Thursday, February 15, 2024

040 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 19 tháng 11, 2022

 040 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 19 tháng 11, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "040 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

 Thiền Chỉ Samadhi và Thiền Quán Minh Sát Tuệ Vipassana, hai Thiền này có 3 đường; 

1. Đường thứ nhất, hành Thiền An Chỉ xong thì hành Thiền Minh Sát

2. Đường thứ 2, chỉ có một đường thôi là đi Thiền Minh Sát ---> Níp-bàn, không có đi qua Thiền Chỉ.

3. Đường thứ 3, là Định của Thiền An Chỉ, rồi xả Định của Thiền Chỉ, rồi hành Thiền Minh Sát, rồi đi tới Đạo Quả Níp-bàn.

Đường thứ nhất đi qua Thiền Chỉ là đi 3 bước; Sát na Định, cận định, nhập định, trở lại sát na định, Thiền Minh Sát.

Thì đường thứ nhất An Chỉ --> Minh Sát và đường thứ hai An Chỉ + Định ---> Minh Sát + Níp-bàn. Hai đường giống nhau quí Phật tử bị kẹt, nhưng thật ra nó khác.

Thì bước đi này nó sẽ đi 

1) An Chỉ --> Minh Sát --> Thô tướng / Cận Tướng + Quang Tướng

3) An Chỉ --> Định ---> Minh Sát

Thì đường thứ 3 phải đi 4 bước, tức là:

1 - Từ Sát na định (với đề mục an chỉ) nó phải hợp với tính của hành giả, đó là điều tiên quyết.  

2 - Thứ hai là Cận Định (với đề mục An Chỉ) 

3 - Thứ ba là Nhập Định (với đề mục An Chỉ)

4 - Rồi trở lại Sát Na Định (qua Minh Sát) ---> phải an khớp với Toàn Thiện Balamật, nếu mình xót cái này thì nó không hỗ trợ được hành Thiền Minh Sát để đến Níp-bàn.

Mình phải đi 4 bước, tức là Sát Na Định trở lại thì ngay bước thứ 4 là Sát Na Đạo, Sát Na Quả, nó ăn khớp nhau. Khi ăn khớp vừa Sát Na Đạo, Sát Na Định ăn khớp qua Sát Na Đạo, Sát Na Quả, thì nó có 2 cái, ngay lúc đó Balamật là Pháp nó chiếm lĩnh vô trong sát na, chứ không có kiết sử. 

Lúc đó có 2 hạng là bậc Chánh Đẳng Giác và bậc Thinh Văn, đời này không có bậc Độc Giác. Bậc Chánh Đẳng Giác họ bổ túc Balamật thì ra Đạo Quả được, nhưng hạng Thinh Văn mà muốn Đạo Quả trong lúc này thì kẹt cho kiếp hiện tại và kiếp vị lai, bị vuột liền.

Do đó, mình phải xác định, chứ không có nói theo ngẫu hứng, nói theo tư kiến của mình được. 

Sát na định (Niết-bàn) Sát na Đạo ăn khớp vô Balamật, thì có 2 hướng ra Quả hay nhập Thiền Quả, mà cái này chỉ có Paṭṭhāṇa giải đáp thôi.

Với người không biết họ chỉ làm theo tuần tự pháp, họ hưởng Sát Na Đạo này với Balamật, rớt ra Quả thì có 2 hay 3 tùy theo độn căn lợi căn. 

Còn người mà biết họ không có nguyện như vậy, vô nhập Thiền Quả luôn 1 giờ, 2 giờ, rồi trở lại Thiền An Chỉ Samadhi liền. Thay vì người đắc định Thiền An Chỉ thì nó sẽ được An Chỉ 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng. Thì người nhập Thiền Quả giống người nhập định An Chỉ, nhưng mà Định An Chỉ này dưới đề mục của mình tu. Còn nhập thiền quả này với Niết-bàn mình hưởng cảnh Niết-bàn. Còn Định An Chỉ là mình định trong đề mục. Hai cái khác nhau, mình phải biết.

Do đó, mình phải tập tu. Nếu mình không có sát na Định của Thiền Chỉ, thì khi mình tới con đường sát na Định của sát na Đạo của Niết-bàn Balamật, quí Phật tử không có, thứ nhất là không có tu, thứ hai là không có chủng tử, thứ ba là không có thuần thục.

Người tu tập Thiền Minh Sát đi tới Niết-bàn thì tu tập Balamật.

Còn người tu tập Thiền An Chỉ đi tới Thiền Minh Sát phải tu tập Thiền An Chỉ nhiều, tức nhiên là 7/10 An Chỉ và 3/10 Minh Sát nó xen kẽ. Thì lúc bấy giờ đi theo 3 bước; Thô Tướng, Cận Tướng, Quang Tướng và kết quả là Định An Chỉ giống như nhập định của Thiền An Chỉ.

Mình là hành giả mình phải xác lập mình ở bước nào trong 3 bước: 

1. Đường thứ nhất là Thiền An Chỉ xong tới Thiền Minh Sát

2. Đường thứ 2 là chỉ có một đường thôi là đi Thiền Minh Sát ---> Níp-bàn, không có đi qua Thiền Chỉ.

3. Đường thứ 3 là Định của Thiền An Chỉ, rồi xả Định của Thiền Chỉ rồi hành Thiền Minh Sát rồi đi tới Đạo Quả Níp-bàn.

Cũng như, khi mình đi con đường An Chỉ, mình không thể nào đi theo tập khí của mình, tập khí của mình là theo sở thích của mình, còn mình đi theo tánh carita thì có 6 loại tánh của hành giải thiền định:

Mình phải biết mình thuộc loại tánh nào: 

1. Tánh Tầm Vitakkacarita, 

2. Tánh Giác Buddhicarita, 

3. Tánh Đức Tin Saddhācarita, 

4. Tánh Tham Rāgacarita, 

5. Tánh Sân Dosacarita, 

6. Tánh Si Mohacarita

Thí dụ, ngồi 1 tiếng, 1 giờ An Chỉ với hơi thở là phổ thông có 2 là An Chỉ và Minh Sát. 

Mà Thiền An chỉ phù hợp với 6 loại tính. 

Minh Sát phù hợp với 2 loại độn căn và lợi căn.

Còn đề mục đất Pathavi, nước Apo, lửa Tejo, gió Vayo, 10 pháp hoàn tịnh, thì theo tánh mà nó hợp chứ không phải là phổ thông. Còn theo hơi thở là phổ thông, nó đi với cả hai, Thiền An Chỉ cũng được, Thiền Minh Sát cũng được.

 Rồi đi từ hơi thở với 6 tính; tham, sân, si, tầm, tín, giác, tính nào cũng có. Hơi thở là phổ thông thì mình đi với nó, rồi mình đi tâm Từ, tâm Xả, tâm Bi trong Tứ Vô Lượng Tâm như là mình bổ túc chứ không bắt buộc, là nhân sinh niệm sinh định thôi.

Thì khi mình đi đường An Chỉ  ---> hơi thở nó cũng hợp với Thiền Minh Sát, hơi thở cũng hợp Thiền An Chỉ, nó hợp luôn với 6 tánh và hợp luôn với người độn căn người lợi căn.

Thì từ hơi thở mình đi tới Cận Định. Từ Sát na Định --> Cận Định.

Cận là tiếp cận, là sát cận, là kề cận. Thí dụ như Sư đứng gần cái bảng là Sư kề cận cái bảng. Thì khi mình ở gần người đó, hay ở gần cái bàn đó, thi mình biết nó hay mình biết mình, 2 cái mình biết. Còn tuy ngồi gần mà mình không để ý thì người kế bên mình cũng không biết họ ra sao. Còn nếu mình ngồi gần mà mình để ý họ ra sao mình biết hết. 

Thì hơi thở mà mình để ý tới gần nó thì mới thấy nó, còn có hơi thở mà không để ý, không có gần nó, không tiếp xúc nó, không cận kề nó, không để ý nó thì nó vô ra mình không biết.

Thiền sinh: Khi mình hít hơi thở vô là sát na định, rồi khi hơi thở chạm vô mũi mình là cận định?

HT trả lời: không phải.

7 Sát na là một lộ trình tâm.

Chỉ có Ngài Xá Lợi Phất Ngài đếm được từng giọt mưa, cho tới ngày nay khoa học không đếm được giọt mưa mà đếm được lượng nước mưa chứ không đếm được từng giọt mưa như Ngài Xá Lợi Phất được, Ngài nhìn được từng sát na, còn mình nhìn một lộ trình tâm.

Khi lời của Assaji nói mà Upatisa bắt vô đắc sơ đạo sơ quả. Chỗ nào Ngài bắt, điểm nào Ngài bắt, điểm nào Ngài đạo quả.

Khi Sư tới lần đầu tiên sư tới giảng kinh Pháp Cú cho Tăng Ni tại trường Phật Học, Sư nói điểm chính ở đâu, một câu kệ có 4 câu 32 tử hay là 36 từ và điểm chính ở đâu khi mình nhấn đúng điểm chính thì các pháp chung quanh được vận xoay:

 Ý dẫn đầu các pháp, 

Ý làm chủ ý tạo

Điểm chính 2 câu này nằm ở đâu? Không nắm bắt được, cái đó là sát na.

Như Assaji nói Upatisa: 

Mỗi Pháp sinh do bởi duyên, 

Chính duyên hiện bày Pháp, 

Bậc đại sĩ nói như thế,

Chính tôi được nghe như vậy ! " 

4 câu của Assaji Upatisa chứng đắc đạo quả Sơ Quả. Ngài đắc chỗ nào, điểm nào?

Bây giờ mình nghe rồi, viết ra rồi, đọc rồi. Thì Ngài đắc chỗ nào, sát na định chỗ nào, cận định ở chỗ nào, nhập định ở đâu và đạo quả ở đâu?

Chỉ một sát na định thôi, chứ không phải một câu hay một loạt. 

Đức Phật Ngài thuyết nguyên tạng Abhidhamma suốt 3 tháng của thế gian tại cung trời Đao Lợi cho các Chư Thiên nghe, Ngài hiện song thông, sau khi Ngài đi Bắc Câu Lô Châu Ngài trở về trùng tuyên cho Ngài Xá Lợi Phất ở Nam Thiện Bộ Châu, Ngài nói những mẫu đề Mātikā, Pháp Thiện Kusalā Dhammā, Pháp Bất Thiện Akusalā Dhammā, Pháp Vô Ký Abyākatā Dhammā. Ngài Xá Lợi Phất làm ra hết nguyên bộ 42 ngàn Pháp Thủ Uẩn, chứ Đức Phật không giảng chi tiết.

 "Ba uẩn làm duyên cho một uẩn, một uẩn làm duyên cho ba uẩn, hai uẩn làm duyên cho hai uẩn". 

Trong bài Kusalā Dhammā mà mình đã học qua bộ Paṭṭhāṇa

Kusalaṃ ekaṃ khandhaṃ paṭicca tayo khandhā, tayo khandhe paṭicca eko khandho, dve khandhe paṭicca dve khandhā: Ba Uẩn nương nhờ (liên quan) một Uẩn Thiện khởi sinh, một Uẩn nương nhờ (liên quan) ba Uẩn khởi sinh, hai Uẩn nương nhờ (liên quan) hai Uẩn khởi sinh.

Thì câu đó Đức Phật Ngài không có nói, Đức Phật chỉ nói Kusalā Dhammā, Akusalā Dhammā, Abyākatā Dhammā, Ngài Sariputta nghe và Đức Phật nói; nay ta nói như thế ở trên Chư Thiên, rồi Ngài ngưng, nhập vô lại, ngày mơi Ngài đi Bắc Câu Lô Châu Ngài trùng tuyên đoạn mà Ngài thuyết trên đó thì Ngài nói Mātikā cho Ngài Xá Lợi Phất.

Bây giờ Sư viết ra từng Mātikā, từng  Mẫu Đề Tam Tikamātikā, Mẫu Đề Nhị Dukamātikā, từng Tam Đề, Nhị Đề. Quí Phật tử lấy quyển I, quyển II, quyển III, ghi ra các pháp cái tựa đề thôi.

 Bây giờ trở lại câu

Mỗi Pháp sinh do bởi duyên, (Mỗi Pháp = là Sát na định, Duyên = là Cận Định)

Chính duyên hiện bày Pháp, (Duyên = Cận Định, Pháp = Nhập Định, Pháp là điểm chính - tới đây Ngài Xá Lợi Phất đắc đạo quả)

Nên mình mới thấy tất cả các Pháp sinh bởi duyên. Giống như  có 2 món: một miếng gỗ, một miếng ván, muốn 2 cái đó dính vô, mình đến tiệm Home Depot kiếm mua một thứ keo thích hợp với cả 2 thứ đó để dán 2 thứ đó với nhau, chẳng hạn như wood glue là loại keo dành cho gỗ dán dính nhau = Pháp bởi Duyên. Duyên là glue (keo dán), Pháp hiện bày.

Vậy thì khi Ngài vừa gieo mỗi Pháp lên, Ngài bắt đầu là bắt vô Pháp liền, thì hiện bày Pháp này là sự giải thoát. 

Còn 2 câu sau là Na Cảnh

Bậc đại sĩ nói như thế,

Chính tôi được nghe như vậy ! " 

Điểm chính nằm ở "Pháp hiện bày". Cận định là glue sáp vô dính vô nó thành một, Danh và Sắc sáp dính vô là một thành chỉ có "Pháp" mà thôi, không có Danh và Sắc bởi các Duyên; Tiền Sinh Duyên, Câu Sinh Duyên, Vô Gián Duyên, Cảnh Vô Gián Duyên, Cận Y Duyên.

Bốn câu chia làm 2 vế;

Mỗi Pháp sinh do bởi duyên ---   (Pháp là Thực Tính)

Chính duyên hiện bày Pháp ----   (Pháp là Thực Tướng)

Là Siêu Thế

Bậc đại sĩ nói như thế,

Chính tôi được nghe như vậy ! " 

Là Hiệp Thế.

Mà điểm chính nằm ở Pháp hiện bày

Câu đầu dẫn nhập vô là tập trung liền, bắt đầu nắm bắt sự liên kết nhau, đến cuối là kết thúc.

Quí Phật tử nghe Pháp mà không nắm được điểm chính. Ngài Upatisa chỉ nghe Đức Phật nói các mẫu đề Mātikā mà Ngài viết ra 42 ngàn Pháp Uẩn Dhammā Khandha chia ra 7 bộ như Dhammasangani Bộ Pháp Tụ, Vibhanga Bộ Phân Tích, Dhatukatha bộ Chất Ngữ,  Puggalapannatti bộ Nhân Chế Định, Kathavatthu bộ Ngữ Tông, Yamaka bộ Song Đối, Patthana bộ Vị Trí. Một bộ khi Sư đánh máy Sư đếm hơn 450,000 chữ, hơn 7, 8 trăm trang, đó là trung bình.

Một quyển là 450,000 chữ, mà 3 quyển như vậy mà Ngài Sariputta diến ra được hết.

Nên khi nghe Pháp là phải có sát na định, tức là mình phải tập trung vào Pháp, không có lo ra, không có phóng dật, không chú ý tới cảnh khác, chỉ có sát na định nghe Pháp thôi, còn Pháp đi diễn tiến nữa, người ta nói mình đừng nhìn họ mà tập trung nghe.

Mình phải tập trung vào đề mục của mình, như đề mục hơi thở, khi hít vô mình phải tập trung. Hơi thở hít vô xong mất, đến hơi thở hít vô thứ hai, chứ mình không chạy theo hơi thở thứ nhất. Hơi thở thứ nhất mình hít vô xong thì mất, mình tập trung vào hơi thở thứ hai, chứ không chạy theo hơi thở thứ nhất.

Còn mình đi giữa Thiền Chỉ và Thiền Quán là ở bước thứ 3:

3. Đường thứ 3 là Định của Thiền An Chỉ, rồi xả Định của Thiền Chỉ rồi hành Thiền Minh Sát rồi đi tới Đạo Quả Níp-bàn.

Mình chỉ được đi bước thứ nhất thôi:

1. Đường thứ nhất là Thiền An Chỉ xong tới Thiền Minh Sát

Hơi thở hít vô mất, hơi thở thứ 2 hít vô mất, hơi thở thứ 3 hit vô mất, hơi thở nó đi không đi theo nó. Giống như, ông cảnh sát đứng nơi ngã tư đường có đèn đỏ đèn xanh, người nào vượt đèn đỏ bắt người đó thôi, còn xe khác chạy cứ chạy, chỉ bắt được một xe thôi.

 Khi định rồi, khi vô đề mục đó rồi khi nó mất thì bắt qua Minh Sát nó sinh rồi diệt.

Thì Pháp tới, cái duyên hiện bày, chính cái Pháp đó nắm bắt Pháp thôi.

Hơi thở hít vô nắm bắt ngay đó, hơi thở khác hít vô nắm bắt ngay đó, ngồi 1 giờ đồng hồ chỉ nắm bắt hơi thở hít vô, không cho tâm chạy đi chỗ khác, chỉ niệm hơi thở hít vô. Một luồng Pháp trôi chảy mình chỉ bắt một đề mục của mình thôi.

Vậy mình xác định là mình đi bước thứ nhất, bước thứ hai, hay bước thứ ba.

Người đi bước thứ hai, họ không muốn đi Thiền Chỉ, họ đi Thiền Minh Sát. 

Họ lên nói với vị Thiền Sư họ muốn đi Thiền Minh Sát, thì vị Thiền Sư cho vị hành giả đó thực hành Thiền Minh Sát. Hơi thở vô, sinh rồi mất, chỉ thấy sinh diệt thôi, không để ý hơi thở, không thấy hơi thở, hơi thở vừa đụng vô mũi thì mất, vừa đụng vô thì mất. Hơi thở vô mình niệm "xúc, sinh, diệt" chứ không thấy hơi thở.

Còn nếu mình niệm hơi thở đi vào rồi đi xuống thì không phải đi theo bước thứ 3 "sát na định, cận định, sinh và diệt."

Nên khi hơi thở vô, niệm Sinh, sát na định, rồi nó diệt, sát na định, sinh sát na định, diệt, sát na định .v.v...

Hơi thở ---> Sinh ---> Sát na định

            ---> Diệt ---> Sát na định.

"Sinh" bên thiền Chỉ là "Vô"

"Diệt" bên thiền Chỉ là "Ra"

Nhưng với thiền Minh Sát thì chỉ là Sinh/Diệt.

Thiền Minh Sát (Tuệ quan sát) 

Với một hành giả tu tập thiền Minh Sát 

Hơi thở  ---> Sinh ---> Sát na định 

             ---> Diệt  ----> Sát na định

tiếp tục

 Hơi thở    ---> Sinh ---> Sát na định

                ---> Diệt  ----> Sát na định

  Hơi thở    ---> Sinh ---> Sát na định

                  ---> Diệt  ----> Sát na định

Với một hành giả tu tập thiền Minh Sát, không đi theo hơi thở, mình đứng trước cửa minh sát trạng thái của hơi thở. Còn hơi thở vô cổ rồi lên xuống phồng xẹp là mình đi thiền An Chỉ và thiền Minh Sát, 2 cái nó nhập nhằng.

Bây giờ mình chỉ đi Vipassana của Paṭṭhāṇa.

Với những người lợi căn về Tuệ với Balamật

Khi ngồi thiền Minh Sát mấy cô không biết vận dụng Balamat của mình, mình làm theo kiểu người hành giả thôi.

 Còn như Sư, Sư ngồi, trí tuệ Balamật của Sư hay mấy cô là đang Tinh Tấn Balamật. Mấy cô sài Tinh Tấn của cô. Sư sài tuệ của Sư. 

Giờ phân tách thì Tinh Tấn có tập khí nhiều ít, mạnh nhẹ. mau chậm. Còn tuệ thì thông suốt. Do vậy mấy cô phải biết lựa lúc đó sài Balamật nào.

Như vậy thì khi quán sát được Sinh ---> Sát na định, thì Tuệ vô Cận Định, vô Nhập Định của cái Sinh, hay là của cái Diệt. 

Tiếp tục làm đến lần thứ 3: 

Tuệ --->   Định An Chỉ 

               Minh Sát Diệt ---> thấy Pháp ----> thấy Thực Tướng

Mình vô ngồi theo thường quen của mình thì không thấy Pháp, không thấy Thực Tướng.

Mỗi Pháp sinh do bởi duyên ---   (Pháp là Thực Tính)

Chính duyên hiện bày Pháp ----   (Pháp là Thực Tướng)

Khi mà Thực Tướng của Pháp thì Kiết Sử không có. 

Mà Kiết Sử có thì che lấp Thực Tướng mình không thấy được.

Mình tu phải có hệ thống, chứ còn mênh mang mơ hồ thì không được.

Những phương pháp này Sư trình bày đều có Paṭṭhāṇa áp dụng về Duyên.

Khi Đức Phật Ngài còn là Bồ Tát đối diện với Ma Vương với cái Bồ Đoàn Ngài ngồi. Ma Vương tới đòi cái Bồ Đoàn của Ngài. 

Bồ Tát nói: Bồ đoàn này của ta.

Ma Vương hỏi: Lấy gì chứng minh?

Bồ Tát nói: Lấy Ba La Mật chứng minh.

Bồ Đoàn là Pháp thứ I

Ba La Mật là Pháp thứ II

 Khi mà Pháp 

 Bồ Đoàn là đề mục, Ma Vương lấy đề mục Bồ Đoàn để tranh cãi với Bồ Tát. Cái đề mục này ở đâu mà có, trước khi Ngài ngồi không có cái Bồ Đoàn này, lúc đầu Ngài ngồi là một thảm cỏ khô Ngài lót để ngồi, nhưng khi Ngài sắp tới đạo quả thì ngay đêm đó nổi lên giống như gò mối. Ma Vương đúng ngay sát na đó tới đòi, không trước và cũng không sau, mà ngay lúc đó, tức là một sự thành tựu của một giai đoạn rồi thì lúc bấy giờ Thực Tính đã hình thành ra rồi, lúc đó Ma Vương mới vô đề mục đó, thì Ngài lấy Ba La Mật nắm cái Thực Tướng.

Ma Vương và binh ma thua Ba La Mật của Ngài bỏ về.

Mình đây mà Ba La Mật mình có Kiết Sử thì che lấp Thực Tướng mình không thấy được Thực Tướng.

Cái gốc của Định An Chỉ là Thực Tính của Minh Sát.

Thực Tướng của Níp-bàn là Kiết Sử.

Do đó, cái Thực Tính, lúc đó định An Chỉ là Thực Tính của Minh Sát, nó tới, thì tới Thực Tướng rồi thì Kiết Sử rụng liền. 

Do đó, khi mỗi Pháp sinh lên bởi Duyên. Bây giờ mình nói Pháp giải thoát nó phải cái Duyên Siêu Thế, nên có Nhị Đề Siêu Thế Lokuttara Dukaṃ, Nhị Đề Hiệp Thế lokiyadukaṃ, hai cái đó mình ráp vô, cái Duyên nằm trong Nhị Đề đó, trong Paṭṭhāṇa nói rõ, nếu mà nói về phần nhân duyên thì cái pháp của nó hiện bày ra.

Phải có một sơ đồ chứ nói mênh mang là không được

Mỗi Pháp sinh do bởi duyên 

Pháp nếu Hiệp Thế - thì có Nhị Đề Hiệp Thế lokiyadukaṃ

Pháp nếu Siêu Thế - thì có Nhị Đề Siêu Thế Lokuttara Dukaṃ 

Mình tách ra, nếu mà ta nói: 

Nhị Đề Hiệp Thế lokiyadukaṃ có 24 Duyên trong 7 giai đoạn, 2 thời kỳ là Chuyển Khởi Pavatti và Tái Sinh patisandhi

Nhị Đề Hiệp Thế lokiyadukaṃ chia làm 3: Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới.

Nikaya không nói được, các bộ Dhammasangan Bộ Pháp Tụ, Vibhanga bộ Phân Tích, Dhatukatha bộ Chất Ngữ không nói được, chỉ có bộ Paṭṭhāṇa nói.

Thì trong 24 Duyên trong 7 giai đoạn (từ giai đoạn Liên Quan đến giai đoạn Vấn Đề) 2 thời kỳ là Chuyển Khởi Pavatti và Tái Sinh patisandhi

Thời kỳ Chuyển Khởi Pavatti là hiện bày trong thời gian diễn tiến

Thời kỳ Tái Sinh patisandhi là thời kỳ mới sinh ra. 

Mà sinh ra nếu nói Tục Đế hay Siêu Đế. Sinh ra một kiếp sống, sinh ra một pháp mới sinh khởi.

 Một kiếp sống thí dụ mình bỏ kiếp này mình đi tục sinh, mình tái sinh trong cuộc sống mới đi qua 4 cửa: Noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh.

Diễn tiến của Pháp là Danh, Sắc.

Thời kỳ là Chuyển Khởi Pavatti là quá khứ, hiện tại, vị lai.

Đây là Nhị Đề Hiệp Thế lokiyadukaṃ

Mỗi Pháp sinh do bởi duyên 

Do đó, chính khi Ngài Upatisa (Xá Lợi Phất) chứng đắc với câu nói của Ngài Assaji thì ngay khi Đức Phật trùng tuyên Mātikā Ngài lọc ra hết 24 Duyên. Với trí tuệ của Ngài đã có từ quá khứ trong kiếp Ngài tụng Paṭṭhāṇa mà 500 con dơi nghe ngoài cái cốc của Ngài, trở thành 500 Chư Thiên rồi trở thành 500 đệ tử của Ngài.

Do đó, một cái này thôi là thấy Paṭṭhāṇa giải đáp

Nhị Đề Siêu Thế Lokuttara Dukaṃ 

24 Duyên qua 7 giai đoạn, 2 thời kỳ, 4 tầng đạo; Sơ, Nhị, Tam, Tứ.

Giờ ráp vô, nếu nói 1 Pháp Hiệp Thế thì bỏ Duyên hiệp thế thì sẽ ra Pháp Hiệp Thế.

Mỗi Pháp Hiệp Thế thì Duyên Nhị Đề hiệp thế nó sẽ hình thành ra Pháp Hiệp Thế.

Pháp Siêu Thế bởi Duyên Siêu Thế hình thành ra Pháp Siêu Thế 

Nhị Đề Siêu Thế Lokuttara Dukaṃ phải qua 24 Duyên, qua 7 giai đoạn, 2 thời kỳ, 4 tầng đạo; Sơ, Nhị, Tam, Tứ.

Cái này phải đi qua 2 Duyên qua 2 Nhị Đề: 1. Kiến Giải Đoạn Trừ và 2. Tu Tập Đoạn Trừ.

1. Kiến Giải là Sơ Đạo, là Thất Lai Đạo.

2. Tu Tập là 3 Thượng Tầng Đạo

Phải ghi rõ ra như vậy mới ra một sơ đồ và một lộ trình mình tu tập và phương án mình tu tập, chứ không nói mơ màng được. Nên mình mới biết cái giá trị Paṭṭhāṇa là Pháp Hành và áp dụng có kết quả rõ ràng, chứ không có nơi nào khác.

Bây giờ áp dụng.

Thì khi nói phần Hiệp Thế. 

Mình đang ngồi thiền đang đi Vipassana hay Samadhi. Mình từ Dục Giới Đại Thiện Tương Ưng Trí Tâm Dục Giới, chứ không vào Sắc Giới, Vô Sắc Giới được. 

Mình đi từ Dục Giới, sài Đại Thiện, trong Đại Thiện có 3 là: Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, thì 3 cái này thuộc về Nhân Duyên. Diễn tiến của nó là 7 giai đoạn. Mỗi một vấn đề có 7 giai đoạn:

1) Paticcavàra – Giai đoạn Liên Quan

2) Sahajàtavàra – Giai đoạn Câu Sanh, 

3) Paccayavàra – Giai đoạn Duyên Sinh, 

4) Nissayavàra – Giai đoạn Y Chỉ, 

5) Sansatthavàra – Giai đoạn Tương Tạp, hay là hỗn hòa, 

6) Sampayuttavàra – Giai đoạn Tương Ưng, 

7) Panhàvàra – Giai đoạn Vấn Đề.  

Giai đoạn hoàn thành là giai đoạn vấn đề Panhàvàra, còn 6 giai đoạn kia là bổ túc để hình thành ra giai đoạn vấn đề để mình kết thúc vấn đề.

Hit vô thở ra, làm với phần Nhị Đề Hiệp Thế, với nhân duyên mình phải Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. Nhưng có khi được khi không, với Tương Ưng Trí, khi Bất Tương Ưng Trí, khi có trí khi không có trí.

Giờ mình đang đi Hiệp Thế, tới Siêu Thế thì mình đang ở Tâm Dục Giới thì mình sài tâm Đại Thiện là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, mà Vô Tham, Vô Sân, Vô Si nằm ở góc độ Nhân Duyên. 

Cái này là Sư nói trong lý tưởng thôi.  Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, nhưng mà khi mình đang ngồi không qua được Đại Thiện Tương Ưng Trí mà mình sài tâm bất thiện; Tham, Sân, Si, cũng là nhân duyên nhưng trên vế thứ 2 là vế bất thiện.

Chính do đó, một điểm mà mình coi thường là: 

- Thiện cho ra quả,

- Bất thiện cũng cho ra quả. Quả có 2: Sát na và Dị Thục. Sát na là quả trổ liền liền, Dị Thục trổ sau.

Mà Thiện hay bất thiện đều có quả, nhân nào quả đó (Nhân Duyên).

Vậy thì khi ngồi thiền hành giả sài Đại Thiện Tương Ưng Trí, mà giữ không được Đại Thiện Tương Ưng Trí nó lọt qua Bất Thiện Tương Ưng Trí là bất thiện Tham, Sân, Si, thì mình ngồi một chút là mình bực mình hay là ngủ gục hay mong muốn cho hết giờ, mong muốn cho hết giờ là tham, mà ngồi ngủ gục là si là mình hôn trầm, rồi mình sân là khi cảm thấy đau lên. 

Thì lúc bấy giờ cái nhân duyên cũng cho ra quả, bất thiện cho ra quả hay thiện cũng cho ra quả, thì giữa hai cái thiện và bất thiện, thiện cho ra quả bất thiện cũng cho ra quả, mình muốn giữ cái nào? 

Thế thì khi mình đang ngồi thiền là mình đang sài thiện hay bất thiện? 

Thế thì khi ngồi thiền mà ở vế thứ 2 (bất thiện) thì có quả sát na, quả dị thục, thì nó dẫn đi theo lộ trình của nó.

Thì làm sao đi tới Duyên hiện bày ra Pháp (Chính duyên hiện bày Pháp), cái quả hiện ra nó dắt đi rồi, nhân Duyên bất thiện nó dắt đi rồi. Thì mình phải trở lại bắt đầu.

Còn ngồi thiền ở vế thứ 1 (Thiện) thì nó có lộ trình của nó đi.

24 Duyên ở trong 7 giai đoạn, mới giai đoạn Liên Quan, chưa tới giai đoạn Vấn Đế là mình đi lạc hướng rồi.

Minh phải xác lập rõ ràng, tất cả đều là duyên, nếu nhìn được thì là có trí tuệ rồi, mình không có "Tôi" "Ta" trong đó, chỉ thấy Pháp thôi, nhưng mình hành không được, Pháp này nó dẫn đi, Pháp kia nó kéo đi, như ở dưới biển nó lôi mình đi, mình không làm chủ được, muốn vô trong bờ bị lôi ra. Muốn tới con đường tu đạo quả hay tới định nhưng không được. 

Mình đang dằn vặt với cái tâm mình, thì trong khi nhân duyên lên thì nó có bọn, giống, của Câu Sinh vô, có 15 Duyên, nó kéo cái nhân duyên này thì lúc đó Cảnh Duyên tới thì nó thuộc về giống cảnh, nó chia 2: cảnh thuộc về Cảnh Ngũ Môn hay Cảnh Ý Môn, Pháp trùng trùng duyên khởi.

Lúc quí Phật tử đang ở trạng thái không được Định, cảnh nào vô cũng bắt hết, cảnh mở cửa cũng nghe, cảnh ho cũng nghe, cảnh tằng hắng cũng nghe, cảnh nội cảnh ngoại mình biết hết, lúc đó mình trong cảnh duyên qua 7 giai đoạn, giai đoạn Liên Quan đến cảnh đó, rồi qua phần Câu Sinh với cảnh đó, rồi Tương Ưng với cảnh đó, Y Chỉ với cảnh đó, Hỗn Tạp với cảnh đó, rồi qua phần giải Vấn Đề của cảnh đó, đưa ra quả trổ sinh, đi ra phần Cảnh Duyên, chưa tới Cảnh Duyên.

Nên Ngài mới nói: "Hiện bày bởi các Duyên", các Duyên hiện bày các Pháp, Duyên nào hiện bày Pháp đó. Thì khi nhận định được cái đó thì không có "Tôi" "Ta", dù là thiện hay bất thiện, dù là hiệp thế hay siêu thế, tất cả đều là Pháp.  Còn nói "Tôi" "Ta" là chế định. Còn mình nói  Siêu Lý, thì mới ra được. Nên Upatisa đi vô trong cái này gốc của cái Pháp là kết quả cuối cùng.

24 Duyên, một Nhị Đề thôi. Một Nhị Đề khác với 24 Duyên đi qua 7 giai đoạn, mỗi giai đoạn có 24 Duyên chi phối, mỗi một thời gian nó có thời kỳ tục sinh ra của một Pháp, hay là thời kỳ của một kiếp sống, rồi thời kỳ diễn tiến chuyển khởi nó đi ra trùng trùng các pháp.

Do đó, khi kiến giải đoạn trừ là diệt kiết sử, còn Tu Tập là con đường 3 Thượng Tầng đạo quả.

1. Kiến Giải là Sơ Đạo, là Thất Lai Đạo.

2. Tu Tập là 3 Thượng Tầng Đạo.

Như vậy thì. Khi Sư thấy Tam Vô Lậu Học (Giới-Định-Tuệ). Mình nói tiếp phần lậu hoặc tuần trước. khīṇāsavaka diệt tận lậu hoặc hay là lậu tận là mình phải đi 3 pháp diệt tận lậu hoặc khīṇāsavaka là; Giới, Định, Tuệ - (Giới diệt tận lậu hoặc, Định diệt tận lậu hoặc, Tuệ diệt tận lậu hoặc)

Tám chi của Bát Chánh Ðạo hợp thành ba nhóm: Giới, Ðịnh, Tuệ (Tam Vô Lậu Học)

Tuệ: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ

Giới: Chánh Nghiệp, Chánh Mạng

Ðịnh: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh

Khi đi Giới, Định, Tuệ để tiếp nối 6 pháp lậu hoặc mà tuần trước mình nói: Pháp Lậu Hoặc, Tương Ưng Lậu Hoặc, Cảnh Lậu Hoặc. mà cái đó là đời sống hàng ngày mình đắm chìm trong đó mà mình không hay.

 Chẳng hạn, trước khi đi ngủ, từ khi thức cho đến khi đi ngủ, rồi từ giấc ngủ cho tới thức dậy sinh hoạt trở lại một kiếp sống của ngày mới sống trong lậu hoặc của mình hoài mà không hay. Và có khi nếu như mình không sống trong lậu hoặc mình sống trong Chánh Niệm thì mình đang là sống trong cái Giới-Định-Tuệ.

Sống trong Lậu Hoặc là: sống trong Dục, sống trong Kiến, sống trong Hữu, sống trong Vô Minh, mỗi ngày mình sống trong Lậu Hoặc mà mình không hay.

Giờ Sư hỏi: Mỗi ngày mình sống trong Lậu Hoặc hay sống trong Giới-Định-Tuệ.

Một ngày 24 giờ từ lúc thức dạy cho tới lúc nhắm mắt ngủ thì mình sống trong Giới-Định-Tuệ hay mình sống trong Lậu Hoặc ?. 

Rồi mình chia làm 2 là: Nội Lậu và Ngoại Lậu.

Nội Lậu có 3 là: Tâm, Tâm Sở, Pháp. Mình sống trong Tâm, Tâm Sở và Pháp. Hay ta nói nôm na theo chế định là mình sống trong nội tâm hay nỗi lòng của mình. 

Nội Lậu thuộc Ý Môn, không tiếp xúc cảnh, tức là không có ngoại

Thì trong nội tâm mình có bao nhiêu giống. (Mình học về Duyên trong Paṭṭhāṇa có 9 Giống). 

Giống Câu Sinh có 15 Duyên, Giống Cảnh, Giống Tiền Sinh, Giống Hậu Sinh, Giống Vô Gián, Giống Nghiệp (thuộc Dị Thời Nghiệp).

Ngoại Lậu thuộc Ngũ Môn. Giữa hai cái Ý Môn và Ngũ Môn có liên tục nhau Ý và Ngũ. 

Nó có:

-  1 là Nội Lậu, 

- 2 là Ngoại Lậu

- 3 là Nội Lậu - Ngoại Lậu

- 4 là Ngoại Lậu - Nội Lậu

Nội Lậu, mình đang đắm chìm trong đó mình không biết, Nội Lậu mình chỉ thuần túy trong Nội thôi.

Ngoại Lậu là chìm trong cảnh bên ngoài, cảnh này cảnh kia.

Rồi Nội Lậu ra Ngoại Lậu, rồi Ngoại Lậu ra Nội Lậu, nó qua lại trùng trùng mình chìm đắm trong đó. Rồi làm sao qua Giới-Định-Tuệ được.

Nội Lậu là thuộc nội tâm thuộc nỗi lòng của mình, mình chìm trong Ý Môn. 

Do đó, mình áp dụng trong Thiện:

- Nếu trong Nội Lậu nó có 7 Giai Đoạn không? Có 27 Duyên tác hợp không? Nó có 2 Thời kỳ không?

- Nếu Ngoại Lậu nó có 24 Duyên không? Có trong 7 Giai Đoạn không? Nó có 2 Thời Kỳ không?

 Bỏ Duyên vô thì mình mới giải quyết vấn đề có phương pháp mới được, chứ còn nói sơ sơ thì không được.

Giới chia làm 2: Giới Nguyện và Giới Chánh Đạo

Định có 2: 1) An Chỉ và Quán

                  2) Chánh Đạo, có 3 là Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định

Tuệ có 2

Thế thì phần Giới này có:

Giới chia làm 2: 

- 1 là Giới Nguyện có 5 giới, 8 giới, 10 giới. (Ngũ Giới, Bát Giới, Thập Giới)

- 2 là Giới Chánh Đạo thì có 3 là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng.

Trong đời sống hàng ngày giữ ngũ giới, ngày Bố Tát giới là 8 giới vào ngày 15, ngày 29, ngày 30. 

Ba tháng An Cư của Chư Tăng thì mình nguyện 10 giới:

1. Kiêng tránh sát sanh (Pāṇātipātā veramaṇī).

2. Kiêng tránh lấy vật chưa cho (Adinnādānā veramaṇī).

3. Kiêng tránh hành phi phạm hạnh (abrahmacariyā veramaṇī), tức là không dâm dục.

4. Kiêng tránh nói dối (Musāvādā veramaṇī).

5. Kiêng tránh uống rượu và chất say (Surāmerayamajjapamādaṭṭhānā veramaṇī).

6. Kiêng tránh ăn phi thời (Vikālabhojanā veramaṇī).

7. Kiêng tránh việc thưởng thức và biểu diễn khiêu vũ ca nhạc (Naccagītavāditavisūkadassanā veramaṇī).

8. Kiêng tránh việc thoa xức trang điểm vòng hoa hương liệu phấn sáp (Mālāgandhavilepanadhāranamaṇḍanavibhūsanaṭṭhānā veramaṇī).

9. Kiêng tránh việc sử dụng sàng tọa cao rộng (Uccāsayanamahāsayanā veramaṇī).

10. Kiêng tránh sự thọ nhận vàng bạc (Jāta-rūparajatapaṭiggahaṇā veramaṇī).

Giới không sài tiền, giới thứ 8, giới thứ 9 mình tách làm hai. 

Thì lúc đó quí Phật tử đang sống trong Giới. Quí Phật tử nguyện giới nào thì đang sống trong giới đó. 

Một cái nguyện của mình mà mình sống trong đó là mình bớt đi lậu hoặc. Một cái nguyện:

-  "Con xin vâng giữ điều học cố ý tránh xa sự sát sinh" là mình bớt đi lậu hoặc, mình đang sống trong giới nguyện này.

- "Con xin vâng giữ điều học cố ý tránh xa sự trộm cắp" là mình bớt đi lậu hoặc.

Giới thứ 2 là Giới Chánh Đạo: 

- Chánh Ngữ có 4

- Chánh Nghiệp có 3

- Chánh Mạng có 7 (4 + 3):

 Người cư sĩ hay người tại gia 5 điều không làm

Người xuất gia 21 điều không làm.

Giới nuôi mạng của người cư sĩ có 5 điều không làm là: 

1. không bán thuốc độc 

2. Không bán chất say

3. Không bán vũ khí 

4. Không bán nô lệ

5. Không mua sinh bán tử (nuôi thú vật như gà vịt để bán cho người làm thịt)

Thì 5 điều này thuộc phần Chánh Mạng của người cư sĩ tại gia.

Còn 21 giới điều của người xuất gia trong đó có giới điều không coi bói, coi tử vi, coi chỉ tay, không làm thầy thuốc.

Trong Chánh Mạng có 4 về Chánh Ngữ để nuôi mạng. Mình không phạm 4 điều Chánh Ngữ này để nuôi mạng. Vì nuôi mạng mà phạm 4 điều Chánh Ngữ này coi như là tà mạng. Thí dụ, buôn bán mà nói sạo: "Tôi bán vốn không lấy lời" trong khi có lời, thì đó là vọng ngữ, thì đó là tà mạng mà họ không biết. Do đó, thì 4 cái: Vọng ngữ, ly gián ngữ, thô ngữ, hồ ngôn loạn ngữ, trong Chánh Ngữ để nuôi mạng mình phải tránh.

Chánh Nghiệp là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.

 3 cái Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng thuộc về Giới Chánh Đạo.

Vậy thì khi ở trong Giới Chánh Đạo mấy cô rời khỏi lậu hoặc chưa, trong giới nguyện mấy cô rời khỏi lậu hoặc chưa? 

Buổi sáng thức dạy, nguyện giữ giới, mình sống trong giới để ngừa lậu hoặc. Ly trần bất nhiễm trần, mình ly nó thì không dính bụi trần. Cư trần tất nhiễm trần.

Mình mới chỉ nguyện giữ giới, để không phạm giới nên mình giữ lời nguyện giới đó.

Nguyện / Giữ / Sát na định / Cận Định / Nhập Định

Ngài Tịnh Sự dạy về sát na định, Ngài thí dụ, một người uống rượu say rồi nhưng vẫn còn cầm cái ly mà không bị rớt là người đó có sát na định, còn nếu cái ly bị rớt xuống đất vì người đó không còn kiểm soát được thì lúc đó mới mất sát na định. Chứ nếu tay dù lắt lư nhưng vẫn còn cầm cái ly thì chưa mất sát na định.

Còn cận định là cái tay vẫn còn cầm nhưng từ từ bị tuộc xuống. Sát na định là còn giữ cái ly, cận định là vẫn còn cái ly, nhập định thì coi như là cứng rồi.

Nguyện / Giữ / Sát na định / Cận Định / Nhập Định

 Do đó 3 cái sát na định, cận định, nhập định đều có định ở trong đó. Khi mà nguyện giới nào là có giữ giới đó.

Rồi cái "Giữ" là qua giai đoạn hành động rồi. Còn cái nguyện giữ cũng có định rồi, có giữ giới rồi thì mới thành tựu. Chứ còn khi đi tới hành động, mình mới giữ thì cái đó mình mất phần phước lúc đang nguyện này.

Thí dụ, vừa nguyện giới xong mà tử liền thì đó là đắc đạo tận mạng, là mình vẫn giữ giới nguyện khi mình chết.

Mình đang nguyện là mình có giữ giới liền: "Tôi xin vâng giữ", là mình có giới liền.

Như vậy thì khi đi qua phần giới mình nhìn ra được là mỗi cái đều có giữ hết mà nó hiện bày theo mỗi hoàn cảnh hay là trong trường hợp đó với điều kiện của nó.

Vậy thì khi định được vô một cái đề mục hay định được cái sinh hay cái diệt của đối tượng mình cũng có được, dù nhiều, ít, mạnh, hay yếu, mình đều có hết.

Thì giới nguyện dù là lời hay là ý, giữ Giới thì thân và ý đều có giới.

Do đó, Giới-Định-Tuệ, đừng để cho lậu hoặc xâm nhập mình phải nguyện hoài, nguyện cho giữ không rời. vì ngưng là lậu hoặc xâm nhập vô. Rất khả thi.

Trong suốt 24 giờ để nguyện, ngừa lậu hoặc ---> cái này bất khả thi, không ai làm được. Trong khi đó mình đang rớt vô trong cái lậu hoặc sai lầm mà mình không hay, mình vừa dục lậu vừa vô minh lậu mà mình không hay. Cái đó là sai lầm, là cực đoan quá khích rồi.

Vậy thì, đi một cái Giới, xong thì đến Định, xong đến Tuệ, trong một phút giây liền đó thì ra khỏi lậu hoặc.

Mình vừa nguyện Giới, giữ Giới, Định trong đó thì Tuệ phát sinh --- cái này khả thi mà nó ra khỏi Lậu Hoặc, bởi một cái Tuệ Ba La Mật của mình giải quyết được vấn đề.

Đi cái đó vừa Nguyện giữ Giới là sát na định, cận định, nhập định rồi tuệ sinh tại đó, vừa xong một cái khả thi, lậu hoặc không có và không có lập lại nữa.

Do đó, Giới-Định-Tuệ đây là mình liệt kê ra, 

Định có 2:  

1. An Chỉ và Quán (Minh Sát)

2. Định Chánh Đạo co 3 là: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

Muốn An Chỉ phải có Chánh Tinh Tấn, phải có Chánh Niệm, phải có Chánh Định.

 Muốn Minh Sát, phải có Chánh Tinh Tấnh, phải có Chánh Niệm, phải có Chánh Định.

Còn An Chỉ và Quán (Minh Sát) mà hành giả ngồi 24 giờ để thiền thì bất khả thi.

Còn Chánh Đạo có 3: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định mà giữ 24 tiếng thì khả thi.

Vậy thì khi đang ngồi Thiền An Chỉ hay Thiền Minh Sát mà không áp dụng Chánh Đạo là có Định một vế thôi, ngồi niệm hoài niệm hoài, chỉ thì chỉ hoài, quán thì quán hoài.

Còn bên vế Chánh Đạo thì hành giả có Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định trong cái Định.

Vậy thì khi hành giả đang nguyện giới thì hành giả có Chánh Đạo. Có Nguyện thì có Chánh Đạo, tức là hành giả đang hành đạo thọ trì giới luật, ngăn ngừa lậu hoặc và sát trừ lậu hoặc.

Hành đạo, thọ trì Giới Luật, ngăn ngừa lậu hoặc, sát trừ lậu hoặc.

Có khi ta đang giữ giới mà ta đang trong lậu hoặc. Vậy thì khi ta đang ngồi thiền có Định trong Chánh Đạo, đang Chánh Niệm, Chánh Định.

Thực ra Pháp mình tu không có xa vời mà nó thực tại, nó ở trong chính mình chứ không ở ngoài, chỉ là mình không biết cách xử dụng thôi.

Do đó, mỗi một thấy 4 cái; nội lậu, ngoại lậu, nội - ngoại lậu, ngoại - nội lậu.

Trong khi đang đi trong Giới, thì trong Giới phải có Định, trong Định phải có Tuệ, phải liền nhau không được bẻ gẫy Giới-Định-Tuệ. Nguyện Giới ở trong Định trong Tuệ. Nếu mấy cô rời khỏi Giới là làm theo kiết sử của mình làm theo lậu hoặc của mình, làm theo thói quen của mình. Cái giới mình phải Định ở trong đó chứ không nguyện suông, mình không có tuệ thì mình không thoát khỏi lậu hoặc 

Như vậy khi đang Thiền An Chỉ mình phải ở trong 3 pháp Giới-Định-Tuệ.

Khi đang Thiền Minh Sát mình phải ở trong 3 pháp Giới-Định-Tuệ của Minh Sát.

Giới trong Thiền An Chỉ

Định Thiền An Chỉ

Tuệ Thiền An Chỉ

Giới Thiền Minh Sát

Định Thiền Minh Sát

Tuệ Thiền Minh Sát.

Như vậy thì Giới của An Chỉ, Định của An Chỉ, Tuệ của An Chỉ, nó nằm trong vị trí của nó.

Giới An Chỉ nằm trong 5 chi không được rời. Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Tâm, thu thúc trong 5 chi này. Nếu ra khỏi 5 chi này thì triền cái, lậu hoặc, kiết sử, tấn công liền, không được rời ra khỏi 5 chi này trong khuôn khổ Giới An Chỉ này thì hành giả mới an toàn trong An Chỉ

Định An Chỉ nằm trong 3 tướng không được rời. Thô Tướng Ugogahanimitta, Cận Tướng upacāra nimitta hay còn gọi là học tướng, Quang Tướng paṭibhāganimitta. Không rời 3 tướng này thì hành giả đang nằm trong khuôn khổ của Định An Chỉ

Tuệ An Chỉ nằm trong 1. Tuệ An Chỉ biết chỉ có Tâm và Đối Tượng là một.

Giới Minh Sát nằm trong khuôn khổ của 2 loại Danh và Sắc, và không được rời ra khỏi khuôn khổ của Giới Minh Sát chỉ nằm trong 2 loại Danh và Sắc, nếu rời khỏi 2 cái đó coi như là mình phá giới Minh Sát. Hay nó nằm trong khuôn khổ Sinh và Diệt.

Với phần Định thì chỉ có một thôi. Một là Sinh, 2 là Diệt. Một là Danh 2 là Sắc. Theo cách này chỉ là Tuệ là Pháp thôi. Tuệ Minh Sát. Một đối tượng.

Định chỉ bắt một đối tượng thôi

Định Minh Sát thì đối tượng là nếu bắt Diệt là Diệt, nếu bắt Danh là bắt Danh, chứ không bắt 2. Định không có 2, chỉ có một, một là Sinh hai là Diệt. Một là Danh hai là Sắc.

Mà Tuệ Minh Sát chỉ có Tuệ với Pháp mà thôi chứ không có cái nào khác hết. 

Lúc đó gọi là Giới-Định-Tuệ trong Minh Sát.

Giới-Định-Tuệ trong An Chỉ.

Do đó, khi hành An Chỉ, hành Minh Sát. 

An Chỉ thì ở trong Giới An Chỉ phải nằm trong 5 chi, không được rời khỏi 5 chi. Trong Định thì phải nằm trong 3 tướng, không được rời khỏi 3 tướng, phải định trong 3 tướng đó, chết trong 3 tướng đó, ở trong 3 tướng đó, không có rời khỏi 3 tướng đó. Tuệ thì chỉ một thôi, đề mục với tâm là một thôi, đó là Tuệ.

Như vậy thì làm được 3 cái Giới-Định-Tuệ thì bắt đầu ráp vô Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định được.

Chánh Tinh Tấn trong An Chỉ, Chánh Tinh Tấn trong Minh Sát

Chánh Niệm trong An Chỉ. Chánh Niệm trong Minh Sát

Chánh Định trong An Chỉ. Chánh Định trong Minh Sát.

Phần này là Chánh Đạo. 

Những cái này mới diệt trừ, ngăn ngừa, sát trừ Lậu Hoặc 

Chánh Tinh Tấn trong Thiền An Chỉ ---> Tu thiện, trừ bất thiện là Chánh Tinh Tấn trong Thiền An Chỉ. Bất thiện sinh khởi lên mình không cho nó khởi lên, chỉ cho thiện sinh lên.

Chánh Tinh Tấn trong Minh Sát --- > là tinh tấn Ba la mật

Niệm trong Minh Sát, 

Niệm trong An Chỉ là ngừa 5 triền cái

Niệm trong Minh Sát ---> là Niệm Giác Chi

Định trong An Chỉ  ----> Nhất tâm

Định trong Minh Sát ---> Hành xả Ba la mật.

Đây là mình tu cho mình, học cho mình, hành cho chính mình. Do đó không có cơ hội nào khác hơn. Cái này đều là sự trải nghiệm mà trong trải nghiệm này đều có trong phần Đức Phật Ngài chỉ dạy trong Paṭṭhāṇa rất rõ. Sư đưa những cái này trong từng các Duyên, trong từng các Nhị Đề hiệp thế và siêu thế, Duyên, 7 giai đoạn, và 2 thời kỳ, rồi bắt đầu diễn  giải ra trong Nhị Đề hiệp thế, Nhị Đề siêu thế, Nhị Đề sắc giới, Nhị Đề vô sắc giới.

Vậy thì vấn đề nội lậu ngoại lậu, tức là bên nội phát sinh ra bên ngoại, rồi từ bên ngoại phát sinh bên trong lúc nào và trường hợp đó phải tu tập cách gì mình phải biết, tuần sau chúng ta sẽ học./.


No comments:

Post a Comment