Saturday, June 15, 2024

050 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 11 tháng 3, 2023

  050 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 11 tháng 3, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "050 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Câu hỏi 1: Khi đi vào bóng tối các bạn thấy cái gì?

Câu trả lời (a). Thấy tối đen.

Câu trả lời (b). Không thấy gì hết.

Câu trả lời (b), trong phòng tối đen thì mình không thấy gì hết. Mà có câu trả lời khác thì đó là tư kiến của mình, hay do kiến chấp của mình hay do tập khí của mình, thói quen của mình.

Câu trả lời (b), là chân thực tính (true nature).

Nếu trả lời câu (a) là mình nói theo quan điểm của mình.

Trong khi tu các vị Thiền Sư hay các vị Giáo Thọ, đều khuyên mình là bỏ tập khí của mình đi, đừng đem tập khí của mình vô.

Thí dụ, khi vô bóng tối mình nói "Tôi không thấy gì hết." Cái đó là chân thực tính. Còn nói "tôi thấy tối đen" đó là quan điểm, kiến chấp, kiến giải của mình.

Do đó, khi mình tu mình đi theo vế thứ 2, sự thật là sự thật. Mình phải áp dụng vì nó là sự thật.

Thì ngay khi một câu chuyện gì xảy ra mà mình lấy tập khí của mình ra thì  cộng vô nghiệp chủ thì mình sẽ theo cái đó mà đi.

Còn ngay khi mà thấy như thấy, đụng như đụng. Mình cứ phản ứng theo, đụng vô cái là mình phản ứng, mình nhạy cảm mà thói quen mình là vậy thì nó cộng nghiệp chủ Kammassakatā. Đừng có phản ứng, cái phản ứng đó, cái đó nó đem kết quả cho ngày hôm nay mình phải trả cái giá.

Khi gặp sự việc thì mình phải sống với thực tính của Pháp chứ không phải của tôi với tư kiến mà tôi đang ôm ấp giữ.

Câu hỏi 2: Tên ăn trộm đi vào căn nhà tối om thấy những gì?

Trả lời: Không biết, vì mình không phải là tên ăn trộm.

Câu hỏi thứ nhất là về "Ta". Câu hỏi thứ hai là của "Người". Hai vế khác nhau mà câu chuyện giống nhau, do đó, mình không xía vô được, và mình không trả lời được.

Tên ăn trộm đi vào căn nhà tối ôm, câu chuyện không phải của mình.

Do đó, nếu như là mình ở đây vế thứ nhất mình trả lời theo tập khí của mình. Qua vế thứ 2 mình cũng lấy tập khí của mình trả lời cho người ta, cái đó gọi là "ai quán nhàn sự", mình không lo tu.

Mấy cô phải nhớ 2 cái đó luôn đi theo mình trong cuộc đời này. Có 2 chuyện, chuyện của mình không biết, chuyện của người thì sáng.

Khi tên ăn trộm vào căn nhà tối om. Chuyện của người, đừng ôm vô. Còn khi mình đi vào trong phòng tối, mình thấy cái gì là chuyện của mình, mình phải bỏ tập khí mới an toàn được.

15.35 Như vậy thì, khi mà cô ngồi thiền hay ngọa thiền hay hành thiền hay trụ thiền trong 4 oai nghi mình thấy chân thực tính thôi, không có cái tôi, cái ta của mình, mà mình chưa vô, hay mình có vô rồi mà mình có thấy những pháp nghịch thì cái đó không phải là cái đường mình đang tu, tại vì mình có tập khí của mình bỏ vô. Đụng vô cái gì là mình bỏ tập khí mình vô là mình có cái nghiệp chủ chụp lấy mình thì cộng thành 2 thành nặng thêm, do đó, mình phải lọc cái tập khí của mình đừng để vô thì mình mới thoát được.

Mình phải sống trong 3 Pháp:

1) Pháp môn con rùa

2) Pháp môn con dơi

3) Pháp môn con nhện.

Pháp môn con rùa. Con rùa ai đụng vô nó là  6 căn thu vô trong mai rùa. Khi mà đụng vô một chân trước của nó thì nó rút 6 căn vô chỉ còn cái mai thôi, đụng chân bên trái nó rút cả 6 cái vô, đụng vô cái đuôi nó rút cả 6 cái vô.

Pháp môn con dơi, là 2 lỗ tai thật thính và 2 con mắt thật bén, nó bay thật nhanh nó mới thoát được cái lưới. 

Pháp môn con nhện. Con nhện lúc nào cũng nằm ở trung tâm, khi màn lưới nhện rung lên nó không đi ra lưới nhện không ai thấy hết. Lúc nào mình cũng phải ở trung tâm của con người mình là Trí Tuệ, phải sống trong trí tuệ của mình. Chứ không sống trong tập khí hay thói quen của mình. Mình mà buông thả trong tập khí thói quen của mình là mình chết. 

Ba pháp môn này còn gọi là "thu chế diệt" thu thúc các căn lại, chế ngự và diệt. Ba pháp môn này mình nương tựa để tu. Ba phương pháp này liên đới nhau, có con dơi, phải có con rùa phải có con nhện, chứ không đi riêng rẽ được.

Như vậy thì khi ngồi thiền, khi ngọa thiền là hành giả đang sống với 3 pháp môn này.

Khi ngọa thiền mấy cô thấy cái gì? Thấy sợ ngủ, bây giờ chặn cái sợ ngủ thì mình lo nghĩ, mình không có tập trung. 

Một Phật tử trả lời là khi ngọa thiền thì chỉ theo dõi hơi thở vô ra thôi, chứ không thấy gì hết. Những cái đó mình bị cuộn trong một cái vòng tròn.

Thấy sợ ngủ, nhân nào có, quả nào hiện, mình nuôi nó.

Mình suy nghĩ, nhân nào có, quả nào hiện, mình nuôi nó. Lo nghĩ là do mình nuôi dưỡng nó và nó vừa nằm xuống nó khởi sinh liền.

Còn cái sợ ngủ, mình nuôi nó, vừa nằm xuống nó che trạng thái mình đang ngồi niệm hơi thở vô ra.

Do đó, khi vừa nằm xuống thì mấy cô không thấy vô ra, mà mấy cô thấy đụng và có niệm và có biết, cái này là sống, chứ không phải là vô ra. Thấy cái đụng và niệm và có biết, mình đang ở trong ngọa thiền, chứ không thấy cái vô ra. Mà cô theo dõi đụng, niệm, biết thì cái "sợ ngủ mất" và không có "lo nghĩ".

Còn nếu theo dõi "vô ra" nó sẽ dẫn tới "sợ ngủ" tới "lo nghĩ". Phải hóa giải nó và không cho nó làm chủ  động  mình.

Ngài Cakkhupàla trong bài kinh Pháp Cú đầu tiên 

Ý dẫn đầu các pháp

Ý chủ trì, tạo tác.

Đức Phật, Ngài nói: Này Cakkhupàla, ta đã ngủ bao nhiêu triệu kiếp luân hồi rồi, bây giờ mà còn ngủ nữa thì không có cơ hội giải thoát, thôi trong mùa an cư này quyết thức không ngủ không nằm, không chiều theo tập khí của nó nữa.

Ngài tấn công, không phải là Ngài đối diện với nó.

Tôi có niệm, có  đụng, có biết, chứ không thấy vô và ra . Cứ chủ động nó thì lúc đó cô sống trong cái thế chủ động.

Khi người ta hỏi mình thấy cái gì khi ta ngồi thiền? Ta thấy cái đụng, thấy cái niệm, thấy cái biết, tôi đang có cái đó, tôi chỉ thấy pháp thôi, chứ không nghĩ gì khác thì mấy cô mới lướt qua được cái tập khí của mình thì mới tỉnh táo để làm việc, trong cái thế nào cũng vậy, tỉnh táo mà làm việc.

Vô Ra là mình tạo, còn Đụng Niệm là nó nằm đó mà mình không biết, mình không để ý đến nó. Thì khi cái đụng này nó ra cái thực tính, nó ra kiết sử.

Niệm thực tính, kiết sử

Biết có thực tính, có kiết sử.

Mình cứ ngồi lọc nó.

 Thì một lần ngồi thiền, một lần ngọa thiền mình lọc được bao nhiêu là kiết sử của mình cho tinh khiết lại và mình có Chánh Niệm rất là minh hiển sáng suốt, chứ không để nó muội lượt mà mình cứ mù mờ hoài, thì mới có cơ hội được.

Mình muốn được thiền thi mình phải có lời nguyện, nguyện 5 phút thiền, thì đúng 5 phút thì nó nhảy ra. Nửa tiếng thì nửa tiếng xả thiền ra. Đó là cái niệm và cái biết, cái đó là kết quả, rồi sau đó mình hồi hướng, rồi bắt đầu mình đi vào thói quen tập khí của mình. Minh phải có nguyện, tối đêm nay mình sẽ vô thiền thì nguyện cho 5 phút trong thiền, không mong nhiều, chỉ cần 5 phút thôi rồi mình hồi hướng.

 Giữa thiền và ngủ khác biệt nhau là trạng thái Niệm,có sự ghi nhớ và biết. Còn không nhập nhằng mà phá ranh giới, có một sự ranh giới dễ lắm, sau này nó cũng trở lại tập khí mình liền. Mình phải làm chủ cái Niệm này, hồi hướng xong mới ngủ, để cho nó chặn cái tập khí này, nó chờ, mình giữ cái cửa phòng này, giữ cửa thành này có 5 phút, nó nói bà này có 5 phút hà, qua 5 phút là tấn công bà đó được rồi, là cái đó mình chết rồi, mà tấn công mình được ngày hôm nay ngày mai nó tấn công nữa, mau hơn và mạnh hơn nữa. Mình phải làm đúng vậy đó, mình phải nguyện trở lại xong rồi bắt đầu mới đi, thậm chí có khi ngồi dậy đi vệ sinh.

Ở đây chỉ là lớp học chứ không phải trường thi, bước ra khỏi chùa ra khỏi công viên đó là một trường thi, và Sư mong rằng quí Phật tử không thi rớt và không thua. Học đây giỏi dở không cần, nhưng ra trường thi là mình phải đậu. Trong cái tu quí Phật tử không được khinh xuất, luôn luôn phải sẵn sàng, cái thuận thì mình có, cái nghịch mình có, cái thuận nghịch mình cũng phải có, thuận và nghịch cũng có mình phải vượt qua. Mà rớt cái thi của trường học mình có thể làm lại, còn cái rớt của cuộc đời mà trường thi của cuộc đời rớt vào 4 đường ác đạo thì khó phục hồi trở lại. Mình phải sợ cái đó.

Sư có gửi cái lip cho quí Phật tử coi một người bị tra tấn, tại sao người đó bị như vậy? là do hồi còn sống cho gà đá, sau này chết thành ngã quỉ bị đánh bị tra tấn. Bây giờ mình coi mình nói ghê quá, ác quá, nhưng mà lúc đó mình không thấy, bây giờ bị thì mình sợ. Rồi bây giờ sợ rồi có làm được không? hay đi tiếp tục nữa với tâm sân.

"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" trước tiên mình tự trách mình sau mới trách người, mình không bỏ qua được cái đó.

Do đó, cái nghiệp mình phải ngừa phòng trước khi nó xảy ra chứ đừng có khóc la khi mà mọi việc đã an bày, mình phải ngừa phòng. Sư muốn nhắc các quí Phật tử phải chuẩn bị, đây là trường thi và không bỏ xót một thí sinh nào hết. Thí sinh phải đậu, và cái trường đậu đó tỉ lệ có sát xuất.

 Tu này là cách sống, chứ không phải tu là sửa, mình biết sống là an toàn, còn nếu tu không biết sửa cách sống này không có kết quả. 

Sống lúc nào mình cũng phải biết, Đụng, Niệm, Biết. Chứ không có "Tôi, Ta", cái đó là ở trong nhân quả và mình sẽ có nghiệp chủ của nó cộng vô trong lúc đang hiện bày cái Pháp.

Khi mà đụng vô, cái người có tài sản họ chết họ đau khổ hơn người không có tài sản. Mình đây khi mình có tài sản mà đụng vô một cái mình rung động lắm. Mà mình sống trong trạng thái có biết thôi, không có một cái tài sản thì mình thoát đi.

Bài học hôm nay trong:

Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp

Tập II - Chương V

Trang 23, Mẫu Đề về các cõi giới: 

1. Địa Giới Tứ Phần (Bhūmicatukka) 

2. Tái Sinh Tứ Phần, (Paṭisandhicatukka)

3. Nghiệp Báo Tứ Phần (Kammacatukka) 

4. Tử Vong Khởi Sinh Tứ Phần (Maraṇuppatticatukka)

 Trang 24 

TRÌNH BÀY TỨ ĐỊA GIỚI MỘT CÁCH GIẢN LƯỢT

3. Tattha apāyabhūmi kāmasugatibhūmi rūpāvacarabhūmi arūpāvacara bhūmi ceti catasso bhūmiyo nāma. 

Trong bốn thể loại đó, gọi là Tử Địa Giới, tức là: 

1. Thống Khổ Địa Giới (Apāyabhūmi), 

2. Thiện Dục Địa Giới (Kāmasugatibhūmi),

 3. Hữu Sắc Thiên Giới (Rūpavacarabhūmi), và

 4. Vô Sắc Thiên Giới (Arūpavacarabhūmi).


 TRÌNH BÀY TỨ THỐNG KHỔ ĐỊA GIỚI (APĀYABHŪMI) 

4. Tāsu nirayo tiracchānayoni pettivisayo asurakāyo ceti apāyabhūmi catubbidhā hoti. 

Trong bốn thể loại Địa Giới đó, Tứ Thống Khổ Địa Giới tức là: 

1. Địa Ngục Địa Giới (Niraya), 

2. Bàng Sinh Địa Giới (Tiracchānabhūmi), 

3. Ngạ Quỷ Địa Giới (Pettivasaya), và

 4. A Tu La Địa Giới (Asurakāyo).

 TRÌNH BÀY BẢY THIỆN DỤC ĐỊA GIỚI (KĀMASUGATIBHÜMI)

 5. Manussā cātumahārājikā tvātiṃsā yāmā tusitā nimmānarati paranimmita vasavattī ceti kāmasugatibhūmi sattavidha hoti. 

Có bảy Thiện Dục Địa Giới, đó là:

 1. Nhân Loại Địa Giới (Manussabhūmi), 

2. Tứ Đại Thiên Vương Thiên Giới (Cātumahārājikābhūmi), 

3. Đao Lợi Thiên Giới (Tvātimsabhūmi),

 4. Dạ Ma Thiên Giới (Yāmābhūmi), 

5. Đâu Suất Đà Thiên Giới (Tusitābhūmi), 

6. Hóa Lạc Thiên Giới (Nimmānaratibhūmi), 

7. Tha Hóa Tự Tại Thiên Giới (Paranimmitavasavattibhūmi). 

Trong trang 24 trình bày Tứ Địa Giới một cách giản lượt có:

1. Thống Khổ Địa Giới (Apāyabhumi), 

2. Thiện Dục Địa Giới (Kāmasugatibhūmi),

 3. Hữu Sắc Thiên Giới (Rūpavacarabhūmi), và

 4. Vô Sắc Thiên Giới (Arūpavacarabhūmi).

Khổ Địa Giới có 4 phần nữa là: 

1. Địa Ngục Địa Giới (Niraya), 

2. Bàng Sinh Địa Giới (Tiracchānabhūmi), là chúng sinh lưng đi nằm ngang như con bò, con gián đi nằm ngang, con dơi đi nằm ngang, con chó đi nằm ngang, gọi là bàng sinh. Do chúng sinh đi nằm ngang nên không biết nói. Loài người hơn loài bàng sinh là lưng đi thẳng. 

3. Ngạ Quỷ Địa Giới (Pettivasaya), và

 4. A Tu La Địa Giới (Asurakāyo).

Bốn cõi này gọi là cõi khổ.

Kế đến là 7 cõi Thiện Dục Giới (KĀMASUGATIBHÜMI)

 5. Manussā cātumahārājikā tvātiṃsā yāmā tusitā nimmānarati paranimmita vasavattī ceti kāmasugatibhūmi sattavidha hoti. 

Có bảy Thiện Dục Địa Giới, đó là:

 1. Nhân Loại Địa Giới (Manussabhūmi), là loài người

2. Tứ Đại Thiên Vương Thiên Giới (Cātumahārājikābhūmi), 

3. Đao Lợi Thiên Giới (Tvātimsabhūmi),

 4. Dạ Ma Thiên Giới (Yāmābhūmi), 

5. Đâu Suất Đà Thiên Giới (Tusitābhūmi), 

6. Hóa Lạc Thiên Giới (Nimmānaratibhūmi), 

7. Tha Hóa Tự Tại Thiên Giới (Paranimmitavasavattibhūmi). 

Bảy cõi vui này ở trong Dục Giới là còn tiếp xúc với các lục dục trần gọi là Dục Giới. Dục trần là sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, là lục dục ở trong Lục Dục Thiên ở trong các cõi trời.

Trình bày mười một dục địa giới (KĀMABHUMI

Rồi tới phần thứ 3 là 

TRÌNH BÀY MƯỜI SÁU HỮU SẮC PHẠM THIÊN GIỚI (RŪPABHŪMI) 

trang 25

7. Brahmapārisajjā brahmapurohitā mahābrahmă ceti pathamajjhāna bhūmi.

 1. Phạm Chúng Phạm Thiên Giới (Brahmapārisajjābhūmi), 

2. Phạm Phụ Phạm Thiên Giới (Brahmapurohitābhūmi), và 

3. Đại Phạm Thiên Giới (Mahābrahmābhūmi) 

Cả ba Phạm Thiên Giới này gọi là Sơ Thiền Phạm Thiên Giới (Paṭhamajjhāna bhūmi)

8. Parittābhā appamāṇābhā ābhassarā ceti dutiyajjhānabhūmi. 

1. Thiểu Quang Phạm Thiên Giới (Parittābhābhūmi), 

2. Vô Lượng Quang Phạm Thiên Giới (Appamāṇābhābhūmi), và

 3. Biến Quang Phạm Thiên Giới (Ābhassarābhūmi),

 Cả ba Phạm Thiên Giới này gọi là Nhị Thiền Phạm Thiên Giới (Dutiyajjhāna bhūmi). 

9. Parittasubhā appamāņasubhā subhakiņhā ceti tatiyajjhānabhūmi. 

1. Thiểu Tịnh Phạm Thiên Giới (Parittasubhābhūmi), 

2. Vô Lượng Tịnh Phạm Thiên Giới (Appamāņasubhābhūmi), và 

3. Biến Tịnh Phạm Thiên Giới (Subhakiņhābhūmi), 

Cả ba Phạm Thiên Giới này gọi là Tam Thiền Phạm Thiên Giới (Tatiyajjhāna bhūmi)

10. Vehapphalā asaññasattā suddhāvāsā ceti catutthajjhānabhūmiti rūpāvacarabhūmi solahavidhā hoti. 

1. Quảng Quả Phạm Thiên Giới (Vehapphalābhūmi),

 2. Vô Tưởng Hữu Tình Phạm Thiên Giới (Asaññasattabhūmi), và 

3. Ngũ Tịnh Cư Phạm Thiên Giới (Suddhāvāsabhūmi), 

Cả bảy Phạm Thiên Giới này gọi là Tứ Thiền Thiên Giới (Catutthajjhānabhümi), kết hợp lại thành mười sáu Hữu Sắc Thiên Giới (Rūpāvacarabhūmi)

11. Avihā atappă sudassă sudassī akaniṭṭhā ceti saddhāvāsabhūmi pañcavidhä hoti. 

Có Ngũ Tịnh Cư Phạm Thiên Giới, đó là: 

1. Vô Phiền Phạm Thiên Giới (Avihābhūmi),

 2. Vô Nhiệt Phạm Thiên Giới (Atappābhūmi), 

3. Thiện Hiện Phạm Thiên Giới (Sudassābhūmi)

4. Thiện Kiến Phạm Thiên Giới (Sudassībhūmi), và

 5. Sắc Cứu Cánh Phạm Thiên Giới (Akananiṭṭhābhūmi).

 TRÌNH BÀY TỨ VÔ SẮC PHẠM THIÊN GIỚI (ARŪPABHŪMI) 

12. Ākāsānañcāyatanabhūmi Viññānañcāyatanabhūmi Ākincaññāyatana bhūmi Nevasaññānāsaññāyatanabhūmi ceti arūpabhūmi catubbidhā hoti. 

--------------------------------------------------------

 Sư dùng chữ Phạm Thiên Giới là lúc qua khỏi Trời Dục Giới thì các Chư Thiên sống trong đời sống phạm hạnh gọi là Phạm Thiên. 

Thiên có 2 loại:

1. Lục Dục Thiên ở trong 6 cõi trời Dục Giới gọi là Chư Thiên họ sống trong lục dục, sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp. Các Chư Thiên này cũng như mình, cũng hỉ, nộ, ái, ố, cũng thương, ghét, giận, hờn, cũng ganh tị, đố kỵ. Nhưng họ hơn cõi nhân loại là họ có phước nhiều hơn nhân loại. Thật ra họ không có gì khác. Tuy nhiên bước qua khỏi Lục Dục Thiên lên trên khỏi Lục Dục Thiên thì họ sống phạm hạnh

2. Chư Thiên sống ở 16 cõi Phạm Thiên là cõi Trời Sắc Giới thì gọi là Phạm Thiên là các quí Chư Thiên sống trong đời sống phạm hạnh (Từ, Bi, Hỉ, Xả) các vị Thiên này được gọi là Phạm Thiên.Các vị này tử cõi con người họ đã tu Từ, Bi, Hỉ, Xả rồi, họ sống trong cõi người họ đang tu Từ, Bi, Hỉ, Xả rồi, lấy Từ, Bi, Hỉ, Xả làm đề mục thiền, chứ không phải đề mục rải. Hành rải tâm từ là khác mà hành thiền tâm từ là khác. Khi họ mạng chung họ được sinh về 1 trong 16 cõi trời Sắc Giới, họ được gọi là Phạm Thiên sống đời sống phạm hạnh.

Vậy thì trong đời sống hàng ngày, trong đời sống mà quí Phật tử đang làm người, chưa lên cõi Thiên, chưa lên cõi lục dục Thiên, chưa lên Phạm Thiên mà sống Từ, Bi, Hỉ, Xả trong hành động trong thân ngữ ý, Từ Bi Hỉ Xả trong tâm Từ, trong tâm Bi, trong tâm Hỉ, trong tâm Xả, quí Phật tử luôn luôn sống như vậy thì mình đang làm chủng tử đời sống, mình đang phạm hạnh và mình cứ gieo hạt giống từ từ mình mới đi lên, không phải là có sẵn. Nhưng nếu trong đời sống hàng ngày quí Phật tử không có làm mà chạy theo lục dục trần sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, hỉ, nộ, ái, ố, mình cứ chạy theo hoài thì có làm việc thiện cũng chỉ sanh được về Lục Dục Thiên thôi. Mà tận cùng nhất để hưởng dục lạc này là Tha Hóa Tự Tại cõi của Ác Ma, Ma Vương, mà cõi đó đầy đủ hết, cõi Tha Hóa Tự Tại họ biến hóa để họ hưởng và họ có nhiều đội quân cám dỗ chúng sinh, do đó mình không thoát khỏi đội quân của họ, hay là sự chinh phục của họ, mình sẽ là nô lệ của họ.

Từ 16 cõi Sắc Thiền trở lên Sắc Giới, tới Vô Sắc Giới đều là Phạm Thiên cả.

Như vậy thì khi đang hành thiền, ngọa thiền về đêm, mình ngọa thiền trước rồi mình mới đi ngủ, hành Tứ Vô Lượng Tâm là quí Phật tử đang gieo hạt giống về Thiền Sắc Giới.

Như vậy thì khi ngay khi đang nằm trên giường  rải tâm từ cho:

- Chư Thiên,

- cho mình,

- cho Cửu Huyền Thất Tổ

- Chúng sinh

Khi ngọa thiền, mình nằm mình đụng vào giường, thế thì khi đụng có pháp thực tính và có kiết sử "tôi ta".

Lúc bấy giờ với tâm Từ này có được niệm Tứ Vô Lượng Tâm Từ, Bi, Hi, Xả không hay là đang ở trong cái đụng sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, thì ra được pháp thiền.

Trước đây là mình đi qua lục dục pháp, còn bây giờ minh đi với sắc giới pháp, rồi mình đi tới vô sắc giới pháp hay  niệm tứ xứ, đi cái nào? cái nào  cũng đụng vô Pháp chứ không đụng vô kiết sử.

Thì lúc bấy giờ khi có tâm Từ là đang đi với Sắc với Pháp, đi Không Vô Biên là vô Sắc với Pháp, đi vô trạng thái Thân, Thọ, Tâm, Pháp là đi trong Tứ Niệm Xứ.

Đụng cái nào là với thực tính của nó chứ không đi kiết sử. 

Nếu hành giả đi Lục Dục Pháp thấy sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, thì hành giả đang ở Lục Dục Thiên. 

Nếu hành giả đang ở trong Từ, Bi, Hỉ, Xả thi ở Sắc Giới Thiên. 

nếu đang ở trong Không Vô Biên, Thức Vô Biên thì ở Vô Sắc Giới Thiên. 

Nếu ở trong Thân, Thọ, Tâm, Pháp, là Tứ Niệm Xứ

Đụng cái nào biết cái đó, chứ không sống trong trạng thái kiết sử nữa.

Mình phải sống trong 3 Pháp:

1) Pháp môn con rùa ! 

2) Pháp môn con dơi ! 

3) Pháp môn con nhện ! 

Vậy thì khi mình đang ngọa thiền, mình Đụng Lục Dục thì mình dùng pháp môn con rùa thu 6 căn lại. Mình Niệm Vô Lục Dục thì mình theo pháp môn con dơi nhìn thấy rõ. Và Biết Pháp mình đang ở đâu.

Khi Niệm lục Dục thì cái Đụng này mình thu các căn lại (pháp môn con rùa) 

Niệm Lục Dục này thì pháp môn con dơi thấy rõ.

Và cái biết là con nhện nó ở đâu.

Đụng vô lục dục, đụng vô sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, thì khi đụng vô lục dục các căn mình phải thu thúc lại (như con rùa rút 6 căn của nó vào mai rùa).

Và cái niệm với lục dục thì mình phải sống như con dơi thấy rõ.

Và con nhện nó biết nó nằm ở đâu.

Qua Tứ Vô Lượng Tâm; Từ, Bi, Hỉ, Xả. Đụng vô tâm Từ, đụng vô pháp Từ mình thấy tịnh từ, rồi niệm thì tịnh tâm, biết thì tịnh ưu.

Khi vô tâm Từ hành giả hành thiền không có căn chỉ có pháp thôi.

Con dơi nó biết tâm Từ và pháp Từ thôi.

và con nhện nó biết vị trí của pháp Từ này thôi.

Đó là cô đang ở trong thiền Sắc Giới

Mình phải sống trong 3 Pháp:

1) Pháp môn con rùa ! ---- Thô Tướng

2) Pháp môn con dơi ! ---- Cận Tướng

3) Pháp môn con nhện ! -  Quang Tướng

Thô Tướng, Cận Tướng, Quang Tướng, là mình đang hành thiền Sắc Giới Tứ Vô Lượng Tâm.

Đụng với Từ, Niệm với Từ. Biết với Từ. Chứ không có nằm trên giường  rải tâm từ cho:

- Chư Thiên,

- cho mình,

- cho Cửu Huyền Thất Tổ

- Chúng sinh.

Vì là mình đang tu nên mình chỉ biết khi: Đụng với Từ, Niệm với Từ. Biết với Từ. Cũng Như vậy với Bi, Hỉ, Xả. không phải là nằm rải tâm từ

Đi tới phần Vô Sắc; Không Vô Biên, Thức Vô Biên, Vô Sở Hữu, và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. 

Đụng vô cái pháp Không Vô Biên, niệm biết

Đụng vô pháp Thức Vô Biên  niệm biết, 

Đụng vô pháp Vô Sở Hữu niệm biết

Đụng vô pháp nào mình niệm pháp đó và mình biết pháp đó là mình ở trong tâm thiền, không phải là mình đi mà tâm mình biết thôi là mình tới các cõi giới rồi. Đây là Tâm Thiền.

Đụng đâu Niệm đó Biết đó.

1. Phạm Chúng Phạm Thiên Giới (Brahmapārisajjābhūmi), 

2. Phạm Phụ Phạm Thiên Giới (Brahmapurohitābhūmi), và 

3. Đại Phạm Thiên Giới (Mahābrahmābhūmi) 

đây là Sơ Thiền Sắc Giới.

Đến 3 phần Nhị Thiền là 

1. Thiểu Quang Phạm Thiên Giới (Parittābhābhūmi), 

2. Vô Lượng Quang Phạm Thiên Giới (Appamāṇābhābhūmi), và

 3. Biến Quang Phạm Thiên Giới (Ābhassarābhūmi),

 Cả ba Phạm Thiên Giới này gọi là Nhị Thiền Phạm Thiên Giới. Những vị Phạm Thiên này sau khi sinh về các cõi trời Phạm Thiên khi họ nói ánh sáng búng tủa ra, tức là Quang Thiên.

Trạng thái Tâm Thiền là Thiểu Tịnh, Vô Lượng, Biến Tịnh

1. Thiểu Tịnh Phạm Thiên Giới (Parittasubhābhūmi), 

2. Vô Lượng Tịnh Phạm Thiên Giới (Appamāņasubhābhūmi), và 

3. Biến Tịnh Phạm Thiên Giới (Subhakiņhābhūmi), 

Cả ba Phạm Thiên Giới này gọi là Tam Thiền Phạm Thiên Giới (Tatiyajjhāna bhūmi)

Rồi trạng thái Tứ Thiền có 7 là: 

1. Quảng Quả Phạm Thiên Giới (Vehapphalābhūmi),

 2. Vô Tưởng Hữu Tình Phạm Thiên Giới (Asaññasattabhūmi), và 

3. Ngũ Tịnh Cư Phạm Thiên Giới (Suddhāvāsabhūmi), 

Cả bảy Phạm Thiên Giới này gọi là Tứ Thiền Thiên Giới (Catutthajjhānabhümi), kết hợp lại thành mười sáu Hữu Sắc Thiên Giới (Rūpāvacarabhūmi). 

Trong Ngũ Tịnh Cư Thiên có 5 cõi là:

1. Vô Phiền Phạm Thiên Giới (Avihābhūmi),

 2. Vô Nhiệt Phạm Thiên Giới (Atappābhūmi), 

3. Thiện Hiện Phạm Thiên Giới (Sudassābhūmi)

, 4. Thiện Kiến Phạm Thiên Giới (Sudassībhūmi), và

 5. Sắc Cứu Cánh Phạm Thiên Giới (Akananiṭṭhābhūmi).

là bậc chót của A Na Hàm đưa tới Alahan đạt đạo, mà trong Vô Phiền, Vô Nhiệt Thiện Hiện, Thiện Kiến, Sắc Cứu Cánh là do các hành giả tu về ngũ quyền mà không cân bằng; tín, tấn, niệm, định, tuệ, tại họ so le, họ rớt trong này. Tín mạnh về vô phiền, tín, tấn vô nhiệt, tín tấn niệm định tuệ Thiện Hiện, Thiện Kiến, Sắc Cứu Cánh không đồng đều nó sinh ra các bậc

Trang 26

'TRÌNH BÀY TỨ VÔ SẮC PHẠM THIÊN GIỚI (ARŨPABHDMI).

12. Äkãsãnañcãyatanabhũmi  Viññãnañcãyatanabhũmi Äkincaññãyatanabhũmi Nevasaññãnãsaññãyatanabhũmi ceti arũpabhũmi catubbidhã hoti.

Có Tứ Vô Sắc Phạm Thiên Giới đó là:

1. Không Vô Biên Xứ Thiên Giới (Äkãsãnañcãyatanabhũmi ),

2. Thức Vô Biên Xứ Thiên Giới (Viññãnañcãyatanabhũmi),

3. Vô Sở Hữu Xứ Thiên Giới (Äkincaññãyatanabhũmi), và

4. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên Giới (Nevasaññänäsaññãyatanabhñmi).

Trang 26 này nói đến hạng người tứ phàm phu


TRÌNH BÀY VIỆC PHÂN HẠNG NGƯỜI (PUGGALA) VÀ ĐỊA GIỚI (BHŨMI)

THEO KỆ TÔNG HỢP (GÃTHÄSAÑGAHA)

13. Puthujjanä na labbhanti suddhãvãsesu sabbathä sotäpannä ca sakadä gämino cäpi puggalã.

1. Tứ Phàm Phu (Puthujjanä),

2. Bậc Thất Lai (Sotäpannã — Tu Đà Hườn),

3. Bậc Nhất Lai (Sakadãgãmi ~ Tư Đà Hàm),

Cả sáu hạng Người này không sinh được trong Ngũ Tịnh Cư Phạm Thiên Giới (Suddhäväsabhũmi) dù với bất luận Lộ Trình Tâm Thức nào.

14. Ariyã nopalabbhanti asaññãpãyabhñmisu sesaṭṭhänesu labbhanti

ariyänariyäpi ca.

“Các Bậc Thánh Nhân không có sinh trong Hữu Tình Vô Tưởng Phạm Thiên Giới và Tứ Thống Khổ Địa Giới. Các Bậc Thánh Nhân hay không phải Bậc Thánh Nhân sinh được trong những Địa Giới còn lại. Tám Bậc Thánh Nhân (Ariyapuggala) không có sinh ở trong Hữu Tình Vô Tưởng Phạm Thiên Giới và Tứ Thống Khổ Địa Giới (Apäyabhūmi). Trong hai mươi mốt Địa Giới còn lại, đó là:

1. Bảy Thiện Dục Địa Giới (Kãmasugatibhũmi),

2. Mười Hữu Sắc Phạm Thiên Giới (Rũpabhñmi),

3, Tứ Vô Sắc Phạm Thiên Giới (Arũpabhũmi),

chí đến tám Bậc Thánh Nhân (Ariyapuggala) và ba hạng Phàm Phu [Puthujjanä ~ trừ Khổ Thú (Duggati)] cũng sinh được (vừa theo thích hợp).

Idamettha Bhũmicatukkaṃ

'Tại đây đã trình bày xong phần Địa Giới Tứ Phần (Bhũmicatukka) trong Tổng Hợp “Thoát Ly Lộ Trình (Vithimuttasañgaha).

qua trang 27 có 4 cõi khổ

TỨ THỐNG KHỔ ĐỊA GIỚI (APÄYABHŨMI)

Lời nói rằng Thống Khổ Đia Giới (Apäyabhũmi), khi phân tích câu này ra có được như vầy Apa + Aya + Bhũmi. Khi kết hợp lại với nhau thành Apāyabhũmi. Tại nơi đây, Apa gọi là “sự không có”; Aya gọi là “Thiện Nghiệp Lực”.

'Bhũmi gọi là “chỗ nương trú, chỗ sở y, chỗ nương tựa”. Xuất nguyên từ ngữ căn 'Bhũ, theo nghĩa đen là một nơi có loài Hữu Tình sinh sống.

“Theo Phật Giáo, quả địa cầu chỉ là một điểm nhỏ không đáng kể trong dãy vũ trụ bao 1a, không phải là Địa Giới duy nhất có sinh linh. Con người cũng không phải là một loài Hữu Tình duy nhất. Hệ thống tỉnh tú vô cùng tận, mà số lượng loài Hữu Tình cũng vô cùng tận. Thai bào cũng không phải là con đường tái sinh duy nhất. Bằng cách đi xuyên qua, chúng ta không thể vượt đến mức tận cùng của thế gian, Đức Phật đã dạy như vậy..

Trình bày Chú Giải (Vacanattha) rằng:

1. Tividhasampattiyo ayanti gacchanti pavattanti etenäti = Ayo ~ Cả ba thể loại tài sản (Sampatt), đó là sự an vui ở nơi Nhân Loại, sự an vui ở nơi Thiên Giới, sự an vui ở nơi Nịp Bàn, thì thường được sinh khởi do bởi Thiện Nghiệp Lực. Bởi nhân ấy, Thiện Nghiệp Lực ấy mới gọi là Aya.

2. Ayato Apagato = Apāya~ Không có nền tảng của Thiện Nghiệp Lực (tức là không có cơ hội tạo Thiện Nghiệp Lực), gọi là Apāya.

3. Bhavanti Sattã Etthãti = Bhũmi — Tắt cả chúng Hữu Tình thường sinh ở tại trú xứ Ấy, bởi nhân ấy, trú xứ ấy mới gọi là Bhũmi.

4. Apāyo eva bhũmi = Apāyabhũmi - Chính ở nơi mà không có cơ hội tạo Thiện Nghiệp Lực làm thành chỗ nương trú của tất cả chúng Hữu Tình, mới gọi là Apāyabhũmi (Thống Khổ Địa Giới)

'Như vậy, Apa + Aya sự việc bất hạnh, không có hạnh phúc là Apāya. Từ ngữ này hàm xúc một trạng thái tỉnh thần, mà cũng là một Địa Giới, một nơi sinh sống trải qua với nhiều sự sinh hoạt. Có Tứ Thống Khổ Địa Giới, đó là:

1. Địa Ngục Địa Giới (Nirayabhũmi),

2. Bàng Sinh Địa Giới (Tiracchānabhũmi),

3. Ngạ Quỹ Địa Giới (Pettabhũmi) và

4. A Tu La Địa Giới (Asurakāyabhũmi).

Nếu như xét về tội, mà chúng sinh nào phạm ngũ nghịch đại tội trong bất thiện. Trong nghiệp có 2 là Thiện Sắc Giới và Vô Sắc Giới lên Phi Phi Tưởng Xứ cực trọng nghiệp về thiện, còn ngũ nghịch đại tội là 5 điều bất thiện, giết cha giết mẹ giết Alahan, làm chảy máu chân Đức Phật, phá hòa hợp Tăng là 5 ngũ nghịch đại tội, thì họ tuột rớt xuống sau khi họ dứt mạng sống người thì họ rớt xuống đại địa ngục và từng chót nhất là vô gián địa ngục.

Trang 28

TÁM HẦM ĐẠI ĐỊA NGỤC (MAHÄNARAKA)

Còn Gọi Bát Nhiệt Địa Ngục, Đó Là:

1. Sañjivanaraka: Đẳng Hoạt Địa Ngục,

2. Kālasuttanaraka: Hắc Thằng Địa Ngục,

3. Sañghātanaraka: Chúng Hợp Địa Ngục,

4. Roruvanaraka (Dhũmaroruva): Hào Khiếu Địa Ngực,

5. Mahāroruvanaraka (Jãlaroruva): Đại Khiếu Địa Ngục,

6. Tãpananaraka: Viêm Nhiệt Địa Ngục,

7. Mahātāpananaraka (Patāpana): Đại Nhiệt Địa Ngục,

8. Avīcinarakea: Vô Gián Địa Ngục.

Tầng địa ngục thứ 8 là Vô Gián Địa Ngục rớt vô là nặng nhất. Như Đề Bà Đạt Đa hay A Xà Thế rớt vô Vô Gián Địa Ngục là tầng thứ 8 của địa ngục, rồi trả hết nghiệp đó, là sát na thứ 7 của Đổng Lực, sau khi chết là đi liền vào Vô Gián Địa Ngục liền, thì khi hết tầng Vô Gián Địa Ngục mà còn dư xót tội thì lên tiếp Đại Nhiệt Địa Ngục, lên tiếp Viêm Nhiệt Địa Ngục, từ từ đi lên lại. Khi trả hết ở Vô Gián Địa Ngục  rồi đi hết từ tầng địa ngục đi lên đến tầng địa ngục thứ nhất thì bắt đầu đi lên làm bàng sinh dòi, rắn, dế, gián v.v...

Rồi từ bàng sinh sinh lên ngã quỉ đói và khát, rồi qua khỏi ngã quỉ thì sinh lên atula đánh lộn chém giết, đó là dư xót cái nghiệp. Rồi khi ra ngoài đời rồi, khi qua đến kiếp người thì đến sinh làm người lạc vô nhân, sinh ra là câm, điếc, mù, khuyết tật. Có những chúng sinh sinh ra có cái bớt đen có lông trên đó là mình biết nó ở đâu rồi, nó chưa lột hết, nó còn nghiệp rượt theo nên còn xót lại cái bớt.

Khi quí Phật tử đọc phần làm người lạc vô nhân sinh ra là câm, điếc, lưỡng giới (2 giới tính) ở trong phần 12 hạn người mới thấy cái nghiệp nó ghê lắm, nên có những người đã sinh ra được làm người nhưng tư tưởng của con người không có trí, họ muốn chuyển giới là do cái nghiệp trả chưa hết còn xót rượt tới, mình mới thấy chúng sinh này vô minh và ái dục còn nghiệp chủ rượt chạy không kịp, tại vì họ không gặp bậc hiền trí hay bậc trí tuệ để chỉ dạy họ đi theo cái nghiệp của họ. 

Đức Phật nói là từ trong tối đi ra sáng, rồi sáng chưa đi tới sáng nữa mà  trở về tối trở lại.

Tới 5 hàng tăng địa ngục này

NĂM HẦM DU TĂNG ĐỊA NGỤC (USSADANARAKA)

1. Gũthanaraka: Phấn Nị Địa Ngục,

2. Kukkulanaraka: Nhiệt Khối Địa Ngục,

3. Simpalivananaraka: Đại Châm Thọ Lâm Địa Ngục,

4. Asipattavananaraka: Đại Kiếm Diệp Lâm Địa Ngục.

5: Vettaraninaraka: Khôi Hà Địa Ngục.

Khi đi tới 5 hàng du tăng địa ngục này không phải là ông sư đi du hành, trang 29 có ghi là:

Tại nơi đây, từ ngữ Ussada dịch là "có rất nhiều"; như có lời Chú Giải rằng: Ussīdantinānādukkā etthāti = Ussada - khổ đau có nghĩa là các sự thống khổ có rất nhiều ở trong Địa Ngục Địa Giới này, mới gọi là Ussada (Du Tăng: sự thống khổ ngày càng gia tăng; càng bị tăng thêm sự thống khổ).

Thì du tăng là tăng dần lên. Nên du tăng địa ngục này còn gọi là tiểu địa ngục nằm xung quanh đại địa ngục.

Và vị trí tám hầm đại địa ngục (Mahānaraka) chia ra 15,000 do tuần mỗi cái đều là 15,000 do tuần cách nhau.

Trang 30:

Còn vị trí năm hầm du tăng địa ngục xung quanh Đại Địa Ngục, có rừng rậm, núi đồi, đại dương, sông Hằng, các cù lao nhỏ, và cũng có hoang đảo nơi mà không có con người sinh sống.

DIÊM VƯƠNG VÀ CHÚA NGỤC (YAMARÃJA - NIRAYAPÄLA).


Ngài Diêm Vương (Vamarāja) là vị Chủ Quản hạng Thiên Cung Ngạ Quỷ (Vimānikapeta), đôi khi cũng có được thụ hưởng sự an vui, tức là được trú ngụ ở trong Thiên Cung, có Thiên Mộc Như Ý, có vườn hoa tiên cảnh, có tiên nữ múa ca hầu hạ; đôi khỉ cũng có cảm thụ sự đau khổ chính từ nơi Nghiệp Quả Dị Thục mà phải hiện hữu ở trong Địa 'Ngục ấy. Như có kệ dẫn chứng phần Päi ngữ được trích ở trong Bộ Ngũ Thập Thượng. Phần Chú Giải (Uparipaṇṇāsa Aṭṭhakathā) và Tam Pháp Tăng Chỉ Bộ Chú Giải (Tikaṅguttara Aṭṭhakathā) rằng: Yamarãjã nãma vemānikapetarãjã ekasmiṃ kāle dibbavimāna dibbakapparukkha dibbauyyāna dibbanātaka dibbasampattiṃ anu bhayati ekasmiṃ kãle kammavipākanaṃ.

Lời nói rằng Quả Dị Thục của Nghiệp Báo đó chính là Quả Dị Thục Bắt Thiện Nghiệp Lực. Có lời giải thích cặn kẽ rằng: vị Chủ Quản hạng Thiên Cung Ngạ Quỷ này, thời gian khi vẫn còn ở Nhân Loại đã là người tạo tác Thiện Nghiệp Lực cùng với Bất Thiện Nghiệp Lực; khi đã mệnh chung thì được hóa sinh trong Thiên Giới ở Bậc Tứ Đại Thiên Vương. Là do Tâm Tái Sinh Vô Nhân Thiện Thú (Sugati Ahetuka Paṭisandhi) cũng có, hoặc là do Tâm Tái Sinh Nhị Nhân cũng có (Duhetuka Paṭisandhi) và hoặc là do Tâm Tái Sinh Tam Nhân cũng có (Tihetuka Paṭisandhi) tương tự với hết tất cả Chúng Thiên Thụ Khổ Nạn Giả (Vinipātika Devatä). Tắt cả cũng do bởi mãnh lực của Thiện Nghiệp Lực. Vị Chủ Quản hạng Thiên Cung Ngạ Quỷ này mới có cơ hội sẽ được chứng đạt Đạo Quả. Còn trong thời bình nhật, đôi khi cũng có được thụ hưởng Quả Dị Thục của việc Thiện, đôi khi cũng phải thụ hưởng Quả Dị Thục của việc Bất Thiện, tương xứng vừa theo với Nghiệp Báo mà bản thân mình đã có tạo ra. Vị Chủ Quản hạng Thiên Cung Ngạ Quỷ nào đã đạt Thánh Đạo thì vị Chủ Quản hạng Thiên Cung Ngạ Quỷ ấy sẽ hằng luôn được thụ hưởng sự an vui của Thiện Sự, tính kể từ thời điểm lúc vừa chứng đạt Thánh Đạo trở đi. Xin tất cả Quý Học Giả nên hiểu biết như vầy.

(dứt trích đoạn)

--------------------------------

Ở trong địa ngục có Diêm Vương và Chúa Ngục. Thì khi chúng sinh rớt trong địa ngục này Diêm Vương không phán xét có tội hay không có tội mà do nghiệp của mình khiến mình xuống địa ngục, nhưng Ngài Diêm Vương là người ở  cõi Tứ Thiên Vương 15 ngày, và 15 ngày Ngài xuống địa ngục, Ngài giúp chúng sinh chứ Ngài không tra khảo hay là hạch hỏi xét tội chúng sinh. Chúng sinh đi theo nghiệp của họ. Ngài nói 5 điều Thiên Sứ, Ngài chỉ nhắc 5 điều Thiên Sứ, mà nếu như quí Phật tử không thuộc 5 điều Thiên Sứ này mà nhỡ như trong con đường tu của mình mà thiếu cái Đụng, thiếu cái Niệm, thiếu cái Biết, mình lọt vô địa ngục, thì Diêm Vương hỏi 5 điều Thiên Sứ mình không biết.

Cẩn thận 5 câu hỏi của Diêm Vương.

trang 33 

LỜI VẤN HỎI CỦA NGÀI DIÊM VƯƠNG BAO GỒM VỀ NGŨ THIÊN SỨ:

+ Thiên sứ thứ nhất: đó là sự sản sinh, tức là trẻ sơ sinh vừa mới chào đời.

+ Thiên sứ thứ hai: đó là sự lão mại, tức là người già nua

+ Thiên sứ thứ ba: đó là sự ốm đau, tức là người ốm đau bệnh hoạn

+ Thiên sứ thứ tư: đó là người bị trừng phạt bởi theo Pháp Luật, tức là người bị thi hành án lệnh của Vua Quan.

+ Thiên sứ thứ năm: đó là sự tử vong, tức là tử thi.

Khi Diêm Vương hỏi 5 điều về ngũ thiên sứ mình trả lời được thì mình thoát.

Do đó, trong lúc ngủ mình rải tâm từ, niệm sự chết. Còn trong ngày thấy 4 điều là cái sinh, cái già, cái bịnh và người bị tù tội bị hình phạt, còn lúc ngủ thì thấy sự chết. 

Cái chết và sự ngủ khác nhau là khi người chết tâm thức hết còn lại cái xác thôi. Người ngủ còn tâm thức hữu phần giữ mạng sống của Danh Pháp và sắc thân còn. Tâm hữu phần bắt cảnh quá khứ; nghiệp, nghiệp tướng và nghiệp thú tướng, lúc mình ngủ là tâm hữu phần làm việc, mình nằm mơ là cảnh nghiệp, nghiệp tướng nó tới.

Khi Ngài Diêm Vương đã nhìn thấy hạng người ấy rồi, mới đề cập đến rằng: "Này người kia ! Bây giờ Ta sẽ hỏi người rằng, khi người vẫn còn ở trong Cõi Nhân Loại ấy, có từng được thấy trẻ sơ sinh vưa mới chào đời hay không ?"

Hữu Tình Địa Ngục trả lời rằng:

- Tôi đã từng nhìn thấy

- Trong sát na đã được nhìn thấy trẻ sơ sinh ấy, tự bản thân người có nghĩ tưởng đến rằng "tự bản thân này cũng sẽ phải bị tái sinh lại nữa như vậy, và đã từng có được nỗ lực kiến tạo Xả Thí (Dāna), Trì Giới (Sīla), Tu Tập (Bhāvanā), và khi sẽ làm thành được đạo lộ thì sẽ giúp đỡ bản thân mình cho được thoát khỏi khổ đau từ sự sinh mà làm thành chúng từ khởi sinh hay không ?

Đứa bé ra đời mình có Xả Thí, có Trì Giới, có Tu Tập không ? 

Như thế nào là có Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập ?

- Thứ nhất là đứa bé ra đời mình phải Xả Thí liền cho một sự sống, chứ không phải là vì vui, cho nó sữa, cho nó chất bổ để nó có sự sống.

Còn Trì Giới là gì ?

- Mình phải ngăn ngừa Thân, Ngữ, Ý.

Tu Tập là gì ?

- Là mình phải có Niệm và Tỉnh Giác

Thấy một người già mình Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập.

Thấy người bịnh mình Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập.

Thấy người bị trừng phạt mình Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập.

Thấy một tử thi mình Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập

Chữ Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập. Đụng là Thí, Niệm là Trì Giới, Tu Tập là Biết, biết con đường Tu Tập của mình.

Mình không có vọng động mà mình nói những lời sai trật và ngữ của mình không trong sạch, ý của mình không trong sạch, thân của mình không trong sạch, thì sự tu tập của mình gián đoạn ngay chỗ trì giới này rồi.

Các tầng địa ngục khác khi còn xót nghiệp ác trong Đại Địa Ngục thì phải qua mấy tầng địa ngục khác nữa, nên "Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục”, nghĩa , khi mất thân người khó trở lại làm người, tại vì mình cứ trôi lăn.

Chung qui là do Thân, Ngữ, Ý. Cái tu tập mình không có Niệm, Tỉnh Giác, cái Trì Giới không có Thân, Ngữ, Ý, ở trong Pháp, mình cứ buông lung theo kiết sử.

Bây giờ mình thấy một người già, một người bịnh, mình tới mình Xả Thí mình cho ra, mình Trì Giới, mình Tu Tập là 3 vế.

Đọc thấy ở trong mấy tầng địa ngục này từng mỗi cái có giải thích 

Đọc trang 43  Lời vấn đáp của Đức Vua Nemi và Thiên Tử Mātalī

Trang 55

Tích truyện Đức Vua Daṇdakī. 

Trong tích truyện Đức Vua Daṇdakī này có câu chuyện Bồ Tát Chánh Đẳng Chánh Giác danh xưng là Kisavaccha, vị này là bậc đã chứng đắc Bát Thiền cùng với Thắng Trí và ngồi dưới gốc cây ở vườn ngự uyển của Đức Vua Daṇdakī. Đức Vua và những người trong thành đều là người tà kiến. Có một nàng phi trong hoàng cung bị thất sủng bị đuổi ra khỏi hoang cung, cô này đi ra thấy vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác ngồi dưới gốc cây cô đã khởi sinh sự suy nghĩ sai trật rằng: "Gã Đao Sĩ này là kẻ ty liệt. Nếu là như thế thì hết tất cả những điều bất hạnh xui rủi mà hiện đang có ở trong toàn thân của Ta đây, nếu như Ta đem đổ lên trên thân của kẻ ty liệt này, sẽ làm cho Ta được đón nhận những điều kiết tường." Khi người kỹ nữ nghĩ như vậy xong thì lấy cây đánh răng để chà răng mình, rồi lấy nước dơ mà đã đánh xong cùng với cây đánh răng đổ lên đầu của Ngài Đạo Sĩ đang tĩnh tọa nơi ấy. Không bao lâu sau Đức Vua gọi vô phục chức cho người kỹ nữ này. Bà này liền nghĩ là do bà trút đồ dơ xuống ông Đạo Sĩ đó mà bà được phục hồi làm phi lại. Việc bà được phục hồi lại không phải do việc bà đổ đồ dơ lên vị Đạo Sĩ Bồ Tát mà là do Đức Vua Daṇdakī có sự nghĩ tưởng nhớ đến bà ta chứ không liên quan gì đến hành động của bà đã tạo tác.

Lúc đó có vị Bà La Môn Quân Sư phạm lỗi bị Đức Vua đuổi đi, trên đường đi gặp bà kỹ nữ này bà hỏi tự sự thì vị Bà La Môn Quân Sư nói bị đuổi, bà kỹ nữ bèn nói trút đồ dơ lên vị Đạo Sĩ thì sẽ được phục chức, ông này nghe lời về nhà đánh răng tắm rửa rồi đem nước dơ đó đổ lên vị Đạo Sĩ này, Bồ Tát vẫn ngồi yên chịu.

Một thời gian sau ông Bà La Môn Quân Sư được phục hồi lại. Sự việc ông Bà La Môn Quân Sư được quay trở vào và được đón nhận lại chức vụ như xưa, trường hợp đó, không phải là phát sinh tư nơi hành động mà ông ta đã làm với vị Đạo Sĩ Bồ Tát. Mà đó chỉ là từ nơi sự cố gắng của bản thân ông ta đã từng tìm kiếm cơ hội để cho mình được quay vào đó nhận chức vụ ban đầu.

Rồi sau đó Đức Vua nhận được tin ở nông thôn có giặc giả nổi lên, Đức Vua đem binh đi đánh giặc, hai người này cố vấn Đức Vua là khi hai người này bị thất sủng đã làm như vậy, bây giờ Đức Vua ra trận mà muốn thắng Ngài đem hết toàn quân của mình đến đổ hết đổ dơ lên người vị Đạo Sĩ thì sẽ chiến thắng.

Thì Đức Vua nghe lời làm theo, người vị Đạo Sĩ đầy ngập nước dơ, và Đức Vua đem quân đi đánh giặc và trở về chiến thắng. Khi trở về, Chư Thiên, người anh của Ngài Bồ Tát đến đón vị Đạo Sĩ Bồ Tát ra khỏi kinh thành bằng cách Nhập Thiền Định, hiện bày Thắng Trí rồi bay trên hư không.

Khi vị Đạo Sĩ Bồ Tát đã ra khỏi kinh thành thì bắt đầu mưa, lúc đầu thì mưa thông thường. Tiếp đến là những trận mua cát, rồi mưa với những bông hoa, rồi mưa vàng, mưa ngọc, dân chúng vội vã chạy nhanh ra khỏi nhà của mình để nhặt lấy những đồ vật có giá trị này và cất giữ làm thành tài sản của mình. Khi dân chúng đang bị kích động, chảy ra quanh quẩn lượm nhặt các vật có giá trị này thì chính ngay sát na ấy và tại nơi đó, đã phát sinh lên những vũ khí và than lửa cháy đỏ, rơi xuống và tiếp chạm vào tất cả dân chúng luôn cả Đức Vua Daṇdakī dẫn đến sự mạng vong khắp hết cả đất nước. Khi tất cả dân chúng cùng với Đức Vua Daṇdakī đã bị mạng vong rồi, đã phải bị thụ lãnh thống khổ ở trong Nhiệt Khối Du Tăng Địa Ngục (Ussada Kukkulanaraka). tức là Địa Ngục Tro Nóng, có tro nóng xông vào hết cả cửu khiếu. Còn phía trên đầu thì có than lửa cháy đỏ rơi xuống.

Hiện tượng cá bị hút lên mà nó rớt xuống thì sau đó nạn đói tới, sau nạn đói thì binh đao, rồi ôn dịch, rồi chết.

Bên Úc cá ở dưới sông bị hút lên không, mà theo khoa học nói đó là cơn xoáy luồng cá đang đi hút lên trên rồi nó rớt xuống lại, người ta gọi là mưa cá.

Mấy cái đó mình ngồi nghiệm lại Phật dạy, kinh sách có nói, mà không phải khoa học nói mà mình biết như vậy mà lo tu. Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập.

Thấy 5 hiện tượng Thiên Xứ này thì bắt đầu Xả Thí, Trì Giới, Tu Tập, rồi mình mới có hồi hướng cho Thiên, cho mình, cho Tổ, cho chúng sinh. Mình phải Từ, Bi, Hỉ, Xả.

Khoa học nói đúng, một cơn xoáy lốc ở dưới biển xoáy lên đi ngang qua một luồng cá đang ở trong đó, nó hốt lên cái nó bắt đầu rớt xuống lại thì ở đây gọi là mưa cá.

Trang 59 

Bài kinh 6. Một vài địa ngục người đã sát hại phụ mẫu phải bị thụ lãnh thống khổ.

Bài kinh 7. Tích Truyện Đức Vua Nālikera

Bài kinh 8. Tích Truyện Đức Vua Ajjuna

Bài kinh 9. Tích Truyện Đức Vua Majjha

Bài kinh 10. Tích Truyện Đức Vua Dasabhātika.

Bài kinh 11. Tích Truyện Đức Vua Upavara

Tích Truyện Đức Vua Upavara là không nói lời chân thật, nói sai lởi, thì ông ta có thần lực bị biến mất.

Trang 65.

Thần lực của Đức Vua Upavara, ông nói vọng ngữ

 + Lần thứ nhất ông mất 4 thần lực

 + Lần thứ hai, bị đất rút xuống đến mắt cá.

+ Lần thứ ba, bị đất rút xuống đến đầu gối.

+ Lần thứ tư, bị đất rút xuống đến mông.

+ Lần thứ năm, bị đất rút xuống đến rốn.

+ Lần thứ sáu, bị đất rút xuống đến ngang ngực.

+ Lần thứ bảy, bị  đất rút xuống đến đầu.

Và khi ấy, lửa ở Vô Gián Đại Địa Ngục bốc cháy xông lên, làm thành tấm màn đen bao trùm lấy thân xác Đức Vua Upavara, kể từ ở trên đầu cho đến bàn chân và rồi chìm sâu xuống lòng đất.

Trang 70 Bài kinh 13. Tích Truyện Đức Vua Ajātasattu.

Tới phần vua Ajātasattu (A Xà Thế) nghe lời Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) phạm tội bị vô địa ngục.

Tới phần bàng sinh Tiracchana trang 71.

Chú Giải (Vacanattha): Tiro añjantiti = Tiracchāna: Loài Hữu Tình đi với phần thân (như là đầu, lưng v.v..) nằm ngang gọi là Bàng Sinh: hoặc một ý nghĩa nữa, loài Hữu Tình mà bị cản trở việc tiến hóa Đạo Quả gọi là loài Bàng Sinh.

Trang 74 - 75 Nói về có 1024 thể loại Long Vương

Tới phần ngạ quỉ trang 80 đến trang 96.

Tích Truyện 84,000 ngạ quỷ ở trang 94.

Trang 96. Loại hữu tình đã tử vong rồi lại không được đón nhận phần phước báu được hồi hướng. 

Không phải là mình hồi hướng phước mà cửu huyền thất tổ ông bà mình được hưởng. Có những loại chúng sinh hồi hướng mà không hưởng được. Quí Phật tử phải đọc kỹ đoạn này.

Tới phần Atula trang 99

Có 3 loại Atula: 

1. Thiên Atula

2. Quỷ Atula

3. Địa ngục Atula

Thiên Atula là ở dưới chân núi Tu Di, gốc trước của quí Ngài ở cung trời Đao Lợi, ở trên đó uống rượu say, rồi 33 thanh niên khác lên hất đám Chư Thiên đang say ở trên Đao Lợi này rớt mà phước họ còn chưa hết nên họ nằm dưới chân núi Tu Di, sau khi họ hết say rượu tỉnh thức mà họ vẫn chưa biết là họ bị hất ra khỏi cõi trời Đao Lợi và đang ở dưới chân núi Tu Di, tới khi  cây có bông hiện ra thì  cây ở chân núi Tu Di khác với cái cây ở cung trời Đao Lợi, thì lúc đó các vị mới biết mình đang ở chân núi Tu Di. Thì lúc bấy giờ Deva Asurā là Atula Thiên.

Còn Atula quỷ là con người mình. Khi người nào khởi sân lên Atula hộ trợ vô xúi đánh, đó là Atula quỷ. Nếu mình mất bình tỉnh bị nó xúi dục trợ vô tâm. 

Thứ ba là Địa Ngục Atula là các vị chúa ngục.

Trang 102. Sự kiện lịch sử Chư Thiên tăng Tam Thập Tam Thiên Giới đã thực hiện cuộc chiến tranh với năm nhóm Atula Thiên.

Cây ở Tam Thập Tam Thiên là cây san hô Pāricchattaka (cây san hô) còn cây ở chân núi Tu Di là cây Pāṭalī tức là cây so đũa.

Trang 104.

 Chiến tranh giữa Atula Thiên và Thiên Chủ để dành lấy thủ phủ Ayujjhapura (Bất Chiến Đấu Thủ Phủ) mà xưa kia là của mình. Trận chiến này không bao giờ ngừng.

Trang 113

Nam Thiệm Bộ Châu là cõi nhân loại của mình có Tham, Sân, Si. Người có tu là có Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ, Ba La Mật. Thì quí Phật tử sẽ có con đường đi của người. 

Trang 117. Có 4 Châu nhân loại là:

1. Pubbavidehadvipa - Đông Thắng Thần Châu.

2. Aparagoyānadvipa - Tây Ngưu Hóa Châu.

3. Jambudvipa - Nam Thiệm Bộ Châu

4. Uttarakurudvipa - Bắc Câu Lư Châu.

Mình ở Nam Thiệm Bộ Châu, Jambudvipa là Nam Thiệm Bộ Châu, dịch ra tiếng Pali là Đào Hoa đảo

Trang 119. 

Chu vi Tu Di Sơn có bảy tầng lớp Thất Bảo Sơn bao bọc.

+ Tầng lớp thứ nhất gọi là núi Yugandhara cao tám mươi bốn ngàng do tuần (84,000).

+ Tầng lớp thứ hai gọi là núi Īsadhara cao bốn mươi hai ngàn do tuần (42,000).

+ Tầng lớp thứ ba gọi là núi Karavika cao hai mươi mốt ngàn do tuần (21,000).

+ Tầng lớp thứ tư gọi là núi Sudassana cao mười ngàn năm trăm do tuần (10,500).

+ Tầng lớp thứ năm gọi là núi Neminadhara cao năm ngàn hai trăm năm mươi do tuần (5,250)

+ Tầng lớp thứ sáu gọi là núi Vinataka cao hai ngàn sau trăm hai mươi lăm do tuần (2,625).

+ Tầng lớp thứ bảy gọi là núi Assakaṇṇa cao một ngàn ba trăm mười hai do tuần lẻ năm (1,312.5).

Mỗi cái núi có đại dương bao bọc.

Xong phần nhân loại thì qua phần Tứ Đại Thiên Vương 

Trang 122

1. Cattāro mahārājāno - Catumahārājā - Bốn vị Vua Trời của Hội Chúng Thiên, gọi là Tứ Đại Thiên Vương. Tứ Đại Thiên Vương là bốn vị Thiên Vương cai quản chúng sinh: 

1. Vua Dhatarattha (Trì Quốc Thiên Vương): ở hướng Đông Tu Si Sơn, Ngài là vị cai quản tất cả Thiên Chúng Càn Thát Bà (Garndhabba). (Còn gọi là Đông Trì Quốc Thiên Vương).

2. Vua Viruḷhaka (Tăng Trưởng Thiên Vương): ở hướng Nam Tu Di Sơn, Ngài là vị cai quản tất cả Thiên Chúng Ác Dạ Xoa (Kumbhaṇḍa). (Còn gọi là Nam Tăng Trưởng Thiên Vương).

3. Vua Virūpakkha (Quảng Mục Thiên Vương) : ở hướng Tây Tu Di Sơn, Ngài là vị cai quản tất cả Thiên Chúng Long Vương (Nāgadevatā). (Còn gọi là Tây Quãng Mục Thiên Vương).

4. Vua Kuvera hoặc Vua Vessuvaṇṇa (Đa Văn Thiên Vương): ở hướng Bắc Tu Di Sơn, Ngài là vị cai quản tất cả quỷ Thần Dạ Xoa (Yakkhadevatā). (Còn gọi là Bắc Đa Văn Thiên Vương).

Các vị Tứ Đại Thiên Vương cai quản bốn châu thiên hạ và coi bốn chúng sinh. Do đó, thì Long Vương, Dạ Xoa, Càn Thát Bà cũng nằm trong Tứ Thiên Vương.

Tứ Đại Thiên Vương cai quản Chư Thiên ở vùng núi đồi.

Trang 123 

CHƯ THIÊN Ở DƯỚI QUYỀN LỰC CAI QUẢN CỦA TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG.

1. Pabbataṭṭhadevatā - Sơn Cư Thiên: Chư Thiên nương trú dọc theo núi đồi.

2. Ākasaṭṭhadevatā - Không Cư Thiên: Chư Thiên nương trú trong hư không

3. Khiḍḍadosikadevatā - Ngoạn Lộng Bắt Cố Tử Hoạt Chư Thiên: Chư Thiên bị mạng vong vì mê say vui thích (duyệt ý) trong việc nô đùa chơi giỡn đến cả việc quên thọ dụng vật thực.

4. Manopadosikadevatā - Ý Sân Chư Thiên: Chư Thiên bị mạng vong do bởi sự sân hận.

5. Sīltavalāhakadevatā - Hàn Lãnh Chư Thiên: Chư Thiên làm cho hư không khởi sinh mát lạnh.

6. Uṇhavalāhakadevatā - Viêm Nhiệt Chư Thiên: Chư Thiên làm cho hư không khởi sinh nóng nực.

7. Candimadevaputtadevatã - Nguyệt Thiên Tử: Chư Thiên trú trong mặt trăng.

8. Suriyadevaputtadevatā - Nhật Thiên Tử: Chư Thiên trú trong mặt trời.

Nhìn chung lại thì Chư Thiên có 3 loại.

Trang 124 

1. Bhummaṭṭhadevatā - Địa Cư Thiên: Chư Thiên trú trên mặt quả địa cầu.

2. Rukkhaṭṭhadevatā - Mộc Cư Thiên: Chư Thiên trú trên các cây.

3. Ākasaṭṭhadevatā - Không Cư Thiên: Chư Thiên trú trên khoảng hư không.

Chư Thiên ở ao hồ sông núi là Địa Cư Thiên. 

Còn Chư Thiên ở trên các cây rừng rậm là Mộc Cư Thiên. 

Chư Thiên ở trên tầng cao có thiên cung là Không Cư Thiên.

Thân bằng quyến thuộc cha mẹ ông bà của mình mất thì đi trong 3 cõi này. Trừ khi họ làm một ác nghiệp thì mới đi xuống cõi khổ. Mình đây cũng vậy. Phước nhiều thì lên Không Cư Thiên, phước vừa vừa thì ở Địa Cư Thiên, phước thấp ở Mộc Cư Thiên, ở những cây cổ thụ lớn là Mộc Cư Thiên.

Có 4 Chư Thiên có tâm hung ác là 

1. Yakkho, Yakkhinī : tức là Quỷ Thần Nam Dạ Xoa, Quỷ Thần Nữ Dạ Xoa.

2. Gandhabbo, Gandhabbī : tức là Thiên Nam Càn Thát Bà, Thiên Nữ Càn Thát Bà (còn gọi là Hương Thần, Tâm Hương Hành, Hương Âm).

3. Kumbhaṇḍo, Kumbhaṇḍi: Tức là Thiên Nam Ác Dạ Xoa, Thiên Nữ Ác Dạ Xoa.

4. Nāgo, Nāgī   : tức là Nam Long Vương, Nữ Long Vương

 Trong bài kinh 129 Ngài Tịnh Sự Ngài dạy là khi mình có chuyện gì lo sợ mà không yên tâm hồi hộp, chuyện gì bất toại nguyện, nghiệp báo trổ. Khi có hữu sự thì đọc cầu Chư Thiên :

Bài kinh 129.

Cattāro ca mahārāje  Lokapāle yassasine

Kuveraṃ Dhataraṭṭhañca  Virūpakkhaṃ Vỉrulhakaṃ

Ye ceva pūkhitā honti    Dāyakā ca anipphalā.


Với mọi quan tâm, người có lòng

Phải dâng lễ cúng các gia tông,

Các vong linh những người quyến thuộc,

Cùng với Chư Thiên lẫn Thổ Thần.

Tri Quốc, Đa Văn, Quảng Mục Vương,

Thiên Vương Tăng Trưởng giữ cõi trần,

Tứ Thiên Vương được người tôn kính,

Thí chủ không mất quả Phước phần.

Bởi vì kêu khóc sầu bi thảm.

Thương tiếc than van chẳng ích chi,

Bất lợi vô ích người quá cố,

Khi thân nhân quen thói lệ thừa.

Song lễ vật này được cúng dâng.

Khéo bày an trú ở Chư Tăng,

Quả này hiện tại và sau nữa,

Lợi lạc lâu dài với cố nhân.

Bài kinh này đọc khi có hữu sự thì có kết quả liền

anipphalā là  có quả báo mình cầu xin là có kết quả liền, hữu cầu tắc ứng. Những lời cầu nguyện lòng thành sẽ có kết qua.

Hồi đó, ở chùa Ngài Tịnh Sự Chùa Siêu Lý quận 6 Ngài đánh máy câu kinh này rồi dán lên tường, dưới để bát nhang, Ngài nói khi hữu sự thì đọc cầu Chư Thiên./.

----------------------------------------------------------------------------

Năm câu hỏi của Diêm Vương về Năm Thiên Xứ.
Năm thiên xứ (Devadūta) là:
Năm thiên xứ (Devadūta), năm hiện tượng như sứ giả đến báo tin, năm hiện tượng làm tâm thức tỉnh tu tập:
1. Trẻ sơ sinh (Darara), cảnh tượng hài nhi mới sanh ra yếu ớt, bất lực, chịu nhiều điều khổ... cảnh tượng ấy cảnh báo cho bậc trí sợ hãi sanh tử mà tu tập.
2. Người già (Jiṇṇa), cảnh tượng một ông lão hay bà lão thân thể suy tàn, thể lực suy yếu, bạc nhược... cảnh tượng ấy cảnh báo cho bậc trí chán nản mà tu tập.
3. Người bệnh (Byādhita, ābādhika), cảnh tượng một người mắc phải bệnh tật chịu đau đớn với cảm thọ khốc liệt, oằn oại rên xiết... cảnh tượng ấy là điềm báo cho bậc trí chán xác thân mà tu tập.
4. Người bị gia hình (Kammakāranappatta), cảnh tượng một người phạm lỗi lầm bị xử tội, bị hành phạt, như bị đánh đập tra tấn với nhiều hình thức đáng sợ... cảnh tượng ấy làm động tâm người trí, nhận thức thảm trạng cuộc đời mà tu tập.
5. Người chết (Mata), cảnh tượng một người mất mạng sống, bị thiêu xác hay bị chôn vùi trong lòng đất hoặc bị vất bỏ tại tha ma mộ địa... cảnh tượng ấy làm động tâm người trí, nhận thức sự giả tạm của thân này mà tu tập.
Trung Bộ Kinh III. 179.