Monday, January 15, 2024

038 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 5 tháng 11, 2022

 038 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 5 tháng 11, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "038 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mahataduka = Cực kỳ nghiêm trọng, rất là trọng đại

Mahata là cự đại là lớn 

Maha là đại. 

Những pháp cực kỳ nghiêm trọng là kiết sử, những pháp phiền não quấy rầy tâm thức của con người.

Học pháp mà nói mahata tức là pháp cự đại. Nếu pháp cự đại, pháp lớn thì có pháp nhỏ.

Thì pháp ngược lại MahatadukaPāramāsa là khinh thị, miệt thị, là đáng coi thường, pháp này không tốt, nó ngược lại pháp quan trọng.

Những pháp đó phải có pháp đối chiếu. Trong Nhị Đề của  bộ Paṭṭhāṇa Sư đang viết sắp in ra có những cái này Đức Phật Ngài nói hết mà mình không biết những cái quan trọng nó ràng buột mình, nó cột trói mình hay nó bao vây tâm thức của mình thì mình tu không có kết quả.

 Do đó, những pháp này là những pháp này thuộc loại pháp động tâm làm cho tâm của mình phải suy tư. Thì biết người, biết mình, biết ta. Mình phải biết trong ta, ngoài ta, và những pháp nào khinh thị, pháp nào phải coi thường, pháp nào không đáng quan trọng, pháp nào quan trọng, ta biết để cân nhắc để lo tu tập mới được.

Chứ còn không, khi mà quí Phật tử ra trận chiến không biết pháp để mà đối phó khi đối diện thì rớt liền, giống như chiến sĩ ra trận, tại vì họ không có kinh nghiệm mà họ không biết pháp, họ không được huấn luyện đầy đủ, do đó con đường chết nhiều hơn con đường sống, không có cơ hội may mắn. 

Nên đường tu của mình cũng vậy, không có đại, không có tiểu, nhưng có cái quan trọng và cái đáng khinh thị không đáng để ý tới.

Thiền sinh hỏi: Lúc đó tâm của mình là bất ý tức là mình sân, thì tâm sân vừa khởi lên thì con câu sinh với tâm vô sân, rồi thường cận y với nó, sau đó con đi vô gián cận y luôn với tâm vô sân đó.

HT trả lời: Cô nói khi tâm sân của cô khởi lên, cô liền câu sinh với vô sân, để trị cái sân vừa khởi lên, rồi thường cận y, rồi vô gián cận y. 

Không được, cô không có cách nào mà cô làm được điều đó, mà đó chỉ là Vipallāsa  là điên đảo. Ngay khi mình có một pháp sinh lên mà câu sinh của mình không phải là câu sinh với nó hay là câu sinh một pháp khác với nó, không phải như vậy.

Cô nói cô đang có sân, cô câu sinh với vô sân, không có. Cái đó là cô bị điên đảo rồi, cái đó nguy hiểm lắm. May mà cô nói ra, chứ cô không nói ra cô giữ cái đó rồi cô hành thì cô đi tuốt luốt luôn, không có kết quả. Khi nào muốn có câu sinh, có thường cận y, hay vô gián v.v... với pháp thì mình không có câu sinh với vô sân để diệt sân. 

Cái sân này chỉ đi với sanh và diệt ngay đây chứ không câu sinh với Vô Sân để diệt Sân

Mình đừng nghĩ tới Vô Sân mà nghĩ tới Sinh / Diệt, lúc nãy không có giờ nó có, mình niệm cái đó là tâm thiện của mình. Cái tâm thiện của mình với cái niệm của mình với cái Sinh / Diệt, mình không đụng vô cái sân. Mình niệm cái Sinh lên mình Niệm cái diệt lên rồi mình đi theo cái đó là mình có Pháp.

Bài Pháp Sư nói tuần vừa rồi là Sư nói có nhiều pháp thiện mà mấy cô không có bắt được, nó hiện bày mà không nắm bắt được.

Cô đi tìm một cái pháp nào đó là cô sai lầm rồi, ngay đó, chính đó. Nên Đức Phật Ngài nói chính đó, nó khởi lên, nhân sinh khởi lên, diệt tắt tại đó và chính đó, và mình giải thoát tại đó.

Còn mình đang sân mà nhìn vô cái sân thì nó quay mình liền, nó là nghiệp lực, nó là nghiệp chủ, nó làm mình điên đảo bấn loạn luôn.  

Chính cái sân đó mà hồi nãy không có giờ nó có, và chính nó đang có giờ nó diệt tắt, mình an trú trong đó mình giải thoát. Đó là Pháp thiết thực nhất, và Pháp đó là trí tuệ nhất, và pháp đó không có tìm nơi nào khác, mà mình bắt ngay cái diệt. Sự thật là như vậy.  Hồi nãy không có giờ nó có, nó Sinh thì nó Diệt, nó liên tục như vậy.

 Mình đi Pháp Niệm Xứ, Pháp Niệm Xứ có 5: 

Triền Cái, 

Ngũ Thủ Uẩn, 

Lục Nhập, 

Thất Giác Chi, 

Bát Chánh Đạo. 

Thì Lục Nhập ở giữa. Từ Lục Nhập trở lên Triền Cái là những pháp bất thiện đang có.

Từ Lục Nhập trở xuống là những pháp bất thiện mình đang cần để tu tập.

Do đó, Giác Chi đi lên Triền Cái.

Bát Chánh Đạo đi lên tới Ngũ Thủ Uẩn.

để hình 12.00


Như vậy thì sân này thuộc loại nào, nếu nó là triền cái thì cô niệm 1, 2 nó tan liền, còn nó lập đi lập lại thì nó là kiết sử.

Thì sân độc triền cái thuộc một trong 5 hay 6 triền cái. 

Nếu ta nói theo Kinh Tạng thì có 5: Tham dục triền cái, sân độc triền cái, hôn thụy triền cái, trạo hối triền cái, hoài nghi triền cái. 

Nhưng nói theo Abhidhamma thì có 6, do có thêm Vô Minh Triền Cái.

Nếu mình đang ngồi thiền mà tâm sân khởi lên thì nó che mất để mục của mình. Cái đó thuộc về Triền Cái. 

Nhưng khi mình đang ngồi thiền mà mình thấy rõ con đường mình đang hành mà cái sân này lên nó làm cho mình không còn biết cái gì hết về con đường mình đang đi, làm cho tâm mình bấn loạn, hoảng hốt, lo sợ. Nhất là trong giai đoạn từ Tuệ thứ 5 tới Tuệ thứ 6, Tuệ thứ 7, đó là kiết sử chứ không phải Triền Cái. Thì mình phải đi Bát Chánh Đạo, chứ không đi Giác Chi. Còn hồi nãy mình niệm Giác Chi mình đi lên.

Tuệ thứ V - Bhanganàna - Tuệ Diệt

Tuệ thứ VI - Bhayanàna - Tuệ Sợ

Tuệ thứ VII - Adinavanàna - Tuệ thấy Hiểm Nguy của Ngũ uẩn.

Thì Giác Chi đi lên tới Triền Cái nhìn qua cái Sinh, Diệt, đưa qua Bát Chánh Đạo lấy được Ngũ Thủ Uẩn đi qua tới đường Đạo Quả, tới Pháp Niệm Xứ liền. Mình phải làm cái đó, còn nếu không thì mình niệm giống như Thiền Chỉ thôi. 

Do đó, mình phải xác định được Sân này thuộc loại nào.

 Sân thuộc Triền Cái mình đi Thất Giác Chi.

Sân thuộc Kiết Sử mình đi Bát Chánh Đạo.

Do đó, khi Sân khởi lên trong mình. Thí dụ như hồi nãy mình không có Sân, mình ngồi chút xíu mình nổi sân lên. 

Trạng thái như thế nào gọi là Sân lúc đó mình đang có . Thí dụ lúc mới ngồi mình không có thấy chán, không thấy nhức, không thấy khó chịu, lúc nãy mình ngồi thấy hoan hỉ lắm, nhưng ngồi chút xíu mình thấy chán, thấy mệt, nhức, khó chịu, thì mình nhìn vô pháp đó là Pháp Sân, thấy khó chịu là Pháp Sân.  Mình nói cái này không phải là đề mục của mình, đề mục của mình đang niệm là hơi thở, hay đề mục mình đang niệm về thân niệm xứ hay thọ niệm xứ, cái này nó đang hiện là Sân. Thì bắt đầu mình nói cái này là Triền Cái, khi mình nói cái này không phải là đề mục của mình, là mình đang làm 2 chi; Niệm Giác Chi và Trạch Pháp Giác Chi. 

- Niệm Giác Chi là mình nhìn nó.

- 2 là Trạch Pháp Giác Chi cái nàykhông phải là của mình đang tìm hay là mình đang có, thì đó là Trạch Pháp. 

- Rồi bắt đầu đi tới Cần Giác Chi, 

- rồi bắt đầu đi tới Hỷ Giác Chi, 

- tới Lạc Giác Chi, tới Định giác chi,

- tới Xả giác chi. 

 Thì những cái đó là những lúc trạng thái khó chịu đang lởn vởn trong tâm mình thôi. Nếu đang đi với trạng thái Niệm diệt Triền Cái đang lởn vởn trong tâm mình. Còn nếu như là Kiết Sử, hở chút xíu là sân, đụng vô là sân, sân kéo dài làm cho mình trạo hối, đó là Kiết Sử thì mình phải đi Bát Chánh Đạo.

Cái gì làm cho sân kéo dây dưa? Cái gì làm cho mình không dứt được? Sân này theo hoài làm mình khó chịu bực bội. Là do Tập Đế của mình. Ái giữ lại, giữ không chịu buông, đó là do Tập Đế của mình làm khổ mình. 

Sân này không hết được. Minh không nhìn Sân nữa, mình nhìn Tập Đế, là Bát Chánh Đạo, với Chánh Kiến, mình tìm ra được. Thì mình tìm ra được cái này là Tập Đế làm ra thì mình phải có Chánh Tư Duy liền, ly tham, ly sân, ly oán hận, thì mới ra khỏi vị trí của Sân Kiết Sử này.

Do đó, mình phải định danh được và mình phải sát định được nó là loại pháp nào để đưa nó vào pháp Niệm Xứ,

Lục Nhập là 6 cửa nhập vô; Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, và Ý, thì sân này ở cửa nào, cửa sân không ở Nhãn, cửa sân không ở Nhĩ, cửa sân không ở Tỷ, 5 thức này có, nó chỉ có cửa Ý thôi. Thì Lục Nhập này loại ra được liền.

Sân không có trong cửa Nhãn, nó thuộc cảnh pháp. Cảnh Nhãn chỉ nằm trong cảnh sắc thôi, mà Nhãn không có Sân, Nhãn là xả thọ.

Nhãn, nhĩ, tỷ không có Sân. Sân thuộc ưu thọ. 

Nhãn không có sân, nhĩ không có sân. Mắt chỉ thâu cảnh thôi nên nó không có sân, mà sau đó có cái gì làm mình nổi sân lên thì cái đó nó thuộc về Tâm Tiếp Thâu, nó bắt đầu đưa qua Ý Thức thì một là thiện, hai là bất thiện. Sau khi Tâm Tiếp Thâu, Thẩm Tấn đẩy qua tâm sân hiện lên với trạng thái tiếp thâu cảnh bất toại nguyện đó, thì lúc bấy giờ nó thuộc là Pháp và thuộc về Ý Thức Giới. Đổng lực của nó là Ý Thức Giới. 

Thì Lục Nhập là 6 cửa vô, thì loại hết 5 cửa chỉ còn cửa Ý thôi. Mà Ý vô thì thuộc về Pháp Niệm Xứ.

Thì Pháp phải lọc chứ không có ngồi thụ động được, mình đang tu không  thể nào ngồi thụ động được, mình phải năng động và mình phải tích cực lọc, mình phải gạn lọc giống như người thợ đãi vàng, đãi bỏ cát bùn đất để còn lại vàng ròng, thì mình phải lọc hoài giống như mình thanh lọc tâm thức của mình, pháp nào vô mình lọc, thuộc về Pháp Niệm Xứ, nó không thuộc về Thân Niệm Xứ.

Pháp niệm xứ có 5: 

Triền Cái, 

Ngũ Thủ Uẩn, 

Lục Nhập, 

Thất Giác Chi, 

Bát Chánh Đạo. 

Thân Niệm Xứ có 6:

1. Hơi thở.

2. Oai nghi

3. Biết mình (tỉnh giác)

Còn 3 cái kia mình loại bỏ ( 4. quán tưởng 32 thứ uế trược trong thân, 5. quán tưởng 4 thành tố; đất, nước, lửa, gió trong thân. 6. quán tưởng tử thi).

Người hành giả niệm Thân Niệm Xứ và trình pháp với Thiền Sư về Thân Niệm Xứ thì ta chỉ niệm hơi thở, người đó nói: "Hơi thở con vô con biết, hơi thở con ra con biết". Đó là Thân Niệm Xứ. Không có thích, ưa, ghét trong hơi thở của mình, chỉ có niệm thôi. Niệm oai nghi, biết oai nghi đi, oai nghi đứng, oai nghi ngồi, oai nghi nằm. Niệm Thân Niệm Xứ chỉ như vậy thôi. 

Còn ghét, khó chịu, bực mình, đó là thuộc về Pháp. Đang nói Thân Niệm Xứ lại chạy qua Pháp Niệm Xứ, như vậy là không đúng.

Do đó, chính những người đi trình pháp họ cũng không nắm được Pháp mình muốn trình.

Còn nếu nói tới thọ, thì mình nói ngũ thọ, nếu nói tâm thì mình nói thiện và bất thiện, hay tâm duy tác, hay tâm quả, chứ không nói tràn lan.

Thiền sinh lên trình pháp, vị Thiền Sư hỏi: "Bữa nay hành giả trình cái gì?" . Một là vị Thiền Sư đề nghị, hai là mình muốn trình. Chỉ có 2 cách đó thôi. Thì thường thường mình muốn cái nào, tâm lý của là thiền sinh hành giả, mình lên trình pháp cho vị Thiền Sư hay là mình nói, vị Thiền Sư muốn nói cái gì mình trình cho vị Thiền Sư theo ý vị Thiền Sư muốn.

Mình là thiền sinh lên trình pháp với Thiền Sư, Có 2 vế: 

- 1. Thiền Sư hỏi, 

- 2. Mình trình.

Tất cả các Thiền Sư ở trong các thiền viện họ có 2 điều trên:

- Một là thiền sinh lên hỏi hay trình pháp vị Thiền Sư nghe và trả lời. 

- Hai là Thiền Sư hỏi mình nói. 

Như vị Thiền Sư hỏi thiền sinh nói về Thân Niệm Sứ ra sao, thì thiền sinh nói về Thân Niệm Xứ. Hoặc Thiền Sư hỏi Thọ Niệm Xứ ra sao thì thiền sinh nói về Thọ Niệm Xứ. Hoặc nói về Pháp Niệm Xứ.

Nói Thân Niệm Xứ thì thiền sinh trả lời: con theo dõi hơi thở, con để ý oai nghi, và con biết mình. Những điều đó vị Thiền Sư lắng nghe có gì thì Thiền Sư bổ túc.

Nói về Thọ Niệm Xứ thì thiền sinh nói về 5 thọ.

Do đó, quí Phật tử phải hiểu nào là Thân Niệm Xứ, nào là Thọ Niệm Xứ, thế nào là Tâm Niệm Xứ, thế nào là Pháp Niệm Xứ, mình phải biết Pháp mình đang đi và tuần tự mình đi hay mình chọn cách mình đi.

Thí dụ, sáng nay với tinh thần minh mẫn, thể xác khỏe và với trạng thái thích hợp trong việc pháp hành thì mình đi Tâm Niệm Xứ, rồi Tâm Niệm Xứ liên quan đến thọ đi qua tới pháp ảnh hưởng tới thân, thì bắt đầu mình quán sát. Nếu như mình mệt mỏi khó chịu, mình không đủ sức đi Pháp Niệm Xứ thì nó yên bày qua Pháp Niệm Xứ ảnh hưởng tới tâm của mình, ảnh hưởng tới thân của mình, tới thọ của mình, nó lôi kéo nhau liên đới nhau, mình phải có kết hoạch và có pháp mình nương để tu, chứ không phải mình đi lơ tơ mơ.

Thì có 2 cách là: một để Thiền Sư hỏi mình trình bày, hai là mình hỏi Thiền Sư giảng cho mình nghe.

Cũng là Tứ Niệm Xứ; Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Thì trong 

Thân có 3

- nói về hơi thở có 2 là hơi thở ra hơi thở vào,

-  nói về oai nghi có 4 là đi, đứng, nằm, ngồi, 

- biết mình thì có 2 là Niệm và Tỉnh Giác

Thọ có 5 là; Hỉ, Uu, Khổ, Lạc, Xả.

Tâm có 2 là; Thiện và Bất Thiện. Mỗi cái hiện bày qua tính cách của quả

Pháp có 5 là: Pháp đang bị Triền Cái. Pháp đang bị Ngũ Thủ Uẩn.  Pháp đang ở trạng thái Lục Nhập thôi chưa vô hiện bày cái Pháp. Pháp đang đi Giác Chi. Pháp đang đi là Bát Chánh Đạo.

Mình phải tổng kết nó với một cách nhất thống thì bắt đầu mình đi theo cái đó,  như vậy không có lạc đề, và không ra ngoài khu của nó.

Thiện, Bất Thiện có quả.

Pháp Niệm Xứ thì có 5 

Triền Cái, 

Ngũ Thủ Uẩn, 

Lục Nhập, 

Thất Giác Chi, 

Bát Chánh Đạo. 

Khi tâm sân khởi lên thì biết mình nằm ở đâu rồi. Một là nó nằm ở Tâm Niệm Xứ, thì lúc đó cô có tâm sân, hai là có pháp sân độc triền cái.

 Pháp khác với tâm ở chỗ nào. Khi nào có tâm sân, khi nào có pháp sân độc triền cái, hai cái khác nhau.

Khi nào có tâm sân? Lúc đó là đang ở trong tâm sân là có tâm sân.

Khi nào có pháp sân độc triền cái? Cái này là đang có tâm niệm và pháp sân đang có nên, tâm mình đang niệm chứ không có tâm sân, phải ghi nhận ra được cái đó, hai cái khác nhau.

Pháp sân độc triền cái là niệm ghi nhận pháp sân đang sinh. Mình có tâm niệm mình đang ghi nhận, hỏi có sân không, không, thấy có pháp nghịch thôi chứ tôi không có tâm sân, tôi nhìn cái pháp tôi thấy pháp nghịch mà tôi không có tâm sân, tôi vẫn bình tỉnh để niệm tiếp. Thì đó là pháp triền cái hay là pháp niệm xứ thôi.

Pháp sân độc triền cái là pháp mà tâm ta có niệm, thì tâm với pháp, 2 cái khác biệt nhau. 

Mình giữ cái niệm thôi, cái pháp nó không xâm chiếm vô tâm niệm mình.

Mình giữ được cái tâm niệm mình bằng cách nào? Bằng Tương Ưng Trí. Tâm mình có trí mình nhìn đâu là pháp, nó không xâm nhập vô mình được, chứ còn không nó ăn tuốt luốt vô trong mình, rồi nó ngấm ngầm trong đó.

Cái đó phải huân tập giữ lắm, thì mấy cô phải hiểu khi pháp sân khởi lên, pháp nghịch lên, thì mình phải biết pháp nào để mình nương với tâm mình có cái pháp đó, chứ không là thua.

Thí dụ. có 2 người, một người có tánh sân, chuyện nhỏ chuyện lớn gì cũng sân, cũng bực bội khó chịu gay gắt và người bạn kế bên có tâm sân không?

Thế gian này là phiền não mà mình đang sống trong thế gian phiền não này thì mình có bị phiền não không? Phiền não là tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, thất tình lục dục.

Vậy thì ở trên đời này có người sân có người không sân.

Những cái đó mà mấy cô không đặt cho mình cái suy nghĩ trong cuộc đời này mấy cô sẽ rớt.

Sư sẽ gửi cho mấy cô bài "sống trên đời này khó" vì rất nhiều phiền não, bất toại nguyện, khó chịu, không vừa ý, mình sống có gì được hài lòng. Những cái đó là không bao giờ mấy cô tìm ra được phút giây an lạc cho mình, chứ đừng nói được hưởng sự an vui, phút giây an lạc cho mình không có.

Pháp sân này là pháp bất thiện. Nhưng cái sinh / diệt là thiện, là pháp trung thực, nó không có gì là bất trung thực trong đó, nhưng mình nhìn vô được nó mới là tu tập. Mà mình không được nó thì coi như là mình rớt đường tu.

Niệm không được sinh / diệt, mình niệm sân thôi thì pháp sân này là phiền não cho mình.

Nếu sân mình không niệm được thì nó là phiền não của mình. Hay sân này là một kiết sử của mình ?

Sư đặt cái vế. Khi pháp sân lên mình giữ được cái tâm.

Mình đang ở trong pháp sân, pháp bất toại nguyện, có tâm sân đang niệm, mà niệm được cái sân này qua góc độ sinh và diệt thì ta thoát ly được pháp Sân Độc Triền Cái mất đi với Trạch Pháp Giác Chi của mình lọc được pháp đó ra qua pháp Giác Chi. Nhưng nếu không được, thì sân này là một phiền não của mình hay nó là một kiết sử của mình.

Vậy thì khi pháp sân này lên nó là một phiền não hay là một kiết sử. Để Sư cách nghĩa thêm. 

Phiền não này cứ vấn vương mình, kiết sử này làm cho mình cứ ôm ấp hoài. Kiết sử có mầm móng trong người mình còn phiền não nó nằm áp lên kiết sử, giống như cục đá nổi rêu lên.

 Pháp sân áp lên tâm của mình, thì nhìn pháp phiền não là mình tu. Còn nếu như kiết sử của mình dể sinh ra khi bất cứ cảnh nào đến không vừa ý kiết sử sinh lên liền, thì mình phải tu kiết sử.

Phiền não đang áp lên tâm mình thì mình tu phiền não.

Còn nếu như kiết sử của mình bất cứ pháp nào vô đều có kiết sử lên, tập khí của mình, tánh nết của mình thì đó là kiết sử thì mình phải tu kiết sử.

Như vậy thì sân này đặt giả thuyết chỉ là phiền não của mình thôi.

Tâm ---> Phiền não ---> Cảnh

Có cảnh thì phiền não này tác động đến tâm liền. Cảnh trở thành phiền não tác động đến tâm.

Kiết sử không có cảnh và luôn luôn tác động đến tâm mình, nó chi phối tâm mình, luôn luôn làm chủ. Không cảnh nó cũng dẫn dắt phiền não.

Phiền não là khi có cảnh làm tâm mình bị giao động.

Cảnh tham làm phiền não đến mình

Cảnh sân làm phiền não đến mình

Cảnh phóng dật cũng làm phiền não đến mình.

Hỉ, nộ, ái, ố cũng làm phiền não đến mình.

Nhưng, không có cảnh mà lúc nào mình cũng có kiết sử này đang đeo đuổi mình như bóng với hình.

Phiền não phải có cảnh. Cảnh tác động vô tâm làm cho mình bị chi phối.

Còn không có cảnh, mình ngồi không mà kiết sử nó lên cuồn cuộn.

Cuộc đời của mình nhiều phiền não là do mình bắt nhiều cảnh, cảnh vui, cảnh buồn, cảnh không thích.

Bây giờ không có cảnh ảnh hưởng tới tâm mình, tâm mình trong suốt. Bây giờ không có cảnh mà tâm mình mờ ám che ám. 

Kiết sử là nghiệp là nghiệp chủ Kammassakatā 

Nếu mình giữ không được tâm của mình thì cảnh vui, cảnh buồn đến mình sẽ bị chi phối. Rồi bây giờ mình nói mình không có cảnh, mình không tiếp xúc với ai, mình không gặp cảnh, không muốn đối diện cảnh, không nghĩ tới cảnh thì tâm mình có bị kiết sử, cái thói quen, cái tánh nết của mình hiện bày, hay là mình luôn luôn giữ. mình làm chủ được tâm mình.

Bây giờ tôi có cảnh tôi bị phiền não.

Thí dụ. Tiền là cảnh hay là kiết sử?

Nếu tiền là cảnh thì nó chi phối tâm mình. 

Nếu tiền là kiết sử, nó cột trói cuộc sống của mình, tâm của mình dính vô kiết sử này. Tâm mình bị kiết sử cột, nó không buông tha mình. Còn phiền não nó tới nó đi. Thì tiền là phiền não, hay tiền là kiết sử?

Câu chuyện của một vị Bồ Tát Sumedha được Đức-Phật Dīpaṅkara thọ ký. Thì khi Ngài được thọ ký xong, Ngài thốt lên: 4 A Tăng Kỳ nữa vị này sẽ trở thành Phật có tên là Gotama, có người cha là Suddhodana, mẹ là Maya, có người đệ tử là Ananda làm thị giả. Xong Ngài trở về làm việc xả thí 7 đời, tài sản kho báu của Ngài cho hết, Ngài nói: "Những cái này là những phiền não, nếu mình đi tới trạng thái ly dục ái, thì những tài sản này là những phiền não." Ngài đứng phát của cải trong 7 ngày, thì Ngài nghĩ mình đã bỏ rồi, thì mình còn đứng đây phát của cải làm chi, và Ngài bỏ đi, không đứng phát nữa, Ngài mở cửa cho ai muốn vào lấy gì thì lấy, Ngài không dính mắc nữa, Ngài buông rất nhẹ nhàng. Ngài nói: "Đây là những sợi giây phiền não, nó vướng bận tâm thức ta."

Ngài buông bỏ và ra đi. Nhưng Ngài hết kiết sử chưa. Ngài bỏ đi vô rừng, Vua Trời Đế Thích cho người thợ xuống xây cho Ngài một thảo am để Ngài tu, Ngài có đủ điều kiện để Ngài tu. Ngài hết kiết sử chưa? Ngài hết phiền não không?

Thì tiền là phiền não, hay là kiết sử là phiền não?

Bây giờ không có một cái gì ràng buột mình hết thì mình hết kiết sử chưa? Nếu mà chưa hết kiết sử thì nó còn ám ảnh dưới một góc độ phiền não trong tâm. Buông hết như Ngài Bồ Tát Sumedha. Như Bồ Tát Vessantara 5 pháp đại thí cho hết, Ngài Bồ Tát Vessantara vô rừng cho luôn vợ con, vậy Ngài hết kiết sử chưa, phiền não có hết không? Không.

Chính cái đó là cái chổ mình đang nói. Vậy thì cái nào là phiền não? Cái nào là kiết sử?

Khổ Đế: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tắt hội, cầu bất đắc, ngũ thủ uẩn / Phiền não

Tập Đế: Ái dục; Tham, sân, si / Kiết sử

Một dãy phiền não trong kiết sử mình ôm ấp. Và mình ôm ấp những tính khí mình chuốt phiền não vô trong người mình.

Giờ không có cảnh, những cái gốc mà mình chưa diệt nó lại có một cảnh khác hiện bày.

Thì "tiền" thuộc loại "ái biệt ly", tiền đến rồi đi, mất nó rồi mình nhớ nó, mình muốn có nó mà không có, mình mong cầu không được, cái đó là một cái phiền não, mình bị chi phối, nhưng cái gốc của nó là ái dục, nó thuộc tham ái kiết sử, lên tới Bất Lai mới hết tham ái kiết sử.

Tập Đế là gốc phiền não, gốc của mình là kiết sử. Do đó, chính cái đó mình không phân biệt được cái nào là kiết sử cái nào là phiền não thì không có kết quả trên đường tu.

Khi người ta hỏi quí Phật tử ở trong vế nào, không trả lời cả 2 được. Quí Phật tử trả lời trong vế Tập Đế (ái dục) kiết sử, và mọi chuyện sinh ra trong vế Khổ Đế (phiền não), chứ không phải có cả 2. Tôi ở trong vế Tập Đế, tôi chưa ra, do đó khi tôi chưa ra khỏi Tập Đế thì mọi chuyện sinh ra nó sẽ nối tiếp ra, do đó không đứng 2 vế được.

Paṭṭhāṇa là pháp hành, do đó Sư ráng cho in ra quyển này để quí Phật tử đọc.

Quí Phật tử phải biết về "ta" trước.

Cô Kim Anh sợ gặp Sư, Sư hỏi tại sao, cô nói tại vì gặp Sư, Sư bắt con phải đọc sách, mà con không dám lấy sách vì con không có đọc, do đó để sách đó cho người khác đọc, nên con không dám gặp Sư.

Thì bà đang phiền não hay bà đang kiết sử? Bà đang kiết sử, bà đang giữ cái ta của bà.

Sư nói: Không cô ơi, đừng có làm vậy, đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, chỉ khó vì lòng mình, không vì lòng người ngại núi e sông, mình đừng để ý tới. 

Lòng mình ngại núi e sông là do mình đi không được. Cũng vậy khi Sư đưa sách cho cô đọc, cô nhận cô mới biết giá trị của nó. Còn bây giờ cô không đọc, cô nhường cho người khác đọc, cô đừng nghĩ tới người khác.

Mà Sư biết trong lớp học của Sư toàn bà già, Sư đưa sách đem về cất trong tủ chứ không có đọc. Bà hỏi tại sao vậy Sư. Sư nói cô không hiểu, khi cô qui y thì cô qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng. Pháp cao hơn Tăng. Ngoài Phật ra, đứng thứ nhì là Pháp, sau khi Đức Phật đắc đạo quả, Ngài quán xét coi trong tam giới này nơi nào để ta tôn kính, Ngài nói không có nơi nào để ta tôn kính, Ngài là tối thượng rồi, chỉ có Pháp là Ngài tôn kính thôi, mà Pháp Ngài đặt ra hàng Nhị Bảo, Tăng là hàng Tam Bảo đứng thứ 3. Quyển kinh sách nào Sư ra bìa sau đều có hình Chư Thiên giữ Pháp trân quí, nơi nào có Pháp thì Đức Phật nói Chư Thiên phải hộ trì Pháp tới 5,000 năm mới hoại giáo pháp, do đó nhà nào có Pháp Bảo thì có Chư Thiên hộ trì Pháp. Nên người Thái Lan, người Cam Bốt, người Miền Điện, họ thỉnh kinh sách về dù không đọc họ vẫn để vì có Chư Thiên hộ trì Pháp Bảo trong nhà. Có Pháp Bảo, có Chư Thiên là có phước. Nên mấy bà già trong lớp học của Sư lấy kinh sách về hết. 

Lý do là quí Phật tử sống trong phiền não và kiết sử của mình nên Sư khuyến khích mấy cô mang kinh sách về để sống trong Pháp, để mình ra khỏi kiết sử cố chấp bảo thủ, dính mắc, phiền não, mình không hay biết mình bị kẹt trong đó.

Sư đi từng bước và Sư phải dẫn dắt đi. Từng cái Sư đều có tác ý, mà tác ý của Sư là Sư đánh bể kiết sử của quí Phật tử, để không có phiền não xâm nhập vô hay tấn công vô.

Mình lo Chư Thiên trong nhà mình, cái logo Chư Thiên bên Miến Điện tràn ngập, trong y áo, trong sách vở có hết và logo 24 Duyên từ thiền viện Mahashi ở trong các bộ giáo dục của Miến Điện đều lấy duyên làm logo của họ, Sư phải học, Sư mới tìm ra cái đó để phá vỡ cái kiết sử của mình, thì mình không có phiền não xâm nhập vô được, thì mình phòng thủ được và mình tu tập được.

 Cái đó là phương tiện, giờ mình qua phần tu tập.

Bây giờ tới phần tu tập, trong Tạng Luật Đức Phật Ngài ban bố luật cho Chư Tăng có Tứ Thanh Tịnh giới:

1.  Pātimokkha Giới Bổn

2. Thu thúc lục căn

3. Nuôi mạng chân chánh

4. Quán tưởng tứ vật dụng, Khi xử dụng tứ vật dụng phải quán tưởng chứ còn không bị đứt giới, thiếu nợ chúng sinh.

Thì các quí Sư đọc cuốn Tứ Thanh Tịnh Giới thì đọc qua bộ Chú Giải Aṭṭhakathā các nhà Chú Giải nói là Đức Phật Ngài ban bố giới luật này như một tràng hoa trang sức cho vị tỳ khưu mà sống đúng trong giới thì vị tỳ khưu đó hết sức là đẹp đẽ.

Vậy thì vòng hoa, đồ trang sức, trang điểm lên người với những giới luật mà Đức Phật Ngài ban bố chỉ là tô điểm bên ngoài thôi nếu họ không hành. Mấy vị tỳ khưu lấy 227 giới làm trang sức nhưng không hành, không hành giới nào, không giữ giới nào thì họ sống theo kiết sử.

Thế thì Tứ Thanh Tịnh Giới không trở thành trang sức, mà sống theo kiết sử ái dục tham sân si trở thành phiền não cho mình. Đời sống của mình không bao giờ được toại nguyện, mình sống trong oán tắng hội, không có gì mình toại nguyện, mà mình sống với đời sống của mình không có gì mà được mong cầu, cầu bất đắc, và mỗi cái gì vui buồn mình đều cách ly và cuối cùng con người mình đầy dẫy phiền não trong các kiết sử mình đang cột trói. Chưa kể; sinh, lão, bệnh, tử, cuốn hút trong trạng thái luân hồi

Như thế thì sau khi hiểu được thế nào là kiết sử, sau khi hiểu thế nào là phiền não, thì mình bắt đầu lo tu tập.

Cái quan trọng là mình phải tu, không lo phần trang sức nữa.

Như vậy thì mình tu có 3 bước:

1. Sát na Định

2. Cận Định

3. Nhập Định.

1. Sát na Định. Niệm cái nào thì mình phải có Sát Na Định trong cái Niệm đó. Niệm một pháp nào sát na định ngay cái niệm đó, thì nó sinh ra một cái lực I. 

2. Cận Định. Niệm cái nào mà có sát na định mình phải có Cận Định trong đó thì nó ra một cái lực II. Niệm cái nào mình phải có Định trong đó, mình đang Niệm cái này mà mình không có Định thì tâm mình nghĩ tới cái kế tiếp sinh ra phóng dật. Do đó, Niệm cái nào có Định cái đó.

 Thí dụ như Niệm hơi thở vô 

Thân Niệm Xứ ---> hơi thở ----> vô -----> Định 

Thí dụ, đang niệm Thân Niệm Xứ, niệm hơi thở vô có định trong niệm hơi thở vô, mình đang giữ cái định. Hơi thở đi rồi, hít vô, niệm, định, một sát na. Cái thứ 2 hít vô, niệm, có định nữa.

Nhìn đàn kiến đi qua

- - - - - - - - - - đây là đàn kiến đi qua

Mình nhìn đàn kiến đi, con thứ nhất đi qua, kế đến con thứ 2 đi qua, kế đến con thứ 3 rõ hơn nữa, thì nhìn những con sau rõ hơn con đầu vì mình chăm chú nhìn.

Sư hỏi: Con kiến thứ nhất đi qua mình nhìn, con kiến thứ hai đi qua mình nhìn, cái tâm của mình nếu không có định trong cái nhìn này, thì tâm mình nghĩ đến con kiến sắp tới, chứ không ở trong con kiến mình đang nhìn này, thì mình phải tu cái này.

Nếu nhìn được con kiến thứ nhất, rồi nhìn con kiến thứ hai nó đang đi qua, mình nhìn từ một con, mỗi cái niệm có định trong đó.

Bây giờ trở lại. Hít hơi thở vô, niệm, hít vô, niệm, hit vô, niệm, mình ở trong cái hít vô niệm hoài, làm như vậy hoài thì sẽ có Định Lực, và Niệm Lực lên lên và nó diệt phóng dật của mình kiết sử của mình, nó phải đi như vậy.

3. Nhập Định. Niệm, sát na Định, Niệm một cái nữa, Cận Định hơn. Tại vì mình khắn khích với nó mình có một lực III, mình nhập định.

Sát na định ---> vô --> có một cái Lực, nếu mình sống trong Pháp Lực ---> thì nó ra một cái Pháp.

Mà nếu như  Lực mình không ra được một cái Pháp thì mình đang sống với kiết sử, mất một cơ hội.

Nếu có lực mà sống trong pháp. Còn nếu không có lực thì sẽ không sống trong Pháp mà trở lại với kiết sử "Tôi" 

Nếu sát na Định, định luôn trong cái vô đó, vừa vô niệm định liền thì sống trong Pháp, mà nếu như nó vuột rồi mình không có chuẩn bị thì kiết sử mình trở lại nó sinh ra 2 cái: 1 biết vuột mất, 2. làm lại. Nói liền trong tâm mình. Mình biết mình vuột rồi mình nói liền trong tâm "làm lại" cái đó là kiết sử. 

Còn nếu như không có, vừa niệm thì bắt dính luôn cái đó thì nó trong Pháp liền. 

Mình vuột cái định này, mình biết mình vuột cái vô này thì mình trở lại kiết sử liền, giờ mình biết rồi biết cái tôi mình bị vuột và mình nói lại trong tâm mình là "làm lại", cũng là trong kiết sử.

Giờ ta trở lại đàn kiến.

Con kiến mà nó qua rồi, vuột rồi, bắt đầu nhìn con kiến khác đang bò tới.

Thì cách này mình phải sát cận nó, mình phải gia cố nó, và tập trung nhiều nữa, nãy mình lơ là quá, sơ hở quá, khinh xuất quá, mình không có tập trung nhiều, qua rồi, bây giờ cái thứ hai này mình phải lo chuẩn bị.

Cận ---> sát cận

       ---> gia cố

       ---> tập trung

nhiều hơn nữa, nhiều hơn sát na định. Hơi thở vô, có Lực và có Pháp.

Quá trình Cận Định nó có Lực, khi hơi thở hít vô có Lực liền và có Pháp, không có mình trong đây. Nếu không có Pháp thì trở lại kiết sử "tôi" và "làm lại". Mình tới Cận Định rồi mà cũng bị vuột nữa. Con kiến thứ 2 này là mình đã tập trung vô rồi. Hồi nãy con kiến kia mình chưa tập trung hết, tới con kiến thứ 2 mình tập trung vô hết rồi mà nó vô nữa thì làm lại.

 Do đó,  nghĩa 3 bước nó không có ý nghĩa là tiền trình như vậy mà có ý nghĩa là sự tu tập của mình phải đi như vậy.

Không phải Sát Na Định, rồi tới Cận Định, rồi tới Nhập Định, nhưng sự tu tập của mình phải gia cố lên như vậy đó, tăng bước lên. 

Mỗi cái: 

- Để ý, tập trung, chống ngừa phóng dật, để ý.

- Tập trung, chống ngừa thất niệm, để ý, tập trung.

Nhìn thấy được thực tướng. Có 4 bước đi như vậy. Một cái thôi, đừng có nhiều, mà cái nào phải ra cái đó, cái nào phải có kết quả cái đó.

Nhập, chỉ có một khối thôi. Tâm ta + Cảnh thành một khối

Hai cái trên; Sát na Định, Cận Định chưa thành một khối. Giờ mình tập trung hết vô, lấy hết năng lực vô tập trung, không phóng dật, không lo ra, không bị chi phối. Mình chỉ Niệm hít vô thôi, và là một khối với hít vô thì có Pháp. 

Tới bước thứ 3 (Nhập Định) có Pháp chưa hay làm lại nữa. Bước thứ 3 mình tập trung thành một khối.

Trong Sát Na định, hành giả  thất niệm + phóng dật. Hai cái đánh vô một cái mình vuột liền, không đủ, niệm cũng không vững, phóng dật cũng mạnh nữa, 2 cái vuột liền.

Trong Cận Định, củng cố Niệm + ngăn ngừa phóng dật. Ngừa phòng hết rồi, tập trung hết rồi.

Sau khi hành giả được 2 cái này  

Trong Nhập Định, diệt kiết sử:  Nhập --> thành 1 khối ---> hơi thở vô ---> thấy Pháp -- thấy sinh hay thấy diệt?

Cái đầu tiên mà mình tu là thân kiến. Thân là ta, kiến là thấy, thân kiến là "ta thấy". 

Kiết sử đầu tiên là thân kiến, không có hoài nghi, không có giới cấm thủ. Mình hít vô, chỉ có Pháp vô. Giờ mình có diệt được kiết sử không? Hai cái kia rớt rồi, sát na rớt rồi, cận định rớt rồi. Giờ tới nhập định, tập trung hết vô, bắt đầu định thì tuệ sinh lên.

Nhập định phải có tuệ.

Khi niệm được, ta hỏi Pháp đang sinh hay là Pháp đang diệt. 

Khi hít hơi thở vô hơi thở đụng vô mà biết được thì cái biết là của mình, tức là đang nhập định trong kiết sử của mình chứ không nhập định trong cái Pháp. Tức là đang nhập định trong cái mình, tập trung hết vô mình để mình biết, chứ không để vô Pháp để mà biết Pháp.

Nếu biết Pháp không có kiết sử. Đức Phật Ngài ngồi dưới cội cây, một ông Balamon ngồi dưới cội cây, 2 người ngồi 2 bên một con đường lộ, một cơn mưa lớn xuống và 500 cỗ xe bò đi ngang qua, sáng ra hai bên đều nói là không nghe không biết gì hết, tại vì Ngài nhập định, Ngài không nghe tiếng 500 cỗ xe bò đi, Ngài không nghe tiếng mưa rơi xuống, Ngài không biết gì ngoài cái định của Ngài ở trong Pháp. Hai vị bằng nhau, ông Balamon này cũng vậy, cũng nhập định, cũng trong Thiền Chỉ. Đức Phật Ngài ở trong nhập thiền Quả của Ngài, Niết-bàn, còn ông này nhập Thiền Chỉ của Balamon, 2 cái đều không biết mưa, không biết cỗ xe bò. Tiếng lọc cọc của 500 cỗ xe bò không biết, mưa rơi ướt người cũng không biết, sáng ra mới biết hồi đêm có cơ mưa lớn và có một đoàn xe bò đi ngang qua, hai người đều không biết.

 Sư kể cho quí cô nghe câu chuyện của Sư. Sư ngồi dịch kinh trong phòng, khi Sư ra khỏi phòng "ủa nãy giờ mưa há", Sư hỏi cô Tịnh Nhẫn nãy có mưa không, mưa quá trời, Sư hỏi mưa lúc nào, cô nói lúc Sư về phòng mưa lớn lắm. Sư không biết, mà hỏi Sư nãy giờ Sư dịch cái đoạn đó qua tới giai đoạn nào, Nhị Đề nào Sư kể ra hết, Sư qua tới 69 Nhị Đề, mà quyển có 100 Nhị Đề.

Vậy thì khi ngủ, thì khi nào biết mình ngủ. Khi nào biết chưa ngủ?

Khi biết chưa ngủ là biết mình còn thức.

Mình đã ngủ rồi mình biết mình còn thức không? Không biết, là không có "Tôi". Khi đang ngủ thì không có "Tôi".

Có 2 cha con, ông thương con ông lắm, ông chăm sóc kỹ lưỡng lắm, tới 9 giờ con phải đi ngủ. Ông có thói quen đọc sách đọc báo, 5 phút sau hỏi con ngủ chưa con, dạ chưa, 15 phút sau hỏi con ngủ chưa con, dạ chưa, 1 tiếng sau hỏi con ngủ chưa con, dạ chưa. Ông hỏi: Sao vậy? Con trả lời: Ba hỏi hoài sao con ngủ được.

Như vậy thì khi đã ngủ rồi thì không biết "ta". Định mà đã vô trong một khối với cảnh đối tượng rồi thì không có kiết sử. Khi chưa ngủ thì còn biết, đã ngủ rồi thì không biết mình. Cái định là vậy, khi đã có Pháp, mà định được cái Pháp không có kiết sử . Giống như khi đã ngủ say thì không biết gì hết, trời gầm trời mưa, trời sấm chớp, hay tiếng động mình không hay biết. Mà ngủ không được ngon thì chuyện nhỏ chuyện to gì cũng hay biết thì cái "Tôi" hiện bày.

Do đó, việc "dễ thấy" vẫn có cái "Tôi" mình biết, chưa thật sự có định, vẫn còn là hai, chưa thành một khối, đó là Kiến của mình và Thân.

 Kiến có 5. Hít thở Vô, biết được bởi Sắc, biết được bởi Thọ, biết được bởi Tưởng, biết được bởi Hành, biết được bởi Thức. Hít thở Vô, Định trên cái này hay trên Pháp, bất cứ hơi thở nào mình niệm Vô, mình thấy thì mình có một cái sắc, mình biết thủ uẩn, nó đụng vô mình một cái thì mình có cái thọ, thì mình niệm, lúc đó kiết sử nhẩy vô liền, thọ thủ uẩn mình quên cái định của pháp. 

Nó vuột thì nhớ nó có tưởng nó hiện bày nó có hành, có cái biết của mình biết, có cái thức nằm ở trong kiến chứ không nằm trong pháp.

Như vậy thì, khi một hơi thở vô, nó thuộc Thân Niệm Xứ, và mình đi qua Pháp Niệm Xứ.

Hơi thở vô là Thân Niệm Xứ, mà định được thì nó trở thành Pháp Niệm Xứ diệt kiết sử. Giữa giai đoạn từ Thân đến Pháp là Định. Giữa giai đoạn niệm của Thân xuống tới Pháp giai đoạn đó là Định mình mới ra được kiết sử mới ra được Pháp.

Hơi thở vô ----> biết (sát na định) ----> vô ----> biết (cận định) ----> vô ---> nhập định có pháp không kiết sử. 

Đi từng bước từng bước vô sát với nó, cận với nó, nhập với nó, trong pháp thôi.

Không phải mình đang ngủ, mình biết hơi thở vô ra, lúc đó không có "Tôi".

Kiến Dassenena kiến giải, chỉ có pháp nó mới đoạn trừ Kiến, chứ không có cái nào mà diệt được nó hết. Mình chỉ có pháp thôi, không có diệt, mình an trú trong pháp không có kiết sử lên, chỉ có Pháp thôi.

Đức Phật Ngài ở trong thiền, ông Balamon ở trong thiền, không biết trời mưa, không biết đoàn xe bò đi qua, sau khi xả thiền, Đức Phật nhập Thiền Quả Ngài hưởng Niết-bàn, ông Balamon nhập Thiền Định hưởng An Chỉ, và không có cảnh chi phối. Lúc đó tâm của mình mà nó sinh ra những phiền não cái kiết sử tâm không sinh, nó khắn khích vô trong định, tâm không sinh nữa, còn sinh là còn đi ra bắt cảnh này cảnh kia.

Nhập Định là tâm không sinh, tâm chỉ nhất thống một khối là định, nhất tâm với cảnh một thôi, và nó kéo dài, và lúc đó không có kiết sử, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức trong cái Niệm hơi thở vô. Chỉ có Pháp Định của mình, pháp mà nhất tâm với mình một khối thôi./.


No comments:

Post a Comment