Monday, April 15, 2024

045 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 2 tháng 4, 2023

        045 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 2 tháng 4, 2023 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "045 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Hành xả ba la mật có cái tư riêng của mình, chẳng hạn như tình cảm có tư riêng của mình, còn Hành Xả thường chi là nghiệp chủ mình làm với một chức năng của mình chứ không có một cái riêng tư.

Tất cả hữu tình là chủ nhân của nghiệp lực, tất cả chúng sinh là chủ nhân của nghiệp lực, tất cả hữu tình là di sản của nghiệp lực.

Trước khi phát triển hành xả Ba La Mật đọc trong quyển

Biên Niên Sử Của Chư Phật

Tập Một - Phân Một - Chú Minh III

Tác Giả: The Mót Venerable Mingun Sayadaw 

Đại Trưởng Lão Mingun

Dịch Giả: Bhikkhu Pasado

trang 374 có giải thích ra hết 

Development Of Upekkhā

 Sự Phát Triển Hành Xả

Sự phát triển về Hành Xả thì tương tự như sự phát triển về Từ Ái đã được đề cập đến ở trong Bộ Vô Ngại Giải Đạo. Như đã đề cập ở trên, các phương pháp đã được áp dụng trong việc phát triển về Từ Ái là 528 bởi vì có bốn phương thức cơ bản. Về mặt khác, trong việc phát triển Hành Xả thì duy nhất chỉ có một phương thức đó là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (Nghiệp Chủ) có nghĩa là “tất cả chúng hữu tình có những tác hành, Nghiệp Lực (bởi do họ đã tạo tác) là tài sản của riêng họ”. Do đó, các phương pháp trong trường hợp này hình thành một phần tư của 528, tức là 132. 

Trong khi việc phát triển Từ Ái thì có mười hai thể loại chúng hữu tình: năm Vô Hạn (không có chỉ rõ) và bảy Hữu Hạn (được chỉ rõ). Vì lẽ rằng Hành Xả thì chỉ có một cách thức mà chúng ta lại có tới mười hai phương thức được áp dụng trước khi ứng dụng chúng ở trong mười phương hướng:

 1. Tất cả Hữu Tình là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả chúng hữu tình có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ); 

2. Tất cả Chúng Sinh là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả chúng sinh hữu tình có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ); 

3. Tất cả Hữu Sinh Mạng là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả sinh vật hiện hữu có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ); 

4. Tất cả Nhân Loại là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả loài người hoặc những cá nhân có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ); 

5. Tất cả Hữu Mạng Ngã là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả những ai hiện hữu bản sắc cá biệt có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ);

6. Tất cả Nữ Giới là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả người nữ, giống cái có Nghiệp Lực là tài sản của riêng ho); 

7. Tất cả Nam Giới là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả người nam, giống đực có Nghiệp Lực là tài sản của riêng ho); 

8. Tất cả Thánh Nhân là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả các bậc Thánh có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ);

 9. Tất cả Phi Thánh Nhân là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả những người mà vẫn chưa đạt được trạng thái của các bậc Thánh có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ); 

10. Tất cả Chư Thiên là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả Thiên Chúng có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ); 

11. Tất cả Nhân Loại là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả loài người có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ); 

12. Tất cả Các Thụ Khổ Nạn Giả Atula là Chủ Nhân của Nghiệp Lực (tất cả Chúng Ngạ Quỷ đang thuộc những trạng thái khốn khổ có Nghiệp Lực là tài sản của riêng họ). 

Khi mười hai phương thức này đã được đáp ứng cho mười phương hướng thì kết quả là 120. Những điều này được gia bổ thêm mười hai phương thức mà bất hữu quan đến bất luận phương hướng nào thì tổng số về các phương thức trở thành là 132. Bất luận một trong các phương thức thích hợp này đều có thể được sử dụng trong việc phát triển Hành Xả, tuy nhiên cũng không nên xem các phương thức khác là bất khả thích dụng. 

Để làm cho nó rõ ràng hơn: thì như trong trường hợp của Từ Ái, người ta phát triển Hành Xả bằng cách sử dụng các thuật ngữ khác cho chúng hữu tình và các nhân vật nếu như người ta đã mong muốn như vậy. Từ ngữ Chủ Nhân Nghiệp Lực cũng có thể được thay thế bởi các thuật ngữ Pali khác có cùng ý nghĩa mà đã được đề cập ở trong Bài Kinh Sự Kiện Cần Phải Quán Sát, Phẩm Triền Cái, Chương Năm Bài Kệ thuộc Tăng Chi Bộ Kinh. Ở đó người ta đã nói rằng: Chủ Nhân của Nghiệp Lực, Di Sản của Nghiệp Lực, Sản Địa của Nghiệp Lực, Bằng Hữu của Nghiệp Lực, Tỷ Hộ của Nghiệp Lực.

1. Chủ Nhân của Nghiệp Lực: có Nghiệp Lực là tài sản của mình,

 2. Di Sản của Nghiệp Lực: có Nghiệp Lực là di sản của mình,

3. Sản Địa của Nghiệp Lực: có Nghiệp Lực là sản địa của mình, 

4. Bằng Hữu của Nghiệp Lực: có Nghiệp Lực là bằng hữu của chính mình,

 5. Tỷ Hộ của Nghiệp Lực: có Nghiệp Lực là nơi nương tựa của mình. 

Vì tất cả năm thuật ngữ Pāli này đều có cùng ý nghĩa giống hệt nhau, người ta có thể phát triển Hành Xả bằng cách thay thể “Tất cả Hữu Tình là Chủ Nhân Nghiệp Lực” với bất luận một trong bốn biểu đạt từ sau đây để làm hài lòng người ta hoặc để cho người ta được tuệ tri rõ ràng hơn.

Sabbe sattä kammadāyādā 

Sabbe satta kammayoni 

Sabbe sattā kammabandhu 

Sabbe satta kammapațissaranā 

Tất cả Hữu Tình là Di Sản của Nghiệp Lực, 

Tất cả Hữu Tình là Sản Địa của Nghiệp Lực,

 Tất cả Hữu Tình là Bằng Hữu của Nghiệp Lực, 

Tất cả Hữu Tình là Tỷ Hộ của Nghiệp Lực.

----------------------------------------

Có lần Sư nói: Vô lượng của tâm sở Bi Tùy Hỉ, tại sao hai cái đó nó đi với nhau, khi có lòng Bi thì mình có Tùy Hỉ, còn tâm Từ với tâm Xả nó đi với nhau. Từ phải có Xả, Bi phải có tùy Hỉ, chứ còn không mình đi Tứ Vô Lượng Tâm; Từ, Bi, Hỉ, Xả theo bậc thang hết Từ lên Bi, hết Bi lên Hỉ, rồi tới Xả chịu không nổi.

Trong khi mình phát triển nó thì Điểm Cần Xem Xét (trang 378 - 387) , tại vì không thì mình lọt vô tư kiến của mình, ái luyến tình cảm của mình.

Ngài Mingun cắt nghĩa rõ nên mình phải biết, đầu tiên vô Hành Xả Ba La Mật Ngài nói:

Về mặt khác trong việc phát triển Hành Xả thì duy nhất chỉ có một phương thức là Chủ Nhân Nghiệp Lực thôi, mình phải đi qua Kammassaka của chúng sinh đó mình mới Hành Xả Ba La Mật được, còn không mình đi Metta Tâm Từ với chúng sinh chứ không đi Hành Xả, "thấy tội nghiệp nó quá, thương nó quá thôi mình giúp nó".

Trong phần Tâm Từ Metta Ngài Mingun nói rõ, mình học khi đi hành Từ Ái  mình phải hiểu.

Trang 329 

Ba Thể Loại Hỷ Ái

Các vị giáo thọ cổ đức đã phiên dịch từ ngữ Từ Ái của Từ Ái Ba La Mật sang Miến Ngữ là “lòng thương yêu”. Một cách tương tự, họ phiên dịch Hỷ Ái cũng là lòng thương yêu. Ý nghĩa của lòng thương yêu ở Từ Ái là một thuật ngữ chuyên môn trong khi đó ý nghĩa của lòng thương yêu ở Hỷ Ái là một thuật ngữ phổ thông. Vì thế, Hỷ Ái đã được chia ra thành ba: (1) Hỷ Ái Tính Dục, (2) Hỷ Ái Thân Nhân, và (3) Hỷ Ái Nhân Từ. 

Trong ba thể loại đó:

 (1) Hỷ Ái Tính Dục (Tình Ái) là lòng thương yêu giữa những người nam và những người nữ và đã được sinh ra do bởi lòng ham muốn (Ái Dục), lòng tham lam; lòng thương yêu này đã được gọi là Sắc Tính Dục trong các quyển sách nói về Từ Chương Học.

 (2) Hỷ Ái Thân Nhân (Luyến Ái) là sự quyến luyến giữa những Cha Mẹ và con cái, giữa những anh em trai và các chị em gái, và đã được dựa trên việc sống chung với nhau trong cùng một căn nhà. Thể loại của lòng thương yêu này đã được gọi là Hữu Ái Tâm Thâm Nặc trong Từ Chương Học. 

Cả hai Hỷ Ái Tính DụcHỷ Ái Thân Nhân đều không có thiện hảo, cái trước là sự đam mê (Tham Ái) trong khi cái sau là lòng tham lam (Tham).

 (3) Hỷ Ái Nhân Từ (Từ Ái) là lòng thân ái hoặc lòng nhân từ không có giới hạn đã được biểu thị hướng đến các tha nhân vì sự hạnh phúc của họ. Lòng thương yêu này thì hoàn toàn không có sự quyến luyến hoặc lòng khát vọng để luôn được sống chung với các tha nhân. Mọi người có thể đang sống cách biệt khá xa nhau và tuy thế người ta hạnh phúc khi được tin rằng những người đang sống ở xa xôi đó được thịnh đạt. Sự cách biệt như vậy không ngăn cản người ta cảm thấy được hài lòng với sự hạnh phúc của họ. Vì thế, Từ Ái thì thuần khiết và cao quý và cũng được gọi là Phạm Trú (Cõi Giới Siêu Thoát). Điều đó có nghĩa là, việc phát triển lòng thương yêu như vậy là đang sống trong một trạng thái của tâm thức siêu thoát. Không chỉ có Từ Ái, mà còn có lòng Bi Mẫn (sự đồng tình), sự Tùy Hỷ (lạc sự vị tha) và sự Hành Xả (sự trấn tịnh) cũng là các Pháp Phạm Trú. 

Như vậy Phạm Trú bao gồm tất cả những bốn đức tính này. Chúng cũng còn được biết đến là Tứ Phạm Hạnh (Những Sự Thực Hành Cao Quý). (Một danh xưng khác nữa của Phạm HạnhVô Lượng, bất khả hạn định, vì chúng là những phẩm chất tinh thần đã được phát triển và đã được trải rộng hướng đến tất cả chúng hữu tình mà số lượng là vô hạn.)

 Cần lưu ý một cách cẩn thận rằng sự phát triển tấm lòng thân ái không phải là sự phát triển của Hỷ Ái Tính DụcHỷ Ái Thân Nhân bất tịnh, mà đó là Hỷ Ái Nhân Từ thuần khiết và cao quý. Cách thức để phát triển Từ Ái sẽ được trình bày sau này. 

-----------------------------------------------

Các vị giáo thọ cổ đức, tức là các vị Chú Giải xưa dịch Từ Ái là Từ Ái Ba La Mật là lòng thương yêu có 3 thể loại là Hỷ Ái Tính Dục, Hỷ Ái Thân Nhân, Hỷ Ái Nhân Từ.

Hỷ Ái Tính Dục là lòng thương yêu giữa người nam và người nữ.

Hỷ Ái Thân Nhân là lòng thương yêu giữa cha mẹ và con cái, anh em trai chị em gái.

Hỷ Ái Nhân Từ là thương cho chúng sinh.

Thì Metta Parami tức là Từ Ái Ba La Mật này là đi từ Hỷ Ái Nhân Từ không có 2 Hỷ Ái kia, không có riêng tư, không có nam nữ, không có anh em gia đình thân thuộc, đó là Hỷ Ái trong sạch nên được gọi là Phạm Trú Brahma Vihāra một trong Tứ Vô Lượng Tâm

Do đó, khi mình đi cái này thì có 2 pháp nghịch, Từ Ái có pháp nghịch là Dosa  Sân hận hai cái đối nghịch nhau. 

Từ Ái có pháp nghịch trực tiếp là Sân Hận, nếu không có sân hận thì Vô Sân. 

Còn gián tiếp với Từ Ái là Từ Ái cá nhân, Từ Ái Vị Kỷ, giống như mẹ thương con thì không có Từ Ái, đó là tình thương vị kỷ không có trạng thái trong sạch, nó có sự dính mắc ái luyến thì là Từ Ái vô sân,

Do đó, Từ Ái  có 2 pháp nghịch là Sân và Vị Kỷ đối nghịch với tâm Từ Ái

Trong phần rải Tâm Từ của ngài Mingun Sư dịch lại:

1. Averā hontu - Bất Oan Trái (mong cho họ được thoát khỏi sự thù oán),

2. Abyāpajjā hontu - Bất Cừu Hận (mong cho họ được thoát khỏi sự hận thù).

3. Anīghā hontu - Bất Khốn Khổ (mong cho họ được thoát khỏi điều bất hạnh) và

4. Sukhī attānaṃ pariharantu - Tự Cẩn Phòng Đắc An (mong cho họ có khả năng để tự cẩn phòng an vui)

Ngài Tịnh Sự dịch là 

Averā hontu - Đừng oan trái lẫn nhau

Abyāpajjā hontu  - Tâm không khổ não

Anīghā hontu - Mong cho không bị khổ

Khi mình nói Hành Xả Ba La Mật thì mình phải biết nắm cái Kammassaka Nghiệp Chủ của chúng sinh. 

Thiền sinh hỏi: Tức là trước tiên mình có Hành Xả trước rồi mới nhìn được nghiệp chủ của chúng sinh đó ?

- Phải

Thiền sinh: Chứ còn bây giờ mình chưa có Hành Xả thì mình nhìn theo ái luyến tư riêng của mình thì mình không nhìn ra cái nghiệp chủ của chúng sinh được ?

- Phải.

Thiền sinh: Chứ không phải là mình, thí dụ bây giờ mình coi cách người ta sinh hoạt, coi cách sống của người ta, những người họ giao tiếp, môi trường người ta sống, thân, ngữ, ý của họ ra sao, thì cái đó cũng cho mình biết được cái số hay cái nghiệp của người ta.

- Đúng rồi. Nhưng  khi nào mình nhìn thấy hết những vấn đề đó, nếu họ ở nhà họ, còn mình ở đây? Rất khó.

Làm sao mình biết được Kammassaka Nghiệp Chủ của chúng sinh ?

Đức Phật Ngài thương học trò của Ngài, người xuất gia hay tại gia Ngài đều lo hết, ông Sư nào trước khi vô mùa an cư Vassa thì đến đảnh lễ Đức Phật xin đi tới những thành phố, làng mạc, rừng, thì Ngài cho, và buổi tối Ngài dùng Phật nhãn quan sát những người học trò đó, nếu thấy ông Sư nào tâm đang hiện bày cái gì Ngài đọc được và Ngài nhắc, Ngài dùng Phật âm của Ngài nhắc: "đừng làm cái đó, buông, giải thoát." Thì ông Sư đó nhiếp tâm vô và đạt kết quả liền.

Còn mình đây không vô một tầng số nào hết.

Nên quí Phật tử phải thấy không có con đường nào khác là con đường Paṭṭhāṇa là Pháp Hành, Paṭṭhāṇa là pháp thoại của Đức Phật Ngài nói còn những Chú Giải là do các Ngài học tới đó rồi viết ra mà thôi. Khi học Paṭṭhāṇa mà xuyên xuốt, duyên nó đan rồi những câu mẫu đề này với mẫu đề này đan với nhau mình mới thấy nó là pháp Hành cùng một level, cùng trình độ, cùng một suy nghĩ mới ăn khớp được thì bắt đầu Pháp hiện bày rõ.

Do đó, mình đừng chủ quan và cũng không có nên tư kiến. Mà cái đó không khéo bị rớt vô kiết sử, mà kiết sử nó qua tới lậu hoặc, nó chìm luôn trong đó luôn; dục lậu, kiến lậu, hữu lậu.

Các quí Phật tử phải cố gắng, tại vì "Nhất thất nhân thân, vạn kiếp nan bất phục" một khi mất thân người khó trở lại làm người, 10,000 kiếp không trở lại làm người. 

Còn Phật Pháp càng khó nữa, một khi rời khỏi Phật Pháp, bao nhiêu kiết sử, bao nhiêu lậu hoặc bao vây mình. 

Nên mới có câu: "Công trồng là công bỏ, công làm cỏ là công ăn". Người ta trồng cây xuống người ta nói có trái ăn, không phải, mà phải làm cỏ sạch cây mới lớn và có trái ăn. Mà mình chủ quan là mình trồng cây rồi giờ chờ có trái hái ăn, nhưng không làm có sao có trái mà hái ăn.

Mình biết mình có Nghiệp Chủ của mình và biết cách tu của mình thì gặp ông Thầy hay là người hiền trí họ nói tới mình cảm nhận được, còn không thì trợt quớt.

Trong 6 vị: mặn, ngọt, chua, cay, chát, đắng, mình phải biết mình thích vị nào. Thí dụ cái vị thôi, thì quí Phật tử sẽ thấy người thích ăn ngọt, người thích ăn mặn, người thích ăn cay. Cái đó là Kammassaka Nghiệp Chủ của mình. Kammassaka không có gì là xấu hết, nhưng mình biết được là tốt.

Nếu như bạn thích ăn mặn tánh của bạn là gì? Nếu bạn thích ăn ngọt tánh của bạn là gì? Người ta bắt đầu nhắc hay khuyên mình.

Mà từ đó mình cũng biết, mình thấy người thân của mình thích ăn gì mình biết  nghiệp chủ của họ. 

Cái đó chỉ nói về vị thôi, còn qua Pháp Hành cũng vậy, 4 oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, mình thích cái nào thì Kammassaka ở đó. Có người chỉ chịu tọa thiền hành chứ không đi thiền hành, có người chỉ ngọa hành không thích tọa hành.

Bây giờ mình muốn tu thì lời khuyên, các vị nào cũng nói hết, Ngài Pandita cũng vậy, Ngài Janaka cũng vậy, Jantila cũng vậy, tất cả, ngay cả Đức Phật muốn tu phá kiết sử đó bằng pháp nghịch. Thí dụ như mình thích tọa hành thì mình đi Thiền hành, mình thích ngọa hành thì mình đi tọa hành, mình phá cái đó mình chịu nổi mình đánh bể cái Kammassaka, cái này nó bể, qua con đường tu.

Tu là sửa, sửa cái nghiệp mình, bằng cách nào?

Không bằng tư kiến được.  Đọc qua phần Paṭṭhāṇa pháp nghịch duyên nó sẽ chống lại pháp thuận duyên, bởi duyên này pháp duyên này. Nhân duyên nó có bắt đầu phá ngược lại, mình mới học có cơ sở và nó có công thức hay là có cấu trúc tu mới được, chứ không phải mình nói theo tư kiến cái suy nghĩ riêng tư của mình.

 Mình phải biết Kammassaka của mình, qua khẩu vị và qua hành động của mình, qua sở hành của mình cũng biết nữa.

Lấy pháp nghịch chống lại pháp thuận, đó là tu bằng mãnh lực duyên, chứ không bằng mãnh lực nào hết. 

Nhân duyên là Tham, Sân, Si, thì phi nhân duyên là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, đi ngược lại thì là đường tu mình.

Pháp Đức Phật dạy mình rõ như vậy mà mình không học mình cứ theo ý kiến mình nói.

Mình không ý thức rõ là mình bị tổn thất, là thất bại, tại vì thời gian đi qua, tuổi thọ mình mất, thời gian mình mất là sức khỏe mình mất là mình không có cơ hội mình tu, quí Phật tử phải cẩn thận điều đó.

Trong Tương Ưng Bộ Kinh Đức Phật Ngài nói: "Ngày đêm luôn trôi qua, thời gian luôn di động, tuổi trẻ bỏ lại chúng ta, ta tiến dần sự chết." 

Mà bây giờ không lo tu tập thì thời gian mình không chặn lại được, cái tuổi thọ mình đâu có chặn lại được, cái sức khỏe đâu có đứng lại được, nó đi tới, mình quay trở lại thì hết hơi rồi, mệt rồi không đủ khả năng vận hành và mất hết.

Giống như một người già vô trong bệnh viện trở về nhà thấy cảnh này cảnh kia họ nói chắc ngoài kia đem về hay có người âm đi theo mình, nhưng mà bây giờ nếu như người có tu vô bệnh viện trở về nhà họ không có mấy cái đó vì họ có Pháp của họ. họ có tu của họ, họ đi con đường của họ làm sao có cửa vô theo được. Nhìn vô biết liền, vậy thì mình không phải lăn vô bánh xe này, bánh xe này là không đúng, mình biết rồi, mình tránh đi qua đường kia.

 Chỉ có vậy thôi, mà mấy cô nói Sư nghe Sư hiểu. Nhưng mà mấy cô ở nhà mà bàn rồi gọi nhau nói vậy vậy đó bắt đầu mấy cô lo. Mấy cô vuột hết. 

Mình có phước là mình có Paṭṭhāṇa 

Đức Phật, Mẹ của Ngài mang cùng A Tăng Kỳ với Ngài, từ 1 A Tăng Kỳ trở lên mới làm người mẹ của kiếp chót của Bồ Tát Chánh Đẳng Giác, thì Ngài hơn nữa Ngài phải trao tặng cúng dường hay là cống hiến người Mẹ của Ngài cái gì mà thù thắng vi diệu nhất là Abhidhamma Paṭṭhāṇa. 

Paṭṭhāṇa Đức Phật Ngài nghiệm về Duyên Sinh Duyên Hệ ở tại đó 1 tuần lễ, tuần lễ thứ tư Ngài ở đó. Vi Diệu Pháp phải 7 bộ, Paṭṭhāṇa chỉ có một và nằm trong 7 bộ đó.

1. Bộ Pháp Tụ (Dhammasangani)

2. Bộ Phân Tích (Vibhanga)

3. Bộ Chất Ngữ (Dhatukatha)

4. Bộ Nhân Chế Định (Puggalapannatti)

5. Bộ Ngữ Tông (Kathavatthu)

6. Bộ Song Đối (Yamaka)

7. Bộ Vị Trí (Patthana)

27.23 Mà chỉ có Paṭṭhāṇa Ngài mới Nhất Thiết Chủng Trí và phún hào quan 6 màu thì Paṭṭhāṇa là thù thắng và Ngài đem cái thù thắng đó Ngài cúng dường cho Mẹ của Ngài, thi cái đó pháp gọi là tuyệt kỷ, không khác hơn, mà kinh Nikaya là Ngài nói cho chúng sinh, tùy căn cơ Ngài nói, còn Paṭṭhāṇa là pháp tinh hoa tuyệt đối, nên quí Phật tử phải nắm cái đó, đó là Pháp Hành, mà trong Nhị Đề.

Triền Cái có 6 pháp: Triền cái, pháp triền cái, cảnh triền cái, tương ưng triền cái, tương ưng và không tương ưng triền cái, 

Lậu hoặc, tương ưng lậu hoặc, bất tương ưng lậu hoặc, cảnh lậu hoặc, 6 pháp.

Trong 100 Nhị Đề đó có đủ Pháp Hành để tu, đầu tiên là pháp nhân, nhân này là nguyên nhân, là tác nhân, cái này tạo tác ra. Thì mới thấy Tham, Sân, Si, rồi Vô Tham Vô Sân, rồi Vô Tham Vô Si, rồi Tham Si, Tham Sân, Sân Si, Sân Tham, Si Tham, Si Sân, quay vòng tròn như vậy. 

Cái quen của mình là thuận duyên thì phải đi pháp nghịch lại thì mới là tu. Còn nếu đời mình là nghịch duyên thì phải đi pháp  thuận lại thì mới gọi là tu để sửa cái nghiệp của mình.

Thí dụ:

Nếu sinh ra tài sản, của cải, vật chất đầy đủ phong phú sung sướng, đó là thuận duyên của mình, thì cách tu của mình là phải nghịch lại, phải buông xả hay xả thí, chứ còn đeo níu dính mắc thì trôi lăn.

Nếu sinh ra mình nghèo khổ thiếu thốn, mình phải đi pháp thuận lại, mình phải tu tập trau dồi để ra khỏi pháp nghịch này, chứ không có suôi tay, và không có ai tạo cho mình cái thuận, mà chính mình làm ra.

Trong 10 đạo quân, Ngài Pandita nói trong 10 đạo quân cái đói và cái khát là một đạo quân, mà khi nó They Strike us.

Ngài dùng từ ngữ "They Strike us - phát sinh"

hunger (đói) and thirst (khát) they strike us = cái đói và cái khát đột nhiên phát sinh trong khi đang hành thiền, nó chi phối tâm của mình mất đi sự tập trung, mất sự chú niệm của mình.

Nó phát sinh lên cái cảm thọ này cảm giác này, là cái đói cái khát nó đang phát sinh lên làm cho mình mất đi sự tập trung của mình, mất đi chú niệm của mình, mất đi cái mình đang tu tập.

Những cái đó khi đang tu tập thì cái đói, cái khát là Kiết Sử hay là Pháp. 

Cái đói cái khát nó phát sinh lên mà quí Phật tử nhận nó là cái Kiết Sử của mình thì mình phải đi cái Pháp Diệt cái kiết sử này.

Còn nếu như nó là Pháp thì mình phải đi cái Pháp với nó. Khi mà nó tới cái cảm xúc (feeling) này, cái đói, cái khát nó thuộc 2 loại là physical vật chất và mental tinh thần. Thì 2 cái object này nó sẽ ở đâu ?

                     Physical vật chất                  Pháp <----- là kiết sử

Đói và khát                               object      ta, tôi

                    Mental tinh thần 


Nếu đói và khát thiệt, do mình không ăn không uống, mình làm việc nhiều quá một thời gian dài, thí dụ, từ sáng tới trưa mình không ăn uống, từ trưa đến chiều tối mình hành thiền không ăn uống, thì cái đó là physical hay là mental?

Còn mình ăn no đầy đủ, uống nước đầy đủ, mình vẫn cảm thấy đói và khát, thì cái đó thuộc mental.

Mấy cái này nếu như mình không có trí mình lọc không được rồi mình đi theo thói quen của mình, mình sẽ có kết hoạch tính toán với nó.

Nếu nó là physical thiệt, là đói thiệt, là khát thiệt thì mình lấy pháp gì tu ?

Nếu nó thiệt sự không phải physical mà là mental, ăn rồi, uống rồi, có nước rồi, có vật thực rồi, đủ hết rồi, mà vẫn cảm thấy đói và khát thì cái đó thuộc về mental mình có pháp tu.

Ngài Pandita nói, với cái tâm của bạn lúc bấy giờ đang có là tâm tham (a greedy mind). Còn mình nhìn được tâm này rồi thì mình có pháp tu của tâm này.

Nếu đói khát này là Tham thì từ <----- căn nhân -- nhân duyên nó đang lên. Mình nói cái này là cái Pháp 

Còn cái này là kiết sử

để hình 045 - 38.47 


Nhưng mình có tâm tham lên thì mình có kiết sử của mình, nhưng nếu mình nhìn thấy nó như là một pháp thôi thì không có "tôi" "ta", thì quí Phật tử nhìn vô đó là một Mãnh Lực Duyên. 

Mà Mãnh Lực Duyên nó có bè có nhóm, có giống, có thời, có môi trường, có mãnh lực, xúc sinh, bảo hộ. Mình nhìn vô cái đó bạt khởi căn thì mới ra được pháp này, chứ không có "tôi" "ta" thì mới ra, mới gọi là tu. Chứ mình đánh không đúng như ông thầy thuốc bỏ thuốc không đúng thì không chữa được bệnh. Quí Phật tử phải trung thực.

Nên Ngài Pandita nói: lẽ tất nhiên bạn phải là người trung thực chứ không ai cho bạn sự trung thực này. 

Anh phải thành thực, người ta tạo điều kiện, những nhu yếu phẩm nào anh cần, trường thiền hay thiền viện đáp ứng, nhưng anh phải trung thực để anh tu anh sửa cho anh. Cái đó chỉ là phương tiện người ta tạo cho mình, còn ở trong mình phải tu cái chân chánh, sự trung thực.

Do đó, khi mình biết cái đói và khát này chỉ là cái tham nó trở thành một cái pháp rồi với Mãnh Lực Duyên này nó tới rồi thì mình nhìn vô nó có một Duyên Hệ.

Duyên Hệ có mãnh lực, thời gian, giống.

Thời có 2: 

1. Thời chuyển khởi, 

2. Thời quá khứ, hiện tại, vị lai.

Ở trong quá khứ, hiện tại, vị lai nó có chuyển khởi, từ quá khứ nó có chuyển khởi qua hiện tại, từ hiện tại nó chuyển khởi qua vị lai, nó luôn luôn di chuyển, nó thay đổi thay đổi.

Giờ Sư nói: Đói và khát theo thời thì thuộc vào thời nào.

Như vậy thì khi đói khát khởi sinh lên, cái thời mà cô đang thấy, cô nghiệm, cô nghĩ ra được, cô biết được nó là thời đang hiện tại.

Nếu nói thời gian thì nó là chuyển khởi, mình không kể quá khứ, hiện tại, vị lai, nó vẫn chuyển chuyển hoài, mà nó vẫn hiện hữu hoài, nó tồn tại hoài, nó không mất, thì pháp Đói và Khát là Pháp Chuyển Khởi theo thời, nó đi theo trong mình, nó không có mất.

Như vậy, khi cái đói mình có thể gián đoạn được, nó không có đủ, nghĩa là nó chỉ có pháp xúc sinh thôi, nó lên mình thấy còn nó không có bảo hộ, nó không kéo dài, nó không giữ, mình muốn nó có thì mình nghĩ nó có, còn không muốn tới nó thì mình nghĩ tới công việc mình, thì mình nghĩ tới cái kia, nó không kéo dài, nó không hiện hữu trong mình.

Khi đói khát (1)  ----> mình niệm đói khát

Công việc làm ----> gián đoạn ----> đói khát (3)

Khi hết việc -----> đói khát (2)  ----> trở lại ----> niệm

Khi đói khát phát sinh lên mình có cái niệm đói khát, nhưng vì công việc làm mình không ngưng được, do đó mình niệm nhưng mình gián đoạn cái niệm đó rồi mình nghĩ tới công việc làm, mình không nghĩ tới đói khát, mình phải buông nó.

Khi mình viết xuống thì mình đi tuần tự cái pháp nó diễn tiến tâm thức mình đi.

Khi đói khát đến mình ghi niệm có 2 chiều hướng là:

-  nghĩ tới thọ thực được ăn được uống

- hay nghĩ tới bận việc

Hai cái này nó dằn co trong tư tưởng của mình ngay lúc đó. Đói khát đang lên thì mình niệm đói khát mình biết đói khát đang lên, nhưng mình có 2 tư tưởng xen ra liền, một là nghỉ tới đi tìm cái gì để ăn uống xong trở lại làm, 2 là mình bận làm việc không ngưng để đi ăn uống được, mình nghĩ bận việc thì mình làm công việc của mình cho xong thì mình gián đoạn nghĩ tới đói khát và cái đói khát bị gián đoạn. Rồi sau khi hết việc làm rồi thì cái đói khát trở lại thì mình niệm nó.

 Thì cái đói khát (1) và cái đói khát (2) nó thuộc physical. Còn đói khát (3) thì thuộc mental vì mình áp chế nó được.

Bằng pháp tu nào ?

1. Nếu mình bỏ đi ăn thì sợ người chủ đuổi.

2. Nếu mình bỏ đi ăn thì công việc bê trễ.

3. Nếu mình chờ người giao thức ăn đến. (ta, tôi)

Giai đoạn 1, mình niệm mà mình không chiều theo ý nó thì mình mới đi tiếp qua giai đoạn 2 lo việc làm thì pháp tu nào mà cô niệm cái đó xong không cho nó chi phối mình.

Như vậy trong mấy tâm như: Tịnh nhẫn, tâm nhẫn, hạnh nhẫn, pháp nhẫn thì sài cái nào ? 

- Nếu nói sài tâm nhẫn là mình sài kiết sử

- Nếu sài hạnh nhẫn là mình sài kiết sử

- Hay mình sài pháp nhẫn, mình sài với cái pháp, mình ra liền.

Những cái này; Tịnh nhẫn, tâm nhẫn, hạnh nhẫn, pháp nhẫn  là Kammassaka là Nghiệp Chủ của mình, pháp này là của mình. Sài cái nào mình biết liền.

Nếu cái này xảy ra bạn sài cái nào ? 

- Tôi sài tâm nhẫn, tôi lấy cái tâm tôi chịu đựng, khắc phục pháp này đang chi phối tôi.

Đó là mình biết được Kammassaka là Nghiệp Chủ của người đó.

Cái này là thói quen của tôi, tôi sài hạnh nhẫn, nết hạnh của tôi, tôi chịu đựng nó được. Cái này là hạnh nhẫn

Còn tịnh nhẫn là sao? Tôi phải giữ tâm tôi không bị giao động. Là tịnh nhẫn.

Còn nếu cái này là pháp nhẫn. Cái này là bắt buột rồi, không có làm khác hơn. Không có cái hạnh, không có tâm gì hết đó, mà cái này ở trong cái thể minh chịu đựng, là pháp nhẫn.

Thì đi theo cái nào nó ra Kammassaka là Nghiệp Chủ 

Và người chủ, người công việc, và người đem thức ăn chưa tới, nhìn vô họ biết được người đang đói khát sống với pháp nào.

Người giao thức ăn tới trễ họ nói "không sao bà đó hạnh nhẫn lắm", "không sao, bà đó có tâm nhẫn lắm, mình tới trễ một phút không sao đâu, bà không la, không giận, không tức đâu."

Như vậy là mình nhìn ra được nghiệp chủ Kammassaka rồi.

Vậy cái tu của mình là cái nào ?

Thiền sinh: Trong trường hợp lấy đói khát làm đối tượng, tại sao mình không dùng pháp Danh và Sắc rồi mình đi xuống pháp mình coi, nếu mà trường hợp đói khát này trội lên nhiều thì lúc đó mình biết là triền cái của mình là cái gì, khi mình biết triền cái của nó là cái gì thì mình dùng cái pháp đối trị nó.

HT trả lời: Đói khát chỉ là Danh Sắc thôi, Sắc thân đang đói khát, Danh biết, rồi mình tu cái gì. Sinh Diệt là một mãnh lực, và nó đang diễn tiến là thời gian chuyển khởi.

Thiền sinh: khi mình biết đây là một pháp do Danh và Sắc, Danh biết cái đói này là của Sắc, khi đó thì mình biết đây là cái pháp Sinh Diệt, khi pháp Sinh Diệt này mình phải có một chánh niệm mình phải có tinh tấn vào cái chánh niệm tỉnh giác thì khi đó mình phải chánh niệm vào đề mục nào mà mình đang làm hiện tại để mà mình áp chế nó.

HT trả lời: Không, vậy là mình bị lạc đề tài. Tại vì đói khát này đang là physical, còn cái cô đang nói là mental. Cái này là đang đói, đang khát thiệt sự, còn nếu là mental mình chỉ dùng tâm mình quán thôi, mà thực ra cái physical của mình đang đói thiệt khát thiệt là nó đánh thôi thúc. Mấy cô khoan hỏi vấn đề Niệm Sinh Diệt. 

Có cái áp đảo cái đói khát physical bởi một cảnh trưởng của mental của mình mạnh hơn thì áp đảo cái thân sắc này 

Nếu cô đi Nhẫn Nại Ba La Mật thì không có nghiệp chủ Kammassaka . Cái hạnh nhẫn Ba La Mật là mình chỉ đối phó với pháp thôi, nhưng thực ra  Hành Xả Ba La Mật nó mới ra nghiệp chủ chứ không phải nhẫn nại Ba La Mật. Phải đi Hành Xả Ba La Mật mới không có nghiệp chủ Kammassaka.

Trong 4 pháp tâm tịnh, tâm nhẫn, hạnh nhẫn, pháp nhẫn đều là nghiệp chủ Kammassaka.

Phải đi Hành Xả Ba La Mật thì không tạo nghiệp chủ.

Nếu đi nhẫn nại Ba La Mật là mình đi kèm với nó thôi, chứ không phải là mình tu, mà mình đi Hành Xả Ba La Mật mình không để ý tới nó mình đi Hành Xả Ba La Mật mình đi rốt ráo luôn. Như vậy thì ngay cả khi cô niệm về Vipassana, còn cái này là mình đi về Ba La Mật, 2 cái khác nhau, mấy cô phải nhớ.

Khi quí Phật tử đi Vipassana là mình đi Danh và Sắc đi qua pháp Sinh và Diệt dưới mãnh lực liên tục sinh hay là thời gian chuyển khởi, nó hiện bày như vậy. Nhưng, nếu quí Phật tử đi cái này thì tới rốt ráo là cái gì, cho dù nó là physical, cho dù nó là mental thì sẽ thấy là Sinh Diệt.

Thì physical (vật chất) trong Sinh nó có Diệt. Trong mental (tinh thần) này nó có Sinh, nó có Diệt. Cái nào thắng thế, cái nào áp đảo, cái nào chủ lực, cái nào chủ yếu, thì mình phải tìm ra.

Bây giờ nói Danh hay Sắc. 

Bỏ Sắc còn Danh thôi, bỏ Danh còn Diệt thôi, Diệt chỉ còn Pháp thực tướng

Physical, mental, Sinh Diệt chỉ là Danh Sắc, đi tới nữa là Danh, đi tới nữa là Diệt, đi tới nữa chỉ có Pháp thực tính hay thực tướng.

Vậy thì đi đường Vipassanay hay đường Hành Xả Ba La Mật ?

Truyện kiếm hiệp của Kim Dung, quyển đầu tiên là Võ Long Ngũ Bá có 5 người là Bắc Cái, Nam Đế, Tây Độc, Đông Tà, và Trung Thần Thông, được viết theo sơ đồ dưới đây: 

                                

                                     Bắc Cái, 


Tây Độc              Trung Thần Thông                 Đông Tà

                       

                                     Nam Đế   

                                       

- Bắc Cái là Hồng Thất Công, ông có 2 chiêu là đả cẩu bổng pháp, giáng long thập bát chưởng. Đả cẩu bổng là cây gậy đánh chó,  là Thân tùy quán

- Đông Tà có nhiều quái chiêu, ông này là Đào Hoa đảo. là Thọ tùy quán

- Nam Đế có Nhất Dương Chỉ, là Tâm tùy quán, là Nhất tâm, là Nhất thống

- Tây Độc có Hàm Mô Công, là Pháp triền cái.

- Trung Thần Thông là Vương Trùng Dương có Cửu Âm chân kinh và Ngũ Dương Chân Kinh. Là Niệm và Tỉnh Giác

Võ Lâm Ngũ Bá lấy Tứ Niệm Xứ mà hành đối với:

-  Thân Niệm Xứ, Bắc Cái là Cái Bang, thân mình là Cái Bang bỏ bao nhiêu vô cũng không đủ, từ một túi tới tám túi, có thập bát giới, 6 căn, 6 trần, 6 thức, nằm ở trong thập bát chưởng, tung chưởng nào là chết đó.

- Đông Tà là thọ hỉ, thọ lạc, thọ khổ, nó thay đổi, nó quái dị lắm, nó muốn ra chiêu gì thì ra chiêu đó.

-  Nam Đế thì chỉ có Nhất Tâm, Nhất Dương Chỉ. Thì là Tâm Tùy Quán.

- Tây Độc hàm mô công là Pháp Ngũ Thủ Uẩn và Pháp Triền Cái là độc hại.

Như vậy thì khi mình tới Thọ Tùy Quán thì mình thấy nó tà lắm, nó quái dị lắm. Nói tới Thân mình nó có thập bát chưởng, nó có thập bát giới, 6 căn, 6 trần, 6 thức, nó đánh mình loạn xà ngầu hết.

Tây Độc là Pháp Ngũ Thủ Uẩn, Ngũ Triền Cái độc hại vô cùng, nó giết mình biết bao nhiêu lần, sinh diệt luân hồi tử sinh liên tục.

Còn Nhất Dương Chỉ chỉ có một tâm thôi, đừng sài nhiều tâm, chỉ một tâm thôi, là Nhất Thống.

Và Trung Thần Thông, muốn có thì phải có Niệm và Tỉnh Giác, Cửu Âm Chân Kinh, Ngũ Dương Chân Kinh.

Ngủ Thủ Uẩn và Ngũ Triền Cái nó độc hại lắm, nó đánh cho mình chết luôn, mà mình không có Chánh Niệm và Tỉnh Giác ở giữa trung tâm này thì Bắc cũng chết, Đông cũng chết, Tây cũng chết, Nam cũng chết nữa. Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Sư đọc quyển  sách nào cũng vậy, Sư đưa Pháp vô luận ra mình thấy được liền.

Cũng như, trong truyện Tây Du Ký có 4 cái ngộ: Ngộ Tịnh, Ngộ Không, Ngộ Năng, Ngộ Giới, là pháp tâm tịnh, tâm nhẫn, hạnh nhẫn, pháp nhẫn. Rốt cuộc chỉ Ngộ thôi chứ không phải là chấp giữ. Khi mình chấp giữ thì mình chưa có Ngộ, nếu nói theo Tây Du Ký, đường đi về Tây Du là Tây Phương Cực Lạc. Nếu mà không có Ngộ Tịnh, Ngộ Không, Ngộ Năng, Ngộ giới, thì không đi tới nơi được, phải biết Tây Du Ký.

Thì thập bát chưởng  thập bát giới, 6 căn, 6 trần, 6 thức, tại sao mà Bắc Cái lại là bát giới bát chưởng, đúng ngay bon liền. 

Nhiều người bình luận về chuyện của Kim Dung, Sư nói không, phải đưa Pháp của Đức Phật vô mới thấy rõ.

Nên những cái này là trong Pháp hết.

Như vậy thì anh đi tịnh nhẫn, anh đi tâm nhẫn, anh đi hạnh nhẫn, anh đi pháp nhẫn thì anh đang ngộ không hay là ngộ năng, anh đang ngộ giới hay ngộ tịnh, đi cái nào, mà phải đi cái Ngộ, chứ không phải 4 pháp kia (Không, Năng, Giới, Tịnh)

Ở giữa là trung tâm phải có Chánh Niệm và Tỉnh Giác để mà nhìn thấy được pháp


                                 (thân tùy quán)

                                     Bắc Cái, 


Tây Độc              Trung Thần Thông                 Đông Tà

(pháp triền cái)      (Niệm và tỉnh giác)              (thọ tùy quán)

                       

                                     Nam Đế   

                                     (nhất tâm)

- Bắc Cái, Hồng Thất Công, ông có 2 chiêu là đả cẩu bổng pháp, giáng long thập bát chưởng. Đả cẩu bổng là cây gậy đánh chó,  là thân tùy quán

- Đông Tà có nhiều quái chiêu, ông này là Đào Hoa đảo. là thọ tùy quán

- Nam Đế có Nhất Dương Chỉ, là tâm tùy quán, là nhất tâm, là nhất thống

- Tây Độc có Hàm Mô Công, là Pháp triền cái.

- Trung Thần Thông là Vương Trùng Dương có Cửu Âm chân kinh và Ngũ Dương Chân Kinh. Là Niệm và Tỉnh Giác

Đối với Thân chỉ là Thập Bát Giới mà thôi, 6 căn, 6 trần, 6 thức.

Những cái đó là mình thấy mình có Pháp.

Như vậy thì quí Phật tử tập đi, biết nhìn pháp, biết nhìn chi pháp, biết nhìn duyên rồi mình bỏ vô tu tập.

Thân Tùy Quán, Thọ Tùy Quán, Tâm Tùy Quán, Pháp Tùy Quán: Ngũ Thủ Uẩn và Ngũ Triền Cái. Giờ mình bỏ chi pháp vô Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Nhưng, nếu đưa vô Phật Pháp thì nói là Tùy Quán thôi chứ không nói là Niệm Xứ được, cái này gọi là Pháp Hành, còn Pháp Học là Thân, Thọ, Niệm Xứ là Pháp Học. 

Thọ Niệm Xứ là Pháp Học, 

Thọ Tùy Quán là Pháp Hành.

Thân Niệm Xứ là Pháp Học.

Thân Tùy Quán là Pháp Hành.

Do đó, hành giả phài đang Tùy Quán với Niệm Xứ, là hành giả đang Pháp Hành với Pháp Học mình đang có.

Pháp Học (Satipaṭṭhāna)                   Pháp Hành (Vipassana)

Thân Niệm Xứ                                      Thân Tùy Quán 

Thọ Niệm Xứ                                        Thọ Tùy Quán 

Tâm Niệm Xứ                                        Tâm Tùy Quán 

Pháp Niệm Xứ                                       Pháp Tùy Quán


Satipaṭṭhāna = Tứ Niệm Xứ (Pháp Học)

Vipassana = Thiền Minh Sát (Pháp Hành)

Mình phải phân biệt được cái nào là Pháp Học cái nào là Pháp Hành. Hai lãnh vực khác nhau

Bốn pháp Tứ Niệm Xứ là Satipaṭṭhāna 

Bốn pháp Tùy Quán gọi là Vipassana Thiền Minh Sát 

Không có nhầm lẫn.

Sư trở lại:

Khi quí Phật tử đi Vipassana, Danh Sắc, Sinh Diệt, thì đúng là quí Phật tử đang đi Pháp Hành từ Tùy Quán này đến Tùy Quán kia, từ Đói Khát, từ Thân Tùy Quán đi đến Thọ Tùy Quán, rồi đi tới Tâm Tùy Quán, rồi đi tới Pháp Tùy Quán và mình ngộ được Thực Tính, Thực Tướng, Giải Thoát.

Nhưng trên con đường đi Tùy Quán này, từ Thân Tùy Quán qua Thọ Tùy Quán, Tâm Tùy Quán, Pháp Tùy Quán mình hành Ba La Mật, lấy con ngựa Ba La Mật mà đi Vipassana, không trở lại.

Ý nghĩa của Rằm Tháng Giêng là gì ?

Mārapūjā là cúng dường Ác Ma

pūjā = cúng dường

Māra = Ma Vương

Lễ Rằm Tháng Giêng là Mārapūjā, 

1) Mārapūjā là cúng dường Ác Ma, 3 tháng nữa Ngài viên tịch.

Cái tính lễ mà các quốc giáo ngày nay trên thế giới Cam Bốt, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, họ sài một tử ngữ là Mārapūjā, nhưng trong kinh thì ngày Rằm Tháng Giêng có thêm nghĩa nữa là.

2) Ovāda Patimokkha là Giáo Giới Biệt Biệt Giải Thoát Giới.

3) Ehi-bhikkhu Thiện Lai Tỳ Khưu 1,250 vị Alahan không mời, không ngủ, không hẹn, tự tới mà đắc quả Alahan.

Do đó, ý nghĩa của ngày Rằm Tháng Giêng:

1)  chính lễ là Mārapūjā 3 tháng nữa là Đức Phật Ngài viên tịch Níp-bàn vào ngày Rằm tháng Tư là lễ Vesakha Pūjā là lễ Tam Hợp; Đản Sinh, Thành Đạo, Níp-bàn, 

2) thứ hai là Ovāda Patimokkha ngày Giáo Giới Biệt Biệt Giải Thoát Giới cho 1,250 vị Tỳ Khưu này vào ngày Rằm tháng Giêng, 

3) và ngày Rằm tháng Giêng đó là có 1,250 thanh niên không hẹn không ngủ mà tự tới và Đức Phật Ngài ngoắc vô họ trở thành Alahan tất cả. Đó là ý nghĩa của ngày Rằm tháng Giêng là như vậy.

Trong Pháp Học có 3. Như vậy thì cái này thuộc về Pháp Học.

Vậy Pháp Hành của cái này là gì ?

 Pháp Hành là Giới, Định, Tuệ.

Ngày Rằm Tháng Giêng hàng cư sĩ cũng như hàng xuất gia, tại gia và xuất gia đều tưởng niệm tới ngày Rằm Tháng Giêng với 3 ý nghĩa này thì họ đi vào con đường Pháp Hành là Giới, Định, Tuệ. Lấy Ovāda Patimokkha làm Giới, lấy Ehi-bhikkhu làm Định, lấy Mārapūjā làm tuệ.

Giới: mình có Giới Ngăn, Giới Nguyện, Giới Sát Trừ

Định: thì mình có Chỉ và Quán

Tuệ: có Văn, Tư, Tu

Khi mình được nghe Ovāda Patimokkha là Giới thì bắt đầu mình phải hành với một người xuất gia hay là người tại gia là vị Tỳ Khưu họ hành Chỉ và Quán, tại vì mình biết Mārapūjā một trong 5 Pháp Mara đến với chúng sinh, mà điều cuối cùng của Mara là Tử Thần Chết (Maccumàra: Tử thần ma), mình nhìn thấy nó mà lo tu, còn 3 tháng nữa là Ngài viên tịch, Ngài phải rốt ráo trong 3 tháng này với 3 pháp Giới, Định, Tuệ, đó là Pháp Hành.

(5 Pháp Mara còn gọi là Ngũ Ma gồm: 1- Devaputtamàra: Ác Ma Thiên, 2- Kilesamàra: Phiền não ma, 3- Abhisankhàramàra: Nghiệp chướng ma, 4- Khandhamàra: Ngũ uẩn ma, 5- Maccumàra: Tử thần ma)

Nếu mình không có mốc thời gian 3 tháng viên tịch này, mà mình không có Ovāda Patimokkha làm lộ trình mình đi thì con đường Ehi-bhikkhu này thì không có kết quả.

Chánh Niệm và chú niệm là Tâm Sở Niệm.

Tỉnh Giác là Tâm Sở Tuệ, Tâm Sở Trí.

Nếu mà Tỉnh Giác không có Tâm Sở Trí Tuệ thì Tỉnh Giác không có hiệu quả.

Tỉnh Giác có 4 loại: 1. Ích sát tỉnh giác (Satthakasampajañña), 2. Thuận lợi tỉnh giác (Sappāyasampajañña), 3. Hành xứ tỉnh giác (Gocarasampajañña), 4. Bất mê tỉnh giác (Asammohasampajañña). Thì những loại Tỉnh Giác này bằng trí.

Còn Chánh Niệm chỉ là Tâm Sở Niệm thôi.

Niệm là Tâm Sở Niệm, Tỉnh Giác thuộc về Trí ./.


No comments:

Post a Comment