trong hiện tại, 

7. Hoài nghi tôi trong quá khứ, 

8. Hoài nghi tôi trong vị lai

Thì mấy cái này về Danh Sắc này là kiết sử, nó phải yên mình phải nhìn thấy rõ được nhân quả thì mình mới thấy được kiết sử của hoài nghi mà mình đang giữ.

Sở dĩ con người ta không vô được một lời dạy của Đức Phật.  Đức Phật Ngài chỉ dạy cách sống chứ không phải Ngài dạy giáo điều hay giáo lý bắt buộc mình phải tuân theo mà không có biết, Ngài dạy mình cách sống và phải có trí cho mình hiểu để mình hiểu mình hành. Chứ Ngài không đặt giáo điều mà minh tuân thủ chấp nhận mình phải thực hành theo mà mình không có hiểu. Nhưng con người mình không qua được cái hoài nghi của mình đang giữ, không qua được kiến chấp của mình đang có và mình giữ những cái gì của mình đang thủ thì mình không có thẩm thấu được lời dạy của Ngài. Ngài nói trên cái chứng nghiệm của Ngài.

Như vậy thì,  tuệ thứ nhất Phân biệt Danh Sắc. Thì cái này có thân kiến, có hoài nghi, Thủ nằm ở Danh Sắc.

Tuệ 1. Phân biệt / Danh Sắc

                           - Thân Kiến

                           - Hoài Nghi

                           - Thủ

Mà mấy cô có 3 cái này không, hay có 1 thôi.

Người nào có 3 cái này về Danh Sắc thôi, mấy cô có thân kiến về Danh Sắc không ? Mấy cô có Hoài Nghi về Danh Sắc mình không ? Mấy cô có Thủ về Danh Sắc này không ?

Ba kiết sử này, cái tập khí của mình, cái cố tật của mình, cái tánh nết của mình, mấy cô có 3 trong cái Danh Sắc trong cái sắc thân mình, tinh thần và thể xác hay là có 2 thôi, hay có 1 thôi.

Tuệ thứ nhất, Tuệ phân biệt danh sắc, người ta nói Danh Sắc, mình có thân kiến không, có tập khí, có kiết sử vô cái Danh Sắc này của mình không, có Hoài Nghi về danh sắc này không, có thủ về danh sắc này không, thì bắt đầu mình nói có mình ghi vô, cái nào không có mình bỏ ra.

 Tôi có thân kiến trong danh sắc, tôi có hoài nghi trong danh sắc, tôi có thủ trong danh sắc, là mình có 3. 

Còn thí dụ như tôi có thân kiến trong danh sắc thôi chứ tôi không có hoài nghi về danh sắc tôi, rõ ràng tôi nhìn tôi biết tôi thì không có gì hoài nghi gì về danh sắc này đâu, nhưng cái kiến chấp của tôi với danh sắc này không ai đụng tới tôi được, đụng tôi là tôi phản ứng liền, vì tôi có 1 thân kiến thôi. 

Còn hoài nghi về danh sắc thì tôi không có, tôi rõ rồi, tôi biết rồi nên tôi không có hoài nghi.

Còn thủ về danh sắc thì tôi không có thủ vì tôi thấy nó thay đổi mỗi ngày, tôi không có hoài nghi tôi không có thủ, nhưng tôi có 1 là kiến chấp thôi, đụng tới tôi là tôi phản ứng liền, kiến thôi chứ không có thủ.

Giới cấm thủ là giới theo thủ tục của người dân gian, là chấp thủ tục của dân gian, sui, hên, "hôm nay tôi bị té, sui quá" hay là "tôi sinh ra nhằm ngôi sao xấu." đó là giới cấm thủ. Ở bên Pháp, những sinh viên bạn của Ba Sư hồi đó đi du học Ba Sư cũng là sinh viên đi du học bên Pháp, Ba Sư kể thứ Sáu ngày 13 đi xe lửa vắng hoe, Tây nó không đi mình lên đó nằm ngủ luôn, họ tin dị đoan ngày thứ Sáu 13 là xui nên không đi .

Thì giới cấm thủ này cũng như cái dạng dị đoan về cái danh sắc của mình.

Thí dụ như, Mẹ Sư bắt Sư phải tới Crystal Palace ở đường Nguyễn Công Trứ Nguyễn Trung Trực có thẩm mỹ viện Phương Dung, người đó là bạn của Ba Sư , Mẹ Sư muốn Ba Sư đưa Sư đến thẩm mỹ viện Phương Dung để đốt cái mụn ruồi vì cái mụn ruồi đó té sông té biển, đi vô đốt lấy cái cùi ra luôn chứ không tội nghiệp nó té sông té biển, Ba Sư dắt Sư vô, bà nói cái mặt đẹp quá có sao đâu, Ba Sư nói má nó không cho sợ té sông té biển chết, chị làm sao lấy cái mụn ruồi ra. Cái bà lấy cái mụn ruồi ra, dán băng lại.

Đó là giới cấm thủ, sui, hên, dị đoan, những hủ tục của nhân gian đặt ra cái mình thủ cái đó, mình sợ sui, hên, tín ngưỡng một cách tà tín, đó là giới cấm thủ về danh sắc này.

Tôi có thân kiến, tôi có hoài nghi, tôi có chấp thủ những hủ tục của nhân gian (mê tín dị đoan), đó là giới cấm thủ.

Theo khoa học họ nói con người chia làm 2 tinh thần và thể xác. Nhưng về Phật Pháp Đức Phật nói chúng sinh ở trong tam giới thì chia làm 2 là danh và sắc, rồi lên tới Sắc Giới chỉ còn sắc pháp và danh bắt đầu ít lại, rồi tới khi vô phần Vô Sắc Giới chỉ còn danh pháp thôi không còn sắc pháp.

Nếu như mấy cô đi tu về Thiền Chỉ là mấy cô phải đi lọc là còn Dục Giới là mình còn đối diện với 6 cảnh. Lên tới Sắc Giới mình bắt đầu giảm bớt dần  phần danh pháp, mình chỉ sống với sắc pháp thôi, tới phần vô sắc giới thì mình bỏ hẳn sắc pháp này mình chỉ lấy danh pháp thôi. Đó là đi theo Thiền An Chỉ.

Còn nếu đi Minh Sát Tuệ thì mình đi Tuệ Phân Biệt Danh Sắc, Tuệ Phân Biệt Nhân Quả của Danh Sắc, Phổ Thông Tuệ, Sanh Diệt Tuệ, Hoại Diệt Tuệ. v.v...

Thì trước cửa đầu tiên Tuệ thứ nhất  Nāmarūpapariccheda ñāṇa: Tuệ phân biệt danh-sắc, thì mình muốn thấy được cái Danh và Sắc đúng như Minh Sát Trí của mình Vipassana, mình nhìn thấy Danh Sắc là phải bước qua kiết sử, không bị nó kéo lôi mình.

Khi mình tu thiền trong 4 oai nghi tọa, ngọa, trụ, hành (đi), thì trong 4 oai nghi đó mình chỉ thích 2 oai nghi là thiền tọa và thiền hành thôi. Còn thiền trụ (đứng) hay thiền ngọa (nằm) dễ bị phân tâm, nên mình loại bỏ. Mình tập trung vô 2 oai nghi mình thích thôi. Thì đó là mình đang ở trong kiết sử, trong tập khí của mình, cái thói quen của mình. 

Còn nếu như mình không chấp vô cái nào hết , mình phá chấp hết, mình không có tôi ta không có kiết sử nào hết thì 4 oai nghi đó mình luân chuyển đều hết, thi khi mình đi cả 4 oai nghi hết là mình đi theo pháp thôi.

Pháp thiền tọa nó có pháp của nó, pháp thiền ngọa nó có pháp của nó, pháp thiền trụ nó có pháp của nó, pháp thiền hành nó có pháp của nó, thì mình cứ luân chuyển theo pháp của nó, mà mình đi theo pháp của nó mà pháp nó hiện bày ra mình không còn giữ cái kiết sử cái thói quen tập khí của mình nữa, mình đi theo pháp hoài.

 Thí dụ, mấy cô vô ngồi học cái giờ cao điểm là ăn no xong vô học giờ đó tập khí của mình hay buồn ngủ, nhưng bây giờ khá hơn, mình nghe Pháp rồi thì bớt dần buồn ngủ.  Nhưng mình không bám được Pháp, mình không theo dõi được Pháp thì mình trở lại cái buồn ngủ của mình, mình nghĩ Pháp Sư giảng có thâu về nhà mình nghe lại, và mình không đi theo Pháp.

Nếu người nào nói tôi thích thiền tọa, tôi thích thiền hành, người đó đang đi theo tập khí của mình, người đó có thói quen, có kiết sử. Nhưng tới khi mình tu là mình sửa, thì bắt đầu mình sửa dần, cái gì mình chiều nó hoài thì nó sẽ thành cái thói quen, mình bắt đầu bớt dần. 

Thí dụ như thói quen của mình là sáng thức dạy đánh răng xúc miệng xong phải làm ly cafe rồi mới làm gì thì làm. "Trước ta tạo thói quen, sau thói quen tạo lại ta", thói quen đó trước là do ta tạo nó, sau đó thói quen tạo lại ta thành cái người ở trong thói quen này.

Đức Phật nói tuệ thứ nhất của thiền Minh Sát, mà phải thuộc Tâm yên Cảnh yên mới được  chứ Cảnh động thì không được.

Vậy thì tuệ thứ nhất là Tuệ Phân Biệt Danh và Sắc thì làm sao mà vượt qua bước ngang qua chứ không phải diệt, bước qua thôi cái sự cản hay là thói quen của mình thôi, mình bước qua thân kiến, hoài nghi, bước qua giới cấm thủ để mình nhìn thấy rõ cái Danh Sắc này như thật của nó thôi, là được rồi.

Nếu trả lời mấy cô có cả 3 (thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ), nghĩa là vô trong thiền Minh Sát Vipassana, mình quan sát, mình niệm, mình tỉnh giác với đối tượng Danh và Sắc, hay là tinh thần và thể xác của mình đây là mình luôn luôn bị 3 cái này áng đường che lấp mình, rồi mình làm theo cái tập khí, mình cũng niệm dở mà mình dở theo thân kiến dở theo chấp thủ dở theo cái hoài nghi.

Do đó, khi mấy cô đi hay ngồi, Sư nhìn ra được kiết sử mấy cô chứ Sư không nhìn ra được cái gì mấy cô đang niệm, cái kiết sử đang hiện bày ra.

Do đó, mấy cô đánh mất chữ "Phân Biệt" mà cô lo Danh Sắc nên 3 cái thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ nó bao trùm nên mấy cô có cả 3.

Mình vô Tuệ Phân Biệt thì mình ở trong phần Tuệ Phân Biệt thôi chứ không ở trong phần Danh Sắc. (Tuệ Phân Biệt / Danh Sắc)

Vậy thì khi Phúc Minh hỏi Sư trong khi Sư qua Tuệ thứ nhất Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Sư có mấy cái kiết sử  ?  Sư nói sẽ không có mà Sư đang ở trong Tuệ Phân Biệt, Tâm Sư làm việc phân biệt Pháp, cái gì hiện bày ra là Sư phân biệt Pháp cái đó, Sư không ở trong Danh Sắc. Thì mấy cô nắm mới được.

(tức là khi tu thiền Minh Sát, trong tuệ thứ nhất, Tuệ Phân Biệt Danh Sắc. Thì mình quan sát và khi pháp hiện bày thì mình phân biệt pháp đó, mà không nắm Danh Sắc, vì lo Danh Sắc thì 3 cái thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ nó bao trùm lấy tâm nên có cả ba, do đó, chỉ phân biệt khi pháp hiện bày.) 

Đó là Tuệ thứ nhất.

Còn nếu cô vô nắm cái Danh Sắc thì cô không nắm được cái gì hết mà cô mất hết tất cả.

Do đó, chính mình không thấy cái thực hành của mình.

Khi vô Tuệ Phân Biệt Danh Sắc bạn có bao nhiêu kiết sử ?  Con có được cả 3, vì còn ngồi đây mà, còn nếu diệt hết thì là Tu Đà Hườn rồi, là Thất Lai rồi.  

Nhưng cái đầu tiên nhất, cái Tuệ Phân Biệt Danh Sắc các bạn không có thì làm sao đi tới Thất Lai được. Bạn không biết Phân Biệt, bạn không làm việc được Phân Biệt, bạn không Phân Biệt được Danh và Sắc này thì coi như bạn không có tuệ thứ nhất.

Do đó, vô tuệ thứ nhất là mình phân biệt liền, và phân biệt chính xác và nó không nằm trong một cái thân kiến, kiến chấp, không nằm trong một cái hoài nghi, lưỡng lự, thắc mắc, hay trong cái chấp thủ nào cả, mình phải phân biệt rõ Danh và Sắc.

Nói Danh và Sắc. 

Danh có 2 là Tác Ý và  Tâm Ý Thức

Sắc có 2 là Tứ Đại và Sắc Y Sinh.

Mỗi khi tôi dở lên tôi thấy có Danh Sắc 2 cái tôi đang phân biệt tôi thấy rõ.

Mỗi khi hít thở vô một cái tôi có phân biệt được Danh Sắc, tôi có phân biệt rõ cái nào là Danh cái nào là Sắc, tôi thấy tôi đang ở trong tuệ thứ nhất tôi đang phân biệt chứ tôi không ở trong cái kiết sử này ở trong Danh Sắc này.

Sư trong phân biệt Sư phân tách liền.

Khi cô đọc một bài kinh cô phân biệt là cô phải biết phân biệt, chứ không đưa kiết sử của cô vô trong bài kinh thì cô mới nhìn được bài kinh đó rõ như thật của nó, còn nếu cô bỏ kiết sử của cô vô thì bài kinh đó là của cô chứ không phải bài kinh của lời kinh Phật dạy.

Thiền sinh hỏi: Nếu nhìn cái phân biệt thôi, thì khi mà mình hít vô và mình thở ra thì mình chỉ biết cái đó là một cái Sắc, rồi cái Tâm mình biết cái hít vô thở ra đó chỉ là Danh thôi, thì cái đó có phải là Phân Biệt không ?

HT trả lời: Tuệ thứ nhất Đức Phật Ngài nói là  Tuệ Phân Biệt Danh Sắc chứ Ngài không nói Tuệ Phân Biệt hơi thở thì:

Hơi thở, hay tọa hành, những cái này đều nằm ở trong Danh Sắc. Vậy thì trong cái này mình coi cái hành động, diễn biến hành động, rồi ý thức của mỗi pháp. Mình chỉ coi trong hành động, diễn biến của hành động và ý thức của mỗi pháp, chứ mình không nói gì đến hơi thở hay tọa hành gì hết.

Giờ Sư hỏi mấy cô, mấy cô nói trong hơi thở, thì hơi thở đó mấy cô có trong lúc nào ? Trong 4 oai nghi, ngồi hít vô, đứng hít vô, nằm hít vô, đi hít vô.

 Thì khi ngồi cô hít vô thì phân biệt ở đâu ? Khi ngồi có danh sắc, hít vô cũng có danh sắc, vậy phân biệt chỗ nào ?

Do đó, không nói hơi thở, không nói trong oai nghi, mà khi nào Danh và Sắc phát sinh hiện bày bắt nó liền, chứ không phải nói một cái đối tượng. Tôi thấy lúc nào có Danh Sắc tôi phân biệt lúc nào có Danh Sắc, trong khi tôi ngồi tôi cũng thấy Danh Sắc, trong khi tôi hít thở lúc nào cũng thấy được Danh Sắc, thì mới được. 

Lúc bấy giờ mà cô khắn khích trên Pháp thì thân kiến kiết sử mới đứng bên ngoài được.

Chứ bây giờ cô nói hơi thở, cô đang ngồi, cô đang đi, cô đang đứng, đâu có, lúc nào cũng vậy đó Danh Sắc phân biệt chứ không phải tới hơi thở mình mới phân biệt Danh Sắc, tác ý có danh sắc, tâm ý thức có danh sắc, lúc nào cũng có Danh Sắc là phân biệt được hết.

Và từ khi cô phân biệt được Danh Sắc liên tục như vậy cô mới thấy ra khỏi được kiết sử này, kiết sử nó nằm ở trong cái biết phân biệt này nó mới tách ra, rồi danh sắc đã có rồi thì nó có nguyên nhân quả của Danh Sắc mình đi theo tiếp nó nó mới đi ra được cái cửa, mà phải Tâm yên Cảnh yên mới được, còn mà một trong hai cái động là không được.

Hơi thở cô đang nắm bắt phân biệt Danh Sắc hay cô đang ngồi cô phân biệt được Danh Sắc ? Lúc nào cũng phân biệt Danh Sắc, bắt cái đó đi hoài, vừa phân biệt được, thấy được nhân quả, thì kiết sử lọt ra ngoài nó không có cơ hội vô Tâm mình, không có tôi ta, không có hoài nghi, không có thủ trong này nữa, mình đi tiếp tiếp luôn, liên tục và không gián đoạn mới được.

Khi ta hỏi cái tuệ thứ nhất, Tuệ Phân Biệt Danh Sắc bạn có bao nhiêu kiết sử, tôi không bàn, tôi bàn cái Tuệ Phân Biệt của tôi thôi, tôi có Tuệ Phân Biệt hay không thôi, chứ còn Danh Sắc này tôi biết, tôi có bao nhiêu kiết sử tôi không bàn, tôi chỉ biết tôi có Tuệ Phân Biệt là liên tục và không gián đoạn, lúc nào tôi cũng có Tuệ Phân Biệt này và không gián đoạn.

Mấy cô phải biết cái đó mới được, cái đó khi mà ông Thiền Sư hỏi, bạn ngồi thiền Minh Sát bạn có được Tuệ Phân Biệt Danh Sắc không ? Trả lời là con ngồi thiền con còn vướng kiết sử, ông nói không, tôi đâu có nói kiết sử, tôi nói anh có phân biệt được Danh Sắc không, anh có Tuệ Phân Biệt không  ?

Sư có Tuệ Phân Biệt không ? 

- Có, Sư có Tuệ Phân Biệt. 

- Sư có lúc nào ?

- Lúc nào Sư cũng có phân biệt và không có gián đoạn, và không để cho kiết sử xen vô trong lúc mình có Tuệ Phân Biệt này.

Như thế là mình thành công.

Vậy thì khi nào mình có Tuệ Phân Biệt Danh Sắc ? Khi mình phân biệt được Danh Sắc thì mới có Tuệ Phân Biệt Danh Sắc

Danh chia 2 là Tác Ý và Tâm Ý Thức

Sắc chia làm 2 là Tứ Đại và Sắc Y Sinh.

Bây giờ mấy cô đang ngồi đây, mấy cô đang nghe Pháp, Sư hỏi mấy cô có phân biệt được danh sắc không ? 

- mấy cô nói có, con phân biệt danh sắc, con là sắc nữ còn Sư là sắc nam. Và mấy cô không để ý tới kiết sử và kiết sử không đủ để chen vô trong Tuệ Phân Biệt Danh Sắc này. 

- Và Danh Sắc này đều có Nhân Quả của nó, chứ không có ai tạo ra nó, nhân nào quả đó, Danh có Nhân Quả, Sắc có Nhân Quả.

- Chính cái đó, cái Tuệ mà tôi biết được đó là Tuệ thứ hai, Tuệ Phân Biệt Nhân Quả của Danh Sắc,

 - mà làm sao cô có, là cô phân biệt được Danh Sắc rồi mới có tiếp tục Nhân Quả của Danh Sắc thì cô mới đi liên tục, 

- và Nhân Quả này, Danh Sắc này nó tồn tại, 

- không, nó theo Phổ Thông Kiến của nó, mình phải đi theo được cái đó mình mới thoái ra được. 

- Còn cô đứng ngoài cô cứ nhìn vô kiết sử (thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ) là hỏng. Chính cái này nó ngăn che mình rồi. 

Mấy cô đứng ở ngoài hết, nó gạt mình đó, 

Bây giờ Sư hỏi lại: Tuệ Phân Biệt Danh Sắc, mấy cô có bao nhiêu kiết sử ? 

Khi người ta hỏi câu đó là người ta có gài trong đó hay là họ không biết hỏi, mình không bao giờ lọt vô cái 2 trường hợp đó.

Tuệ thứ nhất, Tuệ Phân Biệt Danh Sắc bạn có bao nhiêu kiết sử ?  không trả lời, tôi có Tuệ Phân Biệt chứ tôi không có bao nhiêu kiết sử. Có khi người ta hỏi, họ biết hỏi, hay người ta trong thế gài mình. Mình không phải là người không hiểu biết, mình biết mà, mình là người trí mà, mình nhìn vô biết phân biệt liền, lúc nào cũng có Tuệ Phân Biệt.

Tuệ thứ nhất bạn có không ? tôi có, Bạn qua hết các kiết sử ? Tôi có Tuệ Phân Biệt Danh Sắc. Chưa nói tới kiết sử, tôi biết phân biệt là được rồi, và tôi không sai trật nữa, tôi không sai trật trong sự phân biệt này, và tôi không đi lầm nữa, và tôi không còn cái gì thắc mắc nữa, tất cả những cái này rõ như ban ngày, đâu là Danh, đâu là Sắc tôi phân biệt được.

Trong con người mình có 2 thành phần; tinh thần và thể xác, mình phân biệt được thế nào là tinh thần, thế nào là thể xác, mình biết, không có cái phân biệt, mình biết tinh thần mình ra sao, cái sắc pháp của mình ra sao, cái đó là sau bàn tới, bây giờ phân biệt Danh (tinh thần) và Sắc (thể xác trước).

Cũng như vậy, khi Sư cho mấy cô mấy bài tập, mấy cô không biết là Sư cho mấy cô bài tập. Sư nói cô Diệu Giác xếp lại những cuốn sách, cô làm theo Pháp, chứ không làm theo kiết sử, Sư nhìn là Sư biết, tất cả Sư thực tập mấy cô hết, không bỏ cơ hội, lâu lâu Sư mở cái này, Sư mở cái kia, mấy cô làm Sư nhìn Sư biết. Cô phân biệt là cô làm phân biệt thôi chứ cô không tìm cái kiết sử này, tôi biết phân biệt Danh Sắc, tôi làm phân biệt Danh Sắc không sai không trật là được rồi./.

----------------------------------

khi nào mình có Tuệ Phân Biệt Danh Sắc ? Khi mình phân biệt được Danh Sắc thì mới có Tuệ Phân Biệt Danh Sắc

Danh chia 2 là Tác Ý và Tâm Ý Thức

Sắc chia làm 2 là Tứ Đại và Sắc Y Sinh (Upādāyarūpa)

1- Sắc tứ đại (mahābhūtarūpa).

2- Sắc phụ thuộc - Sắc Y Sinh (upādayarūpa).  là sắc pháp nương nhờ sắc tứ đại mà phát sanh./.


No comments:

Post a Comment