Tuesday, November 1, 2022

009 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 16 tháng 4, 2022

 009 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 16 tháng 4, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "009- Patthana" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Chúng ta đã đi qua được 8 tuần, 8 bài rồi, hôm nay là tuần thứ 9 chúng ta đi tiếp qua phần Phát Thú, những ý nghĩa quan trọng cần nắm bắt cho việc nghiên cứu của mình.

Cuốn Đại Phát Thú, quyển I, trang 47

Nói tới Phát Thú có 13 điều chúng ta cần lưu ý, từ mỗi điều đó được phổ biến, được thể hiện trong 24 duyên chúng ta đã biết qua, ở phần đầu Duyên Sinh – Duyên Hệ.

Sư đánh dấu hoa thị. Nếu sách của mình thì đánh số cho dễ nhớ.

Trong tất cả 24 Duyên, với Năng Duyên bất luận sẽ là Sắc hoặc Danh, nhưng từ ngữ “Paccayo” tất cả đều phải dùng là Câu Danh Thuật Từ (Nàmakiriyàpada), vì lẽ ý nhắm đến danh từ “Nàma” theo nền tảng ngữ pháp, và chẳng phải ý hướng đến Danh Siêu Lý bất luận trường hợp nào.

1 - Kattupada: trình bày đến người tạo tác (thực hiện).

2 - Kammapada: trình bày đến người bị tạo tác (thực hiện).

3 - Karanapada: trình bày đến nguyên nhân cho thành tựu việc tạo tác (thực hiện).

4 - Sampadànapada: trình bày đến người tiếp dẫn (nhận và trao) việc tạo tác.

5 - Apàdànapada: trình bày đến tình trạng chỗ tách lìa khỏi, trình bày đến việc làm cho (Tam Tướng) hiện bày lên rõ ràng.

6 - Sàmìsambandhapada: trình bày đến người thành chủ nhân.

7 - Kàlàdhàrapada: trình bày đến thời

8 - Kiriyàvisesanapada: trình  bày đến  việc làm cho  (Tam Tướng)  hiện  bày lên rõ ràng.

9 - Kiriyààkhayàtapada: trình bày việc tập hợp vấn đề trong từng Câu để thành mỗi loại (được ví như vị chủ đất nước).

10 - Aniyamapada: trình bày đến việc bất định (không nhất định).

11 - Niyamapada: trình bày đến việc nhất định.

12 - Lakkhanapada: trình bày đến việc nhận xét (hoặc ghi nhớ đánh dấu).

13 - Lakkhanavantakattupada: trình bày đến việc có sự để nhận xét (hoặc để ghi nhớ đánh dấu) thành câu xen kẽ, “Vanta” dịch là “có”.

Chúng ta cần biết công năng hay kỹ thuật của phần Phát Thú Đức Phật Ngài dạy.

Đức Phật khi Ngài còn là Bồ Tát trên con đường tìm Đạo để giải thoát cảnh khổ sinh tử luân hồi, Ngài đi tìm công phu và khi tìm ra được, Ngài lên cung trời Đao Lợi cúng hiến cho người mẹ thương yêu của Ngài đã mất sau 7 ngày sinh ngài, và Chư Thiên được hưởng phần phước báu này.

Khi học Phát Thú ta qui ước nhau là không nói tới người. Ta chỉ lo tu thôi. Do đó, người thực sự muốn học giáo pháp của Đức Phật cầu sự giải thoát, không muốn sanh tử luân hồi khổ đau điên đảo thì thích hợp cho Phát Thú. Ở đây chỉ hướng dẫn, chia sẻ những pháp nào rốt ráo đưa đến sự giải thoát thôi. Chứ không để mình phải khổ, nếu mình biết cách vận dụng.

Những pháp chúng ta được học, được nghe, được chia sẻ trong Phát Thú là những công thức, những phương pháp Đức Phật tìm ra. 

Sư đem tâm huyết hướng dẫn quý Phật tử học lớp Phát Thú này là Sư cống hiến tại vì Sư cũng thọ ơn những gì quý Phật tử giúp đỡ cho Sư trong con đường tu tập, và đang trải nghiệm những năm tháng qua. Sư cũng đem những tri kiến mình học được về phần Phát Thú này cống hiến lại cho quý Phật tử, nên quý Phật tử hoan hỷ.

Khi quý Phật tử học Phát Thú, chúng ta soi rọi mình thôi, coi lại mình thôi, đừng đem tâm để ý nhòm ngó  chuyện này chuyện kia của người  khác hay ở  bên ngoài. Bây giờ tuổi đời, tuổi thọ, phước báu của mình may mắn gặp được Chánh pháp mà mình được học thế này là mình hết sức tận dụng Pháp Bảo này làm tư lương, vốn liếng trên đường mình đi để tu học giải thoát, chứ không đụng chạm ai hết. Sư xin quý Phật tử có tâm huyết chỉ cầu giải thoát sẽ thích hợp với bộ môn này, với lớp học này.

Mình có phước là mình có sách trong tay, mình có dịp được học và có người hướng dẫn để nghiên cứu, đó là phước báu mình phải tận dụng để khai thác điều lợi ích đó cho mình.

Có 13 pháp:

1- Kattupada: Trình bày đến người tạo tác ( người thực hiện) là : Đức Phật nói cái này có Nhân có Quả, Ai tạo tác, ai thực hiện người đó lãnh lấy thọ lấy kết quả những hành động của mình.

2- Kammapada: Trình bày đến người bị tạo tác (người bị thực hiện): Nếu nói theo chế định và nếu nói theo Siêu Lý là Năng Duyên (Người tạo tác) và Sở Duyên (Người bị tạo tác).

3- Karanapada: Trình bày đến nguyên nhân để thành tựu việc tạo tác (thực hiện): Mãnh lực đưa đến cho sự tạo tác được hiện bày, đó là Mãnh Lực về Duyên. Ở đây khoan nói về mãnh lực về Duyên thí dụ như Mãnh Lực về Câu Sinh, Mãnh Lực Hổ Tương, Mãnh Lực Tương Ưng, nó sẽ được diễn bày trong lớp tiếp theo.

4- Sampadānapada: Trình bày đến người tiếp dẫn (nhận và trao) của việc tạo tác. Sau khi Năng Duyên và Sở Duyên hiện bày đủ 2 tác nhân và Hệ Quả của nó sẽ đưa đến kết quả sự hiện bày 2 mãnh lực đó, Năng tạo ra Sở, Sở hiện bày hành động của nghiệp, thiện nghiệp, hay bất thiện nghiệp, hay ác nghiệp nó sẽ hiện bày lãnh vực đó. Phần đó quý Phật tử sẽ đối chiếu qua Quyển II, Chương V. Nói về vấn đề Mãnh lực tạo tác như nghiệp báo.

5- Apādānapada: Trình bày đến tình trạng chỗ tách lìa khỏi, tức là qúi Phật tử sẽ thấy trình bày đến việc làm cho Tam Tướng;Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, hiện bày lên rõ ràng: Cho dù người tạo tác, người bị tạo tác, sự thành tựu cũng như nguyên nhân dẫn đến sự tạo tác, tất cả những cái đó nó không thoát ra khỏi được Tam tướng (Vô thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã). Khi mình học được phần duyên này trong phần Phát Thú, mình có sự nhận thức là cho dù mình có tạo ra bao nhiêu, mình hưởng không bao nhiêu, mãnh lực của Tam Tướng hay thực tướng, Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã, nó vẫn xen kẽ vô, chi phối làm con người mình đi theo mãnh lực đó. Có những người bác sĩ ở nước Mỹ này, họ cả cuộc đời lao vào cuộc sống, đi học khi còn trẻ, khi ra trường họ dấn thân hành nghề y khoa, phục vụ nhân loại chữa bệnh cho các bệnh nhân. Tới khi 65-66 tuổi họ nghỉ ngơi thì vừa nghỉ ngơi hôm nay, hôm sau họ mất. Họ gầy dựng để họ hưởng thì chưa kịp đã đột quỵ ra đi. Thì mình thấy được Mãnh Lực về Duyên này nó không làm cho mình ra khỏi Tam Tướng, Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã.

Khi mình học về lộ trình Danh pháp tiếng Palināmavīthi hay gọi là cittavīthi  Lộ trình Tâm, nằm trong Chương IV Tổng hợp nội dung Vô Tỷ Pháp chúng ta sẽ biết thực tướng Vô Thường Anicca lakkhaṇā.

 Chúng ta học về Lộ Trình Danh Pháp hay ta học về Lộ Trình Tâm thì ta sẽ thấy được tướng Vô Thường Anicca lakkhaṇā tại vì nó sanh diệt và thay đổi liên tục. Nếu những người hành về Quán Tâm, theo dõi kiểm soát tâm mình sẽ thấy tâm ta sanh diệt liên tục, sát na này tới sát na sau, hay phút giây này tiếp phút giây sau là tâm ta thay đổi rồi, đó là Vô Thường.

Còn khi ta học Duyên Sinh hay Duyên Hệ (Paccayanaya) thì chúng ta học được tính chất Vô Ngã (Anattalakkhana là Vô Ngã Tướng). Duyên nó sanh vô, hợp tác, rã ra, không hiện bày một pháp nào cả.

Do đó 2 cái này mình sẽ thấy: Muốn biết về Vô Thường thì kiểm soát về Tâm; Muốn biết về Vô Ngã thì kiểm soát mối Duyên Hệ của duyên thì chúng ta sẽ thấy rõ được.

Thì ở đây, khi ta học về Apādānapada trình bày rõ về Tam Tướng.

6- Sāmīsambandhapada: Trình bày đến người thành chủ nhân. 

Khi chúng ta thấy chức năng chủ nhân nó hiện hữu hiển lộ ra thì ta mới thấy nó không phải là ta, mà đó là Pháp.

 Thí dụ, trong phần tâm Tham với cảnh ưa thích, cảnh duyệt ý, vừa lòng mình, lúc tâm tham hiện lên, có cảnh duyệt ý là đối tượng là không thấy mình nữa, nó điên cuồng trong đó. Cái đó, nó đang là chủ nhân của mình rồi. Nó đang thống trị con người của mình, nó sai khiến, nó lôi kéo con người mình thành tên nô lệ của nó. Quý Phật tử thấy cái đó mới giật mình. Mình cứ nói “Tôi, ta” chứ thực ra không phải vậy. 

Đại Phát Thú, quyển I, trang 50:

(Phần trích đoạn)

Điều này như thế nào, thì Nhân Tham sanh khởi đến người nào thì Pháp tương ưng là Tâm và Tâm Sở Tham cùng với Sắc Tâm Bất Thiện thường là sẽ khởi sanh đến người đó.

Và khi Tâm Tham này đã sanh khởi rồi thì thật khó mà buông bỏ được, cũng ví như  rể cây giữ lấy cổ thụ cho được tồn tại một cách vững vàng, và có khả năng sẽ làm cho Tâm Ý của người ấy sẽ khởi lên trạng thái tham đắm, dẫn đến nguyên nhân làm cho phát sanh Thân Biểu Tri tạo tác Thân Ác hạnh như là việc trộm đạo, v.v, hoặc làm cho phát sanh Ngữ Biểu Tri tạo tác Ngữ Ác hạnh như là việc vọng ngữ, v.v, cũng ví như cổ thụ được tươi tốt phát triển do nương vào gốc rễ của cây vậy.

Những Nhân còn lại như là Nhân Bất Thiện hoặc Nhân Thiện cũng tương tự như vậy. Khi đã sanh khởi làm căn cội, làm gốc rễ thì thường là ủng hộ Pháp Tương Ưng và Sắc Tâm cho được câu sanh và giúp đỡ ủng hộ cho được phát triển tăng trưởng tương tự như phần đã được giải thích rồi vậy.

Trong phần phía trên đã được đề cập, việc lập ý thuyết giảng 24 Duyên làm thành Kinh Phát Thú này, Đức Phật có lập ý phân tích từng mỗi Duyên có ba loại tướng Pháp, được gọi là tóm lược ba loại nội dung, là Pháp Năng Duyên, Pháp Sở Duyên và Pháp Địch Duyên.

(Hết phần trích đoạn)

Những Nhân này khi nó hiện lên nó làm chủ mình chứ không phải mình làm chủ nó, mình sẽ bị nó sai khiến. Mãnh lực đó là bởi các Duyên, những sự kết nối, nó là cái Duyên thì trình bày đến người thành chủ nhân.  

Khi mình coi kỹ được tất cả mãnh lực tạo tác, thì mình không có hiện hữu, mình thật sự là Vô Ngã. Tham nó dẫn đi, Sân nó dẫn đi, Si nó dẫn đi. Lúc đó Tâm của mình cuốn hút vô đối tượng cảnh thì mất đi bản ngã "Tôi", "Ta", mà mình không hay biết. Quý Phật tử nhìn một người sân lên, họ không kiểm soát được.

Một ông có thói quen tập khí, khi ông sân lên, cái gì trong tay, hoặc để gần kế bên ổng chụp ổng liệng hết. Một hôm ông đi ra chợ mua bình thủy, ông thích bình thủy châm nước sôi, mang về nhà, rồi vợ ông làm gì đó ông giận vợ, ông quăng hết đồ, rồi chụp cái bình thủy lên, ông nghĩ  “bình này mới mua về, liệng uổng”, cái ông để xuống.

Cái đó mình mới thấy cảnh không làm chủ, nhưng mãnh lực của duyên nó thúc đẩy, đưa đến tâm của mình không kiểm soát được, mất đi bản năng của "Tôi", "Ta" thì lúc bấy giờ mình mất đi vị trí của mình đi.

7- Kālādhārapada: Trình bày đến thời gian.

Khi ta nói mốc thời gian phần Duyên Sinh Duyên Hệ cũng là yếu tố thời gian, nó có những mãnh lực tạo tác thời bình nhật pavatti thời chuyển khởi, nó không ảnh hưởng trong thời quá khứ, không có ảnh hưởng trong vị lai. 

Mà thời gian lại hiện bày Tam Tướng. Nên khi học phần Duyên Sinh Duyên Hệ hay Phát Thú thì nói đi nói lại nhiều về vấn đề Tam Tướng.

8- Kiriyāvisesanapada: Trình bày đến việc làm cho (Tam Tướng) hiện bày lên rõ ràng.

Tinh hoa Phật giáo có 4: Vô Thường – Khổ Đau – Vô Ngã – Niết Bàn. 

 Nên nhiều khi Sư đắn đo, có thời gian Sư ẩn sĩ, Sư không đi giảng dạy Sư muốn chiêm nghiệm Pháp, thưởng thức vị Pháp trong cuộc đời mình tu tập Sư hoan hỷ lắm. Tại vì sao? Nếu nói ra Pháp mà mình học rốt ráo, người thiệt sự thẩm thấu, thưởng thức được pháp vị, mình nhàm chán thế gian này lắm, thì mình đi tới con đường phải đi xuất gia, thoát ly liền, không hiện hữu trong đời này được đâu. Ở trong đời này, mình miễn cưỡng, khó chịu lắm, không có gì an lạc cho mình được lâu dài hết.

9- Kiriya-ākhayātapada: Trình bày việc tập hợp vấn đề trong từng Câu để thành mỗi loại (được ví như vị chủ đất nước).

Tất cả trong các câu tiếng Palipada của Phát Thú, thí dụ: Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện; Pháp Thiện làm duyên cho Vô Ký, v.v … mỗi câu đều có nói lên chủ thể của nó mà mình thấu hiểu được các chủ thể của tất cả câu. Thí dụ phần Thiện làm duyên cho pháp Thiện, thì chủ thể là Thiện, Thiện nào? Thiện bên Năng hay bên Sở, kết quả mối liên hệ với nhau. Thì chúng ta sẽ thấy mỗi cái nó bộc lộ toát hiện ra tất cả chức năng, vị trí của nó hết cả.

Khi nói tới Thiện năng Duyên thì chức năng của nó không ai xen kẽ vô được, nó như là chủ đất nước, là người chủ quyền của đất nước nó. Khi nó hiện bày không có mãnh lực pháp nào có thể cắt đứt, xen kẽ hay chi phối hay tác động được nó hết. Do đó, chúng ta sẽ thấy cái đó rất quan trọng. Khi chúng ta hiểu chức năng đọc quyền của nó, nó là chủ vị thì phải coi lại câu 1 và câu 2 là cẩn thận vấn đề tạo tác và bị tạo tác, nếu mình làm ra 2 cái này, xuống đây mình sửa lại không kịp nữa. Muốn biết được thì phải ngừa ngay từ đầu. “Bồ Tát sợ Nhân, chúng sanh sợ Quả” Người có ý thức giác ngộ họ ngăn ngừa từng cái tác nhân, họ ngăn ngừa từng cái nguyên nhân, họ ngăn ngừa từng cái mãnh lực để tạo tác ra hành động thân ngữ ý. Đối với chúng sanh phàm phu họ không nghĩ tới chuyện đó, họ cứ tạo tác ra.

Bài Phát Thú thứ 2, thứ 3 Sư giảng, quý Phật tử coi lại, thì thấy: Chúng sanh Phàm Phu họ làm từ Vô Minh duyên Hành; Nhưng Bồ Tát từ Sanh, Già, Bệnh, Chết đi ngược lên. Thấy cái già là họ thức tỉnh, thấy cái Bệnh là họ thức tỉnh, thấy cái Chết là họ thức tỉnh, và họ bắt đầu tìm cầu con đường thoát ly 3 cái chi phối nó. Nhưng chúng sanh ngoài thì họ cứ trôi lăn, tạo tác không ngừng. Giống như mình nói “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” nhưng khi thấy thì đã muộn.

Nó tập hợp tất cả vị trí của nó, mãnh lực của nó, và chín chức năng đó nó hiện bày được cái mãnh lực của nó không ai xen kẽ vô được. Nó là chủ đất nước, chủ quyền rồi. Quý Phật tử phải cẩn thận.

Có nhiều người hỏi làm sao mình ngăn nó được? Làm sao mình chận nó lại được?

Đối với nghiệp lực, quý Phật tử không chận, không ngăn, chúng ta chạy thôi, chạy thiệt nhanh, thiệt lẹ, để nghiệp không bắt được mình, chứ thực ra mình không chận nó được.

Như Đức Phật Ngài khi Ngài thấy Già, Bệnh, Chết, Ngài không chận cái Già của Ngài, Ngài không chận cái Bệnh, Ngài không chận cái Chết nhưng Ngài chạy, để đừng có Già Bệnh Chết chi phối Ngài nữa và không có quay lại trạng thái này nữa.

Đối với người Trí, họ phải biết xử lý chứ không phải là đối phó. Mình không có đối phó hay là mình dùng công sức của mình đối diện với nó, mà mình dùng trí của mình để xử lý trong các công việc.

10- Aniyamapada: Trình bày đến việc bất định (không nhất định). 

11- Niyamapada: Trình bày đến việc nhất định. 

Hai pháp này là một đôi đối với tính nhất định và bất định. Aniyamapada là bất định. Niyamapada là nhất định.

Pháp Siêu Lý là pháp nhất định Niyama. 

Pháp Chế Định là pháp bất định. Aniyama

Pháp Siêu Lý là pháp Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp, Niết Bàn là Niyama.

Aniyama là những pháp Nāmapaññatti, Atthapaññātti, pháp này bất định, nó tùy trường hợp, hoàn cảnh, tùy duyên hiện bày. Do đó, khi mình học được Phát Thú này mình sẽ ý thức được, mình không bỏ hình bắt bóng. Mình phải ý thức được cái nào là niyama cái nào là aniyama.

Khi người hành Thiền Quán họ theo dõi Tâm của họ, họ thấy được 2 hiện tượng Niyama (nhất định) và Aniyama (bất định). Tâm của họ sanh diệt, thay đổi hoài. 

Còn aniyama là sắc thân này bất định, bữa nay khỏe bữa nay không khỏe, nó thay đổi mà nó không có xác định được vị trí nào hay trong hoàn cảnh nào cả. 

Còn tính chất cố nhiên của nó là tâm của mình luôn luôn thay đổi.

Do đó, trong phần aniyamapadaniyamapada nói lên 2 chức năng mà đi đôi thường thường hay có: một bên là Bất định – một bên là Xác định. Một cái cố nhiên và một cái bất nhiên. Và mình nên nắm bắt được trong mỗi câu, mỗi mãnh lực, và các duyên chúng ta sẽ phát hiện được 13 pháp này.

12- Lakkhanapada: Trình bày đến việc nhận xét (hoặc ghi nhớ đánh dấu).

Lakkhana là trạng thái, đặc tính, sự nhận xét, ghi nhớ, đánh dấu.

Thì cái phần nào mà chúng ta thấy, cái này là sự chú ý, như mình đi học trên trường, cái nào cần chú ý thì mình phải highlight, mình phải làm dấu nó, hay mình phải ghi chú nó, để mình lưu ý chỗ đó. Mình ghi chú để nhắc nhớ mình được.

13- Lakkhanavantakattupada: Trình bày đến việc có sự để nhận xét (hoặc để ghi nhớ đánh dấu) thành câu xen kẽ, “Vanta” dịch là “có”.

Những đặc tính, đặc tướng, thực tướng, những cái mình ghi chú mình phải cẩn thận. Những gì cần lưu ý thì Phát Thú sẽ trình bày cho quý học giả nghiên cứu lãnh vực đó.

Hôm nay chúng ta đi nghiên cứu 13 điều trong phần Phát Thú trình bày, chúng ta nhận xét thấy được 3 điều chính:

1. Thứ nhất- Người tạo tác (Năng Duyên ) - Người bị tạo tác (Sở Duyên) chúng ta phải chú ý.

Chắc chắn còn mãnh lực bên ngoài mà chưa để tới: Địch Duyên, ngoài chức năng của Năng, nó đang chờ và sẽ xuất hiện.

Trong 13 điều, chúng ta rút lại 3 điều là:

1. Thứ nhất là, người tạo tác và người bị tạo tác mình phải coi, mình mới thức tỉnh được. Có khi mình không biết được mình là người tạo tác hay người bị tạo tác, ví dụ trường hợp nào đến với mình bất ngờ: “Cái này là tui làm, giờ tui phải chịu sao?” Hay là “Cái này tui không làm mà tui phải chịu sao?”. Mình không biết được. Với trạng thái đó, mà nếu có xảy ra trong tâm thức của mình, thì đứng về vấn đề Paṭṭhāna hay Siêu Lý thì tâm mình đang là Tâm Si Hoài Nghi hay Si Phóng Dật. Mà đã là Tâm Si thì không được tốt, qúi Phật tử phải cẩn thận. Mình phải biết, tôi là người tạo tác, tôi phải nhận; hay tôi là người bị tạo tác, tôi phải trả. Chứ không có gì phải thắc mắc hết.

Mình phải phân biệt được, mình phải xác định được, mình phải rõ được những vị trí đó.

Có Năng thì phải có Sở, có Nhân thì phải có Quả, không có gì để chối cãi hay từ chối cả. Mình học Phát Thú này xong mình mới thấy mãnh lực đó.

2. Thứ hai là, cái nào là Nhất định hay là Xác định– Cái nào là Bất định. Nó không có ở giữa.

Phần chúng ta phải biết. Trong 2 điều chúng ta vừa học Aniyamapada là bất định. Niyamapada là nhất định. 

Thì phần: Nhất định = Siêu Lý (Paramattha), Bất định = Chế Định (Paññatti).

Do đó, chúng ta không có mơ hồ, cái nào là xác định, cái nào là bất định, cái nào là không nhất định. Chúng ta không mơ hồ. Phải biết và phân biệt được.

3. Thứ Ba là. Không ngoài Tam Tướng: Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã.

Do đó, khi mình học được 3 điều của Phát Thú để mình bổ túc kiến thức, nhận thức về bộ môn Phát Thú mà Đức Phật đã cúng hiến đến mẹ Ngài và chia sẻ cho các vị Chư Thiên thì qúi Phật tử sẽ thấy là mình phải hiểu được Tác Nhân – Hệ Quả ; Năng Duyên – Sở Duyên; Người tạo tác – Người bị tạo tác. Mình nắm rõ được hết.

Ngay khi quý Phật tử đang hiện hữu trong cuộc đời, qúy Phật tử là người tạo tác hay người bị tạo tác. Mỗi một thời gian, diễn tiến của thời gian : 

- Thời gian quá khứ (Atita kàla).

- Thời gian hiện tại (Paccuppanna kàla).

- Thời gian vị lai (Anàgata Kàla)

Giữa 3 thời này là thời gian chuyển khởi (Pavattati Kàla) .

Trong điều số 7- Kālādhārapada: Trình bày đến thời gian. Thì giai đoạn nào quý Phật tử là người tạo tác? giai đoạn nào là người bị tạo tác? Giai đoạn nào quý Phật tử gieo nhân? Giai đoạn nào quý Phật tử phải gặt hái hệ quả của hành động này?

Đứng trước một sự kiện đó, người trí giả phân biệt được, còn đối với người Phàm Phu không phân biệt được.

Như vậy thì, ngay khi người đang tạo tác, đang gieo mầm, gieo hạt giống bất thiện thì họ chưa phân biệt được hạt giống bất thiện là họ bắt đầu đã có thời gian chuyển khởi để thành người bị tạo tác, gặt hái rồi đó.  Cả 2 luôn, Thiện cũng vậy. Bất Thiện cũng vậy. 

Nên chức năng thời gian quý Phật tử không để ý tới thì sẽ không phát hiện cái nào là nhất định cái nào là bất định. Nó chuyển động, chuyển đổi, chuyển khởi mà. Nó xoay vần. Giống như tuồng hát vậy. Vai tuồng này vai tuồng kia, thời gian này với thời gian kia thay đổi, nhưng trong khi nói tới thời gian 3 thời mà có tính chuyển khởi không đứng yên vị trí nào của thời gian thì trong đó chúng ta sẽ thấy được Tam Tướng (Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã). Đó là xác định của người biết pháp Siêu Lý. Thay vì khi họ không biết được chức năng Tam Tướng họ sẽ bị cuốn hút trong chức năng tạo tác, nhân nào quả nấy. Nhưng thật ra nếu họ biết mỗi pháp đều có sự thay đổi mỗi pháp đều hiện bày vô ngã thì họ chỉ sống trong pháp siêu lý là họ vượt họ chạy qua con đường phải ngồi để tư duy, tư lự, khảo lự, suy tư với những cái gì mình đã gieo trồng, tạo tác ra.

Do đó, với chức năng của 13 điều này, thì chúng ta phải nhớ 3 điều quan trọng trên.

Khi là người tạo tác là người đứng vị trí chủ nhân, chủ quyền đất nước, nhưng nó thay đổi vì Tam Tướng, như thời gian chuyển khởi, nó đổi lại vị trí khác liền.

Do đó, đứng trước Phát Thú chúng ta sẽ thấy trùng trùng duyên khởi. Nó thay đổi liên tục, không xác định cố định 1 cái nhưng mà mấy cái này đã được ấn định trong khuôn khổ hiện bày của Phát Thú.

Thiền sinh: Thưa Sư với 13 điều này rút lại còn 3 điều quan trọng cần thiết. Khi một việc xảy đến thì mình phải nhìn 3 điều này.

HT trả lời: Nó có hiện bày 3 điều này.

Thiền sinh: Vậy thì mình phải nhận xét sự việc qua 3 hướng này.

HT trả lời: Đúng rồi, mình phải nhận xét 3 điều trong một sự việc. Để giải quyết vấn đề thì mình có 7 giai đoạn đã giảng trong bài trước:

- Pháp Tụ (Pháp gì), 

- Phân Tích (phân tích pháp đó), 

- Nguyên Chất Ngữ (yếu tố gì hình thành, 

- Nhân Chế Định (cho thí dụ), 

- Ngữ Tông (đối chiếu tranh luận), 

- Song Đối (pháp có thuận và nghịch) , 

- Phát Thú (nói về duyên sinh duyên hệ) .

Thiền sinh: Thì khi một vấn đề, một người nằm trong trường hợp tạo tác và bị tạo tác năng duyên sở duyên, thì mình phải hiểu như thế nào khi trong trường hợp hoặc là năng duyên hoặc là sở duyên thì mình phải thấy như thế nào?

HT trả lời: Vị tri người tạo tác - người bị tạo tác hiện bày như thế nào. Nhưng chức Năng Duyên nó sẽ giải thích được những mối liên hệ của các vấn đề, mình phải đưa qua 7 giai đoạn để giải quyết vấn đề đó, rồi mình coi qua mãnh lực duyên.

Thiền sinh: Thưa Sư, lúc nãy Sư nói người tạo tác vừa tạo tác xong thì sau đó mình thành là bị tạo tác. Nhưng có khi nào người tạo tác thấy người bị tạo tác.

HT trả lời: Không, khi nó tạo tác xong là nó qua thời Chuyển Khởi  (Pavattati Kàla) . Bởi vì mình nói chữ Bị là mình nói chiều hướng Bất Thiện khi nói qua Thiện thì dùng chữ Được

Mình học Phát Thú là mình không nói đụng tới ai hết, mình nói tới mình thôi. Khi Đức Phật lên thuyết Abhidhamma cho Chư Thiên, Chư Thiên đâu có đụng con người nào đâu. Chư Thiên không đụng chúng sanh. Chư Thiên nghe pháp giải thoát, đắc Đạo Quả quả thôi. Do đó, mình phải hiểu là với những người học Phát Thú là chỉ lo cho mình thôi, không biết mình là người tạo tác hay là người bị tạo tác. Do đó, mình chỉ lo tu thôi, đừng dòm ai, nói ai, chỉ trích ai, phê bình ai, nhận xét ai, mình chỉ lo tu tập cho mình. Tu là phải gột rửa, sửa đổi, bổ khuyết, trau dồi. 

Khi quý Phật tử làm việc với Phật Pháp, đọc được Phật pháp, có cơ hội nghiên cứu hay xem lại, quý Phật tử cẩn thận với những việc tu tập của mình.

Ngài Tịnh Sự dạy Sư 3 điều:

1. Ngài dạy Sư học.

2. Ngài dạy cho Sư dạy.

3. Ngài dạy cho Sư dịch.

Ngài dạy 3 bước cho Sư, mà giờ Sư mới nghiệm ra được.

Mình học thì mình biết rồi, bắt đầu dạy thì Ngài nói có dạy mới có nhớ. Không dạy là quên. Do đó, qúi Phật tử có cơ hội nhiều hơn Sư. Tại vì bậc Chánh Đẳng Chánh Giác sống cô độc không có bạn, còn qúi Phật tử là Thinh Văn còn có bạn.

Ngài Tịnh Sự dạy Sư 3 bước Sư học hết. Từ thứ Hai tới thứ Sáu thì học, đến thứ Bảy có Phật tử đến chùa thì Ngài bắt Sư dạy, không cho từ chối, lúc đó Sư mới vừa xuất gia. Tối Ngài trùng tuyên lại Sư “hồi sáng ông dạy cái này sai, chỗ đó không cần thiết, chỗ đó không đúng, chỗ đó ông nói trật”. Bộ nhớ của Ngài khủng khiếp.

Bây giờ qua phần thứ hai tiếp nối phần của tuần trước.

Khi ta nói tới phần Thiện với Pháp Thiện ta thấy có :

1. Câu Sanh Duyên ( Sahajàtapaccayo) Pháp giúp đỡ ủng hộ do cùng sanh với nhau.

2. Câu Sanh Y Duyên (Nissayapaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành chỗ nương nhờ.(Y chỉ, nương nhờ, nương tựa)

3. Câu Sanh Hiện Hữu Duyên (Natthipaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người không còn hiện hữu

4. Câu Sanh Bất Ly Duyên (Avigatapaccayo) –  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người không ra đi lìa khỏi

5. Câu Sanh Trưởng Duyên (Adhipatipaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành Trưởng.

6. Câu Sanh Quyền Duyên (Indriyapaccayo) –  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người cai quản

7. Đồ Đạo Duyên (Maggapaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành con đường

8. Tương Ưng Duyên (Sampayuttapaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người phối hợp.

9. Hỗ Tương Duyên. (Annamannapaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự níu kéo lẫn nhau.

Tất cả 9 Mãnh Lực Duyên này thuộc về Ý Môn, thuộc Lộ Ý Môn, nó ra vô với việc Thiện, nó chỉ nằm trong ý nghĩ của mình, trong suy tư của mình thôi, nó chưa tạo tác ra.

Tuần trước chúng ta nói tới phần Mãnh Lực là cho việc Thiện hoàn thành thì.

1. Câu Sinh Duyên tiếng PaliSahajàta paccaya

Thích nghĩa:

Câu là chữ Nho, là cu hội lại, hay tụ tập lại. Thí dụ: Câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ giải trí

 Lạc là vui chơi.

Bộ là tụ điểm, là vị trí. Chỗ tụ tập vui chơi.

Câu Sinh là cùng sanh ra, đồng cùng sanh ra một lượt.

Nếu ta làm việc Thiện thì chúng ta sẽ thấy có 9 Mãnh Lực tạo tác ra. 

Thứ nhất là phải Câu Sinh với việc Thiện đó từ nới Ý. Do đó trong phần Thiện làm Duyên cho Pháp Thiện là ta đang làm từ trong Mãnh Lực từ nơi Ý Môn (dvāra). Môn (dvāra) là Cửa, chỗ ra và vô, Nhãn Môn là chỗ ra vô của tâm nhãn thức và cảnh sắc.

Lộ Ngũ Môn là: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân.

Ý của mình nghĩ tới việc Thiện, thì Mãnh Lực nào làm cho cái ý nghĩ về việc Thiện đó nó hiện bày? Tức là Câu Sinh Duyên, mình nghĩ tới Thiện, mình bắt vô việc Thiện, nghĩ tới việc Thiện liên tục. Thì khi nghĩ tới chưa đủ, mà mình phải nương đổ nó (Câu Sinh Y là y chỉ hay nương tựa). Mình vừa nghĩ tới nó, khắn khích với nó, câu sinh với nó tới việc Thiện mình sinh khởi liền.

Thí dụ:

Mình đang ở nhà có người gọi điện thoại báo ngày mai có lễ Kaṭhina. Thì qúi Phật tử nghe tin thì từ trong ý Câu Sinh với việc Thiện (có việc xả thí, cúng dường, thính pháp, hồi hướng công đức). Khi Ý Câu Sinh, phải có vô tham, vô sân, vô si. 

Câu Sinh Y Chỉ. Mình phải nương vào vô tham, vô sân, vô si. Mình nuôi Câu Sanh Y để nó Hiện Hữu và Bất Ly trong tâm thức mình, không có phóng giật và quên. Mình phải nuôi  nó hiện hữu bất ly Vô Tham, Vô Sân, Vô Si trong tâm thức mình, phải luôn khắng khít với nó, rồi bắt đầu Hiện Hữu, Bất Ly. Mình mới uốn nắn Vô Tham, Vô Sân, Vô Si trở thành một cảnh trưởng để mình thực hiện được là Câu Sinh Trưởng. Mình làm cho mình thực hiện được, mình có quyền thực hiện được là Câu Sinh Quyền. Và, mình làm cái này là đang hành đạo chứ không phải làm chuyện thế gian.

Hành đạo là sửa cái tâm mình lại, hay làm cho tâm mình phát triển tốt hơn.

Mình phải Tương Ưng với việc hành đạo này, và mình Hỗ Tương, giúp đỡ cho việc hành đạo đưa đến thành tựu.

Đức Phật Ngài đưa đây là một công thức. Quý Phật tử làm đủ thì quý Phật tử có kết quả đủ Tam Tư (Tư Tiền, Tư hiện, Tư Hậu), và có quả phước báu đầy đủ. 

Cho được thành tựu mỗi sự nhận xét, sự ghi nhận của mình. Do đó, mình đừng bắt vô người, không đi được phần Chế Định, ông A, bà B, mà mình chỉ nghe tin đó mình phải Câu sinh với việc thiện, với tâm thiện, với nhân thiện của mình.

Minh không nói tới người, đó là cái tập khí của mình. Mình đang tu, mình phải có chánh niệm hay phải có niệm lực, mình chỉ lo Câu Sinh với thiện và thể hiện việc thiện.

Con đường đi của mình, mình làm việc thiện đó trở thành trưởng, trở thành một năng lực mình sẽ làm được. Vì mình đang hành đạo, chứ không phải mình làm người hiệp thế. Mình đi đến con đường đạo lộ đi đến Nhân Thiên, giải thoát Niết Bàn.

Cái này mình phải sống hòa trộn và hỗ tương, cho việc này đi đến sự thật, thành tựu viên mãn.

Đó gọi là công thức của làm việc thiện. Việc Thiện làm duyên cho việc thiện.

Cái này là mình học pháp. Đức Phật Ngài tìm khi chưa thành đạo. Còn bây giờ Ngài nói lại là đã thành rồi.

Đại Đức Ānanda hỏi Đức Phật:  “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn ra đi, chúng con lấy gì con nương?”.

 Đức Phật nói : “lấy 37 Phẩm trợ đạo". Hay 37 Đẳng Giác Phần, hay 37 pháp Nhân Sinh Giác Ngộ".

Thế thì khi mình có công thức này. Đây là công thức Ngài truyền lại cho mình. Quý Phật tử phải bắt đầu là: 

- Niệm Xứ với cái này. 

- Và, mình phải Tứ Chánh Cần với cái này. Bất Thiện nào cản mình mình phải diệt. Thiện nào chưa sanh mình phải làm cho nó sanh lên. 

- Tứ Như Ý Túc, phải làm cho được theo ý của mình viên mãn. Mình phải làm theo năng lực của mình, và khả năng của mình được hiển bày (Ngũ Lực, Ngũ Quyền). 

- Làm như vậy, mình phải có sự thức tỉnh giác ngộ (Thất Giác Chi), 

- và con đường này đưa đến sự giải thoát (Bát Chánh Đạo). 

Đó là phần này của mình. Đó là, mình có công thức, và mình có con đường tu tập.

Do đó, khi ta nói một tin tức, một câu chuyện đến với ta, ta phải câu sinh với câu chuyện đó. Ta có vốn. Thì cái này gọi là Hiệp lực. Nhân Hiệp Lực. Có hiệp lực ta mới Tấu hợp được việc thiện này. 

Nếu không học Phát Thú mình lo sợ lắm. Và, không thành tựu theo như mình nghĩ được đâu.

Cũng câu chuyện này, nhưng mình không biết Câu Sinh với công thức này, và Hiệp Lực với công thức này, để làm việc thiện này được thành tựu thì lúc bấy giờ, nó sanh ra tập khí của mình, nó nằm trong Thường Cận Y Duyên của mình. Sinh ra Ngã Mạn, sinh ra Tà Kiến, sinh ra Hoài Nghi. Sinh Trạo Cử. Nếu ta không tu tập thì nghe tin việc làm thiện bắt đầu mình bị Thường Cận Y dẫn dắt theo chiều hướng không được tốt.

 Ngã mạn có  9 : 

- Hơn có 3 : Hơn ỷ hơn, hơn ỷ bằng, hơn ỷ thua

– Bằng có 3: Bằng ỷ hơn, Bằng ỷ bằng, Bẳng ỷ thua

 – Thua có 3: Thua ỷ hơn, Thua ỷ bằng, Thua ỷ thua.

Trong phần Hiệp lực, mở ra phần 227-229 có nói: Khi tâm ta không nghĩ tới việc thiện, tâm ta không trau dồi việc thiện thì tâm ta nghĩ tới bất thiện liền, mà chưa nói tới việc ác. 

Việc thiện, mình không Câu Sinh Vô Tham, Vô Sân, Vô Si để mình có Hiệp Lực vô trong việc Thiện để thực hiện được việc thiện, lúc đó mình nói: Thôi, mình không bằng ai hết, mình mặc cảm tự ti, mình đóng khung lại. Lúc đó mình đang đổi nghề thợ mộc, đóng cái “kệ” vô cái miệng.

- Tà Kiến: Thấy sai chấp lầm

“Làm gì có phước, phước đâu mà có” – không tin. Đó là Vô Hữu Kiến

- Hoài nghi : Không tin vào phước, nhân quả.

- Trạo cử: Phóng giật. lo lắng hồi hộp.

Khi chúng ta không làm việc thiện, không có tác ý thiện, Câu Sinh Thiện thì chúng ta sẽ có 1 cái bất thiện, 1 cái ác nghiệp.

Điều thứ 2 Sư muốn nhắc: Khi đang tạo tác việc Thiện, không đơn giản để trổ sanh ra quả dễ dàng. Khi ta muốn Câu Sianh được Vô Tham, Vô Sân, Vô Si này để nghĩ thôi, trong đầu làm việc thiện, chưa hẳn đã có. Còn mãnh lực quá khứ mình có gieo không? Mình có tạo tác không để mà mình được tạo tác? Phát Thú nó sẽ giải đáp được. Do đó, khi mình không có gieo thì mình không có chủng loại, hay có hạt giống này.

Người nhị nhân, trong quá khứ không gieo trồng nhân vô si, thì họ dễ dàng làm với Vô Tham, Vô Sân, nhưng Vô Si, họ không biết. Họ làm theo máy móc hay làm theo truyền thống, thói quen, họ không biết được việc làm này có ý nghĩa gì, giá trị gì. Lúc bấy giờ họ đi tới đây thôi, họ có thể Câu Sinh Y, Câu Sinh Bất Ly nhưng họ không biến nó thành Câu Sinh Trưởng được. Và không tạo thành quyền lực được, và không tạo con đường Đồ Đạo, Đạo lộ để họ tu tập được. Và họ không biết cách Tương Ưng, Hỗ tương với nhân thiện này, với cái việc thiện. Họ đứng ở ngoài vị trí đó là vì họ là người Nhị Nhân.

Do đó, bây giờ khi mình hiểu được cái đó, những mãnh lực đó, muốn thành Trưởng không dễ. Quý Phật tử phải cẩn thận, phải thấy trong Tứ Niệm Xứ này, đâu nói tới Trí đâu, nói tới Niệm thôi. Nhưng dưới Mãnh Lực của Đổng Sát lực của Niệm là sự nhận thức, là mầm mống tạo ra sự tỉnh giác, sự tỉnh giác đưa tới giác tỉnh. Lúc đó ta mới thấy được. Trong cái Tứ Chánh Cần mình chỉ lấy năng lực mình làm thôi, đâu nói tới Trí đâu. Qua tới Tứ Như Ý Túc (Dục, Cần, Tâm, Thẩm - tức là trí tuệ sáng suốt, tỉnh giác) mới bắt đầu thấy Thẩm, mới có trí lên. Hai giai đoạn Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần là Nhị Nhân. Quý Phật tử phải cẩn thận. Rồi đi từ đó phát triển lên mới được. Do đó, có những người họ tu phước được nhưng tu huệ họ tu không nổi.

Cũng như có người học được mà hành không được.

Ta có 2 phương pháp tu:

1- Phước Huệ song tu : Vừa làm phước vừa tu huệ.

2- Học hành song tu : Vừa tu học vừa tu hành.

Có người vừa làm phước vừa tu huệ, có người vừa tu học vừa tu hành. Khi có người hỏi qúi Phật tử đi học hành song tu hay phước huệ song tu, thì qúi Phật tử trả lời là học hành song tu, tại vì có học hành song tu thì ta mới có phước huệ song tu.

Chúng ta trở lại 13 điều của Phát Thú cho chúng ta có hướng đi, hay hướng nhìn trong việc tu tập cho chính mình. Mình tóm lược lại, tóm tắt lại nó có mấy điểm chúng ta cần phải biết. Do đó, người tạo tác, người được tạo tác hay người bị tạo tác thì quý Phật tử ở trong  thế nào? Thế làm chủ nhân hay làm chủ đất nước hay chủ vị hay là người bị động, bị ảnh hưởng.

Với những trường hợp đó, quý Phật tử thấy, với những người Nhị Nhân chỉ có Vô Tham, Vô Sân thì chắc chắn họ là người bị động, bị tạo tác, có người dẫn dắt mình đi. Có người có Vô Si, có trí họ sẽ nói “Tui biết cái gì tui phải làm, những gì tui nên làm, tui biết tui sẽ làm được những điều đó” thì quý Phật tử thấy phần Phát Thú làm cho mình có cái nhận xét, nhận định.

Như vậy thì, nghe tin ngày mai làm lễ Kathina hay làm việc Thiện, làm lễ cúng dường Kathina, thì đó là việc Xả Thí. Thì trong việc Xả Thí và Cúng Dường khác nhau, hay làm việc Thính Pháp, hay làm việc Hồi Hướng, hay làm việc Cung Kỉnh. Thì đó là qúi Phật tử đang thực hành "Học Hành Song Tu" để mà ta đi vô cái đó ta có được "Phước Huệ Song Tu".

Như vậy thì khi qúi Phật tử Xả Thí là qúi Phật tử làm được việc Hồi Hướng. 

Ngay khi qúi Phật tử Thính Pháp là qúi Phật tử làm được việc Cúng Dường.

Như vậy thì, những cái đó nằm trong tác ý thiện, thiện làm duyên cho thiện.

Như vậy, không phải lễ Kaṭhina chỉ có việc xả thí, hay cúng dường, hay có việc cung kính, hay có việc hồi hướng, hay có việc thính pháp v.v.. Không có. Ta phải biết làm những việc làm của Phát Thú và biết làm những mãnh lực công thức của việc thiện này.

Khi quý Phật tử đang ở trong nhà thôi, ngày mai mới tới làm. Quý Phật tử bắt đầu sống với Chuyển Khởi liền. Thì Chuyển khởi đổi từ hiện tại qua Vị Lai liền. Khi qúi Phật tử nghe tin này thì  chuyển khởi quá khứ thành hiện tại liền.

Sư cắt nghĩa cái thí dụ: Trong quá khứ qúi Phật tử: chưa từng bố thí, chưa từng nghe thuyết pháp, chưa từng cúng dường, chưa từng hồi hướng, chưa từng tùy hỷ công đức. Bây giờ mình chuyển khởi. Quý Phật tử đang làm việc thiện thì quá khứ không còn ảnh hưởng được. 

Nãy ta nói rồi mà, ta không bàn chuyện thời gian, ta chạy mà. Trong khi mình không biết dùng thời gian Chuyển Khởi này, mình ngồi tư lự. Chuyển khởi liền, mình đang là chủ nhân và mình sẽ ở vị trí chủ vị liền, và mình Chuyển Khởi nghiệp lực mình, mình đổi việc tu tập mình liền, mình đổi hoàn cảnh của mình liền. Thì lúc đó, quý Phật tử đang nằm trong Ý Môn, chưa qua Thân Môn, Ngữ Môn. Thì mình mới qua được Thiện làm duyên cho Thiện, chứ không mình sẽ rớt qua Bất Thiện

Qúi Phật tử phải biết thời gian và biết Chuyển Khởi tức là biết Chuyển Đổi, người bị tạo tác trở thành người tạo tác, người bị động trở thành người chủ động, rồi mình thay đổi được hoàn cảnh của mình, chỉ sống trong trạng thái 9 Mãnh Lực này để được Thiện làm duyên cho Thiện cho chính mình, không bỏ qua cơ hội nào, và mình xác định được và mình không có bất định.

Như vậy thì ở trong 9 Mãnh Lực Duyên này làm cho quý Phật tử được thiện thì quý Phật tử nắm bắt cái nào là chính trong 9 duyên này:

1. Câu Sanh Duyên ( Sahajàtapaccayo) Pháp giúp đỡ ủng hộ do cùng sanh với nhau.

2. Câu Sanh Y Duyên (Nissayapaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành chỗ nương nhờ.(Y chỉ, nương nhờ, nương tựa)

3. Câu Sanh Hiện Hữu Duyên (Natthipaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người không còn hiện hữu

4. Câu Sanh Bất Ly Duyên (Avigatapaccayo) –  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người không ra đi lìa khỏi

5. Câu Sanh Trưởng Duyên (Adhipatipaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành Trưởng.

6. Câu Sanh Quyền Duyên (Indriyapaccayo) –  Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người cai quản

7. Đồ Đạo Duyên (Maggapaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành con đường

8. Tương Ưng Duyên (Sampayuttapaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do làm thành người phối hợp.

9. Hỗ Tương Duyên. (Annamannapaccayo) – Pháp giúp đỡ ủng hộ do sự níu kéo lẫn nhau.

Trong 9 Mãnh Lực Duyên này mình phải biết cái nào là chính để nó đưa mình đi, còn 8 cái kia đi theo.

Câu Sinh Trưởng có 2:

- Tư Duy Duyệt Ý: Tức là nghĩ suy làm cho mình là cảnh trưởng, cái nghĩ suy của mình, cảnh đó là cảnh Trưởng. Nghĩ suy của mình trong tuệ văn tuệ tư của mình làm cho mình có sự mãn ý, vừa ý.

- Thực Tính Duyệt Ý: Là bài học cho mình làm cảnh trưởng. Là bài học cho mình thức tỉnh.

Thì trong hai cái Tư Duy Duyệt Ý và Thực Tính Duyệt Ý, thì Thực Tính Duyệt Ý là bài học làm cho mình thức tỉnh.

 Qúi Phật tử không lấy Câu Sinh Trưởng làm chính trong việc làm thiện của mình. Mà phải lấy Đồ Đạo Duyên. Mình hành đạo thôi, không có gì là trưởng hết. Mình đang hành đạo để mình giải thoát thôi. Chớ không có lấy Trưởng nó làm mình mất hướng đi.

Tại vì Đồ Đạo Duyên, đầu tiên mình đi là Chánh Kiến. Mình phải đi con đường Đạo của mình, con đường Hành Đạo của mình, con đường Tu Tập của mình, con đường mà mình phải đi.

Trong Đồ Đạo Duyên đã có trí tuệ rồi: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy.

Do đó trước cái bài 9 Duyên này trải ra trước mặt mình, mình nói tôi là con đường hành đạo

Nếu có Đồ Đạo thì mình Tương ưng với Đồ Đạo, Hỗ Tương cho Đồ Đạo, thì lúc đó Câu Sinh với việc thiện, và việc thiện của mình thành tựu.

Không đi Trưởng, Trưởng Thành nó tan ra vì nó nằm ở trong Tam Tướng (Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã).

Cho dù qúi Phật tử né cái Tư Duy đi qua Thực Tính. Thực Tính nó cho Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã, thì lúc đó mình cũng mất, mà con đường hành đạo của mình phải đi. Con đường mình đi là mình phải đi, còn cái Trưởng là cái hướng để mình đi tới chứ nó không phải là con đường hành đạo của mình.

Quyền còn ảnh hưởng của Nghiệp.

Đồ Đạo là lấy Pháp làm kim chỉ nam.

Khi chúng ta áp dụng được 3 pháp này của Pháp Thú thì ta làm việc Thiện, Sư chỉ nói về việc Thiện thôi. Cái này là công thức, tu tập của mình với công thức này mình phải biết áp dụng. Thế thì khi qúi  Phật tử lấy con đường mà đi bằng 9 Duyên, thì mình lấy  Đồ Đạo Duyên là mãnh lực chính thì ta đi từ Bát Chánh Đạo với Đồ Đạo Duyên chúng ta mới đi tới ý thức giác ngộ (Thất Giác Chi), và nó thành mãnh lực của mình (Ngũ quyền, Ngũ lực,...), và mình đi tới trạng thái Hành Niệm Xứ này đạt được kết quả.

Nên Sư hỏi : Qúi Phật tử Hành Thiền hay Hành Đạo?

Vây mình mới thấy mình là người tạo tác hay người bị tạo tác. Với người tạo tác hay người bị tạo tác, mình nói tới trí tuệ dẫn dắt mình đi, Phát Thú hướng dẫn mình đi.

Ngoài đời thì không biết cũng làm, nghe người ta bố thí mình bố thí, thấy người ta cúng dường mình cúng dường, người ta xả thí mình xả thí, người ta in ấn kinh sách mình in ấn kinh sách, hùn phước, hùn phước. Nhưng mình không biết, đó là mình làm theo truyền thống, làm theo tập khí hay theo người hướng dẫn. Nhưng hôm nay mình biết rồi. Quý Phật tử muốn làm Xả Thí, trong Xả Thí đó quý Phật tử muốn Xả Thí cái gì? Mình muốn Cúng Dường cái gì? Rồi trong cái đó, quý Phật tử đang hành đạo hay đang làm việc thiện.

Chúng ta đã đi qua điểm chính là Đồ Đạo Duyên, không Trưởng, không Quyền. Chúng ta đạo lộ Hành Đạo để Giải Thoát.

Sự giải thoát, có 3 nghĩa giải thoát:

1. Giải thoát đầu tiên là Giải Thoát Phiền Não: Mỗi lần ta hành đạo, tâm ta được thiện, ý ta được thiện, thân ta được thiện, ngữ ta nói thiện thì phiền não không có cơ hội xen vô. Chúng ta giải thoát được phiền não.

Xả Thí bị cột trói bởi Bỏn xẻn, xan tham: Giữa cái cho và cái co tay nắm lại, là nó giằng co, là phiền não. Lực trì kéo đó nó cản, nó làm phiền não.

2. Giải thoát thứ hai là Giải Thoát Nghiệp Báo nó không rượt bắt ta: Giữa Xả Thí và Nghèo khó, muốn làm không được, cái nghiệp không tiền. Với nghiệp báo của mình mà chạnh lòng, chạnh lòng là cuồn cuộn bất thiện lên lại, nó sẽ làm phiền não sanh đi sanh lại. Những cái đó nó lặp đi lặp lại.

3. Giải thoát luân hồi: Bỏn xẻn lặp lại, nghèo khó lặp lại, nó dẫn dắt mình trong trạng thái luân hồi, xoay vần (cakanaja). Nó luân chuyển không ngừng làm ta bị cuốn quay trong đó hoài.

Do đó, trên con đường tu tập hành đạo, chúng ta phải có 3 hướng đi:

1. Đầu tiên là Phiền Não được lắng xuống, hay nó được thanh lọc.

2. Thứ hai là, những nghiệp báo nó đang sau lưng mình, mình sẽ thấy mình chạy đằng trước.

Như vậy thì, đứng trước Phát Thú, hai vế Nhất Định và Bất Định, quý Phật tử đứng vế nào? Tâm con người cứ bất định, không xác định được thì tâm người đó khó thành công lắm. Mình phải Nhất Định, Nhất Định, Nhất Định. Thì qúi Phật tử mới xác định được chuyện của mình.

 Giữa hai cái này qúi Phật tử sẽ thấy

Với người Tạo Tác, người đó Nhất Định (Siêu Lý). Thì người đó mới nhìn thấy đuợc Tam Tướng (Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã). 

Với người bị tạo tác, thì người đó bất định và họ sống trong trạng thái Chế Định và họ trong Tam Tướng (Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã). 

Mình phải trong vị trí chủ động.

Trong 9 mãnh lực duyên, quý Phật tử có trong tay, phải lựa chọn vị trí chủ động. Chứ không thể nào quờ quạng, mà phải chủ động liền. Ở trong một vị trí nào phải rõ được vị trí của mình, chứ không phải biết rõ vị trí trong môi trường đang ở.

Nếu quý Phật tử không tạo dựng cái đó, không gieo hạt giống đó. Thì tới, khi quý Phật tử rơi vào thời gian mà quý Phật tử sinh ra trong thế gian không có Chánh Pháp. Điển hình là qua 5000 năm Phật lịch, bữa này là 2565 còn 400 năm về Abidhamma, còn 2400 Phật lịch nữa là chúng ta hết Giáo Pháp. Quý Phật tử rơi vào trong trạng thái 5001 trở về sau không có Chánh Pháp thì quý Phật tử sẽ không có vị trí của mình, nếu quý Phật tử không gieo trồng. 

Như có vị nói “Ta làm việc thiện này ta được thoát 80 triệu kiếp, việc cúng dường chỉ với một đóa hoa“. Trong:

 Bộ Sách Chú Giải - Abhidhammaṭṭha - Saṅgaha - Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp - (Kinh thí dụ Appadana) (Tập III  - Chương V - Quyển II, trang 242)

(Phần trích đoạn)

Ekapupphaṃ Yajitavāna   Asītikappakoṭiyo 

Duggatiṃ nābhijānāmi   Ekapupphassidaṃ phalaṃ

"Việc cúng dường chỉ với một đóa hoa, đã làm cho Tôi chẳng bao giờ biết đến sự hiện hữu của Cõi Khổ Thú, có Địa Ngục, v.v. là cái chi cả, suốt trọn thời gian đến 80 Tuổi Thọ Kiếp (80 Koṭī Ayukappa), hoặt suốt trọn thời gian 80 triệu kiếp sống (Koṭijāti); và việc này chính là do quả phước báu đã được đón nhận từ ở nơi việc cúng dường chỉ là một đóa hoa."

(Dứt phần trích đoạn)

Tức là vị đó cúng dường 1 đóa hoa đến một vị Phật hay một bảo tháp Xá Lợi Đức Phật mà vị đó không bao giờ có ý niệm nào ở trong 4 đường ác đạo. Và không có trong cõi địa ngục, không có trong cõi ngạ quỷ, không có trong cõi A Tu La, không có trong cõi bàng sanh. Suốt trọn thời gian 80 triệu tuổi thọ (80 koti Aykappa), do quả phước báu nhận được từ nơi cúng dường từ một đóa hoa thôi. Nhưng họ có tác ý, có đủ Tam Tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu), có đủ việc thiện của họ.

Theo Chánh Tạng, chẳng phải được sinh quả báu làm trời, làm người mà nối tiếp qua lại suốt 80 triệu kiếp qua lại, mà ở mỗi kiếp sống họ tiếp tục làm, như một Mãnh Lực Vô Gián Duyên, Đẳng Vô Gián Duyên thì họ mới hưởng được 80 triệu kiếp này.

Do đó, khi quý Phật tử không hiểu được Mãnh Lực Duyên này và quý Phật tử không hiểu được người tạo tác Nhất Định sống trong Siêu Lý, vượt qua Tam Tướng (Vô Thường, Bất Toại Nguyện, Vô Ngã) thì quý Phật tử sẽ ở trong lãnh vực bên đây. 

Quý Phật tử phải ở trong vị trí xác định của mình, trong vị trí nhất định của mình, và trong trạng thái hiểu biết vị trí của mình. Phải chuẩn bị.

Chúng ta đi qua Phần Thực Hành.

 Làm việc thiện

Tuần trước ta nói Thập Phúc Hành Tông, Tam Tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu) Bữa nay, Sư nhắc lại thôi.

Một người làm việc thiện, và một người làm việc ác, mà mình đồng lỏa với việc thiện, đồng lỏa với việc ác thì bằng tội, bằng phước nhau. 1 thành 4.

Do đó, ở đây, khi nói tới Thập Ác Hạnh, một khi trọn đủ thì có 30 hay 40 điều,

Mỗi tuần, Sư không thể nào đi nhanh được. Mỗi tuần Sư đưa chút chút bổ túc, nối tiếp theo quý Phật tử mới có số lượng nhiều lên được. Học cái này không thể nào một ngày một buổi xong được đâu.

Khi quý Phật tử tạo Thập Phúc Hành Tông. Hay đang tạo Thập Ác Nghiệp Lực.

Thập Phúc Hành Tông.  

1. Xả Thí 

2. Trì Giới 

3. Tu Tập 

Từ 1 đến 3 là Thân

4. Cung Kính 

5. Phụng Thị, Phụng Hành 

6. Thính Pháp 

7. Thuyết Pháp 

Từ 4 đến 7 là Ngữ, Lời, Ý

8. Tùy Hỷ Công Đức 

9. Hồi Hướng Công đức (Hồi hướng - cho người quá vãng) 

10. Chân Tri Chước Kiến 

Nhưng. Từ 1 cho đến 10 mà nhân 3 thành 30 Nghiệp Thiện. 

10 x 3  (Tam Tư: Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu) = 30.

Thập Ác Nghiệp Lực 

1. Sát Sanh.

2. Trộm Cắp.

3. Tà Hạnh, Tính Dục

Từ 1 đến 3 là Thân Hành Ác Nghiệp

4. Vọng Ngữ, Nói Dối.

5. Ly Gián Ngữ, Nói Lời Chia Rẽ, Đâm Thọc

6. Thô Ác Ngữ.

7. Hồ Ngôn Loạn Ngữ

Từ 4 đến 7 là Ngữ, Lời, Ý

8. Ý Tham Ác.

9. Ý Sân Ác.

10. Ý Tà Kiến, Thấy Sai Chấp Lầm.

Từ 8 đến 10 là Ý Ác Nghiệp.

Cũng như Thiện. Từ 1 cho đến 10 mà nhân 3 thành 30 Ác Nghiệp. 

10 x 3  (Tam Tư: Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu) = 30 Ác Hạnh.

Điều thứ hai là 40, tuần trước ta nói rồi. Thì ở đây ở trang 223.

Bộ Sách Chú Giải - Abhidhammaṭṭha - Saṅgaha - Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp Tập III  - Chương V - Quyển II- Trang 223.

(Phần trích đoạn)

Như thế, từng mỗi điều của Thập Ác Hạnh phối hợp với cả ba Tư Tác Ý mới thành 30 Ác Hạnh.

+ Có 40 điều, ấy là việc tạo tác từng mỗi điều Ác Hạnh, đã được chia ra thành bốn thể loại, ấy là: 

1. Tự Chế Thủ Công Ác Hạnh (Sāhatthakaduccarita): Tự bản thân thực hiện, 

2. Mệnh Lệnh Ác Hạnh (Āṇattikaduccarita): Sai bảo người khác thực hiện.

3. Năng Lực Biểu Thị Ác Hạnh (Vaṇṇbhāsanaduccarita): Đề cập đến và trình bày sự lợi ích của việc tạo tác những Ác Hạnh ấy.

4.Lạc Sự Ác Hạnh (Samanuññāduccarita): Hoan hỷ, mãn ý ở trong việc tạo tác những Ác Hạnh ấy.

Vi thế, mười điều Ác Hạnh kết hợp với cả bốn phân loại mới thành 40 điều Ác Hạnh.

Nếu làm 1 trong 4 điều mà đủ Tam tư (Tư Tiền, Tư Hiện, Tư Hậu) qúi Phật tử có 70.

Nếu ta không tu, ta không hành đạo thì ta thuộc thập ác nghiệp. Sát sinh, trộm cắp, tính toán, mưu kế, bày vẽ để thực hiện, rồi trước khi ta làm ta phải làm sao, ngay khi ta làm, sau khi ta làm, đủ Tam Tư, thì trong Thập Ác Nghiệp ta có đủ 30, rồi cộng bốn thể loại là 40, rồi 30 + 40 = 70

(Hết phần trích đoạn)

Thiện cũng vậy, bất thiện cũng vậy.

Khi ta nói tới bỏn xẻn, ngược với xả thí. Bỏn xẻn keo kiệt có 5:

1. Bỏn xẻn giòng giống: Con Vua cho lấy dòng Vua không cho lấy thứ dân, môn đăng hộ đối.

2. Bỏn xẻn chỗ ở trú xứ: (cho trú xứ là cho tất cả, mình vui buồn, có của cải là họ vô ở họ biết hết, nên cho trú xứ là cho tất cả.)

3. Bỏn xẻn tài sản: Không cho của cải.

4. Bỏn xẻn tri kiến (kiến thức).

5- Bỏn xẻn giáo pháp: Con đường giải thoát mình biết mình không chỉ cho người ta biết.

Xả Thí: Là diệt sự bỏn xẻn, xan tham, dính mắc.

Ở đây qúi Phật tử thấy 30 và 40, trong đó chúng ta có Tam Tư là:

Tư Tiền = Có sự Hoan Hỷ.

 Tư Hiện = Có Tịnh Tính.

Tư Hậu = Có sự Hoan Hỷ, không hối tiếc.

Có người có được 1, có người có 2, có người có đủ 3 Tam Tư.

Cetanā tức là Tư hay là có sự Tác ý là sự chủ động, Đức Phật nói đó là Nghiệp. Cetanā tức là Nghiệp (Kamma)

Cetanā đồng nghĩa với Kamma là Nghiệp thì có 3 loại nghiệp: 1) Nghiệp Lực, 2) Nghiệp Quả, 3) Nghiệp Báo.

Khi ta nói tới Cetanā là Tư Tác Ý hay là Tư Tâm Sở, thì đồng nghĩa của nó là Nghiệp Báo, hay là Nghiệp Lực. 

1) Nghiệp Lực có 2 là: Thiện Nghiệp Lực và Bất Thiện Nghiệp Lực

 Thiện Nghiệp Lực có 2 là: Hiệp thế và Siêu Thế.

 Bất Thiện Nghiệp Lực có 1 là:  Hiệp Thế.

2) Nghiệp Quả có 2 là: 

Phala: (Quả trổ sanh liền) 

Vipāka: (Dị thục quả, trổ sanh trong thời gian khác.) 

1. Phala: (Quả trổ sanh liền).  Giống như có một người nông dân nghèo, ông có một món vật thực buổi sáng mang theo ra đồng làm ruộng để buổi trưa ăn, nhưng gặp Ngài Kassapa vừa xả Thiền Diệt (Nirodhajhāna). 

Cũng như Ngài Sāriputta nhập thiền Diệt, con Dạ Xoa  nó lấy búa đánh vào đầu Ngài Sāriputta. Thì người nhập Thiền Diệt họ có thể bảo vệ sinh mạng của họ không chết, họ phải biết cái đó, lúc đó họ kiên cố. Nên khi con Dạ Xoa đánh sau ót Ngài Sāriputta, mà sức nó đánh bể một cái núi. Nhưng Ngài không có hề hấn gì. 7 ngày sau Ngài xuất thiền, phía sau ót Ngài ê ẩm vậy thôi chứ không ảnh hưởng gì hết. Con Dạ Xoa vừa đánh xong nó rớt xuống Niraya liền, rớt xuống Avīci, Vô Gián Địa Ngục (8 tầng địa ngục) rớt xuống đó không gián đoạn sát na nào cái khổ cho đến khi hết nghiệp thì thôi. Cái đó là phala, vừa đánh xong trổ liền.

Sư nói về Thiền Diệt Nirodhajhāna.

 Hành giả nhậpThiền Diệt là Nirodhajhāna,  phải nhập thiền trong 7 ngày mà chỉ đối với 2 bậc là bậc Alahán và bậc Bất Lai họ mới có năng lực đó, còn các bậc Thánh thấp như là bậc Nhất Lai hay Thất Lai thì không có khả năng đó. Từ Bất Lai đến Vô Sinh, tức là từ Tam Quả đến Tứ Quả mới có, mà phải nhập Thiền Diệt 7 ngày, trong 7 ngày Ngài ngồi tâm không sanh và trạng thái Diệt, Thọ, Tưởng, Định, an trú tịnh tâm trong 7 ngày. Sau khi ra khỏi Thiền lúc đó mới sinh hoạt bình thường. Có 2 giai đoạn của Thiền Diệt Nirodhajhàna .

 Thiền Diệt Nirodhajhàna là Diệt Thọ, Hoà Thượng Thích Minh Châu Ngài dịch là Diệt Thọ, Tưởng, Định. Nirodhajhāna là tâm không sanh, lúc đó tâm không có, và nó cắt đứt, nó ngưng cái tâm không sinh diệt 7 ngày, từ ngày thứ nhất đến ngày thứ bảy Tâm không sanh nữa, ngưng tâm sanh diệt trong 7 ngày, từ ngày thứ nhất tới ngày thứ 7. Tới ngày thứ 8 họ xuất thiền ra lúc đó Tâm sinh diệt bình thường

Người nhập thiền Diệt là Tứ Quả và Tam Quả. Thời Đức Phật người đắc Tứ Quả nhiều lắm. Chưa thấy nói Tam Quả nhập Thiền Diệt.

Với người nhập Thiền Diệt trong 7 ngày tâm không sanh, đến ngày thứ 8 xuất khỏi thiền Diệt, có 2 hướng đi:

1) Thứ nhất. Trở lại Tâm Quả Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Còn trước khi vô Tâm thiền Diệt là Tâm Thiện (Với bậc Bất Lai) hoặc Tâm Duy Tác (Tứ Quả), sau 2 sát na vô lại Tâm Hữu Phần.

2) Thứ hai.  Có những vị không bận việc, không muốn đi đâu họ nhập thiền Quả luôn. Lúc đó là phalasampatti là Thiền Quả, họ hưởng, như Đức Phật , hưởng cảnh Niết Bàn.

Khi Ngài Ca Diếp hay Ngài Xá Lợi Phất xuất khỏi Thiền Diệt, Ngài đi bát khất thực, Ngài đi trên đồng ruộng, ông nông dân mang vật thực ra ngoài đồng, để trưa nay dùng cơm, thấy Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Kassapa, chạy lại hỏi: 

- Thưa Ngài, trong bát Ngài có vật thực chưa? 

Thường thường phải hỏi vì không biết Ngài mới đi hay Ngài đi xong rồi. Thì Ngài nói “Chưa”. 

- “Ngài đợi con!”. 

Ổng nghèo nhưng có tâm xả thí, ổng cúng dường hết vật thực buổi trưa cho Ngài. Ngài nói:

"- Icchitaṃ paṭṭhitaṃ tuyhaṃ khippameva samijjhātu - Chúc thành tựu phước báu như ý nguyện”. 

Nên Sư thường hay nói “Cảnh quả phước như ý nguyện trong hồng ân Tam Bảo”. Thành tựu như quả phước như ý nguyện là cho quả phước liền

Ngài đi rồi, ông nông dân quay lại, đồng ruộng ông hóa vàng hết. Vàng ròng. Đó là Phala là Quả liền.

Cũng như con Dạ Xoa đánh vào đầu Ngài Xá Lợi Phất. Phala liền. Đó là nghiệp quả thứ nhứt, trổ sanh liền.

2. Vipāka: (Dị thục quả, trổ sanh trong thời gian khác.) 

Thí dụ, ta làm trong kiếp này, kiếp thứ 2 thứ 3, thứ 4 mình mới hưởng. Hay ta làm hôm nay tháng sau mới hưởng. như ta gieo một cây trồng có khi 3 năm sau mới ra trái. Cái đó là Dị thục quả.

3) Nghiệp Báo cho ra 3 là: Phiền não, Mãnh lực của Nghiệp Lực,  Luân hồi.

Nghiệp báo trở lại 3 mãnh lực là Phiền não, Mãnh lực nghiệp lực trổ sinh cuốn ta trong luân hồi đi tới tạo tác đón nhận quả không ngừng. Nghiệp báo là trạng thái tạo tác đón nhận quả.

Như vậy thì, khi qúi Phật tử đi qua 3 lãnh vực này thì bị ảnh hưởng trong 3 đối tượng là 1) Nghiệp Lực, 2) Nghiệp Quả, 3 Nghiệp Báo.  Nếu mình không biết, mình dễ đi vô minh duyên hành lắm. Cứ nhắm mắt làm hoài làm hoài. Bố Thí cũng vậy, mình không biết, không ai chỉ mình làm, mà người đón nhận cũng vậy. Cũng như hồi nãy Sư nói 1 thành 4. Thí dụ, quý Phật tử không biết vẫn làm. Sư không nói, không chỉ quý Phật tử, Sư cũng đồng lõa với quý Phật tử luôn.

Do đó, 2 bên phải ăn khớp với nhau. Thiện cũng được, Ác cũng được. 2 cái bằng nhau.

Quý Phật tử muốn Xả Thí mà không biết cách, Sư nhận cái Xả Thí đó Sư cũng đồng lõa với Nghiệp quý Phật tử luôn. Ta phải thống nhất lại, quý Phật tử biết cách làm thì Sư yên tâm nhận cái gì quý Phật tử làm, Sư không có lo nữa.

Do đó, quý Phật tử phải hiểu. Khi ta làm cái gì, không làm phương hại đến người khác là việc Thiện. Khi ta làm việc gì mà có phương hại người khác, mà người ta có ảnh hưởng chung với mình thì cái đó chưa phải là Thiện rồi đó.

Đức Phật nói 4 điều không làm:

1) Lợi cho mình – Hại người : Không làm.

2) Lợi mình – Lợi người: Làm.

3) Hại mình – Lợi người: Không làm.

4) Hại mình – Hại người: Không làm.

Chỉ có một điều là Lợi mình và lợi người thôi.

Mình phải dùng trí.

Ta làm việc thiện này, cho dù là việc Xả Thí đi nữa, đó là hành đạo của mình không phải việc thiện suông. Mình làm việc Thiện là Đồ Đạo duyên chứ nó không phải Câu Sinh Trưởng. Hai cái đó khác biệt nhau một trời một vực, nếu không tác ý sẽ đi ra Mãnh Lực của Nghiệp Báo, của Luân Hồi.

Như vậy, khi ta đã hiểu, ta không làm theo 1 trong 4, ta làm với trạng thái đã biết.

Chúng ta đi qua phần Xả Thí. Bất Thiện có 5 chi, việc thiện có 10 chi.

Hôm nay Sư nói phần Xả Thí của Thập Thiện. Trang 241.

Khi ta học Kinh Tạng Suttanta PitakaAbhidhamma Pitaka, 2 cái khác biệt nhau.

Thí dụ, quý Phật tử cúng dường một bông hoa, hay một bộ y, hay vật thực cho nhà Sư, hay cúng dường tịnh tài vật chất cho nhà Sư cái đó trong Kinh Tạng Suttanta nikaya phân tích như vậy. Nhưng đối với Abhidhamma không nói cái đó. Cúng dường bông hoa là nói Cúng dường cảnh sắc, đó chỉ là một cảnh sắc thôi, thuộc Paramattha (Siêu Lý). Bông hoa là Paññatti (Chế Định).

Thí dụ, cúng dường Tứ vật dụng là Paññātti.

Cúng dường cảnh sắc là một pháp Siêu Lý.

(Phần trích đoạn)

Bộ Sách Chú Giải - Abhidhammaṭṭha - Saṅgaha - Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp Tập III  - Chương V - Quyển II- Trang 240.

Trình Bầy Thập Phúc Hành Tông Thể Theo Hai Phần:

Phần Kinh Tạng Và Phần Vô Tỷ Pháp Tạng

+ Trình bày theo phần Kinh Tạng, thì Thập Phúc Hành Tông (Dasa puññakiriyavathu - Thập Phúc Nghiệp Sự) có được số lượng 30 điều, đó là:

• Thân Hành Xã Thí Nghiệp Lực (Kàyakammadàna), 

• Ngữ Hành Xã Thí Nghiệp Lực (Vacikammadàna), 

• Ý Hành Xã Thí Nghiệp Lực (Manokammadàna), vv. 

như đã vừa đề cập đến rồi vậy.

+ Trình bày theo phần Vô Tỷ Pháp Tạng, thì Thập Phúc Hành Tông có được số lượng 11 hoặc 23, đó là:

• Xả Thí có 1, tức là Ý Hành Xã Thí Nghiệp Lực ở phần Ý Bất Tham Ác (Anabhijjhà). 

• Trì Giới có 2, tức là Thân Hành Trì Giới Nghiệp Lực, và Ngữ Hành Trì Giới Nghiệp Lực ở phần Tam Thân Hành Nghiệp Lực, và Tứ Ngữ Hành Nghiệp Lực.

• Tu Tập, Cung Kính, Phụng Hành, từng mỗi điều này có được 1; tức là Ý Hành Nghiệp Lực ở phần Ý Bất Cừu Hận (Abyàpàda), và Chánh Kiến. 

• Hội Hướng, Tùy Hỷ Công Đức, từng mỗi điều này có được 1; tức là Ý Hành Nghiệp Lực ở phần Ý Bất Tham Ác, và Chánh Kiến.

 • Thính Pháp có 1, tức là Ý Hành Nghiệp Lực ở phần Chánh Kiến. 

• Thuyết Pháp có 1, tức là Ý Hành Nghiệp Lực ở phần Ý Bất Tham Ác, Ý Bất Cừu Hận, và Chánh Kiến.

 • Chân Tri Chước Kiến có 1, tức là Ý Hành Nghiệp Lực ở phần Chánh Kiến.

(dứt phần trích đoạn)

Hôm nay chúng ta đi qua phần Xả Thí. Rồi Sư tiếp tục qua Trì Giới, Tu Tập, để quý Phật tử áp dụng Thiện làm duyên cho Thiện này. Đi đầy đủ chi tiết hết.

Thí có Tam Tư:

1. Tư Tiền Thí: Trước khi cho có sự hoan hỷ.

2. Tư Hiện Thí: Ngay khi cho có tịnh tín, niềm tin trong sạch: Nhân nào Quả đó, biết mối liên hệ của việc làm thiện.

3. Tư Hậu Thí: Sau khi cho có sự hoan hỷ.

Có 4 cách:

1. Có người có Tư Tiền, không có Tư Hiện, không có Tư Hậu:

 Mình có tác ý, muốn xả thí, nhưng tới khi thực hiện mình bị nghiệp lực cản: Bịnh, không có điều kiện, không có phương tiện, không có hoàn cảnh, không có môi trường, không có sự thích hợp. Mình mất luôn cái Tư Hậu luôn. Mình buồn bã, thất vọng, đau khổ. Tui muốn lắm nhưng tui không làm được.

2. Có người có Tư Hiện, không có Tư Tiền, không có Tư Hậu:

 Lên chùa thấy người ta làm thì làm, làm xong trách mấy bà không cho tui biết, mất luôn Tư Hậu luôn. Mình có Tư Hiện thôi, Tư Tiền mình không có biết, bất ngờ mà. Rồi sau đó mình buồn mình trách, mình than. Mất luôn Tư Hậu luôn.

3. Có người có Tư Hậu, không có Tư Tiền, Tư Hiện: 

Không có chuẩn bị, khi người ta thực hiện thì không có mình, sau khi người ta làm thì cứ Anumodāna của người ta thôi.

4. Có người có đủ Tam Tư.

Đứng về Pháp, thì có những hạng người này.

Nhớ, quý Phật tử có thể không có Tư Tiền, không có Tư Hiện, nhưng phải có Tư Hậu thì quý Phật tử được hết. Có Tư Tiền, có Tư Hiện mà không có Tư Hậu thì mất hết. Cái Tư Hậu nó quan trọng.

Có ông bá hộ. Ổng có tiền, lúc ổng còn sống ổng không xài. Vua Pasenadi tới sung ngân khố quốc gia hết, lên hỏi Đức Phật : “Bạch Đức Thế Tôn, vì nhân nào mà ông bá hộ này giàu sang phú quý tiền tài của cải mà chết không có người kế thừa?”

 Đức Phật nói “Trong quá khứ, khi ông xả thí, ông cho ra, ông thiếu Tư Hậu, ổng hối tiếc, sau này ổng có của cải mà ổng không hưởng được ”. 

Mình phải hiểu cái đó. Ông có tư tiền, có tư hiện, nhưng thiếu tư hậu, ổng không hoan hỷ, ổng tiếc, mà sau này có tài sản đầy đủ hết không hưởng được. Trong đời hiện tại này cũng có, có nhiều ông huyện khi chết bỏ tài sản lại không có con cháu nào hưởng.

Do đó, đừng sợ mình thiếu Tư Tiền, Tư Hiện. Nhớ đừng để mất Tư Hậu.

Anumodāna, nhưng người ta không nói Sadhu!Sadhu!Sadhu! thì mình cũng không được hưởng. Người ta phải nói Sadhu!Sadhu!Sadhu! thì mình mới có phước được.

Người đầy đủ Tam Tư thì tuyệt vời, họ chuẩn bị hết, họ chu toàn hết.

 Có người có Tư Hiện, có Tư Hậu nhưng không có Tư Tiền.

Tuy nhiên. Kỹ thuật để hưởng phước mà có trí khôn ngoan là mình có Tư Hậu.

Nói tới phần Tài Thí và Pháp Thí.

Tài Thí có 4 thể loại, không riêng dành cho người tại gia, mà người xuất gia cũng làm được, cho cả hai hạng người, xuất gia và tại gia: Tứ Vật Dụng.

1. Y phục xả thí.

2. Khất thực xả thí.

3. Trú xứ xả thí.

4. Thuốc men xả thí.

Quý Phật tử phải làm. Người tại gia, người xuất gia cũng vậy.

Như Sư làm lễ dâng y Kaṭhina cho chư Tăng ở miền Tây. Sư lấy y áo nhờ cô Phật tử may, Sư trả tiền công. Sư xuống miền Tây làm chủ lễ dâng y Kaṭhina, trong Kaṭhina Sư có dâng vật thực, Sư có dâng Tứ Vật dụng cho họ xây chùa, xây cốc liêu, sửa sang,  Sư có dâng thuốc men trong đó.

Không bắt buộc chỉ người tại gia, người xuất gia cũng làm được.

Pháp Xả Thí có 2: Tài vật xả thí (Nói về vật chất có)  và Pháp bảo xả thí:

Pháp bảo xả thí thù thắng hơn tài vật xả thí. Thí dụ: In ấn kinh sách, phát hành kinh sách, cho kinh sách, thuyết giảng, giảng dạy cho người ta con đường tu học. Là quý Phật tử đang làm Pháp Bảo xả thí. Cái này không dành riêng cho ai, tại gia cũng được, xuất gia cũng được.

Có thêm phần:

1. Tự chế xả thí là Tự thân làm. Mình đứng ra bỏ bát vật thực, in ấn kinh sách, bỏ ra công sức mình làm. Là tự chế.

2. Vô bị ích xả thí là sai bảo người khác làm. Mình đi làm không được, mình không có điều kiện, phương tiện, thời gian, mình nhờ người khác, sai người khác, bảo người khác làm.

Tự chế xả thí phước nhiều hơn Vô bị ích xả thí.

Còn có:

1. Liễu tri xả thí là mình làm mình biết. Sau này mình có tài sản mà có thêm trí tuệ (cái này quan trọng nhất)

2. Bất liễu tri xả thí là mình làm mà không biết, thấy người ta làm làm theo. Như có đứa bé cha mẹ kêu ra bỏ bát ông Sư, nó làm theo lệnh của cha mẹ là Vô bị ích xả thí, mẹ bảo nó làm theo, nhưng nó bất liễu tri. Sau này sinh ra nó có của cải nhưng thiếu trí tuệ. Người này thuộc người Nhị Nhân, có Vô Tham, Vô Sân mà không có Vô Si.

Còn có:

1. Luân hồi xả thí: Đời nào sanh lên, là người và trời, nhân và thiên đều có tài vật, có trí tuệ luôn, nhưng mình còn phải luân hồi. Có những người xả thí mong đời sau có đầy đủ tài sản, có trí tuệ khôn ngoan nhưng không nguyện giải thoát.

2. Niết Bàn xả thí: Họ tạo phước chẳng có sự mong cầu trong tài sản của cải, chỉ mong cầu Tuệ Chánh Đẳng Chánh Giác, Tuệ Độc Giác, Tuệ Chí Thượng Thinh Văn, Tuệ Đại Thinh Văn, Tuệ Thinh Văn. Những người này chỉ mong cầu Đạo Quả Giải thoát thôi./.


No comments:

Post a Comment