060 Paṭṭhāna
HT Sán Nhiên giảng ngày 27 tháng 5, 2023
Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "060 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ.
Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.
Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.
Namo Buddhaya
Minh Hạnh
Câu hỏi 1 của Phật tử: Trong lộ trình tâm, Lộ Ý Môn Đổng Lực Dục Giới bắt cả 6 cảnh (cả 5 cảnh ngũ hiện tại) hay chỉ biết cảnh pháp ? (tức là 1 trong 6 cảnh đó thôi)
HT trả lời: Khi nói tới Thời (Kāla), thường trong 3 thời; quá khứ, hiện tại, vị lai trong một lộ trình tâm nào cũng vậy, thì trong giai đoạn đầu trước khi vô tới Đổng Lực, Thời (Kāla) chia làm 3, Thời này luôn luôn là Thời Quá Khứ, Thời Đổng Lực là Thời Hiện Tại, và Thời Vị Lai.
(I) (II) (III)
Thời (Kāla) <------------/ ---------------/ -------------->
quá khứ Hiện tại Vị lai
Khi nói tới thời trong Lộ Trình Tâm, khi đưa vào trong Lộ Trình Tâm Đổng Lực thì thời đó tạo tác ra nghiệp báo, thì lúc bấy giờ :
Hiện tại có 3 tới 4 phần:
Thứ nhất là, Hiện Tại nghiệp là Đổng Lực I
Thứ hai là, Hậu Hậu Báo Nghiệp là Đổng Lực từ 2 tới 6
Thứ ba là, Hậu Báo Nghiệp là Đổng Lực 7
Còn 3 giai đoạn này không trổ sanh quả báo là Vô Hiệu Nghiệp Ahosikamma
Nếu nói về Thời (Kāla), khi qua Lộ Ngũ Môn cũng vậy hay Lộ Ý Môn, tạo tác vô tới Đổng Lực là qua hiện tại.
Sau khi Khai Ý Môn xong rồi thì vô phần Đổng Lực liền, còn phần Lộ Ngũ Môn qua mấy giai đoạn sát na tâm, sát na thứ nhất là sát na Khai Ý Môn, tiếp thâu, thẩm tấn, đoán định thời kỳ đó là quá khứ, nó thuộc về Tâm Quả Dị Thục, thiện hay bất thiện tùy theo nghiệp tạo ra trong thời quá khứ nó bắt lấy cảnh lúc đó thuộc về quá khứ.
Nhưng khi qua tới phần Đoán Định Voṭṭhabbana gọi là Đổng Lực javana tạo tác nghiệp lực thì đó là thời hiện tại. Nên trong bộ Paṭṭhāṇa nói Lộ Trình Tâm đều nói về 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai, nhưng cái đó là nói tổng quát, nhưng vô chi tiết thì mình chia thời theo Lộ Trình Tâm thì mình phải biết như vậy.
(I) (II) (III)
Thời (Kāla) <--------------/ ---------------/ -------------->
quá khứ Hiện tại Vị lai
Nếu nói Thời này là Lộ Ngũ Môn thì sài Tâm Quả Dị Thục Vipakacitta quá khứ, Thiện hay Bất Thiện là do nghiệp duyên của nó.
Rồi khi vô tới phần ảnh hưởng của Đổng Lực javana lúc đó nó tạo nghiệp mới.
Còn phần Dị Thục Quả là thừa hưởng của quá khứ, cái cũ, chẳng hạn như Tiếp Thâu, Thẩm Tấn, Đoán Định bắt cảnh cũ của nó. Thì nó qua tới phần hiện tại, cái anh tạo ra Lộ Trình Tâm này sẽ tạo ra theo tập khí của anh do tác ý của anh, do đó, thì lúc bấy giờ là anh tạo tác, rồi mình mới xét lại một tư tưởng thì tư tưởng đó sẽ diễn tiến ra 3 thời kỳ, tư tưởng trước, tư tưởng sau, thì tư tưởng trước thuộc về quá khứ, tư tưởng hiện tại đang cảm xúc hay đang hiện bày trong tâm thức của mình thì cái đó là hiện tại, nhưng nó cũng là quá khứ, nó đi qua cũng là quá khứ.
Khi nó rớt vô phần Na Cảnh. Thì phần Na Cảnh là sau khi hết Tâm Đổng Lực. Thì Na Cảnh là 8 Tâm Đại Quả, thuộc loại quá khứ. Quá khứ của vị lai nó tạo một Lộ Trình Tâm tiếp. Vì anh vị lai này trở thành quá khứ của lộ trình tâm kế và cứ tiếp nối như vậy giòng tâm thức luân chuyển trong 3 thời luôn luôn như vậy.
Nên nhìn thấy nó mình có một cái gút trong suy nghiệm là mình ăn đồ cũ và mình tạo ra cái mới, không bao giờ mình ngừng lại. Vật thực mình làm nhưng khi mình ăn khi mình thọ mình sài Tâm Đổng Lực mới.
Nếu có Niệm thì Cảnh đó với Tâm Đổng Lực giữ lại cái của quá khứ vẫn giữ nguyên, còn nếu như tâm mình thiếu Niệm ngay sát na Đổng Lực mình phóng dật tâm mình tạo ra một cái mới và có nghiệp lực mới và mình không bao giờ mình ngưng được vòng nghiệp lực này tạo tác ra sự luân hồi lập đi lập lại, mình phải cẩn thận.
Do đó, mình làm chủ được tình hình là mình phải có Niệm. Nếu mình không làm chủ được thì mình bị ảnh hưởng bởi nghiệp lực do sự tu tập của mình hay do tác ý của mình.
Do đó, khi nói tới tác ý thì phải biết là một Lộ Trình Tâm đã kết thúc của 7 Tâm Sở biến hành trong một Lộ Trình Tâm hay trong một tâm thức. 7 Tâm Sở Biến Hành đi hết trong 121 Tâm. Thì trong khi nó tới tác ý thì nó phải trải qua Cetana là nghiệp báo gieo hạt giống trong đó, nó liền nhau, không thể tách rời nó được và không thể nào bẻ gãy nó được.
Cetana (tư hay là tác ý) = Kamma (nghiệp)
Đức Phật nói chỉ khi nói tới Cetana tức là Tư hay là Tác Ý thì nó bằng với Kamma. Thì chỉ khi nào Kamma này mà mình cắt được là phải tu chứ còn không tu là không có cách nào tách ra được, tại vì Cetana xong nó nhảy vô tác ý thành ra một mãnh lực, và mình chấp anh tác ý khôn, tác ý dại, tác ý khéo, hay tác ý sai, nhưng thật ra Cetana ở trong đó và mình trách không đúng chỗ, do đó mình phải cẩn thận.
Cetana này là nghiệp, nó là chủng tử, nó nuôi dưỡng lâu đời lâu kiếp.
Bây giờ mình nói Lộ Trình Tâm chia làm 3 thời, chỉ có 7 sát na chia ra 3 thời; thời hiện tại, thời vị lai, rồi nó tiếp tục trổ sinh ra cho tới ngày mình đắc quả Alahan, tới tâm tử của bậc Alahan mới hết, thế thì mình cứ sài tâm mới qua tâm cũ, tâm mới và tâm cũ.
Thí dụ như Ngài Mục Kiền Liên khi đắc quả Alahan rồi nhưng Ngài vẫn trả ghiệp trước giết cha giết mẹ trong thời quá khứ, lúc sắp sửa lâm chung 500 tên cướp vô giết Ngài, đó là hậu hậu báo nghiệp. Cũng như Đức Phật tới ngày Ngài viên tịch thì 3 tháng trước Ngài thọ bệnh kiết lỵ do cho thuốc lầm thời quá khứ Ngài vẫn phải trả.
Do đó, nghĩ tới Cetana này là Tư Tâm Sở là chủ mọi tạo tác nghiệp lực thiện hay bất thiện, hiệp thế hay siêu thế đều làm chủ hết. Mình nói ra là do Cetana này là Tư Tâm Sở tác ý, manasikāra chỉ là sai bảo thôi, mình học về 7 tâm sở thì mình biết nó là Tâm Sở Biến Hành, là nó không bao giờ tách rời được khi tâm sinh thì nó tứ đồng 7 Tâm Sở này vô. 6 Tâm sở kết nó là biệt cảnh, có cảnh có, có cảnh không, thì nó không vô Tâm Sở Thọ, cái này là biệt cảnh. 13 Tâm Sở này gọi là Tợ Tha đi theo giống tính của tâm thức, nó chia ra nhưng chủ lực của 7 Tâm Sở này.
Thì khi đã nói tới Thời, thì Lộ Ý Môn hay Lộ Ngũ Môn. Có lần cô Diệu Pháp ở chùa Kỳ Viên cô hỏi: "có khi nào mình chặn nó được không, có bẻ gãy được không ?" Không chặn, không bẻ gãy được, phải chịu nó qua một giai đoạn rồi mình tạo cái khác.
Thí dụ: mình sai lầm một tư tưởng một suy nghĩ, mình phóng dật một cái thôi, thì bắt đầu cái sau mình chuẩn bị lại liền, thì cái đó được. Nhưng mình phải chịu cái kia. Chỉ khi nào nó rớt vô Ahosikamma vô hiệu nghiệp thì nó không trổ sinh nghiệp, còn ngoài ra nó lọt vô trong 3 giai đoạn nghiệp hiện tại, hậu hậu báo nghiệp, hậu báo nghiệp, thì vô phương. Thời nào cũng có, quá khứ, hiện tại, vị lai, nó chồng chất nhau xoay liên tục không ngừng.
Mình nói tới Thời là Thời Chế Định. Sư nói thời quá khứ atītākāla, thời hiện Tại, thời vị lai anāgatakāla, thời hiện tại (paccupannākāla). Nhưng đứng dưới góc độ Abhidhamma với Paṭṭhāṇa hay là Abhidhammattha Sangaha hay là Pháp Siêu Lý Paramatthadhamma là Chuyển Khởi chứ không nói đến thời hiện tại, tại vì mình đụng vô nó qua rồi, Thời luôn chuyển khởi, không có thời nào gọi là quá khứ, không có thời nào gọi là hiện tại, vị lai, đụng vô là chuyển rồi, Thời nó đi rất nhanh.
Do đó, Thời mình nói chế định, thời quá khứ là ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai, là chế định. Thật ra đứng đây là mình đang có 3 thời. Khi Sư dịch tới phần Chuyển Khởi Pavatti, mình mới giật mình, mình sống trong ý niệm của mình, chứ mình không nắm được thời hiện tại, không có thời nào nắm bắt được hết. Người ta có nói câu: "Không ai tắm trên một giòng sông hai lần"
Mình học về pháp Siêu Lý Paramatthadhamma chân lý của nó là sự thật thì nó không sài chế định được, mình qui ước với nhau đây là thời quá khứ, đây là thời hiện tại, đây là thời tương lai, chứ thật ra là Chuyển Khởi Pavatti, không bao giờ nắm bắt được.
Đối với Đức Phật, thì có khi Ngài phải sài ngôn từ là một thuở xưa, có thời kỳ khi nói về Jātaka bổn sinh của Ngài thì Ngài nói thời quá khứ. Thì đối với Đức Phật sát na tâm lúc nào cũng là hiện tại và đang hiện bày.
Nếu nói thời nào thì mình phải nói tới Lộ Trình Tâm cắt ra như vậy mới được và một lộ trình chỉ có 3 thời kỳ, một lộ trình như vậy tiếp nối nhiều lần lập đi lập lại mới ra một tư tưởng hay một ý niệm hay một suy nghĩ thì nó qua 3 thời, mà trong 3 thời đó chung trở lại chỉ là thời Chuyển Khởi Pavatti, không có thời nào là xác định, khi ta nói tới quá khứ thì nó đã qua rồi, khi ta nói hiện tại thì nó đã đi rồi, nói tới vị lai nó đã tới rồi, đó là trong cách nói về Thời.
Mình nói cho kỹ cho chính xác thì mình viết xuống rồi mình coi lại Lộ Trình Tâm và trong pháp nào đó nếu ta nói siêu lý thì ta nói vậy, nếu ta nói đến chế định hay qui ước ta theo 3 thời; quá khứ, hiện tại, vị lai.
để hình 60.18.08
Do đó, có 2 cách giải thích.
- Khi nói tới chế định (Pannatti) qui ước thì nói thời quá khứ, hiện tại, vị lai.
- Khi nói tới siêu lý Paramattha thì đó là thời kỳ chuyển khởi, bắt đó thì nó qua thời gian khác liền.
Lộ Trình Ngũ Môn, và Lộ Trình Ý Môn. Thì giai đoạn của Lộ Trình Ngũ Môn ở tiền Đổng Lực thì nó thuộc về quá khứ, vô Đổng Lực ngay đó là thời hiện tại, nhưng trong thời hiện tại đã chia 3 thời, và qua khỏi Na Cảnh bước qua giai đoạn tadālambana tức là qua phần Na Cảnh hay trở lại Tâm Ngũ Phần nó thuộc vị lai của quá khứ của lộ trình mới, vị lai của lộ trình tâm này nhưng nó thuộc quá khứ của lộ trình tâm mới đó là giai đoạn. Nhưng đứng ở trong Lộ Ý Môn vừa Khai Ý Môn xong bước vô Tâm Đổng Lực là nó bắt hiện tại liền.
Nên Đức Phật Ngài nói Ý Nghiệp Lực nằm ở trong phần Tâm Đổng Lực. Tuy nhiên đứng về siêu lý mỗi tâm đều có nghiệp lực, mỗi một sát na tâm đều có ý nghiệp lực, tại vì có Tâm Sở Tư Cetana nằm trong đó, nó gieo hạt giống.
Do đó, mình nói như vậy thì mình nói rõ hơn.
Có cách người ta hỏi câu đó, mình hỏi người ta là nói theo Siêu Lý hay nói theo Chế Định thì họ sẽ cho ra, muốn nghe Siêu Lý thì mình nói theo Siêu Lý.
Thiền sinh hỏi: Trong mỗi một sát na đều có tư tâm sở Cetana trong đó rồi, thì như vậy có phải là giải thích cho mình là cái suy nghĩ cứ lập đi lập lại thì nó cho ra một hành động liền.
HT trả lời: Nó ra một cái nghiệp liền.
Trả lời 2 cách, bạn muốn nói về chế định thì mình nói chế định, bạn muốn nói về siêu lý thì nói siêu lý, nói chế định có 3 thời, nói về siêu lý thì nó là chuyển khởi. có một thời thôi.
Thí dụ như nói về Giới Sila, thì nói giới cư sĩ, giới người tu sĩ, giới cho người tại gia, giới cho người xuất gia, đó là nói theo chế định. Nhưng nói Giới theo Siêu Lý thì chỉ có một là giữ Tâm thôi. Do đó, phải cẩn thận, mà nếu nói thì phải nói cho đủ, vừa cẩn thận và vừa cho đủ.
Như vậy, mình sống đây thì mình sống theo cách nào ?
Khi người ta hỏi mình sống thế nào, thì quí Phật tử là mình đang tu thì mình nói lúc nào mình cũng sống trong Siêu Lý, lúc nào mình cũng sống trong thời Chuyển Khởi, thì mình mới thấy.
khi mình nói tới Sanh / Diệt nó cũng là qui ước của Chế Định.
Ngài Paṇḍita viết trong quyển In This Very Life, Ngài nói chữ concentration có 2 là momentary và continuous. Thì khi mình sống trong momentary là to be in the moment là anh đang ở ngay trong khoản khắc đó. Còn nếu như continuous là mình sống theo liên tục là của chế định.
Do đó, thì khi mà Niệm cũng vậy mà Định cũng vậy. Định có 3 sát na là: Cận Định, Sát Na Định, Nhập Định. Thì:
- Trong Cận Định đã có Sát Na.
- Trong Nhập Định đã có Sát Na
Nên Sát Na Định (momentary) là nằm ở trong lúc nào cũng có như trong lộ trình tâm lúc nào cũng có Tư Tâm Sở Cetana.
Vậy thì, khi nói tới Chế Định, khi đang tập trung, đang nhận thức, đang có suy nghĩ, đang có tập trung một chỗ, mình đang sống trong thời hiện tại hay đang sống trong khoản khắc của sát na. Thì mình nói mình đang sống trong sát na mình mới có sát na định với sát na Niệm mình mới có sát na đạo sát na quả. Còn nếu mình sống trong tư tưởng thì mình có một Lộ Trình Tâm mình không có sát na đó. Bắt đầu rút lại, khi mình hiểu rồi.
Tuần rồi mình học Lộ Trình Tâm; Thu Dung, Lập Thành, Ý Nghĩa, lập đi lập lại nhiều vòng, trong khi đó Đạo với Quả chỉ có một sát na, quí Phật tử làm sao lọc được trong nhiều vòng đó hay một lộ trình tâm đó, một sát na để có sát na Tâm Đạo, sát na Tâm Quả, bắt được cảnh Níp-bàn. Chỗ đó là mấu chốt, rất vi tế để nắm bắt được nó.
Mình đọc cái đó mình phải nghiệm liền.
Một phẩy tay ngoắc người ta thôi hay mình nghe người ta gọi mình, lập đi lập lại nhiều vòng, trong khi đó con đường đến Đạo và Quả chỉ một sát na thôi, sát na Đạo sát na Quả.
Các quí Phật tử phải tìm ra được cái đó
Thiền sinh hỏi: khi nói tới sát na Đạo, sát na Quả thì trước sát na Đạo sát na Quả để cho mình biết được, mình có 3 sát na, cái đó là Hữu Phần ?
HT trả lời. Không phải sát na Hữu Phần, nó là sát na Đổng Lực. 3 sát na trước cô nói là đúng, nhưng nó là Đổng Lực, nó không phải là Hữu Phần. Tâm Hữu Phần Bhavaṅga thuộc về Tâm Quả có Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc.
Thiền sinh: Nhưng trước khi vô sát na Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc nó phải có 3 cái Hữu Phần, nhờ cái đó nó thuộc quá khứ rồi, nhưng khi có cái đó mình mới biết được mình sắp sửa vô chuẩn bị Thuận Tùng.
HT trả lời: Không phải, nếu mình nói theo Lộ Trình Ngũ Môn qua Lộ Trình Ý Môn thì nó có vượt qua chấn động, nhưng cái đó nó đứng ngoài lộ nhưng đưa vô sát na Tâm Đạo Tâm Quả là ở trong lộ thì nó thuộc Đổng Lực.
Thiền sinh: Tại vì ngay đó Lộ Ý Môn vừa 3 sát na của Hữu Phần, vừa qua chấn động nó vô ngay Lộ Ý Môn, nó vô luôn Đổng Lực, mà Đổng Lực đó có Đạo Quả.
HT trả lời: Không có, lúc đó lộ trình bắt đầu diễn tiến từ lộ trình của Thuận Tùng tiếp nối qua lộ trình Cận Hành tiếp nối qua lộ trình Chuyển Tộc tiếp nối nhau.
Mình đọc một bài kinh của Đức Phật nói, hay của các quí Ngài nói, mình nghĩ là lộ trình tâm mà Tâm Đạo chỉ có một sát na Tâm Quả, mà chắc chắn thuộc về Ý, chứ không thuộc về Hữu. Ngay cả ông Bà La Môn Bahiya bị con bò húc vào người chết ngã bên đống rác, ông đắc quả Alahan cũng phải Na Tùng Lưu Hành, khi bị đụng là thân thức rồi qua ngũ môn rồi qua ý môn là vô liền.
Do đó, khi không biết gạn lọc về tư tưởng của mình, không biết gạn lọc về lộ trình tâm của mình và mình không kiểm soát được những diễn tiến của tâm thức mình theo chức năng của tâm thức thì mình gieo hạt giống, Sư đã nói khi mình có sát na tâm sở tư là nó ra tác ý nó ra hiện bày liền
Quá khứ vừa qua, tới đây đổng lực này là của mình hay của nó, nếu của nó thì nó vẫn tiếp tục tạo ra theo tác ý của nó, còn nếu như mình chặn được thì lúc đó mình tạo ra đổng lực mới.
Thí dụ:
1) Thực phẩm ngon (thọ thực) ---> Tâm Đổng Lực
Thực phẩm ngon, mình xác định lại là Tâm Đổng Lực
giờ mình nói ngược lại
2) Thực phẩm dở (thọ thực) ---> Tâm Đổng Lực
Hai cái đó cho mình nghiệm ra một vấn đề mình làm chủ được Tâm mình thì cái đó theo tác ý chủ quan, nếu mình không làm chủ tâm mình được thì tác ý lúc đó mình rớt vô trong trạng thái bị động một cách khách quan và nó quyết định của cảnh.
Thọ thực thực phẩm ngon có 2 hạng: người tại gia, người xuất gia, người có tu, người không có tu Tâm Đổng Lực khác.
Thọ thực thực phẩm dở người xuất gia thấy vẫn tốt, còn người tại gia thì chê.
Lúc đó tư tưởng nhìn trở lại thực phẩm là nó bắt cảnh cũ, nhưng nó nhìn xuống đó là cảnh của nó là cảnh nghiệp quả, nó không nhìn qua vật thực. Cảnh này là cảnh nghiệp của ta, ta đã vô tròng giờ ta phải thọ, họ giữ tâm của họ được.
Nếu như nhìn trở lại ta chưa từng thấy có thực phẩm này, tâm mình hiện ra liền theo cảnh đó liền.
Vậy thì, với 2 thí dụ này mình rút ra được phần Tâm Đạo, Tâm Quả. Của thực phẩm thì ra Tâm Đạo này, mà của nghiệp là nắm bắt được hiện tại của Tâm Đạo này.
Tâm Đạo phát sinh lên của phần vật thực đưa tới hay là phần nghiệp mình đang có.
Tâm Đạo có từ trước hay Đạo có từ hiện tại.
Thực phẩm ngon Tâm Đổng Lực có từ trước hay Tâm Đổng Lực có ngay trong hiện tại.
Thực phẩm dở Tâm Đổng Lực có của quá khứ của thực phẩm dở hay của ngay hiện tại.
Từ 2 cái đó mình mới thấy là mình tắc nghẽn ngay chỗ đó không tìm ra được vị trí của mình, đừng nói tâm của mình có.
Trở lại,
Thực phẩm ngon quí Phật tử có Tâm Đổng Lực gì ? Đổng Lực này của thực phẩm ngon, hay Đổng Lực này của quí Phật tử có, không ảnh hưởng gì của thực phẩm ngon dở.
Do đó, quí Phật tử thấy chỗ này thôi thì mình biết mình không có nắm bắt gì hết, thuận đâu là chạy theo cảnh đó.
Thực phẩm không ngon, đương nhiên Tâm Đổng Lực là than, nhưng không than, vì là người tu. Thực phẩm dở, đương nhiên là tâm sân rồi, nhưng không sân, vì là người tu nên không nề hà vấn đề ngon dở.
Thế thì khi đứng trong cảnh một người tu tập mà đang trong niệm người ta không ôm hoài quá khứ, và không nghĩ cảnh quá khứ người ta chỉ nghĩ hiện tại thôi, và họ làm chủ tâm thức của họ tạo tác ra nghiệp lực của họ chứ không để cho quá khứ tạo tác cho chủ động quyết định nghiệp lực của họ, không bị ảnh hưởng và không bị tạo tác ra nghiệp lực. Cái đó mình xác định được, không phân biệt người xuất gia hay người tại gia.
Mình giựt mình liền nếu nó chân thật thì mình thấy là Tâm mình đang phóng dật, không biết nằm ở đâu.
Trong mỗi sự việc, mỗi tình huống, mỗi phút giây, mỗi đối tượng, các quí Phật tử không xử lý được.
Trong tứ nhân sinh Tâm, đọc lại chương I, Tâm Nhận Thức, 4 nhân sinh tâm nhận thức:
1. thứ nhất là sánh sáng,
2. thứ 2 là thần kinh nhãn,
3. thứ ba cảnh sắc,
4. thứ tư là tác ý.
Tác ý là của mình, còn ánh sáng, thần kinh nhãn, cảnh sắc của mình không ?
Tứ nhân sinh tâm nhận thức
1. Thần kinh nhãn (Quả dị thục)
2. Cảnh sắc (bên ngoài)
3. Ánh sáng (bên ngoài)
4. Tác ý
Trong 4 nhân sinh Tâm Nhận Thức thì cái nào của mình. Giờ mình phân tích từ tâm nhận thức.
Thần kinh nhãn (Quả dị thục). Thần kinh nhãn là hệ thống thâu cảnh sắc của tâm thức mình tạo ra. Khi mình nói người này bị cận thị hay bị mù mắt, thì Thần kinh nhãn cho quả dị thục.
Cảnh sắc là quá khứ, hiện tại, là của mình hay của người, của bên ngoài.
Ánh sáng của ta hay của người, bên ngoài.
Thí dụ, nhìn cái bông.
cái bông là cảnh sắc
ánh sáng để thấy được cái bông.
Thần kinh nhãn là quả dị thục
tác ý (đổng lực)
Tâm nhãn thức (quả dị thục) có 2 là bất thiện và thiện.
Khi ta nói Tâm Nhận Thức, 4 nhân sinh Tâm Nhận Thức, và Tâm Nhận Thức này là quả dị thục chỉ có 2 là quả bất thiện và quả thiện. Thì tất cả những nhân sinh ra nó thuộc về quá khứ hết và nó ảnh hưởng của một duyên nghiệp chứ không thể nào riêng được.
Tại sao mình có cảnh sắc này ? Không thể nói là không có nhân không có quả.
Tại sao mình có ánh sáng này ? Không có vô nhân vô duyên được.
Tại sao có thần kinh nhãn này ? Không có vô nhân vô duyên được.
Tại sao có tác ý này ? Không phải vô nhân vô duyên được.
Nó có hết, trừ khi mình bác hết cái này, bác nhân, bác duyên thì mình là tà kiến, do chấp lầm, do kiến chấp của mình sai, thì phải cẩn thận.
Tất cả mỗi yếu tố này đều có yếu tố của nhân duyên, có nhân có quả hết.
Cảnh sắc này, ánh sáng này, thần kinh nhãn này, tác ý này, đầu tiên thuộc quá khứ và nhân duyên của mình tạo tác ra trong đời quá khứ, không có ngẫu nhiên được, mình xác định.
Tâm Nhận Thức đứng một mình, nó không thành tựu, nó phải qua một lộ trình Tâm Ngũ Môn mới ra được, một sự thành tựu của cảnh sắc.
Tâm nhận thức không đứng một mình được, phải qua tiếp thâu, thẩm tấn, đoán định, rồi đổng lực. Tới khi tới tiếp thâu, thẩm tấn, đoán định, đổng lực, thì lúc bấy giờ nó vô trong đổng lực này.
Tiếp thâu tâm thân thức thẩm tấn, đoán định rồi tới đổng lực trong thí dụ (1)
1) Thực phẩm ngon (thọ thực) ---> Đổng Lực
Thì bắt đầu người ta hỏi lúc anh thọ thực phẩm này anh sài tâm quả dị thục, ngon hay dở nó là yếu tố, nhưng người ta hỏi tâm của anh và cái tạo tác ra, lúc đó mình nói sao ?
Nếu mình gạn lọc được mấy cái đó thì con đường Đạo Quả của mình ra được. Còn không gạn lọc được con đường Đạo Quả của mình không ra được.
Thọ thực phẩm thuộc thân môn, do lưỡi, thọ vật thực, sài Tâm Đổng Lực nào ?
Nếu quí Phật tử không ra được cái đó thì không ra được 10 tuệ Minh Sát Trí.
16 Tuệ Minh Sát Trí
1. Nāmarūpapariccheda ñāṇa: Tuệ phân biệt danh-sắc.
2. Paccayapariggaha ñāṇa: Tuệ nhận biết nhân của mỗi sắc pháp và danh pháp cùng sự tương duyên giữa hai pháp.Tuệ phân biệt nhân duyên.
3. Sammasana ñāṇa: Tuệ thấu đạt, nhận thức danh-sắc là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattā).
4. Udayabbaya ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái sanh diệt (của các hành, tức của danh-sắc). Tuệ sanh diệt.
5. Bhaṅga ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái hoại diệt của danh-sắc. Tuệ diệt.
6. Bhaya ñāṇa: Tuệ kinh sợ.
7. Ādīnava ñāṇa: Tuệ quán chiếu hiểm họa, tức quán chiếu trạng thái nguy hiểm của các hành.
8. Nibbidā ñāṇa: Tuệ quán chiếu tình trạng chán nản.
9. Muñcitukamyatā ñāṇa: Tuệ muốn giải thoát.
10. Saṅkhārupekkhā ñāṇa: Tuệ xả hành, quân bình, thản nhiên đối với tất cả các hành.
11. Paṭisaṅkhā ñāṇa: Tuệ suy tư.
12. Saccānulomika ñāṇa: Tuệ thuận Tùng (thuận theo thực tế, tức thuận theo Tứ Diệu Ðế).
13. Gotrabhū ñāṇa: Tuệ chuyển tộc, vào lúc "chuyển thay dòng dõi" (tức từ phàm trở nên Thánh).
14. Magga ñāṇa: Ðạo tuệ.
15. Phala ñāṇa: Quả tuệ.
16. Paccavekkhaṇa ñāṇa: Tuệ ôn duyệt.
Tới số 10 là Hành Xả bao nhiêu biến động chứ đâu có đơn giản. Phân biệt danh sắc nó là trung tính, nó chỉ là phân biệt thôi, nhưng tới hết sinh diệt rồi hoại diệt, rồi bắt đầu tam tướng Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã tới, bắt đầu khổ đến cho tới phần thứ 10 quí Phật tử phải giữ Tâm Hành Xả trước nghịch cảnh.
Mình đọc kinh sách để có Tuệ Văn để có Tuệ Tu, mà Tuệ Tu đó phải chính xác, qua Tuệ Tư mình phải có xác định rõ ràng. Có Tuệ Văn, có Tuệ Tu nhưng Tuệ Tư đó mình quyết định, nếu không có quyết định Tuệ Tu đi theo sự Tu Tập của mình.
Thì bây giờ quí Phật tử thấy cửa ngõ Hành Xả, muốn qua Hành Xả thì mới qua tới Thuận Tùng, rồi Chuyển Tộc, rồi Đạo Quả.
Thì cửa ngõ Hành Xả là phải chặng đứng hết ở ngay Tâm Đổng Lực. Nếu không chặn đứng Tâm Đổng Lực này của Hành Xả Trí Vipassana ñāṇa thì không có cửa mà qua tới Thuận Tùng, Cận Hành đi tới Đạo Quả được.
Saṅkhārupekkhā ñāṇa Hành Xả Trí, là tuệ thứ 10 trong Vipassana ñāṇa. Mà trong tuệ thứ 10 Vipassana ñāṇa đó phải tu tập giữ tâm ở trong trạng thái xả thọ.
Thiền sinh hỏi: Con có một thí dụ và con không biết con đứng ở chỗ nào ? Con kể một câu chuyện về bữa hôm anh Mai nằm ở nursing homes (viện dưỡng lão) mỗi ngày khi người y tá bưng mâm cơm tới, ổng không thử món gì hết mà ổng nói cơm dở không ăn. Con mới dỗ và nói bao nhiêu người làm cực khổ để ông có bữa cơm ăn mà ngon hay dở gì cũng phải ăn để mà uống thuốc, ông nhất định không ăn, ngày nào cũng vậy, thì con nói bây giờ ông không ăn tôi phải ăn tại vì không có bỏ, ngon dở gì không biết lúc đó phải ăn vì mình không bỏ thức ăn. Thì khi con ăn con biết thức ăn không vừa ý mình vì họ nấu theo Mỹ, mình không nghĩ rằng phải ngon mà mình phải ăn vì không thể bỏ được. Thì con không biết con đứng ở chỗ nào ?
HT trả lời: Đức Phật nói với các vị Tỳ Khưu: Này các vị Tỳ Khưu, có bà tín nữ đắc Nhị Quả, các vị Tỳ Khưu khi đến nhà đó lấy vật thực thì phải cẩn thận. Nhưng ngày các vị Tỳ Khưu tới lấy vật thực của bà cúng dường, thì thấy bà cầm cung tên đưa cho ông chồng đi săn.
Các vị Tỳ Khưu thắc mắc, bà này đắc Nhị Quả rồi sao còn đưa cung tên cho ông chồng đi săn là tiếp tay trong nghiệp sát sinh. Các vị Tỳ Khưu hoài nghi lúc đó bà đứng trong vị trí nào, và tâm nào bà đang ở trong đó, và nghĩ sao về tâm này vì bà đã là vị Thánh nhân.
Đức Phật Ngài nói cẩn thận, Ngài dặn dò các Chư Tăng Phật tử đừng khinh xuất để người ta chê bai chỉ trích Tăng đoàn của Ngài, Ngài nói chỗ này có Thánh nhân mình cẩn thận.
Cũng như mấy cô để ý, cứ mỗi lần đi qua Miến Điện Sư đều nói trong đoàn của Sư cẩn thận qua đó coi chừng có Thánh nhân, mình không khinh xuất được, không buộc là người đó xuất gia hay tại gia, người đó bán hàng hay người đó ở trong chùa, mình phải cẩn thận không khinh xuất trong thân, ngữ, ý của mình.
Thì bà đắc Nhị Quả, bà đắc Nhất Lai Tư Đà Hàm, bà sài Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí trong Phúc Hành Tông là cung kỉnh và phụng hành, chứ bà không làm gì sai, bà sống đúng với tâm chánh pháp và tác ý pháp, nghe lời chồng và thực hiện theo lời chồng, không có cãi, không có tâm bất thiện, bà đang sống đúng pháp chứ không phải sống đúng theo lịnh.
Vậy thì cô Tịnh Từ lúc cô đang thọ thực cô sài pháp Đại Thiện Tương Ưng Trí, cung kỉnh và phụng hành.
Lúc cô Tịnh Từ trả lời ông chồng rồi ăn thì sài tâm gì?
1) Thứ nhất, cô sài Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí, cô sài Xả Thọ là đôi thứ 3 trong 8 tâm đại thiện
đôi thứ ba
5) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)
6) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)
2) Thứ hai, cô đang thực hiện là Chân Tri Trước Kiến, là sửa tri kiến của cô lại, cô không cung kỉnh phụng hành gì hết, cô đang sống trong Chân Tri Trước Kiến, cô nhìn thấy Pháp và sống đúng như vậy không sai trật là Chân Tri Trước Kiến, chứ không có cung kỉnh phụng hành.
Cô sài pháp thứ hai nữa là tùy hỉ công đức, là hoan hỉ lúc nào cũng sống trong Pháp, có là mình hoan hỉ rồi, chứ không phân biệt ngon dở, thích hay không thích.
Cô phân tích ra biết được như vậy, nếu không phân tích được như vậy thì cô sống trong tâm si hoài nghi.
Một sát na thôi, đang Đại Thiện Tương Ưng Trí rớt vô si hoài nghi, rồi qua si phóng dật, tâm mình giao động không biết mình sài tâm gì, pháp này là pháp gì, mình đang đứng ở đâu. Chỉ một sát na là biến đổi mình. Mà cái đó thuộc về Tâm Đổng Lực. Tâm si vẫn thuộc Tâm Đổng Lực.
Vậy tại sao ta để tâm đó xảy ra ? Mấy cô thiếu Tuệ Văn và thiếu Tuệ Tư. Do đó, Tuệ Tu hỏng, và không có kết quả cả tam tư.
Bữa nay ta học pháp này thì nghiệm lại trong quá khứ cũng như ngày hôm qua và trưa nay ta dùng thực phẩm ngon dở ta sài Tâm Đổng Lực gì ? Ta không có tu.
Khi Sư đưa dĩa trái cây, mấy cô nói: Sư soài này ngon soài này ngọt, mấy cô sài Tâm Đổng Lực của mấy cô
Còn Sư đưa ra Sư sài Tâm Xả Thí Phúc Hành Tông, Đại Thiện Tương Ưng Trí, hỷ thọ.
Còn cô đi ngược lại.
Mấy cô tới chùa mình đây là luôn luôn theo Pháp Hành, Sư lúc nào cũng xử dụng Pháp Hành với mấy cô được, mấy cô không biết. Mấy cô phải cẩn thận trong sự tu tập của mình. Đâu phải mình vô khóa tu đâu, trong đời sống hàng ngày có dịp, một tuần lễ mới trở lại học với Sư mà Sư không trắc nghiệm thì mấy cô vuột hết. Ngay phần thực phẩm ngon thực phẩm dở là mấy cô đã rớt rồi.
Các quí Ngài trước khi đi tới Đạo Quả các quí Ngài nghĩ ta có Tâm Xả Thí Phúc Hành Tông, Đại Thiện Tương Ưng Trí, Hỷ Thọ khi cận tử lâm chung không, nếu mà không có thì ta phải giựt mình vì con đường tu tập ta chưa có kết quả, mình phải lấy tâm đó mới nghiệm ra được.
Các quí cô cứ làm như vậy: "Ta có Tâm Xả Thí Phúc Hành Tông, Đại Thiện Tương Ưng Trí, Hỷ Thọ trong phút cận tử lâm chung không ?" Thì lúc bấy giờ mấy cô biết dừng lại trong lúc hiện tại mình có đang xảy ra với hình thức này. Còn không mình cứ trôi lăn.
Khi mà Đạo và Quả. Đằng trước Đạo là Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc, cảnh gì nó có thì Tâm Đạo đó nó có theo đó.
Phần Hành Xả.
Ở tuệ thứ 3 . Sammasana ñāṇa Phổ Thông Tướng, Phổ Thông Tuệ.
Tuệ thứ 3. Sammasana ñāṇa Phổ Thông Tuệ có 3 là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Là 3 đặc tướng phổ thông trên Danh và Sắc mình đã nhìn thấy được. Mình phải nhìn thấy 3 đặc tướng phổ thông trên Danh và Sắc mới được, chứ không phải trên hơi thở hay trên tâm thức.
Rồi từ đó đi tiếp tới tuệ thứ tư là Sanh Diệt Trí.
Tuệ thứ 4. Udayabbaya ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái sanh diệt (của các hành, tức của danh-sắc). Tuệ Sanh Diệt Trí.
Thì tuệ Sanh Diệt Trí này đi tiếp Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, chứ nó không đi theo Danh Sắc Sanh Diệt. Nếu đi theo Danh Sắc Sanh Diệt là đi theo chế định. Mà mình đi theo Tướng mình thấy.
Do đó, khi tới tuệ thứ 2
Tuệ thứ 2. Paccayapariggaha ñāṇa: Tuệ nhận biết nhân của mỗi sắc pháp và danh pháp cùng sự tương duyên giữa hai pháp.Tuệ phân biệt nhân duyên.
Các quí Ngài nói là Tiểu Tư Đà Hườn Cūlla Sotāpanna .
Ngài Cundala Ngài nói tuệ thứ 4 mới là Cūlla Sotāpanna .
Ngài Paṇḍita, Ngài Janaka nói tuệ thứ 2.
Thế thì mình bắt theo Ngài Paṇḍita và Ngài Janaka nói tới tuệ thứ 2 thì đạt được Cūlla Sotāpanna Tiểu Tư Đà Hườn. Cho dù kiếp này mình chưa đắc Đạo Quả nó không mất, kiếp sau mình trở lại tu tập cũng được.
Lúc đó Nhân Quả, nhân sanh Danh Sắc:
Tuệ thứ 2. Paccayapariggaha ñāṇa: Tuệ nhận biết nhân của mỗi sắc pháp và danh pháp cùng sự tương duyên giữa hai pháp.Tuệ phân biệt nhân duyên.
Họ mới nhìn vô Danh Sắc này thấy Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, họ mới qua tới tuệ thứ 3
Tuệ thứ 3. Sammasana ñāṇa: Tuệ thấu đạt, nhận thức danh-sắc là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattā). (Phổ Thông Tướng)
Chứ không phải trên Danh Sắc nữa.
Khi các hành giả cứ đi tiếp chỗ Danh Sắc này thì không khi nào tới tuệ thứ 10 tuệ Hành Xả được
Tuệ thứ 10. Saṅkhārupekkhā ñāṇa: Tuệ xả hành, quân bình, thản nhiên đối với tất cả các hành.
Không thế nào hành xả được, mình bị rớt trong chế định, và tiếp tục đi theo kiết sử của mình, không qua con đường diệt kiết sử được. Mình tu tập là phải diệt kiết sử và bắt được thực tính. Nếu như mình đi tu tập còn nuôi kiết sử không bắt được thực tính thì con đường đi đó là con đường sinh tử.
Do đó từ tuệ thứ 4. Udayabbaya ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái sanh diệt (của các hành, tức của danh-sắc). Tuệ sanh diệt. Là sau khi mình trải qua một thực tính và một thực tướng.
Tới phần Hoại Diệt Trí, tuệ thứ 5. Bhaṅga ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái hoại diệt của danh-sắc. Tuệ diệt.
Rồi tới Bố Úy Trí tuệ thứ 6. Bhaya ñāṇa: Tuệ kinh sợ.
Quá Hoạn Trí Tuệ thứ 7 Ādīnava ñāṇa: Tuệ quán chiếu hiểm họa, tức quán chiếu trạng thái nguy hiểm của các hành.
Quyết Ly Trí, Tuệ thứ 8. Nibbidā ñāṇa: Tuệ quán chiếu tình trạng chán nản.
Dục Thoát Trí, Tuệ thứ 9. Muñcitukamyatā ñāṇa: Tuệ muốn giải thoát.
rồi tới Hành Xả Tri, Tuệ thứ 10 Saṅkhārupekkhā ñāṇa: Tuệ xả hành, quân bình, thản nhiên đối với tất cả các hành.
Thì những tuệ này (từ tuệ thứ 4 đến tuệ thứ 10) đi với thực tướng chứ không đi qua phân biệt Danh Sắc nữa. Mình không còn phân biệt Danh Sắc nữa. Thì Đạo Quả mới ra được.
Tới Đạo Quả lại có khía cạnh này.
Đạo Quả này, trong kinh Yamaka kinh Song Đối, bộ thứ 6 của Abhidhamma, sát trừ kiết sử chứng đắc Níp-bàn, một lúc 2 cái. Kiết sử nào mình diệt và Níp-bàn nào mình có.
Sát trừ kiết sử; thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ. Níp-bàn; rỗng không, vô tướng, vô nguyện. Chứ không có Danh Sắc.
Đạo ---> diệt kiết sử
---> chứng tri thực tướng
Nếu ta nói tới phần đầu tiên là con đường lộ chứng đắc Thất Lai tức là Tu Đà Hườn.
Vậy thì khi con đường đi tới Tâm Đạo là mình qui ướt rồi, Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc. Thì lúc bấy giờ kiết sử có hay lúc đó thực tướng có.
Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc, lúc đó kiết sử đang có nó dằn co với tâm mình hay lúc đó thực tính thực tướng càng rõ hơn.
Lúc bấy giờ
1) Kiết sử đang dằn co ?
2) hay thực tướng càng rõ hơn ?
Giai đoạn đang đi tới Đạo.
Ông sadi đi bát với Ngài Xá Lợi Phất, đi qua một ụ đất thấy có dẫn thủy nhập điền hỏi Ngài Xá Lợi Phất cái này từ đâu mà có. Ngài Xá Lợi Phất nói từ Tâm mọi người mà có. Tâm con người làm ra được giòng nước chảy ra ruộng.
Đi một đoạn ông sadi thấy người ta làm bánh xe bò, ông hỏi Ngài Xá Lợi Phất: ai làm ra cái này ?
Ngài Xá Lợi Phất trả lời: Tâm con người làm ra.
Ông sadi nói: Tâm con người làm ra cái bánh xe bò hả ?
Ngài Xá Lợi Phất nói: được.
Đi tới nữa thấy người ta làm mũi tên, ông sadi hỏi Ngài Xá Lợi Phất: ai làm ra cái này ?
Ngài Xá Lợi Phất nói: Tâm con người làm ra.
Ông sadi mới ngừng đi và nói: "Sư Phụ, bữa nay con không đi bát nữa". Ông sadi xin với Ngài Xá Lợi Phất không đi bát nữa, ông về cốc của mình và ngồi quán lộ trình đưa tới Đạo Quả.
Lúc bấy giờ ĐĐ Xá Lợi Phất đi bát xong rồi đi về gõ cửa cốc để giao vật thực cho ông sadi đó, thì Đức Phật Ngài chận lại hỏi:
- Xá Lợi Phất hôm nay đi bát có vật thực không ?
- Thưa có.
- Nhiều không ?
- Có
- Đời sống an vui không ?
Đức Phật Ngài chận tại vì ông sadi đang đi tới Đạo Quả, nếu như ĐĐ Xá Lợi Phất gọi mà ông sadi ra mở cửa thì bị cắt đứt dòng tư tưởng đang tập trung. Đó là cái phước của ông sadi là có kết hợp với Đức Phật có Đức Phật Ngài trợ giúp.
Lúc bấy giờ Tâm Đạo của ông sadi đang ở tiến trình đắc Đạo Quả Alahan, đắc luôn 4 Đạo. Thì ông sadi đang ở trong tiến trình kiết sử dằn co hay là ông đang ở tiến trình thực tướng đang có.
Thế thì khi mấy cô tu mấy cô đi theo con đường nào ? đi theo con đường sadi đi hay đi theo kiết sử của mấy cô
Tâm trạng của mấy cô là muốn tu theo thực tướng nhưng kiết sử của mình vẫn còn. Mình muốn tu theo thực tướng mình thấy cuộc đời khổ đau nên mình muốn tu theo thực tướng thôi, còn kiết sử cũ của mình nó không buông mình nó dằn co giữ mình lại, do đó tu khó quá.
Tâm bắt mấy cảnh ?
Tâm bắt một cảnh
Mình có Tuệ Văn rồi mình có Tuệ Tư liền, mà Tuệ Tư này trong tri kiến của mình
Tuệ Văn / Tuệ Tư / Tuệ Tu
Tuệ Văn:
Thính Pháp
Thuyết Pháp
Tùy hỷ
Khi muốn trau dồi Tuệ Văn này thì mình đi 3 Phúc Hành Tông
Tuệ Tư:
Chân tri trước kiến
Phúc Hành Tông
Tuệ Tu:
Trạng thái ly dục
Hành xả
Phúc Hành Tông
Thế thì khi mình đi qua Tuệ Tư này phải đi Chân Tri Trước Kiến. Thì Chân Tri Trước Kiến này nó mới diệt Hữu Thân Kiến sakkāyadiṭṭhi bắt cảnh Chân Tri Trước Kiến thôi thì Hữu Thân Kiến sakkāyadiṭṭhi mất.
Qua Tuệ Tu, Ly Dục Hành Xả nó qua khỏi trạng thái Sanh Diệt, Hoại Diệt, nó bắt cảnh Ly Dục Hành Xả thôi. Thập Phúc Hành Tông.
và phần Thập Thiện là đi Đại Thiện Tương Ưng Trí và phần Ba La Mật là đi theo pháp Thập Ba la Mật.
Thì quí Phật tử không đi qua phần kiết sử mà chi đi theo Pháp thôi.
Lấy Pháp diệt Pháp. Lấy Pháp tu Pháp.
Không bắt theo cảnh kiết sử.
Quí Phật tử nói: Tôi còn nợ nhiều lắm, tôi còn nghiệp nặng lằm. Là quí Phật tử đang bắt cảnh kiết sử.
Còn quí Phật tử nói Thập Phúc Hành Tông, Thập Thiện Ba La Mật trau dồi cái đó, bắt cảnh đó thì mình đâu có nghĩ tới kiết sử, mình không nghĩ tới nghiệp báo. Đó gọi là Tác Ý Khôn Khéo.
Chân Tri Trước Kiến là quan trọng trong Thập Phúc Hành Tông. Chân Tri Trước Kiến chuyển đổi hết tất cả các kiến chấp của mình
Chân Tri Trước Kiến diṭṭhujukamma là kiến thị hay thấy đúng. Cải chánh kiến thức (Diṭṭhujukamma), là tạo phước bằng cách trau dồi kiến thức, làm cho tri kiến được ngay thẳng, chánh kiến.
- Đứng góc độ Tuệ Văn nó bắt cảnh Pháp thính pháp, thuyết pháp, tùy hỷ.
- Đứng về Tuệ Tư nó bắt cảnh pháp Chân Tri Trước Kiến là kiến thị thấy đúng và Phúc Hành Tông.
- Đứng về Tuệ Tu bắt cảnh pháp Trạng thái ly dục, Hành xả, Phúc Hành Tông
Mình tu tập đi theo pháp chứ không đi theo kiết sử.
Hết câu hỏi 1.
Câu hỏi 2: Tâm Khai Ý Môn biết được 21 cảnh, như vậy, khi nào sự Khai Ý Môn trong Lộ Ý, phải chăng tâm này biết được luôn cả 5 cảnh ngũ hiện tại như trích trong đoạn cảnh Duyên; Pháp Vô Ký làm duyên cho Vô Ký bằng cảnh Duyên, Uẩn Vô Ký sắc trợ khai ngũ môn trong những trường hợp nào bằng cảnh duyên.
HT trả lời: Khi nói tới Tâm Khai Ý Môn bắt được 21 cảnh thì phải coi trong phần Cảnh trong chương thứ 3 hay coi phần Tập Thị trong chương thứ 8 nói có bao nhiêu Cảnh, có 22 Cảnh, thì Khai Ý Môn bắt được 21 Cảnh nếu như cảnh nào bắt được.
Nói chung là Tâm Khai Ý Môn bắt được bao nhiêu cảnh thì quí Phật tử phải biết được cảnh đó, cảnh pháp Siêu Thế, cảnh pháp Hiệp Thế, cảnh nội, cảnh ngoại, cảnh dục giới, cảnh sắc giới, cảnh vô sắc giới, cảnh hiện tại, cảnh quá khứ, cảnh vị lai, cảnh siêu lý, cảnh chế định, bắt được hết.
Nếu như muốn nói Tâm Khai ngũ môn bắt được bao nhiêu cảnh thì mình coi có bao nhiêu cảnh trước và cảnh nào bắt được cảnh nào không bắt được, đa phần coi như Khai Ngũ Môn bắt được hết.
Tại vì khi đứng trong tam giới từ Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới, khi còn sài tâm thì cái tâm đó có qua phần Khai Ý Môn nếu nó thuộc về ý.
Vô Sắc Giới, Phạm Thiên nếu muốn vô trong phần thiền thì cũng vô Lộ Ý Môn, Khai Ý Môn xong vô Đổng Lực để vô sát na thiền đó, cũng bắt được cảnh đó.
Còn phàm nhân, cảnh phàm cảnh thánh, thì khi người phàm đi tới cảnh Thánh nhân. Khai Ý Môn mở của cho lộ trình đắc đạo, hưởng Quả Níp-bàn, khai ý môn bắt được.
Nếu nói tới cái đó, thì qua phần cảnh Duyên Paṭṭhāṇa. Hồi nãy mình nói tới phần đó ở trong Abhidhammattha Sangaha thì qua tới phần cảnh Duyên Vô Ký làm duyên cho Vô Ký.
Vô Ký Pháp (Abyākatadhamma) có 2 là: Duy Tác và Quả Dị Thục.
Vô Ký làm duyên cho Vô Ký thì mình nói 2 đối tượng đó là Duy Tác và Quả Dị Thục.
Duy Tác có 2 là Duy Tác Phàm, Duy Tác Thánh.
Duy Tác Phàm có 2 là Khai Ngũ Môn và Khai Ý Môn
Duy Tác Thánh có Alahan , Duy Tác vô sinh, chỉ có bậc vô sinh mới sài Tâm Duy Tác này.
Còn Duy Tác của mình là Duy Tác Phàm thì có Khai Ngũ và Khai Ý.
Còn phần Duy Tác Tiếu Sinh mình không có. Trong khi Duy Tác thuộc phần vô nhân thì nó có 2 cái Khai Ngũ Môn và Khai Ý Môn phàm nhân còn sài được, nhưng tới Tiếu Sinh là Duy Tác Vô Nhân là chỉ Alahan mới có thôi, còn mình đứng ngoài rồi.
Do đó, mình phải nói Duy Tác của mình là phàm, và chức năng hồi nãy hỏi về Tâm Khai Ý Môn là đang nói Duy Tác Phàm. Và Duy Tác Phàm làm duyên cho Duy Tác Phàm, hay Duy Tác Phàm làm duyên cho Thánh nhân.
Rồi Duy Tác Phàm Dục Giới làm duyên cho Duy Tác Dục Giới. Duy Tác Phàm Dục Giới làm duyên cho Duy Tác Phàm Sắc Giới, Duy Tác Phàm làm duyên cho Vô Sắc Giới cũng là cái loại đó, nên nó thuộc là Pháp Vô Ký làm duyên cho Pháp Vô Ký, Uẩn Vô Ký làm duyên cho Uẩn Vô Ký.
Nói tới Uẩn. Ta có 5 Uẩn: Sắc Uẩn, Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn, Thức Uẩn.
Sắc thuộc vế Sắc Uẩn.
Thọ, Tưởng, Hành, Thức thuộc về Danh Uẩn.
Đứng góc độ của Vô Ký làm duyên cho Vô Ký thì chỉ là Uẩn Vô Ký thôi chứ không làm gì khác hết, chắc chắn không có phần Sắc Uẩn.
Pháp Uẩn Vô Ký làm duyên cho Pháp Uẩn Vô Ký.
1 Uẩn làm duyên cho 3 Uẩn
3 Uẩn làm duyên cho 1 Uẩn
2 Uẩn làm duyên cho 2 Uẩn
Thí dụ: Thọ duyên cho Hành, Thức và Tưởng, 1 Uẩn làm duyên cho 3 Uẩn
Giờ mình quay ngược trở lại:
Hành, Thức, Tưởng làm duyên cho Thọ, 3 Uẩn làm duyên cho 1 Uẩn
2 Uẩn làm duyên cho 2 Uẩn - Thọ, Thức làm duyên cho Hành, Tưởng.
Mãnh lực cảnh duyên, mình bỏ 22 cảnh, 22 cảnh đó là chi pháp của cảnh duyên làm duyên cho Vô Ký này làm duyên cho Vô Ký kia.
Vô Ký - Vô Ký - Pháp Cảnh Duyên
Cảnh Duyên là cảnh hiệp thế mấy cô bỏ vô.
Cảnh Duyên là cảnh siêu thế mấy cô bỏ vô.
Thì cảnh gì làm duyên cho cảnh đó thì Vô Ký hợp với cảnh đó.
Cảnh Dục Giới (sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp)
Cảnh Sắc Giới là vô cảnh thiền.
Cảnh Vô Sắc Giới.
Mình bỏ mấy cảnh đó vô thì tìm ra được pháp Vô Ký. Mình bỏ cảnh vô, tuần tự thay, thì Vô Ký ăn theo cảnh đó và nó ăn theo Uẩn, 1 Uẩn làm duyên 3 Uẩn, 3 Uẩn làm duyên 1 Uẩn, chung quanh trong ngũ uẩn thôi. mà mình loại ra Sắc Uẩn, nó thuộc về Danh Uẩn thì mình đi với 4 Uẩn là Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
Và luân phiên nhau 1 Uẩn làm duyên 3 Uẩn tuần tự như vậy. Thì từ Cảnh ra hết.
Đó là nói về pháp Siêu Lý nói về Uẩn.
Bây giờ khi ta nói về Pháp Chế Định thì lúc bấy giừ mình nói như vầy.
Sắc - bông hoa
cảnh cây, trái
vật thực
đó là mình nói theo chế định
Chức năng nào nổi lên thì mình nói rõ, nhìn thấy bông hoa mình thấy vui, mình thấy buồn, mình thấy thích, thấy hoan hỉ, lúc bấy giờ mình thấy Thọ hay Tưởng, rồi bắt đầu nó qua Thức ảnh hưởng theo cảnh và lúc đó Hành kết nối với Thọ và Tưởng, 2 Uẩn duyên 1 Uẩn.
Sắc - bông hoa
cảnh cây, trái
vật thực
Thấy bông hoa Tâm mình:
Vui --------> Thức
Buồn Hành
Thích
Hoan hỷ
Thọ / Tưởng
đó là Thọ / Tường thì nó qua Thức với Hành kết hợp nhau nó hiện bày qua Cảnh của nó gọi là làm Duyên, không có "Tôi", "Ta" nào trong đây, chỉ có Uẩn và Pháp.
Tách ra xong rồi khi nhìn vô không có Tôi, Ta, thấy Pháp thôi, chính cái đó mình nhìn thấy thực tính và thực tướng.
Nên học Paṭṭhāṇa nói tới pháp Vô Ngã
Học tới Lộ Trình Tâm là nói tới pháp Vô Thường.
Khi nói tới Paṭṭhāṇa là ta nói tới pháp Siêu Lý thì ta nói 2 cái này không có ngã không có Tôi Ta, chỉ có Pháp thôi, Uẩn này tới Uẩn kia, và Siêu Lý chỉ hiện bày như thế này thôi, và ráp vô cái này toàn là Tâm và Tâm Sở. Tưởng này là Tâm Sở Tưởng, Thọ là Tâm Sở Thọ, Hành là 50 Tâm Sở còn lại, Thức là các Tâm Thức, không có "Tôi", "Ta".
Ta học Paṭṭhāṇa học tới Duyên Sinh Duyên Hệ là ta rút bản ngã ra. Còn học về Lộ Trình Tâm nó sinh diệt sinh diệt hết tâm này tới tâm kia mình thấy Vô Thường.
Muốn biết Vô Thường qua Lộ Trình Tâm. Muốn biết Vô Ngã qua phần Duyên Sinh Duyên Hệ.
Khi nói tới Vô Ký mình phải phân tích ra Pháp Vô Ký trước. Rồi từ Pháp Vô Ký mình mới tách ra phần Pháp Vô Ký nào của mình để mình học mình tu. Còn Pháp Vô Ký nào của người mình coi mình phải biết.
Pháp Vô Ký có 2 là Duy Tác và Dị Thục Quả, 2 cái kết hợp lại gọi là Vô Ký Abyākata
Duy Tác là kiriyā
Dị Thục Quả là vipāka
Kết hợp 2 cái gọi là Abyākata Vô Ký.
Vô Ký là không để lại kết quả của nó, nó tạo tác nhưng không để lại quả, quả là quả Dị Thục rồi nó không để lại kết quả.
Còn Duy Tác là nó không tạo tác nghiệp báo nữa đối với bậc Alahan thì Duy Tác không để lại kết quả.
Còn Duy Tác mà Khai Ý, Khai Ngũ, nó đứng bên ngoài ngoại lộ nó chưa vô lộ do đó nó không cho nghiệp báo được.
Duy Tác kiriyā có 2 loại là Phàm và Thánh.
Mình là Phàm, có Khai Ngũ Môn và Khai Ý Môn
Duy Tác Thánh thì chỉ có bậc Alahan, với 3 Quả thấp; Tiểu Tu Đà Hườn, Tu Đà Hườn, A Na Hàm sài tâm Đại Thiện chưa sài Tâm Duy Tác được.
Rồi mình theo pháp đó mình vô. Vô Ký làm duyên cho Vô Ký, mình nói về mình vì mình đang tu tập thì mình nói về mình.
Rồi theo cảnh duyên, bỏ cảnh vô (cảnh Hiệp Thế, Siêu Thế, Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới) tùy hành giả.
Giai đoạn nào nếu sài Siêu Lý thì dùng Uẩn. Nếu Chế Định thì dùng danh từ phổ thông nhân gian sài.
Thí dụ: mình nhìn bông hoa, hay nghe âm thanh, hay cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, mình bỏ vô. Thì lúc bấy giờ có những vui, buồn, thích, hoan hỉ, thì mình qua phần Uẩn nào mình bỏ vô.
Nhưng cốt lõi của Paṭṭhāṇa để mình lọc ra của Thọ với Tưởng (vui, buồn, thích, hoan hỉ), chỉ có Thức với Hành thôi, không có "Tôi", "Ta". Mình nhận thức được, từ đó khi nhìn lại Pháp trong Lộ Trình Tâm diễn tiến như thế nào Tâm Đạo của mình đi theo Thọ, Tưởng, Hành, Thức thì nó ra phần nó chứ không ra phần của mình, vì kiết sử không dính vô và nó không dằn co, chỉ có Pháp hiện bày.
1) Khó ăn ?
2) Khó uống ?
3) Khó ngủ ?
4) khó thức ?
Những cái khó này đều nằm trong cái khó của Chế Định, do mình đặt ra và kiết sử mình nằm trong đó, không có chi pháp, mà nói về chi pháp thì phải nói về Siêu Lý. Những cái khó này giờ mình nói 10 cái khó, 20 cái khó thì nó cũng là vậy, đặt vô kiết sử nào thì ra cái khó đó nó hiện bày dẫn dắt mình.
Khi ta nói khó ăn, ta sống với kiết sử ta mới trả lời, còn nếu ta sống trong Pháp thì nói tôi không khó ăn, không khó uống, không khó ngủ, không khó thức, những kiết sử này không có.
Như vậy thì khi khó ăn thì khó ăn của mấy cô thì Thọ hiện bày, hay Tưởng, Hành, Thức hiện bày ? thì mấy cô ra được Pháp của mình. Thọ mạnh thì Thọ Uẩn làm duyên cho Hành và Thức theo nó và nó theo cảnh hiệp thế của nó. Tùy theo kiết sử, tùy theo kiến văn của mình, kiến văn của mình thay đổi thì mình tìm ra kiết sử của mình đó.
Một vị Thiền Sư hay các Giám Thị nghe các thiền sinh báo cáo lên trong khóa tu này có nhiều người khó ăn, thì vị Thiền Sư nhìn ra được cái kiết sử của những vị đó trong khóa tu này
Vị Thiền Sư theo pháp Hiệp Thế pháp thế gian thì ông thay đổi vật thực, là ông theo Hiệp Thế chạy theo Hiệp Thế, kiết sử chạy theo kiết sử, vừa lòng kiết sử đó không bao giờ tiến tu.
Còn vị Thiền Sư không thay đổi vật thực là ông đang tập cho các thiền sinh diệt kiết sử, họ phải vượt qua. Thì lúc bấy giờ họ đi với pháp Siêu Lý, họ chỉ lấy Pháp thôi và mình thấy mình có kiết sử, mình phải nhìn thấy Pháp thôi không còn chiều kiết sử mình nữa thì mới hết được, đó gọi là Chân Tri Trước Kiến sửa đổi kiến chấp.
Phần khó uống, khó ngủ, khó thức cũng vậy khó thấy cũng vậy, khó nghe cũng vậy, khó ngửi cũng vậy, khó biết cũng vậy, tất cả các cái khó đặt ra thì hành giả bỏ chi pháp này vô là ra. Đó là nói theo Chế Định.
Đến phần Siêu Lý cho qua, thì lúc đó người tu lọc Chế Định ra kiết sử sẽ rớt ra ngoài theo Chế Định đó thì nó chỉ còn Pháp Siêu Lý thì chỉ có thực tướng thôi chứ nó không có ảnh hưởng kiết sử nào, mình nhìn Pháp thôi. Thọ, Tưởng, Hành, Thức là của nó chứ không phải "Tôi", những cái này hình thành ra một cái "Tôi" trong Chế Định.
Trở lại:
Pháp Vô Ký có 2 là Duy Tác và Quả Dị Thục.
Duy Tác có 2 là Phàm và Thánh.
Quả Dị Thục vipāka có 2 là Quả Dị Thục vô nhân, Quả Dị Thục hữu nhân.
Quả Dị Thục vô nhân có 7 bất thiện + 8 Thiện = 15 vô nhân
Quả Dị Thục hữu nhân có 8 + 5 + 4 + 20
Quả Dị Thục hữu nhân có:
8 Đại Quả --> Hiệp Thế
5 Quả Sắc Giới --> Hiệp Thế
4 Quả Vô Sắc Giới --> Hiệp Thế
20 Quả Siêu Thế ---> Siêu Thế
Bây giờ thay thế vào, Vô Ký làm duyên cho Vô Ký, muốn bỏ vô Duy Tác thì bỏ vô Duy Tác, Quả Dị Thục thì bỏ vô Quả Dị Thục.
Những cái đó phải cẩn thận, có Phàm có Thánh. Những cái đó đi tới từng chi tiết thì mình nhìn thấy được những chi tiết đó.
Quả Vô Ký của Hiệp Thế trong Lộ Trình Tâm, Lộ Trình Chiêm Bao Supina Vìthi là lúc bấy giờ Tâm mình sài là Tâm Quả. Khi ngủ chiêm bao là từ Tâm Quả. Khi ngủ say xưa thì không có lộ trình chiêm bao, ngủ chập chờn chập chờn, không ngủ tròn giấc, ngủ không được, vừa chớp mắt mình thiếp đi chiêm bao tới thì lúc đó 3 cảnh sẽ đến Lộ Trình Chiêm Bao là Cảnh Nghiệp, Cảnh Nghiệp Tướng, Cảnh Thú Tướng.
Lộ Trình Chiêm Bao khi mình ngủ vừa chớp mắt chập chờn thì cảnh tới. Thì cảnh tới mà rõ, người ta hỏi thấy cái gì ? Thì người nằm chiêm bao họ sẽ kể lại trong cái họ biết. Thì trong 3 cảnh là Cảnh Nghiệp, Cảnh Nghiệp Tướng, Cảnh Thú Tướng này cảnh nào rõ nhất mà họ thấy trước họ nhớ hoài, cái này là sài Tâm Quả Dị Thục.
Thí dụ: Ngủ nằm mơ thấy ma hay thấy người thân tới, hay thấy mình thi đậu ra trường, thì mình thức dậy nhớ lại.
Lúc đó Cảnh Nghiệp, Cảnh Nghiệp Tướng, Cảnh Thú Tướng mình luận ra.
Cũng như Hoàng Hậu Maya trong giấc ngủ chập chờn bà thấy con voi 6 ngà ở trên trời bay vô người. Công Chúa Yasodhara đang nằm ngủ thấy con ngựa chạy từ ngoài cửa sổ phóng vô hí vang nơi đầu giường rồi nó phóng ra ngoài cửa sổ. Cảnh đó là cảnh Nghiệp Tướng hay Thú Tướng mình phải luận ra.
Maya thấy con voi 6 ngà húc vào bụng. Sáng hôm sau vua Tịnh Phạn mới đem bàn với các vị Bà La Môn về giấc chiêm bao của Hoàng Hậu Maya, thì các vị Bà La Môn nói đó là điềm lành là điều kiết tường báo tin là Hoàng Hậu Maya thọ thai và là bậc vĩ nhân. Các vị Bà La Môn bàn luận như vậy, thì họ dựa vào điểm nào ? họ dựa vào kiến giải của họ để luận.
Cảnh chiêm bao chỉ có 3 cảnh, chứ không có cảnh sắc, thinh, khí gì hết, nó thuộc cảnh Pháp, và thứ 2 nữa người bắt cảnh chiêm bao đó, bắt 1 trong 3 cảnh Nghiệp, Nghiệp Tướng, Thú Tướng, buổi sáng người đó trùng tu lại và kể về giấc mơ đó. Thì đó là Vô Ký làm duyên cho Vô Ký bắt cảnh duyên đó.
Tới khi cận tử lâm chung, 7 ngày trước khi lâm chung thì có cảnh Nghiệp, cảnh Nghiệp Tướng, cảnh Thú Tướng đến với người trong lúc cận tử lâm chung và lúc bấy giờ ở gần bên có bậc Thánh nhân hay bậc Thầy trợ niệm cho người này thoát khỏi nếu là cảnh bất thiện, họ phân tích ra, và nhắc nhở chính xác và có hiệu quả tốt cho người cận tử lâm chung đó.
Việt Nam mình có quan niệm sai trật, Sư nghe rất nhiều lần, lúc cận tử lâm chung họ nhắn nhủ người nhà là: "tôi xuống rồi bà cũng đi theo tôi nha", không bao giờ nghe nói đi lên hết, tất cả đi xuống hết, mà mình đi có 6 cảnh đi.. "Ta đi với nghiệp của ta. Dầu cho tốt xấu tạo ra tự mình". Và cái cảnh đó mình quyết định, và chưa chắc cảnh Nghiệp Tướng đến, cảnh Thú Tướng có rồi nhưng một mãnh lực khác đến dẫn đi, phải cẩn thận.
Vô Ký làm duyên cho Vô Ký, Vô Ký bắt cảnh duyên là chỗ này, nó rất là quan trọng và quyết định một tích tắc một sát na.
Bà mẹ suốt đời gây oan trái, nhưng chỉ nhớ cảnh mình nhuộm y cho con mà bà sinh thiên.
Phải cẩn thận khi ta học Pháp Vô Ký làm duyên cho Pháp Vô Ký theo Cảnh Duyên mà cái xác định nhất đó là cảnh cận tử lâm chung, cảnh duyên đó mình phải nắm bắt được mình mới làm được, cho mình và cho người thân mình, chứ không có cách nào khác hết.
Tại sao Hoàng Hậu Maya kể về chiêm bao của mình mà ông Bà La Môn nói đó là điềm lành, bậc vĩ nhân vào trong bụng bà có thai, bà Hoàng Hậu Maya lúc đó 56 tuổi, 2 vợ chồng mòn mỏi trông con mà không có, mới lấy dì mẫu Gotami để sinh con thay thế, và có con cùng một lúc với Hoàng Hậu Maya. Thì tại sao ông Bà La Môn nói được đây là điềm lành Hoàng Hậu Maya có thai.
Công Chúa Yasodhara thấy con ngựa nhẩy vô rồi nhẩy ra kể cho Sĩ Đạt Đa, Sĩ Đạt Đa không đem ra cho ông Bà La Môn bàn luận, mà Sĩ Đạt Đa nói điềm này là ta phải ra đi, nên bà Yasodhara nói quay trở lại thiếp kể cho chàng nghe nhưng Thái Tử đừng bỏ thiếp, Yasodhara trả lời chưa để Sĩ Đạt Đa trả lời tại vì thấy ngựa ra cửa sổ.
Có một đạo sĩ tên Asita. Khi hay tin Sĩ Đạt Đa ra đời, ông là một người thân tín của nhà vua nên xin được vào thăm hoàng tử. Đức Vua Tịnh Phạn lấy làm hân hoan, cho bồng hoàng tử ra đảnh lễ đạo sĩ. Nhưng, trước sự kinh ngạc của mọi người, hoàng tử bỗng nhiên quay về phía đạo sĩ và đặt hai chân lên đầu tóc của ông.
Đang ngồi trên ghế, vị đạo sĩ vội vã chỗi dậy, chắp tay xá chào hoàng tử. Xong rồi đạo si thoạt tiên cười khan, cười rồi lại khóc. Vua Tịnh Phạn và mọi người ngạc nhiên. Vị đạo sĩ giải thích rằng cười vì thấy thế giới có bậc Chánh Đẳng Giác ra đời, và ông khóc vì biết rằng không bao lâu nữa ông sẽ chết và tái sanh vào cảnh giới Vô Sắc (Arupa-loka).
Khi nghe đạo sĩ Asita nói như vậy vua cha bấn loạn lo lắng hoan mang, ngày hôm sau 108 vị Bà La Môn là những vị tướng số đặc sắc nhất của Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ) tới coi tướng của hoàng tử, 107 vị dơ 2 ngón tay có nghĩa; một, là hoàng tử sẽ trở nên vị Chuyển Luân Vương. Hai, là Ngài sẽ xuất gia trở thành vị Giáo Chủ có một trong đời, 1 người duy nhất trong 108 người dơ 1 ngón tay, người duy nhất dơ 1 ngón tay là Kiều Trần Như Kondanna và quả quyết là Ngài xuất gia và trở thành vị Giáo Chủ trên đời chứ không là vị Chuyển Luân Vương.
Như vậy họ lấy cái gì mà bàn luận như vậy ? Là họ nhìn thấy Cảnh Duyên. Họ sài tâm gì mà họ nghiệm ra được ?
Thí dụ: Tối ngủ chiêm bao thấy cảnh mình bị một cái gãy răng. Người nằm mộng kể lại, người nghe mới hỏi có máu hay không có máu, người kia nói thấy máu là người thân trong nhà có người mất, còn không máu là người không thân trong nhà mất. Người thân là vợ chồng cha mẹ mất, còn không phải người thân thì cậu dượng dì anh em bà con xa.
Thường thường nằm ngủ mà gãy răng có 2 trường hợp, gãy răng có máu và gãy răng không có máu. Thì lúc đó là họ đang nói cảnh đó là Cảnh Nghiệp, hay Cảnh Nghiệp Tướng, hay là Cảnh Thú Tướng.
Thì tại sao ông Bà La Môn nghe Hoàng Hậu Maya nằm mộng thấy con voi 6 ngà húc trong bụng mà nói là điềm mộng bà có thai ? Đó là, do 2 vợ chồng vua Tịnh Phạn luận nhau mấy năm dài mòn mỏi mong có con, bây giờ Hoàng Hậu Maya nằm mộng thấy con voi 6 ngà húc trong bụng, mà con voi có 6 ngà là một quí tướng là bậc vĩ nhân ra đời, thì ông Bà La Môn nói theo cảnh, cảnh Quả Dị Thục.
Thì cảnh 6 ngà đó là Thú Tướng, do đó, ông Bà La Môn bắt vô cảnh Thú Tướng nhưng ông biết được nghiệp của 2 vợ chồng đó sống trong hàng ngày mong mỏi trông con thì nghiệp đưa tới nghiệp tướng là một hiện tượng và đưa tới một sự hiện bày.
Thì khi trong đời sống hàng ngày mình nghĩ tới người thân mình nhiều, mình ưu tư cho người thân mình nhiều, tối mình ngủ mình thấy gãy răng chảy máu hay không chảy máu, thì mình liên tưởng tới người thân của mình nhiều hơn là mình, cảnh nó đến cho mình thấy từ cái đó. Do đó, ông giải mộng ông đi theo cái đó mà giải thích.
Do đó phải cẩn thận, nó nằm trong 3 cảnh; Cảnh Nghiệp, Cảnh Nghiệp Tướng, Cảnh Thú Tướng, nó thuộc về Vô Ký mà nó thuộc loại Cảnh Duyên, nó không có thực tiễn bằng Giống Câu Sinh, Nhân Duyên, Câu Sinh Trưởng Duyên, hay Vô Gián Duyên, hay là Thiền Sinh Duyên, không có, mà nó thuộc Cảnh Duyên.
Khi mình đi theo Cảnh thì mình phải nắm bằng Cảnh chứ mình không đi theo phần khác được, và mình nắm bắt được. Nhất là khi cận tử lâm chung, đầu tiên mình chửi người ta sau đó mình nằm ngủ mình thấy người ta tới chửi mình, đánh mình, rượt mình, mình thấy lửa đỏ, thấy hang đen, lúc đó là cuối cùng rồi.
Còn như người ta kể mới đầu vô tôi chửi nó, rồi sau tôi thấy nó chửi tôi, rồi sao nữa kế tiếp, không tôi không thấy nữa. Thì mình mới thấy 2 cảnh thôi. Cảnh Nghiệp là mình chửi, người ta chửi mình lại là cảnh Nghiệp Tướng, và chưa thấy kết quả của 2 cảnh này là Thú Tướng. Cảnh Thú Tướng là kết quả.
2 cái Cảnh Nghiệp và Cảnh Nghiệp Tướng là Nhân
Cảnh Thú Tướng là Quả của 2 Cảnh Nghiệp và Cảnh Nghiệp Tướng
- Mình ngủ nằm mơ thấy mình dạy học là Cảnh Nghiệp,
- kế đến thấy người ta đem bông hoa hay quà đến tặng, là Cảnh Nghiệp Tướng,
- kế đến thấy người cười / bà con - là Cảnh Thú Tướng.
Nhưng có những người nằm chiêm bao thấy đủ 3 Cảnh, có khi thấy 2 Cảnh thôi.
Nếu thấy 2 Cảnh xấu thôi, họ không qua cảnh kết thúc thì đó là Nghiệp. Còn nếu tốt thì đó là Phước.
Khi mình thấy Cảnh Nghiệp, Cảnh Nghiệp Tướng, Cảnh Thú Tướng, thấy 2. thấy 3, thấy 1, lúc đó mình phải coi cảnh đúng của họ với Tâm Quả Dị Thục của họ mình mới ra được nghĩa của cảnh mình có.
Hồi nãy Sư nói Cảnh vui, buồn rồi Sư nói qua Lộ Trình Tâm rồi qua chi pháp Thọ, Tưởng, Hành, Thức, thì mình mới luận ra chứ không nói ngang.
Khi ta học về Pháp mình đừng đặt kiết sử mình vô mà mình đặt Tuệ Văn mình vô, đặt Tuệ Tư mình vô.
Tư có 2 là Tuệ và Tư Duy.
Tuệ là có Trí Tuệ trong Tư Duy
Tư Duy có kiết sử.
Tuệ là có Trí Tuệ trong Tư Duy, còn nếu mình không có Tuệ mà chi có Tư Duy không có Trí Tuệ thì lúc đó sống trong kiết sử.
Như vậy trong đời sống hàng ngày quí Phật tử suy nghĩ trong Tuệ Tư hay suy nghĩ trong Tư Duy ?
Bắt đầu mình nói Tuệ Tư mình lên, Tư Duy mình lên.
Trong chiêm bao ảo là mộng không thật, rồi xuất chiêm bao ra khỏi chiêm bao là hết mộng, trong chiêm bao chỉ là ảo thôi, chỉ là tưởng thôi, vậy thì tại sao ông Bà La Môn luận giấc chiêm bao của Hoàng Hậu Maya, luận chiêm bao của Công Chúa Yasodhara chính xác
Quí Phật tử sống trong Tư Duy, không có Tuệ Tư. Quí Phật tử sống trong Kiến Văn, không có Tuệ Văn. Đó là những kiết sử, những bậc Thầy hay người Trí như Đức Phật họ mới lọc ra cho các hành giả.
Quí Phật tử hỏi, Sư biết kiết sử, không phải là Sư biết Pháp mà Sư trả lời, Sư biết kiết sử của quí Phật tử Sư bỏ Pháp của quí Phật tử vô chứ Sư không trả lời theo kiết sử của quí Phật tử.
Khi quí Phật tử thấy 2 cảnh trong chiêm bao, Cảnh Nghiệp và Cảnh Nghiệp Tướng là quí Phật tử đang sống trong nghiệp báo, mà nếu như cảnh Thú Tướng rõ ràng luôn thì quí Phật tử đang sống trong quả báo, 2 cái trước là nghiệp báo, cái chót thuộc quả báo nó trổ sinh nó trở thành nimitta.
Do đó, khi mà 2 cái trước đến rồi nó tắt liền không cho mình thấy thì cái đó mình trễ rồi, mình tới đó rồi không thấy nữa, ngưng rồi, thì người nghe họ sẽ đưa cái phước báu vô đẩy cái nghiệp này bắt cảnh này vô cái Nghiệp báo này để cho ra phước báu chứ không phải nghiệp báo.
Vậy thì khi ông Bà La Môn Bahiya 120 tuổi, 100 do tuần ông đi tới Đức Phật với thân thể tan nát hết, để xin Đức Phật nói Pháp.
- Bạch Đức Thế Tôn, con không còn tưổi thọ, xin Đức Thế Tôn cho con một bài Pháp để con tu tập.
Ông xin 3 lần Đức Phật nói: " không, Như Lai tới giờ đi khất thực rồi".
Đức Phật Ngài đâu có thiếu tâm từ tâm bi đâu có thiếu tứ vô lượng tâm mà Ngài trả lời không, tại sao Ngài tiếc. Nhưng ông Bà La Môn Bahiya không bỏ, ông lập lại.
- Bạch Đức Thế Tôn, tuổi thọ con ngắn, tuổi thọ con gần hết, Đức Thế Tôn cho con pháp ngắn nhất.
Đức Phật nói: "không, đi ra, Như Lai đi khất thực".
Lần thứ ba, Bahiya lại khẩn cầu.
Đức Phật nói: "Này Bahiya, nghe như nghe, thấy như thấy, ngửi như ngửi, nếm như nếm, đụng như đụng, 5 Pháp nhớ chưa"
- Bạch Thế Tôn, con nhớ.
- Bạch Thế Tôn, con xin xuất gia.
Đức Thế Tôn nói: "Chuẩn bị bát ta cho xuất gia?.
Thì Cảnh Nghiệp, Cảnh Nghiệp Tướng, xuất gia là Thú Tướng. Ông đi trên đường tìm bát thì bị bò húc ngã bên đống rác, Chư Tăng đi thấy Bahiya nằm bên đường thì là sinh thú nào ? Đức Phật nói không còn sinh thú nào vì ông đắc Alahan vô sinh".
Vậy, Pháp nào ông bắt, cảnh nào ông bắt ?
Thì khi con bò húc vào ông, ông chỉ thấy như thấy, biết như biết Pháp với Pháp thôi ./.
------------------------------------------------
Chân Tri Trước Kiến diṭṭhujukamma là kiến thị hay thấy đúng là tạo phước bằng cách trau dồi kiến thức, làm cho tri kiến được ngay thẳng, chánh kiến.
8 Tâm Đại Thiện (Maha-kusala cittas)
đôi thứ nhất
1) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)
2) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)
đôi thứ hai
3) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)
4) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)
đôi thứ ba
5) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)
6) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)
đôi thứ tư
7) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)
8) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)
----------------------------------------------------
16 Tuệ Minh Sát Trí
1. Nāmarūpapariccheda ñāṇa: Tuệ phân biệt danh-sắc.
2. Paccayapariggaha ñāṇa: Tuệ nhận biết nhân của mỗi sắc pháp và danh pháp cùng sự tương duyên giữa hai pháp.Tuệ phân biệt nhân duyên.
3. Sammasana ñāṇa: Tuệ thấu đạt, nhận thức danh-sắc là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattā). (Phổ Thông Tướng)
4. Udayabbaya ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái sanh diệt (của các hành, tức của danh-sắc). Tuệ sanh diệt.
5. Bhaṅga ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái hoại diệt của danh-sắc. Tuệ diệt.
6. Bhaya ñāṇa: Tuệ kinh sợ.
7. Ādīnava ñāṇa: Tuệ quán chiếu hiểm họa, tức quán chiếu trạng thái nguy hiểm của các hành.
8. Nibbidā ñāṇa: Tuệ quán chiếu tình trạng chán nản.
9. Muñcitukamyatā ñāṇa: Tuệ muốn giải thoát.
10. Saṅkhārupekkhā ñāṇa: Tuệ xả hành, quân bình, thản nhiên đối với tất cả các hành.
11. Paṭisaṅkhā ñāṇa: Tuệ suy tư.
12. Saccānulomika ñāṇa: Tuệ thuận Tùng (thuận theo thực tế, tức thuận theo Tứ Diệu Ðế).
13. Gotrabhū ñāṇa: Tuệ chuyển tộc, vào lúc "chuyển thay dòng dõi" (tức từ phàm trở nên Thánh).
14. Magga ñāṇa: Ðạo tuệ.
15. Phala ñāṇa: Quả tuệ.
16. Paccavekkhaṇa ñāṇa: Tuệ ôn duyệt.
No comments:
Post a Comment