Saturday, June 1, 2024

049 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 4 tháng 3, 2023

 049 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 4 tháng 3, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "049 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Người đánh cá ra giòng sông thả lưới rộng ra, nhưng tay vẫn nắm giữ đầu mối rồi bắt đầu người đó mới túm lại từ từ. Thì Ngài Tịnh Sự cũng vậy, Đức Phật cũng vậy và Sư cũng vậy, Sư tung lưới giáo Pháp của Đức Phật cho quí Phật tử nghe rồi Sư thắc lại cho có một mối mà phải đúng với chánh Pháp.

Học Paṭṭhāṇa là Pháp duy nhất, không có Pháp nào khác mà nói như Paṭṭhāṇa, Pháp nào cũng đụng vô người này người kia, nhất là Kinh Nikaya. Còn Paṭṭhāṇa chỉ có Pháp Thiện, Pháp Bất Thiện, Pháp Vô Ký thôi, không có đụng ai hết. Và Đức Phật Ngài thấy cái Pháp  Paṭṭhāṇa này rổi Ngài nghiệm. Ngài Tịnh Sự cũng dạy Sư tiểu học, trung học xong Ngài cho Sư học Liên Quan Tương Sinh Thập Nhị Nhân Duyên Paticca-samuppàda Paṭṭhāṇa qua hết tất cả các Duyên 52 Duyên kết hợp lại, Duyên Hệ, Duyên Sinh.

Quí Phật tử học quyển thứ 5 màu trắng, học Giống, Thời, Mãnh Lực. Khi học xong Giống, Thời, Mãnh Lực thì vô trở lại từng các Duyên.

Tuần trước chúng ta học; Giới, Định Tuệ, bắt đầu đi mỗi một cái suốt luôn 37 Phẩm Trợ Đạo lấy Duyên làm kết nối. Đó là 3 bước.

Mình nói trì giới, thì mình phải có Niệm để giữ giới là Tứ Niệm Xứ,  phải có Tinh Tấn để chận đứng bất thiện, làm thiện, để cho việc giữ giới này trong sạch, phải có Tứ Chánh Cần. Rồi mình phải làm cái giới để thành tựu giới mình có Tứ Như Ý Túc.

 Rồi mình làm giới này quân bình, nếu không giữ giới quân bình thì người mình nóng, nên phải có ngũ quyền: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.

Trong khi hành giới mình là cái nhân, cái duyên đưa đến Giác Ngộ, phải có Thất Giác Chi.

Và con đường giữ giới này là con đường đạo giải thoát phải có Bát Chánh Đạo kết hợp.

Nhưng lấy cái gì để làm ? Câu Sinh Duyên, Tiền Sinh Duyên hay Hậu Sinh Duyên, hay là Vô Khứ Ly Hữu mấy cái Duyên kết hợp vô. Chứ không phải nói suông hay nói tổng quát.

Khi quí Phật tử giữ giới, giới nguyện, giới ngừa, giới sát trừ phải có Niệm Xứ. 

Rồi trong giới nguyện phải có Niệm Xứ là Chánh Ngữ. Khi mình nói "con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sinh", phải có Chánh Ngữ, mà Chánh Ngữ này phải có Niệm, mình đọc liền trong đó và gieo hạt giống liền, mình đọc mà thiếu Niệm là không giữ giới, là mình chỉ đọc suông thôi, rồi mình không có định, và mình niệm cái giới này mà không có tuệ là mình không giữ giới.

Qua giới ngăn ngừa mà thân ngữ ý, từ ý qua lời, lời qua thân phải có Tứ Niệm Xứ. Rồi Tứ Chánh Cần nghịch lên nó chống kình cãi lại mình nó cản mình lại mình phải có Niệm, phải có Tứ Chánh Cần để giữ được giới này, thì giới này mới giữ được, ngăn ngừa được, mình mới sát trừ được.

Phần Tứ Niệm Xứ về giới thôi, nguyện về giới, về ngăn ngừa giới trong cái niệm phải giữ. 

Giữ từ đâu ? Phải có Tâm Niệm Xứ ngay trong khi mình giữ giới, tâm niệm xứ phải có Tứ Chánh Cần là tâm thiện để diệt tâm bất thiện để giữ cái này đọc Chánh Ngữ này mới ra được, còn không là ngôn ngữ không chứ không có Chánh Ngữ, ngôn ngữ là lời nói thôi chứ không có chánh ngữ tại không có tâm thiện

Cũng như khi nói tới định, mình nói tới chi Tầm, chi Tứ, chi Hỉ, chi Lạc, Định, mình phải coi chi Tầm nó chỉ phối hợp 55 tâm, chi Tứ phối hợp 66 tâm. Thì khi mà 55 tâm mình có 55 tâm đó không thì mình mới có chi tầm khi mình đang niệm đối tượng.

Chứ còn không có, đem tâm tới cảnh chi Tầm mà không có tâm của mình làm sao có tâm Định tới cảnh. 15 tâm sở, Tầm có 55 tâm phối hợp, Tứ có 66 tâm phối hợp mình coi mình lọc.

Khi mình ngồi mình đem tâm tới đối tượng Thiện, tầm không có, mà có thì nó là tà Tầm chứ không phải chánh Tầm, vì mình thiếu Tứ Chánh Cần để lọc, mình có niệm Tứ Niệm Xứ nhưng thiếu Tứ Chánh Cần. Nên người hành giả Tứ Niệm Xứ mà có Tứ Chánh Cần thì không lọc được thì là tà niệm. Mà tà niệm thì không có Tứ Như Ý Túc được, nó gãy hết rồi. Thành ra không ai nói cho mình nghe được, mình cứ nghĩ là mình làm đúng không sai.

Ananda hỏi: Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn ra đi chúng con lấy gì mà nương.

Đức Phật nói: Lấy Giáo Pháp mà nương.

Ananda hỏi tiếp: Giáo Pháp gì ?

Đức Phật nói: Lấy Đẳng Giác Phần 37 Phẩm Trợ Đạo Bodhipakkhiya-dhamma mà nương gồm: Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Năm Căn, Năm Lực, Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo.

Nếu nói 37 Phẩm Trợ Đạo là mình dịch không đúng Bodhipakkhiya là những cái chi đưa đến sự Giác Ngộ phải liên tục.

 Đẳng là liên tục không gián đoạn, mà nếu mình gián đoạn thì không thành tựu.

Bodhipakkhiya Mình dịch từ ngữ không đúng thì mình hành không có kết quả. Mình dịch là 37 Phẩm Trợ Đạo là không đúng.

Bodhipakkhiya dịch đúng là Đẳng Giác Phần.

Thí dụ như Vô Gián rồi Đằng Vô Gián, nó liên tục và liên tục, nó không gián đoạn, nó không đứt. 

Rồi Vô Gián và Vô Gián Cận Y, không có rời, mình phải sống với nó, và nó với tâm của mình với con người của mình phải khắn khích nhau, không rời nhau thì mới có kết quả được.

Pháp Thiện là pháp gì ? 3 nhân thiện là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, mà 3 nhân thiện đó nó thuộc Tâm Sở, không phải một mình nó có được, nó tứ đồng, nếu mình giảng suông "Vô Nhân làm duyên cho Pháp Thiện", tâm thiện sinh do đó mình làm việc thiện, cái đó là không phải. Nó là nhân duyên như vậy mà nó phải có Câu Sinh Duyên, nó có Trưởng Duyên. Đứng về chữ Duyên nó là Vô Nhân nó làm trưởng và các tâm thiện đi với nó làm duyên để cho việc thiện này hiện bày bởi tâm thiện thành sở duyên, chứ không phải anh vô nhân một mình anh ra anh đứng dẫn đi được, không có, mà cắt nghĩa cái đó mình không hiểu được tứ đồng của Tâm Sở thì anh giảng cái đó anh giảng trật rồi.

Thiền sinh hỏi: Thiền Samathi hay Vipassana mỗi thiền đó nó có chi thiền, thí dụ như Samathi thì có 5 chi thiền, Sư nói 37 Đẳng Giác Phần hổ trợ cho các chi thiền, nhất là mãnh lực duyên hổ trợ nó, thứ 2 là Balamat, thì 10 pháp Balamat đó tùy theo trường hợp mà những Balamat đó hổ trợ cho duyên thiền?

HT trả lời: được, trong đời sống hàng ngày mình cũng có Balamat, và trong đời tu của mình cũng đi Balamat, cái đó là quí Phật tử quyết định với trí tuệ của mình.

Pháp thực tính thiện làm duyên cho pháp thực tính thiện phần nhân đuyên, thì lúc bấy giờ mình mới thấy là một uẩn thiện làm duyên cho 3 uẩn. 

Uẩn Thiện là uẩn gì? Uẩn thiện thuộc về danh uẩn tức là thuộc về Nhân Duyên Hetu Paccaya  mà nó là năng thì nó là 3 nhân là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si.

Phần Năng Duyên:

Một Uẩn Thiện thuộc về Nhân Duyên Hetu Paccaya là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si.

Một Uẩn Thiện là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, làm Ba La Mật, làm Thập Phúc Hành Tông, làm Thập Thiện Nghiệp.

Thập Thiện Nghiệp là làm Giới, Định, Tuệ.

Từ phần Năng Duyên nó gieo duyên qua 3 Uẩn Thiện.

Thì trong một Uẩn Thiện làm 3 phần chức năng thì Uẩn có tứ danh uẩn.

Thì tứ danh uẩn có: thọ, tưởng, hành, thức.

Thọ làm duyên cho 3 uẩn là Tưởng, Hành, Thức.

Tưởng làm duyên cho 3 uẩn là Thọ, Hành, Thức. 

Hành (50 tâm sở còn lại) làm duyên cho Thọ, Tưởng, Thức

Thức (Thức Thiện 21 tâm) làm duyên cho Thọ, Tưởng, Hành

Đó là Tứ Đồng Thiện

Như vậy thì khi mình vô chi tiết, điểm mốc này là Thiện mà nói về Thọ chỉ có 2 thôi Hỷ và Xả, trong Hỷ có Lạc (không có ưu).

 Ưu nằm trong tâm sân, không có khổ.

 Thọ có 5 cái thọ thì có 3. Hỉ, Lạc, Xả. Không có Ưu, không có Khổ. Do đó, mình lọc ra liền.

Nếu nói tới 1 uẩn Thiện làm duyên cho 3 uẩn kia, thì mình nói nếu anh nói thọ thiện thì chỉ có 3 thọ thôi (Hỉ, Lạc,Xả), thì lúc đó Thức nằm trong đó nó hợp với thọ này, Tưởng, Hành cũng vậy.

Tưởng thì không sao, Tưởng Thiện là được rồi, Tưởng có 2 chức năng: 

- Nhớ lại.

- Để lại nhớ

Hành là 50 Tâm Sở, trừ Thọ, trừ Tưởng, nó thuộc về Hành.

 52 Tâm Sở trừ Thọ, Trừ Tưởng còn 50 Tâm Sở. (Sắc, Thọ, Tường, Hành, Thức)

Thức, chỉ là Thức Thiện thôi. Thức là 8 tâm Đại Thiện, 5 Thiện Sắc Giới, 4 Thiện Vô Sắc Giới, 4  Siêu Thế.

 Tới giai đoạn này thì:

-  5 Thiện Sắc Giới, 4 Thiện Vô Sắc Giới là Đáo Đại.

- Còn 4 Siêu Thế là Đạo Siêu Thế.

- Còn 8 Đại Thiện thuộc về Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới đi tu tập Ba La Mật, Thập Phúc Hành Tông. Đại Thiện là đủ chức năng nên mới gọi là Maha-kusala.

Khi hành thiền Samatha chứng đắc được thiền thì với tâm Đại Thiện Hỉ hay Xả cũng được nhưng cần phải Tương Ưng Trí, mà Bất Tương Ưng Trí thì không được. Phải là đôi 1 và đôi 3

đôi thứ nhất

1) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

2) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

đôi thứ ba

5) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)

6) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng  Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

Khi đang hành thiền Chỉ mà chứng đắc được thiền thì đi với tâm Đại Thiện Hỉ hay Xả cũng được nhưng cần phải Tương Ưng Trí đôi 1 và đôi thứ 2.

Lộ trình tâm đắc thiền, lộ trình tâm đắc đạo nó giống nhau. Thì khi mà Tứ Đại Thiện Tương Ưng Trí, Cận Hành, Thuận Tùng, Chuyển Tộc, thì lúc bấy giờ khi tới Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc, thì lúc giai đoạn chuyển tộc nó có 2 chức năng: 

- Một là bỏ Dục Giới tiến vào Sắc Giới, chức năng của nó là Chuyển Tộc.

- 2 Hai là bỏ Phàm tiến vào Thánh, chức năng của nó là Chuyển Tộc.

Tử Đại Thiện Tương Ưng Trí lúc giai đoạn lộ trình tâm nó đang đi tới để đắc thiền cũng vậy: Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc, rồi đắcThiền, thì người đó lúc đó không còn trong Dục Giới nữa, thì họ hưởng Sắc Giới hay là Vô Sắc Giới của họ.

Thì ngay khi đó nó có 1 tâm, nó đắc chứng Sơ Thiền, tại vì họ nguyện trước, họ nguyện: "nguyện cho tôi đắc được tâm thiền 5 phút thì Quả hiện bày liền, chỉ một sát na tâm thôi. Đắc chứng rồi thì hưởng 5 phút xong thì xả và trở lại tâm Thiện tâm Quả của Dục Giới.

Cũng như vậy khi đắc đạo thì 1 sát na thôi rồi nhảy qua 2 tâm quả hay 3 tâm quả tùy theo người độn căn hay lợi căn.

Khi ở trong Dục Giới là đang ở trong trạng thái hơi thở của Dục Giới, đối tượng của mình là hơi thở, mình đắc thiền của Sắc Giới, thì lúc bấy giờ là cảnh của Sắc Giới.

Do đó, khi là phàm thì mình đi tới chỗ mà hành xả tuệ rồi thì bắt đầu Chuyển Tộc tức là Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc thì hành giả đang ở trong cái dạng Níp-bàn đang chứng đắc, tức là vừa bước tới Hành Xả Tuệ là tuệ thứ 10, bước qua Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc thì vừa qua Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc thì họ thấy Níp-bàn lên tới, chứ không còn thấy cái Dục Giới của mình đang có.

 Như vậy, khi ở trong giai đoạn Hành Xả sát na tâm Hành Xả là họ buông hết tất cả pháp của Dục Giới hay của phàm phu, buông hết. Buông cái Thọ, buông cái Hành và buông cái Thức của phàm phu, rồi họ bắt đầu qua Thuận Tùng, Cận Hành, Chuyển Tộc, thì lúc bấy giờ họ bắt vô thấy  thực tướng của họ là họ bắt đầu đi là rỗng không là vô ngã --- > Đạo

để hình 049 -  39.01



Họ thấy Vô Thường, thì lúc bấy giờ họ thấy Vô Tướng --> Đạo

Khổ Đau thì họ thấy Vô Nguyện --> Đạo

Lúc đó toàn là Pháp Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ, Thân Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ là đi vô Pháp Niệm Xứ.

Đó là giai đoạn của Chuyển Tộc. Thì giai đoạn Chuyển Tộc. Chức năng của thiền Samathi là bỏ dục giới bắt qua sắc giới, thì qua sắc giới họ bắt cảnh sắc chứ không bắt thiên cung, không bắt chư thiên hay Đại Phạm Thiên, mà sắc này không phải là cảnh sắc giới mà cảnh sắc này của sắc giới. Thì lúc bấy giờ đi tới Tâm Thiện Sắc Giới, bắt đầu qua Tâm Quả Sắc Giới theo niêm luật của mình nguyện, có người nguyện 5 phút có người nguyện 1 giờ, có người nguyện 1 ngày.

Thành ra những cái này là Lộ Trình Tâm nó đi phải đúng chứ không phải nói suông được.

Thì mấy cái này là Mãnh Lực Duyên làm việc

Cái Tâm Đạo lên Sơ Đạo hay là Thất Lai Đạo, thì lúc đó là Đồ Đạo Duyên làm việc.

Còn giai đoạn thấy thực tướng Vô Ngã, Vô Thường, Khổ Đau là Vô Gián Cận Y Duyên làm việc, nó xen kẽ với Câu Sinh Trưởng Duyên.

Giai đoạn Chuyển Tộc, Cận Hành, Thuận Tùng, bắt đầu là Vô Gián Cận Y đẩy tâm đi theo Pháp với Mãnh Lực Vô Gián Cận Y. Và Pháp đó phải là Câu Sinh Trưởng.

Câu Sinh Trưởng là Dục, Cần, Tâm, Thẩm.

Mãnh lực duyên làm là mình có gieo rồi mãnh lực duyên mới có, mình có hành thì nó mới có.

Giai đoạn Dục, Cần, Tâm, Thẩm, nếu ta đang hành đạo thì nó có 3 Chi Đạo làm việc; Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định, chia làm 2, lúc bấy giờ có 3 Chi Pháp làm việc.

Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định phối hợp với Chánh Kiến, Chánh Tư Duy dẫn tới Tâm Đạo, không bước ra ngoài.

Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định, là Định Đạo. Chánh Kiến, Chánh Tư Duy là Tuệ Đạo. Nó mới dẫn tới Tâm Đạo.

Còn Samathi mình chuyển, lúc đó nó là Thiền Na Duyên làm việc. Chổ Đồ Đạo Duyên, nó cũng có Vô Gián Cận Y, cũng có Câu Sinh Trưởng dẫn đi, cũng có nhân duyên dẫn nó đi, nhưng tới đắc chứng thiền thì Thiền Na Duyên lên, chứ không phải Đồ Đạo Duyên. Samathi làm Thiền Na Duyên làm.

Đồ Đạo Duyên không đơn độc làm, khi tới tâm đạo nó không đi một mình được, nó phải có Quyền Lực Duyên, Diệt Tri Quyền, Cửu Tri Quyền nó mới đưa tới đường đạo, lúc đó mình có được.

Do đó, trong đời sống hàng ngày nếu không huấn luyện Quyền Lực Duyên của mình Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ chính xác, mình làm cái gì cũng hời hợt thì không có kết quả.

Trong 37 Phẩm Đẳng Giác Phần thuộc Ngũ Căn, Ngũ Lực, mà nó thuộc Quyền Lực Duyên, dưới mãnh lực duyên của nó.

Mấy cái này nó có sẵn hết nếu đi đúng lộ trình tâm thức nó đi như vậy thì nó ra kết quả liền 

Trong chương IV, Lộ Trình Tâm, Lộ Trình Danh Pháp nói rõ như vậy.

Nếu không đi  Paṭṭhāṇa và trên cái Duyên mà mình Niệm, hay trên cái Duyên mà mình biết mình hành thì cái tôi cái ta của mình đeo theo khó ra đạo lắm, kiết sử nó cột vô trong mình, vô tình mình hiển hiện trong đó.

Còn nếu đi theo kiểu Đẳng Giác Phần thì mình đi đằng trước là Tứ Như Ý Túc, đằng sau là Ngũ Lực Ngũ Căn, rồi kế bên là Thất Giác Chi.

Một Uẩn Thiện làm duyên cho 3 Uẩn Thiện thì Thiện nào mình đặt vô đó, Uẩn nào thì đặt vô đó, làm chức năng gì thì đặt vô đó, thì có Duyên kết hợp vô. Thứ hai nữa là phải có con đường lấy Đẳng Giác Phần kết hợp vô trong chức năng mình đang làm phương pháp đó.

Thí dụ, quí Phật tử nói muốn mình tu tập để chuyển nghiệp. Tu tập mà chuyển nghiệp là không có. 

Thế thì khi mình nói: Nếu mà muốn tu tập để chuyển nghiệp thì lấy cái gì để chuyển nghiệp?

Thì nghiệp có 16 loại chia làm 4 phần, tứ phần nghiệp lực, nhưng trong đó có cộng nghiệp, cộng trú, bất cộng nghiệp, bất cộng trú,  

Tứ Phần Nghiệp Lực

Cộng Trú Cộng Nghiệp

Bất Cộng Trú Cộng Nghiệp

Cộng Trú Bất Cộng Nghiệp

Bất Cộng Trú Bất Cộng Nghiệp

Thí dụ cho Bất Cộng Trú Bất Cộng Nghiệp, thí dụ như mình qui ướt nhau giữa quí Phật tử với Sư là 7 giờ chiều mình phải gát mọi thí sự những chuyện của gia đình hay chuyện nhà hay chuyện thế gian để vô ngồi thiền, Sư ở trên đây Sư ngồi thiền, các Phật tử ở dưới nhà ngồi thiền. Tức là mấy cô đang là Bất Cộng Trú mà Cộng Nghiệp với Sư.

Cộng Trú Bất Cộng Nghiệp. Thí dụ như Sư ở đây dịch kinh hay Sư ngồi thiền, còn cô Tịnh Nhẫn ra làm vườn, đó là không có cộng nghiệp có chung trú xứ nhưng không cộng nghiệp.

Bất Cộng Trú Bất Cộng Nghiệp là không có chung trú xứ cũng không có hành chung.

Do đó, nó còn có môi trường, còn có tình huống nó xảy ra trong vị trí mình có nữa.

Như vậy thì tu tập (Bhāvanā)  để mà chuyển nghiệp (Kamma

Trong phần Nghiệp:

Nghiệp (Kamma): Nghiệp Nhân, Nghiệp Quả, hai cái này là Nghiệp Chủ

Kamma Paccaya là Nghiệp Lực Duyên

Trong phần tu tập Bhāvanā thì đi:

- Nhân Duyên

- Câu Sinh Duyên

- Trưởng Duyên

- Vô Gián Duyên 

Rồi bắt đầu mình nói mấy cô có Nhân Duyên chưa để chuyển nghiệp? Cái mình hỏi nhân gì?

Người ta hỏi: Cô muốn chuyển nghiệp, có có nhân duyên không? Cô có Câu Sinh Duyên không? Cô có Tiền Sinh Duyên không? Cô có Hậu Sinh Duyên không? Cô có Vô Gián Duyên không?

Người ta nói muốn chuyển nghiệp anh có mãnh lực nào? Anh tu tập cỡ nào anh mới chuyển nghiệp. Nói tới nghiệp mình chưa có nữa, 16 loại nghiệp mình không biết nữa (xem 16 loại nghiệp ở phần cuối bài), nghiệp trả theo thời, nghiệp trả theo quả, nghiệp theo cõi, các quí Phật tử phải hiểu.

Trong phần nghiệp trả theo thời thì thời quá khứ, hiện tại, vị lai. 

Nghiệp trả theo cõi Sắc Giới, Vô Sắc Giới và Siêu Thế.

Nghiệp trả theo mãnh lực là hiện nghiệp, bất thiện nghiệp, cực trọng nghiệp, vô hiệu nghiệp.

Như vậy thì khi mình nói tới Nghiệp trả theo Mãnh Lực có:

- Thiện nghiệp

- Bất thiện nghiệp

Giờ mình nói mình tu tập để chuyển nghiệp. Mình coi mình có bao nhiêu thiện nghiệp, có bao nhiêu bất thiện nghiệp để mình biết để mình tu mà chuyển. Giờ mình không biết có bao nhiêu để chuyển. Người ta nói tu tập để chuyển nghiệp thì đó là tất nhiên rồi, tức là ta chuyển từ bất thiện nghiệp qua thiện nghiệp. Thì bất thiện nghiệp mình biết qua Ngũ Giới, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, mình gom vô trong đó mình có Định có Tuệ mình tìm ra được bất thiện nghiệp mình ra từ bất thiện qua thiện liền. 

Có Bất Thiện Nghiệp trong Ngũ Giới ---> bắt đầu mình chuyển.

Sát sinh mình có, nếu mình tìm ra được thì mình có Định, mình biết chuyển thì mình có Tuệ thì mình mới ra được.

Minh có bất thiện nghiệp xét về 5 giới tôi có bất thiện nghiệp, rồi xét về thiện nghiệp tôi có thân nghiệp, ý nghiệp, ngữ nghiệp.

Nói về Thập Thiện Nghiệp thì mình có thân, ngữ, ý. Nói về giới thì mình có 5 giới, và bắt đầu mình có cái đó mình chuyển rồi. Khi đã xác định được thì mình có Định rồi và con đường tu của mình phải lấy Tuệ để chuyển. 

Trong khi chuyển thì theo 37 Đẳng Giác Phần, cũng có Niệm Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần.

Khi mình có định, tâm mình yên rồi, tuệ sinh lên mình bắt đầu tu tập chuyển. 

Khi tu tập chuyển có một niêm luật tâm bắt lấy một cảnh không bắt hai cảnh, chỉ nhìn trước thôi không quay lưng lại, quay lưng lại là phóng dật, có một quy luật thôi.

Nhìn trước là trong Niệm Xứ của mình bắt lấy cái Thiện thôi chứ không niệm cái bất thiện. Quay đầu lại là sai. Trong cuộc chạy đua không quay nhìn lại đắng sau mình người ta đang chạy tới. Trong cuộc chạy đua không quay lại nhìn đằng sau xem nghiệp chủ đang rượt tới mình mà mình chỉ lo tạo tác Thiện Nghiệp thôi thì mới an toàn.

Người ta hỏi: "anh có Bất Thiện Nghiệp không?" 

- "Có, Giới, Định, Tuệ, xét về Giới, qua Định, qua Tuệ, tôi có, tôi bắt đầu chuyển."

 Nếu mình không xác định được điều đó, mình biết cái gốc chỗ nào để mà tương đồng, mình tu tập từ nơi giới trước, rồi tu tập về định, tu tập về thiền, trong cái đang thọ giới trì giới.

Ngài Pandita nói cái tạo ra tội lỗi defilements, tiếng Pali là Kilesas có 3:

- 1 là of transgression

- 2 là of obsession

- 3 là of dormant

Defilements là ô nhiễm của tâm

Kilesas là phiền não

Transgession dịnh là tội lỗi, là nói về 5 giới. Phiền não thứ 1. Nó thuộc về Câu Sinh Duyên

Obsession là khốn nhiễu, nó làm cho mình bị cuộn ở trong đó, hay làm cho tâm mình bị mê hoặc, hay làm cho mình bị say mê, hay bị si mê, chữ Nho là trước mê. 

Phiền não thứ 2, là ăn cắp của người ta, hành hạ thao túng người ta làm cho người ta khổ.  Phiền não thứ 2 thuộc về Tiền Sinh Duyên, Hậu Sinh Duyên.

Dormant là phiền não thứ 3, tạm thời hoãn lại, tạm thời bất dụng là nó đang ngủ ngầm, nó đang tiềm tàng, đang ở trong trạng thái chưa bộc lộ, nó còn đang ngủ, nó chưa bộc lộ, nhưng thật ra nó đang nuôi dưỡng. Phiền não thứ 3 thuộc về Vô Hữu Ly Khứ.

Trong 3 cái phiền não này thì cả 3 cái đều đáng sợ. Khi đã có trong những phiền não này thì phiền não này nó nằm ở trong nghiệp. Nghiệp là hành động thân, ngữ, ý của mình, khi mình gây nhân mình không biết những phiền não đang len vô ngủ ngầm trong đó để lại một hạt giống thì khi quả trổ ra thì mình chỉ nhìn nghiệp mình trừ mà mình không thấy được cái ngủ ngầm của phiền não thì mình trừ không có bạt khởi liên căn được, và như thế thì vô ích và không có công sức nào đi tìm. Bồ Tát Chánh Đẳng Chánh Giác thành Đạo đi nữa Ngài chỉ đi tới thôi Ngài khôn quay trở lại và không có nguyện trả lại hết tất cả những nghiệp báo của quá khứ để giải thoát trong kiếp này đâu, mình chỉ có "tôi sống với những gì tôi đang có thôi." , chứ không quay lại quá khứ, chạy tới thôi, quay lại quá khứ thì đưa tới phiền não

"Tôi tội lỗi quá, tôi bị ám ảnh ghê lắm, tôi không biết loại nào đang ngủ ngầm trong tôi. tôi chưa biết lúc nào nó bộc phát ra." Quí Phật tử sống trong phiền não, không thanh tịnh được. Thì nói tu tập để chuyển nghiệp là bị cột trong đó.

Khi đang tu tập để chuyển nghiệp thì mình chỉ ngó việc thiện thôi, và mình giữ tâm mình trong việc thiện thôi, chứ đừng nghĩ tới bất thiện. Khi nghĩ tới một việc bất thiện, một cái phiền não nó cột trói trong 1 sát na đó thôi là tạo một nhân mới rồi và phí thời gian mình tu tập.

Khi có người hỏi mình có bao nhiêu phiền não, mình trả lời tôi có tâm thiện thôi. 

Một vị tỳ khưu trong sạch giới, mà chỉ nhớ đã nhổ bụi cỏ bên giòng sông mà ông đi địa ngục, ông không giữ tâm thiện, ông giữ tâm phiền não tội lỗi mà ông lỡ nhổ bụi cỏ bên giòng sông.

Đó là bài học cho mình.

Tôi chỉ có trí tuệ và tôi làm việc thiện, cái đó là tôi đang tạo cái nhân thiện cho tôi, không để cái gì xen kẽ vô, tôi phải lọc hết từ nơi thân ngữ ý và cái quả chắc chắn không xảy ra trong tương lai về phiền não. Còn không thì chết trong trạng thái sai lầm của mình.

Người xưa nói :" Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống". 

Đó là biết lúc nào khôn, đừng khôn thì mình không chết. Biết lúc nào dại, mình đừng có dại thì mình không chết. Đó là người thức thời. Hai vế này mình phải biết đúng thời thì mình không thực hiện thì lúc đó mình có con đường sống mình đi.

 Sư không chỉ con đường thoát ra phiền não, mà Sư chỉ muốn chỉ con đường tu tập thôi, chứ không phải ở trong phiền não để mà suy nghĩ lại, không có thì giờ để mình ngồi lại, tôi làm bao nhiêu tội lỗi mà cái gì đang ám ảnh trong đầu tôi, không có, giờ nó còn đang tiềm tàng, nó sẵn sàng có cơ hội đạp ngã, không có, tôi chỉ ngó một việc thiện thôi, và tôi đang làm việc thiện thôi, và tôi cố gắng làm việc thiện này, không có cơ hội nào nghĩ tới việc bất thiện nữa.

Cái đó rất là quan trọng khi cận tử lâm chung. Lúc cận tử lâm chung có 1 sát na thôi mà quí Phật tử ôn lại quá khứ thì tuột liền.

Cái Bất Thiện nghiệp mà ôn lại thì trong giờ phút cận tử lâm chung nó quất chết và không ai cứu  mình hết, bao nhiêu công phu mình tu coi như là gát qua một bên. Khó có cơ hội làm lại, gặp bậc Chánh Đẳng Chánh Giác hay là bậc đại trí họ mới gỡ được cái nghiệp của mình, còn không khó có cửa ra lắm, nhất là "Nhất thất nhân thâu, vạn kiếp nan bất phục", khi mà rớt xuống  4 con đường ác đạo địa ngục, atula, xúc sinh quay cuồng trong đó mình không có cửa ra, Ai làm cái đó? Do tâm thức của mình làm ra, tâm mình suy nghĩ dẫn mình đi mình bị cột dính trong đó. Do đó, mình phải biết.

Trở lại phần nhân duyên.

 Quyển Paṭṭhāṇa - Phát Thú

Bhāga III - Phần III

(Quyển Thứ 42-43/45)

Trang 7:

XI QUẦN ĐOÀN CHẤ THỦ (UPADANAGOCCHAKA)

69. Nhị Đề Chấp Thủ (Upādānaduka)

70. Nhị Để Cảnh Chấp Thủ (Upādāniyaduka)

71. Nhị Đề Tương Ưng Chấp Thủ (Upādānsampayuttaduka)

72. Nhị Đề Chấp Thủ Cảnh Chấp Thủ (Upādānaupādaniyaduka)

Khi mình sống trong cái chấp thủ này nó là một mãnh lực duyên nó tác động đến mình chứ không phải ngẫu nhiên.

Trang 530 tới trang 566: Đức Phật xóa chấp thủ của mình.

Qua Quần Đoàn Phiền Não là Kilesagocchaka  tập thể của phiền não, phiền não, cảnh phiền não, Sầu Muộn âm Trầm, Tương Ưng Phiền Não, Phền Não Cảnh Phiền Não, Phiền Não Sầu Muộn Âm Trầm, Phiền Não Tương Ưng Phiền Não, Bất Tương Ưng Phiền Não Cảnh Phiền Não.

Mà nếu không biết pháp tu tập thì ôm cái phiền não nằm cảnh phiền não, cảnh chấp thủ của cảnh phiền não, nó sẽ ở trong cảnh chấp thủ của cảnh phiền não.

Tới phần Kiến Giải Đoạn Trừ tuần trước ta nói tới Dassanena Pahàtabbaduka kiến giải diệt trừ, tu tập đoạn trừ Bhāvanā Pahàtabbaduka những cái này là những cái phải nhìn tới.

Phần Nhị Đề Kiến Giải Đoạn Trừ trang 608.

96. Nhị Đề Tương Quan Liên Luân Hồi. 

Luân hồi này có 3 trường hợp: Cảnh luân hồi, Cõi luân hồi, Pháp luân hồi. Pháp luân hồi là lập đi lập lại trong đời sống hàng ngày hết ăn rồi ngủ rồi thức rồi đi, đứng, có cảnh luân hồi, có giới luân hồi, có cõi luân hồi, pháp luân hồi, mà mình không biết.

Nhị Đề Phổ Độ Xuất Ly, Pháp Khẳng Định, Hữu Pháp Cao Thượng, Pháp Y Thác Hoài Niệm.

 trang 752. Pháp Y Thác Hoài Niệm. Duyên sinh nó lên, nó không nói liên quan, nó bỏ qua giai đoạn liên quan.

Trang 753, câu 347:

Nguyên nhân làm cho hữu tình khóc thút thít tác hành Pháp Thực Tính nguyên nhân làm cho hữu tình khóc thút thít cho thành duyên sinh khởi vì Nhân Duyên đó là 3 Uẩn tác hành 1 Uẩn nguyên nhân làm cho hữu tình khóc thút thít cho thành duyen sinh khởi v.v nuong vào 2 Uẩn v.v. (nên thực hiện tương tự Giai Đoạn Duyên Sinh của Nhị Đề Vô Sắc Giới).

Nguyên nhân làm cho hữu tình khóc thút thít, nó có duyên, nó có Nhân Duyên, Khẳng Duyên, Trưởng Duyên, Bất Ly Duyên. Mấy cái đó là nguyên nhân đưa đến cảnh đó.

Thì khi mà ôn lại hoài niệm lại và giữ lại mình khóc trong đó.

Trang 752. Nhị Đề Hữu Pháp Cao Thượng.

Câu 345. Pháp Thực Tính có Pháp khác cao thượng hơn nương vào Pháp Thực Tính có Pháp khác cao thượng hơn sinh khởi vì Nhân Duyên đó là 3 Uẩn và Sắc Tâm Xuất Sinh Xứ nương vào 1 Uẩn có Pháp khác cao thượng hơn sinh khởi v.v. nương vào 2 Uẩn v.v. Trong sát na tái sinh v.v. (nên bổ túc nội dung cho đến Sắc Đại Hiển nội bộ, tương tự Nhị Đề Hiệp Thế trong Nhị Đề Tiểu Lý Diện, không có điềi sai biệt nhau).

Pháp cao thượng hơn pháp thực tính nào cao thượng hơn. Pháp Thiền, Pháp Đạo, Pháp Quả, đó là những pháp cao thượng mình phải đi theo mãnh lực đó, những cái đó mình phải tìm ra những hướng đi của Nhị Đề.

Trở lại trang mục lục, trang 8.

Nhi Đề 93. Nhị Đề Dục Giới

Nhị Đề 94. Nhị Đề Sắc Giới

Nhị Đề 95. Nhị Đề Vô Sắc Giới.

Nếu mình ôm quá trong cái đó nó là Tương Quan Liên Luân Hồi, nếu mà vượt qua cái đó Phổ Độ Xuất Ly.

Pháp nào là khẳng định? Nó là Niyataduka, khẳng định con đường mình đi, nếu ôm cái đó, luân hồi là khẳng định luân hồi, nếu mà xuất ly ôm cái đó khẳng định xuất ly.

Và cái náo là pháp cao thượng, đi qua khỏi pháp cao thượng đó rồi, mình không quay trở lại hoài niệm quá khứ, không ôm giữ cái quá khứ.

Những Pháp này tuần tự. Khi Đức Phật Ngài niệm về Paṭṭhāṇa các Pháp đi tới đi tới với Ngài. 

Cũng như Ngài nói về 38 điều kiết tường, khi một vị Chư Thiên đến hỏi Ngài, Ngài tuần tự nói Pháp đến hết 38 điều kiết tường Maṅgala có 3 giai đoạn: Trong đời, giải thoát đời, con đường tu tập, từ 1 đến 18, mỗi chuyện thế sự mình phải trải qua, rồi từ 19 cho tới 30 là những cái gì mình phải tập, rồi từ 31 cho đến 38 là con đường mình phải giải thoát. Quí Phật tử phải thấy con đường đi như vậy.

Tâm luân chuyển 

Trang 8 Mục Lục. 

Nhị Đề Tùng Tâm Luân Chuyển, Tâm.

Nhị Đề Hỗn Tạp Tâm Xuất Sinh Xứ.

Nhị Đề Đồng Sinh Hỗn Tạp Tâm Xuất Sinh Xứ.

Nhị Đề Tùng Hành Hỗn Tạp Tâm Luân Chuyển.

Nhị Đề Hữu Tri Cảnh

7 Nhị Đề về Tâm. 

62 Nhị Đề Tùng Tâm Luân Chuyển

63. Tâm Xuất Sinh Xứ

64. Hỗn Tạp Tâm Xuất Sinh Xứ

65. Hỗn Tạp Tâm Luân Chuyển

66. Nhị Đề Nội Bộ

67. Nhị Đề Y Sinh.

Tuần vừa qua chúng ta nói về Nivarana những pháp triền cái hay ta nói về pháp kiết sử. 

44. Nhị Đề Triền Cái 

45. Nhị Đề Cảnh của triền cái có

46. Nhị Đề Tương Ưng Triền Cái.

47. Nhị Đề Triền Cái Cảnh Triền Cái.

48. Cảnh Triền Cái với Tương Ưng Triền Cái.

Có các loại triền cái.

Trang 278 

Triền Cái có mấy?

Pháp Thực Tính triền cái (Nivaranadhamma) nương vào Pháp Thực Tính triền cái sinh khởi vì Nhân Duyên đó là Hôn Thùy Triền Cái (Thinamiddhanivarana), Trạo Cử Triền Cái (Uddhaccanivarana) và Vô Minh Triền Cái (Avijjanivarana) nương vào Tham Dục Triền Cái (Kamachandanivarana) sinh khởi. 

Trạo Cử Triền Cái và Vô Minh Triền Cái nương vào Tham Dục Triền Cái sinh khởi, Hôn Thùy Trạo Cử. Mấy cái này nương với nhau. Cái nào nương cái gì sinh nó có trong đây, mà cái này mới nói phần Nhân Duyên, rồi mới qua phần các thuận tùng duyên, phi nhân duyên, phi tiền sinh duyên.

26. Nhị Đề Hệ Phược

27. Nhị Đề Cảnh Hệ Phược.

Là lậu hoặc. Như cô Diệu Giác làm cái bản đồ, cô bắt đầu trạo cử sinh cõi gì? Vô Minh. (Bắt đầu ra một nốt)

Trạo cử vô minh sinh bởi gì? Tham Dục (ra một nốt)

Trang 279. Vô Minh Triền Cái nương vào Kết Cửu Triền Cái. Mấy cái này là một mối liên kết nhau bởi Nhân Duyên là Tham, Sân, Si.

Tham là Tham Dục, 

Sân là kết thù

Si là Vô Minh.

Bởi 3 Nhân Duyên là Tham, Sân, Si.

Con người mình có 2 thành phần: Danh và Sắc, Tâm Thức và Sắc Pháp nương vào Nhân Duyên, Uẩn Tương Ưng là Danh Pháp. Sắc Tâm là Sắc Pháp. Tại vì lúc tâm đang hiện bày Sắc Tâm phối hợp chung với nhau.

Những cái này là những bửu bối hay là những kim chỉ nam để quí Phật tử dùng tu tập, hay khi bị phiền não thì mình dở trang phiền não ra coi, mình đang tương ưng với phiền não hay mình đang ở trong cảnh phiền não mà bất tương ưng cảnh, mình phải tìm ra được.

Thí dụ như mình ở trong phiền não về Tâm hay phiền não về Sắc. Phiền não về Tâm mình tu Thiền, chẳng hạn mình đang ngồi tu thiền mà bị phiền não có tương ưng hay không tương ưng, chẳng hạn như mình đang ngồi thiền mà tâm mình không đi được, nó đứng khựng lại, thì lúc  đó tâm sân lên, phóng dật lên, si lên, cảnh đang đến với nó, cảnh đó đang là cảnh nghịch, đó là pháp phiền não đang sinh lên. Nhưng mà tâm mình không tương ưng lúc đó mình dùng cái tâm trí tuệ nhìn thấy được cái này là cảnh phiền não thôi bắt đầu mình gỡ nó ra, thì đó là Bất Tương Ung cảnh phiền não.

Còn nếu như mình tương ưng trong cảnh phiền não thì con đường đó cũng tơ vò lại cũng cuộn lại, tại vì mình thả tơ rồi mình cuộn mình lại trong tơ, tằm nhả giây tơ rồi nằm trong giây tơ luôn, mình ở trong cảnh phiền não luôn, và mình tương ưng với phiền não đó luôn, và mình không có con đường thoát ra khỏi cảnh phiền não được. Thì mấy cái này có sẵn hết. Cái này không cần có ông thầy, mình ở nhà đọc, đọc tới đâu mình hiểu tới đó.

Mình đang tu tập để chuyển nghiệp thì đang ở tâm nào?

Tâm đang suy nghĩ, tâm đang nghỉ để trả lời, tâm trả lời. Cô đang ở trong giai đoạn nào?

Trong con đường tu tập để chuyển nghiệp mình ở tâm nào? Tâm đang suy nghĩ, tâm nghĩ để trả lời, tâm trả lời. Còn Thiện, Bất Thiện thì chưa.

Còn nếu như mình trả lời theo Pháp thì mình trả lời theo Pháp. Còn trả lời theo kiến của mình thì trả lời theo kiến.

Thế nào là trả lời theo tâm Thiện, là mình trả lời không có cái tôi cái ta không có phiền não không có tham sân si trong câu trả lời.

Con đường đang tu tập để chuyển nghiệp mình chỉ muốn nghiệp Siêu Thế để giải thoát thôi, thì sài tâm nào dẫn đi tới nghiệp Siêu Thế để giải thoát./.

-------------------------------------------------------------------

 4 phần nghiệp mà mỗi phần có 4 loại thành 16 loại nghiệp

Kammacatukka: 4 Phần Nghiệp:

1- Kiccacatukka: 4 loại nghiệp có phận-sự của nghiệp.

2- Pākadānapariyāyacatukka: 4 loại nghiệp cho quả của nghiệp theo tuần tự. 

3- Pākakālacatukka: 4 loại nghiệp cho quả của nghiệp theo thời gian.

4- Pākaṭṭhānacatukka: 4 loại nghiệp cho quả của nghiệp theo cõi giới.

I- Kiccacatukka: 4 loại nghiệp có phận-sự của nghiệp    

1.1- Janakakamma: Sinh-quả-nghiệp là nghiệp có phận-sự cho quả trong thời kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla) và cho quả trong thời kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp-hiện-hữu.

1.2- Upathambhakakamma: Hỗ-trợ-nghiệp là nghiệp có phận-sự hỗ-trợ cho nghiệp khác cho quả.

1.3- Upapīḷakakamma: Hãm-hại–nghiệp là nghiệp có phận-sự hãm hại nghiệp đối nghịch.

1.4- Upaghātakakamma: Sát-hại–nghiệp là nghiệp có phận-sự sát hại nghiệp khác.


II- Pākadānapariyāyacatukka: 4 loại nghiệp cho quả của nghiệp theo tuần tự:

2.1- Garukakamma: Trọng-yếu-nghiệp là nghiệp trọng-yếu có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh kiếp sau trước.

Nếu không có trọng-yếu-nghiệp thì cận-tử nghiệp này cho quả tái-sinh kiếp sau.

2.2- Āsannakamma: Cận-tử-nghiệp là nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung.

Nếu không có trọng-yếu-nghiệp và cận-tử-nghiệp thì thường-hành-nghiệp này cho quả tái-sinh kiếp sau.

2.3- Āciṇṇakamma: Thường-hành-nghiệp là nghiệp thường hành hằng ngày đêm. 

Nếu không có 3 loại nghiệp trên thì bình-thường-nghiệp này cho quả tái-sinh kiếp sau. 

2.4- Kaṭattākamma: Bình-thường-nghiệp là nghiệp bình thường kém 3 loại nghiệp trên, hoặc nghiệp trong kiếp quá-khứ.


III- Pākakālacatukka: 4 loại nghiệp cho quả của nghiệp theo thời gian:

3.1- Diṭṭhadhammavedanīyakamma:Hiện-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất).

3.2- Upapajjavedanīyakamma: Hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả kiếp-kế-tiếp (kiếp thứ nhì).

3.3-Aparāpariyavedanīyakamma:Kiếp-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả kiếp sau tiếp tục (kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh-A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn).

3.4-Ahosikamma: Vô-hiệu-quả-nghiệp là nghiệp không còn hiệu lực cho quả của nghiệp được nữa.


IV- Pākaṭṭhānacatukka: 4 loại nghiệp cho quả của nghiệp theo cõi giới:

4.1- Akusalakamma: Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) có 12 loại nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới là cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh.

4.2- Kāmāvacarakusalakamma: Dục-giới đại-thiện-nghiệp có 8 loại nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.

4.3- Rūpāvacarakusalakamma: Sắc-giới thiện-nghiệp có 5 loại nghiệp cho quả tái-sinh trong 16 tầng trời trong cõi sắc- giới phạm-thiên.

4.4- Arūpavacarakusalakamma: Vô-sắc-giới thiện-nghiệp có 4 loại nghiệp cho quả tái-sinh trong 4 tầng trời trong cõi vô-sắc-giới phạm-thiên.

Đó là 4 phần nghiệp mà mỗi phần có 4 loại thành 16 loại nghiệp.



No comments:

Post a Comment