Monday, July 15, 2024

052 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 25 tháng 3, 2023

                                                                          052 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 23 tháng 3, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "052 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

2 Tâm Đạo (Magga Citta) và Tâm Quả (Phala Citta) cùng phát sinh

Tâm Thiện (Kusala Citta) và Tâm Dị Thục Quả (Vipāka Citta) không cùng phát sinh, nó khác thời gian.

 Do đó khi Tâm Thiện mà ra Tâm Dị Thục Quả.

Thí dụ: khi đang xả thí thì lúc bấy giờ việc thiện của mình đang làm không có quả, còn Tâm Đạo và Tâm Quả là bắt vô một cảnh. Do đó, khi mình nhớ lại việc thiện này Dị Thục Quả (Vipāka) mới ra dù sau một giây hay sau một giờ hay sau một ngày Dị Thục Quả (Vipāka) mới ra.

Thục là chín muồi 

Dị là khác thời gian tạo tác

Dị Thục Quả là cái quả này chín mùi khác thời gian tạo gọi là dị thời, không cùng một lúc.

Còn cái key mình mở cửa vô Tâm Quả.

Mình ngồi phân tách mình đưa ra rồi mình thấy thì nó có key

Mình nhìn vô mình biết liền.

Do đó Vipāka theo ta như bóng với hinh, Thiện hay Bất Thiện nó theo ta, mình không nhớ nó nhưng nó vẫn rượt đuổi mình nó trở thành  Nghiệp Chủ  Kammassakatā của mình, Thiện và Bất Thiện tạo tác thì Vipāka là Nghiệp Chủ  Kammassakatā theo ta như bóng với hình.

Phala (quả) không theo, Phala theo Tâm Đạo (Magga).

Còn Magga (Đạo) với Phala (Quả) không theo.

Do đó, mình đi tìm cái key đó để đi tới, hay là mình tìm ra kỹ thuật để đi tới, chứ còn không cứ luẩn quẩn trong Lục Giới này hoài, người, trời, 4 cõi thú, địa ngục, ngạ quỉ, atula, súc sinh.

Học ở Chương I, Tám Tâm Đại Thiện cho 3 loại quả; một loại quả là 8 quả, một loại quả là 12 quả, một loại quả là 16 quả.

Một Tâm Đại Thiện cho ra 3 loại quả.

Mình nhìn mình biết, mà khi mình thấy, nếu như người làm họ hưởng 8 tâm Quả Dị Thục Vô Nhân là mình biết người đó là thiếu Trí, thiếu Tư. 

Còn nếu như họ làm có Trí nhưng thiếu Tư hay họ có Tư thiếu Trí thì có 12, tức là 8 Tâm Đại Thiện và 4 Quả.

Thiều Trí thì có đôi quả thứ 2 và đôi quả thứ 4

đôi thứ hai

3) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

4) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ tư

7) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

8) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)

Nhưng mà nếu như làm đủ Tam Tư  đủ trí thì có 16 là 8 quả vô nhân và 8 quả dị thục hữu nhân thành 16. Mình nhìn mình biết.

Do đó, khi mình học được tâm rồi mình nhìn hành động của họ; thân, ngữ, ý cho quả bao nhiêu mình đếm được liền.

Nhìn hiện tượng biết được vật chất.

Tâm bất thiện làm --> có 7 Tâm Quả Dị Thục Bất Thiện Vô Nhân

Tâm Đại Thiện làm  --> có 3 thể loại: 

1. Thể loại thấp nhất là 8 tâm Quả Dị Thục.

2. Thể loại thứ hai là 12 Tâm Quả Dị Thục.

3. Thể loại thứ ba là 16 Tâm Quả Dị Thục.

Tâm Đại Thiện đều cho quả Dị Thục Vipāka 

Nhưng khi chuyển qua Tâm Đạo thì nó cho Tâm Quả (Phala)

Do đó, mình làm sao mà tìm ra phương trình để chuyển Tâm Đạo qua Tâm Quả, là mình thành công. 

Chứ còn không cho dù mình giỏi thật giỏi mà mình không biết con đường chuyển Tâm Đạo qua Tâm Quả thì mình cứ lên xuống trong 3 thể loại Tâm Đại Thiện, chưa nói là có khi tuột rớt xuống Tâm Bất Thiện. Thiện mà trở thành Bất Thiện. 

Đề Bà Đạt Đa với tâm thiện, đi tới Đức Phật rồi, xuất gia rồi, đắc thiền rồi, có thần thông rồi hiện bày cám dỗ thái tử A Xà Thế, là qua con đường bất thiện rồi trổ quả rơi xuống vô gián địa ngục.

Do đó, Tâm Đại Thiện là trung tâm điểm. Nên nếu mình đi vào đường Phật Đạo, tu hành theo con đường của Đức Phật dạy là mình phải đi giữa trung tâm Majjhimà Magga là độc đạo là ngay giữa trung tâm,  Majjhimà là Trung Đạo. Thì đừng nói xuống bất thiện mà chỉ đi từ Đại Thiện đi tới Đạo thôi, cái đó là an toàn. Phải đi giữa con đường thì mới an toàn. Còn nếu như không đi giữa trung tâm. Đức Phật nói tâm không nghĩ tới thiện thì tâm trở lại bất thiện.

Tâm Đại Thiện Dục Giới có khả năng đi lên tới Tâm Thiện Sắc Giới, có khả năng đi lên tới Tâm Thiện Vô Sắc Giới, có khả năng đi tới Tâm Đạo. Mà không giữ được Tâm Đại Thiện thì bản chất con người của mình hay của chúng sinh trở lại con đường bất thiện liền, trở về tham, sân, si liền.

Nên mình nhìn cái đó mình sợ.

Làm Thiện có 3 trường hợp:

         Làm thiện đủ Tam Tư + Tương Ưng Trí

         Làm thiện thiếu Tư + thiếu Tương Ưng Trí

         Làm thiện thiếu Tư + thiếu trí.

Bây giờ câu hỏi đặt ra câu hỏi đầu tiên. 

Tại sao có 3 trường hợp này ?

Lúc bấy giờ mình mới nghiệm ra 

Cho dù là người đa văn quảng kiến, người nghe nhiều hiểu rộng mà mình cũng rớt trong này.

Điển hình, dẫn chứng cho mấy cô thấy:

Ngài Anuruddha Ngài đắc đạo tam quả, Ngài có thiên nhãn thông, Ngài nhìn thấy hết tất cả, mà Ngài tới A Na Hàm (Anāgāmī) Bất Lai thôi, Ngài không tới Vô Sinh Arahata được, Ngài cầm cái giỏ đi tới Ngài Sariputta hỏi: "Tại sao tôi chưa tới A La Hán".

Chỉ có A La Hán bậc vô sinh mới có lục thần thông họ mới nhìn được lậu hoặc của con người đó gở ra để diệt lậu hoặc. Thì Ngài Sariputta thấy và nói: "vì ngã mạn mà người không đắc được Arahata".

Đêm đó Ngài Anuruddha quán lại ngã mạn của mình, sáng hôm sau Ngài đắc Alahan.

Vậy thì con đường đi đó tới Tam Tư đủ trí, như Anuruddha Ngài tu lâu lắm tu từ hồi xưa thời Đức Phật Ngài còn là Bồ Tát thì Ngài Anuruddha cũng tu như vậy nhưng tới A Na Hàm thì đứng lại.

Trong sử nói là Ngài Ananda nghe 84,000 Pháp Uẩn của Đức Phật, không có người nào nghe bằng Ngài, nên Ngài là đệ nhất về đa văn, tức là kiến văn Ngài quản bác nhưng chỉ đắc Sơ Đạo Paṭhamamagga, không đắc tới Nhị Đạo, Nhị Quả, Tam Đạo, Tam Quả ngay khi còn Đức Phật, tới lúc Đức Phật Ngài viên tịch 3 tháng sau kết tập Tam Tạng lần thứ nhất đêm trước đêm sau Ngài mới đắc Alahan. 

Cũng là Tam Tư, cũng Tương Ưng Trí, các quí Ngài ôn lại hết những gì Đức Phật nói.  Anuruddha đắc Tam Quả, Ananda đắc Sơ Quả, Đề Bà Đạt Đa vô gián địa ngục.

Tâm Đạo Tâm Quả đồng phát sinh chứ không cái trước cái sau, nhưng mình có làm tâm của mình đồng phát sinh không ? Không, mà cái trước cái sau, không khi nào cùng một lúc hết.

Đồng phát sinh có 2 loại: về thời gian tính cùng một lúc, về đối tượng cùng một đối tượng, không so le, không chênh lệch.

Do đó, việc tu tập của mình là chỗ huấn luyện tâm của mình như vậy thì mới có kết quả được. Chứ không phải mình nói Pháp thì dễ lắm, nhưng mà hành, cái người nói cũng vậy, cái người nghe cũng vậy, và hành vô thực tế thì nó phải vậy. Nếu dễ như vậy thì hồi đó Đức Phật Ngài độ hết nước Ấn Độ rồi.

Tâm Đạo với Tâm Quả nó tích tắc, chỉ một sát na và nó biến đổi mình từ người qua Thánh, nên mình phải tạo làm sao mà có ?

Có 3 hạng người puggala:

- Thứ nhất là vô văn phàm phu (puthujjano) là người không học về kiến văn, không có kiến thức, họ sống theo tập khí của họ, sống theo tập quán thói quen của họ.

- Thứ hai là Manussa  là người mà có ý thức, có mano trong đó, họ làm có cân nhắc có ý tứ, họ sợ tội, họ làm phước, họ sợ nhân quả  (Manussa có nghĩa là chúng sinh nào thuộc vào hạng có tâm cao thượng chúng sinh ấy gọi là Manussa), 

- Thứ ba là Ariyapuggala bậc Thánh, qua khỏi giai đoạn Manussa thì là Ariya.

Do đó, mình làm sao Chuyển Tộc Gotrabhù được để mà từ Manussa này vô trong lãnh vực của Ariya, cái đó quyết định, quyết liệt của mình.

Ba hạng người này đều gọi là người puggala

Trong bài kinh nhật tụng lế bái Tam Bảo. 

Arahan là bậc Ứng Cúng, là tiền khiên tật thân là thói quen cái nết tật quán ở ngoài Ngài đã diệt trừ rồi, tiền khiên tật thân của Ngài đã đoạn tận rồi.

Còn mình đây tiền khiên tật thân còn dư xót, hay là chưa bỏ.

Do đó, mình nhìn cái đó mình mới thấy. Vậy khi nào ta được Tâm Đạo qua Tâm Quả, khi nào ta đang ở trong tâm thiện này ?

Đề Bà Đạt Đa yên trí là ổn rồi mà lại bị rớt xuống Vô Gián Địa Ngục, ông biết nhưng ông cuồng si rồi, ông lao vô giống như con thiêu thân nhẩy vô đóm lửa để mà chết trong trạng thái cuồng si momūha. Vì khát vọng vượt lên đến đỉnh nên ông trở nên cuồng si, ông ta muốn bằng Đức Phật, ông ta muốn hơn Ngài Xá Lợi Phất, ông gặp ai ông cũng so sánh. Ông thấy Phật tử dâng cho Ngài Xá Lợi Phất bộ y, ông đi qua nói với các Phật tử không đáng dâng cho Xá Lợi Phất bộ y, phải dâng cho ta.

Moha là si mê - momuha là cuồng si

Đức Phật là người Thầy của Giáo Hội Tăng Già, ông nói với Đức Phật là Đức Phật già yếu rồi giao quyền chưởng quản Tăng Đoàn này cho ông. Tâm ông cuồng si rồi, khát vọng muốn vị trí của Đức Phật. Đức Phật nói không được, Đề Bà Đạt Đa chưa đủ khả năng để quản lý Tăng Đoàn. Ông hỏi vậy ai quản lý Tăng Đoàn, thì Đức Phật nói Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và còn nhiều người khác có khả năng để quản lý Tăng Đoàn. 

Chữ Saṅgha dịch là Tăng Đoàn, từ 4 vị tỳ khưu trở lên mới thành Tăng Đoàn, và người cư sĩ không được quyền xưng mình là Tăng thân, người của Tăng Đoàn.  Tăng gồm có 2 bậc là Phàm Tăng và Thánh Tăng cũng đều là Saṅgha, nếu mình xưng như vậy coi như là phạm luật. Khi mình muốn trai tăng thì trong tăng đoàn cử ra một vị, vị này là tăng thân, người trong tăng đoàn ra đại diện cho tăng đoàn để mình tiếp xúc trao đổi, họ sẽ chỉ dấn.

Giới có 2 : Phàm giới và Thánh giới

Định có 2 : Phàm định và Thánh định

Tuệ có 2 : Phàm tuệ và Thánh tuệ

- Thánh giới là ta giữ giới sát trừ.

- Phàm giới là ta giữ giới nguyện, giới ngăn ngừa, chưa qua sát trừ.

- Phàm định là mình ở trong trạng thái Sắc Giới, Vô Sắc Giới.

- Thánh định là mình qua tới đạo quả có 2: Thiền Quả và Diệt Thọ Tưởng Định (Thiền Diệt)

- Phàm tuệ là kiến văn của mình ở trong trạng thái của tam giới (hiệp thế).

- Thánh tuệ là kiến văn của mình, cái tuệ của mình, là ở trong phần siêu thế.

Định, mình đi phàm định thì tới Sắc Giới, Vô Sắc Giới.

Còn mình đi Thánh định là mình đi tới Thiền Quả với Thiền Diệt.

Phàm định là Sắc Giới, Vô Sắc Giới, 16 cõi Sắc Giới + 4 cõi Vô Sắc Giới = 20 cõi, mình đi tới đi lui trong đó là Phàm Định qua 5 chi Thiền; Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Tâm. 

Nhưng đi tới Thánh Định ít nhất phải là Sơ Quả thì mới vô Thánh Quả, mới vô Thiền Quả.

Còn Thiền Diệt phải là Tam Quả và Tứ Quả mới vô Thiền Diệt được.

Còn Thiền Quả thì Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả là họ vô được rồi, họ hưởng Níp-bàn.

Tuệ là kiến văn của mình, mình có phàm tuệ là thông suốt Tam Tạng Kinh Điển, Chú Giải rõ biết. Nhưng vô phần Thánh Tuệ, họ hỏi siêu thế là cái gì ? Biết Tứ Thánh Đạo mới là Thánh tuệ, mà chỉ có bậc Thánh Ariya mới hiểu được Tứ Thánh Đạo Ariya Sacca

Trì giới coi như là đời sống của mình, còn xả thí thì khi có khi không. Giới nguyện luôn luôn theo ta như bóng với hình, giới ngăn ngừa theo ta như bóng với hình. 

Thì làm như vậy có bao nhiêu tâm quả khi trì giới ?

Trong đời sống hàng ngày, Thập Phúc Hành Tông, Thập Thiện, Thập Ba La Mật, cái nào mình thường hay làm nhất ?

Thập Phúc Hành Tông:

1. Xả thí

2. Trì giới

3. Tu tập

4. Cung kỉnh

5. Phụng hành

6. Thính pháp

7. Thuyết pháp

8. Tùy hỉ

9.  Hồi hướng

10. Tri kiến

Thập Thiện có 3

3 thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm 

4 lời : không vọng ngữ, không ly gián ngữ, không thô ác ngữ, không hồ ngôn lộng ngữ.

3 ý : Không ý tham, không ý sân, không ý tà kiến.

Thập Ba La Mật: 

1. Xả thí

2. Trì giới

3. Ly dục

4. Trí tuệ

5. Tinh tấn

6. Nhẫn nại

7. Chân thật

8. Chú nguyện

9. Từ ái

10. Hành xả

Trong 3 Pháp; Thập Phúc Hành Tông, Thập Thiện, Thập Ba La Mật này trong đời sống hàng ngày, mỗi ngày, sáng thức dậy cho tới tối đi ngủ mình hành Pháp nào nhiều nhất ?

Trong Thập Thiện, trong đời sống hàng ngày 3 về thân mình có làm không ? Mình có sát sinh không ? Có trộm cắp không ? Lấy của không cho là hành vi trộm cắp. Không tà dâm. 

Có 2 câu trả lời: 

1. Không dám trả lời

 2. Không trả lời

Hai câu trả lời này,  cái "Tôi" cái "Ta" lớn. Không dám trả lời và không trả lời là có cái "Tôi" của mình. Hai câu trả lời này nằm trong tập khí của mình, mình không nhìn thấy Pháp, nếu mình nhìn thấy Pháp nói theo Pháp, hành theo Pháp mình không có tập khí thì mình sống an vui.

Còn mình trả lời đúng sai không sao hết, nếu sai mình sửa lại, nếu đúng thì ok. Mình đang học, mình cần phải biết đúng sai để mình sửa.

Khi người ta hỏi trong Thập Thiện trong đời sống hàng ngày mình có 3 cái về thân; không trộm cắp, không sát sinh, không tà dâm không ?

Thì trả lời: "Con thường hay có trong lời phát nguyện, nhưng trong ngăn ngừa có khi có khi không". 

Thì mình được một phần.

Còn không dám trả lời thì phước báu của mình mất. Quả Dị Thục Vipāka mình tự diệt vì việc Thiện mình không có nhiều, mình nguyện là mình gieo phước rồi.

Trong 3 về thân trong Thập Thiện có hành hay không ? 

Trả lời: Có phát nguyện, nhưng về ngăn ngừa chưa chắc.

Thì mình được 1 điểm.

Còn không trả lời vì cái "Tôi" cái "Ta" là mình mất 1 điểm.

4 do lời: không vọng ngữ, không ly gián ngữ, không thô ác ngữ, không hồ ngôn lộng ngữ, mình có hay không ?

Trả lời: Có phát nguyện, nhưng khi hành thì khi có khi không.

Tâm thiện, chính cái đó là khi có khi không.

 Còn sát trừ xác định không bao giờ giữa 2 lằn hết, nó chỉ 1, nó không có 2.

3 về ý : Không ý tham, không ý sân, không ý tà kiến. Mình có không ? 

Nguyện có, ngăn ngừa không chắc. Nguyện thì chắc.

Tại sao nguyện mà chắc, không lung lay không thay đổi mà nghĩ là nguyện chắc chắn ?

Thập Thiện mình có nguyện mà ngăn ngừa thì không làm được, làm sao tới sát trừ được, 3 bước, bước 1, bước 2 không dám bước nữa, bước 2 là chập chờn chân trong chân ngoài, rồi lý do hoàn cảnh, trường hợp này, hoàn cảnh kia mình bắt đầu cứ trôi đi.

Mình phải nghiệm là tại sao ? 

- 1. Là Nghiệp Chủ nó làm chủ mình, nó làm cho mình phải chạy theo nó, mình không làm chủ được mình, để Nghiệp Chủ dắt mình đi. 

- 2. Hai nữa là mình không có trí tuệ để cho trôi lăn. 

- 3. Thứ ba là mình không giữ Niệm, cái niệm của mình không có kiên cố, do đó mình thất Niệm, mình sa bước, lỡ lòng, hay là tạo tác.

Những cái đó mình ngồi nguyện ra và ghi xuống.

 Tại sao chắc mà dám nguyện như vậy ? là tại biết về Pháp và biết về mình. Còn mình không biết về Pháp và không biết về mình thì không dám nguyện.

Nếu sống trong Pháp mà mình đừng nghĩ tới mình, thì mình sống được không ? Sống trong Pháp thôi đừng sống vì mình. Tại vì mình đưa mình trong Thập Thiện thì mình có hơi lựng khựng lấn cấn, bây giờ mình sống trong Pháp thôi mình bỏ mình ra thì mình sống được không ? 

Mình biết Pháp thì mình sống được, mà mình không biết Pháp mình nghĩ tới mình thì mình không sống được với Pháp.

Tại sao vô thường lại sinh ra khổ đau ?

Tại sao vô ngã lại sinh ra khổ đau ?

Bản chất khổ đau nó khổ đau. Nhưng khi vô thường đến, mình đụng vô thường mình không cần nghĩ tới vô thường mình thấy khổ đau liền.

Đụng vô cái vô ngã của mình bể một cái thì mình thấy khổ đau liền. 

Đó là Pháp để mình quán

Khổ đau không phải là vô thường.

Khổ đau chỉ có 3 : Khổ, Hành, Hoại. Đó là 3 thực tính của nó.

Nhưng Vô Thường có khổ đau, bản chất của Vô Thường sinh ra khổ đau, bản chất Vô Ngã sinh ra khổ đau, còn khổ đau nó không có, khổ đau là của chính nó.

Về Bệnh có 3: người bệnh, căn bệnh, trị bệnh.

Mình là người bệnh, mình sẽ nói Vô Thường, mình sẽ nói là Vô Ngã thì căn bệnh nó ra là Khổ Đau.

Người bệnh là người đó Vô Thường, người bệnh là người đó Vô Ngã, họ không làm chủ được họ, thì cả 2 cái đó đụng vô một cái rồi thì nó sẽ nói lên nó đang khổ đau, chứ họ không nói họ đang là người bệnh được.

Họ là người bệnh rồi, thì cái gì họ đang thọ ? Họ đang thọ là Khổ Đau.

Cái Trị Bệnh này, không có Vô Thường, không có Vô Ngã, không có Khổ Đau, nó chỉ là Pháp thôi. Nếu mà không đúng Pháp thì không hết bệnh. Nó có một cái riêng tư của nó là trị bệnh, nó không có Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, trị bệnh chỉ là Pháp thôi.

Bác sĩ chữa bệnh người nhà thì khác, còn bác sĩ chữa một bệnh nhân bình thường thì lại khác. Nếu người bác sĩ có cái riêng tư ông không là người trị bệnh, ông không có Pháp trị bệnh.

Người thọ bệnh, họ ở trong trạng thái Vô Thường, Vô Ngã

Khi một người Phật tử họ gửi thư cho Sư nói người này bị bệnh, người kia bị bệnh. 

Sư nói: "do tứ đại bất hòa Pháp hiện bày là như vậy"

Khi một người bị bệnh, Sư nói tứ đại, Sư không nói người đó, Sư nói Pháp thôi:

Tứ Đại : 

- 1. Sắc nghiệp, 

- 2. Sắc tâm

- 3. Sắc vật thực

- 4. Quí tiết

Kiểm tra lại 4 điều này thì giải đáp được.

Như vậy thì khi một người đang có bệnh thì kiểm tra 4 điều này trước. 4 điều này là ra căn bệnh.

Và mình có cách trị bệnh. Sắc nghiệp bất hòa bởi tứ đại này. Sắc tâm của nó là do tâm tạo tác ra, cái nghiệp đang trổ ra sắc pháp hiện bày.

Mình nhìn Pháp mình mới tu được hay là mình trị được, mình giải quyết được, còn mình nhìn cái "Tôi" thì không được, và người bệnh cũng không được có cái "Tôi". Khi mà vô Pháp Trị Bệnh mà cái "Tôi" là không được. 

Sư kể câu chuyện của Ngài Tịnh Sự. Ngài qua Thái, không có ai lo cho Ngài, Ngài ở trên hang động, Ngài đi bát khất thực Ngài bị bệnh phù thủng, may nhờ có một bà thí chủ đưa Ngài vô bệnh viện nằm chữa bệnh, thì ông bác sĩ nói: "ở trong chùa Ngài sống theo giới luật của Đức Phật, Ngài vô đây Ngài là bệnh nhân sống theo qui luật của bệnh viện."

Nếu Ngài nói: "Không, tôi giữ giới". Thì không cách nào bác sĩ chữa bệnh được.

Điều thứ hai, bác sĩ nói: qui luật ở đây là cho thuốc mạnh để cho mau hết bệnh, ông phải ăn để cơ thể có đủ sức chữa bệnh, ngày ăn 3 bữa thì Ngài phải chịu. Thuốc vô, rồi vật thực vô, tâm của Ngài phải thuận theo, nghiệp của Ngài phải hành, chứ Ngài chống lại không được, tứ đại quậy liền. Ngài chịu, ngày 3 bữa đưa vô Ngài ăn liền để còn chích thuốc, Ngài mới hết bệnh rồi Ngài về sám hối, xin lại giới ăn cơm chiều, đó là tiểu giới

Anh mà thọ bệnh mà không thông suốt căn bệnh, không thông suốt cách trị bệnh, thì sẽ bệnh hoài không hết. Anh phải đứng qua một bên nhìn vô Pháp, do đó mình không sống trong Pháp, mình phải sống một bên nhìn thấy Pháp gọi là khán kiến Dassanena Pahàtabba kiến giải mới đoạn trừ, chứ mà không kiến giải đoạn trừ không được.

Tôi là người thọ bệnh, quên đi, tôi đang hiểu được căn bệnh này và tôi đang sống trong cách trị bệnh, tôi không còn là người thọ bệnh được thì mình mới ra.

Khi trị bệnh mình thì mình trị cái nghiệp của mình, mình trị cái tâm mình chứ không phải trị tâm của ai hết. Mình trị vật thực của mình. Mình trị quí tiết của mình. Trị tứ đại trong sắc thân này là xong.

 4 nhân sinh ra Sắc Pháp: 

- 2 về Danh là Nghiệp và Tâm.

- 2 về Sắc là Vật Thực và Quý Tiết

Danh nghiệp là thân, ngữ, ý

Sắc nghiệp là nam, nữ (ngũ căn)

Danh tâm là thiện / bất thiện

Sắc tâm là cười / khóc / buồn / vui

Danh vật thực là xúc / tư / thức.

Sắc vật thực là bổ phẩn / ngoại thực (đoàn thực)

Danh quí tiết là tâm + nghiệp (thiện hay bất thiện)

Sắc quí tiết là nóng / lạnh / ấm.

Nếu nói đến sắc nghiệp thì có ngũ căn, mình không có tu tập, mình đang bệnh mà ngũ căn mình vẫn cho nó chạy thì cái đó không hết nghiệp.

Sắc tâm vẫn còn buồn, vui, cười, khóc, mình không giữ được tâm thì sắc tâm này đang bất hòa.

Vật thực, đoàn thực mình ăn uống không ngăn ngừa không cẩn thận thì trạng thái xúc / tư / thức, mình không sắc vật thực này.

Quí tiết, nóng / lạnh, mình không có, mình sống theo tâm + nghiệp của quí tiết này trị bệnh.

Người bị bệnh sống bên sắc hay sống bên danh ?

Người bị bệnh đang sống trong sắc pháp hay sống trong danh pháp bệnh ? Người ta nói tâm bệnh hay thân bệnh, vậy người bị bệnh sống trong tâm bệnh hay thân bệnh ?

Khi xảy ra một căn bệnh mà người nhà mình đang có bệnh mình biết cách chữa, mình biết cách giải quyết được mình sẽ giải quyết được.

Sư đi thăm một người bệnh nằm trong bệnh viện. 

Sư nói: Niệm Phật đi.

Người đó nói: Con mệt quá niệm không được, Sư niệm giùm con đi.

Khi họ đang bị bệnh mình kêu họ niệm Phật.

Người bị bệnh có đối tượng là căn bệnh họ đang thọ, và mình kêu họ niệm Phật là đổi qua một đối tượng khác. 

Thì khi mình đang bị bệnh, đang thọ bệnh, căn bệnh là một đối tượng, mình niệm Phật là mình đổi đối tượng từ căn bệnh qua niệm Phật. Đổi đối tượng, bắt đầu mình để vật thực vô, tâm mình đổi từ bất thiện (tâm buồn phiền đau đớn) qua thiện (là niệm Phật). Tức là mình bỏ cái "Tôi", bỏ cái tập khí, mình phải sửa lại thì mới hết bệnh. Sửa từ thân, sửa từ tâm, sửa từ danh, sửa từ sắc thì mới ra khỏi căn bệnh.

Mình sống trong đời sống hàng ngày, mình là một người bệnh, và mình phải biết cách trị bệnh cho căn bệnh này, chứ không phải mình lệ thuộc trong hoàn cảnh mà mình chịu đựng, mình không tách ra được.

Sắc pháp mà tôi bị là do danh pháp tôi tạo ra thân, ngữ, ý của tôi không có thiện, tôi phóng túng, tôi để cho nó trôi lăn, mà nó là do ngũ căn; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thức, tôi không có tu tập, không có thu thúc các căn lại do đó nó bung ra nên bệnh.

Nếu như cô nhớ khi người ta bệnh người ta phải cách ly. Thì cũng vậy, trần gian đầy bất thiện mình phải thu thúc lại, phải chế ngự lại.

Nghiệp là căn nghiệp, do đó nó ra được thân, ngữ, ý, nghiệp căn; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý mình trôi lăn, lúc đó mình lại sống theo sắc là hỉ, nộ, ái, ố, mà mình không sống trong tâm thiện / bất thiện, mà sống theo sắc.

Thứ ba, mình chạy theo vật thực về sắc, và mình không chạy theo pháp xúc thực, tư thực, thức thực của danh pháp danh vật thực, do đó, sắc này bị bệnh. Nóng lạnh mình chạy theo nó, mình không làm chủ được cái tâm và cái nghiệp này để giữ quí tiết này quân bình, chính cái đó mình đang là người bị bệnh và không hiểu được cách trị bệnh, và căn bệnh không hết được.

Tứ đại của mình là đất nước lửa gió, mà tứ đại bất hòa là tứ nhân sinh ra sắc pháp là niệm không chuẩn, tâm không chuẩn, quí tiết không chuẩn, vật thực không chuẩn, nên bây giờ sắc thân bất hòa.

Bắt đầu mình sửa từ nơi tâm rồi qua thân.

Khi Ngài Tịnh Sự vô trong bệnh viện, ông bác sĩ nói với Ngài là Ngài phải trị tâm Ngài trước. Nên người ta nói chính mình là bác sĩ chữa cho mình, những người khác chỉ là cố vấn cho mình thôi.

Một bác sĩ kê cái toa 4 loại thuốc: 

1. Trước nhất tối trước khi ngủ uống.

2. Ngày uống 2 viên

3. Ăn nó mới uống 1 viên.

4. Uống 3 viên mỗi ngày

Bệnh nhân mang toa về đọc, sáng đọc, tối đọc, chỉ đọc cái toa mà không uống viên nào hết, thì có hết bệnh không ?

Vậy thì giáo pháp Đức Phật là mình phải hành chứ không phải chỉ để đọc, nếu chỉ đọc mà không hành thì bệnh phiền não của mình không hết, không hết lậu hoặc của mình, không hết kiết sử của mình.

Do đó, Tâm Đạo mà muốn có Tâm Quả mình phải tu, phải sửa và phải bỏ cái gì sai cái gì không đúng, mình phải tu tập lại, mình phải làm thiện.

Thì không cách nào hết bệnh được, không cách nào mà có phala được mà đều đón nhận Vipāka (quả dị thục), mà nhiều Vipāka đến mà mình không ngờ để mình phải chịu.

Nghiệp trả theo thời có 4:

1. Hiện báo nghiệp --> Nghiệp trả liền trong kiếp này, hay trả liền cái hành động mình tạo ra

2. Hậu báo nghiệp -- > Trả trong kiếp sau, trả kế kiếp này, khi mình chết mình trả

3. Hậu hậu báo nghiệp --> là 2 - 6, trả cho tới ngày mình thành A La Hán, tâm tử A La Hán mới ngừng trả.

4. Vô hiệu nghiệp --> Nếu trong 3 loại; hiện báo nghiệp, hậu báo nghiệp, hậu hậu báo nghiệp nó không trổ sinh thì nó là vô hiệu nghiệp.

Một sát na, một lộ trình tâm, một tư tưởng, một suy nghĩ của mình từ trong ý chưa ra lời, chưa ra hành động của thân tạo ra, thì 2 - 6 này nó trùng trùng trổ. 

Ngoài cái 1 và ngoài cái 7 ra, 2 - 6 nó rượt đuổi nhau hoài, mà nếu mình không chịu tu. 

Tâm bắt cảnh, tâm nhìn vô đối tượng thân bệnh mà mình phiền não lên thì tâm đang ở bất thiện thì nó cho quả bất thiện.

Tâm đổi qua niệm Phật là thiện, nó cho quả thiện.

Thời gian đi không đứng lại để cho mình một lý giải nào hết.

Đức Phật Ngài nói trong Tương Ưng Bộ kinh:

 Thời gian trôi qua, 

Ngày đêm luôn di động, 

Tuổi trẻ bỏ lại chúng ta,

 Ta tiến vào sự chết.

Bốn câu đó một cách rất thực tiễn.

Bữa nay Sư dọn cây trong phòng ra ngoài hết rồi, tức là mùa đông tàn, xuân tới rồi, thói quen của mình chứ không thấy pháp. Sư thấy Pháp, mùa đông đến rồi đi, mùa xuân tới, là thời gian nó đi qua, thấy Pháp nó đi, thấy Vô Thường thì bắt đầu mình nghĩ tới mình không làm chủ được mình là Vô Ngã rồi, cái khổ đau nó đến với mình.

Tâm Thiện biết việc Thiện nó đang làm. Quả Thiện nó biết kết quả của Thiện nó đang có, nó đang hưởng. Hai cảnh khác nhau.

Tâm Thiện có cảnh Thiện nó đang làm. Quả Thiện nó quả đang hưởng, nó biết cái cảnh đó nó đang làm, Thiện là đang xả thí mà quả thiện của nó là an vui hạnh phúc, 2 cảnh nó khác nhau. Quả Thiện là được an vui được hạnh phúc không khổ đau. 

Nhưng Tâm Đạo và Tâm Quả chỉ có một cảnh thôi và không tách rời được và nó không có 2 cảnh. Đó là Chân Lý.

Do đó, khi làm việc thiện mà có 2 cảnh, Pháp Thiện và Quả Thiện thì có Tâm Thiện và Dị Thục Quả, còn Tâm Đạo và Tâm Quả chỉ có một cảnh thôi.

Do đó, khi Sư nói Pháp, thời gian trôi qua, ngày đêm luôn di động, tuổi trẻ bỏ lại chúng ta, ta tiến vào sự chết, mùa đông sắp tàn, mùa xuân sắp tới, và con hết ho. Đó là 2 cảnh.

Nếu có một cảnh là Vô Thường. Có một cảnh là Vô Ngã. Một cảnh là Khổ Đau.

Con hết ho, và con được nghỉ Spring Break, vì mùa xuân tới con được nghỉ. Thì đó là cảnh 2 rồi, là cảnh khác rồi. Là người đang ở trong tâm Thiện hay là tâm Bất Thiện và bị kiết sử nó tác động.

Còn cái này có một Pháp và có một cảnh, và loại trừ kiết sử thì nó chỉ có một. Nếu suy nghĩ như vậy là Vô Thường đến, mà cùng nghĩ Vô Thường đến, Đạo với Quả khớp một cảnh.

Như thế thì trở lại muốn có một cái Phala thì Thiện với Quả đó cùng một cảnh thôi thì có Quả liền, và Quả khắn khích chính vô cái Thiện nó đang làm ra.

Còn thế nào là Dị Thục Quả là khi anh làm anh có một cái tâm khác, có cảnh khác và cái quả có một cảnh khác thì anh có Dị Thục Quả.

Có 2 cảnh thì có Dị Thục Quả.

Có 1 cảnh thì Phala liền với tâm thiện, Tâm Đạo và Tâm Quả chỉ có một cảnh thôi.

Tại sao có 2 cảnh ? Anh bị kiết sử nó lôi anh, anh mất chánh niệm, mất trí tuệ, anh bị Pháp tác động.

Còn cái này mình giữ bắt vô một cảnh một quả trổ sinh

Thế thì phải tu tập làm sao ? 

Tâm với Quả và Cảnh là một. Không được 2, mà bắt qua 2 là có Dị Thục liền.

Xả thí mà vì danh là bất thiện, xả thí vì lợi là bất thiện.

Xả thí là Thiện thì không vì danh, không vì lợi.

Xả thí Thiện có 2 tâm: Tâm Thiện và Tâm Đạo.

Người ta hỏi xả thí sài tâm chi ? 

Trả lời: Xả thí này tôi sài tâm Thiện. 

Tâm Thiện có 2: 

- Tâm Thiện, (Thập Phúc Hành Tông / Thập Thiện ) (còn có "Tôi" "Ta") 

-  và Tâm Đạo (Thập Ba La Mật) (Không còn có "Tôi" "Ta")

Bắt một cảnh thôi thì có Tâm Đạo và Tâm Quả, một sát na. Nếu bắt 2 cảnh thì có Dị Thục Quả. 

Sư nói về tâm thôi, rồi Sư nói Pháp, rồi mới giải đáp.

Thập Phúc Hành Tông và Thập Thiện, còn có "Tôi" "Ta".

Còn nếu ta sài xả thí với Tâm Đạo với Thập Ba La Mật thì không còn có "Tôi" "Ta", bắt một cảnh thôi.

Qua vế thứ hai: Người xả thí, Người nhận.

Đang đi trên đường thấy người homeless xin mình cho 1$. Là mình xả thí.

Người homeless nhận 1$ là người nhận./.

--------------------------------------------

Mười chánh pháp (Saddhamma):


1. Sơ đạo (Paṭhamamagga)

2. Nhị đạo (Dutiyamagga)

3. Tam đạo (Tatiyamagga)

4. Tứ đạo (Catutthamagga)

5. Sơ quả (Paṭhamaphala)

6. Nhị quả (Dutiyaphala)

7. Tam quả (Tatiyaphala)

8. Tứ quả (Catutthaphala)

9. Níp-bàn (Nibbāna)

10. Pháp học (Pariyattidhamma), là pháp môn cần phải học tập, tức là gồm tất cả lời dạy của Đức Phật.

Majjhimà Patipadà con đường trung đạo 

8 Tâm Đại Thiện  (Maha-kusala cittas)

đôi thứ nhất

1) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

2) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ hai

3) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

4) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ ba

5) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

6) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng  Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ tư

7) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)

8) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)



No comments:

Post a Comment