Tuesday, November 2, 2021

Vi Diệu Pháp 11 - Pháp Độ Hành Xả Ba-la-mật - TT Sán Nhiên

 Pháp Độ Hành Xả  Balamật - Vi Diệu Pháp 11 (tiếp theo) - TT Sán Nhiên

Minh Hạnh đã được nghe để học và, xin ghi chép lại theo sự hiểu của chính mình từ video "Vi Diệu Pháp 11" do TT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức. Và xin thành kính cảm tạ ơn TT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

TT Sán Nhiên: 10) Pháp độ thứ 10 là, hành xả.

Hành xả là buông bỏ và ra đi, hai nghĩa này rất quan trọng. Qúi Phật tử sẽ buông xả buông bỏ mà ra đi khỏi Tam Giới.

Người hành xả là người đã sống với Hạnh Nguyện, sống trong Chí Nguyện của họ là buông bỏ hết. Hành Xả Balamật này hơn Xả thí Balamật, Xả Thí là trạng thái con người của mình đang còn có thể cho ra, còn Hành Xả này không còn về thân về tâm, mà họ muốn buông bỏ tất cả để ra đi. Xả Thí là những gì mình có thể cho còn Hành Xả thì về danh thơm, tiếng tốt, địa vị, tài sản, của cải, tất cả cái gì họ cũng không còn để mà đeo níu, họ buông bỏ tất cả để ra đi giải thoát theo hạnh nguyện của họ đã có đã tạo. 

Chính do đó chữ Hành Xả này vượt hơn Xả Thí, như trạng thái:

- Xả Thí ở bờ này là, những gì mình có thể cho ở ngoài thân thể ta.

- Xả Thí bờ kia là, có thể cho phần nào cơ thể của ta cho người hay chúng sanh đang cần.

- Xả Thí bờ cao thượng là, mình cho hết cả mạng sống của mình cho chúng sanh đang cần. 

Còn, Hành Xả  là dù danh thơm, tiếng tốt, lời khen, hay lời chê, cũng thản nhiên không dính mắc mà buông bỏ tất cả, không phải ở góc độ cho ra mới tính là Xả Thí, do đó cái buông bỏ tất cả để ra đi, họ sẵn sàng để ra đi thì tất cả những gì họ đang có, họ buông bỏ.

Do đó, những người đến với Hành Xả để đi khỏi Tam Giới này là họ rời khỏi pháp thế gian. Pháp thế gian hay còn gọi là bát phong hay tám ngọn gió đời. Tám ngọn gió đời luôn luôn đeo đuổi con người mà chúng ta không thấy, không vượt qua được trạng thái bị đeo đuổi đó.

Bát phong là: Lợi, Suy, Hủy, Dự, Xưng, Cơ, Khổ, Lạc.

Lợi là hưng thịnh, lợi lộc.

Suy là sự nghiệp sa sút, suy hao, làm ăn xuống dốc.

Hủy là hủy báng, gièm pha.

Dự là được tôn vinh danh dự.

Xưng là xưng tán, khen ngợi.

Cơ là chỉ trích, chê bai.

Khổ là khổ đau , phiền não.

Lạc là an lạc, hạnh phúc.

Hay còn được gọi là: được - mất, khen - chê, tốt - xấu, khổ đau - hạnh phúc.

Chúng ta nói hạnh phúc về mặt tâm linh. Khi đời sống được hạnh phúc về mặt tâm linh chúng ta cũng phải buông bỏ, ngay cả khi qúi Phật tử ngồi thiền chứng đắc được tầng thiền nào mà đã có nguyện Hành Xả Balamật thì phải bỏ tầng thiền đó và tiếp tục đi tiếp, chưa được giải thoát nên phải ra đi. Có những người phàm phu sau khi họ chứng đắc được thiền họ hỉ lạc và hạnh phúc trong những tầng thiền họ chứng đắc, họ dính mắc trở lại trong đời. Nhưng với người Hành Xả Balamật sau khi họ chứng đắc tầng thiền đó họ thấy được đó là hạnh phúc, nhưng hạnh phúc này là pháp thế gian họ ở lại trong đời này chịu khổ chứ không phải là hạnh phúc của họ muốn ra đi thoát khỏi Tam Giới, nên họ phải bỏ để ra đi tiếp. 

Với những người Hành Xả Balamật, đầu tiên, tâm của họ phải kiên định kiên cố, không có gì lay chuyển họ được, đó mới là Hành Xả, tâm mềm mỏng nhẹ không Hành Xả được, người nguyện Hành Xả phải đủ nghịch lực để chống đỡ bao nhiêu nghịch cảnh, nếu họ không đủ kiên cố tâm định hay nghị lực, họ chỉ lung lay hay mềm mỏng một cái là mất hạnh nguyện Hành Xả Balamật.

Người nguyện Hành Xả Balamật là người tâm phải kiên cố và cứng rắn và đủ nghị lực để đối diện với chuyện trái nghịch cảnh sóng gió của cuộc đời đến với họ, khi cuộc đời đến với họ, với tâm kiên cố họ chỉ nhìn, không phải họ muốn đối diện hay sợ hãi, nhưng tâm muốn giải thoát muốn buông bỏ và ra đi. 

Do đó, khen chê, Hành Xả phải hiểu là buông bỏ mà ra đi chứ không phải trạng thái sợ hãi sự khen chê mà họ phải ra đi, họ nhìn với góc độ không có gì cột trói họ được nữa, buông bỏ hết không cái gì đáng để họ lưu lại trong cõi tam giới nữa.

Lợi lộc là pháp hiện bày, có hai loại lợi lộc:

1) Lợi lộc thiện công đức, là do việc thiện mình tạo ra phước báu, mình có lợi lộc.

2) Hai là vật chất lợi lộc, những tài sản của cải ngoài thân ta gọi là lợi lộc.

Hai loại này đều phải buông bỏ, phước báu trở lại nhân thiên buông bỏ để ra đi khỏi tam giới, không có cái gì để giữ lại, chính cái đó thiện công đức hay vật chất công đức hay những cái gì gọi là lợi lộc đừng nói chi là mất lợi, họ có đầy đủ hết cũng phải ra đi, không có cái gì để họ ở lại trong đời này, giống như người làm xong xứ mệnh của họ hay con người đến thế gian này làm xong nhiệm vụ của họ, sau khi xong nhiệm vụ hay xứ mệnh họ phải ra đi, không có gì luyến tiếc, không có gì dính mắc, không có gì cột trói.

Hành xả là kiên cố vững vàng không lay chuyển, nhìn pháp thấy pháp, giải quyết theo pháp và không đặt tình cảm trong pháp, bóp méo pháp và sai chệch trong pháp, người hạnh nguyện Hành Xả Balamật là vun pháp bất vì thân, nghĩa là sống trong pháp chơn chánh chứ không vì thân.

Do đó hai pháp môn này kết hợp với 8 pháp môn kia chúng ta sẽ có 10 pháp. Bây giờ chúng ta bắt đâu ghi trở lại chúng ta sẽ thấy: 

1) Pháp độ thứ nhất,  xả thí.

2) Pháp độ thứ hai là, trì giới

3) Pháp độ thứ ba là, ly dục 

4) Pháp độ thứ tư là, trí tuệ

5) Pháp độ thứ năm là, tinh tấn

6) Pháp độ thứ sáu là, nhẫn nại

7) Pháp độ thứ bảy là, chân thật

8) Pháp độ thứ tám là, chí nguyện 

9) Pháp độ thứ chín là, từ ái

10) Pháp độ thứ 10 là, hành xả 


Hình 10 Pháp Balamật thành một chiếc xe

10 pháp này thành một chiếc xe, và hai pháp Ly Dục và Chí Nguyện là hai pháp cốt lõi nằm trong một cái xe, Ly Dục là cần xe trước và Chí Nguyện là cần xe sau. 

Thì trong một chiếc xe qúi Phật tử muốn đi mau đến thành công phải có hai cần xe này, hành nguyện Balamật luôn luôn phải có Ly Dục và Chí Nguyện lúc nào cũng có mặt, thì hai cái cầu này, cầu trước và cầu sau đẩy chiếc xe đi tới bờ giác ngộ một cách dễ dàng an toàn.

Người nguyện hành Balamật là người Bồ Tát chỉ cần nguyện 1 trong 8 nguyện còn lại và hai cái Ly Dục và Chí Nguyện bổ túc một cách mau lẹ. không nguyện Ly Dục và Chí Nguyện, vì không cần thiết. Qúi Phật tử có thể nguyện Tinh Tấn Balamật thì Ly Dục Balamật sẽ đưa đến Tinh Tấn, Chí Nguyện Balamật sẽ đưa Tinh Tấn đến bờ Giác Ngộ. Nguyện một mà thành ba, chẳng hạn nguyện Chân Thật Balamật thì qúi Phật tử có Ly Dục và Chí Nguyện kết hợp với Chân Thật, nếu nguyện Hành Xả Balamật thì có Ly Dục và Chí Nguyện kếp hợp với Hành Xả, nguyện một thành ba là như vậy.

1) Thứ nhất, Một đời một kiếp chỉ nguyện một Balamật thôi, thí dụ qúi Phật tử sống trong kiếp này sau khi hiểu được Balamật sẽ chọn Tri Tuệ Balamật là kiếp này với hạnh nguyện Trí Tuệ Balamật lúc nào trí cũng suy nghĩ trước khi hành động, thân, lời, ý, nói ra với trí tuệ làm nền tảng để đưa đến hành động và ý, qúi Phât tử sẽ có kết quả tốt.

2) Thứ hai, Sư được nghe là qúi Phật tử đang lo lắng khi nguyện Balamật sợ bị đứt Balamật giống như bị đứt giới, thì khi đứt giới qúi Phật tử thọ trì giới lại là xong, nhưng đứt Balamật này thì tìm hiểu tại sao bị đứt. Do đó khi chúng ta người đang sắp sửa nguyện hay đang nguyện có bị đứt Balamật thì lúc đó mình phải tìm hiểu đứt Balamật là làm sao.

Vậy thì, một đời qúi Phật tử sài dao để cắt vật thực nấu ăn có khi nào bị dao cắt không, qúi Phật tử lái xe không xảy ra chuyện đụng xe, mình không đụng người nhưng người có đụng mình.

Cũng vậy, qúi Phật tử thấy Balamật với mình là hai không phải là một thì qúi Phật tử sẽ bị đứt, tại nó xa mình, như con của mình xa mình thì mình với nó bị đứt khoảng cách, còn nếu như mình với nó không có đứt là vì mình với nó là một không là hai, như người mẹ đang cưu mang một thai nhi trong thai bào của mình thì không bao giờ bị đứt hết nhưng đứa con lớn rồi nó đi ra ngoài thì lúc đó bị đứt, nó lớn rồi nó đi. 

Như vậy thì, khi qúi Phật tử hành Balamật, qúi Phật tử với Balamật đã nguyện lúc nào cũng là một thì không bị đứt, tức là qúi Phật tử sống vì Balamật, Balamật là sự sống của qúi Phật tử thì qúi Phật tử không bị đứt. Còn qúi Phật tử làm việc thiện dù bất cứ việc thiện nào qúi Phật tử sẽ bị đứt ngay khi qúi Phật tử đang làm việc thiện đó nó sẽ rớt vào hữu lậu hay vô lậu, còn biết Balamật sống với cái đó như người mẹ đang cưu mang thai nhi ở trong thai bào của mình sẽ không bao giờ bị đứt. Nếu qúi Phật tử còn nghĩ Balamật là pháp môn bên ngoài mình đang trau dồi tu tập thì qúi Phật tử sẽ thấy nó xa qúi Phật tử, còn nếu qúi Phật tử thấy pháp môn này bên trong mình thì không sợ bị đứt.

Qúi Phật tử có thể giết kiến vì quên vì thiếu chánh niệm hay vì ghét, vì sân, vì tham, vì si, tại vì lúc đó qúi Phật tử thấy con kiến ở bên ngoài mình, nhưng con người mình  qúi Phật tử không thể nào giết mình được, trừ khi người đó quẩn trí. Có người lập luận nói tự vận là anh hùng nhưng họ có can đảm giết mạng sống của họ thì họ can đảm sống với nghịch cảnh mà họ đang có trong cuộc đời này còn hay hơn là họ tự sát, lập luận người ta nói như vậy đó. Thì cũng như vậy, khi qúi Phật tử không sát mạng mình được, sát kiến được, sát bò, sát vịt, sát heo, cũng được, qúi Phật tử không có tâm từ hay qúi Phật tử không có giữ giới, người có tâm ác không thương chúng sanh lấy chúng sanh phục vụ qúi Phật tử làm được, nhưng qúi Phật tử không làm được chính mình giết mạng mình, thì lúc đó Balamật nếu qúi Phật tử có như vậy đó thì không đứt Balamật được, qúi Phật tử có thể phạm giới vì sát sanh, có thể phạm giới trộm cắp được hay qúi Phật tử phạm giới bất cứ giới nào trong ngũ giới được, nhưng Balamật đã nguyện thì đó là sự sống của qúi Phật tử thì không để đứt được, vì khi giữ giới còn thấy chúng sanh, còn Balamật là sự sống của mình, còn nếu như qúi Phật tử thấy giữ giới và Balamật, giữ giới là sự sống của qúi Phật tử thì sự giữ giới đó cũng không đứt được.

Sư được tiếp xúc với nhiều nhà Sư Thái Lan và Miến Điện, họ nguyện Trì Giới Balamật, vì họ yêu qúi mạng sống của họ và họ yêu qúi Balamật, họ muốn đời sống họ cao thượng, do đó họ muốn trì giới Balamật hơn là trì giới suông của người xuất gia, trì giới suông của người xuất gia có thể bị đứt nhưng trì giới của Balamật không thể đứt được, tại vì đứt là đứt Balamật chứ không phải đứt giới.

Như vậy ở đây qúi Phật tử sẽ làm được hết, qúi Phật tử đừng bao giờ lo ngại vấn đề bị đứt. 

- Một ngày mà qúi Phật tử có Balamật là ngày đó qúi Phật tử có Niết-bàn,

 - Một ngày qúi Phật tử làm việc thiện là có nhân với thiên.

Hai điều này có giá trị rõ ràng.

Khi qúi Phật tử làm được thì thích thú và có nhiều lợi ích. Chư Thiên luôn luôn gia hộ cho người có hạnh nguyện Balamật, vì đó là Bồ Tát trưởng dưõng Pháp trưởng dưỡng Tam Bảo được tồn tại lâu dài, vì người đó đang lấy mạng sống của họ làm cho Balamật của họ chính họ đang nuôi dưỡng Tam Bảo của họ đang được tồn tại, Chư Thiên bảo vệ người đó tuyệt đối.

Do đó, pháp độ Balamật có tất cả là 10 pháp, qúi Phật tử sẽ nguyện một trong 10 pháp đó, qúi Phật tử cố gắng lựa cái nào mạnh nhất mới nguyện chứ không lựa cái nào yếu nhất. Sư nghe nhiều người Phật tử họ tìm cái gì yếu nhất họ nguyện, chẳng hạn người có tâm bỏn xẻn, kêu bố thí họ không làm nhưng lại nguyện xả thí Balamật vì họ nghĩ rằng đó là cách luyện tu dẹp tánh bỏn xẻn của họ, nhưng thật ra nguyện Xả Thí Balamật mà không làm được thì Balamật bị đứt luôn, nên cái nào mạnh mình mới nguyện. Sau khi muốn chắc chắn nữa thì trao đổi với Sư, Sư mới phối hợp lại coi có chính xác không thì lúc đó qúi Phật tử đi theo mới được, mỗi ngày phải làm một lần ít nhất nếu trong đời qúi Phật tử có Balamật. Về thời gian sau này Sư sẽ đưa ra cuốn sách về Balamật đầy đủ chi tiết hơn, bây giờ qúi Phật tử cố gắng tìm ra phương pháp nào mình tu được thực hành trong kiếp này ta có được lợi lạc, ta có Balamật trong đời sống hàng ngày của qúi Phật tử, qúi Phật tử sẽ không còn làm pháp nhân thiên qúi Phật tử sẽ làm pháp Balamật, pháp nhân thiên là pháp hữu lậu còn qúi Phật tử làm pháp Balamật qúi Phật tử có phước vô lậu.

Thiền sinh: Thưa Sư, có hai phần Ly Dục và Chí Nguyện, nhưng con cảm thấy là tất cả pháp Balamật nó phải cần sự hỗ trợ lẫn nhau, nếu mình chỉ cần Tinh Tấn mà không có Trí Tuệ thì Tinh Tấn không đi đến đâu.

TT trả lời: Sư nói thêm về phần câu hỏi này. 

Sư cho một thí dụ về Trí Tuệ Balamật

Một vị Bồ Tát nguyện Trí Tuệ Balamật và ứng dụng ngay lúc đang hành thiền quán mượn thiền quán này làm phương tiện trau dồi Balamật để đi đến Niết-bàn.

 Thiền Quán là phương tiện, 

Niết-bàn là cứu cánh, 

Trí Tuệ Balamật là con đường đi, là vốn liếng để đi.

Với người hạnh nguyện Trí Tuệ Balamật họ phát tâm hành Thiền Quán để đến Niết-bàn, ngay khi đi vào thiền tọa ngồi họ phải biết Trí Tuệ của Balamật làm điều gì, chứ không phải họ ngồi vào thiền tọa với phương pháp  họ đang có, nó khác với người không có Trí Tuệ Balamật hay không có Balamật, họ ngồi thiền tọa với cái kỹ thuật của thiền tọa. 

Nhưng với người có hạnh nguyện Trí Tuệ Balamật họ ngồi thiền tọa với Balamật họ đã nguyện.

dẫn chứng:

Với kỹ thuật của thiền tọa người không có hạnh nguyện Balamật khi pháp hiện bày, tê, nhức, mỏi, đau, thì kỹ thuật của người đó là Niệm và Quán cái, tê, nhức, mỏi, đau, đó là kỹ thuật, với kỹ thuật này thì niệm tiếp niệm tiếp già dặn lên quán kinh nghiệm lên, để mình thấy được pháp mình đang có đó là Pháp Danh hay Pháp Sắc đang hiện bày chi phối, mình đang niệm cái đó, đây là hành thiền tọa. Với những cái đó là kỹ thuật của những người đang hành Thiền Quán Danh và Sắc.

Rồi khi họ thấy pháp Danh và Sắc, lúc đó họ bắt đầu nhìn Danh nhìn Sắc họ phân biệt được Danh đang có được hiện bày, Sắc đang có hiện bày, họ tìm ra được cái đó là nhân sanh ra và nó ra quả, nó là một chuỗi dài nối tiếp nhau, tìm ra rồi mới bỏ. Đó là người không có hạnh nguyện Balamật

Nhưng ở đây, đối với thiền tọa người có Trí Tuệ Balamật họ nhìn vô cái, tê, nhức, mỏi, đau, là Niết-bàn, không có tôi trong đó.

Ở mức độ Thiền Quán qúi Phật tử phát triển Tuệ Quán.

Ở mức độ Balamật qúi Phật tử dùng trí tuệ nhìn pháp là giải thoát ngay đó rồi, tại vì Balamật là giải thoát, Balamật là Niết-bàn, không phân biệt "tôi ta", không phân biệt mà chỉ là giải thoát, nhìn vô là thấy pháp liền.

Do đó, lợi lạc phước của Balamật nếu đi đúng thời lợi lạc nó sẽ là như vậy, kỹ thuật là nó nằm con đường qúi Phật tử tu tập, còn cái này qúi Phật tử đang có đang trau dồi chứ không phải tu tập. Balamật là mình muốn giải thoát, những pháp, tê, nhức, mỏi, đau, này đâu đáng để mình ở lại, mình buông, nhất là những người Hành Xả Balamật gặp, tê, nhức, mỏi, đau, buông bỏ ra đi.

Khi qúi Phật tử có Trí Tuệ Balamật thì Ly Dục và Chí Nguyện đến, qúi Phật tử nhìn, tê, nhức, mỏi, đau, qúi Phật tử đang ly dục, với những người có Trí Tuệ Balamật không cần phải quán sát, tê, nhức, mỏi, đau, nó đến thì Ly Dục liền, và Chí Nguyện liền, do đó vừa hiện bày, tê, nhức, mỏi, đau, Chí Nguyện Balamật buông liền, không có cái "tôi" trong đó. Do đó con đường tu tập nhìn qua mình biết và già dặn lên, kinh nghiệm lên, nếu ở phương diện thiền tọa bình thường thì có khi cái "tôi" lớn hơn lên, lúc đó qúi Phật tử lại diệt cái "tôi", thân kiến là pháp đầu tiên trên con đường đến sơ đạo sơ quả, ở đây danh sắc có phải tìm nó để diệt thân kiến. 

Còn người Trí Tuệ Balamật không có cái "tôi" tại vì người đó đã Ly Dục rồi, người ta đã Chí Nguyện rời bỏ thế gian này thì không có cái gì để nắm giữ họ nữa.

Đó là phương tiện đạt đến cứu cánh ngay khi hành thiền quán với người Bồ Tát hành Trí Tuệ Balamật cũng đã có hướng đi Ly Dục và Chí Nguyện là họ đi tới con đường đạo quả.

Với người hành thiền quán bình thường không có Balamật thì khi, tê, nhức, mỏi, đau, hiện bày khi họ thấy tê hiện lên thì họ niệm, trong khi họ niệm "tê à" thì mặc nhiên có cái "tôi" trong đó.

Với người hành nguyện Trí Tuệ Balamật khi tê khởi lên thì với Trí Tuệ đó họ phải tìm hiểu bát bất tri pháp (8 điều không biết) thì mới là Trí Tuệ Balamật. 

Bát bất tri pháp (8 điều không biết): Người vô minh không biết về Tứ Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo), không biết Nhân, không biết Quả, không biết pháp nào là Duyên Khởi Sanh và pháp nào là Duyên Liên Hệ pháp đang hiện bày. 

Trong bát bất tri pháp đầu tiên là Khổ Đế. Ngay khi niệm tê, họ thấy tê đang sanh lên có ái trong đó, họ thấy Tập Đế. 

Rồi tê lên nhiều hơn nữa thì họ thấy già, có ái trong đó. Rồi tê lên nhiều hơn nữa họ thấy đau thấy có ái trong đó. Và sau đó họ thấy cái chết (diệt) có ái 

đây là Thiền Trí Tuệ Balamật.

Nhưng đối với người thiền kỹ thuật, khi tê khởi lên niệm "tê à" "tê à" khi tê già dặn lên niệm thấy pháp hiện sanh.

Đối với người dùng Trí Tuệ Balamật hành pháp Thiền Quán niệm thấy Niết-bàn, nhưng lúc tê đang lên, giây phút đầu tiên thấy tê lên là sanh, già, đau, chết, thương xa ghét gần, lúc đó ta đang đi là Tập Đế, tại vì Tứ Đế là diệt vô minh để có trí tuệ, chính cái đó tê nhiều lên tê sanh có ái, tê nhiều lên là tê già dặn lên rồi tê lên nhiều nữa là tới đau, rồi tê già lên nữa rồi tê sẽ chết, chết có hai: chết vì Pháp và chết vì Tôi. Mà lúc đó qúi Phật tử không chịu cái tôi chết trong đây là qúi Phật tử "có ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc", sân tiếp nữa, chỉ có cái tê này thôi, cái tê chưa hết.

Chết vì pháp chết trong tôi, pháp nó đến, lúc đó là Trí Tuệ Balamật,

 Người có Trí Tuệ Balamật không đi kỹ thuật, họ lấy Trí Tuệ Balamật nhìn thấy pháp, chính pháp làm cho họ đến Niết-bàn. 

Còn mình đi kỹ thuật cứ đi nếu mình muốn đi, nếu mình đi đúng kỹ thuật cũng sẽ đến Niết-Bàn. 


Hình diễn trình Trí Tu Balamat trong pháp Thiền Quán 

Do đó, với người hành Trí Tuệ Balamật mà hành Thiền Quán với pháp môn Tứ Niệm Xứ thì từ 1 ngày đến 15  hay 17 ngày, còn nếu qúi Phật tử không đi đúng thì từ 7 ngày đến 7 năm.

Tê đang lên là sanh

Tê nhiều lên là già

Tê nhiều hơn nữa là đau

Tê hết mức tê là chết, chết vì pháp, chết vì tôi.

Lúc đó qúi Phật tử đang có hai pháp là Ly Dục và Chí Nguyện kè bên '

Còn nếu đi con đường kỹ thuật không đi bằng Trí Tuệ Balamật thì qúi Phật tử đi tiếp tục nữa tìm thấy Danh và Sắc và tiếp tục tiếp tục. 

Thí dụ về Xả Thí Balamật.

Người hành nguyện Xả Thí Balamật lấy pháp hành Thiền Quán làm phương tiện làm cứu cánh thì lúc tê đến thì cho nó đi luôn (thí), nếu qúi Phật tử giữ lại là "tôi" mà là "tôi" thì không phải Balamật.

- Thí phần tôi có là Thinh Văn Giác, 

- Thí 1 phần  cơ thể của tôi là Độc Giác, 

- Thí mạng sống của tôi là Chánh Đẳng Giác'

Lúc tê đến qúi Phật tử phải lấy cái thí để nguyện dừng cái tê, lấy cái thí nguyện dừng cái tê, chính cái đó qúi Phật tử đang hành Balamật mượn cái tê là chúng sanh.

Thí nhìn cái tê, tê là chúng sanh, thí Balamật qúi Phật tử không thí Balamật thì không ra khỏi cái tê.

Tê đến qúi Phật tử nói thí Balamật, qúi Phật tử đặt Thí Balamật truớc cái tê thì cái tê đó nó không đứng lại được mà thí Balamật qúi Phật tử phải tới. 

Đặt Balamật trước cái tê và cái tê đẩy lùi được bởi thí Balamật đứng trước cái tê.

Khi cái tê đến qúi vị nói Balamật làm việc, mà nếu Balamật không làm việc thì qúi Phật tử đứt Balamật.

Thí Balamật, thì lúc đó cái tê này thí có Ly Dục và mình muốn thật sự là giải thoát là Chí Nguyện hai cái này kèm hai bên, tê đến mình dùng Thí Balamật thí nó đi, mình muốn giải thoát thì có Ly Dục và Chí Nguyện tiếp sức. 

Người hành Nhẫn Nại Balamật cũng vậy, có Ly Dục và Chí Nguyện kèm bên.

Người hành Chân Thật Balamật cũng vậy, và những Balamật khác cũng vậy, luôn luôn là có Ly Dục Balamật và Chí Nguyện Balamật kèm bên. 

Thí dụ qua Trì Giới Balamật.

Người nguyện Trì Giới Balamật thì cái tê này đến cản ngăn giới nguyện của mình là muốn giải  thoát, mình muốn Niết-bàn, cái tê này là đang đến cản phá mình, mình phải lấy Trì Giới Balamật là mình không đứt cái nguyện trì giới Balamật, mình phải giải thoát Niết-bàn, thì tê này không đủ cản ngăn mình, đâu phải lúc đó qúi Phật tử trì giới sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối nữa, mà lúc đó Trì Giới Balamật là qúi Phật tử phải nguyện là mình được giải thoát Niết-bàn, thì anh tê này ngăn cản qúi Phật tử đang trì giới nguyện giải thoát Niết-bàn. 

Qúi Phật tử bỏ ngồi thiền vì tê quá là qúi Phật tử không giữ được lời nguyện là muốn được giải thoát vừa thấy tê là thấy khó thấy ngại thì bỏ liền, tê là pháp khảo đảo, là pháp thử thách, là chướng duyên mình phải vượt qua thì lúc đó lấy Trì Giới Balamật nguyện của tôi là giải thoát Niết-bàn, nguyện của tôi là chấm dứt, sanh, già, đau, chết, nguyện của tôi bị cái tê này đang ngăn cản, thì lúc đó Trì Giới Balamật giải quyết cái tê, mình mà xả ra là qúi Phật tử đụng đến Trì Giới Balamật, chứ không phải qúi Phật tử thầy cái tê là sợ là xả thiền liền.

Thiền Quán là phương tiện,

Niết-bàn là cứu cánh.

Trì Giới Balamật là phải đến Niết-bàn, cái tê này cản ngăn qúi Phật tử phải dẹp qua để đi tiếp.

Thí dụ về Tinh Tấn Balamật.

Tinh Tấn Balamật là cố gắng mà sợ tê thì đứt Balamật. Nếu mình ngồi kỹ thuật mà niệm tê tê tê mà không có Tinh Tấn Balamật, mình thấy tê mình sợ thì không cố gắng vượt qua. Còn Tinh Tấn Balamật làm việc cho cái tê chứ không phải mình đang hành thiền quán về tê, qúi Phật tử lấy cái tê là chúng sanh để qúi Phật tử hành Tinh Tấn Balamật để đến Niết-bàn. Tinh Tấn Balamật có Tinh Tấn Ly Dục và Tinh Tấn Chí Nguyện đi kèm.

Thí dụ về Nhẫn Nại Balamật.

Dùng Nhẫn Nại Balamật để diệt cái tê, không có cái tôi trong đó, nếu mình sợ cái tê thì không có nhẫn nại, Balamật bị đứt, và có Ly Dục và Chí Nguyện đi kèm.

Thí dụ về Chân Thật Balamật.

Với Chân Thật Balamật thì tê chỉ là một pháp giả mà thật lòng mình tu mới là Chân Thật Balamật, vì tê là một pháp giả thì với hạnh nguyện Chân Thật Balamật thì không sợ cái tê. Chính do đó pháp này làm qúi Phật tử qua được cái tê. Ly Dục và Chí Nguyện đi kèm theo. Chân Thật Balamật không phải chỉ thân lời ý ở bên ngoài mà ta dùng thiền quán để lấy Balamật làm phương tiện để hành Thiền Quán để đi tới giải thoát, ta muốn tu để đi đến giải thoát thì tê chỉ là hiệp thế ta phải đi qua cái tê này để ta nhìn thấy rõ bản chất của chúng sanh làm Balamật của ta già dặn lên.

Thí dụ về Từ Ái Balamật.

Qúi Phật tử thương tất cả chúng sanh cũng như thương chính mình là một chúng sanh, chúng sanh còn sanh tử luân hồi, chúng sanh còn phải già đau chết, thương chúng sanh trong 4 cõi địa ngục, ngã qủi, atula, bàng sanh, thì cái tê qúi Phật tử phải qua, qúi Phật tử không qua được cái tê thì qúi Phật tử không thật tình thương chúng sanh, phải qua. Có Ly Dục và Chí Nguyện đi kèm theo.

Hành Xả Balamật là buông bỏ và ra đi.

Có khi qúi Phật tử đã có nhiều kiếp Balamật trong quá khứ rồi hôm nay nguyện Balamật chỉ là lập lại và bổ túc lên có Balamật nhiều hơn nữa, quả  mau tới hơn nữa, nếu qúi Phật tử nghe qua Balamật mà không có rúng động vì Balamật và cũng không khởi tâm để nguyện Balamật thực chất có thể là trong quá khứ chưa có Balamật giờ nó mới chưa có sự hấp dẫn lôi cuốn vào Balamật, qúi Phật tử nghe qua rồi hấp dẫn muốn hành đó là qúi Phật tử đã có Balamật trong quá khứ giờ thấy hợp và nguyện liền vì đã có nền tảng trong quá khứ rồi.

Do đó, giữa hai người một người có vốn và người không có vốn, người có binh lực và người  không có binh lực, người có khả năng và người không có khả năng. Và có khả năng với khả năng kỹ thuật, qúi Phật tử được 2 lần. Còn nếu qúi Phật tử không có mà chỉ có thuần túy về kỹ thuật thôi thì thấy cô đơn và sợ hãi những cái, tê, nhức, mỏi, đau, chặn đứng qúi Phật tử lại, qúi Phật tử hành Balamật không sợ hãi, tê, nhức, mỏi, đau, khi đang hành Balamật.

Cũng vậy, khi qúi Phật tử có tấm lòng cứu một người khác nếu qúi Phật tử không có Balamật thì có hai trạng thái tâm lý xảy ra, có nên giúp hay không nên giúp, tùy khả năng và không khả năng, nhưng với một người có hành nguyện Balamật là phải giúp được, tâm qúi Phật tử xao xuyến với Balamật, nao núng muốn làm muốn giúp liền, qúi Phật tử sẽ có năng lực mạnh hơn năng lực phi thường, trước giờ mỗi khi có việc cần giúp ai qúi Phật tử suy nghĩ giúp hay không giúp, có giúp chỉ giúp trong khả năng của mình, nhưng khi có Balamật qúi Phật tử sẽ tha thiết, sẽ có năng lực phi thường để giúp, phải làm vì Balamật vì chúng sanh đang mượn để làm cho Balamật của mình, qúi Phật tử giúp một cách rất chu đáo, giúp một cách hoàn hảo. Nên tiếng Pali là pāramitā, thì tiếng Anh gọi là perfection là Balamật là hoàn hảo. "Nguyện cho tôi được hoàn hảo" "Nguyện cho tôi hoàn hảo để độ chúng sanh". câu này rõ ràng. 

 Do đó, khi có hạnh nguyện Balamật là qúi Phật tử phải hoàn hảo, con người của qúi Phật tử không có một cái riêng tư trong đó nữa nên gọi là Bồ Tát là một sự giác ngộ tại nơi đây chứ không còn để đắn đo, còn không có Balamật thì còn đắn đo lợi hại tốt xấu nên hoặc không nên. Không có trạng thái gì riêng tư của mình sẽ đưa đến trạng thái hoàn hảo, do đó với những vị Bồ Tát họ nguyện "Nguyện cho tôi trở thành một người hoàn hảo để độ lại chúng sanh." 

 Do đó qúi Phật tử  không ngại gì khi nguyện Balamật vì Balamật sẽ làm qúi Phật tử trở lên hoàn hảo. Những kiết sử, thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham ái, sân hận, làm qúi Phật tử đứng lại trước ngưỡng cửa đạo quả thánh nhân của mình, còn qúi Phật tử hành Balamật thì kiết sử chỉ là một trạng thái mờ ảo trên đường đến Niết-bàn.

Hành thiền quán với Balamật một trong 10 pháp để đến Niết-bàn, lúc bấy giờ con đường hành thiền quán là Balamật qúi Phật tử đang hành, phương tiện chỉ là Thiền Quán nương tựa ở đó viên mãn Balamật Niết-bàn tại nơi đó qua con đường tu, bởi vì Thiền Quán sẽ đối diện với, tê, nhức, mỏi, đau, mà qúi Phật tử lấy Balamật đối diện Niết-bàn, còn Thiền Quán là cho chúng ta thấy được bản năng của chúng sanh được hiện bày chứng pháp môn Thiền Quán mà Balamật mượn chúng sanh để có Balamật. Mỗi lần ta ngồi xuống là ta làm một pháp Balamật, một lần ta ngồi xuống ta bổ túc Balamật để giác ngộ, để giải thoát, để chấm dứt sanh tử. Từ hổm rày qúi Phật tử ngồi thiền không với Balamật nên khi, tê, nhức, mỏi, đau, đến qúi Phật tử tha hồ bỏ cuộc.

Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy một người học để có tương lai của mình còn có người học để cho thích thì học không thích thì nghỉ, cái đó nó khác, cái tu của mình cũng vậy, tu muốn giải thoát phải tu rốt ráo, còn tu mà thoải mái khỏe mình tu không khỏe mình không tu thì không có Balamật "."Nhứt thất nhơn thân, vạn kiếp nan tái phục" Một khi mất thân người này thì khó trở thành người, mà Balamật mình vẫn có mình không dùng thì biết bao giờ mình mới có để trở lại làm người mà hành Balamật, kiếp này con người mình còn ngắn quá không còn dài, tuổi đời của Sư còn ngắn hơn qúi Phật tử tại vì nguyện Chánh Đẳng Giác nó mau hơn là của qúi Phật tử nên Chánh Đẳng Giác ngắn hơn Thinh Văn Giác, mạng sống mình chấm dứt còn qúi Phật tử tà tà thì còn dài, do đó hai cái đó khác nhau nữa, qúi Phật tử thấy rõ giữa mạng sống của Thinh Văn Giác là ngắn tại vì mạng sống cuối cùng là Balamật của Chánh Đẳng Giác do đó tuổi thọ ngắn hơn nữa nên qúi Phật tử  dễ nuôi lắm. Chánh Đẳng Giác như đứa con mồ côi phải nỗ lực nhiều, còn Thinh Văn Giác là con có cha có mẹ nương tựa./.

---------------------------------------------

Sau 1 giờ hành thiền

Thiền sinh: Thưa Sư, hôm nay con ngồi thiền với Balamật ban đầu con thấy đau, con nguyện Balamật và con ngồi tiếp thì một lúc con không còn thấy đau nữa.

TT trả lời: Đó là qúi Phật tử đang nhìn cảnh pháp, trong pháp Niệm Xứ nó thuộc về cảnh pháp, không phải là thân thọ tâm mà là cảnh pháp, pháp đó làm cho qúi Phật tử bị điên đảo trong trạng thái không thấy sự diễn tiến. Qúi Phật tử thấy nó dắt mình đi với trạng thái mình thấy nó đang đi với ý nghĩa gì thì mình ra được pháp, còn mình đang bị nó dắt đi thì mình đang bị nó cuốn theo diễn tiến của nó như mình lọt trong cơn xoáy nước cuốn không ra được, 

Đó là cơ hội qúi Phật tử có hai điều:

-  Thứ nhất là qúi Phật tử không có chánh niệm, trong chánh niệm là gì? Trong chánh niệm là qúi Phật tử không ghi nhớ với đề mục mình đang có mình đi theo nó, nó dắt mình đi là mình không có chánh niệm với đề mục mình đang có. 

- Thứ hai nữa là thiếu tỉnh giác, tỉnh giác thì có hữu lý tỉnh giác, vô si tỉnh giác, thì qúi Phật tử không có đi theo trạng thái đó, mình hiểu cái này nó có hữu lý và đáng để mình để ý và mình chú ý theo thì gọi là hữu lý tỉnh giác. Còn nếu như mình thấy nó không đáng hữu lý và mình thấy không đáng để mình đi theo nó để mình tìm thấy nó mình phải là vô si tỉnh giác mình ra đi , những cái đó nó có trong đó hết cái pháp nó có sẵn trong đó mà qúi Phật tử không lấy đó nên những khi qúi Phật tử đến trong đó thì mình sẽ thấy và mình cuốn theo đó. Như vậy thì ở trong đời sống hàng ngày qúi Phật tử sẽ bị nó cuốn theo trong đời sống hàng ngày mình như vậy đó. 

Như mình nói thí dụ một câu chuyện cháy nhà, khi cháy nhà thì mình cuốn theo qũy đạo của cháy nhà hay là mình giải quyết được sự cháy nhà dựa theo cái gì mình quyết định, nếu mình không giải quyết được quyết định của mình thì cháy nhà nó cuốn mình trong đó, mình lúng túng trong đó, mất của mất mạng ở tại nơi đó nếu chuyện cháy nhà mình không giải quyết được, nếu mình biết được thì mình không mất của và có thể không mất mạng mình một cách đáng tiếc, còn không thì vừa mất của mất mạng một cách đáng tiếc mà mình không giải quyết được chuyện.

Thiền sinh: Thưa Sư, hôm nay con ngồi thiền cái tê nỗi lên con đau qúa, con biết là vô thường, nhưng nó đau quá nên con xả thiền.

TT trả lời: Khi mình có pháp mình tu hay là pháp mình nương mình dùng cái đó để mình đi được thì mình sẽ qua được cái nghiệp của mình, khi cái nghiệp nó đến với mình, hai nữa là cái duyên đến với mình để mình nhìn thấy pháp, hoặc là nghiệp đến với mình để mình trả, hai là cái duyên đến để mình thấy phá. Hồi nãy Sư mới nói khi nhìn thấy cảnh tới là hai trường hợp nếu mà nói của mình thì là nghiệp nó đến mình phải trả, sau cơn mổ nó hành cô đau trở lại còn khi không có nghiệp nó đến là nghiệp tướng nó đến với mình cái đó là cái duyên nó đến để mình thấy được pháp hành được Balamật. Mình thấy cái đó là mình có duyên là vì mình nhìn thấy pháp là mình có duyên để mình hành pháp Balamật để mình qua được cái này. 

Trong đời sống hàng ngày áp dụng trong pháp hành mình nhìn thấy cái đó trong đời sống hàng ngày khi mà trong cái tận cùng cái khổ cái khó mình phát lên một cái duyên, cái duyên đó mình tiếp cận cái duyên đó để mình làm nên cái pháp xảy ra cái vị trí đó, còn không, trong đời sống hàng ngày ỷ lại an vui qua an lạc và có hạnh phúc mình không thức tỉnh và không có trí tuệ để giải quyết những cái khó thì khi cảnh nghiệp đến mình không có cách giải quyết, do đó hai cái đó cho mình thấy pháp tu vậy thì khi mình thấy cái khổ đến mình lấy cái gì mình tu, lấy cái pháp, lấy kiến thức mình, và lấy suy tư của mình, lấy cái tu tập bám vô cái pháp đó mình đi tới tri tuệ mình tu. 

Do đó mình làm được hết, qúi Phật tử sẽ thấy pháp hành là chỉ cho mình biết cái vốn liếng mình có nhiều hay it và khi đó mình có cái gì do đó mình sẽ giải quyết được thì mọi việc trên đời này mình sẽ có nhiều cái mình giải quyết được, còn khi pháp hành mà mình không thấy mình có một vốn liếng nào trong sự giải quyết lúc đó là mình biết là mình chưa có kiến thức để mình đối diện với những cái gì khó, thực tế, trong cuộc sống hàng ngày của mình. 

Do đó rất là quan trọng, mình ngồi xuống có dịp để mình ngồi, chứ đời sống hàng ngày bắt mình đi, bắt mình làm để mà sống, hết chuyện nhà chuyện cửa chuyện con cái, mình không nghĩ tới mình nữa, nay mình có dịp ngồi xuống một tiếng mình gặt hái được biết bao nhiêu thực tế của sự sống của mình, cuộc đời của mình là như vậy đó.

Thiền sinh: Thưa Sư, hôm nay con cũng không có được tỉnh táo, có vẻ bị hôn trầm nhiều lần, nhìn lại thì con thấy hình như con bị mất chánh niệm và tỉnh giác. Thì con biết là như vậy nhưng không cách nào mà qua được cái hôn trầm.

TT trả lời: Tại vì mình không có thấy được cái đối tượng của mình, do đó  bị hôn trầm, mình tìm cách để giải quyết hôn trầm, theo dõi đối tượng của mình (đối tượng của mình là pháp hiện bày, là hơi thở ra vô dài ngắn)  là mình ra được hôn trầm.

Có hai cách giải quyết, có nhiều người bị hôn trầm tìm cách ra khỏi hôn trầm, mà thực ra mình bị muội lượt rồi mới bị hôn trầm, mình phải trở lại đối tượng của mình là pháp hiện bày là hơi thở, không để ý đến sự hôn trầm. Chính cái đó là qúi Phật tử quên mất điểm tựa là hơi thở, mất đối tượng, mất chánh niệm. Do đó có nhiều Phật tử dùng sức mạnh của mình để đối phó cái yếu của cơ thể mình hay là dùng cái tự tin của mình để đối phó với những nghịch cảnh của mình có, nhưng thật ra phải dùng trí tuệ, mạnh thì dùng sức yếu thì dùng mưu, mà mình không có mưu thì dùng trí , mình đối diện với một pháp đến với mình mình đâu có dùng sức lực mình nữa phải dùng trí phải đối phó phải giải quyết, chính cái đó ra được. Sư thường nói; chánh niệm có trí tuệ, tinh tấn có trí tuệ ,định  có trí tuệ, mới ra được ý nghĩa việc làm của mình tinh tấn được, đó là tấn, niệm, định, tuệ, nếu không thì Phật tử sẽ mất đi một điểm tựa lớn là trí khôn của mình hay là trí tuệ của mình.

Mình gần người có trí tuệ thì mình sẽ dùng được trí tuệ nhiều lắm, người có trí người ta giải quyết bằng trí thì mình học được cái trí đó mình giải quyết được. Mình gần gủi người có kinh nghiệm mình sẽ học hỏi được nhiều để mình giải quyết được kinh nghiệm của mình giúp sự khó của mình, do đó lúc nào cũng vậy thôi, nhưng mà sự thật là mình phải coi lại mình dùng được và biết được và có khả năng làm được.

Thiền sinh: Thưa Sư, ngày hôm nay con ngồi thiền con tỉnh lắm, con thấy cái gì con biết hết nhưng mà đến lúc cơn đau nó lên con cũng bình thường nhưng lúc nó lên đau quá nó nóng dữ lắm thì con nhìn vô cái tâm của con, con vẫn nhớ là Sư dặn là lúc đau quá thì nhớ đó là cái khổ rồi thấy nó vô thường lúc con đau quá.

TT trả lời: Trạng thái đau quá là phút quyết liệt của sự chấm dứt, cũng như trước khi ngọn đèn tắt thì ngọn lửa mạnh nhất nó phừng lên rồi tắt, lúc đó khôn ngoan mình bắt chỗ đó. Những cái mà mình đã thấy được là mình có sự biết cái tâm mình dùng để mình làm được, mình tới pháp luôn, pháp đó đang là sanh, già, đau, chết.

Hồi nãy Sư nói rồi, những cái gì mà Sư nói hôm nay khi ngồi thiền đều sẽ xảy ra, Sư nói rõ ràng sanh, già, đau, chết, lúc đó là trí tuệ Balamật, (nãy Sư dùng chữ tê bây giờ cô dùng chữ đau), nhưng mà lúc đó mà mình nhìn thấy rõ đó là cái ái trong đó, tất cả đều trong cái ái, mình muốn cái đó phải thấy cái đó, có cái đó hiện bày, lúc đó dùng Trí Tuệ Balamật để ra.

Cái nóng là trạng thái của nó hiện ra nhưng mà sanh già đau chết lấy Trí Tuệ Balamật mình nhìn vô cái đau hay là cái nóng đó sanh già đau chết nó sẽ sanh lên rồi già, nó đau khủng khiếp lên, rồi nó chết, là hết, thì đó là chỗ mình lấy, mà lúc nó đau dữ là lúc qúi Phật tử phải bình tỉnh nhất, lúc mà cơn xoáy mà nó kéo mạnh nhất là qúi Phật tử sẽ biết là nó quất mình mạnh nhất xuống tới đáy đựng tới chân là minh đủ sức búng nó đi, búng theo  hướng chéo thì mình mới ra khỏi cơn xoáy nó xuống thẳng, nếu qúi Phật tử không bình tỉnh lúc đó vừa ngộp nước uống nước sình bụng và chết luôn tại đó, nó kéo mình rớt xuống thẳng xuống đáy nếu mình rớt xuống mình búng xéo qua thì ra khỏi cơn xoáy nước này.

Thiền sinh: Thưa Sư, lúc con bị tê nóng quá thì con coi cái tâm, mới đầu vô thì nó bình tỉnh và con cảm thấy người của con hơi nghiêng xuống thì rồi đau quá con xả luôn

TT trả lời: Cái Balamật của mình, kiên cố cái chí nguyện của mình ở chỗ đó mà trạng thái dằn co của mình lúc đó mình phải ly dục, lúc đó mình sẽ ra, nhưng mà giữa hai cái đó mình trở lại pháp hiệp thế mình không dùng Balamật mà dùng về kỹ thuật, cái đó mình nghiên qua nghiên lại mình ngã tới ngã lui cho nó dịu nó êm mình cân bằng lúc đó cái tứ đại mình đang đòi hỏi mà thôi.

Thiền sinh: Nếu con nghiêng xuống thì nó dễ chịu nhưng nếu con sửa ngồi ngay thì cái khó chịu nhiều hơn, con có nên làm nó khó chịu nhiều hơn không?

TT trả lời: Mình không quyết định được, mình nhìn cái pháp mình lượm cái pháp, còn mình không quyết định được, lúc đó mình không lượm được cái gì hết mà là mình đang đối phó pháp chứ mình không lượm được pháp.

Pháp hành là như vậy, những lúc nó đến nó không cho mình biết và những cái mà mình biết mình lấy tri kiến mình giải quyết chứ không nói theo cái pháp mà mình thấy, những cái đó luôn luôn đem cho mình tới một cái ảo tưởng do một ảo kiến, mình nhìn cái đó ở góc độ mình có sự hiểu biết để giải quyết chứ thật ra không phải những cái mà mình biết trong pháp hành dừng lại để cho mình nhìn thấy pháp, để pháp dạy cho mình biết mình thức tỉnh, cái đó là mình cần biết. Qúi Phật tử ngồi đúng kỹ thuật rồi, ngồi đúng phương pháp rồi, qúi Phật tử có cách giải quyết được hết thì chính cái đó qúi Phật tử đợi cho tất cả pháp nó đến, chứ qúi Phật tử đâu còn phải làm cái gì nữa đâu, mà bây giờ qúi Phật tử còn muốn làm nữa đó thì chính cái đó là mình làm luôn đi, qúi Phật tử đâu cần làm nữa.

Một người bạn bị vắng một buổi học, họ được biết là bạn vừa đi nghe buổi học, họ đến nói qúi Phật tử trùng tuyên lại nhắc lại bài học đó, qúi Phật tử đang trùng tuyên thì người bạn nói hết trước lúc bạn đang nói thì mình không còn muốn nói nữa, thì pháp cũng vậy khi nó đang đến thì qúi Phật tử phải nghe phải nhìn phải thấy, chứ Phật tử nói tôi biết cái này rồi tôi biết cái này rồi thì pháp đâu cần trông thấy nữa. 

Pháp hành có hai trường hợp, có một người Phật tử họ nói mà Sư nghe rất là hay: " từ ngày con học pháp hành của Sư nó hành con nhiều lắm", do đó qúi Phật tử phải hiểu hai góc độ đó, pháp hành mà nó hành mình là mình phải tìm, còn qúi Phật tử hành pháp là của qúi Phật tử thì qúi Phật tử khỏi phải đi tìm, mình biết rồi thì mình đâu đi tìm nữa, cái đó quan trọng lắm.

Bữa nay bài pháp này Sư nói ở trong đó tất cả, nó ở trong đó mà qúi Phật tử không có dùng có thể tại vì mỗi một ngày qúi Phật tử học một bài mà một bài đó qúi Phật tử có thể ngồi xuống và lượm ngay tại đó thì chắc chắn qúi Phật tử có đủ kinh nghiệm, Sư rất là thông cảm, chỉ có một người hai người có khả năng bắt ngay lúc đó là hy hữu và thù thắng nhưng rất tiếc là hiếm có. Mới đây mình dùng liền tìm đâu có mới đây xảy ra liền đâu có thể phản ứng kịp để bắt kịp nó hay lượm kịp nó, nhưng mà qúi Phật tử sẽ phải nhiều lần như vậy hay là ít lần hơn có khả năng hơn qúi Phật tử sẽ thấy mỗi buổi mà Sư tới là bài đó qúi Phật tử phải chuẩn bị liền, 4 giờ chiều mà Sư cho nghỉ giải lao là qúi Phật tử phải chuẩn bị tất cả những gì mà những bài mà nãy giờ sư nói tại vì 5 giờ là ngồi thiền mà qúi Phật tử làm được cái đó hạnh phúc vô cùng pháp vị qúi Phật tử đón nhận được rõ ràng./.

Chấm dứt bài 10 Pháp Độ Balamật tại đây


No comments:

Post a Comment