069 Paṭṭhāna
HT Sán Nhiên giảng ngày 5 tháng 8, 2023
Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "069 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ.
Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.
Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.
Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh
Minh Hạnh
Thất Lai, Nhất Lai, Bất Lai Alahan bậc Vô Sinh có 2 pháp thuộc về Samadhi là Phala samāpatti là Nhập Thiền Quả và Nỉodhasampatti Nhập Thiền Diệt. Hai cái này rớt trong Samadhi Định An Chỉ.
Như Đức Phật sau khi Ngài làm Phật sự Buddha Kicca một ngày Ngài có 5 Phật sự :
1. sáng độ chúng sinh, đi khất thực rồi độ chúng sinh.
2. Trưa thuyết pháp cho Phật tử.
3. Chiều thuyết giảng cho Chư Tăng.
4. Tối thuyết pháp cho Chư Thiên
5. Gần sáng Ngài quán xét xem chúng sinh nào hữu duyên để độ
Pañca Buddha Kicca là 5 Phật Sự Đức Phật phải làm trong 1 ngày. Buổi sáng Ngài quán coi chúng sinh nào hữu duyên để Ngài độ, những người Balamon, người giàu, người nghèo, người nữ, người nam, người nào lọt vô Phật nhãn (Buddhacakkhu) của Ngài thì Ngài đi tới độ, ngay cả Phạm Thiên Baka trên cõi Trời Sắc Giới Ngài cũng lên độ.
Năm Phật sự này mỗi ngày Ngài làm và làm suốt 45 năm sau khi Ngài thành Phật. Mỗi ngày sau khi làm xong 5 Phật sự này thì Ngài Nhập Thiền Quả Phala samāpatti. Ngài ngồi thiền với đối tượng đề mục Niết-bàn (Nibbāna).
Khi đọc Tam Đề Cảnh, đầu tiên là Cảnh Niết-bàn làm duyên cho Đồ Đạo cho các bậc Alahan khi vào Thiền Quả.
Tam Đề Cảnh, Đạo Cảnh. Cảnh Niết-bàn làm duyên cho các bậc Alahan khi vào Thiền Quả. Các Ngài sau khi tất cả các Phật sự đã làm xong, hay là các nhiệm vụ của các vị Alahan làm xong thì các Ngài thích vô Thiền Quả Phala hơn là đi ngủ, nên Đức Phật Ngài nói giữa cái ngủ và vô thiền, Như Lai chọn thiền hơn là ngủ, nên Ngài một ngày ngủ 2 tiếng thôi ngoài ra phần lớn là Ngài nhập vô Thiền Quả.
khi Đức Phật vô Phala thì Cảnh của Ngài là đề mục Niết-bàn (Nibbāna) .
Nibbāna này có 3, cho các bậc Thánh nhân.
Nibbāna có 1
Nibbāna có 2
Nibbāna có 3
Nếu như các vị Thánh Nhân vô tới Thất Lai là vô Nhập Thiền Quả Phala samāpatti, không bắt buộc phải Alahan, tức là khi mình đắc quả Thánh rồi thì Quả này phục vụ cho các vị Thánh.
Thí dụ như bậc Thất Lai, bậc Nhất Lai, bậc Bất Lai, bậc Vô Sinh sau khi những Phật sự làn xong, họ sống; thí dụ như bậc hữu học (sekha) tiếp tục tu tập tiếp, còn bậc Alahan, bậc vô học (asekha) thì hưởng trạng thái Níp-bàn của bậc Alahan, thì Đồ Đạo Cảnh sẽ nói cái đó. Níp-bàn làm Cảnh theo Đồ Đạo Duyên cho các bậc Alahan vào Thiền Quả Phala samāpatti .
Nibbāna 1 là tịch tịnh. Thì các Ngài vô đây Tâm các Ngài tịch tịnh, không còn một cái gì lợn cợn trong tâm thức quí Ngài.
Nibbāna 2 là Hữu Dư Y , hay là Vô Dư Y. Thì các Ngài vô Hữu Dư Y, chứ chưa vô Dư Y. Vô Dư Y là khi đó các Ngài viên tịch. Các vị Thánh nhân sau khi qua những Phật sự Buddha Kicca rồi thì họ muốn vô Thiền Quả Phala samāpatti hưởng lấy cảnh Níp-bàn theo cách Hữu Dư Y
Hữu Dư Y là các Ngài quán thấy Sắc Nghiệp còn lại trong sắc thân này. Giống như chiếc xe cũ chỗ này hư chỗ kia cũ, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, sắc thân của Ngài lúc Ngài vô Thiền Quả Phala samāpatti Ngài nhìn vô sắc thân Hữu Vi thấy sắc uẩn, hành uẩn theo Hữu Dư Y nó còn dư sót nghiệp lực nghiệp báo, nghiệp quả đeo đuổi vô sắc thân này.
Cũng như, nếu nói qua phần Tâm, các Ngài nhìn vô Tâm còn có những hệ lụy của Cảnh, Tâm Sở, hay nghiệp chủ đeo theo Tâm Thức của mình chứ không có gì để phiền não hết, các Ngài nhìn nó giống như trong suốt thấy rõ, thì đó là Niết-bàn của bậc nhập Thiền Quả Phala samāpatti quán tưởng nhìn thấy theo Hữu Dư Y nghiệp báo dư sót còn lại nơi sắc thân hay tâm thức.
Nibbāna 3 là :
- Rỗng không, là Vô Ngã
- Vô tướng, là Vô Thường
- Vô nguyện, là Khổ Đau.
Thì 3 Nibbāna 1, Nibbāna 2, Nibbāna 3, này gọi là Đồ Đạo Cảnh làm duyên.
Thí dụ vị vô Thiền Quả Phala samāpatti nhìn vô Tâm của vị đó bậc đó là Alahan, thì Ngài nói ta vô trong Tam Tướng Níp-bàn thì Ngài vô nhìn thấy, có khi Ngài nhìn thấy Rỗng Không với Danh Sắc, hay Ngài nhìn vô trạng thái Sinh Diệt của Tâm Thức.
Tâm Thức trong trạng thái Thiền Quả Phala samāpatti các Ngài sài lúc đó là Tâm Quả của bậc Alahan, Tâm Quả của bậc Thánh nhân.
Bây giờ mình nhìn Tâm Thức trên bảng Nếu Abhidhamma mình không giải thích được. Mình học Nikaya không nói chi pháp được tại vì không có Tâm nào, dọc xuống hàng dọc 8 tâm Siêu Thế trên bảng nêu là mình nói theo Vipassana 4 Đạo, 4 Quả, Tâm nào tương ứng quả đó.
- Sơ Đạo - Sơ Quả
- Nhị Đạo - Nhị Quả
- Tam Đạo - Tam Quả
- Tứ Đạo - Tứ Quả
Sài Tâm Quả đó vô Thiền Quả Phala samāpatti, nếu đi Vipassana.
Còn nếu như đi Samadhi, họ đi Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền thì họ bắt đầu đi hàng ngang của bảng nêu. Bậc Sơ Đạo chứng đắc Sơ Thiền thì họ vô Tâm Quả là bậc Sơ Quả Sơ Thiền.
Bậc Sơ Đạo chứng đắc Nhị Thiền qua Tam Thiền, Tứ Thiền, Ngũ Thiền. Vô Tâm đó rồi bắt đầu hưởng Tâm Quả Phala samāpatti đi theo hàng ngang trong bảng Nêu.
Khi họ có Tha Tâm Thông hay có Thần Túc Thông họ nhìn Tâm của vị đó, như Đức Phật Ngài đang nhập Niết-bàn, Anuraddha trùng tuyên lại cho Ngài Ananda ngồi kế bên giải thích tâm Đức Phật tởi đâu, Ngài Anuraddha dùng Thiên nhãn thông (Dibbacakkhu), Ngài nói Tâm Đức Phật đang đi từ nhập sơ thiền. Xuất sơ thiền, Ngài nhập nhị thiền. Xuất nhị thiền, Ngài nhập tam thiền. Xuất tam thiền, Ngài nhập tứ thiền. Xuất tứ thiền, Ngài nhập không vô biên xứ. Xuất không vô biên xứ, Ngài nhập thức vô biên xứ. Xuất thức vô biên xứ, Ngài nhập vô sở hữu xứ. Xuất vô sở hữu xứ, Ngài nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập diệt thọ tưởng định.
Rồi Ngài xuất diệt thọ tưởng định, Đức Phật nhập phi tưởng phi phi tưởng định. Xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập vô sở hữu xứ định. Xuất vô sở hữu xứ, Ngài nhập thức vô biên xứ định. Xuất thức vô biên xứ, Ngài nhập không vô biên xứ định. Xuất không vô biên xứ, Ngài nhập tứ thiền. Xuất tứ thiền, Ngài nhập tam thiền. Xuất tam thiền, Ngài nhập nhị thiền. Xuất nhị thiền, Ngài nhập sơ thiền.
Rồi Ngài xuất sơ thiền, Ngài nhập nhị thiền. Xuất nhị thiền, Ngài nhập tam thiền. Xuất tam thiền, Ngài nhập tứ thiền. Xuất tứ thiền, và tức khắc sau đó, Đức Phật cuối cùng nhập diệt.
Tới đủ 2 triệu Tâm Thiền thì Ngài viên tịch Niết-bàn của bậc Đức Phật là 2 triệu Tâm Thiền, thì tới Tứ Thiền Ngài Nibbana luôn.
Thì Ngài Anuraddha trùng tuyên lại cho Ngài Ananda.
Đức Phật Ngài đi bằng Tâm Duy Tác.
Còn các vị Thánh thường thì các vị đi theo lộ trình tâm này hay các Ngài đi vô của bậc Thánh có Tâm Đạo Tâm Quả các tầng Thiền mà các vị có.
Thiền Quả Phala samāpatti là dành cho các vị Thánh họ muốn nghỉ ngơi, thay vi họ đi ngủ, họ vô Thiền Quả để họ ngồi an lạc trong cảnh Níp-bàn, Đạo Cảnh, Đồ Đạo Cảnh Duyên, họ ngồi an trú một giờ, hai giờ, xong thì họ xả thiền.
Nỉodhasampatti là nhập Thiền Diệt. Chỉ có 2 hạng người là Bất Lai và Vô Sinh, Tam Quả và Tứ Quả. Còn Thiền Quả Phala samāpatti là 4 Quả đều được.
Bậc Bất Lai là A Na Hàm, bậc Tứ Quả là Vô Sinh họ đi vào trong Thiền Samadhi, nhưng họ đi vào trong Thiền Không Vô Biên, Thức Vô Biên, Vô Sở Hữu, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, tới đây thì họ tắt tâm, tới Phi Phi Tưởng Xứ là họ ngưng, thì bắt đầu 7 ngày kế tiếp không sinh tâm, tâm không sinh, cắt đứt luôn.
Rồi khi hết ngày thứ 7 qua 4 Phật sự Buddha Kicca không xảy ra.
1. Đức Phật cần gọi.
2. Chư Tăng cần gọi.
3. Trú xứ không được an lành
4. Các vật thể của họ bị hoại diệt, hay tuổi thọ của họ bị cắt đứt.
Thì 4 Phật sự Buddha Kicca, 4 điều họ cần phải làm cần quán xét trước, các vị Bất Lai với vị Vô Sinh họ biết hết 4 điều đó trước khi họ nhập Thiền Diệt Nỉodhasampatti. Nếu họ biết tuổi thọ của mình còn dưới 7 ngày thì họ không vô Thiền Diệt Nỉodhasampatti được, vì không đủ để đi vô niêm luật này thì họ không vô, chỉ đi Thiền Quả Phala samāpatti thôi. Còn nếu như tuổi thọ của họ dư họ có thể còn 1 năm 2 năm mới chết thì họ vô Thiền Diệt Nỉodhasampatti.
Thì khi họ vô trong Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, tới phần này bậc Alahan. Còn nếu như các bậc như Bất Lai họ đi Tâm Thiện còn Alahan đi Tâm Duy Tác. Thì đi tới phần Quả thì ngưng nơi Phi Phi Tưỡng Xứ thì 7 ngày không sinh tâm, họ ngồi yên.
Có câu chuyện là : Dạ xoa tên là Nanda thấy Ngài Xá Lợi Phất vô Thiền Diệt Nỉodhasampatti, Ngài có 7 ngày an tịnh trong đó, nó lấy cây gậy quất vô sau ót của Ngài Xá Lợi Phất, nhưng đối với người nhập Thiền Diệt Nỉodhasampatti họ có năng lực phi thường bảo vệ mạng sống của họ không chết, chứ sức của dạ xoa Nanda mà quất vô ngọn núi là ngọn núi tan nát như bột. Thì sau khi quất xong thì dạ xoa Nanda rớt xuống Vô Gián Địa Ngục. Thời Đức Phật có 5 người rớt xuống Vô Gián Địa Ngục.
Thì trong kinh không thấy ghi là Đức Phật có nhập Thiền Diệt Nỉodhasampatti, chỉ có các vị Thinh Văn nhập Thiền Diệt Nỉodhasampatti. Thì khi Xả thiền ra trong 7 ngày Tâm không sinh, tâm trống trơn, chỉ có sắc pháp ngồi thôi, tâm không có, thì khi xả thiền ra thì Quả nào trổ sinh Tâm đó liền, thí dụ như Bất Lai ra Tâm Quả Bất Lai, nếu Vô Sinh thì Tâm Quả Vô Sinh lên, sau khi sinh lên được 2 sát na Tâm thì trở về Tâm Hữu Phần và bắt đầu họ sinh hoạt bình thường.
Thiền Quả Phala samāpatti và Thiền Diệt Nỉodhasampatti đều thuộc về Samadhi, dành cho Đồ Đạo Cảnh Duyên cho các bậc Thánh nhân xử dụng, lấy Cảnh Níp-bàn làm Cảnh theo Đồ Đạo Duyên đối với các bậc Thánh nhân là như vậy.
Ở đây mới nói Đồ Đạo Duyên, chưa nói Đồ Đạo Cảnh, chưa nói Đồ Đạo Nhân, còn Đồ Đạo Trưởng nữa.
Đồ Đạo Trưởng có 4 trưởng là Dục, Cần, Tâm, Thẩm.
- Dục Trưởng, Tâm Sở Dục.
- Cần Trưởng, Tâm Sở Cần (Tâm Sở Tinh Tấn)
- Tâm Trưởng, Tâm Sở Tâm hay là Tâm nhận thức.
- Thẩm Trưởng, Tâm Sở Trí, bắt đầu làm cảnh làm trưởng cho Đồ Đạo.
Thí dụ như đang ngồi thiền Vipassana mà muốn dùng Đồ Đạo Trưởng thì Dục, Cần, Tâm, Thẩm, thì 4 pháp trưởng đó làm Đồ Đạo cho 12 chi đạo hay là cho Bát Chánh Đạo hay cho 4 tà đạo thì bắt đầu Trưởng làm.
Thành ra tất cả hiện bày một chi pháp mà nó hiện bày ra pháp hiện bày với nhân tạo, hiện bày quả báo, một nghiệp báo được hình thành, luân hồi hay giải quyết luân hồi, nó nằm trong khuôn khổ đó.
Cũng vậy, nếu mình coi đây là một sự hành đạo, đời sống của mình trong sự hành đạo, đi đứng nằm ngồi trong 24 giờ mỗi ngày thân, ngữ, ý và luôn luôn mình sống trong Đồ Đạo Duyên, thì mình nói Cảnh tới mình có Đồ Đạo, Nhân tới hiện bày trong tâm thức mình có Đồ Đạo rồi Cảnh Trưởng, rồi Tư Duy Duyệt Ý, Thực Tính Duyệt Ý hiện bày, Bất Duyệt Ý, thì mình đi theo Đồ Đạo Trưởng, Đồ Đạo Nhân, 24 giờ trong 4 oai nghi trong thân, ngữ, ý, nó xuyên suốt.
Một mình độc cư thì mình sài nhân Trưởng. Nếu như có tiếp xúc người, sắc, thinh, khí, vị, xúc, thì qua các căn, có Cảnh, Nhân, Trưởng, mình ở trong đó là an toàn hay không an toàn, mình biết liền.
Đó là phương pháp của Tam Đề là vậy, rất là rõ ràng chi tiết Đức Phật Ngài dạy cho Chư Thiên, Ngài Xá Lợi Phất trùng tuyên lại tất cả cho nhân loại ngày hôm nay.
Trong Kinh Phật có tích chuyện. Trung Bộ Kinh số 140 Kinh Giới Phân Biệt (Dhātuvibhaṅga Sutta) và Phẩm Người Ngu_ Kệ số 7 (dhp 66)
Câu chuyện là : Do ác nghiệp quá khứ, có kiếp 4 người công tử cùng nhau bỏ tiền mua chuộc một cô gái dẫn vào rừng dạo chơi rồi hãm hiếp và giết chết cô gái đó để đoạt nữ trang; khi sắp chết cô gái đó cột oan trái thề sẽ trả thù. Cô gái ấy sanh làm dạ xoa và tìm bốn người công tử để đoạt mạng bằng cách hoá hiện thành con bò cái húc chết bốn người họ. Bốn người ấy là Pukkusāti, Bāhiyadarucīriya, Tambadāṭhika và Suppabuddhakuṭṭhi.
Pukkusāti là người 2 giòng ; một giòng cha mẹ nuôi, và một giòng người ta nuôi. Khi Ngài vừa sinh ra người vú nuôi đem Ngài ra giòng sông tắm rửa Ngài rồi bà ngồi giặt quần áo, thì Ngài rớt xuống sông trôi đi xuống cuối giòng sông Ngài được người ta vớt lên. Ngài Pukkusāti Ngài sống thọ 120 tuổi. Ngài đi bộ 100 do tuần tới nghe Đức Phật ở trong khu rừng, khi Ngài tới nơi áo quần tơi tả do gai góc núi đá làm cho Ngài bầm dập, ngày xưa đâu có phương tiện đi như mình, nhưng vì đức tin, vì cầu giải thoát Ngài Pukkusāti đi tới xin với Đức Phật chỉ cho cách giải thoát.
Đức Phật nói : "Thấy như thấy, nghe như nghe, ngửi như ngửi, nếm như nếm, đụng như đụng."
Bước thứ nhất là nghe rồi hiểu rồi, bắt đầu bước thứ 2 Ngài Pukkusāti xin xuất gia, Đức Phật nói tìm y áo Như Lai cho xuất gia. Thì trên đường đi bị con bò húc, thì bò húc là cái nghiệp trong quá khứ Ngài là một trong 4 người thanh niên mướn một cô kỹ nữ để vui chơi trong rừng già, sau khi hoan lạc vui chơi thì quịt nợ không trả tiền công cho người kỹ nữ, do đó cô kỹ nữ này chết thành con dạ xoa đi theo phá trả thù mấy anh chàng thanh niên này, thì 3 người kia bị húc chết rồi tới Ngài Pukkusāti này không thoát được trên con đường đi tìm y và bát. Vậy Ngài đang sài tâm gì ?
Tâm Tương Ưng Trí hay Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí cầu có được y bát, mình phải tìm ra.
Dạ xoa tìm tới Ngài Pukkusāti để trả thù, nó hóa thành con bò, chạy tới húc vô bên hông của Ngài Pukkusāti, Ngài ngã xuống chết, Ngài chưa có y áo bát, chưa gặp Đức Phật để xuất gia. Buổi sáng vô đảnh lễ Phật nghe Pháp xong rồi đi tìm y bát để trở lại tu thì bị bò húc chết. Chư Tăng hỏi Đức Phật là nào sinh thú nào mà vị này đi. Đức Phật nói Như Lai không thấy Gati sinh thú nào của Pukkusāti
Gati là sinh thú
Nên bài kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, chú thuyết
Gate Gate Gate tức là Gati Gati Gati là đi tới đi tới đi tới.
Chứ không phải là "Yết đế yết đế", đó là âm chứ không dịch,
"Pāragate" tức là đi tới cao hơn, xa hơn, nhiều hơn là "gate gate pāragate".
Nhưng mình đây đọc "Yết đế yết đế ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha".
Đó là mình âm của "gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā ".
------------------------------
tadyathā gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.
Dịch là : “Khi đã đi đến, khi đã đi đến, khi đã đi đến bờ kia, khi đã hội tụ ở bờ kia, phẩm vị Giác Ngộ là vật dâng hiến.”
(gá-têêê gá-têêê paaa-rá-gá-têêê paaa-rá-xămmm-gá-têêê bô-đơhí xơ-vaaa-haaa).
-----------------------------
Trở lại câu chuyện của Ngài Pukkusāti bị dạ xoa trả thù hóa thành con bò húc chết, Chư Tăng hỏi Đức Phật "Gati nào Pukkusāti đi ?
Đức Phật nói : "Không có Gati nào."
Thì Chư Tăng biết liền, tức là Ngài vô sinh, Ngài Níp-bàn Vô Dư Y. Tức là ngay khi cái chạm (xúc), đụng biết đụng, ý biết pháp thì Ngài bắt sát na đó có kết quả liền.
Thiền sinh hỏi: Lúc bị bò húc Ngài Pukkusāti chỉ có xúc ?
HT trả lời: Không có, Ngài không có thấy xúc. Xúc thuộc về Tâm Thân Thức, Ngài sài Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí thấy Cảnh Pháp. Xúc còn đang nằm trong Tâm Thân Thức.
Ngũ Song Thức là Tâm Quả Dị Thục, chứ không phải là Tâm Đổng Lực, mà muốn bắt Cảnh để hưởng thì phải sài Tâm Đổng Lực, là Tâm tạo tác, chứ không sài Tâm Quả Dị Thục.
Nếu như người tu tập sống trong tỉnh giác có Chánh Niệm sài tâm Đổng Lực làm tác nhân thiện hay bất thiện. Như thế mình phải hiểu còn không mình cứ trôi lằn quằn.
Bây giờ mình đi trở lại, lúc đó phải sài xúc, xúc thì phải sài tâm Thân Thức, Tâm Thân Thức này nó nằm trong lộ trình Ngũ Môn, rồi Thân Môn.
Thiện cấp trí là sài thiện, sân thì sài tâm bất thiện thì không có cấp trí.
Mình muốn có trí mình phải gần người có trí, mà mình muốn cấp trí mình phải gần người cấp trí.
Nếu không có cấp trí mà sự việc xảy ra quá nhanh thì ở trong 1 trong tam tướng thì ở trong cấp trí đó. Mình trả lời tôi ở trong 1 trong tam tướng, không chạy thoát, một là vô thường, hai là vô ngã, ba là khổ đau, mình chứng thực lúc đó. là Ngài Pukkusāti phải biết
Chứ không phải cái gì mình cũng thụ động, không có gì mình phài ngồi suy nghĩ. "Tôi không có cấp trí mà sự việc đến bất ngờ nhanh quá tôi rớt trong tam tướng." Chắc chắn như vậy mình có cấp trí xử lý liền, chứ không để bỏ qua, Ngài Pukkusāti làm như vậy, mình cũng vậy chứ mình không bỏ qua.
Mình học bài, mình đi thi, có 2 hạng người, học bài đi thi.
- Hạng người thứ nhất, học bài tủ ra bài thi đúng bài tủ mình học, thì người cấp trí mau lẹ giải đáp A, B, C, D.
- Hạng người thứ hai, học bài tủ mà bài thi ra không đúng bài tủ mình học thì mình là người cấp trí mình thấy vô thường, khổ đau, vô ngã, mà trong đó mình thấy khổ đau là rõ nhất.
Đó là Đồ Đạo Trưởng Duyên. Tới mức cấp trí mình phải sài Đồ Đạo Trưởng Duyên, chứ không sài Đồ Đạo Nhân. Cái đó là Thẩm Trưởng, chứ không còn Tâm Trưởng, Dục Trưởng, Cần Trưởng nữa, mình dùng Trí Trưởng Vīmaṃsā.
Vô Nguyện là Khổ Đau, Vô Tướng là Vô Thường, Rỗng Không là Vô Ngã.
Trong 3 tướng này mấy cô thường gặp cái nào ?
Mấy cô thường gặp 3 cái này không ?
Mấy cô không thấy tam tướng, mình chỉ thấy dạng thôi chứ không có, rồi mình hiểu sau khi chuyện đó xảy ra rồi mình mới hiểu sau, do đó mình sẽ không có. Cho dù mình thấy người nhà mất thì đó là cảnh khổ đau, đó chỉ là cái ái của mình , cái Tập Đế bị va chạm bởi Khổ Đế, chứ chưa là Tam Tướng.
Do đó, mình mới quay trở lại, mình chưa thấy được Tam Tướng, mình chưa thấy đúng, mình mới nhìn trở lại cái Ái là Tập Đế nó làm chủ đạo trong mỗi sinh hoạt của mình trong Tâm Thức của mình, trong tri kiến của mình, rồi nó dẫn tới Khổ Đế này, rồi mình nhận thức thôi chứ mình chưa có sài Tâm Thiện Tương Ưng Trí để mình thấy Thực Tướng, gọi là Chánh Kiến Nghiệp Chủ Kammassakatā Sammādiṭṭhi.
Khi mình có Chánh Kiến Sammādiṭṭhi nhìn thấy được nghiệp chủ Kammassakatā mình mới hiểu được sự mình đang thấy một cách chân thật, chứ mình chưa thấy được Tam Tướng.
Rồi mình mới đi vô trong Ái, nghiệp chủ Kammassakatā thì lúc bấy giờ hành giả phài đi qua jhāna Sammādiṭṭhi mới thấy Thực Tính của nó rõ hơn qua Tâm mình tập trung mình nhìn thấy, rồi sau đó mới đi Vipassana Sammādiṭṭhi mình mới thấy được Thực Tướng rõ ràng với trí của mình tìm ra, gọi là Tuệ Giác.
Kammassakatā Sammādiṭṭhi - Chánh Kiến Nghiệp Chủ
jhāna Sammādiṭṭhi - Chánh kiến thiền định
Vipassanā Sammādiṭṭhi - Chánh kiến thiền tuệ
Với 3 cái cầu nối này, từ Nghiệp Chủ Kammassakatā đi tới jhāna và Vipassana thì hành giả luôn luôn có Tàm Hiri và Quí Ottappa trong mỗi nghĩ suy, hành động, lời nói - thân, ngữ, ý, bởi trí, nằm trong Ý của mình thì hành giả mới nhìn thấy được, chứ còn không tâm tham ái Tập Đế che lấp không có Sammādiṭṭhi - Chánh kiến.
Mình phải có Tàm và Quí, mình phải có lương tâm, mình nhìn thấy nghiệp nào lên mình có Tàm Hiri và Quí Ottappa liền. Nhân nào lên, quả nào hiện bày, mình có Tàm Hiri và Quí Ottappa, và Sammādiṭṭhi - Chánh kiến dẫn đường đi tiếp, và mình an trú Tâm mình dần dần trong một cái đối tượng mình thôi và mình mới thấy rõ được, lúc đó mình mới nắm bắt được một cách thực.
Do đó, trên con đường Chánh Kiến Sammādiṭṭhi này thuộc Trung Đạo mình phải tu tập chứ không phải là Chánh Đạo, mà cũng không phải là Tà Đạo, mình đi theo cái Pháp Hành (nghiệp chủ Kammassakatā thì lúc bấy giờ hành giả phài đi qua Chánh Kiến Thiền Định jhāna Sammādiṭṭhi mới thấy Thực Tính của nó rõ hơn qua Tâm mình tập trung mình nhìn thấy, rồi sau đó mới đi Chánh Kiến Thiền Tuệ Vipassana Sammādiṭṭhi mình mới thấy được Thực Tướng rõ ràng với trí của mình tìm ra, gọi là Tuệ Giác) bởi Tương Ưng Trí, qua Thân, Ngữ, Ý, lấy chủ đạo Tàm Hiri và Quí Ottappa bảo vệ Chánh Kiến này đi từng mỗi giai đoạn một, thì lúc bấy giờ hành giả mới thấy từ từ.
Nếu lấy nắm đó thấy được Vô Thường, thấy được Khổ Đau, nhưng mình không đi qua 3 tuần tự này chỉ là ảo tưởng mà mình nghĩ chỉ mình ta có nó sẽ trở thành đạo và phi đạo, mình thấy vậy mà không phải vậy.
Khi Nghiệp Chủ Kammassakatā lên mình có Sammādiṭṭhi nhìn vô mình phải có Tàm Hiri và Quí Ottappa của Tâm Thức này. Cho dù đó là Thiện mình cũng vẫn Tàm và Quí vì mình vẫn còn trong luân hồi mình chưa có giải thoát, mình phải biết Tàm Quí hổ thẹn, bắt đầu mình mới nuôi dưỡng nó, bắt đầu thiền jhāna tập trung vô nữa và mình càng tập trung vô nữa thì Tàm Hiri và Quí Ottappa lên nữa tại vì mình chưa giải thoát, lại tập trung vô lần nữa thì Thiền Tuệ Vipassanā mới tuệ giác vô để lấy Chánh Kiến Sammādiṭṭhi với Tàm Hiri và Quí Ottappa là điểm tựa phóng vô thì mình mới lọc ra.
Khi thấy được Tàm và Quí này trong thân, ngữ, ý của Chánh Kiến Sammādiṭṭhi cho dù nó là việc Đại Thiện mình đang làm ra; bố thí, xả thí, trì giới, cúng dường trong Thập Thiện hay trong Thập Phúc Hành Tông mình vẫn có Tàm Hiri và Quí Ottappa như thường vì mình còn luân hồi mình còn sinh tử, còn phải trả quả, phải vay mượn trong cuộc sống này, đó là Sammādiṭṭhi của Kammassakatā, xong mình tập trung vô trong jhāna, thấy cái đó lấy Vipassana là tập trung vô cái đó thì mới lọc ra.
Nên con đường đi Trung Đạo của Sammādiṭṭhi của Chánh Kiến áp dụng theo Đồ Đạo làm Cảnh, làm Nhân, làm Trưởng mình phải đi từng bước từng bước.
jhāna và Vipassanā là tu tập
Sammādiṭṭhi là Đồ Đạo Duyên
Trong đời sống hàng ngày mình sài tâm hữu dẫn hay tâm vô dẫn là do mình có tu tập. Người thường suy nghĩ tới lui là sài tâm hữu dẫn, còn người nghĩ đâu làm liền sài tâm vô dẫn, làm theo cái trớn bắt đầu nó ra.
Khi người ta hỏi trong Tam Tướng bạn thường thấy cái nào ? Trả lời là : Trong Tam Tướng tôi thường sống trong Kammassakatā nghiệp chủ của tôi.
Trong Tam Tướng Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã bạn thường thấy cái nào ? Trong Tam Tướng tôi thường thấy Kammassakatā nghiệp chủ của tôi. Kammassakatā nghiệp chủ sinh diệt, thay đổi, vô thường, khổ đau, tôi thấy dưới thiền định của tôi và trong cái đó diễn tiến của nó từng mỗi khoảnh khắc với thiền Vipassana của tôi, tôi thấy được trong Tam Tướng 3 giai đoạn rõ ràng với Tàm Quí của tôi thức tỉnh.
Khi gặp cảnh khổ, mình không có Tàm Quí, cảnh khổ đó mình không có Tàm Quí là tại vì cái khổ này không ai làm cho mình mà cái này là Kammassakatā nghiệp chủ của mình, mình chỉ có than thở thôi. Mình phải thấy cái khổ này là Tàm Quí, khi cái vui đến an lành tới, hạnh phúc tới mình không có Tàm Quí là vì mình đắm nhiễm với nó rồi, mình không có Chánh Kiến Sammādiṭṭhi , đó là mình chạy theo Tập Đế với cái Khổ Đế.
Khi người ta hỏi trong Tam Tướng; Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã quí Phật tử thấy cái nào ? Chỉ thấy sinh và diệt của Pháp trong 3 trường hợp này chứ không thấy Tam Tướng, chính trong cái đó sẽ trả lời Tam Tướng của Pháp mình thấy bởi sự sinh diệt của nó.
Thí dụ: Một buổi sáng ngủ dậy thấy đầu nhức, thấy xây xẩm thì đó là tướng nào ?
Thí dụ như mình đang ngủ thức dậy thấy đói bụng thì đó là tướng nào ?
Nếu quí Phật tử không có tập thì không có Níp-bàn được.
Nếu Níp-bàn thức tỉnh, sau khi ngủ một giấc ngồi dậy thấy khỏe quá bình thường không thấy gì hết là có Níp-bàn thức tỉnh. Nhưng nếu cô ngồi dậy thấy nhức đầu thấy đau bụng thấy mỏi lưng đau cổ, là cô thấy Hữu Dư Y Níp-bàn đó là mình có Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí tập nhìn vô Hữu Dư Y này chứ mình không có phân tích ra nghiệp, vipassana, nghiệp chủ sinh diệt nữa, ta có Hữu Dư, ta thức dậy ta có Hữu Dư Y.
Đức Phật Ngài nói; ta không có chúng sinh là ta Vô Dư Y, mà có chúng sinh thì có những phức tạp của chúng sinh thì Ngài có Hữu Dư Y ./.
-----------------------------------
tadyathā gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.
(gá-têêê gá-têêê paaa-rá-gá-têêê paaa-rá-xămmm-gá-têêê bô-đơhí xơ-vaaa-haaa).
Điều ấy là như vầy: “Khi đã đi đến, khi đã đi đến, khi đã đi đến bờ kia, khi đã hội tụ ở bờ kia, phẩm vị Giác Ngộ là vật dâng hiến.”
-----------------------------
Hữu Dư Y Nibbāna là 1) Hữu dư Niết Bàn là cảnh giới giải thoát của bậc Thánh khi đang còn sống. Vô dư Niết Bàn là cảnh giới của Bậc Thánh sau khi chết.
2) Hữu dư Niết Bàn là cảnh giới chứng ngộ của bậc Bất Hoàn (tức AnaHàm), cũng gọi Bất Lai là quả Thánh thứ ba. Vô dư Niết Bàn là cảnh giới giác ngộ của A la Hán.
Quả Bất Hoàn có phải là Hữu dư Niết Bàn hay không, có thuyết nói là đồng nhứt, có thuyết nói là sai biệt.
3) Quả A la Hán vẫn là Hữu dư Niết Bàn, dù là A la Hán đã qua dời không còn có sắc thân nữa. Chỉ có Niết Bàn của Phật mới là Niết Bàn vô dư y.
----------------------------
4 Thánh Đạo (Ariyamagga):
1- Nhập Lưu Thánh Đạo (Sotāpattimagga).
2- Nhất Lai Thánh Đạo (Sakadāgāmimagga).
3- Bất Lai Thánh Đạo (Anāgāmimagga).
4- Arahán Thánh Đạo (Arahattamagga).
Đó là 4 Thánh Đạo Tâm thuộc về siêu tam giới thiện tâm,
4 Thánh Quả (Ariyaphala):
1- Nhập Lưu Thánh Quả (Sotāpattiphala).
2- Nhất Lai Thánh Quả (Sakadāgāmiphala).
3- Bất Lai Thánh Quả (Anāgāmiphala).
4- Arahán Thánh Quả (Arahattaphala).
Đó là 4 Thánh Quả Tâm, là quả tương xứng của 4 Thánh Đạo Tâm, cũng thuộc về siêu tam giới quả tâm.
4 Thánh ĐạoTâm và 4 Thánh Quả Tâm đều thuộc về siêu tam giới tâm
No comments:
Post a Comment