Tuesday, May 2, 2023

021 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 9 tháng 7, 2022

  021 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 9 tháng 7, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "021- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện.

Sư đi qua phần Paṭṭhāṇa làm cái sườn để chuyển qua Vipassana Dīpanī (Minh Sát Diễn Giải).  Sư tiến hành qua phần Kiến Giải rồi qua phần giải thoát nằm ở trong Vipassana Dīpanī của Ngài Ledi Sayadaw soạn ra. Mình không qua được phần Paṭṭhāṇa thì mình không kết nối phần tu tập của mình được, mình sẽ bị đứng chận lại.

Cũng như Ngài làm kim chỉ nam về Tứ Thánh Đế Bốn Sự thật, thì cửa ngõ để vô Tứ Thánh Đế; Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế là phải đi qua Paṭṭhāṇa, mình không đi qua cửa ngõ nào khác, đường tu của mình không qua cửa ngõ nào khác, mình bị trợ ngại trong phần nghiên cứu thì các quí Phật tử sẽ bị trở ngại như Ngài giải thích về Danh pháp (Nàma) và Sắc pháp (Rùpa), Ngài giải thích rất là hạn chế sự diễn giải của Ngài. Cũng như về lục nhập hay lục xứ (ṣaḍ-āyatana) cũng hạn chế.

Sư phải dùng Paṭṭhāṇa cũng như Abhidhamma diễn giải ra cho mình thấy được kết cấu của Pháp tu mới thấy được hướng đi của mình.

Thí dụ Ngài nói về Tam Giới, nhưng Tam Giới này lại nằm trong phần Danh và Sắc, mà nó liên quan đến phần Minh Sát Trí, nếu mình dùng theo từ ngữ Ngài giải thích thì không đủ. Nên mình phải hiểu một cách thông suốt thì mới qua được.

Sư đi qua được nửa quyển Vipassana Dīpanī, Sư ôn tập lại với quí Phật tử trong việc tu.

Ta đi qua phần Dassanena ----> Kiến Giải là dựa trên phần chúng ta tu tập mà mình phải đoạn trừ được, thì trong Kiến Giải này mình phải thấy 2 thành phần Danh và Sắc phải biết nắm bắt.

Trong Danh chia làm 4 : Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

Sắc có 2 là: Sắc Đại Hiển và Sắc Y Sinh.

Thì trong Thọ có 2 là: Thọ về Thân và, Thọ về Tâm.

Khi nói tới Tưởng, Hành, Thức thì nắm trong phần Danh.

Sư đang hiệu đính lại quyển I Chương I phần Tâm Hữu Dẫn Sasañkhärika và Tâm Vô Dẫn Asañkhärika thì phát hiện ra được là trong bộ Chú Giải Atthasālinī thì nói Sasañkhärika chỉ có 2, Asañkhärika có 3, mình phải suy nghĩ lại.

Khi nói tới Sasañkhärika là tâm hữu dẫn, nó có sự dẫn dắt hay có sự khuyến đạo dẫn dụ. Nó chỉ có 2 điều nỗ lực để nó dẫn dắt được, tiếng Pali là Payoga dịch là sự cần miễn hay sự cần mẫn tức là sự nỗ lực, sự tinh tấn.

Payoga = Cần mẫn có 2 là: KäyaVacī, tức là thân cần miễn  và ngữ cần miễn là nó đủ để nhắc nhở đôn đốc người kia rồi.

 Asañkhärika = Vô Dẫn, là không cần có người dẫn dắt hay dẫn dụ có 3 là: Thân (Käya), Ngữ (Vacī), Ý (Mano) 

Trước đây chúng ta thường nghe nói Sasañkhärika có 3 và Asañkhärika có 3, thân ngữ ý của người, thân ngữ ý của ta.

 Nhưng giờ mình nhìn ra thì Sasañkhärika (hữu dẫn) chỉ có 2, phần Mano không có, 

Hồi xưa Ngài Tịnh Sự cũng nói như người ta dùng kỹ thuật thôi miên là ngồi nhiếp tâm để điều khiển người bị thôi miên hành động theo ý của mình, nhưng thật ra không có ai làm điều đó.

Thì Sasañkhärika này có 2, Asañkhärika có 3, ta phải lưu ý cẩn thận điều đó.

Như vậy thì khi ta nói tới Thọ có 2 là Thọ Thân, Thọ Tâm. Nhưng khi nói qua Tưởng, Hành, Thức, thì thuần về Danh Pháp, nó không qua phần Sắc Pháp , thì các quí Phật tử phải biết nắm bắt cho chính xác,  Sắc không có Tưởng, Danh mới có Tưởng.

Vậy thì khi mình kiến giải trên những sự diễn biến này, phải có cảnh hay là  đối tượng.

Cảnh là Arammana. Cảnh đối tượng thuộc về Tâm

Đối tượng là Alambana. Đối tượng thuộc về ý.

Tâm  ----> Có Cảnh

Ý  ------> Có Đối Tượng

Thức  ------> Có Pháp

Khi nói như vậy thì mình đi sát vô đối tượng của Tâm, Ý, Thức của mình được.

Như vậy thì đầu tiên là mình tiếp thâu cảnh, sau đó cảnh được lọc qua đối tượng. Thì đối tượng sinh ra Pháp.

Khi nói tới Cảnh là mình nói tính chất của nó là phổ thông là thông thường không có chi đặc biệt.

Khi nói qua đối tượng thì có 2 là: Có Thực Tính, có Tư Duy

Nói tới Pháp thì có Thực Tướng. 

Mình phải phân biệt rõ thì mới ra được nhận định của mình, phải nhắm vô thật chuẩn, phải cẩn thận.

Khi ta nói phần Tâm, Ý, Thức, nó chỉ là một thì nó ngoài ra Ngũ Song Thức thuộc về Dị Thục Quả có 2 loại là Hữu Nhân và Vô Nhân mà nó thuộc loại Bất Thiện và Thiện. Ngũ Song Thức thuộc Vô Nhân.

Ngũ Song Thức => Dị Thục Quả ==> Bất Thiện và Thiện ==> Vô Nhân

------------------------------

Ngũ Song Thức - Dvi pancavinnàna.

Mười tâm quả vô nhân được phân thành năm đôi, gọi là Ngũ song thức (Dvi pancavinnàna). Chúng được tóm tắt:

1. Nhãn thức (Cakkhuvinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

2. Nhĩ thức (Sotavinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

3. Tỷ thức (Ghànavinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

4. Thiệt thức (Jivhàvinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

Bốn đôi Thức đầu là 4 đôi Thức Xả Thọ

5. Thân thức (Kàyavinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ khổ, quả thiện câu hành với cảm thọ lạc.

Hai đôi Thân Thức (Kàyavinnàna) là Thân Thức Thọ Khổ, Thân Thức Thọ Lạc, thì nó không còn trung tín của nó là Xả Thọ.

---------------------------------

Khi hiện bày một cảnh nào trong Ngũ Song Thức: Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, tất cả đều thuộc cảnh quá khứ rồi nó lọt vô trong phần Tâm, Ý, Thức,  tạo thành Pháp.

Do đó, khi mình Niệm là mình Niệm Pháp. Còn khi mình niệm Sắc (Sắc của Pháp)  thì coi như mình thiếu phần tỉnh giác. Sắc nào thì nó có Pháp đó, Thức nào thì có Pháp đó, Khí nào thì có Pháp đó, Vị nào thì có Pháp đó, Xúc nào thì có Pháp đó. 

Thì trong Pháp mà mình đã lọc qua từ phần đối tượng. Tới Pháp thì nó chỉ hiện bày ra thực tướng của nó thôi.

Như vậy thì ở trong giai đoạn từ Sắc đi tới Pháp nó qua cái lọc. Từ Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, tới Pháp nó phải qua cái lọc (Đối Tượng), mà lọc này nó có 2 là Thực Tính và Tư Duy. Cái Thực Tính này là khách quan, Tư Duy là chủ quan là cái "tôi" cái "ta" của mình. Thì mình mới thấy Thực Tính và Tư Duy nó thuộc Duyệt Ý, mà vẫn biết rằng Duyệt Ý là đồng ý là hài lòng vui thích với cái đối tượng đó, mà mình vẫn biết có 2 vị trí là Bất Thiện và Thiện. Cái đó mình hơi có sự thiên vị.

 Ở trong phần Thực Tính hay phần Tư Duy có phần Duyện Ý; Thực Tính Duyện Ý, Tư Duy Duyện Ý, trong khi đó cảnh là thuộc về những tâm Ngũ Song Thức bắt vô có thiện có bất thiện.

 Như vậy thì phần Duyệt Ý này nằm ở góc độ nào?

Mình bắt đầu mổ xẻ phần Duyệt Ý mới tìm ra được lý giải của nó.

Thí dụ: Duyệt Ý mà gặp trường hợp Thân Thức Thọ Lạc thì được không có gì lo ngại hết. 

Nhưng gặp Thân Thức Thọ Khổ mình có Duyệt Ý không?

Mình có Duyệt Ý.

Cái chỗ đó là điểm mình không gỡ ra được. Thì Duyệt Ý không thuộc về Tham mà Duyệt Ý này thuộc về Ái. 

Duyệt Ý: Tham, Sân, Si. Cái nào mình cũng nuôi hết. Mình vướng chỗ này, mình không buông. Đó là cửa ngõ mình đi vô được Tứ Đề, đó là sự thật rồi. Sự thật gì trong này, thì  là Sacca gọi là Chân Đế, thì lúc bấy giờ chúng ta mới thấy rằng không còn chối cãi được nữa, là cái khổ đau này, cái Vô Thức này là do con người mình nằm trong phần mãnh lực của Ái chi phối thì mình phải chịu thôi. Thì mình tìm ra được cái này thì mới chịu đi tới, còn nếu không chịu thì mình đứng khựng ở đó không đi tới được nữa. Nó vẫn là Duyệt Ý, nhưng Duyệt Ý của nó có 3 là Tham, Sân, Si luôn, mình không có cửa ngõ nào khác.

Do đó, các quí Phật tử phải cẩn thận Thân Thức, còn những đôi thức kia chỉ là xả thôi.

Như vậy thì ta nói tới Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt,  bốn đôi thức này là xả thọ, không khổ không lạc.

Vậy thì làm sao?

Tại vì: 

-  Nhãn bất xúc.

 Nhãn không tiếp xúc, nhãn bắt cảnh không đụng chạm, nếu nhãn bắt cảnh mà đụng thì là thân thức rồi, cảnh sắc mà đập vô mắt mình là thân thức rồi chứ không là cảnh sắc nữa. Nhãn bất xúc nó là xả thọ.

Nhãn thức có 2: Nhãn thức bắt cảnh sắc, 

Nhãn thức là quả bất thiện, là xả thọ

Nhãn thức là quả thiện, là xả thọ

Hai cái đều xả thọ. 

Nhưng khi mình bắt được cảnh sắc đó mình vui, mình Duyệt Ý ở trong xả thọ, vậy là bắt hụt, cái anh mà Duyệt Ý là Đổng Lực chứ không phải anh này.

Mình coi Lộ Trình Tâm cái mình ra, mình bắt vô nhãn thức,"tôi thấy cảnh sắc này duyệt ý", đâu có, nó chỉ là xả thôi, nó là máy móc thôi, nó đem cảnh sắc vô thôi. Còn thích, không thích là qua phần tâm Đổng Lực, chứ không làm cái gì của mình hết. 

Còn Thân Thức thọ lạc thọ khổ là phài có sự đụng chạm mạnh là biết liền.

Khi mình không có tỉnh giác, mình chỉ có Niệm suông thì mình bắt hụt bắt sai. Chỗ này là Sacca (Chân Đế), chỗ này thuộc về Thực Tướng Đế Sabhava Sacca nó không thay đổi được cái đó mà mình không thấy được nó thì mình lộ ra con người của mình trong Kiến Giải này hay kiến chấp này. Khi người ta biết người ta đứng lại liền, còn mình không biết mình cứ nhảy vô, mình cứ Niệm, mình nắm bắt. Cái đó không phải.

Chữ Kiến Giải là quí Phật tử nhận thức thấy như thật, chứ không có nói vô ra gì nữa hết, mà không thấy được cái cửa ngõ mà đi qua phàm phu này không qua được. Cứ đứng hoài.

Mình viết ra mình nhìn ra mình mới thấy sự thật.

Do đó, các hành giả phải coi lại cái Niệm của mình hay sự bắt đối tượng của mình.

Khi đi thiền hành,  mình dở chân mình lên, mình có Duyệt Ý không? Thân Thức thọ lạc thọ khổ, đến chiều mình vẫn thọ lạc, không có, mà cái này nó có làm mình khổ, không có, mình đâu có đụng nó, mình chỉ chuyển động nó thôi. 

Thân Thức thọ lạc thọ khổ là nó đụng, bắt cảnh phải đụng.

Hai cái đó là khác nhau, từ đó mình cứ Niệm hoài cái đó.

Thân Thức thọ lạc thọ khổ là phải xúc. Thân Thức bắt cảnh xúc, phải có tiếp xúc có đụng nhau.

Thiền sinh hỏi: Khi mình đi thiền hành lúc mỏi mệt, đau, nhức, thì như vậy là tưởng?

HT trả lời: Không có tưởng, cái mệt mỏi, đau, nhức là Pháp thôi. Mà tâm ý thức mình nằm ở trong Đổng Lực. Mà lúc đó Tương Ưng Trí thì mình nhìn mới thấy được Pháp, còn nếu Bất Tương Ưng Trí thì mình thấy là Tưởng.

Sư giảng thì quí Phật tử không hình dung, nhưng viết xuống giấy trắng mực đen mình nhìn sẽ hình dung ra được.

Nhãn thức xả, nhị thức xả, tỉ thức xả, thiệt thức xả, mà trong cái đó đối tượng của mình là Tư Duy Duyệt Ý, thì Duyệt Ý này thuộc về Ái, không phải là thuộc về tham sân si. Ái trùm hết rồi mới tới Duyệt Ý.

Những cái đó làm cho mình thức tỉnh được Sự Thật. Mà những Sự Thật này mình không bao giờ nghĩ ra. Giờ mình mới trải nghiệm ra mình mới thấy được.

Chân Đế có 3 là: Sabhāva Sacca,  paramattha sacca  là trung gian ở giữa,  Ariya Sacca

   Sabhāva Sacca      <-------->      Ariya Sacca

                         paramattha sacca    là trung gian ở giữa. Nếu không có là trật liền.

Sabhāva Sacca là Thực Tính Đế

Ariya Sacca là Thánh Đế

Paramattha sacca  là Siêu Lý Đế, nằm như trái độn

Hai cái Sabhāva SaccaAriya Sacca đối nhau

Paramattha sacca  có mặt trong Sabhāva Sacca Thực Tính và cũng có mặt trong Ariya Sacca là Thánh Đế.

 Như vậy thì, quí Phật tử phải nhìn thấy Dassanena - Kiến Giải mình mới qua phần Paṭṭhāṇa  mới nghiệm ra.

Kiến giải nằm giữa 2 : - Triền Cái - Kiết Sử . Trong đối tượng của mình nằm Danh và Sắc.

Chỉ có 2 cái này thôi, mình bắt cái nào đúng thì cái đó là mình thấy thực, còn bắt hụt thì cái đó không có kết quả cho mình.

Triền Cái có 5: 

- Tham Dục, 

- Sân Độc,

- Trạo Hối, 

- Hôn Thùy, 

- Hoài Nghi.

Kiết Sử có 10: Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ, tham, Sân, Ái Sắc, Ái Vô Sắc, Phóng Dật, Ngã Mạn, Vô Minh.

Thì Kiết Sử chia làm 3 nhóm:

1. Gồm Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ. (Giai đoạn I)

2. Gồm Tham, Sân. (Giai đoạn II và III)

3. Gồm Ái Sắc, Ái Vô Sắc, Phóng Dật, Ngã Mạn, Vô Minh. (Giai đoạn IV)

Phải phân biệt được và không thể lầm được giữa 2 Hoài Nghi của Kiết Sử và Hoài Nghi của Triền Cái. Nó có cái đụng nhau.

Giữa Trạo Hối của Triền Cái nó đụng với Phóng Dật của Kiết Sử.

Giữa Tham Dục của Triền Cái nó có Tham của Kiết Sử.

Giữa Sân của Triền Cái thì có Sân của Kiết Sử

Những cái gì giống nhau mình khoanh lại để định hình nó nếu không mình cứ mơ màng. 

Thì ngoài những cái này thì mình còn những cái gì còn lại trong Kiết Sử không đụng với Triền Cái như:

1. Ngã Mạn,

2. Vô Minh, 

3. Ái Sắc Ái Vô Sắc.

4. Giới Cấm Thủ.

5. Thân Kiến.

Thì 5 Triến Cái đã nằm trong Kiết Sử.

Như vậy thì 5 Triền Cái mà nằm trong Kiết Sử thì nó sẻ trở thành Anussaya - Tiềm Thùy dịch tiếng Việt là Ngủ Ngầm, khi đủ cảnh đủ đối tượng đủ duyên thì nó bùng lên.

Trong phần thứ I, Dassanena - Kiến Giải tới Thất Lai Đạo có 2 là Hoài Nghi và Giới Cấm Thủ nằm ở ngoài chữ Hoài Nghi của nhóm Kiết Sử, thì trong Hoài Nghi Kiết Sử có 8 Hoài Nghi:

1. Hoài Nghi Ân Đức Phật.

2. Hoài Nghi Ân Đức Pháp.

3. Hoài Nghi Ân Đức Tăng.

4. Hoài Nghi Giới Định Tuệ (Hoài Nghi Tam Vô Lậu Học). Mình hoài nghi có phải Giới năng sinh Định, Định Sinh Tuệ không?, đó là mình hoài nghi.

5. Hoài Nghi ta quá khứ.

6. Hoài Nghi ta hiện tại.

7. Hoài Nghi ta vị lai.

8. Hoài Nghi Liên Quan Tương Sinh.

Tám Hoài Nghi này thuộc Kiết Sử. 

Nhưng hồi nãy Sư nói nó thuộc Anussaya - Tiềm Thùy thuộc Ngủ Ngầm, là mình có niềm tin Bất Tương Tín --->  thiện hay bất thiện ---> Nghiệp Lực có hay không quả báo dị thục hay là hiện tại.

 Nếu nãy Hoài Nghi của Kiết Sử thì mình có 8 trong đó có:

Thứ Nhất là  Hoài Nghi Ân Đức Phật, Hoài Nghi Ân Đức Pháp, Hoài Nghi Ân Đức Tăng. 

Thứ Hai là Hoài Nghi Giới, Định, Tuệ là Hoài Nghi về Tam Học.

Thứ Ba, Hoài Nghi ta trong quá khứ như thế nào, ta ở đâu, ta là người nam hay ta là người nữ, ta giàu hay nghèo, Hoài Nghi hiện tại, vị lai (Hoài nghi Tam Thời). Hoài Nghi về Liên Quan Tương Sinh (Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức v.v..). Đó là Hoài Nghi Kiết Sử, nhưng cộng với Hoài Nghi Triền Cái nó rớt vô một trong cái 8 điều này sẽ sinh ra Bất Tương Tín là mình không có niềm tin Thiện, Nghiệp Lực, Bất Thiện Nghiệp Lực có hay không và nó có quả báo hay không.

Vậy thì cái hoài nghi Kiết Sử này với hoài nghi Triền Cái này chỗ nào.

Khi ta có hoài nghi Kiết Sử thì đang ở trong thế Bất Thiện Nghiệp thuộc về Ý. Trong Bất Thiện Nghiệp Lực này vì Ý ta hoài nghi Ân Đức Phật, Ân Đức Pháp, Ân Đức Tăng này ta thuộc về Bất Thiện Nghiệp Lực trong Ý nó nằm ở trong Thập Phúc Hành Tông - Bất Cung Kỉnh, Bất Phụng Hành mình rớt vô trong đó.

Thành ra chỗ này, nếu ta làm việc thiện làm duyên cho thiện trong Thập Phúc Hành Tông, hay Thập Thiện Nghiệp và Thập Balamat thì ta cắt được Hoài Nghi ngủ ngầm  (Anussaya) của Triền Cái ở trong Hoài Nghi Kiết Sử. Cái đó nó mới liên quan đến phần Thiện làm duyên cho Thiện.

Chứ còn hoài hoài nghi cái đó là đứng bên ngoài, đó là pháp thôi, chứ không ăn thua gì cho mình. Nhưng đến với mình nó phải có cái tương quan gì đó, nó có một cái liên quan gì đó mà mình mới thành ra là Thiện làm duyên cho Thiện.

Thí dụ người không phải là Phật tử thì họ không có thiện hay bất thiện về vấn đề hoài nghi này, có hay không có vô thưởng vô phạt. Nhưng, nếu như mình là Phật tử mà mình có hoài nghi Kiết Sử thì mình ở trong Bất Thiện Nghiệp Lực thuộc thành phần của Ý, mình suy nghĩ không trong sạch, hay không có cung kính và nó nằm trong Hoài Nghi ngủ ngầm  (Anussaya).

Thiền sinh: Thưa Sư, cái này chỉ áp dụng cho người Phật tử thôi, thì thật sự người bên ngoài cũng có những ý nghĩ này, họ không tin cái gì hết, họ đã bị là Bất Tương Ưng Trí rồi.

HT trả lời: Mình nói cái đó không có được, mình không đụng vô người ta, mình nói cái đó là mình ác thuyết, chính cô bị kẹt trong ác thuyết. Chỉ nói trong những người là Phật tử của Đức Phật thôi, đó là bất thiện đối với những người Phật tử thôi. Không đụng vô người bên ngoài, mình phải tôn trọng người ta.

Khi mình hoài nghi Ân Đức Phật này có hay không, Ân Đức Pháp  có hay không, Ân Đức Tăng có hay không, nó thuộc về Bất Thiện Nghiệp Lực, nó có quả báo dị thục hiện tại, nó nằm trong Thập Phúc Hành Tông cũng có, Thập Thiện Nghiệp cũng có mà trong Thập Balamat cũng có.

Thì ngay khi có Hoài Nghi này thuộc về Ý nằm trong đầu của mình nghĩ thôi chứ chưa nói ra lời thì thuộc Tà Tư Duy, nó nằm trong Tư Duy của mình, trong cái nghĩ suy của mình, mà trong cái đó là mình có sự Hoài Nghi.

Tà Tư Duy có 3 là: Tham, Sân, Oán Hận.

 Hoài Nghi có cái nào trong 3. Những cái đó mà thấy được thì Kiến Giải được, đó mới là Kiến Giải, chứ không phải là tu đâu, mình chỉ thấy thôi, mình phá được Kiến Chấp này, mình kiến giải được pháp này thì mình thoát ra khỏi kiết sử trong người mình. Phá Kiến Chấp thôi, khi mình lầm hay mình sai, mình có sự hoài nghi và mình không có sự tin tưởng, bây giơ mình phá vỡ nó là xong, còn chuyện đi tiếp nữa là mình sẽ tu tập bhāvana.

Thí dụ như mình hoài nghi không biết Ân Đức Phật có hay không, Ân Đức Pháp có hay không, Ân Đức Tăng có hay không, mà mình không giải đáp được, thì tư tưởng mình nằm trong Ý, cái tư duy này đang quay cuồng trong đầu óc của mình, mà trong cái đó là mình ở trong tà tư duy oán hận.

Tà tư duy đi ngược lại với chánh tư duy là ly tham, ly sân, ly oán hận. Tư tưởng mình đang ở trong suy nghĩ nó không được sáng suốt thì mình nằm trong tham, hay trong sân, hay trong oán hận. Nếu thấy được thì mới kiến giải được.

Tà tư duy thuộc Tham. Không phá bỏ tà tư duy này, vì còn nghi ngờ, đó là thuộc tham. Không có sân, chỉ có nghi ngờ thôi.

Hãy chứng minh cho tôi thấy được Ân Đức Phật, Pháp, Tăng, thì tôi mới hết nghi ngờ hãy kiến giải cho tôi thấy. Đó là kiến giải, là phá nghi.

Không có gì sân trong đây, không có gì làm cho mình bực mình.

Bây giờ mình lại nói với mọi người: "có Đức Phật không, lấy gì chứng minh đi". 

Đó là người đang giữ kiến chấp của họ, giờ mình bẻ kiến chấp đó nó mới ra được, đó là tham, chứ không có gì là sân. Họ đang kiến chấp, mình phải kiến giải để bẻ cái kiến chấp đó. Nếu nói là tâm sân là bắt lầm rồi, vì chỉ đúng hay sai, chứ không có gì là sân hết.

Cái Kiến Chấp thì mình phải Kiến Giải, và phải trên một luận chứng logic đàng hoàng người ta mới chịu tin. Đó là Dassanena - Kiến Giải 

Chữ DassanenaKiến Giải trên sự kiến chấp mà mình phá hủy nó đi thì vô minh diệt không còn lầm nữa.

Đang Tham trong Tà Tư Duy, khư khư giữ không buông, làm sao phá được Tham thì mới thấy được Bất Thiện Nghiệp Lực để sửa. Nên gọi là Thiện làm duyên cho Thiện theo Mãnh Lực Duyên. Phải làm sao trở lại Vô Tham, Vô Sân, Vô Si,  mới ra được khỏi kiến chấp của mình đang tham, sân, si.

Đó là Mãnh Lực của Nhân Duyên. Chưa nói đến Trưởng Duyên, Cảnh Duyên hay Câu Sinh Duyên.

Đó mới là Kiến. Kiến có 5 là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

Mình kiến chấp, mình nói theo ý của mình, mà trong kiến chấp mình chỉ có Tham. 

Đọc trong phần Liên Quan Tương Sinh có nói về Ông Saccaka nói rằng sẽ lên tranh luận về Kiến Chấp với Đức Phật, mà Đức Phật Ngài sẽ thua, chỉ là tranh luận về Kiến Chấp, đúng hay sai thôi. Ông nói là ông quản lý được  bản ngã của mình. Đức Phật nói quản lý được bản ngã này giống như một ông vua quản lý được quyền lực của ông là ông phán tội nhân người này chết, người kia sống ở tù, thì cái đó là quản lý quyền lực. 

Ông Saccaka nói đúng rồi. 

Đức Phật nói tiếp: Nếu như ngươi nói quản lý được quyền lực đó thì ngươi phải nói xác thân này đừng già, đừng bệnh chết, như ông vua quản lý được tội nhân vậy.

Ông Saccaka nói không được.

Do đó, khi Hoài Nghi Kiết Sử là đang ở trong Kiến Chấp, bây giờ mình phá kiến này ra Kiến Giải, giải tỏa được Kiến Chấp này.

Khi mà Kiến Giải được thì lúc bấy giờ thấy được sự thật tâm an vui gọi là Tri Kiến Thanh Tịnh, tâm lúc đó sáng suốt, cái biết của họ sáng suốt. Tri Kiến Thanh Tịnh này thuột về Chân Tri Chánh Kiến (Thứ 10 trong Thập Phúc Hành Tông) Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện trong Mãnh Lực Nhân Duyên.

Nếu như Tri Kiến Thanh Tịnh có thì mình thấy Ý thuộc phần Ý Nghiệp thì nó nằm trong Ý Thiện Nghiệp. Ý Thiện Nghiệp gồm: Vô Tham, Vô Sân, Vô Tà Kiến. Thuộc Năng Duyên của phần Nhân Duyên. Qua tới phần Tri Kiến Tịnh.

 Qua tới phần Chân Thật Balamat, nó nằm trong Chân Đế. Coi lại phần Balamat nó nằm trong Chân Đế. Có phần trí Tuệ Balamat nằm trong Tri Kiến

Chân Đế <----  Chân Thật Balamat ---> Trí Tuệ Balamat.

 Pháp Thiện làm duyên cho pháp Thiện giải tỏa được phần Kiến Giải.

Chữ Kiến Giải là mình phá Kiến Chấp và mình đừng có lầm nữa đừng có sai nữa đừng có hoài nghi nữa, đừng có nghi ngờ nữa, đừng có thắc mắc nữa.

Bắt đầu mổ xẻ. Hoài Nghi ta trong quá khứ, ta trong hiện tại, ta trong vị lai. Bắt đầu mổ xẻ.

Ba phần Hoài Nghi Ân Đức Phật, Hoài Nghi Ân Đức Pháp, Hoài Nghi Ân Đức Tăng xong rồi, mình đã kiến giải xong rồi.

Bây giờ giải thích phần Hoài Nghi (của kiến chấp), nói về Kiến Giải ta trong Tam Thời:

 - Ta trong quá khứ

- Ta trong hiện tại.

- Ta trong vị lai.

Có một vị thiền sinh hỏi vị thiền sư: "Không biết tại sao hôm qua con ngồi thiền không được mà đi thiền cũng không được?" 

Vị thiền sư nói: "Vậy là ông hoài nghi trong quá khứ rồi".

Quí Phật tử nghĩ quá khứ là trong kiếp quá khứ, thật ra, ngày hôm qua đã là quá khứ rồi, tiếng Pali Atīta nghĩa là quá khứ, ngày hôm qua cúng là quá khứ.

Đó là Kiến Chấp, bây giờ mình phải kiến giải ra. Kiến giải là mở tri kiến của mình ra. Con người mình cứ kiến chấp không chịu thay đổi. Tâm mình phải luôn luôn sáng suốt, mình phải nhận thức biết rõ, còn mình quay cuồng trong đó.

Trong bài Paṭṭhāṇa đầu tiên Sư nói mình cứ đi tới không quay lại, nếu quay trở lại sẽ thấy một khối bòng bong rối nùi.

Kiến là thấy, tôi đang thấy, tôi đang nhận thức, tôi đang hiểu biết như vậy thôi. chỉ mới tư duy của mình, chỉ là ý của mình.

Bây giờ người ta kêu đừng có nghĩ nó nữa. Mình nói không, phải nghĩ vì thất bại mới có kinh nghiệm, kinh nghiệm mới thành công, mình khư khư nói cái đó thì mình đang là kiến chấp. Bây giờ mình hiểu, mình biết, đầu tiên không nói chữ tu, mà kiến chấp đã được giải. Chữ Kiến Chấp rất rõ ràng. 

Bây giờ chúng ta mổ xẻ.

Thì quá khứ (ta trong quá khứ) thuộc loại gì?  Có người trả lời là Dị thời nghiệp Duyên.

Nếu Dị Thời Nghiệp này là nghiệp lực tạo tác ra trong quá khứ, bây giờ hiện bày cho hiện tại, thì Dị Thời Nghiệp Duyên này nằm ở hiện tại, nó không nằm ở trong quá khứ được.

Quá khứ mình không xác định được, hiện tại mình không xác định được, vị lai mình không xác định được, thì hoài nghi này kiến chấp này chỉ là chế định thôi. Anh không xác định được, anh không xác thực được, không có nắm bắt rõ được, anh đang hoài nghi cái đó là uổng công thôi.

Cái đó nó thuộc cái gì, luôn luôn cuộc đời các anh cứ lập đi lập lại cái đó là Thường Cận Y.

Thường Cận Y có 3 thời: quá khứ đã quen như vậy, hiện tại cũng như vậy, vị lai cũng lập lại như vậy thường cận y này, thường cận y có thể dùng ba thời.

Còn Dị Thời chỉ dùng trong hiện tại do quá khứ trổ sinh ngay bây giờ.

Bây giờ mình bổ túc:

Ta Hoài Nghi ta quá khứ.

Ta Hoài Nghi ta hiện tại

Ta Hoài Nghi ta vị lai.

Mấy cô coi cái vế này mà phá ra được thì Kiến Chấp bỏ. Bỏ Kiến Chấp là Kiến Giải.

Đây chỉ nói về Kiến Giải thôi, Sư chưa nói gì về pháp Tu.

Cái tri kiến chưa có được thông suốt, tri kiến chưa rõ ràng, tri kiến chưa thấy được sự thật.

Đường tu của mình nó không khó mà tri kiến là cái khó, cản trở bước đi của mình.

Thí dụ như bây giờ chú Khánh lọt vô axit đó 4 lần, Sư nói vô hỏi cây xăng cho biết, ông nói không, ông đi đúng. rồi lạc 4 lần, Sư thôi không nói nữa. Chỗ đó là nằm trong Dassanena Kiến Giải, mà cái đó nó thuộc về triền cái, hay thuộc kiết sử hay thuộc loại ngủ ngầm thùy miên, mình không biết.

Như vậy thì khi Triền Cái khởi lên một hoài nghi vể ta, hoài nghi về thời gian, hai cái này mình phài giải đáp. 

Hoài nghi ta về thời gian, ta trong quá khứ, ta trong hiện tại, ta trong vị lai.

Hoài Nghi :  Ta ---> Thời gian. Hai hoài nghi này đúng hay sai?

 Ta có trong quá khứ.

Khi giải thích được ta mà trong quá khứ thì vị đó phải đắc Túc Mạng Thông mới nghiệm được quá khứ, cái tiền kiếp, cái nghiệp lực của vị đó hiện bày ra như thế nào họ mới thấy được.

Cái đó thật sự mình hoài nghi không có hữu ích .

Chỉ có Danh và Sắc hiện bày trong hai cái đó là "ta" là "tôi".

Vậy thì Danh của ta trong quá khứ, Danh của ta ngay hiện tại, Danh của ta ngay vị lai.

Sắc của ta trong quá khứ, Sắc của ta ngay hiện tại, Sắc của ta vị lai, thì ta xác định được. "Tôi" và "Ta" không nói được tại vì chỉ nói Danh và Sắc thôi.

Bây giờ mình nói ta trong quá khứ nói về thời gian thì Danh của Ta trong quá khứ, Danh của ta trong hiện tại, Danh của ta trong vị lai.

Sắc của ta trong quá khứ, Sắc của ta trong hiện tại, Sắc của ta trong vị lai.

Bắt đầu mình nói: Danh của ta ngày hôm qua.

Danh của ta gồm ---> Thọ,Tưởng, Hành, Thức ---> trong quá khứ (ngày hôm qua)

 Thì ta nói:

- Thọ của ta ngày hôm qua như thế này. (Mình có thể quán lại được, có thể hoài niệm lại được).

- Tưởng của ta ngày hôm qua như thế nào. (Mình có thể quán lại được, có thể hoài niệm lại được). 

- Hành của ta ngày hôm qua như thế nào. (Mình có thể quán lại được, có thể hoài niệm lại được). 

- Thức của ta ngày hôm qua như thế nào. (Mình có thể quán lại được, có thể hoài niệm lại được). 

Phải chính xác, nếu không chính xác thì nó thuộc về Tưởng mà Tưởng này thuộc về Thủ 

Đây là Sư kiến giải ra. Đứng thế nào quí Phật tử cũng bị kẹt và thời  gian mà phản kháng lại, quán lại, hoài niệm lại, cho ngày hôm qua thôi cũng mất hết hai thời gian, thời gian ngồi nhớ lại và thời gian đang tu hiện tại. Đánh mất hết ngày hôm qua ôn lại hôm nay.

Điều quan trọng nữa, nếu ngày hôm qua mà quí Phật tử nhớ được mà có kết quả thì bữa nay đâu cần phải nhớ lại, mà nếu ngày hôm qua mà nhớ ra được mà không có kết quả nhớ lại ngày hôm nay nó cũng lập lại không có kết quả. 

Vì nó là  Chuyển khởi (Pavatti ) cho nên không có thời gian nào hết, ngày hôm qua, ngày hôm nay, hay ngày mơi, luôn luôn Chuyển Khởi, mà thời gian phút trước phút sau đã khác nhau nó đi theo mãnh lực của nó gọi là Nhân Duyên.

Như vậy thì ngay lúc đó ta đang có Hoài Nghi hay là có cái Tôi về quá khứ ngày hôm qua ngay hiện tại đây là quí Phật tử đang ở trong Ý Nghiệp Lực Bất Thiện, ở trong Thiện Nghiệp Lực ở trong cái "Ta" tư duy đang suy tư một cách phóng dật.

 Hoài Nghi Kiến Giải này chưa xong, lại kèm thêm trạo hối ngày hôm qua nữa, thì sự tu tập của mình nó khựng lại, nó đứng lại và cứ chờ đến chừng nào giải đáp được thì mình mới thông tới còn không mình không đi nữa,  mình cứ ôm cái đó, vì mình không có kiến giải trong Hoài Nghi Triền Cái hay trong Hoài Nghi Kiết Sử, hay trong Hoài Nghi ngủ ngầm  (Anussaya).

Vậy thì lúc đó, ngay lúc đó quí Phật tử không Triền Cái, không Kiết Sử mà đang ở trong Hoài Nghi ngủ ngầm  (Anussaya), trạng thái ngủ ngầm không tỉnh thức, mình mất đi cái hiện tại cứ lo truy hoài quá khứ của ngày hôm qua. Đó là đang làm cái Bất Thiện làm duyên cho Bất Thiện theo Mãnh Lực của Nhân Cuyên, đó là Tham mình bị dính trong đó, giữ lại những cái gì mà biết được bây giờ ở đây, ta sống với quá khứ chứ không sống trong hiện tại.

Rồi bây giờ người ta mới nói bỏ nó đi, vẫn biết có thể hoài niệm ký ức cũng được, nhưng mà vô ích, thì bỏ đi mình làm lại. Mình làm sai thì làm lại không có cái gì mắc cở, hay không có cái gì trở ngại, thì cứ làm nhưng phải làm cho đúng và cái kiến thức của mình phải kiến giải cái kiến chấp.

Nếu như kiến giải được y như Chân Đế Sự Thật là thực tính hay siêu lý đi nữa thì ta đang ở vị trí của pháp bảo Ehipassiko Thấy như thật, như đang có Ehipassiko đang nhìn thấy nó, đang sống trong pháp, gột bỏ kiến chấp "Tôi" "Ta" của mình, mình sống Ehipassiko (it is a come and see thing). Do đó đừng có ở trong cái này không phải Triền Cái mà nó cũng không phải là kiết sử mà nó đang ngầm ngầm đang Hoài Nghi ngủ ngầm  (Anussaya) trong tâm. Mỗi lần làm việc thiện nào cho thiện pháp ngủ ngầm trong tâm trong ngày vị lai là Anussaya, nó không có triền cái, nó không che tâm thức của mình, nó không kiết sử, nó không cột trói mình như cái ngủ ngầm này nó cứ đeo sau lưng mình.

Quí Phật tử không có triền cái, không có kiết sử, mà đang ngồi ta quán về quá khứ, ta quán về hiện tại, ta quán về vị lai, rất tỉnh thức, đâu có gì mà triền cái che mờ tâm thức mình, mình ngồi nhớ lại quá khứ ngày hôm qua nhưng cái đó là Hoài Nghi ngủ ngầm  (Anussaya), mình đang ngủ ngầm, dù mình đang thức, ngồi quán lại ngày hôm qua nhưng mình đang ngủ ngầm của cái pháp mình đang niệm của hiện tại này, mình đánh mất cái hiện tại, mình đánh mất cái đang niệm đang có, mà mình chỉ nhớ cái kia nó trở lại với mình ôm lấy nó. Mình không có kiến giải mà mình đang có kiến chấp.

Thì khi đang ở trong thế này mà muốn hoài niệm lại. Sư giảng:

Thọ hôm qua, thọ hôm nay, về thọ thân, còn nhớ lại thì đó là tưởng, không phải là thọ.

Còn người ta đánh cái thọ đó thì phải ngay ở hiện tại, niệm ngay hiện tại bắt được cái đó, cái đó là Pháp chứ không phải là Thọ. 

Mà quí Phật tử vô cái thọ là đang bỏ cái chính của mình. Chính cái đó là đi sai không đúng, đi hoài, chỉ có một cái kiến thôi, nhìn thấy đúng và nhận thức đúng là có, còn không có thì không có kết quả.

Hồi nãy Sư vẽ trên bảng khi thọ vô thì nó thuộc Pháp, khi thọ vô là Pháp rồi, mà nói "Tôi có thọ", cái "Tôi có thọ" đó là ta đang có kiến chấp. Cái Pháp của cái thọ đang diễn tiến thì cái đó phải kiến giải được cái thực tính.

Thọ của quí Phật tử ra sao? Là mình nói Pháp chứ không phải Thọ quí Phật tử đang niệm Thọ, nhưng Tuệ của quí Phật tử bắt cái Pháp chứ không phải Niệm cái Thọ mà quí Phật bắt cái Thọ đó là kiến chấp.

Sư giảng Sư nói quí Phật tử không hình dung ra, giờ Sư viết lên bảng rồi suy ra từ từ, Sư cắt nghĩa hay Sư giải thích quí Phật tử mới thấy là mình bắt hụt.

Thì khi Sư hỏi Thọ của quí Phật tử lúc đó là ra sao, thì phải nói đó là  Pháp mà cái Niệm của Thọ cho mình biết, chứ không nói cái thọ được.

Niệm ---> Thọ ----> Hỉ, Lạc, Xả ----> Thọ Thân là Thọ Khổ, Thọ Lạc. Thọ Xả là Tâm.

Mình đang Niệm cái Thọ này thì Tâm biết.

Niệm thọ hỉ, đơn vị của nó là Tâm đang quản lý chứ đâu có Niệm được cái Hỉ, mà tâm quản lý ra được cái Pháp của Thọ Hỉ truyền tin về cho tâm bắt được. Đó là Tỉnh Giác.

Còn mình Niệm được cái Thọ Hỉ này không có, nó thuộc về biến hành, nó thuộc về tợ tha thì đụng vô thọ là tâm biết liền.

Nhưng mình Kiến Giải được cái Thọ này, mình Kiến Giải được cái Niệm này rồi, kiến giải được pháp tu này rồi và mình giải thích được cái này và mình thấy rõ được mình lý giải được cái đối tượng này, không sai nữa. Rồi từ đó mới ra nữa.

Thiền sinh hỏi: Nếu như vậy ra thọ, nếu đi theo tứ danh uẩn thì: Thọ, Tưởng, Hành, Thức, thì khi thọ thì tâm thấy được nó biết thì như vậy là tưởng. 

Niệm Danh Pháp : Thọ, Tưởng, Hành, Thức

Thọ ----> Cảnh 

Tưởng -----> Đối Tượng (trạng lại)

Hành ------> Pháp

Thức ------> Kiến Giải

Thọ là cảnh, rồi Tưởng cho mình Đối Tượng, rồi Hành chuyển tiến cho mình Pháp, rồi Thức nó Kiến Giải. Trong Danh Pháp thôi.

Tuần tự Pháp đi như vậy thì mới lý giải được cái Thọ này hay là một cái đối tượng.

Chỉ một cái Thọ vô là mình qua Thức là mình bắt được liền chứ không đi vòng vòng. Nếu đi vòng vòng là ở trong kiến chấp của mình.

Còn nếu nói vô phần Kiến thì  Hữu Thân Kiến mà thôi. Hữu Thân Kiến nắm trong Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Và cái "Tôi" ở trong 5 Kiến Chấp này.

Chứ thực ra nó chỉ là đối tượng nằm trong Pháp mà tâm ý thức Đại Thiện Tương Ưng Trí lý giải được cảnh.

Đó là Tứ Niệm Xứ, đó là thiền Vipassana, không có thiền Samadhi ở trong này.

Do đó, cần ghi xuống rồi highlight sẽ thấy rõ.

Thức là Đại Thiện Tương Ưng Trí vừa Thọ là đến Cảnh liền. Rồi Cảnh bắt đầu qua Đối Tượng liền. Tưởng chạn lại nó không còn là Thọ nữa, Tưởng chạn lại và Hành bắt đầu là hiện bày ra một cái Pháp và Thức nhận thức liền, không có sai lầm.

Mà Niệm Thọ đứng ngoài cửa không vô cái Pháp này.

Do đó, một anh nào bắt lên một cái cho nó là Cảnh liền, rồi bắt đầu mình chuyển qua Đối Tượng, qua một cái Pháp kiến giải liền và không có sai trật. Cái này là Chân Đế, không có trạng thái Tục Đế và không có lầm lẫn. 

Mà có lầm lẫn là do mình thôi vì mình đang kiến chấp, còn mình thấy được là do mình kiến giải, cái kiến của mình được giải thích rồi, giải tỏa rồi, mình giải cho mình rồi, sáng suốt rồi, rõ rồi, không còn lầm, không sai, không trật nữa.

Như vậy thì khi đụng vô Thọ nó ra luôn 4 Danh Pháp. Còn nếu trở về với Tưởng của quá khứ (tôi có hôm qua, tôi có hiện tại) thì cái Tưởng đó nó thuộc về Đối Tượng rồi, nó không là Cảnh được, cái đối tượng đó nằm trong ý của mình chạn lại thì Hành bắt đầu hiện bày ra Pháp. Mình hình dung ra được Pháp thì ý thức bắt được kiến giải thì mình có để hoài nghi đó để cho sự nghi ngờ, để cho sự thắc mắc hay sự phân vân lưỡng lự không còn vì mình lý giải được rồi thì không còn những trạng huống đó nữa. 

Đó là Tri Kiến Tịnh.

Do đó, phải nắm rõ chi pháp với tri kiến của mình với sự hiểu biết của mình và lý giải được tình huống các cảnh và mình sẽ giải quyết được. 

Mình ngồi Thiền không có Triền Cái, nhưng không rõ tâm thức của mình, không cần phải hôn trầm buồn ngủ gì hết, mà chỉ không giải tỏa được cái Niệm này của mình, nó gúc mắc cuồng cuộn ở trong đó, nên gọi là ngủ ngầm, rồi nó cứ tiềm thùy hoài như vậy. Đi tới cửa ngõ nào cũng ngủ ngầm, tắc nghẹn, đâu phải mình buồn ngủ hay mất sức, mà mình nhìn thấy được Pháp, không nhìn thấu được bản thể của nó. Thì cái đó mình phải bổ túc liền, và mình bổ túc hôm nay nắm bắt được cái đó cho chính xác. Nhưng chỉ cần một điều kiện nào đó tới với mình là mình niệm được liền và mình tỉnh giác được liền.

Khi đụng vô Thọ, bất cứ cái nào cũng vậy. Thọ không đứng yên và thọ không độc lập được.

Xúc, Thọ, Tưởng, đưa qua là Nhân tạo tác ra được, và nó đi một loạt luôn, nó không tách ra được, không có ngưng lại được.

Thọ, Tường, Hành là Tư nó ra tác ý. 

Khi nói tới Hành mà do Tư Cetana thì mình mới bắt đầu nói Lộ Trình Tâm nào để mà nói nó, chỉ có Đổng Lực làm Cetana. Tâm Đổng Lực tạo tác ra Nghiệp Lực

Hành ==> Tư ==> Cetana ==>Đổng Lực ==>  Nghiệp Lực

Hành đi xuống Thức

Thiền sinh: a). Khi mình nói Hành là Tư. Khi mình thiền hành mình tác ý dở chân lên, còn nếu mình không có tác ý thì giống như mình đi theo thói quen. 

b). Ý con muốn nói Tư ở đó, nếu nói mình dở chân mà mình có tác ý dở thay vì đi theo thói quen, thì bây giờ mình tác ý dở chân thì tác ý đó là Tư

HT trả lời: a).  Khi mình đi thiền hành mình tác ý dở chân lên, còn nếu mình không có tác ý thì giống như mình đi theo thói quen. Cái đó chỉ là quy ước chứ chưa chắc. 

b) Cô nói ngược rồi. Đang là Hành là Tư. Mà cô nói làm theo ý thì đó là cái Tưởng đối với Đối Tượng.

Thật ra là Hành xuống Thức.

Còn cô đi trở lại Tưởng.

Nếu mình theo tác ý Tư mình tạo ra, cái đó là đang tưởng ra pháp hành này của mình, không đi theo Thức. Đó là mình đi vòng ngược trở lại rồi.

Khi mình đi Thiền Hành

Thiền Hành ===> động tác (dở, duỗi, dẵm, đạp, đứng, phải, trái) 

Đang đứng tâm tác động vô động tác thì đó đang là Niệm. Thì lúc bấy giờ Niệm => ra Xúc, Thọ, Tường (đi qua một lược Tâm Sở Biến Hành) . Thì cái Xúc, Thọ, Tưởng này nó nằm ở đâu, ra được cái Niệm này tới cái Động Tác đó.

 hình  2.12.43 


 Giờ Sư nói Lộ Trình Tâm. Đại Thiện Tương Ưng Trí.

 Xúc (Xúc có 3), Thân Thức, Thần Kinh Thân, Cảnh Xúc . 

Niệm đẩy Đại Thiện Tương Ưng Trí đẩy qua Thần Kinh Thân nó làm cho Tâm Thân Thức hiện bày một cảnh xúc. Rồi bắt đầu nó ra Thọ ra Thân, Tưởng ra Hành, rồi Tưởng ra Pháp hiện bày, Thức nó lượm. Thì không có ở trong trạng thái là Tưởng. Thì cái đó là một cái Pháp thôi.

Thì cái đó tìm ra được cái Thực Tính Thực Tướng.

Như vậy thì khi đang Thiền tọa, Cảnh đến áp dụng như phần thí dụ Thiền hành

Thiền Tọa ==> Cảnh đến ==> không có ta, không có tôi, thì mới đang là kiến giải một Pháp trong một hơi thở hay trong một động tác.

Giờ lập lại Kiến Giải thứ 2 giống như Kiến Giải trước, thì đó là Chân Đế, còn không thì chỉ là Tục Đế trong qui ướt mà mình Niệm và mình Tưởng sống trong đó.

Thiền sinh: Nếu lúc đó Xúc mạnh hay Thọ mạnh?

HT trả lời: Nó bằng nhau, không có cái nào mạnh hơn cái nào. Tại vì cái Xúc với Thọ mạnh mà đặt riêng nó là mình đang kiến chấp chứ không phải là kiến giải, không có cái nào mạnh hơn cái kia, mà mình bỏ vô là của mình, phải cẩn thận, đó là tỉnh giác của mình. Tương Ưng Trí lượm ra và nó lọc, không cho trường hợp mạnh hay yếu được.

Một động tác thì có Niệm. Cái đầu tiên Niệm này là phải đặt vô Đại Thiện Tương Ưng Trí, Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, làm theo Nhân Duyên thì đi qua Tri Kiến Tịnh của thiện của Nghiệp Lực. 

 Vậy thì khi, Niệm từ Đại Thiện Tương Ưng Trí qua Xúc, thì Xúc nó làm cho thần kinh thân hoạt động cho Thân Thức hiện bày một cảnh xúc (dở chân lên, hay duỗi chân ra) thì nó có một cái thọ đi liền nhau. Cái thọ này nó đang liên hệ Thọ Thân, và Thọ Thân này hiện bày ra một Tưởng Hành và lúc bấy giờ Pháp hiện bày vô Tư tác ý hiện bày. Tất cả chỉ là Pháp thôi không có "Tôi" "Ta" trong đó.

Nếu đi Niệm mà thấy tỉnh giác xuyên như vậy là kiến giải. Nó chỉ là Pháp thôi.

. Còn nếu không là đang kiến chấp (tôi dở, tôi duỗi, tôi đạp, tôi đứng, tôi đi). 

Qua phần Thọ.

Thọ trong Thọ có 2 : 

1. Thọ về Thân, Tâm biết.

2. Thọ về Tâm, Tâm biết

Thí dụ: Thân thức thọ khổ => Tâm khổ - Thọ trong Thọ (nó liên đới nhau)

Thân thức thọ khổ thì tâm thọ ưu, không rời nhau.

Thân thức thọ khổ (là dị thục quả) tâm thức thọ ưu (là đổng lực) (là tác nhân)

Tâm thức thọ ưu, nó thuộc đổng lực có 2: Thực Tính hay là Tư Duy.

Nếu tâm ưu là tâm sân, cái bản tính thường quen, đó là tư duy. Thấy được Thực Tính là khổ đau vô nguyện, đó là Thực Tính. Chỉ một cái thọ thôi, mình Niệm bắt dính liền, kiến giải cái đó thoát "tôi ta" thân kiến liền.

Cái này mới là thân thôi. Đổng Lực , tác nhân, dị thục quả. Đổng Lực tạo ra nghiệp, lúc bấy giờ có 2 loại; một là Thực Tính, hai là Tư Duy cá nhân của mình, bắt được kiến giài này liền, lý giải được cảnh này liền.

 Lúc đó pajānāti là biết rõ Thực Tính, chứ không đi tiếp nữa, mình lý giải cái đó, quán tưởng cái đó và mình kiến giải cái đó luôn không phải đi nữa, chỉ một thọ khởi lên, thọ nào cũng có thọ thân có thọ tâm, rồi thọ tâm cũng có thọ của tâm, nó thuộc loại Thường Cận Y hay thuộc về Vô Gián Cận Y, hai cái đó cũng là cận y, nhưng Thường Cận Y thuộc về Tư Duy, mà Vô Gián Cận Y thuộc về Thực Tính, cái cảnh hiện bày ra.

Qua phần Tâm có Thọ. Thọ trong Thọ

Tâm có Thọ, rồi Tâm có Thọ qua ==> Thọ trong Thọ

Tâm có 3 là: Hỉ, Ưu, Xả

Thí dụ Thọ Ưu.

Tâm thọ ưu 

Hỉ, Ưu, Xả, Khổ, Lạc, có 5 cái thọ chạy trong 121 tâm thì ưu lọt trong này mình phải xác định nó, cô lập nó trước.

 Nếu chọn nó là Ưu, tại vi muốn giải quyết cái cảnh đó là cảnh trưởng của quí Phật tử là tâm sân, chỉ có nó thôi.

Bắt đầu là tâm sân <----> Ưu. Ưu trong Ưu

Thọ Ưu thì tâm của mình là Sân. thọ nào có tâm đó. Tâm nào có thọ đó. thì thọ ưu là tâm sân.

Khi quí Phật tử Niệm Thọ Ưu thì lúc đó tâm đang Sân. thì lúc đó đang niệm thọ ưu hay đang niệm thọ tâm sân.

Do đó, tâm thọ tâm sân ra tâm thọ ưu, cái tâm thọ ưu đang có thì biết đang có tâm sân. Rồi niệm tâm sân thì thọ ưu lập lại (Ưu trong Ưu)

7 cái tâm Sân ưu thọ, thành thọ trong thọ 7 cái vô gián duyên

hình lộ trình tâm 2.30.59 


Biết là thọ Ưu rồi Niệm Thọ Ưu nữa là đang Thiền An Chỉ, niệm hoài không gì thay đổi thì không là Thiền Minh Sát.

1. Đầu tiên là Thiền An Chỉ.

2. Thọ --> tâm sở --> Tâm 

Chỉ lo niệm thọ, đau, buồn (tâm sở) rồi  không để ý tới tâm.

3.  Chuyển biến của nó, thay đổi của nó mình không thấy (cái này gọi là kiến chấp) .

Khi niệm thọ với thọ nhưng không nhìn cái tâm thì đang kiến chấp, không có kiến giải.

Bây giờ mình thấy rồi mình phải bật cái này ra mình trở lại kiến giải này, mà nó thuộc ngủ ngầm chứ không phải triền cái. Tại vì tỉnh táo, không có kiết sử gì trong lúc ngồi thiền, nó đang ngủ ngầm nó có cơ hội nó đánh lạc hướng mình là mình lọt vô trong đó, cái mình giựt mình thức tỉnh rồi mình bước ra, thì là mình kiến giải, mình nhìn lại

Hồi nãy mình đang đi trong đó là mình đang kiến chấp trong đó.

Sư giải thích cái thọ làm cái nào cũng được và chắc chắn trong thọ ưu này không thể nào đi qua được cái thọ khác được. Nó đang nắm trong tâm đổng lực, thọ ưu thuộc tâm đổng lực rồi chứ nó không nằm trong dị thục quả để thành bên ngoài của đổng lực được. Khi nói Hỉ với Xả thì mình phải phân tách được. Thì Hỉ có Xả rồi có Hỉ rồi có Xả, mình phân tách ra tiếpm, Thọ Xả thuộc loại nào, bắt đầu mình nói Dị Thục Quả thì lúc đó Thọ trong Dị Thục Quả làm duyên cho Thọ trong Tâm Đổng Lực thì mới bắt đầu thoát ra, mới ra được Thực Tính Thực Tướng được, mình lúc đó kiến giải được.

Còn nếu đặt vô Thọ Ưu thì Thọ trong Thọ, Thọ này Ưu Thọ kia Ưu thì nó thuộc về Tâm Đổng Lực rồi nó cứ triền miên trong trùng trùng duyên.

Thiền sinh: Nếu mình Thiền Minh Sát thì sao?

HT trả lời: Thì mình thấy, tâm sân thuộc về cảnh , nó ra đối tượng bắt đầu mình Niệm cái Đối Tượng chứ không Niệm Thọ, thì mình mới ra được nó, mình chuyển tâm đổng lực là tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí lại.

Khi nào thấy Ưu là mình thấy tâm sân thì mình phải chuyển qua Đại Thiện Tương Ưng Trí, mình niệm về cái tâm sân này mình thoát ra Tâm Đại Thiện Tương Ưng trí mới được, chứ không đưa qua thọ ưu nữa.

Khi thấy ưu thọ lên biết là tâm sân ló lên. 

Con lòng tong nằm ở đâu con cá lóc nằm ở đó. Cá mẹ phun cá lòng tong ra cho chơi, khi gặp biến cố gì đó như khi có thú dữ tới, cá mẹ hả miệng ra lòng tong chun vào miệng cá mẹ nằm núp trong đó, khi yên tịnh cá mẹ hả miệng ra cá lòng tong chạy ra chơi giỡn, khi con ếch con nhái tới, cá mẹ miệng hả ra cá lòng tong chui vào miệng mẹ núp.

Thì Ưu thọ này là con lòng tong, Tâm Sân là cá mẹ, khi nó vừa hé lên thì ưu thọ hiện bày lên thì tâm sân há miệng ra liền. Mình thấy niệm được nó là Đại Thiện Tương Ưng Trí bắt qua cái đó là đối tượng của mình qua Thực Tính Thực Tướng, chứ đừng để ưu thọ nó làm lên ưu thọ.

 Tại vì đặt chữ ưu thọ đó là tâm đổng lực rồi, là chết trong lộ trình tâm này liền. Một Lộ Trình Tâm biết bao nhiêu là Nghiệp Lực là mình phải cắt liền đừng để cho nó xảy ra tiếp nữa thì mình cái đó bắt đầu là Vô Hiệu Nghiệp.

Khi sân khởi lên tâm mình mà biết thì mình phải Minh Sát mình thấy cái đó là cái gì mình kiến giải.

Cái thế kẹt là ta đang ở trong Lộ Trình Tâm, trong Tâm Đổng Lực.

Thân chỉ có hai thọ là Thân Thức thọ khổ, Thân Thức thọ lạc. Không có thọ xả.

Thân có hai thọ là thọ khổ và thọ lạc. Thọ khổ quả bất thiện, thọ lạc quả thiện.

Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí mà thọ xả nhìn tâm thân thức thọ khổ được, chứ không có tâm thân thức thọ xả.

Như thế thì nó chuyển tiếp từ tâm dị thục quả đứng bên ngoài ngoại lộ vô tâm Đổng Lực thì tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí rồi mới chuyển qua, nhưng khó lắm, ít nhất cũng phải trong một lộ trình tâm, phải mất đi một lần rồi xong mới qua được lộ trình thứ hai, nếu mình có tu tập thuần thục thì mới qua được chứ còn khó lắm, nó làm liên tục vậy đó.

Không đơn giản, tâm đi lẹ lắm, mà mình nói mình chặn mình giữ mình chuyển, cái đó là phi thường rồi, khó lắm, phải thuần thục lắm.

Do đó, khi mà một người hành giả đang niệm về Thọ Ưu thì họ biết là họ đang có Tâm Sân, và người đang có Tâm Sân thì đang có Thọ Ưu mà họ không ra thì họ bắt đầu nằm ở lộ trình Đổng Lực sân ưu thọ sân ưu thọ. Mà  đang ở trong trạng thái An Chỉ theo đó niệm hoài không thoái ra được, ít nhất cũng phải một lộ trình tâm, 7 tâm sở, 7 tâm đổng lực, ít nhất phải hết một lộ trình tâm 7 tâm đổng lực. Nhưng đã có 3  hạt giống nghiệp rồi.

Khi lọt vô ưu thọ là mê hồng trận rồi, ít nhất là 7 tâm đổng lực rồi.

 Đó là tâm Đổng Lực. Quí Phật tử coi sự vụ của tâm, tâm sân là tâm Đổng Lực, tâm tham là tâm Đổng Lực, kể cả tâm si cũng là tâm Đổng Lực, nhiệm vụ của nó là Đổng Lực. Mà nó đã là Đổng Lực là nó nằm ở trong tạo tác nghiệp. Mình nói một cái đơn giản là chạy lạc vô một exit là phải chạy một vòng cũng hết mấy mile hay là mấy phút rồi, nếu mà có đường ra, còn không lạc nữa giống như kỳ trước Sư đi vậy đó.

Khi hỏi về Thọ Ưu niệm ra sao, thì Sư nói Thọ Ưu đó là tâm Đổng Lực, ít nhất phải tốn 7 tâm Đổng Lực rồi vô Thiền Minh Sát mới thoát ra. Còn không thì triền miên Thiền An Chỉ sân này tới sân kia ngồi cả ngày mình không ra được, nếu mình không có Minh Sát.

Thiền Chỉ với Thiền Minh Sát. Nếu niệm Ưu niệm hoài Ưu thì nó đi ngang thành thiền An Chỉ. Nếu từ niệm Ưu nhìn được cái Sân thì tách ra khỏi An Chỉ ra Cảnh, ra Đối Tượng bắt đầu mình đi ra Thiền Minh Sát

Mình không để cái gì sơ hở, mình không để cái gì mất mát và không để đi lạc đường lạc lối, cái đó gọi là Kiến Giải. Tức là mình chỉ đi đúng thôi, bắt đầu mình tu tập.

Tức là nãy giờ trong buổi học hôm nay chúng ta chỉ giải quyết được Hoài Nghi ngủ ngầm  (Anussaya), nó đánh lén mình thôi, chứ nó công khai như Triền Cái mình biết, Kiết Sử mình biết mình giải quyết nó được. 

Nhưng Hoài Nghi ngủ ngầm  (Anussaya) thì dùng Anussati là Tùy Niệm. Mình đang giải quyết trường hợp ngủ ngầm. 

Trường hợp thứ hai, nó là triền cái thì không phải đi Thiền Minh Sát mà phải đi 5 chi Thiền (Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Thống) mới đánh được Triền Cái. Còn nếu là Kiết Sử thì lúc bấy giờ mình đi: Niệm, Định, Tuệ. Mỗi cái đều có chi pháp của nó, chứ không râu ông này cắm cằm ông kia.

Hoài Nghi ngủ ngầm  (Anussaya) thì dùng Anussati là Tùy Niệm

Còn Triền Cái thì 5 chi thiền (Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Thống)

Nếu Kiết Sử thì 3 chi Minh Sát: Niệm, Định, Tuệ.

Nó có pháp đối trị của nó.

Thí dụ như mình đang ngồi thiền bị Hôn Trầm Thụy Miên thì mình phải khai thác chi Tầm, chi Tầm phải vô để mình bắt được đối tượng.

Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Atthasālinī) giải thích chi Tầm với Tứ như sau:

Thí dụ 

Chi Tầm là: Tiếng chuông ngân vang. Buổi sáng tiếng chuông ngân vang. Khi mình nghe tiếng chuông ngân vang tâm mình hướng tới tiếng chuông ngân vang đó. 

Chi Tứ là: Từ lúc bắt đầu tiếng ngân vang đó nó chưa ngưng thì mình để ý trong đó tiếng chuông còn vang đó là Chi Tứ.

 Chi Tầm là tiếng chuông vang, mình đem tâm tới để vào tiếng chuông ngân

Chi Tứ là tiếng chuông chưa biến mất. Tiếng ngân chưa dứt thì Chi Tứ mình đang nằm ở đó.

Thế thì khi đang bị Hôn Trầm tức là đang Niệm về pháp Hôn Trầm hay là đang Niệm về pháp đã bị mất ?

Cảnh ==> Hôn Trầm ==> tới Tứ

hay, Cảnh ==> Hôn Trầm ==> tới Tầm rồi tới Tứ

Mình đang có Cảnh (hơi thở), mình đang ngồi Niệm hơi thở rồi rớt vô Hôn Trầm thì mình nhìn ngay cái Hôn Trầm đó thì Hôn Trầm biến mất, một lần mà nó tan thì đó là triền cái, mà nó lập đi lập lại thì đó là Kiết Sử.

Rồi mình coi trong Kiết Sử nó Không có Hôn Trầm.

Thí dụ: Niệm Hơi Thở ==>  Hôn Trầm sinh lên chụp cái Niệm Hơi Thở của mình làm mình mất cái Niệm rồi quên Hơi Thở, thì mình làm sao?

Sư giải thích:

Khi Hôn Trầm nó tới nó án cái Niệm Hơi Thở, thì bấy giờ biết cái Pháp nào ? Thì trong nguyên lý là Tầm trị pháp hôn trầm. 

Thì Tầm này phải hướng về Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí rồi bắt đầu nó mới ra Cảnh của nó hay là Pháp của nó, ta không đủ để trở về Hơi Thở. 

Tầm trở về Đại Thiện Tương Ưng Trí, tìm Đại Thiện Tương Ưng Trí mới giải quyết Cảnh này để mình có phương pháp đối trị chứ không trở lại Niệm Hơi Thở, cũng không trở lại niệm Hôn Trầm, mà Tẩm phải trở lại Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí.

Ta mất sự sáng suốt này rồi, làm sao trở lại hơi thở, làm sao trở lại niệm hôn trầm được, vì đang ở trong trạng thái hôn mê rồi. Tầm phải trở về Đại Thiện Tương Ưng Trí, trở về cái gốc của nó, trở về sự sáng suốt đó, trở về cái minh mẫn đó mình mới quay trở lại giải quyết cái đó.

Thì Đại Thiện Tương Ưng Trí thuộc về Tâm Đổng Lực. Tâm Đổng Lực mới làm ra được Cảnh, Pháp trở lại, chứ còn ngoài ra không trở lại để niệm hơi thở.

Đang hôn trầm nó đã chụp cái niệm hơi thở mất rồi. Còn hôn trầm tới mức không còn biết gì thì còn thảm nữa, còn nếu sơ sơ thì còn biết là phải có Đại Thiện Tương Ưng Trí chen vô rồi mới giải quyết được.

Lúc bấy giờ khi mình còn có sự hiểu biết là đang bị hôn trầm thì Tầm chỉ trở về Tương Ưng Trí thôi với Đại Thiện với Nhân Duyên thì mới thoát ra được Hôn Trầm, rồi mới quay trở lại làm được Niệm đi tới Cảnh, chứ còn không bao giờ trở lại Niệm Hôn Trầm, không bao giờ trở lại niệm cảnh được nếu không có Tương Ưng Trí làm chủ lực ./.


No comments:

Post a Comment