Thursday, August 1, 2024

053 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 1 tháng 4, 2023

                                                            053 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 1 tháng 4, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "053 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Tuệ có hai là: Phàm Tuệ và Thánh Tuệ

- Phàm Tuệ. Phàm có 14 trong một dãy của Tuệ Minh Sát Trí Vipassanāñāṇa Insight.

- Thánh Tuệ có 2 Tuệ

Tuệ Minh Sát Trí Vipassanāñāṇa Insight có 16 Tuệ.

 Trong một dãy Minh Sát Trí có 2 là Tuệ thôi là Đạo và Quả. 

Còn Chuyển Tộc, Cận Hành, Thuận Tùng còn là phàm.

Cả Phàm Tuệ và Thánh Tuệ lấy đối tượng Tứ Thánh Đế làm Tuệ, chứ không lấy đối tượng nào khác. Đọc bài kinh Niệm Xứ Satipatthana Sutta Đức Phật Ngài thuyết tại xứ Kuru, Ngài nói về Tứ Niệm Xứ, Ngài lấy Tứ Thánh Đế ; Khổ, Tập, Diệt, Đạo, làm đối tượng. 

Nên các quí Phật tử mình phải biết đối tượng.

Còn qua phần định phàm và định Thánh thì mấy cái đó có đối tượng của nó. Chẳng hạn như 36 đề mục Sắc Giới, 4 đề mục Vô Sắc Giới là phàm định. 

Còn Thánh định là Thiền Diệt và Thiền Quả ở trong định của bậc Thánh, bậc Thánh ở trong định gọi là Thánh định.

Còn phần Tuệ, bữa trước Sư nói là Tứ Thánh Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) , thì phải lấy đề mục đó làm đối tượng, chứ không lấy đề mục Thân, Thọ, Tâm, Pháp (Tứ Niệm Xứ). Trong Thân có Tứ Thánh Đế, trong Thọ có Tứ Thánh Đế , trong Tâm có Tứ Thánh Đế, trong Pháp có Tứ Thánh Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) thì mới đúng.

Như vậy thì Tứ Niệm Xứ (Thân, Thọ, Tâm, Pháp) là có Tứ Thánh Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo), lúc nào cũng biết Tứ Thánh Đế. Thì mình đi từ phàm tới Thánh.

Thí dụ, Thân, Thọ, Tâm, Pháp. 

- Mình đi từ phàm là Khổ Đế, Tập Đế.

- Thánh là Diệt Đế, Đạo Đế

Vậy mình đang ở vị trí nào ? Mình đang đứng ở vị trí phàm. Mình hành Tứ Niệm Xứ là mình phải đi Tập Đế và Khổ Đế mới ra.

Đầu tiên. Khi ta nói về Thân Niệm Xứ là ta nói trên 2 cơ sở Thân Thức Khổ, Lạc. Nhưng nó chỉ là tiền đề hay là cửa ngõ đi vô Tâm Đổng Lực.

Do đó, khi ta nói cái thân này thì nó phải ăn chịu vô cái Tâm. 

Thân có Thọ thì Tâm có Pháp. 

Tâm mà có Pháp thì Thân có Thọ.

Vậy thì khi bây giờ mình nói.

Giờ mình đang đi Thân Niệm Xứ. Chẳng hạn như mình đi đề mục Anāpānussati  Sổ Tức Niệm.

Thân Niệm Xứ có 6 đề mục mình đi: 

1. Tứ Niệm Xứ, 

2. Tứ Đại, 

3. Sổ Tức Niệm, 

4. Hơi Thở Vô Ra, ānāpāna pabba

5. Tứ Oai Nghi iriyāpatha pabba

6. Biết Mình là sampajañña pabba, niệm 32 Thể Trược patikūla manasikāra pabba , 10 Bất Tịnh, đề mục  tử thi. 

 Thì mình niệm về Thân. Nếu ta nói Tứ Niệm Xứ mà Thân, Thọ, Tâm, Pháp này thì Niệm là chính là chủ lực, tuy nhiên nó không ngoài ngũ quyền được, nếu chúng ta tách Niệm ra một mình là anh chết, anh phải trong ngũ quyền.

Ngũ quyền là: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.

Không thể nào rời khỏi Niệm ra khỏi Ngũ Quyền được, 

Cái thứ hai. Khi mình niệm Thân ở trạng thái hơi thở. Nếu ta niệm vô và ra áp dụng trong Tập Đế và Khổ Đế, chỗ nào mình thấy ?

Hơi thở vô ra làm sao mình thấy được Tập Đế và Khổ Đế ?

Hơi thở vô ra mình thấy được Tập Đế và Khổ Đế là do thấy Sinh và Diệt, thấy đó, mất đó, là Tập Đế và Khổ Đế.

Và tại sao mình thấy nó mất ? Tại vì mình không thấy thực tính của nó, và mình không muốn thấy mất thì là mình có cái ái nó.

Khi ta nói về Thân, thì ta đang đi về hơi thở vả đi theo Khổ Đế và Tập Đế. 

Mình không đi qua Bát Chánh Đạo được, mình đi qua cái Sinh Diệt, đã thấy Sinh rồi có Diệt là cái Khổ rồi. Do từ đâu mà mình thấy Khổ trong đó ? Tại vì mình ái trong đó (ái thân mình). 

Tại sao người thân chết mình buồn, người thân chết mình khóc, mình đau khổ ?  Tại vì mình có ái trong đó.

Còn nếu mình nhìn thấy như thực tính của nó là đã có sống thì có chết, có sinh thì có diệt thì mình nhìn cái đó mình thức tỉnh, cái đó là Tuệ, còn không thì mình có cái ái làm cho mình khổ.

Do đó, ở trong giai đoạn này, thì khi mình niệm Thân qua hơi thở, thì Tâm Đổng Lực làm việc này 

Thân --> Hơi Thở --> vô, ra <--- là Tâm Đổng Lực làm việc này.

Tâm Thân Thọ xong thì tới Tiếp Thâu, Thẩm Tấn, Đoán Định. Khi mà qua Khai Ngũ Môn, Tâm Thân Thức, Tiếp Thâu, Thẩm Tấn, Đoán Định, thấy vô Tâm Đổng Lực là đôi thứ nhất và đôi thứ ba.

đôi thứ nhất

1) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

2) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ ba

5) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

6) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng  Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

Chứ không là đôi thứ hai và thứ tư được

Thì khi, ở đây chia làm 2 chi:     - Thân thấy Khổ Đế, thấy Tập Đế

                                                - Vô, Ra thấy Khổ Đế, thấy Tập Đế

hình 053 - 12.29




Thân   --> Hơi Thở --> vô, ra <--- là Tâm Đổng Lực làm việc này là Đạo và Diệt. Mình mới ra Magga Phala được.

Mình phải Hành chứ không Niệm suông. Vậy thì trong khi mình Niệm ta đi Ngũ Quyền; Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.

Thứ hai, trong Niệm Xứ đó mình đi Ngũ Quyền. Nhưng khi qua phần Tỉnh Giác phải có Thất Giác Chi. Những cái này đều qua Dhammavicayasamboj-jhaṅga đều gọi là Trạch Pháp, là biết phân tích chọn lọc và thẩm tra các pháp này

Pháp tu của mình là lúc nào cũng Tỉnh Giác Pháp đến mình phải biết chứ không phải Niệm suông để ghi nhớ. Tất cả đều trong trạng thái Tỉnh Giác.

Vậy thì trong Buddhavamsa (Phật Sử) Ngài kể lại một ngày của Ngài là Ngài sống trong Ba La Mật của Ngài, ăn uống ngủ nghỉ đi đứng nằm ngồi trong Ba La Mật, lúc nào cũng vậy.

Vậy thì Ngài hành Ba La Mật, Ngài quán sát trí tuệ rồi Ngài đi qua phần nhẫn nại, rồi Ngài đi qua trí nguyện, qua ly dục, qua hành xả trong suốt 24 giờ. Chứ không phải mình nói bây giờ mình đang hành vậy đó rồi mình đi ăn bao nhiêu, mình ăn hết xong mình đi về hành trí tuệ lại. Không có kẻ hở, không có gián đoạn 

Cái khả năng làm được cái đó là mình có phương pháp tu, chứ không phải mình là máy móc, người tu không phải là robot mà phải có sự sáng suốt, lúc nào cũng phải có trạng thái Tỉnh Giác biết mình. Thì trong Tỉnh Giác có hữu ích hữu lợi hữu dụng mới ra được.

Lộ Trình Tâm:

5 sát na đầu là:

Sát na thứ nhất là, Khai ngũ môn, 

Sát na thứ 2 là, Thân Thức có khổ lạc

Sát na thứ 3 là,  Tiếp Thâu

Sát na thứ 4 là, Tinh Tấn

Sát na thứ 5 là, Đoán Định.

Tiếp theo là 7 sát na tâm từ 1 đến 7 

Rồi 2 sát na kế tiếp là sát na Na Cảnh.

Rồi 2 sát na cuối là sát na Hữu Phần tiếp qua là một lộ trình tâm khác

để hình 053 20.03

Khi mình ráp vô chỗ này:

hình 053 12.29  




làm một lộ trình tâm thôi, tại vì thường thường khó ai mà bắt được một lộ trình tâm mà đắc đạo quả, nó phải lập đi lập lại. Nhưng bây giờ mình đưa ra một cái lý tưởng mà mình cho rằng mình thực thi trong con đường một lộ trình tâm thôi là mình có kết quả rồi.

Vậy thì, Khai Ngũ Môn mình chuẩn bị, sau khi làm 4 điều khi ngồi xuống là đảnh lễ Đức Phật, qui y Tam Bảo, rải tâm từ, chú nguyện, thì bắt đầu hít vô rồi thở ra, thì hít vô thở ra nó đã tới Tâm Đổng Lực, rồi Sư mớt cắt từng sát na .

Vậy thì, khi hành giả hít vô, thở ra tâm Thân Thức biết trong trạng thái đó có Khổ có Lạc

Thì khi mình hít vô, rồi mình cắt đi, hít vô có Khổ có Lạc là mình có Thọ, thì cái thọ này đi qua phần tiếp thâu, chứ không phải nó ôm cái hít vô đó mà đi qua tới Thẩm Tấn. Nó phải có Thọ Khổ Thọ Lạc, không xả được.

Khi mà hít vô một cái là có cái Lạc Thọ, vì là Thân Thức là nó có Thọ, thì có Thọ Lạc, ngồi lâu mới có Thọ Khổ. 

Mới ngồi thì có Lạc Thọ, còn nếu có Khổ Thọ thì Niệm Khổ Thọ. Thì cái Thọ này qua Tiếp Thâu, chứ không phải Khổ, Lạc đi qua Tiếp Thâu. 

Rồi từ: Tiếp Thâu, Thẩm Tấn, Đoán Định - Pháp Niệm Xứ.

Thân Thức thì có Thọ --> Thân Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ, và Pháp Niệm Xứ

Rồi từ sát na 1 đến sát na 7 thì có Pháp Niệm Xứ làm việc, mà Pháp Niệm Xứ làm việc bởi Thất Giác Chi

để hình 053 - 22.46



Thí dụ. Hơi thở ---> Vô có Niệm  /  Ra có Niệm.

Bây giờ Sư nói phần Samadhi Thiền Chỉ trước. 

Có Niệm từ sát na thứ nhất cho đến suốt 7 sát na Tâm Đổng Lực này, giữ  Niệm với  Pháp.

Nếu Sư đi qua 7 sát na này (từ 1 cho đến sát na 7) với Vipassana Minh Sát Tuệ. Sát na đầu (đây chỉ là lý tưởng, chứ thật ra còn nhiều lộ trình tâm). Thì:

1 -  Sát na đầu này Danh / Sắc phân biệt

2 - Sát na 2 Nhân / Quả

3 - Sát na 3 Phổ Thông Trí, là lúc đó mình thấy được dạng Tâm Thức nó lên 

4 - Sát na 4 là Sinh / Diệt hiện bày ra 

5 - Sát na 5 thấy Diệt

6 - 7 Sát na 6 - 7 là Hữu Phần

Đó là một lộ trình tâm lý tưởng. Thật ra có rất nhiều lộ trình tâm, có hàng triệu triều lộ trình tâm.

Như vậy thì ở trong này có gì là Tập Đế, cái gì là Khổ Đế ?

Nếu đi Thiền An Chỉ (Samadhi) thì mình không đi qua Tập Đế, Khổ Đế. Nhưng đi Vipassana mới qua Tập Đế, Khổ Đế được

Thế thì khi Vipassana thì đâu là Tập Đế, đâu là Khổ Đế ? 

Thì:

1 - Sát na đầu,  Danh / Sắc có khổ Đế, có Tập Đế. Niệm phân biệt danh sắc. Tập là mình thấy trong danh sắc, Khổ là nó đang sinh diệt. 

Mình thực hành Vipassana thì mình phải hoạt động về Insight hay là wisdom, tuệ giác hay trí tuệ của mình là phải nhìn thấy Pháp, chứ không phải Niệm hoài với Pháp.

Với người biết lộ trình đi thì họ biết là họ đã qua giai đoạn đó. Còn người không biết lộ trình đi họ sẽ đứng lại với cái Niệm mà họ không biết đi tiếp là cái gì là bị rớt lại Samadhi một giờ luôn. 

Do đó, khi mình biết lộ trình, khi biết Danh / Sắc rồi thì trong Danh / Sắc đó đã có Tập và có Khổ, chứ không phải không. Mình bắt được cái đó là mình ra được kết quả, chứ không phải mình ngồi Niệm hoài, rồi cái không có cái mình sợ lạc, tại vì một chút xíu nữa đối tượng đó sẽ không rõ được nữa, thì các vị Thiền Sư kêu mình phải trở về lại không đi xa nữa , còn nếu mình biết mình đi.

Do đó, mình phải coi cái tuệ lúc nào mình đi, Tuệ; Văn, Tư, Tu. 

- Thì khi mình đã biết 16 loại tuệ này là Văn.

- Thì Tư Duy của mình biết lúc nào là Thánh, lúc nào là tu tập, mình phải biết, cái đó là Tư.

- Và khi mình Tu là mình nhìn thấy cái này là tập khí, cái này là kiết sử, cái này là phiền não, cái này là Pháp. 

Mình phải biết cái đó thì mình mởi ra được, chứ còn không là đi suốt.

Cái gương cho mình thấy là Ngài Ananda đi suốt luôn một đêm. Ngài rất tinh tấn, thì trong cái tinh tấn của Ngài nó mạnh hơn cái Niệm, Ngài nỗ lực để mong cầu đạt được kết quả, nhưng Ngũ Quyền của Ngài không quân bình, nó chênh lệch. Tấn mạnh, khi tấn mạnh nó phát sinh lên nóng thì cái tuệ của mình nó lui, nó không có định được thì tuệ không phát sinh lên được. Định mới ra Tuệ. Do đó, Ngài phát triển Niệm với Tấn, Ngài cố gắng, nhưng Ngài không có Ngũ Quyền.

 Giờ mình xét lại trong lúc mình ngồi Thiền, cho dù là Samadhi hay Vipassana cũng vậy, mình có Ngũ Quyền không, đó là điều đầu tiên, hay mình chỉ có Niệm với Tấn thôi, mà không có Định, không có Tuệ, 2 cái đó là mấu chốt đưa đến kết quả. Mình cứ Tấn, không dám lui sụt, không dám giải đãi, không dám lười biếng, thì mình sẽ đi tới một giai đoạn là không có kết quả.

Vậy thì, khi Tu mình đang hành mà không có Văn, Tư, hổ trợ, thì Tu này khó có kết quả. Cái Tu mình đang đi trong Tuệ Tu mình phải có Văn bổ túc, cái Tư mình thanh lọc cái nào đúng cái nào sai, rồi cái Tu mình đi tiếp. Văn, Tư bổ túc cho cái Tu thì mới được.

Còn mình lo Tu mà không lấy Văn, không lấy Tư để hổ trợ cho cái Tu thì mình gãy đổ liền.

Tại sao cho tới ngày hôm nay vẫn có những người họ hành Thiền, họ nói con đúng chưa, con ở giai đoạn nào, là vì họ không có Văn.

Thậm chí có người hỏi: Sư coi con đắc đạo quả chưa ? Giống như họ hỏi: Sư coi con ăn cơm no chưa ?

 Mình thiếu xót nhiều lắm, mình khiếm khuyết nhiều lắm, mình cần được người nhắc, hay cần người ta chỉ, hay cần người ta nói cho mình mới chịu học. Đặt trường hợp như Ngài Bồ Tát ở trong rừng đâu có ai nhắc hay chỉ Ngài. Mà mình bữa nay mình có phước lắm là mình có chánh Pháp, có sự chỉ dạy có hướng dẫn, có phương pháp, có đường lối, mà mình không có Văn, Tư, mình chi lo Tu thôi, mình dốc vô Tu mà không có Văn, Tư, thì không được.

Một câu thành ngữ của người Mỹ "ở trên đất Mỹ không đi lạc không phải là người Mỹ" như vậy là người Mỹ chuyên đi lạc, nhưng cái đi lạc của họ không phải là đi lạc để mà sợ, mà đi lạc để thức tỉnh, mà khi họ đi lạc là vì thiếu Văn, Tư.

 Giờ mình đang tu, mình có Văn, Tư không ? Mình Tu mình phải có kế hoạch phải có phương pháp.

Như vậy thì ở đây, trong 7 sát na tâm Đổng Lực, mình sài Thất Giác Chi, thì tâm sát na đầu tiên mình phải Niệm Giác Chi. Niệm này là năng lực của sự bám sát. 

Vậy thì mình Niệm suông hay Niệm quán sát, 2 cái đó khác nhau, nên gọi là Niệm Lực. Nếu Niệm suông thì không có lực, mà Niệm có quán sát thì có lực.

Vậy thì khi tới sát na Đoán Định đã đưa Pháp Niệm Xứ qua sát na thứ nhất, Pháp này với Niệm Giác Chi, hay là mình trở lại Thọ hay trở lại Tâm Thân Thức niệm hơi thở vô ra. thì lại trở lại niệm hơi thở vô ra ở trong Đổng Lực, chứ không phải lấy từ pháp của Đoán Định đưa vô. Rồi lấy hơi thở mà quán sát, lấy hơi thở trạch pháp, lấy hơi thở tinh tấn, vậy là mình đang đi Samadhi chứ không phải Vipassana. Samadhi là giữ.

Hai Pháp mà các quí Ngài thường hay sợ là:

- attachment = dính mắc

- clinging = bám níu, chấp thủ.

Vô tới sát na thứ 1 của Đổng Lực là mình đang attachment.

Các Ngài nói; nếu như các bạn trở lại attachment thì bạn có một cái desire sự khao khát, sợ mất.

Như Ngài Ananda giữ hết tất cả Pháp mà Đức Phật Ngài nói Dhammakhandha là Pháp Uẩn Ngài Ananda nhớ hết để trùng tuyên lại trong đêm nay, Ngài tuệ văn và Ngài không qua Tư Tu, Ngài cứ Tuệ Văn, Ngài đi suốt, tại vì một đêm làm sao trùng tuyên 84 ngàn Dhammakhandha Pháp Uẩn mà Ngài rán làm, tại vì Ngài là đệ nhất về văn học về học vấn của Ngài, do đó, Ngài không có Tư, Ngài giữ lại hết, Ngài attachment trong cái đó, Ngài dính trong Pháp Uẩn mà Ngài có.

Thì mình đây, khi có Pháp nào đến với mình dính với cái đó, mà Pháp nào đứng yên, không ai tắm trên một giòng sông 2 lần 3 lần, đứng ở đó mà tắm 2, 3 lần.

Nến các quí Ngài nói anh đang bị attachment chứ anh không nhìn thấy Pháp.

Thí dụ: Ông cảnh sát đứng giữa ngã tư đường với đèn đỏ đèn xanh, anh nào vượt đèn đỏ thì ông bắt, còn người đi đèn xanh ông đứng yên ngó, ông quán sát thôi. Nhưng bây giờ nếu như đèn đỏ chớp lên mà 3 chiếc xe chạy qua ông bắt được một thôi. và 2 người kia đi luôn, và ông xử lý cái ông bị bắt này.

 Niệm rồi, Trạch Pháp rồi, Tinh Tấn rồi, bắt đầu đi luôn hết tất cả những chi đó. Mình bắt được 1 hơi thở  thấy rõ hơi thở vô, bắt được cái đó mình đi hết một cái lộ trình tâm thì mình đi với Pháp. Còn nếu như mình vuột cái Pháp mà mình trở lại cái đó là mình đang đi với kiết sử, mới thấy mình đang đi là Samadhi. Nếu không dính kiết sử thì là Samadhi, thì mình ngồi hoài và không thấy Pháp.

Cái này là Sư nói lý tưởng chứ nhiều lộ trình tâm, nhưng mấy cô biết cách vận hành biết cách xử lý nó, biết con đường tu tập thì sẽ mang lại kết quả cho mình, còn không thì không có kết quả.

Tâm Đạo chỉ có một sát na, Tâm Quả chỉ một sát na chứ không phải một lộ trình tâm nữa nói chi là triệu triệu cái tâm.

Văn mình có chưa đủ thì bổ túc Văn, Văn là kiến thức, mình phải biết. Mấy cô vô ngồi thiền ở nhà, trong khóa tu, bất luận ở chỗ nào thì các quí cô phải hỏi mình có đủ Tuệ Văn chưa ? Nếu mình có thì đó là điều đầu tiên.

Tuệ Tư là tuệ suy nghĩ của mình, mình biết phân tích không ?

Phân tích đầu tiên là gì ? 

- Tôi đi Thiền Chỉ, mình tiếp tục đi Thiền Chỉ, lấy Văn Thiền Chỉ bỏ vô.

- Tôi đi Thiền Quán, thì tôi biết đi Thiền Quán, lấy Văn Thiền Quán bỏ vô

Thì mình biết mình đi cái nào thì phải đi đúng cái đó, không có thay đổi từ cái này qua cái kia.

Cái Tư Duy này để đưa tới quyết định mấy cô phải xác định, tôi đi Thiền Chỉ thì Tuệ Văn của Thiền Chỉ bỏ vô.

để hình 053 - 54.11


                  Văn   ------>          Tư   ------->                     Tu

Pháp Hành: Chỉ        Sắc Giới / Vô Sắc Giới    5 Chi Thiền

                   Quán


Văn:  Pháp Hành là Chỉ Quán,

Tư:  Pháp Hành là Tư duy về đề mục: Sắc Giới / Vô Sắc Giới

Tu: Pháp Hành là 5 Chi Thiền / diệt triền cái ---> Định.

Tư, mình phải tư duy, mình đang đi Thiền Chỉ, mình về Sắc Giới.

Sắc Giới có 36.

Vô Sắc Giới có 4

Văn - Quán có 16 Minh Sát Trí, mình lựa. Văn của Quán là mình tư duy 16 Minh Sát Trí mình phải thông suốt hết, phải tư duy cái đó.

Văn là Học. Học về Pháp Hành Thiền Chỉ mình biết

                   Học về Pháp Quán mình biết

Tư là Nghĩ, là Tư Duy về Minh Sát Trí

Tu Ngũ Quyền / Thất Giác Chi / Bát Chánh Đạo / Tứ Đế

Về Pháp Hành, Tuệ Văn có biết khái niệm về ý nghĩa Pháp Hành về Pháp Thiền Chỉ không - là Tuệ Văn làm việc đó.

Người ta hỏi có biết về Pháp Thiền Chỉ không, về Samadha, Samadhi không ? biết, mình nói ra đó là tuệ văn thôi. Pháp hành về thiền.

Khi mình biết rõ thì mình vô Pháp Hành (thực hành) thì mình không bị lầm, không bị lạc 

Khi đi qua 36 đề mục Sắc Giới, 4 đề mục Vô Sắc Giới. thì lấy 5 chi thiền từ Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền mình đi lên, tập trung cái Niệm vô đó.

Thiền Quán có 4 Niệm Xứ, Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Thiền Quán nếu mình tư duy trong Tứ Niệm Xứ nó qua 16 Minh Sát Trí, và tu tập lấy Ngũ Quyền để hành, lấy Thất Giác Chi để thực hiện Bát Chánh Đạo để mà tu tập, và lấy Tứ Đế làm đối tượng.

Bắt đầu, nếu ta đi qua bất cứ mức độ nào thì phải biết Tuệ Văn.

Thí dụ, đi lộ trình tâm thì mình phải biết lộ nào: lộ trình Ngũ Môn. lộ trình Ý Môn.

Lộ trình Ngũ Môn là: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân.

Lộ trình Ý Môn là: Ý

Bắt đầu mình nói.

Tuệ Văn của Thiền Chỉ ---> nó về lộ trình tâm Thân Thức hay là Thân Môn

Tuệ Văn của Thiền Quán --->  thuộc về lộ trình tâm Ý Môn

Khi đi Thiền Chỉ ta đi lộ trình tâm nào ?

Khi đi Thiền Quán ta đi lộ trình tâm nào ?

Mình phải biết, đó là Tuệ Văn làm việc.

Bây giờ mình đi Thiền Chỉ, lấy hơi thở làm đề mục, lộ trình tâm của Thiền Chỉ là : Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Tâm. Mình đi đề mục Thiền Sắc Giới làm đề mục ānāpānasati niệm hơi thở, lấy Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Tâm qua hơi thở. Nó nằm ở trong lộ trình Thân Thức hay là Thân Môn, hay nó nằm trong lộ trình Ý Môn, Tuệ Văn mình phải biết. 

Thiền Chỉ mà lấy hơi thở sổ tức, lấy 5 chi thiền để kết hợp nhau để mình tìm hơi thở này. Thì mình lấy lộ trình tâm nào đi ?

Trong Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, chương IV , Lộ Trình Danh Pháp và Sắc Pháp có 2 lộ trình.

- Thứ nhất, lộ trình Ngũ Môn   -->

- Thứ hai, lộ trình Ý Môn, là thuần về Ý

- Thứ ba, lộ trình Na Tùng Lưu Hành từ Ngũ Môn sang Ý Môn.

Lộ trình Na Tùng Lưu Hành từ Ngũ Môn sang Ý Môn tiếp nối nhau, tức là vừa bắt vô Ngũ Môn qua Ý Môn liền  

Tuệ Văn của Thiền Chỉ. Khi mình qui ướt chung là mình lấy đề mục hơi thở ānāpānasati thì mình đi Thiền Chỉ với 5 chi thiền; Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Tâm. 

Tầm kiếm hơi thở, Tứ quán sát hơi thở, Hỉ với hơi thở, Lạc với hơi thở, Nhất Tâm với hơi thở, đó là mình đang đi Thiền Chỉ với 5 chi thiền.

Na Tùng Lưu Hành là Lộ Trình Ngũ Môn, nó có 4 lộ hay là 6 lộ mình phải biết. Thí dụ đi về lộ trình nhãn môn qua ý môn, nhĩ môn qua ý môn, tỷ môn qua ý môn, cái đó là Na Tùng Lưu Hành.

Thí dụ như Nhãn Môn, thì lộ trình đầu tiên là Thu Dung (tức là thu vào)  cảnh sắc, rồi qua lộ trình Thu Dung  cảnh sắc đó là lộ trình ngũ môn, nó thu cảnh sắc vô nó thuộc ngũ môn, nhãn thức đó xong xuôi nó qua lộ hình thành hình thức cảnh sắc, bây giờ qua hình thức.

Thu Dung: -  Cảnh sắc, thí dụ đó là lộ trình ngũ môn, nếu là cảnh thinh, đó là lộ trình nhĩ môn.

                  - Hình thức

                  - Hình thành

                  - Ý nghĩa

Đó là những lộ trình nối tiếp nhau. 

Thì những cái đó, giai đoạn Cảnh Sắc thuộc về Ngũ Môn.

Qua tới hình thức, hình thành, ý nghĩa thì thuộc về Ý, nó không còn cảnh sắc đó nữa.

Khi hít một hơi thở vô ānāpānasati 

Khi qua lộ trình Ý Môn không có 3 sát na; Tiếp Thu, Thẩm Tấn, Đoán Định, tức là Khai Ý Môn là vô Đổng Lực liền, cũng không có Na Tùng Lưu Hành.

Hơi thở vô Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm. Tùy theo mỗi hành giả, có hành giả hít thì niệm vô hay niệm hơi thở ra. Thường thường Thiền Chỉ người hành giả niệm vô nhiều hơn là niệm ra.

Thiền Chỉ, hít vô --> Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm. Không nghe, không để ý gì hết, tâm mình cắt hết, mình chỉ có tập trung vào hơi thở và tư duy và niệm hơi thở thôi, không nghe tiếng động, không nghe tiếng chó sủa, không nghe bất cứ âm thanh nào, chỉ tập trung vào hơi thở vô ra thôi, còn cắt hết những tư tưởng tạp, không để tâm mình xao lãng.

Đi lộ trình Ý Môn, bắt hơi thở với Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, với 5 chi thiền này với hơi thở thôi, tại nó là  Pháp.

Như vậy thì khi nói tới Thiền Chỉ mình đi lộ trình Ý Môn với Pháp Sổ Tức. 

Nhưng nếu đi Thiền Quán thì mình đi cả 2, Ngũ Môn và Ý Môn, lúc nào cũng Niệm và Tỉnh Giác. Thân, Thọ, Tâm, Pháp, mình có cả 2 lộ trình, và có khi cả 3 lộ trình: lộ trình Ngũ Môn, lộ trình Ý Môn, lộ trình Na Tùng Lưu Hành.

Với Vipassana hành giả đi với 3 lộ trình tâm. Nhưng với Thiền Chỉ đi một lộ trình Ý Môn thôi.

Thiền Chỉ là chỉ tập trung vào hơi thở vô ra thôi, còn cắt hết những tư tưởng tạp, không để tâm mình xao lãng. Rồi hành giả đi từ sát na cận Định rồi tới Định, hành giả chỉ đi tới đó thôi, không qua những lộ trình khác.

Nếu đi qua lộ trình khác thì đi qua lộ trình Tiếp Thâu, Thẩm Tấn, Đoán Định, với Vipassana thì đi qua những lộ trình này. Thí dụ, hít hơi thở vô biết hơi thở dài hơi thở ngắn, hơi thở nhẹ hơi thở nặng, hơi thở nhanh hơi thở chậm, tâm Tiếp Thâu, Thẩm Tấn, Đoán Định, phán xét điều đó, rồi mới thấy Pháp Sinh / Diệt.

Do đó, Văn mình phải biết. Tư, tư duy của mình  nghĩ suy về 16 Minh Sát Tuệ.

Thiền Chỉ hơi thở, Tầm hơi thở, Tứ hơi thở, Hỷ hơi thở, Lạc hơi thở, Nhất Tâm với hơi thở. Tâm ra khỏi hơi thở mình bỏ tâm vô lại . Con ếch bỏ vô cái đĩa nó nhảy ra mình bắt nó bỏ vô cái đĩa lại, nó nhảy ra mình bắt bỏ vô. 

 Người hành giả Thiền Chỉ tâm của họ thấy rõ kiết sử, chứ đừng nói là triền cái, tức là tâm họ mà phóng dật họ biết liền. Phóng dật là kiết sử, đầu tiên là triền cái, mà nếu không hết nữa thì kiết sử luôn, phóng dật kiết sử. Đó là 3 hạ phần kiết sử của người đạo quả. Đầu tiên là trạo hối triền cái.

Do đó, khi mình không mạnh về Niệm, Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, đem tâm vô quán sát hơi thở , Lạc với hơi thở và Nhất Tâm với hơi thở thì khó vô Định được. Mà nếu như mình làm được thì đang từ sát na Định rồi tới Cận Định rồi tới nhập Định, an trú một lần, và một lần đó tùy theo lời chú nguyện của mình trước khi mình vô.

Thí dụ như biết mình sắp vô Định, đắc chứng Sơ Thiền thì mình nguyện cho tôi hưởng tâm thiền này 5 phút hay là 1 tiếng thì mình sẽ ở trong đó 5 phút hoặc một tiếng, khi hết mình sẽ trở lại Tâm Hữu Phần, khi đó là mình qua Chuyển Tộc rồi thì nó cũng qua giai đoạn Chuyển Tộc, là từ Dục Giới qua Sắc Giới mới đắc được tầng Thiền là mình ở trong tâm Thiền Sắc Giới, mình không còn Tâm Dục Giới nữa.

Khi Tâm Thiện Thiền Sắc Giới đắc Thiền thì mình ở trong cảnh sắc giới chứ không phải cảnh Dục Giới nữa, mà trong cảnh Dục Giới này là lục dục: sắc, thinh, khí, vị, xúc. Còn ở trong phần Sắc Giới mình ở trong cảnh Pháp chứ không ở trong cảnh lục dục gọi là Chuyển Tộc Gotrabhù qua giai đoạn của Sắc Giới không còn ở Dục Giới nữa. Mình phải nhớ lộ trình tâm đi nó có Chuyển Tộc mới đi qua Sắc Giới, nó bỏ Dục Giới. 

Còn nếu mà đạo thì bỏ Phàm qua Thánh.

Thì khi cảnh của người đắc Thiền mà qua từ Dục Giới qua Sắc Giới thì nó là cảnh pháp của Sắc Giới.

Còn khi người đắc đạo quả của Chuyển Tộc qua Thánh thì nó bỏ tập khí nó trở lại Thánh nhân không có những kiết sử những tập khí này, là hữu thân kiến hay hoài nghi hay giới cấm thủ không có.

Chẳng hạn, Sư nói thí dụ với người đắc quả Thánh Sơ Đạo họ không có cái "Tôi" "Ta" trong kiến chấp về sắc, thinh, khí, vị, xúc. Thí dụ như họ đụng vô lửa họ không giựt mình, còn mình khi đụng vô lửa nóng thì giựt mình lên đó là tập khí.

Thí dụ, người đắc Chuyển Tộc họ bỏ Phàm qua Thánh rồi, họ bỏ hữu thân kiến sakkàya-ditthi này thì sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, người ta nói xấu tâm họ không bị giao động, không buồn, không vui, không bị chi phối, quán pháp chỉ là sinh diệt thôi chứ không bị theo kiết sử hay tập khí của họ lồng vô.

Chuyển Tộc Gotrabhù, tâm sát na Chuyển Tộc Gotrabhù bỏ phàm thành Thánh họ lọc Dục Giới qua Sắc Giới, họ lọc phàm phu qua Thánh nhân, và nó không có bị, khi mà nó lọc tâm sát na nó lăn qua tâm đạo rồi thì 2 tâm quả hưởng thì họ hưởng Níp-bàn trong Tam Tướng mà họ chứng đắc khi mà họ thẩm thấu vô đối tượng Pháp họ nắm bắt.

Thí dụ, hơi thở mình người phàm niệm vô thì họ còn phân biệt:  "Tôi thấy hơi thở dài" , mình bỏ chữ "Tôi" đi, mà chỉ thấy dài ngắn, ngắn dài, nặng nhẹ, nhẹ nặng. Cái kiến chấp của mình, cái hữu thân kiến của mình vẫn còn ở trong đó, nhưng tới khi họ đi Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc, thì lúc bấy giờ trạng thái hơi thở đó không còn thấy nữa, họ chỉ thấy từ giai đoạn dưới hành xả lên tới Thuận Tùng Cận Hành, họ chỉ thấy Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, một trong Tam Tướng đó, thì khi bắt dính một tướng trong Tam Tướng thì họ lăn qua họ hưởng Níp-bàn. Chứ không thấy hơi thở dài ngắn, nặng nhẹ, không phân biệt nhận xét nữa, nên họ hưởng sự cực lạc ở trong Tam Tướng, chứ không có hơi thở dài ngắn. Họ quân bình của giai đoạn 6 tuệ, tới hành xả trí rồi là họ hoàn toàn buông.

Do đó, khi mình đi qua phần Tư thì lúc đó là Tư cái tâm của mình đã lọc mà lọc bởi Văn sáng suốt chính xác để nó lọc Tư này đi tới Tu nắm bắt được, chứ còn không là ảo tưởng, nhầm lẫn, nghĩ sai hết, nghĩ là mình đắc cái này cái kia. Nó có Chuyển Tộc.

Vậy thì, khi hành giả đang Niệm về hơi thở của Thiền Chỉ. Cái Tầm mà đem tới hơi thở vẫn còn Dục Giới của mình, Tứ đem tới hơi thở vẫn còn Dục Giới của mình, Hỷ đem tới hơi thở vẫn có Dục Giới của mình, cái Lạc với hơi thở vẫn có Dục Giới của mình, và Nhất Tâm của mình với hơi thở vẫn có Dục Giới của mình, nhưng khi Chuyển Tộc qua Sắc Giới, đắc chứng thiền đầu tiên. Đắc chứng thiền này chỉ là Sắc Pháp, Sắc Giới chứ không có Dục Giới. Chỉ là Sắc Giới thôi.

Do đó, khi mình đi tới đó thì người đắc chứng Thiền mà được tục sinh về cõi Trời Sắc Giới tầng thiền thứ nhất, là Sơ Thiền Sắc Giới là các vị Phạm Thiên, Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, Đại Phạm Thiên, tùy theo cái lực mà họ tu, nếu mà Phạm Chúng Thiên là dân, Phạm Phụ Thiên là quan, Đại Phạm Thiên là vua, một cõi sắc giới chỉ có 1 Đại Phạm Thiên thôi, có 1,000 vị Phạm Phụ Thiên, có 1 trăm ngàn Chúng Thiên. 

Tuy nhiên, họ chỉ có 2 tâm thôi, nhãn thức thấy Đức Phật, nhĩ thức nghe âm thanh Pháp Đức Phật và ý thức họ nghiệm Giáo Pháp, mà Pháp của Sắc Giới thôi, chứ không qua phần Siêu Thế Vô Thường, khổ Đau, Vô Ngã.

Vậy thì, khi mình đi với Pháp mình đang hành ở trong cõi Dục Giới này ở trong Thiền Chỉ này trong Sắc Giới, thì mình đi Tầm Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm này hay là mình đang đi trong  Ý  Pháp, Ý Môn  trong Dục Giới này từ từ nó lọc qua , nếu cái nào thuộc về nhãn thì mình biết nó là sắc, nếu thuộc về nhĩ mình biết nó là thinh, còn không thì mình chỉ Ý với Pháp, và mình thấy chỉ có một cảnh sắc thôi, chứ không có Dục Giới của mình.

 Thứ hai, khi đi tới Chuyển Tộc để qua Sơ Thiền Sắc Giới thì ngũ  triền cái này không còn dính vô trong tâm của họ nữa, không còn tham dục, không còn sân độc, không còn trạo hối, không còn hôn thùy và không có hoài nghi, họ an trú trong Pháp. Nó lọc ngay từ Thuận Tùng Cận Hành Chuyển Tộc Dục Giới qua Sắc Giới ngũ triền cái rớt một sát na hay 5 phút hay một tiếng trong lời nguyện, ở trong đó họ không có 5 triền cái này.

Khi mình đắc Định của Thiền Sắc Giới tầng thiền thứ nhất thì họ không có 5 triền cái, tâm họ trong suốt. Đó là cái tu của mình.

Trong khi mình đang ngồi thiền chưa qua được triền cái thì cái cửa đi vô tới đắc định của Thiền Chỉ không có kết quả. Chẳng hạn như mình bị hôn trầm thụy miên, bỏ làm lại, còn như mình không bị hôn trầm thụy miên, giờ mình vượt qua hôn trầm thụy miên là mình đi qua sân độc triền cái, mình bỏ, làm lại. Mình phải lọc hết 5 triền cái này: tham dục, sân hận, hôn thụy, trạo hối (phóng dật) và hoài nghi. Thì mình an toàn.

Do đó, Thiền Chỉ đòi hỏi 3 điều kiện:

1. Thứ nhất là môi trường, hành giả phải có môi trường tốt, môi trường xấu là yếu tố cản đường đắc thiền của mình. Ở chỗ có chim hót, có người đi qua đi lại, có chó sủa, thì không thể ngồi thiền.

2. Thứ hai là thời điểm, phải có thời điểm, không phải  lúc nào muốn ngồi thì ngồi, phải có thời điểm xác định, phải tập cho có lệ thường. Thời điểm có 2 trường hợp; 1 là thích hợp cho thời gian mình ngồi thiền, 2 là thích hợp cho sức khỏe của mình ngồi thiền. Thời điểm là phải có 2 điều đó. Đến thời điểm ngồi thiền mà sức khỏe không tốt thì ngồi thiền không có kết quả, đến thời điểm ngồi thiền mà mình còn đang bận việc gì đó mình bỏ vô ngồi thiền thì tâm không tập trung. Do đó mình phải có thời điểm, mình phải xác lập thì tới thời điểm đó mà mình xét thấy sức khỏe mình không có thì không ngồi thiền. Còn thời điểm mình chưa có, mình còn đang bận rộn thì mình không vô ngồi thiền.

3. Thứ ba là chí nguyện, là yếu tố quan trọng phải có, không thể lui sụt, người mà hạ thủ công phu, tức là chí nguyện. Giống như Bồ Tát cho dù máu cạn xương khô vẫn ngồi chứ không bỏ, đó là chí nguyện. Người Thiền Chỉ cần hạ thủ công phu, họ cần chí nguyện, không có gì lung lay họ được.

Hai điều kiện trên là khách quan, điều kiện chót là chủ quan của mình phải quyết định, chứ không thì không có kết quả. Chí nguyện rất quan trọng. Con người mình phải có lập trường, hay mình phải có ý nguyện của mình, mình có ý hướng của mình. Do đó, mình không bỏ cuộc. 

Thì khi mình đã lập được 2 điều kiện trên; mình có môi trường rồi, mình có thời điểm rồi, thì yếu tố chí nguyện sẽ bổ túc cho 2 điều kiện đó nên kết quả, và khi đã lập thời điểm rồi thì chí nguyện sẽ bổ túc cái thời điểm là tới giờ đó mình gát bỏ hết tất cả những chuyện còn vướng bận. Thường thường tu có nhiều pháp nghịch cản ngăn mình, mình phải vượt qua với chí nguyện của mình, chứ còn không thì rớt dù mình có môi trường tốt hay thời điểm tốt mà mình không có chí nguyện thì cũng không đạt được kết quả.

Mình đã đi qua lộ trình tâm rồi, Văn, Thiền Chỉ, Thiền Quán rồi

Bây giờ tới phần:  5 Chi Thiền / diệt trừ triền cái. Cái nào là chính, cái nào là phụ, cái nào là cái mạnh, cái nào là cái yếu, mình phải biết.

Có nhiều người vô ngồi thiền họ thấy yếu điểm của mình nhiều hơn là Pháp thì mình Tu. Chẳng hạn ngồi thiền không được vì hễ ngồi là bị hôn trầm, cho dù đã ngủ cả ngày rồi mà bắt đầu ngồi thiền là bị hôn trầm.

Ở VN Sư có biết một vị Sư Sadi Thiện Đạt, thường ông ở Chùa Kỳ Quang 2 trên Gò Vấp là trung tâm nuôi trẻ em khuyết tật của các quí Sư Nam Tông họ phát nguyện nuôi trẻ em khuyết tật. Thì ông Sư này từ đó qua Chùa Phổ Minh với Ngài Bửu Chơn. Sư có về Chùa Phổ Minh dự lễ Dâng Y Kathina thì Sư Thiện Đạt là Sadi suốt dời, ông không tu được tại vì ông không có đủ các căn đủ điều kiện, do đó ông tới xin đấm bóp thoa dầu, ông nói Sư cho con đấm bóp xoa dầu đề con kiếm phước, ông cứ năn nỉ Sư vậy đó, Sư nói thôi Sư Thiện Đạt đi nghỉ đi, nhưng ông nói: " không, con muốn kiếm phước". Cái Sư cho ông đấm bóp dưới chân, ông đấm bóp vài cái thì im ru, Sư ngó ông thì ông đã ngủ rồi. Tới buổi sáng ăn cơm, thì trước khi ăn cơm phải tụng kinh, các vị Tỳ Khưu ngồi trước, còn ông là Sadi nên ngồi tuốt ở dưới, các vị Tỳ Khưu đang tụng kinh thì ông ngồi gáy, lấy trái chuối liệng vào đầu ông, ông giựt mình tỉnh dậy cầm trái chuối đem lên trả. Ông nặng về hôn trầm nên ngủ suốt. Đó là kiếp quá khứ của họ đã tạo hôn trầm thụy miên đó nó thành một cái nghiệp chủ của mình, sửa không được nữa, tụng kinh buổi chiều cũng vậy, Chư Tỳ Khưu ngồi tụng kinh thì ông ở cuối ông cũng ngủ.

Do đó, trong Pháp mình tu mình phải biết cái nào là chánh cái nào là phụ, cái nào mạnh cái nào yếu. 

Trong Thiền Chỉ, 5 chi thiền là chính hay triền cái là chính của mấy cô phải đối phó ? 5 chi thiền Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm là minh tu, mình không có, còn triền cái mình có sẵn, đụng cảnh nó sinh ra liền, tham, sân, trạo hối, hoài nghi, mình có sẵn rồi. Thì trong khi tu mấy cô sợ mình không có chi thiền hay là mình sợ mình diệt không được triền cái, hai cái đó mấy cô lo cái nào ? Chi thiền hay là triền cái ?

Đừng có bao giờ lo nghĩ tới cái yếu của mình, vì mình sẽ yếu liền, mình chỉ lo cái tu của mình thôi, đó là phương pháp. 

Như vậy thì ta không sợ tham dục triền cái, không sợ sân độc triền cái, mà  sợ không có Tầm, không có Tứ, không có Hỷ, Không có Lạc, không có Nhất Tâm, ta lo giữ 5 chi thiền này, lo trau dồi 5 chi thiền này, lo tu 5 chi thiền này, cho tinh chuyên hay là sắc sảo thì có kết quả.

Như vậy thì khi vô ngồi thiền có môi trường rồi, có phòng riêng, có thời điểm của mình, gác bỏ hết, mình làm chủ hết quyết định của mình chú nguyện của mình, và bất di bất dịch, không thay đổi. Làm được một ngày hai ngày, một lần hai lần, một tuần hai tuần thành một cái nếp cái thói quen rồi nó sẽ đi tới cái đó mới được, để tâm mình bắt đầu lắng xuống, giống như cái muỗn ở trong ly nước quậy hoài thì không uống được, phải lấy cái muỗn ra rồi cặn bắt đầu lắng xuống thì mới uống được.

Tâm của mình cũng vậy, tâm viên ý mã mà mình không có điều khiển nó, không có tu tập nó, mình không trau dồi huấn luyện nó thì vẫn tâm viên ý mã, như con khỉ con ngựa cứ chạy lăn xăn, mình cứ cột vô hoài, với môi trường này, với thời điểm này, với chí nguyện này, bắt đầu cột tâm mình mới được. Và với 5 chi thiền này để mình đi vào đối tượng chứ không có một cái gì khác hơn thì lúc đó mình tập trung, thiếu tầm trở lại tầm, thiếu tứ trở lại tứ, thiếu hỷ trở lại hỷ, thiếu lạc trở lại lạc, thiếu nhất tâm trở lại nhất tâm, mình cứ đi trong đó hoài không rời.

Khi mình làm như vậy thì từ đó các căn của mình bắt đầu giảm lại, các căn là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý, trong đời sống hàng ngày tới giờ vô ngồi thiền, vô môi trường này đó, thì các căn; nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân thức không còn dùng, mình bắt đầu tìm ra cái đó mình tu tập.

Khi mà môi trường cái tọa cụ của mình ngồi thích, rồi mình theo dõi hơi thở với Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, và mình cắt dần những căn không liên quan tới việc tu thiền chỉ của mình thì bắt đầu tu tập. 

Đầu tiên là nhãn căn, mình nhắm mắt lại để tập trung vào hơi thở, và Tầm, Tứ, vào hơi thở, không cần mở mắt ra để nhìn, vì không có gì để nhìn, vì môi trường này của mình. Nhãn căn bắt đầu đóng.

Thứ hai, nhĩ căn mình không nghe tiếng động vì phòng của mình đóng cửa rồi nên căn phòng mình lắng đọng.

Thứ ba, tỷ căn mình không còn ngửi mùi hơi ở trong phòng của mình môi trường của mình.

Thứ tư, thiệt căn, mình không còn nếm gì hết ở trong môi trường của mình.

Thứ năm, thân căn, mình cảm xúc là ngồi thẳng hay là tê nhức, mình chỉ tập trung thôi Ý vào Pháp thôi. Thì bắt đầu mình đóng các căn lại.

Nên khi người trong Thiền Chỉ mà họ ra môi trường bên ngoài sinh hoạt các căn của họ thuần thục thì họ bắt đầu bớt để tâm phóng dật và họ cũng không muốn ra bên ngoài để tiếp xúc trạng thái phóng dật ở bên ngoài, họ giảm bớt lại, cần họ mới đi, không cần họ không đi, hay là cần họ mới tiếp xúc, họ ở trong môi trường thiền tu tập của họ, không muốn ra bên ngoài.

Nên người Thiền Chỉ mà họ chuyên tu về Thiền Chỉ mà nếu như lên tới đắc thiền rồi là họ thanh tịnh lắm, họ trầm lắn, họ không có lăn xăn.

Do đó, cái đó là họ bắt đầu sửa triền cái. Triền cái là án mây hay là chướng ngại làm vẩn đục tâm thức của mình, chứ chưa đến nỗi mà chi phối kiết sử của mình, bắt đầu mình tập dần, làm được cái đó thì đi qua cái thiền quán diệt kiết sử mới được.

Đó là những người đi từ Thiền Chỉ qua Thiền Quán, cái đó gọi là Thiền Ướt. 

Còn nếu như họ đi qua Thiền Sukhavipassakā là Lạc Quán còn gọi là Thiền Khô Vipassakā, Vipassana là người đó trực chỉ vô Thiền Quán luôn họ không đi qua Thiền Chỉ  Sukhavipassakā họ không qua Thiền Chỉ.

Sư dẫn chứng cho thời Đức Phật là Upatissa người thanh niên đi tìm đạo gặp ĐĐ Assaji  nói: "Các Pháp sinh lên bởi cái duyên, chính duyên hiện bày các Pháp, bậc Đạo Sĩ đã nói cho ta nghe." Thì Ngài Upatissa đắc Sơ Đạo Sơ Quả, ngài là  Sukhavipassakā  Lạc Quán, Ngài không qua Thiền Chỉ

Sukhavipassakā là Lạc Quán 

Sukha là an lạc

vipassakā là quán sát

 Họ trực chỉ vô Tam Tướng. ở yên trong Tam Tướng

Như vậy thì người có căn mạnh hay còn gọi là người lợi căn hay là người thượng căn, còn người trung căn, hạ căn thì khác, như Upatissa nghe Assaji nói một câu Các Pháp sinh lên bởi cái duyên, chính duyên hiện bày các Pháp, là đắc Sơ Đạo Sơ Quả liền. Rồi về nói với người bạn  Kolita (Moggallana - Mục Kiền Liên) nghe cũng đắc luôn. Thì đó là Lạc Quán.

Vậy thì người Lạc Quán là những người có căn cơ mạnh.

Khi nào họ có căn cơ mạnh ? Làm sao họ có căn cơ mạnh ? Làm cách nào họ có căn cơ mạnh ? 

Ba La Mật, từ sáng tới tối, ngày này qua ngày kia họ sống trong Ba La Mật thì họ sẽ có căn cơ mạnh. 

Còn họ giữa triền cái rồi kiết sử rồi họ sống trong Thiền Chỉ Thiền Quán họ cứ trôi lăn trở qua trở lại, không sống trong Ba La Mật, nay thiện, mai bất thiện thì căn cơ không có mạnh.

Các quí Ngài sinh ra thời của Đức Phật, các bậc Đại Thinh Văn, từ Chí Thượng Thinh Văn cho tới Đại Thinh Văn là những người hoàn hảo về Ba La Mật, tới đó là chín muồi, họ sinh cùng thời với Đức Phật cho kết quả liền.

Do đó, mình nguyện lại, trong đời sống hàng ngày, mỗi ngày 24 giờ có khi mình làm thiện, có khi bất thiện, cứ trôi lăn theo thân ngữ ý trong cái thiện cái bất thiện, mình cứ chạy buông theo cái không kiểm soát của mình để cho cái pháp hiện bày theo cái tập khí thói quen của mình thì thượng căn không có. 

Lúc đó mình cần có 2 Pháp là Đại Hộ  là Niệm và Tỉnh Giác.

 Vậy người muốn có thượng căn, người muốn sống trong Ba La Mật ngày đêm không rời, không buông, là người đó luôn luôn giữ niềm Tỉnh Giác trong Ba La Mật chứ không phải chạy theo cảnh, theo câu chuyện, hay là theo Pháp bên ngoài.

Như vậy thì khi một câu chuyện ở ngoài đường trong đời sống hàng ngày mình vui buồn mình chạy theo, gặp cảnh vui mình vui, gặp cảnh buồn mình buồn, gặp cảnh khả ái mình thích, gặp cảnh không khả ái mình không thích.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, thế nào là sống với Ba La Mật ?

HT trả lời: Sống trong Niệm là sống với Ba La Mật. Và mình có kiểm soát mình. Mình sống trong Niệm là ngăn ngừa ở ngoài nhập, Tỉnh Giác trong nội xuất.

Niệm         --- ngăn ngừa ---> Ngoại Nhập.

Tỉnh Giác  --------> Nội Xuất

Thân, Ngữ, Ý mình phải Tỉnh Giác.

Còn ngoại nhập vô thì mình phải Niệm để mình ghi nhận. Chứ 2 cửa nội ngoại mình cứ luông tuồng không có kiểm soát thì trôi lăn. Căn nào thu cảnh mình có cái Niệm, bây giờ có ngoại nhập vô thì mình có cái Niệm mình nội xuất ra, mà mình không Tỉnh Giác thì mình tạo tác nghiệp báo, mà có nghiệp báo thì mình có nghiệp quả thì làm sao mình giải thoát được. mà mình phải trả.

Thí dụ. Mình đi ra chợ, hàng bán rất nhiều, nhưng nếu mình không có Niệm thì ngoại nhập vô cái gì mình cũng muốn mua. Mình phải coi nội xuất, Tỉnh Giác của mình gặp cảnh này, nội xuất của mình thân ngữ ý mình muốn mua hàng này, muốn lựa hàng này. 

Thứ hai nữa, nếu mình không Tỉnh Giác túi tiền mình có mình nội xuất ra, mình không liệu cơm gắp mắm với túi tiền mình, mình sài tha hồ credit card rồi mình phải trả nợ cái credit card đó, thì không bao giờ mình thoát khỏi nợ.

 Thân, ngữ, ý, là nội xuất, còn ngoại nhập là bên ngoài tấn công vô, nhưng mà nội xuất mình không có Tỉnh Giác thì mình đón nhận và tạo tác luôn.

Niệm và Tỉnh Giác (Thân, Ngữ, Ý)  là 2 Pháp Đại Hộ.

Khi hành động của mình là Ba La Mật thiện, chứ không đi bất thiện

Thí dụ, như  đi chùa là thiện thì tạo phước, ở nhà mình lái xe lên chùa mình đi Ba La Mật (toàn thiện) thì mình có Ba La Mật.

Cái Thiện và Toàn Thiện khác biệt nhau chỗ nào ?

Cái Thiện nếu làm việc Thiện là còn nghĩ tới "Tôi" "Ta". Tôi làm việc này tôi có quả báo này.

Còn làm Ba La Mật là mình làm hết với tâm tư, thân, ngữ, ý, trong cái việc làm này thôi, cho tới thành công. Ba La Mật là mình làm việc thiện cho tới kết thúc. Còn làm việc Thiện thì  làm theo năng lực tôi có (có cái tôi trong đó). Hai cái khác nhau.

Bồ Tát nói: "Cho dù xương có tan rã, giòng máu có khô cạn ta không có rời khỏi chỗ này nếu không đắc đạo quả". Đó là Ngài đi Ba La Mật.

Còn Thiện là: "Tôi ráng làm hết sức của tôi, còn nếu không nổi thì nghỉ, mai làm tiếp".  Nó là một cái Kammassakatā Nghiệp Chủ của mình nó attach vô yếu điểm của mình liền và mình gãy Ba La Mật.

Cái đó mình phải xác lập với Tỉnh Giác. Mình có 2 Pháp là Niệm và Tỉnh Giác, ngoại nhập và nội xuất, lúc nào mình có Niệm và Tỉnh Giác, phải đề cao Tỉnh Giác, chứ không có khinh xuất để thân, ngữ, ý của mình luông tuồng chạy theo pháp thiện hay pháp bất thiện được, mình phải sống với Ba La Mật.

Cái đó mới có con đường mình đi và mình mới có nghị lực để mình đi tiếp được.

Do đó, chính khi mình tu đây mình không có Tuệ Tu, mà không có Tuệ Tư, không có Tuệ Văn, đường tu mình cũng chưa có pháp hành. Giờ mình đang tu, mình không xác định được Thiền Chỉ, không xác định được Thiền Quán, mình Tư mình không xác định được cái Tư gì mình đang nghĩ suy, cái Tư gì mình cần nghĩ suy, cái Văn gì mình cần phải biết, cái Văn gì mình không cần phải biết mình phải loại. Cái đó mình phải có. 

Và con đường mình đi mình phải có Niệm và Tỉnh Giác để bảo hộ con đường mình đi cho an toàn đi tới kết quả.

Thân có Thọ, tâm có Pháp. Thế thì khi niệm được thân có thọ, tâm có pháp mình giữ cái nào ?

 Giữ Tâm có Pháp. 

Tại vì Thân có Thọ nó nằm ở sát na thứ 2 của Thân Thức (Thân Thức có khổ lạc), còn Tâm có Pháp nó nằm ở 7 sát na Tâm Đổng Lực, chứ không phải trở lại sát na thứ 2 của Thân Thức. Mình không có trở lại và mình phải đi tiếp, và cái tiếp của mình phải có Niệm và Tỉnh Giác và mình đi với Ba La Mật của mình, chứ không đi đường thiện suông ./.








No comments:

Post a Comment