019 Paṭṭhāna
HT Sán Nhiên giảng ngày 25 tháng 6, 2022
Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "019- Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ.
Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.
Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.
Namo Buddhaya
Minh Hạnh
Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh
Thiền Sinh hỏi: Trong bài 18 Sư dạy, theo pháp hành thì có phải là cái chủ yếu khi mình hành thiền, toạ thiền, ngọa thiền hay là trụ thiền, 4 oai nghi đó mà mình thấy được cái phiền não tham sân si, mà phiền não đó không phải là mình thấy một lần là nó đủ chứng mà phải thấy nhiều lần tụ lại, đúng không thưa Sư?
HT trả lời: Không bắt buộc nhiều lần hay một lần. Có người một lần giải quyết được liền, có người nhiều lần, điều đó phải xác định như vậy.
Thiền sinh: Thưa không phải con nói là mình biết pháp giải quyết, mà là khi mà mình thấy được thực tính thì mình mới có thực tướng. Mà cái thực tính đó giống như là Sư nói là có hai hạng người, mà khi bắt vô sát na đó có sát na đạo sát na quả thì nó chỉ có nếu mà người thiểu trí người độn căn người lợi căn. Người độn căn thì có 2 sát na.
HT trả lời: Mình nói cho đầy đủ, nếu người lợi căn là người trí tuệ lanh lẹ thì không sài Tâm Chuẩn Bị, khi vô là vô liền Cận Hành, rồi Gotrabhù Chuyển Tộc (Chuyển Tánh). thì Tâm Đạo của họ là một, nhưng Tâm Quả của họ hưởng được 3.
Còn nếu là người độn căn thì họ phải có Tâm Chuẩn Bị parikamma, rồi Upacàra (Tâm Cận Hành), Anuloma (Tâm Thuận Thứ), rồi tới Gotrabhù (Tâm Chuyển Tánh), nên Tâm Đạo của họ chỉ có 1 và Tâm Quả chỉ có 2.
Vậy thì, mình bớt một Tâm Quả với người độn căn. Với người lợi căn hưởng thêm 1 sát na nữa là quả thứ 3, vì họ không có sát na Chuẩn bị. Trường hợp như vậy mình phải xác định như vậy.
Mình vô ngồi hành thiền hay thiền hành hay thiền tọa, có những người vô chuẩn bị nhiều, có người vô ngồi thiền an trú liền, Sư nhìn những người ngồi thiền là Sư biết người nào ra sao.
Trong Kinh Đức Phật Ngài dạy rõ ràng nhưng tại vì mình không để ý.
Người có Tâm Chuẩn Bị parikamma nhiều, họ có chuẩn bị nhiều thì người đó Thân Kiến của họ nhiều, kiết sử của họ nhiều, họ phải tạo cho họ ổn định, còn người không có Tâm Chuẩn Bị parikamma họ vô là vô ngay pháp đó thì Thân Kiến họ không nhiều và họ quên họ nhiều lắm. Do đó, mình thấy người mà chuẩn bị nhiều là tà kiến nhiều, người ít chuẩn bị người đó nhẹ tà kiến. Mình phải coi.
Bây giờ mình biết rồi, cho dù mình bây giờ là người nhiều tập khí đi nữa thì mình đọc đoạn đó, mình học đoạn đó, mình nghe Đức Phật dạy đoạn đó thì mình bớt tập khí đi, mình không nuông chiều tập khí đó nữa. Cái đó mới quan trọng.
Các qúi Phật được may mắn là được học, được nghe, được nói, được trao đổi, được chỉ dẫn, còn các nơi không có ai chỉ dẫn, do đó sống được lúc nào hay lúc ấy thôi, do đó con đường pháp hành của họ dài lằm.
Sư ở đây Sư cứ nói, nên các qúi Phật tử nên để ý, chính các sinh hoạt của các qúi cô mà Sư nói, chứ Sư không nói pháp mông lung, thật sự là như vậy.
Còn một lớp khác tới, lớp này xong thì có lớp khác tới Sư lại nói đề tài như vậy nhưng cách diễn giảng khác hơn, vì lớp đó thói quen của họ khác, cái sinh hoạt của họ khác nên không giảng y khuôn được. Đó là kỹ thuật của người hướng dẫn, Sư không soạn bài nhưng Sư nhìn Sư biết. Sư có thể nói luôn luôn tất cả qúi Phật tử 100% đưa tất cả tới Đạo Quả được, khi các qúi cô chịu sự uốn nắn.
Sư hỏi một câu: mũi tên bắn có tới mục tiêu liền không? không có. Con chim bay đụng vô mũi tên, mũi tên rớt. Mũi tên bắn ra gió thổi tạt rớt xuống. Người đi ngang đụng trúng rớt mũi tên, hay con bò chạy ngang đụng trúng mũi tên, mũi tên rớt. Thì như vậy không phải mũi tên bắn ra có thể trúng mục tiêu.
Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, câu thứ hai là khi một vị đắc sơ đạo sơ quả rồi, khi đó mà tiến tu tiếp để nhắm hướng đi là Nhị Đạo, Nhị Quả, thì phương pháp đi nó cũng giống như Sơ Đạo Sơ Quả hay có những pháp khác nhau?
HT trả lời: Khác hoàn toàn. Thứ nhất là chữ nghĩa Gotrabhù (Tâm Chuyển Tộc) và Vodāna (Tâm Dũ Tịnh) hai từ ngữ đó khác.
Người Sơ Đạo thì có Gotrabhù (Tâm Chuyển Tộc).
Nhưng người Nhị Đạo trở lên là Vodāna (Tâm Dũ Tịnh) nó đã ra từ ngữ khác.
Ngài không có dùng loại Gotrabhù (Tâm Chuyển Tộc)
Thời gian của người đến đạo quả Sơ Đạo Sơ Quả Thất Lai đầu tiên Dự Lưu là họ phải có Tâm Chuyển Tộc Gotrabhù.
Còn cái này là Dũ Tịnh Vodāna, nó càng lọc ra trong sạch hơn. do đó không nói là giống được.
Do đó, không nói là giống được, người nào họ nghĩ đường đi đó tôi cứ đi tới, không phải như vậy, cái đó là họ sai, thật sự là vậy.
Như bây giờ mình trở lại. Đức Phật Ngài nói trong tất cả 80 Đại Đệ Tử của Ngài chỉ có Ananda là đắc 3 đạo một lượt, ngoài ra không có người thứ hai, mà đắc 3 đạo của Ngài Ananda đâu phải như là đắc Sơ Đạo,
Câu thứ ba mình mới thấy sợ. Trong quyển xanh chương V, có một đoạn mình cần đọc là: Các vị Thinh Văn Giác Khināsava bậc Lậu Tận vẫn có những điều mà Ngài chưa giải quyết được, qua tới phần Liên Quan Tương Sinh.
ĐĐ Xá Lợi Phất Ngài dạy 500 đệ tử của Ngài không có kết quả, tại vì Ngài dạy tất cả đệ tử của Ngài là bất tịnh Asubhà, mà Đức Phật Ngài nói căn cơ của người này không phải Asubhà không phải bất tịnh, không phải quán tử thi, không phải quán những điều uế trược, Ngài chỉ một cái, mà trong khi đó Ngài Xá Lợi Phất dạy 4 tháng không đắc đạo quả, Đức Phật Ngài chỉ một cái đắc đạo quả liền, đắc quả một lược. Ngay cả Thinh Văn Giác là trí tuệ như Ngài Xá Lợi Phất cũng không dạy chính xác, cũng phải tới Chánh Đẳng Giác, nên mình phải cẩn thận.
Sư coi kỹ lắm, Sư coi đường đạo quả của vị này, đạo quả của vị kia, thì mình mới thấy rõ rằng là Ekayàna Maggo độc hành độc đạo tự mình chứng đắc.
Cũng vậy, một công thức đó, một kỹ thuật tu tập nhưng gặt hái khác, nên mình phải cẩn thận. Điều quan trọng nhất phải có qúi Sư hướng dẫn. Ngay cả Xá Lợi Phất còn phải có Đức Phật, ngài Ananda cũng phải hỏi Đức Phật mà đắc Sơ Đạo rồi, Ngài cũng là bậc Thánh, cũng phải hỏi Đức Phật. Ngài Xá Lợi Phất hỏi giáo pháp nào lâu dài, giáo pháp nào ngắn hạn, giáo pháp nào siêu việt, giáo pháp nào thông thường, cũng hỏi Đức Phật, Đức Phật nói: "Giáo Pháp Như Lai siêu việt hơn hết trong cuộc đời, quá khứ cũng như vị lai", rồi cắt nghĩa rồi giải thích chứ không phải Ngài nói suông, mà các bậc Thánh hỏi, Alahán hỏi Ngài không thể nói xuông một cách cả quyết,
Khi người Chuyển Tộc Sơ Đạo Sơ Quả là họ chỉ đối diện với kiến thức sơ cơ của cá nhân của họ thôi. Ông Cấp Cô Độc đắc Sơ Quả, con gái ông Cấp Cô Độc đắc Nhị Quả, con gái ông Cấp Cô Độc nói với cha là: "Thôi em ở lại chị đi." Ông Cấp Cô Độc đến nói với Đức Phật là: :Hôm nay con buồn, con nghe nói con gái con bệnh con vô thăm nó, nó nói em ở lại ráng tu giờ chị đi, nó lẫn rồi nó bệnh nó lẫn rồi nó kêu con là em rồi nó xưng là chị." Đức Phật nói con gái của Cấp Cô Độc là Nhị Quả, còn Cấp Cô Độc là Sơ Quả thì nói chị em là cấp của bậc Thánh.
Đức Phật nói tâm của người cha nhìn xuống người dưới, chứ người dưới không nhìn lên trên được. Bậc Sơ Quả không nhìn lên Nhị Quả được. Người con gái của Cấp Cô Độc về Tusita, tất cả Thất Lai đến Nhất Lai đều về Tusita (Cung Trời Đao Lợi). Ngay cả Đức Phật Metteya Phật Di Lặc ngày hôm nay vẫn còn ở Tusita.
Thành ra mình phải hiểu là cái Pháp Tu, mình không nhìn ra, ông Cấp Cô Độc không nhìn ra người con mình đắc đạo quả, mà người con gái nhìn ra được nói mà ông không hiểu. Đó là Vodāna (Tâm Dũ Tịnh) khác với Gotrabhù (Tâm Chuyển Tộc).
Như thế, Tâm Vodāna (Tâm Dũ Tịnh) thấy gì? Pháp đầu tiên thấy là con đường Tứ Đế của ông ta rõ hơn nữa, chứ không phải đường Níp-bàn. Người Sơ Đạo Sơ Quả từ phàm tăng nhân đi tới Đạo Sơ Quả giữa phàm và Thánh thấy Tứ Đế như thế, nhưng tới Nhị Đạo Nhị Quả tới Tứ Đế là rõ hơn, mà họ lấy 2 vế Nhân và Quả của Đạo Đế và quả của Diệt Đế rõ hơn là thấy con đường Tập Đế và Khổ Đế, họ tiến tới thêm vô đường Đạo Đế để họ đi sát cận vô Diệt Đế.
Còn người phàm phu từ phàm tăng nhân đi tới đạo quả Sơ Đạo Sơ Quả là mình thấy Nhân và Quả Tập Đế và Khổ Đế thôi, mình đứng trên đó.
Còn với Tâm Vodāna (Tâm Dũ Tịnh) Nhị Đạo Nhị Quả thấy con đường Đạo Đế nhạy bén hơn và con đường Diệt Đế rõ hơn anh ta đi tới. Hai đường đi khác, không còn nghĩ tới Tập Đế nữa.
Cũng giống như Thiền Chỉ Samadhi, người đắc thiền Sắc Giới mới là Sắc ái thôi, nhưng người đắc Vô Sắc Giới, Không Vô Biên, Thức Vô Biên cũng chi, nhưng chi của họ là chi xả thôi, do đó, họ ly hữu ái, không còn ái dục nữa, tạm thời đè cái ái họ xuống, chứ chưa diệt, chỉ có con đường đạo quả mới diệt được. Hai cái đó nó khác.
Cái đó nhìn mới thấy rằng là Không Vô Biên, Thức Vô Biên nó không có cái tôi cái ta.
Còn anh Sắc Giới còn cái "Tôi".
Hai cái đó nó khác, giữa hai cái đó là Samadhi, chưa qua Vipassana.
Mình phải coi tiến trình Lộ Trình Tâm đi như vậy thì mới biết rằng có thay đổi nhiều, rồi từ thay đổi đó mình mới thấy sự tu tập của họ gia cố, gia cường của họ tiến hóa liên tục, cứ nhắm lao tới tiếp tục trên con đường Đạo Đế.
Nên Sư qua bộ Paṭṭhāṇa này là Sư không có khuyến khích các qúi học viên học về Paṭṭhāṇa này nhìn trở lại quá khứ là điều cần thiết. Thứ hai nữa mình không nhìn vô những pháp bất thiện, dẫu biết là pháp bất thiện đang kèm mình và mình cũng đừng bận tâm về nó, mình cứ đi tới con đường Đạo Đế của mình và mình sẽ có Diệt Đế hơn là mình sẽ tìm con đường sao mà hết Tập Đế này để hết Khổ Đế, không có làm được.
Do đó, khi mình biết còn kiết sử thì không có làm được, và mình không có làm được điều đó thì mình lấy cái gì mà làm được? Lấy Pháp.
Còn Pháp nào được?
Pháp Hiện Tại, với Niệm Hiện Tại, bắt được Pháp Hiện Tại, ở ngay Hiện Tại này, thấy được bản chất của nó, là đúng, còn ra đừng bận tâm cái khác. Đó là kết quả, cái đó là cái lợi ích.
Vì đó là sự thật. Thí dụ như cái tê tới, thì mình biết là mình đang bị tê, thế thôi, còn mình hỏi tại sao? Chừng nào hết? Rồi như thế nào? Như vậy là mình vướng, chắc là hồi xưa đánh đập chúng sanh dữ lắm nên bây giờ mình mới bị tê đau, cứ liên tục nảy ra. Không có, Sắc Pháp tê mình lơ nó.
Danh pháp trở về, danh pháp có dính mắc vô trong cái thói quen, chứ đâu cần phải làm
Khi Đức Phật Ngài cảm thọ khổ, đó là hữu dư y Níp-bàn của Ngài vẫn còn, thì Ngài biết cái đó chứ Ngài không phải bận tâm đến cảm thọ khổ khi mà cục đá bắn trúng chân. Đưa Như Lai đến Jīvaka là vị thần y, khi gặp Đức Phật vị thần y Jīvaka qùy đảnh lễ Đức Phật: "Con xin sám hối Đức Thế Tôn cho phép con lọc thịt Đức Thế Tôn để cạo mủ". Từ chỗ viên đá bị bắn tới nhà ông Jīvaka chân Ngài đã lên mủ. Nếu ông ta không xin phép như vậy thì ông ta phạm chích huyết thân Phật thuộc ngũ nghịch đại tội. Đức Phật cho phép thì ông bắt đầu cạo lấy mủ, không có thuốc tê, không có gây mê bấm huyệt. Cạo rồi băng bó lại, Ngài thản nhiên, cái đó mình nhìn mới thấy là tâm của Ngài hiện bày, còn mình thì la bể nhà.
Tiếp tục nữa, cái đó bắt buộc ông ta chỉ có 12 giờ khuya thôi mà qua 12 giờ 1 phút là nó thúi cái chân, nhưng 7 giờ tối sau khi bó chân Đức Phật xong thì ông có một cái hẹn đi thăm một người bệnh, ông đi đến nhà người bệnh đó săn sóc thì cửa thành đóng lại đến sáng 6 giờ mới mở cho dân ra vô lại, thì lúc 12 giờ khuya, Đức Phật kêu Ananda lại tháo băng cho Như Lai chân Ngài lành, rồi xong đến 6 giờ cửa thành mở cửa, nguyên một đêm đó ông Jīvaka nằm ở nhà người bệnh không ngủ được, hướng vô trong thành hướng đến Đức Phật đảnh lễ xin sám hối là con quên dặn là 12 giờ phải tháo cái băng này, nhưng 12 giờ Đức Phật đã kêu Ananda tháo băng cho Ngài, thì 6 giờ sáng ông ta chạy vô đảnh lễ Đức Phật định sám hối thì thấy cái chân của Ngài đã tháo băng, Đức Phật biết hết.
Mình đọc đoạn đó mới thấy cảm thọ của Đức Phật là Niệm Xứ là Pháp Hành Minh Sát Trí chứ không phải thân kiến, không có bản ngã của Ngài trong này. Còn mình không có, thì cái đó từ trong Danh Pháp chứ không phải Sắc Pháp.
Thì Tâm Vodāna (Tâm Dũ Tịnh) là như vậy, nó bắt đầu lọc. Lọc đầu tiên hết kiết sử của mình, lọc thói quen, lọc thân kiến của mình. Dũ Tịnh là trong sạch hơn, tức là tâm của mình càng ngày càng thanh tịnh hơn và tịnh hóa là parisuddhi chứ không phải là trong sạch ở chỗ nào mà là tâm trong sạch parisuddhi.
Vậy thì trong khi mình tu đây, mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây, mỗi sát na, mình coi có lọc tâm mình không hay mình chỉ lọc pháp hành của mình thôi. Pháp hành không xong mình phải lọc, pháp hành nào không đúng mình làm lại, pháp hành mình chưa kỹ mình làm lại, nhưng mình không lọc tâm, lúc tâm mình đang vọng móng, tâm mình đang đau khổ, tâm mình lo ra sợ hãi, mình không lọc cái tâm, thì pháp hành đâu có ý nghĩa gì. Mình phải lo lọc tâm mình trước.
Chữ Dũ Tịnh nghĩa là lọc.
Còn mình chỉ thay cách thức hành tu của mình thôi chứ tâm của mình không có lọc, thì làm sao mà có kết quả, cái bình nước mình chỉ đổ nước vô, bình nước vẫn đầy, còn hai nữa mình giữ nước đó lại thay bình khác, giữ nước cũ. Thay bình mới sài nước mới, giữ bình cũ sài nước mới, giữ nước cũ sài bình mới.
Sư nhìn qúi cô, qúi cô thay đổi pháp hành mà thôi, bữa nay nghe phương pháp này là qúi cô áp dụng nhưng tâm qúi cô chưa lọc. Tâm phải lọc mới ra được.
Thứ hai nữa, sáng nay Sư nhắc qúi cô là qúi cô mới thấy sợ, già rồi mà chưa lượm được, mình không có may mắn như ngài Bahiya có con bò húc ngang mà đắc đạo quả. Đó là Ngài Bahiya có phước.
Do đó, Sư nói qúi cô nghe mình làm có chậm, động tác mình có chậm nhưng mình Niệm phải nhanh để bỏ túi cái đã. Chứ cái này không có, mình chỉ học hoài học hoài
Bây giờ mình có 3 điều kiện; thứ nhất có thầy, thứ hai có trú xứ, thứ ba mình có thời gian tu, đó là điểm chính, mình có thời gian tu, có thầy, có môi trường điều kiện mà mình không tu thì ai tu cho mình.
Đức Phật không biết Bahiya bị bò húc sao, Đức Phật không biết Bahiya có gieo trồng trong quá khứ về cúng dường Kathina sao, mà Ngài không nói mà Ngài nói: "ngươi cứ đi bát đi về đây Như Lai cho tu".
Đức Phật Ngài nói với Xá Lợi Phất: "Này Xá Lợi Phất thời gian còn hãy làm những điều lợi ích cho chư tăng, Như Lai đau lưng, Như Lai cần phải nằm nghỉ." Bài kinh 34, kinh Thập Thượng của Trường Bộ Kinh.
Ngài đau lưng Ngài cũng phải đi nghỉ, thì mình thấy là Đức Phật cũng không đẩy được cái Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã ra khỏi sự sống của Ngài, nhưng Ngài không tạo ra thôi, cái Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã trong kiếp này không có đủ điều kiện để hành hạ bắt Ngài được, rồi Ngài đi. Còn mình đây còn và chưa hết, kiếp này rồi kiếp sau, mình còn nhiều lắm. Do đó mình phải chạy, phải thật sự lượm, đó là sự thật.
Sơ Đạo Sơ Quả không bắt buộc mình phải là người xuất gia, như ông Cấp Cô Độc đắc Sơ Đạo Sơ Quả cũng là người cư sĩ, vẫn đi tới hộ độ Tam Bảo, người cư sĩ cũng đắc được Sơ Đạo Sơ Quả, nhưng mình không có con đường 4 đường ác đạo; địa ngục, ngã qủi, atula, xúc sanh, đó là cái may mắn của mình, mà cái đó không có hạn chế Balamật, không hạn chế kiếp sống của mình, chỉ có một cái là đủ duyên là bắt được, 1000 kiếp là mình thành tựu, do đó, mình đâu biết là mình 999 kiếp rồi, hay lúc đó mình mới số 1, mà cho dù con số 1 đầu tiên đi nữa thì vẫn tu được, trừ khi mình không có
Do đó, mình phải nỗ lực, bây giờ không còn thời gian để dễ dui chễnh mãng, qúi cô phải gia tốc tăng tốc lực lên, bây giờ mình phải đi ngược với thời gian của mình, chứ mình không có đi xuôi theo thời gian để trôi lăn giống như lục bình trôi.
Người phàm tam nhân tức là người có 3 nhân là vô tham, vô sân và vô si chia làm 2 hạng người là:
1. người độn căn (mudindriya) (người trì độn - người chậm chạp) - người có: tâm chuẩn bị parikamma -----> rồi tới tâm Cận Hành (upacāra) ---> rồi tới tâm Thuận Tùng (anuloma) ---> rồi tới Chuyển Tộc (gotrabhū).
Như thế thì người độn căn chỉ có 1 sát na đạo và 2 sát na quả
2. Người lợi căn (tikkhindriya) là người linh lợi : Không có chuẩn bị, họ vô thẳng tâm Cận Hành (upacāra) ---> rồi tới tâm Thuận Tùng (anuloma) ---> rồi tâm Chuyển Tộc (gotrabhū).
Người lợi căn thì có một sát na đạo và 3 sár na quả, tại vì họ bớt phần sát na chuẩn bị (parikamma) thì họ vô liền.
Giống như ở ngoài đời khi lên tới mấy chỗ hãng xưởng, cũng như mình đi bác sĩ đi bệnh viện, trước khi vô giải phẩu thì có giải thích tâm lý mình trước hay là cho mình tinh thần ổn định trước củng cố xong họ mới làm việc giải phẩu. Thì người làm việc chuẩn bị làm việc này, như mấy nhân viên mới nhận vô công xưởng họ phải training một tuần hai tuần mới quen sinh hoạt của họ, chứ còn những người vô làm liền mà không qua training thì những người đó là người nhanh lẹ.
Thì ở đây cũng vậy, để mấy cô trở thành người lợi căn hết, dù mấy cô là tam nhân hay nhị nhân dù mấy cô là độn căn hay là lợi căn Sư chỉ nói một chỗ thôi, chỗ này quan trọng lắm.
Đức Phật Ngài biết người độn căn và người lợi căn, nhưng pháp thoại Ngài bung ra là có người chứng đắc đạo quả.
Vậy thì mình phải lắng nghe hay mình đi vào pháp hành (Paṭipatti) hay pháp học (Pariyatti) cũng vậy hai pháp đó chúng ta đều có một kỹ thuật duy nhất, dù độn căn dù lợi căn, người tam nhân hay người nhị nhân hay người chuẩn bị hay không chuẩn bị, các qúi cô phải nhớ một điều là mấy cô thấy Tam Tướng cái đó mình phải biết, người lợi căn cũng phải biết Tam Tướng, người độn căn cũng phải biết Tam Tướng, con đường đó là duy nhất, đó là độc đạo chứ không thể mơ hồ nữa.
Người biết Tam Tướng thì họ đi trực tiếp, còn người không biết Tam Tướng họ phải đi gián tiếp.
Như vậy, người đi trực tiếp là đi thẳng vô trong Sanh Diệt, rồi đi tới Hoại Diệt
Tam Tướng ----> Sinh Diệt ----> Hoại Diệt
Bất cứ Thiền Hành Thiền Tọa đều đi tuần tự như vậy.
Còn người độn căn thì họ phải đi trong trạng thái là Chuẩn Bị sau đó họ qua Tê nhức mỏi đau -----> họ vượt qua tê nhức mỏi đau này một cách rất vất vả, khổ sở, có khi qua được, có khi qua không được cái tê nhức mỏi đau này, nhưng mà thực ra: Tê, nhức, mỏi, đau -----> tới đây thì người độn căn và người lợi căn Niệm Sinh Diệt và Hoại Diệt giống nhau, nó chỉ đi qua cái vòng đai Chuẩn bị là khác.
Còn Tam Tướng thì đi thẳng tới Sinh Diệt ---> Hoại Diệt
Đức Phật xoá mọi giai cấp. Tất cả các con sông đổ về biển cả đều có một vị giống nhau là vị mặn, ở mỗi con sông có vị khác nhau, nhưng về tới biển là có chung một vị mặn. Thì tất cả giòng giống ở các nơi đi vào tăng đoàn của Đức Phật trong giáo hội của Đức Phật, nam cũng như nữ đều giống nhau là đều giải thoát cả, chứ không phân biệt người này được giải thoát, người kia không được giải thoát, nên chỉ có một vị thôi là vị giải thoát, còn biển có một vị là vị mặn thôi, do đó Ngài không phân biệt.
Thì bây giờ mình ở đây mà mình còn phân biệt người độn căn và người lợi căn, là vì các vị Thiền Sư các vị Thầy giáo thọ họ lọc ra để cho họ bớt phần nặng nhẹ, họ lo phần đó thôi, chứ người độn căn họ phải lo hơn, người nhẹ căn họ nhẹ lo hơn, thì lúc đó bắt đầu họ chia đặt ra.
Hồi xưa Đức Phật Ngài có nói Pháp Dhamma chứ không có Abhidhamma và Sutanta, nhưng sau các vị Giáo Thọ bắt đầu nói Abhidhamma phải lọc ra cho những người lợi căn chứ người độn căn không hiểu nổi, mới đưa Sutanta ra cho những người độn căn học, chứ Đức Phật không có phân biệt, Ngài phân biệt Pháp Dhamma với Luật Vinaya.
Do đó, mình phải hiểu, ó một điểm là Tam Tướng thôi, nhưng có 2 ngã đi, người thấy Sinh Diệt thì đi thẳng luôn, không lo lắng đến Tê, Nhức, Mỏi, Đau. Còn cái Tê, Nhức, Mỏi, Đau của người có Tâm Chuẩn Bị parikamma cũng là Sinh Diệt, nhưng người độn căn họ suy nghĩ trước, rồi bắt đầu họ hiểu Pháp rồi, họ bắt đầu bỏ cái suy nghĩ của họ đi rồi họ đi theo Pháp họ hành con đường đi giống tất cả mọi người, chứ không phải chỉ có người lợi căn mới giải thoát.
Sư đọc kỹ nên mình đừng nói tôi là người tam nhân, tôi là người nhị nhân.
Bây giờ mình nói người Nhị Nhân không có Vô Si, họ có Vô Tham Vô Sân thôi. Như vậy thì khi anh bố thí, anh có hiểu nghĩa bố thí không, trả lời là không, mẹ tôi dạy sao tôi làm vậy. Thì mình phán quyết anh này là Nhị Nhân, anh làm mà không biết, mẹ dạy thì làm theo máy móc không biết suy nghĩ không hiểu biết gì hết thì nói họ là người Nhị Nhân, không phải như vậy, tại vì họ chưa từng vô trong hệ thống này, mà là người có hiếu với mẹ làm theo lời mẹ dặn.
Nhưng khi mình nói với nó là con làm việc thiện việc xả thí này là một việc có nhiều phước báu
Mình đừng có vội nói người ta là người Nhị Nhân, người ta chưa vô hệ thống, người ta chưa vô trong điều kiện của người ta rồi bây giờ mình đứng ngoài mình chỉ vô người ta là người Nhị Nhân, còn tui mới Tam Nhân, tôi mới có trí còn họ không có trí, họ chỉ có vô tham, vô sân, cái đó là sai trật.
Vậy thì chức năng của một vị Thầy phải làm điều gì? Là phải xóa bỏ cái ranh giới người Nhị Nhân và người Tam Nhân bằng cách hướng dẫn cho họ đồng đều nhau cả thảy chứ không phân biệt cao thấp hay là có hay không có.
Khi các qúi cô vô một khóa tu hay vô một lớp học không nên phân biệt người Nhị Nhân và người Tam Nhân, tất cả đều nghe và hiểu được hết, mà cái gì không nghe được không hiểu được thì lập lại.
Mình phải nói trí tuệ Đức Phật Ngài tuyệt vời, mình đừng nói mình là người Tam Nhân hay người Nhị Nhân. Cứ học, cứ hành, cứ tu thì mình sẽ làm được, đừng bận tâm nữa.
Thì cách đó là cách gọi là người ta bị nhận thức. Cái nhận thức, cái kiến thức, cái trí thức là cái quan trọng nhất.
58.59 Ngay cả mình bố thí, trì giới, tham thiền, hay Giới, Định, Tuệ, hay là Niệm, Định, Tuệ, người Tam Nhân biết, người Nhị Nhân không biết, cái đó bỏ qua. Đối với môi trường của nơi Tứ Phương Tăng Tự này thì điều đó xác định là không cần phải lo, ở nơi khác thì Sư không biết.
Chúng ta bắt đầu học.
Phát Thú tập 1 trang A2
Pháp Thiện làm duyên pháp Thiện, chúng ta thấy phần Tổng Quát, dưới là phần Chi Tiết.
Bây giờ chúng ta đi từ phần Tổng Quát trước, rồi chúng ta mới qua phần Chi Tiết Duyên Hiệp Lực.
Năng Duyên có 3 nhân Tương Ưng là: Vô Tham, Vô Sân, Vô Si.
Sở Duyên có 37 Tâm Thiện, 38 Tâm Sở.
Sampayutta = Tương Ưng, Hòa Trộn thành một khối.
Hòa trộn thành một khối như nước sôi pha với sữa đặc, không tách ly ra, gọi là tương ưng.
Như vậy, khi nói tới pháp Thiện làm duyên cho pháp Thiện theo Mãnh Lực Nhân Duyên, lúc đó nếu ta học qua pháp Thiện làm duyên pháp Thiện Cảnh Duyên khác, nếu ta học pháp Thiện làm duyên pháp Thiện Trưởng Duyên nó khác. Chúng ta sẽ học tuần tự từ đây cho tới học xong 22 Tam Đề của pháp Thiện làm duyên pháp Thiện là 2000 năm, cố gắng nhẫn nại.
Thì Tương Ưng là hòa trộn 3 khía cạnh:
1. Tâm Thiện của ta hòa trộn với nhân tương ưng thành một khối.
2. Tâm Thiện hòa trộn với nhân tương ưng làm việc thiện một khối.
Đầu tiên là tâm thiện của ta hòa trộn với nhân tương ưng thành một khối trước, rồi từ tâm thiện với nhân tương ưng này thành một khối làm việc thiện này, thì trong lúc làm việc thiện này phải có tâm thiện và nhân tương ưng trộn một khối với việc thiện này, không có cái trước cái sau hay là không có trạng thái riêng biệt mà phải một khối.
3. Thành tựu quả báo hay là quả phước một khối.
Thì lúc đó bắt đầu mình thấy nhân tương ưng này,
Chẳng hạn như khi cô làm việc thiện, có 3 cái làm việc thiện, mình không nói 1 việc thiện được, tại vì mình nhìn qua cái duyên nó có Tương Ưng nó có Hổ Tương, thì bắt đầu nó mới phải bổ túc với nhau. Thiện có 3 là:
1. Thập phúc hành tông. (xả thí, trì giới, tu tập, cung kỉnh, phụng hành, thính pháp, thuyết pháp, tùy hỉ, hồi hướng, chân tri chước kiến)
2. Thập thiện nghiệp. (3 thân, 4 lời, 3 ý)
3. Thập Balamật (bố thí, trì giới, ly dục, trí tuệ, nhẫn nại, chân thành, chú nguyện, từ ái, hành xả)
Đây là công thức.
Khi ta làm việc thiện thì làm trong lãnh vực nào?
Thí dụ, một người nghèo khổ, lúc làm việc thiện này theo Paṭṭhāṇa Sư hỏi khi qúi cô làm việc thiện thì qúi cô làm trong Thập Phúc Hành Tông, hay làm Thập Thiện Nghiệp, hay pháp Balamật?
Cô Tịnh Từ trả lời là mình hành Balamật.
Thì tất cả đưa vào Balamật toàn thiện. Thập Phúc Hành Tông cũng trong Balamật, Thập Thiện cũng trong Balamật.
Như vậy thì với người nghèo ta xả thí = vô tham, thì mình đang hành Balamật với một động tác buông ra xả thí cho người nghèo. Thì lúc bấy giờ một cái nhân cho quả lại mình một khối là mình đang diệt tham, mình đang vô tham.
Bỏ xuống một cái cho người nghèo là xả thí Balamật, thì quả ngược lại mình là mình diệt được cái tham, mình đang có vô tham. Đó gọi là Tương Ưng.
Xả Thí là mình Vô Tham. Và mình có Vô Si là: Mình biết đây là một nhân, đây là Tương Ưng, rồi quả sinh ra trở lại một khối cho mình, cái đó mình có Vô Si.
Như vậy thì 2 cái Vô Tham và Vô Si trong một việc thiện Xả Thí nó phải là chung một khối với nhau, không tách rời và không có trước có sau, không phải nhắc, cái này mình làm như vậy gọi là Nhân Tương Ưng. Đây là Nhân Duyên trong việc làm Thiện này.
Trong phần cho người nghèo đây thì có cho mình không? Làm việc thiện cho người nghèo, mình có cho mình không?
Do đó, mấy cô không được quên, chữ Nhân Tương Ưng này là có mình có người chứ không phải "vong kỷ lợi tha".
Do đó, thì Năng Duyên là tác nhân, Sở Duyên là hệ quả của mãnh lực này.
Khi ta làm bất cứ một việc thiện nào thì ta phải có tâm thiện và nhìn tới cái quả nhân. Chứ còn mấy cô không nhìn qua cái đó thì Thiện này không làm duyên cho Thiện.
Ý của Paṭṭhāṇa là Thiện làm duyên cho Thiện. Có Nhân thì phải có Quả. Có Năng phải có Sở. Tâm Thiện thì có Quả có phước báu. Nó cùng một khối với nhau, một lượt với nhau, không trước không sau, nó chung nhau một khối với nhau.
Như vậy thì, khi ta làm một việc thiện mượn đối tượng làm nhân để cho ta tạo tác ra việc thiện đó thì phải nhớ cái tác ý. Mà cái tác ý đó gọi là tác ý khôn khéo để ta làm được việc thiện này thành tựu
Tác ý :
1. Thứ nhất phải có Câu Sinh Duyên làm việc thiện này. Có 3 Câu Sinh Duyên. Thì khi muốn làm việc thiện này mấy cô hiểu là biết nhân tương ưng thì dưới Mãnh Lực Duyên đầu tiên thì Câu Sinh Duyên cũng phải có 3 bước đi.
(a) Thứ nhất là cùng sinh ra khởi (tâm thiện + 3 Nhân; Vô Tham, Vô Sân, Vô Si) cùng Câu Sinh Duyên với nhau để làm việc thiện, gọi là Câu Sinh Duyên.
Như vậy, khi với Mãnh Lực Câu Sinh Duyên tức là mấy cô làm việc thiện phải có tâm thiện và mấy cô kết hợp với 3 nhân thiện (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si) kết thành một khối chứ không được quên.
Khi ta làm việc thiện, ta biết việc thiện này ta làm với Câu Sinh Duyên Mãnh Lực, Câu Sinh Duyên này làm ra ta biết nhân nào quả nấy, nhân thiện ta có quả thiện, nhân thiện ta có quả an vui, nhân vô tham, vô sân, vô si, ta có quả người và trời hữu lậu và vô lậu. Đó gọi là Câu Sinh.
Qúi cô không thể nào thiếu đưọc Nhân Tương Ưng với Tâm Thiện này. Như vậy thì khi có Mãnh Lực Câu Sinh Duyên vô thì ngay đây không có tập khí, không có thói quen, không có truyền thống, không có sự nhắc nhở, không có sự chỉ bày, phải sống trong Pháp.
Còn nếu có thói quen thì là Thường Cận Y Duyên rồi.
Không có con người trong này, chỉ có tâm thiện và 3 nhân tương ưng làm việc thiện với mãnh lực câu sinh duyên, phải không có thói quen trong đó, lúc đó phải Câu Sinh Duyên với Niệm Xứ làm việc thiện.
Học Paṭṭhāṇa mình phải nói rõ chứ không nói chung chung được. Câu Sinh Duyên là chỉ có tâm câu sinh với Pháp với việc Thiện thôi, không có "tôi" "ta" trong đó. Mãnh Lực Câu Sinh Duyên là như vậy và Năng Duyên là như vậy, Sở Duyên là như thế thì mới ra một khối Tương Ưng. Còn có cái "tôi" thì không được.
Như vậy thì khi xả thí này có 2, cá nhân tuyển thí hay là tập thể tuyển thí thì mình không có trong này, tại vì tâm thiện có 3 nhân tương ưng thôi chứ không có cá nhân tuyển thí. Cá nhân tuyển thí là mình lựa chọn theo tập khí của mình. Câu Sinh chỉ là làm việc thiện thôi, nếu làm xả thí Balamật thì còn hoàn hảo hơn nữa.
Chính cái đó ngay pháp Câu Sinh Duyên mà làm pháp thiện với pháp thiện này, đó là lọc đường tu tập của mấy cô lọc ra cái tập khí của mình nhờ Mãnh Lực Câu Sinh Duyên, qúi cô dùng đúng pháp như vậy thì lọc thân kiến hay thói quen mình làm.
Cũng vậy, khi qúi cô đi qua bhàvana trong phần Thập Phúc Hành Tông là tu tập, dù cho hành thiền chỉ, hay hành thiền quán mà không Câu Sinh Duyên với Tâm Thiện này với 3 nhân Tương Ưng (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si) trong hành thiền cũng phải lọc Thân Kiến của mình ra mới có Câu Sinh Duyên. Mà nếu có Câu Sinh Duyên thì trong tâm thức của mình phải có pháp, nếu chưa xong, mình làm lại, mình bắt đầu vô lại với Mãnh Lực Pháp này. Đó là bước thứ nhất
Tâm Thiện và 3 nhân Câu Sinh nhau làm một việc thiện không có "tôi" "ta", không có thượng thí, không có trung thí, không có hạ thí, không có cá nhân tuyển thí, không có tăng đoàn tuyển thí. Chỉ có Câu Sinh làm việc thiện thôi.
Mà nếu Câu Sinh Xả Thí Balamật thì mình cứ quyết tâm làm Balamật này cho nó hoàn hảo với một mãnh Lực Câu Sinh Duyên, tâm và tâm sở 3 nhân tương ưng này thành một khối hoà trộn nhau.
Như vậy thì Câu Sinh Duyên là chúng ta có Tâm + 3 Nhân.
Tâm Thiện Câu Sinh với việc Thiện với Mãnh Lực Câu Sinh Duyên 3 nhân Tương Ưng.
Sư nhắc lại. Mới đầu là Câu Sinh 3 Nhân, rồi Câu Sinh 3 nhân với Câu Sinh việc Thiện.
Hồi nãy là Tâm Thiện + 3 Nhân. Lấy 3 nhân để Câu Sinh nó thúc đẩy Tâm Thiện mình thực hiện một việc thiện.
Như vậy thì 3 nhân Vô Tham, Vô Sân, Vô Si mà mình đang muốn nó Câu Sinh cùng sanh ra với tâm thiện mình đây thì mình phải nói rằng là phải có hay là chưa có mình phải thực hiện cái đó thì mới được.
Nếu chưa có Tâm Sở Vô Tham, Tâm Sở Vô Sân, Tâm Sở Vô Si thì việc Thiện làm duyên cho việc Thiện theo Mãnh Lực Nhân Duyên này không có kết quả.
Vậy thì, cũng như 37 Tâm Thiện, ngay khi quí cô đang làm việc Thiện qúi cô có bao nhiêu tâm trong 37 Tâm Thiện này là phần tổng quát và đi trong Mãnh Lực Câu Sinh Duyên này quí cô đang làm một việc Thiện xả thí cho người nghèo thì mấy cô chỉ có 8 hay 4 Tâm Đại Thiện thôi.
8 Tâm Đại Thiện, qúi cô chỉ có đôi thứ nhất và đôi thứ 3 Tương Ưng Trí với đủ 3 Nhân
đôi thứ nhất
1) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)
2) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)
đôi thứ hai
3) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)
4) Tâm Ðại Thiện, Thọ Hỷ, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)
đôi thứ ba
5) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)
6) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)
đôi thứ tư
7) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Vô Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)
8) Tâm Ðại Thiện, Thọ Xã, Bất Tương Ưng Trí, Hữu Trợ (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)
Còn nếu như 2 nhân hay là 3 nhân chung thì chúng ta có 8 Tâm Đại Thiện thôi, chứ không có 37 Tâm Thiện tại vì kể luôn Sắc Giới và Vô Sắc Giới và Siêu Thế nữa. Mình chỉ sài có 8 tâm hay 24 tâm thôi.
Tiếp tục nữa, 8 Tâm hay 4 tâm, cái đó là 2 giai đoạn. 8 Tâm là phổ thông, 4 tâm là trau dồi. Xả thí thông thường là phổ thông, xả thí Balamật là trau dồi, 2 cái phải khác nhau. Mấy cô làm tâm đại thiện cho ra thì mấy cô làm phổ thông, thì khi đại thiện này với trí tuệ của mình, với nhân vô si và trí tuệ của mình thì lúc đó mình chỉ còn 4 tâm thôi. Vô Tham, Vô Sân là Tịnh Hảo Biến Hành, không cần phải lo, chỉ có Tuệ Quyền mới riêng biệt ra ngoài mới cần phải trau dồi mới có được.
Đầu tiên là tâm thiện kết hợp 3 nhân. Việc thiện kết hợp với tâm thiện với 3 nhân tương ưng.
Tâm thiện đầu tiên có 8 --> sau còn 4, đại thiện mà thôi.
Như vậy thì trong đời sống hàng ngày ta sài 8 tâm đại thiện Tương Ưng Trí, hay là trong đời sống hàng ngày ta chỉ sài 4 tâm đại thiện tương ưng trí thôi?
Câu trả lời là: Tùy trường hợp mà khi thì dùng 8, khi thì dùng 4.
Những câu hỏi như vậy Sư đều có tác ý để hướng dẫn qúi cô học.
Thí dụ. Trái dừa bổ ra là trong đó nước dừa, cơm dừa, là có nước cốt dừa, dùng hết ăn hết nó hoà trộn lại. Hoặc, nước dừa là nước dừa, cơm dừa là cơm dừa, cái nào ra cái đó.
Mấy cái đó Sư hỏi qúi cô để qúi cô thấy mỗi ngày qúi cô làm không ai hỏi qúi cô là 8 hay 4. Mình không cần phải hỏi mà mình tự vấn cho mình tự mình kiểm soát mình.
Vậy thì, mình mới thấy rằng trong đời sống hàng ngày của mình đây là mình làm theo thói quen.
Trước khi hổ vồ mồi, hổ tự thu mình lại, với một người mà bồ tát sở nhân chúng sinh quả, do đó trước khi họ làm một cái gì họ có Tư Tiền, ta chỉ làm 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí, không làm thừa hay làm thiếu hay làm xót cái gì, họ dùng 4 tâm này, trong 4 tâm này đã có 8 tâm kia.
Do đó, mỗi lần ta dở chân lên hay hít vô thở ra, thiền tọa hay thiền hành, ta dùng 4 tâm Tương Ưng Trí. Như thế thì nó có một cái nét đi tới con đường đạo quả có 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí đi tới đạo quả, lúc đó mấy cô lọc nữa, 8 Tâm Đại Thiện lọc xuống còn 4.
Thiền sinh hỏi: Với 4 tâm Đại Thiện có nghĩa là lúc nào làm cũng phải có Chánh Niệm và Tỉnh Giác, phải không thưa Sư?
HT trả lời: Như vậy thì, có những lúc ta làm mà không có Chánh Niệm và Tỉnh Giác.
Sư giảng để trả lời câu hỏi:
8 Tm Đại Thiện có 2:
- Tương Ưng (sampayuttaṃ)
- Bất Tương Ưng. (vippayuttaṃ)
Ta có Nhân Tương Ưng và ta có Bất Tương Ưng
Như vậy thì chỉ với 4 Tâm Đại Thiện.
Chỉ có nhân Tương Ưng mới làm được chức năng đó, còn nếu mình sài Tâm Bất Tương Ưng mà đi với 3 nhân tương ưng không vô được.
Khi bắt vô chi pháp thì 8 tâm đại thiện chia 2 sampayuttaṃ và vippayuttaṃ mà đi với nhân tương ưng không đi bất tương ưng
3 Nhân Tương Ưng đi với 8 Tâm Đại Thiện thì lọc cái nào là bất tương ưng giữ lại Tâm Đại Thiện với Tương Ưng.
Khi ta nói ta phải coi chi pháp, như vậy mới là Câu Sinh, khi ta nói Câu Sinh thì không có tư kiến, tập khí, kiết sử mình trong đó, chỉ có Câu Sinh với pháp thôi.
Do đó, khi 3 nhân thiện làm nhân cho 37 Tâm Thiện với Mãnh Lực Câu Sinh Duyên thì ta nói nhân này là nhân Tương Ưng.
Trang A2, phần Tổng Quát, ta thấy 6 nhân Tương Ưng, nhưng 8 Tâm Đại Thiện thì có 4 Tương Ưng và 4 Bất Tương Ưng.
Còn cái thứ hai nữa, từ tâm sắc giới tới tâm vô sắc giới rồi tới tâm thiện siêu thế đều là Tương Ưng Trí, không lọt ra ngoài, nó luôn là Tương Ưng. Chỉ có Tâm Đại Thiện ở cõi Dục Giới có Tương Ưng và Bất Tương Ưng. Còn Sắc Giới, Vô Sắc Giới và Siêu Thế là tương ưng hết,
lý do,
cõi Dục Giới --- có nhiều cảnh.
Sắc Giới + Vô Sắc Giới và Siêu Thế ---- > một cảnh duy nhất
(Sắc Giới -->Cảnh đề mục), (Vô Sắc Giới ---> Cảnh chứng đắc), (Siêu Thế ----> Cảnh nhập định). Một cảnh duy nhất. Do đó tâm của họ không loãng.
Cõi Dục Giới bắt nhiều cảnh, khi mình có trí, có khi không trí. Mình sống khi mình có tỉnh giác, có khi mình thất niệm. Do đó, mình có Tương Ưng và Bất Tương Ưng.
Vậy thì khi mình muốn Câu Sinh với 3 nhân tương ưng mình phải sống trong Chánh Niệm và Tỉnh Giác, chỉ sài Tâm Tương Ưng lọc những tâm Bất Tương Ưng khi mình còn bắt nhiều cảnh mình Câu Sinh một cảnh mà thôi.
Dục Giới có nhiều cảnh.
Sắc Giới + Vô Sắc Giới, Siêu Thế ----> chỉ có một cảnh, cảnh của nó là cảnh đề mục. Cảnh Sắc Giới là cảnh đề mục thiền của họ
Do đó, khi Câu Sinh Duyên kết hợp với Nhân Duyên trong khi làm việc Thiện hành giả chỉ bắt một cảnh với sự Tỉnh Giác và Niệm Lực mới có được 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí. Nếu bắt nhiều cảnh quá Tương Ưng và Bất Tương Ung loãng đi. Gọi là Câu Sinh Duyên.
Khi Câu Sinh Duyên kết hợp với Nhân Duyên, Câu Sinh chỉ bắt một cảnh thôi.
Vậy thì trong khi làm việc thiện đừng bắt nhiều cảnh, bắt một cảnh thôi.
Bắt nhiều cảnh thì có 8 tâm có tương ưng có bất tương ưng, có khi có trí có khi không có trí.
Thế nào là một cảnh. (Cảnh là điểm chính)
Khi làm việc thiện ta bắt một cảnh thôi.
Trong Dục Giới này, Câu Sinh chỉ nói về Danh Pháp không nói về chúng sinh. Thế nào là một cảnh? Cảnh đó là cảnh nhân Vô Si.
Nếu cô không sống với Câu Sinh với nhân Vô Si thì mấy cô không có Tâm Tương Ưng Trí làm việc Thiện. Dùng trí tuệ mà làm. Đó gọi là một cảnh. Không nói tâm, mình dùng trí tuệ mình làm, mình làm việc này với tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí, cảnh đó là cảnh Vô Si, nhân vô si. Không nhìn người, thì mới lọc ra được. Mà chính cái đó, nhân Vô Si mới có Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí. Cảnh đó là cảnh nhân Vô Si, mình đang Tương Ưng với nó. Tất cả mọi việc khi qúi cô làm là qúi cô làm nhân Vô Si Tương Ưng một cảnh thôi, không phân biệt người hay đối tượng nữa. Làm với nhân vô Si với cảnh này.
Sắc Giới + Vô Sắc Giới, Siêu Thế ----> chỉ có một cảnh, cảnh của nó là cảnh đề mục.
Cảnh Sắc Giới và Vô Sắc Giới chỉ có một cảnh là cảnh đề mục thiền của họ
Siêu Thế chỉ có một cảnh là cảnh Níp-bàn
Qúi cô nhớ, mình phải đi đúng với nhân Tương Ưng, và mình gom lại chữ Tương Ưng chỉ có Tương Ưng Trí thì mấy cô chỉ có một cảnh là nhân Vô Si. Không có đề mục nào khác, dùng trí tuệ mà làm và tiếp là mình Câu Sinh với nhân duyên này. Toàn tâm toàn trí với nhân vô si này làm việc thiện, không người, không tôi, không ta.
Như vậy thì khi ta đi thiền hành, hay thiền tọa thì cũng có một cảnh thôi, thì Paṭṭhāṇa, Nhân Duyên, Câu Sinh Duyên với nhân Vô Si.
Paṭṭhāṇa là một công thức mà chính công thức này Bồ Tát hành đi đến đắc đạo quả và những cái này là con đường tu đắc đạo quả của bậc Chánh Đẳng Giác, chứ không phải bậc thông thường.
Như thế thì, một người nói:
- Tôi muốn đắc đạo quả,
Thì Đức Phật Ngài nói: ngươi phải làm việc thiện.
- Muốn làm việc thiện làm sao để có kết quả?.
- Thì Câu Sinh với nó. Mà Câu Sinh với nó phải có nhân Vô Si mới có kết quả được
Đó là công thức, mà mình không có công thức này mình không áp dụng được thì mình làm theo thói quen, mình không có nhân Tương Ưng, mình không có Câu Sinh Duyên.
Nếu thiếu thì bổ túc, trau dồi, gọi là bhāvana, bây giờ mình kiến giải rồi mình thấy được rồi, giờ mình phải đi bhāvana. Tới giờ mình chỉ làm theo kiểu như là tự phát. Ngay khi mấy cô đọc trong Nikaya cũng vậy đó, Đức Phật nói hãy làm việc thiện để thoát ra khỏi cảnh khổ này, thoát khỏi cảnh luân hồi này, thoát khỏi 4 khổ thú này, phải làm việc thiện. Mà làm việc thiện này như thế nào? làm với 3 Nhân Duyên; Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Câu Sinh với nhân Vô Si để thực hiện việc thiện một cách rốt ráo thì mới giải thoát được, hay chấm dứt cái khổ này. Chính cái đó gọi là, bắt một cảnh thôi.
Khi vừa bắt cảnh Vô Tham là xả thí, lại bắt thêm cảnh Vô Sân là từ ái, bắt thêm cảnh Vô Si là, trí tuệ bị loãng.
- Đầu tiên mình phải có Tâm Thiện. Thứ hai, mình phải biết 3 nhân Tương Ưng với Tâm Thiện, đó là Câu Sinh thành một khối. Rồi từ Tâm Thiện đó Tương Ưng với 3 Nhân này nữa Câu Sinh một khối, mình làm việc thiện này một khối với 3 nhân Tương Ưng.
Khi bắt tay vô làm việc thì tâm với nhân duyên với Câu Sinh Duyên chỉ bắt một cảnh thôi, tại vì một cảnh mình mới tập trung được, nếu bắt nhiều cảnh thì loãng.
Cho dù là Thập Thiện Nghiệp, cho dù là Thập Phúc Hành Tông, nhưng mà rốt ráo mình làm Toàn Thiện Balamật nhưng chỉ bắt một cảnh thôi, dùng trí tuệ để Câu Sinh với việc Thiện này với Mãnh Lực Nhân Duyên. Không làm theo tập khí thói quen mình.
Như vậy thì khi đi qua thiền hành ở thiền đường hay tại nhà, mấy cô phải tự ôn lại bài thực hành ta phải Câu Sinh Duyên với Nhân Duyên và làm Tâm Thiện chung một khối với Nhân Tương Ưng với Tâm Đại Thiện Tương Ưng trong một cảnh mà thôi. Bắt một cảnh, dùng trí tuệ để làm việc thiện này với Câu Sinh Duyên.
Qua phần Câu Sinh Y.
Khi mình thêm một từ ngữ là có một ý nghĩa.
Câu Sinh Duyên là -----> cùng sinh.
Câu Sinh Y Duyên là -----> cùng sinh ra và cùng nương đổ với nhau.
Y - Nissāya, là nương nhờ, nương đổ, hay nương tựa nhau.
Bắt đầu bỏ chi pháp vô:
Thí dụ là xả thí: Tâm Đại Thiện Tương Ưng với nhân Tương Ưng cùng sinh ra và nương tựa với nhau là Câu Sinh Y Duyên.
Vậy thì, tâm Đại Thiện đang làm việc Thiện + Cùng Câu Sinh 3 Nhân Thiện theo Mãnh Lực Nhân Duyên và nương đổ pháp thiện (Balamật, Thập Thiện Nghiệp, Thập Phúc Hành Tông) ta chọn Balamật thì ta nương đổ với Balamật làm hướng mình đi.
Thì Câu Sinh Y là mình phải nương đổ vô pháp Thiện để làm việc Thiện với 3 nhân Tương Ưng làm trọn vẹn pháp thiện, mình nương đổ pháp thiện thành tựu việc mình đang thực hiện.
Làm việc thiện này, Tâm Đại Thiện làm việc thiện cùng Câu Sinh với 3 Nhân Thiện Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, thực hiện một pháp thiện nương đổ nơi nó mà hoàn tất với kết quả đó, gọi là Câu Sinh Y.
Câu Sinh Y cũng giống như Câu Sinh Duyên với 3 Nhân Duyên là Năng Duyên Sở Duyên là 7 Tâm Thiện, nhưng mình nương đổ vào việc làm thiện này, nương đổ vào trong pháp thiện này.
Y Chỉ (nương đổ) ----> 3 Nhân Thiện
Y Chỉ (nương đổ) ----> việc Thiện
Y Chỉ (nương đổ) ----> thực hiện một pháp Thiện
Câu Sinh (cùng sinh) ----> hiện tại. Không sinh trước sinh sau là Câu Sinh với hiện tại.
Nương đổ 3 nhân thiện không rời nó, nương đổ việc thiện không rời nó, nương đổ vào pháp thiện không rời nó thì lúc đó chúng ta làm có kết quả.
Tâm ---> biết cảnh
Ý ----> biết đối tượng
Thức ----> thức biết pháp
Tâm biết cảnh, như ta đi vào vườn hoa có nhiều bông hoa, nhưng ta chọn một bông hoa thì Ý Pháp của ta hiện bày trong nội tâm mình.
Như vậy thì khi tâm có 3 nhân thiện thì có đối tượng Ý làm việc thiện, và thực hiện việc thiện với Thức của ta làm xong một Pháp Thiện với Mãnh Lực Câu Sinh Y.
Tâm của mình có 3 Nhân Thiện, mình có sẵn 3 Nhân Thiện, thì mình có đối tượng mình làm việc thiện được, và trong đối tượng làm việc thiện, đang sống trong Pháp Thiện.
Như vậy thì, trong việc Thiện này hồi nãy mình qui ướt trong Thập Phúc Hành Tông, Thập Thiện Nghiệp, Toàn Thiện Balamật. Thì bắt đầu mình cô đọng lại 3 nhân thiện mình có, việc thiện mình có, pháp thiện mình có. Hay là 3 nhân thiện mình chưa có, việc thiện chưa có, pháp thiện chưa có.
3 nhân thiện mình có là câu sinh
việc thiện mình có
Pháp thiện mình có
Đức Phật Ngài nói Câu Sinh Y, tức là mình có mình mới Câu Sinh với người ta, mình mới Y Chỉ với người ta, mình mới nương tựa với người ta, chứ nếu mình không có thì mình không Câu Sinh. Mình cùng sinh với người ta tức là mình có, mình nương tựa với người ta, đó là pháp tu của mình
Do đó, 3 điều kiện này là mình có nhân thiện mình mới làm được việc thiện, làm được việc thiện mình mới sống trong pháp thiện và mình Y Chỉ trong pháp thiện này chứ không bước ra ngoài để mình bị trôi lăn, nên gọi là Câu Sinh Y
Như vậy thì khi đi vào trong Pháp Hành, Thiền Tọa hay Thiền Hành, hay Thiền Ngoại, hay Thiền Trụ cũng vậy, 4 oai nghi đó, hành giả Câu Sinh Y thì phải có 3 nhân thiện làm việc thiện và sống trong pháp thiện này không có cái gì khác hơn, thì hành giả đang Câu Sinh Y Duyên với Nhân Duyên đang làm việc thiện, Pháp Hành.
Câu Sinh Duyên và Y Chỉ Duyên là 2 Duyên phối hợp, nó với một cái Y Chỉ Duyên nữa. Y Chỉ Duyên có Tiền Sinh Y và có Hậu Sinh Y, nó có nhiều lắm, mình phải học nhiều nữa. Nên Câu Sinh Y này là 2 Mãnh Lực Duyên vô một.
Câu Sinh Duyên chỉ có một, do đó, người vừa Câu Sinh, giống như 2 người bạn cùng Câu Sinh, hay 2 người học trò cùng vô Câu Sinh với người Thầy, nhưng một người ở và một người đi, thì người ở lại là Câu Sinh Y, còn người kia đi rồi chỉ Câu Sinh rồi đi.
Câu Sinh Duyên và Y Chỉ Duyên nhập lại thành Câu Sinh Y Duyên, đó là 2 Duyên nhập lại.
Với Pháp Thiện làm việc Thiện với 3 nhân thiện này có lúc mình Câu Sinh có khi mình không có Câu Sinh Y, có lúc mình phải Y, thì chỗ Câu Sinh Y này là mình phải Y Chỉ vô nó, mình nương đổ vô nó, nương tựa vô nó, không rời nó thì gọi là Câu Sinh Y. 2 Duyên đó nó khác.
Câu Sinh Duyên + Y Chỉ Duyên = Câu Sinh Y Duyên.
Câu Sinh Hiện Hữu tức là Câu Sinh Duyên + Hiện Hữu Duyên.
Câu Sinh Bất Ly là Câu Sinh Duyên + Bất Ly Duyên
Vậy thì khi ta làm việc thiện, công thức Đức Phật dạy với Mãnh Lực Nhân Duyên này mình phải làm 4 bước Câu Sinh.
Đầu tiên là Câu Sinh với 3 nhân thiện
Thứ hai, Câu Sinh và Y Chỉ với 3 nhân thiện.
Thứ ba, Câu Sinh và mình hiện hữu cùng ở chung với 3 nhân thiện này.
Thứ tư, rồi mình Câu Sinh và Bất Ly không rời khỏi 3 nhân thiện này.
Câu Sinh Y mà tâm mình để nơi khác thì nó không hiện hữu là vô hữu, mà không có bất ly, năng ly khứ, ở kế bên nhưng không có hiệu hữu bất ly, nó năng ly khứ, nó vô hữu ly khứ. Tâm của mình nó phức tạp lắm, nó không chịu bắt một cảnh, nhất là ở Dục Giới nó bắt nhiều cảnh.
Có 2 vị tỳ khưu, một là ông cháu, một là ông cậu, 2 người cùng đi tu, ông tỳ khưu cháu trụ trì một ngôi chùa, ông tỳ khưu cậu trụ trì một ngôi chùa, ông tỳ khưu cậu đắc quả Thánh, ông tỳ khưu cháu chưa đắc Thánh chỉ là phàm tăng thôi, Ông tỳ khưu cháu cầm bộ y dâng cúng cậu mình để kiếm phước, đến dâng ông cậu, ông cậu nói:
- "Con đừng có dâng, Sư cậu có đủ y rồi, cất đi".
Ông Sư cháu buồn. Ông đứng quạt cho ông Sư cậu và nghĩ rằng: "Thôi cậu từ chối việc thiện của ta, chắc ta hoàn tục ra đời", rồi ông nghĩ tiếp nữa: "rồi cưới vợ", rồi ông nghĩ tiếp nữa, "rồi có con, rồi 2 vợ chồng đánh xe ngựa đi chung, rồi người chồng bắt đầu giữ con, rồi 2 vợ chồng cãi nhau." Ông tức quá ông đánh vợ, ông đánh vô đầu Sư cậu.
Sư cậu nói: "Chuyện vợ con hai vợ chồng con cãi nhau sao đánh đầu cậu."
Ông hết hồn bỏ chạy, ông đang Câu Sinh với ông cậu nhưng ông đâu có hiện hữu, đâu có bất ly, tâm ông đi rồi.
Nên mấy cô mới thấy là khi làm việc thiện ta có 3 nhân thiện rồi, có việc thiện rồi để mà làm rồi, mình không có Y Chỉ trong pháp thiện, không Y trong nhân thiện, không có Y trong việc thiện, không có hiện hữu trong nhân thiện, không có hiện hữu trong việc thiện, không có hiện hữu trong bất thiện, bất thiện làm duyên cho bất thiện, nhân duyên này đổ.
Như vậy thì qúi cô ngồi thiền cũng vậy, không Y Chỉ, không Hiện Hữu, không Bất Ly, ngồi đó như cái xác vậy thôi mà tâm nhớ về nhà.
Nên Đức Phật Ngài nói cái pháp Thiện ta có Câu Sinh mà không có Y Chỉ cũng chưa chắc. Mà Y mà không Hiện Hữu cũng chưa chắc, mà Hiện Hữu mà không Bất Ly cũng chưa đủ. Phải 4 bước.
Thì cái nào mình thiếu mình phải bổ túc, mình chưa có mình phải làm cho có.
Giờ mình nghiệm lại 4 Duyên này thôi
Ta có 3 nhân thiện
Ta có việc thiện
Ta sống có pháp thiện
Ta có Y Chỉ.
Do đó, mình nhìn biết liền, mình học Paṭṭhāṇa xong mình nhìn người ta ngồi còn câu sinh,không còn nhân tương ưng, không còn hiện hữu bầt ly, không sồng trong pháp thiện là duyên cho pháp thiện, lúc đó người thiền Sư sẽ nói anh là thất niệm, anh đang phóng dật, anh đang lo ra.
Mình tự kiểm mình, nếu thiếu mình bổ túc. Mình chỉ làm 4 bước.
Có Câu Sinh, là điều tốt, nhưng phải Y Chỉ nương vào, nương đổ nó, bám lấy nó, thở với nó, hiện hữu với nó, bất ly với nó, đừng có câu sinh suông.
Thí dụ. mấy cô đang đi trên một chiếc tàu, sóng gió to nổi lên, rồi đánh bể chiếc tàu, thì mấy cô rớt xuống biển đang có nhiều sóng, thì vớ được miếng ván, mình với miếng ván câu sinh, mình Y Chỉ với nó, mình hiện hữu với nó, mình bất ly với nó. Mình câu sinh với miếng ván
Thế thì khi cô có 3 nhân thiện mà mấy cô không sống với pháp thiện thì mấy cô đang sống với pháp bất thiện, đang sống trong trạng thái trôi lăn trong kiếp sống luân hồi.
Cái đó mấy cô phải hiểu như vậy, khi vô trong Pháp Hành hay trong đời sống hàng ngày, mấy cô đã sẵn có 3 nhân thiện, lúc nào cũng có vô tham, vô sân, vô si, là lúc nào cũng sẵn sàng làm Đại Thiện Tương Ưng Trí, lúc nào mình cũng có việc thiện để mình thực hiện trong pháp thiện, và mình đang sống trong trạng thái là Y Chỉ, Hiện Hữu, Bất Ly cùng với Mãnh Lực Nhân Duyên này.
Đúng vậy, trong thực hành mấy cô phải có, trong đời sống hàng ngày mấy cô phải có, nói phải làm, chứ không phải nói suông mà thực hành không được hay không có làm. Đó là một điều.
Còn bước thứ hai.
Duyên thứ 5 là Câu Sinh Trưởng, bắt đầu mới thấy là nó chỉ còn nhân vô si thôi, cái trí thôi, do đó, khi sống với đủ 3 nhân thì sẽ loãng, mấy cô cô đọng lại chỉ có trí thôi thì mới mạnh được.
Câu Sinh Trưởng thuộc lãnh vực Thẩm Trưởng (Vimaṃsa)
Thẩm = là thẩm sát, là thẩm thị, quan sát với trí tuệ, và mình có trạng thái hiểu biết sáng suốt, chứ không phải quan sát suông, nên chức năng của thẩm trưởng này rất lớn.
Như vậy thì trong Câu Sinh Trưởng Duyên có 2 thành phần là:
Câu Sinh Duyên và Trưởng Duyên
Trong Trưởng Duyên có 2 thành phần với 2 Mãnh Lực Duyên là:
1 - Cảnh Trưởng Duyên, có 2 Mãnh Lực Duyên là:
(a) Tư Duy Duyệt Ý.
(b) Thực Tính Duyệt Ý.
2 - Câu Sinh Trưởng Duyên, có 4 phần là:
(a) Dục
(b) Cần
(c) Tâm Trưởng
(d) Thẩm Trưởng
Mình bước thứ 5 sau khi nắm bắt được 4 bước của Câu Sinh Y, Câu Sinh Hiện Hữu, Câu Sinh Bất Ly thì bắt đầu mình bước Câu Sinh Trưởng Duyên.
Cái ý nghĩa gì trong khi ta làm việc thiện.
Như vậy thì ở trong duyên thứ năm mà làm việc thiện cho pháp Thiện làm duyên pháp Thiện mà cái này là Câu Sinh Trưởng Duyên là chúng ta nói trong vế thứ hai này:
2 - Câu Sinh Trưởng Duyên, có 4 phần là:
(a) Dục (Tâm Sở Dục)
(b) Cần (Tâm Sở Cần)
(c) Tâm Trưởng
(d) Thẩm Trưởng (Tâm Sở Trí)
Trong Câu Sinh Trưởng Duyên có 4 chi pháp là:
1. Tâm Sở Dục
2. Tâm Sở Cần
3. Tâm Sở Trí (Thẩm Trưởng)
Do đó thì 3 cái này (a) Dục (Tâm Sở Dục) (b) Cần (Tâm Sở Cần) (d) Thẩm Trưởng (Tâm Sở Trí) không vô được, nó hiệp lực vô được, cái nào có nó mới hiệp lực. Cần không vô được với 3 nhân tương ưng (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si) thì Cần không vô, Dục không vô. Chỉ có Thẩm Trưởng là Trí vô được
do đó, mình có cái nhân duyên hợp với Câu Sinh Trưởng với trí hay Thẩm Trưởng mà thôi.
Có 3 nhân thiện --- 4 Đại Thiện Tương Ưng Trí
có việc thiện ---- việc thiện này là Balamật lớn hơn pháp thiện thường thì mới là Thẩm Trưởng, Câu Sinh Trưởng
có pháp thiện.
Hồi nãy 3 nhân thiện mà mình muốn làm đại thiện, muốn tương ưng trí, chứ không muốn làm bất tương ưng trí thì là chúng ta đang là Câu Sinh Trưởng với nó.
Có 3 nhân thiện --- 4 Đại Thiện Tương Ưng Trí
(3 nhân thiện với Câu Sinh Trưởng thì là Sở Duyên)
3 nhân thiện thì có Thẩm Trưởng, Câu Sinh Trưởng nó mới vô, tức là 3 nhân thiện này có trí, thì bên đây có thẩm.
Việc thiện, có 3 loại việc thiện (Thập Phúc Hành Tông, Thập Thiện Nghiệp, Balamật hì việc thiện của mấy cô là gì. Thẩm Trưởng của mình là Balamật, mà sát nhập vô Balamật này chúng ta là trí tuệ balamật.
Việc thiện mấy cô đang làm là Balamật, với Câu Sinh Trưởng Duyên là các cô đang làm trí tuệ Balamật.
Thì pháp thiện này là đang làm 4 Đạo - 4 Quả và Níp-bàn. Đây là pháp thiện của Thẩm Trưởng
Quí Phật tử phải đi 3 bước này, thì ngó xuống Câu Sinh Quyền mới ra Đồ Đạo Duyên, chứ không nhân và thiên là trạng thái luân hồi.
Pháp thiện làm duyên cho pháp thiện với Câu Sinh Trưởng Duyên là mình đi tới pháp thiện của mình là phải là đạo quả Nip-bàn, với việc thiện của mình là Balamật với 3 nhân thiện của mình là thẩm trưởng với nhân vô si.
Như vậy thì cúng dường Nava Lokuttarakamma Dāna (Cửu Thí Nghiệp Lực Siêu Thế) là đang làm một pháp thiện 4 đạo 4 quả và Níp-bàn, mà việc cúng dường này là đang làm một việc thiện Balamật với trí tuệ Balamật, với nhân này là nhân vô si thẩm trưởng.
Khi đi tới Câu Sinh Trưởng Duyên lúc đó trí tuệ này mình mượn pháp thiện này, mình mượn việc Balamật này để mình đi tới pháp Thiện là Đạo Quả, chứ mình không mong cầu là nhân thiên hay pháp hữu lậu. Không còn thì giờ nữa, mình không còn phước hữu lậu nữa.
Pháp Thiện đưa đến phước báu: Phước vô lậu và phước hữu lậu
Phước hữu lậu đưa đến nhân thiên.
Phước vô lậu đưa đến đạo quả Níp-bàn
Pháp thiện đưa tới kết quả là một quả phúc kết thành khối tương ưng nhau, cái quả cho mình là quả hữu lậu và quả vô lậu thì Thẩm Trưởng làm việc thẩm sát thẩm thị việc làm của mình, mình muốn đưa vô trong quả này theo cái tác ý, chứ mình không muốn nhân thiên hay phước hữu lậu thì phải bắt đầu là Câu Sinh Trưởng với trí tuệ hướng Đại Thiện Tương Ưng Trí mình trong việc thiện này sống trong pháp thiện là đạo quả Níp-bàn, chứ không đi ra ngoài cái lộ trình nào khác hơn.
Như vậy thì trở lại. Sư nhắc lại:
Khi ta làm một việc thiện với mãnh lực của nhân duyên là có 3 nhân thiện thì chúng ta cần có, ắt có và đủ, trong khi làm việc thiện với mãnh lực nhân duyên này thì chúng ta phải có:
- Câu Sinh với nó
- Câu Sinh Y với nó
- Câu Sinh Hiện Hữu với nó.
- Câu Sinh Bất Ly với nó
- Câu Sinh Trưởng với nó (phải tập trung với nó thì mới có kết quả mạnh hơn)
Khi đang thiền hành hay thiền tọa thì phải làm thiện với pháp thiện với mãnh lực nhân duyên, thì phải có mấy mãnh lực duyên này:
- Câu Sinh với nó
- Câu Sinh Y với nó
- Câu Sinh Hiện Hữu với nó.
- Câu Sinh Bất Ly với nó
- Câu Sinh Trưởng với nó (phải tập trung với nó thì mới có kết quả mạnh hơn)
Kết hợp một lúc ta đang làm việc thiện đó.
Thí dụ như thiếu cái nào thì bổ túc vô.
Đây là công thức Đức Phật Ngài đã trải qua và Ngài tu với công thức này Ngài đạt được kết quả qúi báu của Ngài, và mình đi theo bất cứ cái nào cũng vậy, bây giờ làm việc thiện nào cũng vậy, phải đi mấy bước này.
Vậy thì khi đang làm việc thiện với Câu Sinh Duyên, nhưng không phải Câu Sinh với người với pháp thiện, ta phải Câu Sinh Y với pháp thiện chứ không phải Câu Sinh Y với người, Câu Sinh Y với người sẽ dính mắc, hay cột trói, hay cột oan trái.
Y với Pháp, Y với việc thiện, Y với pháp thiện, Hiện hữu với việc thiện, Hiện hữu với pháp thiện, Hiện hữu với nhân thiện, và bất ly với nhân thiện. Việc thiện và pháp thiện với Câu Sinh Trưởng với việc thiện này để hướng người ta đi tới ước nguyện của ta.
Chúng ta đi qua Duyên kế tiếp là Câu Sinh Quyền, tức là Câu Sinh Duyên + Quyền Lực Duyên
ABHIDHAMMAṬṬHA SAṄGAHA
TỔNG HỢP NỘI DUNG VÔ TỶ PHÁP
Tập IV - Chương thứ VI - VII
Trang 211
4. QUYỀN (INDRÌYA)
Có Ngũ Quyền, đó là:
1. Tín Quyền (Saddhindrìya): Tín làm thành người chủ quản ở trong sự sùng tín đối với sự vật thích hợp. Chi Pháp tức là Tâm Sở Tín ở trong 8 Tâm Đại Thiện, 8 Tâm Đại Duy Tác, 26 Tâm Đổng Lực Kiên Cố.
2. Tấn Quyền (Vìriyindrìya): Tinh Tấn làm thành người chủ quản ở trong sự nỗ lực tinh cần đối với sự vật thích hợp. Chi Pháp tức là Tâm Sở Cần ở trong 8 Tâm Đại Thiện, 8 Tâm Đại Duy Tác, 26 Tâm Đổng Lực Kiên Cố.
3. Niệm Quyền (Satindrìya): Niệm làm thành người chủ quản ở trong việc chánh niệm đối với sự vật thích hợp. Chi Pháp tức là Tâm Sở Niệm ở trong 8 Tâm Đại Thiện, 8 Tâm Đại Duy Tác, 26 Tâm Đổng Lực Kiên Cố.
4. Định Quyền (Samàdhindrìya): Định làm thành người chủ quản ở trong việc kiên trụ trong Cảnh thích hợp. Chi Pháp tức là Tâm Sở Nhất Thống ở trong 8 Tâm Đại Thiện, 8 Tâm Đại Duy Tác, 26 Tâm Đổng Lực Kiên Cố.
5. Tuệ Quyền (Paññindrìya): Trí Tuệ làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri được Chân Lý. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí, 4 Tâm Đại Duy Tác Tương Ưng Trí, 26 Tâm Đổng Lực Kiên Cố.
--------------------------------------
Chi pháp đầu tiên là
Tín Quyền (Saddhindrìya) là Tâm Sở Tín
Tấn Quyền (Vìriyindrìya) là Tâm Sở Cần
Niệm Quyền (Satindrìya) là Tâm Sở Niệm
Định Quyền (Samàdhindrìya) là Tâm Sở Trung Gian
Tuệ Quyền (Paññindrìya) là Tâm Sở Tuệ, là nhân vô si
Do đó, trong Ngũ Quyền chỉ vô được Tâm Sở Tuệ Quyền với nhân Vô Si làm nhân duyên thôi.
Tâm Sở Tuệ Quyền làm 4 Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí.
Đó là ngũ quyền.
Tuệ Quyền nằm trong Quyền Lực Duyên, kết hợp với Nhân Duyên với Câu Sinh Duyên.
trang 193, 194.
Nhị Thập Nhị Quyền
ABHIDHAMMAṬṬHA SAṄGAHA
TỔNG HỢP NỘI DUNG VÔ TỶ PHÁP
Tập IV - Chương thứ VI - VII
Trang 193, 194
Có Nhị Thập Nhị Quyền, đó là:
1. Nhãn Quyền (Cakkhundrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc nhìn thấy. Chi Pháp tức là Nhãn Thanh Triệt.
2. Nhĩ Quyền (Sotindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc lắng nghe. Chi Pháp tức là Nhĩ Thanh Triệt.
3. Tỷ Quyền (Ghànindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong ngửi khí hơi. Chi Pháp tức là Tỷ Thanh Triệt.
4. Thiệt Quyền (Jìvitindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc nếm mùi vị. Chi Pháp tức là Thiệt Thanh Triệt.
5. Thân Quyền (Kàyindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc xúc chạm. Chi Pháp tức là Thân Thanh Triệt.
6. Nữ Quyền (Itthindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong sự làm thành nữ nhân. Chi Pháp tức là Sắc Nữ Giới Tính.
7. Nam Quyền (Purisindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong sự làm thành nam nhân. Chi Pháp tức là Sắc Nam Giới Tính.
8. Mạng Quyền (Jìvitindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc bảo hộ Danh Pháp và Sắc Pháp. Chi Pháp tức là Sắc Mạng Quyền và Tâm Sở Mạng Quyền.
9. Ý Quyền (Manindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc tiếp thâu Cảnh. Chi Pháp tức là tất cả các Tâm.
10. Lạc Quyền (Sukhindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc thụ hưởng sự an lạc về Thân. Chi Pháp tức là Tâm Sở Thọ ở trong 1 Tâm Thân Thức Câu Hành Lạc.
11. Khổ Quyền (Dukkhindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc thụ hưởng sự khốn khổ về Thân. Chi Pháp tức là Tâm Sở Thọ ở trong Tâm Thân Thức Câu Hành Khổ.
12. Hỷ Quyền (Somanassindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc thụ hưởng sự an lạc Tâm. Chi Pháp tức là Tâm Sở Thọ ở trong 62 Tâm Câu Hành Hỷ.
13. Ưu Quyền (Domanassindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc thụ hưởng sự khốn khổ Tâm. Chi Pháp tức là Tâm Sở Thọ ở trong 2 Tâm căn Sân.
14. Xả Quyền (Upekkhindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc thụ hưởng Cảnh quân bình. Chi Pháp tức là Tâm Sở Thọ ở trong 55 Tâm Câu Hành Xả.
15. Tín Quyền (Saddhindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong sự sùng tín sự vật khả tín. Chi Pháp tức là Tâm Sở Tín ở trong 91 Tâm Tịnh Hảo.
16. Tấn Quyền (Vìriyindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong sự nỗ lực tinh cần. Chi Pháp tức là Tâm Sở Cần ở trong 105 Tâm Tương Ưng Cần (Vìriyasampayuttacitta).
17. Niệm Quyền (Satindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc chánh niệm. Chi Pháp tức là Tâm Sở Niệm ở trong 91 Tâm Tịnh Hảo.
18. Định Quyền (Samàdhindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc kiên trụ trong một Cảnh duy nhất. Chi Pháp tức là Tâm Sở Nhất Thống ở trong 72 Tâm (loại trừ 16 Tâm Vô Cần (Avìriyacitta), 1 Tâm Si Tương Ưng Hoài Nghi).
19. Tuệ Quyền (Paññindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri được Chân Lý. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 47 hoặc 79 Tâm Tương Ưng Trí.
20. Vị Tri Đương Tri Quyền (Anaññàtaññassàmitindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri tỏ tường Tứ Thánh Đế mà bản thân không từng liễu tri. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 1 Tâm Đạo Thất Lai.
21. Dĩ Tri Quyền (Aññindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri tỏ tường Tứ Thánh Đế mà bản thân đã từng liễu tri. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 3 Tâm Đạo bậc thấp và 3 Tâm Quả bậc thấp.
22. Cụ Tri Quyền (Aññàtàvindrìya): Pháp chủng làm thành người chủ quản ở trong việc liễu tri tỏ tường tột cùng Tứ Thánh Đế. Chi Pháp tức là Tâm Sở Trí Tuệ ở trong 1 Tâm Quả Vô Sinh.
----------------------------------
Nhị Thập Nhị Quyền là 22 Quyền Lực. Nhưng trong 22 Quyền Lực này thì nó chỉ bắt đầu tính từ số 19 trang 195.
19. Tuệ Quyền là Tâm Sở Trí Tuệ
20. Vị Tri Đương Tri Quyền là Tâm Sở Trí Tuệ
21. Dĩ Tri Quyền là Tâm Sở Trí Tuệ
22. Cụ Tri Quyền là Tâm Sở Trí Tuệ
Nó làm Quyền Lực Duyên. 4 cái này là Đạo Quả Níp-bàn, từ Sơ Đạo cho tới Vô Sinh, nó hợp với Tương Ưng Trí.
Vị Tri Đương Tri Quyền là điều mục 20 kết hợp với Tâm Đạo Thất Lai.
Dĩ Tri Quyền là 3 Đạo bậc thấp.
Cụ Tri Quyền là Quả Vô Sinh.
Như vậy là mấy cô đang làm là pháp thiện 4 đạo 4 quả và Níp-bàn với Câu Sinh Quyền với mạnh lực tuệ quyền hợp với nhân Vô Si.
Như vậy thì khi nói tới Câu Sinh Quyền Duyên này là mình làm 2 bước
Câu Sinh Quyền Duyên gồm Câu Sinh Duyên + Quyền Lực Duyên.
Quyền Lưc Duyên có 2:
1. Ngũ Quyền --có--> Tuệ Quyền
2. Nhị Thập Nhị Quyền có từ 19 --> 22
Do đó, mình làm Câu Sinh Duyên, Câu Sinh Quyền Duyên
Vậy thì khi nào có Ngũ Quyền, khi nào có Nhị Thập Nhị Quyền, mình phải hiểu.
Khi làm 3 nhân thiện thì có Tuệ Quyền. Câu Sinh Quyền Duyên với 3 nhân thiện, tức là trí tuệ hợp tác với Tuệ Quyền là Câu Sinh Quyền. Anh Trí Tuệ, anh nhân Vô Si làm với Tuệ Quyền
Mãnh Lực của Quyền Lực là duyên. Tuệ Quyền này làm cho niệm của mình với nhân vô si này một cách chính xác, và không sai trật.
Tuệ sinh thì phá nghi. Tuệ nhiều thì sinh nghi.
Khi 3 nhân thiện vừa có trong tâm thiện thì trí tuệ kết hợp với Tuệ Quyền trong pháp hành. Để làm việc pháp thiện chỉ có Tuệ Quyền, Vị Tri Quyền, Dĩ Tri Quyền, Cụ Tri Quyền (19 - 22).
Câu Sinh Quyền Duyên dùng nhân Vô Si kết hợp với Tuệ Quyền làm việc tu tập của mình trong 4 cái Tuệ Quyền, Vị Tri Đương Tri Quyền, Dĩ Tri Quyền, Cụ Tri Quyền gọi là pháp thiện làm duyên cho pháp thiện với mãnh lực nhân duyên kết hợp với Câu Sinh Quyền Duyên, thì mình mới ra được Đạo Quả Níp-bàn, 4 giai đoạn, Tuệ Quyền thứ nhất là chỉ áp dụng với Tương Ưng Trí, tuệ thứ hai là đạo Thất Lai, Tuệ thứ 3 là 3 đạo thấp, thứ tư là quả Vô Sinh.
Như vậy thì ngay khi Câu Sinh Trưởng là khi đang đi pháp hành thì Câu Sinh Trưởng bắt đầu uốn nắn đi tới Câu Sinh Quyền tiến tới con đường Đạo Quả, thì kế đó Đồ Đạo Duyên hiện lên hành đạo Balamật với mãnh lực pháp thiện làm duyên pháp thiện nhân duyên.
Do đó, mình đi 3 giai đoạn, trước nhất mình trau dồi việc thiện, thứ hai mình thực hiện việc thiện, thứ ba sống trong pháp thiện đạo quả Níp-bàn. Ba đường này với mãnh lực nhân duyên làm pháp thiện làm duyên cho pháp thiện ./.
No comments:
Post a Comment