Tuesday, September 13, 2022

006 Paṭṭhāna - Tâm Từ - HT Sán Nhiên giảng ngày 19 tháng 3, 2022

 006 Paṭṭhāna

Tâm T - HT Sán Nhiên giảng ngày 19 tháng 3, 2022 

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "006 Patthana" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến chư thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Sư chia sẻ với qúi Phật tử về vấn để rải Tâm Từ Ái (Metta), có 2 loại:

1) Rải Tâm Từ Ái có 20 câu, hay 24 câu, hay 48 câu v.v...

2) Hành Thiền Tâm Từ Ái. Thuộc về Bhàvana.

Hai thể loại này qúi Phật tử cần nắm bắt rõ khi ta rải tâm từ ái.

Ta rải Tâm Từ Ái đến:

1) Tất cả chúng hữu tình. 

2) Tất cả hữu sinh mạng.

3) Tất cả hữu mạng căn.

4) Tất cả loài người

5) Tất cả Chư Thiên.

6) Tất cả chúng sanh. (3 giới 4 loài):

 3 cõi giới là: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. 

4 loài là: 

- 1. noãn sanh là loài sanh ra trứng, 

- 2. thấp sanh là chúng sanh được sanh ra nơi ẩm thấp, 

- 3. thai sanh là chúng sanh được sanh ra từ nơi bào thai, 

- 4. hóa sanh là chúng sanh được sanh ra không qua người mẹ, mà nghiệp hay do phước. Do nghiệp sinh ra là không có người mẹ người cha nào sinh ra cả, do nghiệp ác của họ mà họ đi sanh ra trong loại : Địa ngục, Ngã qủi, Atula. Thì những hạng chúng sanh này sanh ra từ nơi ác nghiệp đi ra, do cái nghiệp mà lớn liền.

Loại hóa sanh thứ hai là Chư Thiên ở cõi Dục Giới gọi là Lục Dục Thiên là 6 cõi trời Dục Giới.

Và Chư Phạm Thiên là các vị ở cõi trời Sắc Giới và Vô Sắc Giới, hai cái đó mình phải phân biệt. 

Các vị Chư Thiên là do phước họ đi. 

Phước của Chư Thiên Dục Giới là do khi ở cõi người họ làm những việc thiện phước như Thập Phúc Hành Tông, Thập Thiện Nghiệp, nên họ được sanh về cõi trời Dục Giới

Chư Phạm Thiên được sanh về cõi trời Sắc Giới và Vô Sắc Giới là do năng lực thiền của họ, họ chứng đắc thiền, khi cận tử lâm chung ở cõi người mà họ không hoại thiền thì họ tái sanh về nơi cõi trời do tầng thiền họ chứng đắc.

Và khi Chư Thiên Dục Giới là họ đi từ nơi phước thì chia ra, như vị chủ cai quản cõi trời đó gọi là Thiên Chủ, như cõi trời Đao Lợi Thiên có 33 vị Thiên Chủ cai quản, gọi là cõi Tam Thập Tam Thiên (33 cõi). Các Chư Thiên sanh về nơi đó thì ở trong địa phận nào thì thuộc về vị thiên chủ đó.

Thí dụ ở cõi người mà có phước được sanh lên vùng đất của vị Thiên Chủ, thì vị Thiên Chủ nhận người đó là Thiên Tử là con của vị Thiên Chủ đó.

Có câu chuyện xảy ra là có một cô cận sự nữ ở cõi nhân loại làm việc phước, bố thí, trì giới, tu thiền, cô làm việc tích cực nhưng không chứng thiền đến khi chết sanh lọt ngay giữa ranh giới. Thì có một vị cận sự nữ sau khi chết ở cõi nhân loại thì vị đó rớt vô trong nằm ngay giữa biên địa của cõi giới này với cõi giới kia. Thì 4 vị Thiên Chủ mới dành là của mình tại vị nằm ngay biên địa của 4 vị Thiên Chủ, thì 4 vị Thiên Chủ mới trình lên vua Trời Đế Thích ở cõi Đao Lợi,  thưa với vị Thiên Chủ Saka đây là của tôi nếu tôi không có cô thiên nữ này tôi chết, tại cô Thiên Nữ này đẹp, vị Thiên Chủ nào cũng dành. Thì vua Trời Đế Thích nghe xong 4 vị Thiên Chủ thưa kiện xong rồi mới nói: Nếu như ta mà không có cô này ta cũng chết, rốt cuộc 4 vị Thiên Chủ phải dâng lên cho Ngài. Đó là một điều. 

Nhưng trong quy luật của Chư Thiên được sanh về cõi trời thì có 2 điều, 1 là người đó sinh nếu là người con thì họ sanh trên bắp đùi của vị Chư Thiên, 2 là mặt vị đó sinh ra hướng nơi nào thì vị đó thuộc về nơi đó, Đó là qui luật để xét xử phân chia. Thì lúc bấy giờ các qúi Phật tử sẽ thấy do từ cõi người mình không học không hiểu không xác định được mình đi về đâu, do đó mình đi lưỡng lự nên lọt vô ngay giữa trung tâm.

Trên cõi trời các Chư Thiên vui chơi thỏa thích, có khi họ quên ăn, Chư Thiên ăn một bữa no một tháng, ở cõi nhân loại ăn một bữa no 7 ngày. Còn cõi Chư Thiên ăn một bữa nó một tháng, mà có Chư Thiên chết vì đói tại vì lo chơi, do đó phải có người nhắc.

Còn ở cõi Chư Phạm Thiên qúi Phật tử phải phân biệt được 2 loại:

Chư Thiên có Thiên Tử là con, 6 cõi trời Dục Giới (Lục Dục Thiên)

Phạm Thiên là cõi trời Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Ở cõi trời này có sự phân biệt là Phạm Hạnh, họ sống đời sống phạm hạnh nên mới gọi là Phạm Thiên còn chư thiên kia có khi có có khi không, họ không bắt buộc sống đời sống phạm hạnh. 

Đời sống phạm hạnh là đời sống của các vị sống trong Từ, Bi, Hỉ, Xả lượng tâm. Các Chư Thiên ở cõi trời Sắc Giới và Vô Sắc Giới đa số họ đi con đường Từ, Bi, Hỉ, Xả.  Brahmā Vihārā gọi là Phạm Trú, trú ở trong đời sống phạm hạnh. An trú hay là trú xứ nên gọi là Phạm Trú.

Brahmā = Phạm

Vihārā = Trú

Thì khi các vị Chư Thiên được sanh về cõi trời Sắc Giới, Vô Sắc Giới gọi là Phạm Thiên.

Năng lực của các vị Phạm Thiên chia làm 3, trừ cõi trời Ngũ Tịnh Cư Thiên là cõi trời đó chia 2 loại là Phạm Thiên thông thường và loại Phạm Thánh Thiên. Các vị Thánh Phạm Thiên các vị đó là Bậc A Na Hàm mới có, sanh về Ngũ Tịnh Cư Thiên là các vị bất lai là ở cõi người này đắc tam quả rồi nhưng không đến được Alahán thì họ viên tịch, họ sanh về cõi trời đó ở Ngũ Tịnh Cư Thiên họ tiếp tục ở đó hành Ngũ Quyền Ngũ Lực thì họ sanh tiếp tục ở đó họ vô sinh Niết-bàn họ ở tại đó luôn, thì Ngũ Tịnh Cư Thiên chia làm năm bậc. Còn ở các tầng thiền kia chia làm 3 bậc từ Phạm Chúng Thiên, Phạm Cụ Thiên, Đại Phạm Thiên. Thì ở đó các vị Phạm Thiên đó sống trong, Từ, Bi, Hỉ, Xả, sống trong Tứ Vô Lượng Tâm này.

Lúc ở cõi người họ hành thiền, họ không rải tâm từ, còn mình đây rải tâm từ chứ mình không có hành thiền, do đó mình chỉ có tâm từ ái thôi chứ mình không tu tập thiền từ ái. Thì khi hành thiền từ ái này có 5 chi thiền cũng giống như pháp môn thiền định khác.

Về Thiền Định chúng ta có 5 chi thiền là: Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Thống (Định).

Về Thiền Tâm Từ là nguyện chúng sanh đừng oan trái nhau, thì cũng có 5 chi là: Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Thống, do đó mình phải hiểu.

Khi mình rải tâm từ thì thường xuyên mỗi ngày qúi Phật tử phải rải tâm từ có 11 quả phước báu. 

Trong bài kinh Mettāsutta [1], Ðức Phật dạy có 11 quả báu của tâm từ như sau: 

– Này chư Tỳ khưu, khi hành giả niệm rải tâm từ dẫn đến sự chứng đắc các bậc thiền sắc giới xong, đã thực hành qua thời gian lâu dài trở nên thuần thục rồi, làm cho định tâm an trú vững chắc theo tuần tự, đã tích luỹ nhiều, đã tinh tấn không ngừng, nên hành giả được 11 quả báu như sau: 

1- Ngủ được an lạc.

2- Thức dậy được an lạc.

3- Không thấy các ác mộng.

4- Ðược mọi người thương yêu, quý mến.

5- Ðược các hàng phi nhân thương yêu, quý mến.

6- Ðược chư thiên hộ trì.

7- Lửa hoặc chất độc hoặc các loại vũ khí… không thể làm hại được.

8- Tâm dễ dàng an tịnh.

9- Gương mặt sáng sủa.

10- Lúc lâm chung, tâm không mê muội (tâm sáng suốt).

11- Ðề mục niệm rải tâm từ có khả năng chứng đắc các bậc thiền sắc giới (trừ đệ ngũ thiền); nếu chưa trở thành bậc Thánh A-ra-hán, thì sau khi chết, bậc thiền sắc giới sở đắc của mình cho quả tái sanh lên cõi trời sắc giới phạm thiên.

Muốn biết rõ thì trong phần chú minh 3 của Biên Niên Sử, phần Từ Ái Balamật Ngài Mingun cắt nghĩa rõ ràng, có 480 câu hay là 520 câu.

Khi ta rải tâm từ ái có 4 điều không làm được:

1) Thứ nhất người nữ không được rải tâm từ ái cho người nam (vợ rải cho chồng thì được).

2) Thứ hai là người nam không được rải tâm từ cho người nữ (chồng rải cho vợ thì được.

3) Thứ ba là không rải tâm từ cho người chết (đối với người chết thì mình chỉ hồi hướng phước cho họ).

4) Thứ tư tâm không sân mới rải tâm từ được. Người ta sân hay đối tượng kia sân, đối tượng nào đang sân với mình thì mình rải tâm từ được nếu mình không sân, còn nếu mình đang có tâm sân thì mình không rải tâm từ được. Còn khi hành thiền từ ái thì phải đủ 5 chi thiền. 

Chúng ta phải hiểu có 4 điều không được thực hiện.

Người nữ rải cho người nam, hoặc người nam rải cho người nữ, không có tâm từ ái mà sẽ thành là ái luyến dính mắc đeo níu trong tình ái.

Người chết, thí dụ cha mẹ ông bà của ta mất chúng ta không rải tâm từ ái  cho người đó mà chúng ta hồi hướng chia phước cầu nguyện phước báu nào mình thực hiện được thì mình hồi hướng cho người quá vãng.

Và khi tâm mình sân thì không rải tâm từ ái được.

Cũng như ta tụng kinh Paritta, ta tụng kinh cầu nguyện, hay ta tụng chú hay là gì cũng vậy. Có 3 điều không thực hiện được, với khi mình thực hiện những cầu nguyện.

1) Thứ nhất mình tụng như con vẹt, tức là tụng như máy móc  không hiểu ý nghĩa của câu cầu nguyện đó. Chẳng hạn như kinh Chú Đại Bi, Kinh Tam Bảo, kinh Châu Báu v.v.... mà chúng ta tụng như con vẹt, ta không hiểu được nội dung hay ý nghĩa của câu đó hay là câu cầu nguyện đó.

2) Tâm đang bị phiền não thì không hiệu quả khi tụng kinh Paritta. Thí dụ như tâm mình đang tham sân si, đang hoài nghi, những lúc đó tâm mình chưa thanh tịnh, không sáng suốt, không trong sạch, không an tịnh, thì tụng kinh cầu nguyện tụng chú không có kết quả.

3) Nếu ác nghiệp nặng thì không chuyển được. Giống như Đề Bà Đạt Đa phạm ngũ nghịch đại tội, thì bây giờ mình chia phước cầu nguyện cho Đề Bà Đạt Đa không có lay chuyển được. Akusala là Bất Thiện Nghiệp cho ra Pàga - Ác Nghiệp, lúc bấy giờ là ác nghiệp nặng rồi không lay chuyển được. Qúi Phật tử phải phân biệt được thế nào là Bất Thiện Nghiệp. Khi nào là Bất Thiện Nghiệp, khi nào là Ác Nghiệp qúi Phật tử phải cẩn thận, tại vì khi chúng ta không phân biệt được thì chúng ta sẽ khó xác định được cái mãnh lực của nó.

Qúi Phật tử phải hiểu 3 điều này nằm trong Milindà Sở Vấn Kinh. Vua Milindà hỏi Đại đức Nāgasena; Paritta thành tựu và không thành tựu thì Đại đức Nāgasena trả lời 3 điều không thành tựu với người cầu nguyện. Thì trong cầu nguyện qúi Phật tử sẽ thấy trong lời chú nguyện  trong quyển Biên Niên Sử của Chư Phật có nhiều chú nguyện qúi Phật tử cần nắm bắt được.  Có những lúc mình gặp khó khăn những nghịch cảnh những phiền não hay là những cái gì mà nó đang tấn công mình mà mình phiền não, thí dụ như con mình bịnh hay gia đình mình gặp khó khăn hoạn nạn thì mình phải sáng suốt mình mới tìm ra những câu nào mình cầu nguyện an vui cho người khác hay là mình cầu nguyện cho người đó bịnh hết thì có hết trong phần chú nguyện Balamật. Qúi Phật tử đọc và highline những câu chú nguyện để mình thấy được trong trường hợp nào mình cần phải có mấy câu đó.

Thì khi chúng ta rải cho tất cả chúng sanh ba giới bốn loài trong 6 câu này mà 

1) Tất cả chúng hữu tình, 

2) Tất cả hữu sinh mạng.

3) Tất cả hữu mạng căn.

4) Tất cả loài người

5) Tất cả Chư Thiên.

6) Tất cả chúng sanh. 

Chúng ta đọc 4 câu rải tâm từ 

Rải tâm từ đầu tiên là rải cho chính mình là "Cầu cho tôi không oan trái cùng ai hết", mình ngồi trong phòng hay là cầm xâu chuỗi, tối hay là sáng cũng được, mình rải tâm từ, mình rải cho mình trước sau đó rải cho người thân gần nhất của mình, vợ rải cho chồng được, tại vì vợ chồng là sự hôn phối có sự kết nghĩa.

1) Đừng oan trái lẫn nhau. Chúng ta đọc tất cả loài hữu tình đừng có oan trái lẫn nhau. Oan trái giống như hai con gà đang xổ chuồng muốn đá nhau hay hai con người đang hung hăng dữ dằn nhau.

2) Đừng có ép uổng cùng nhau, tức là đừng lấy người lớn ăn hiếp người nhỏ, đừng lấy người mạnh ăn hiếp người yếu.

3) Đừng có nạn khổ thân tâm. thân thì có nạn, tâm thì ưu sầu khổ.

4) Tự cẩn phòng trọn được an vui. Chữ "tự cẩn" là Ngài Tịnh Sự dịch trong bộ  là tự cẩn thận và đề phòng. Con người chúng ta đi đứng nằm ngồi mình phải cẩn thận đề phòng.

Thì 6 loại rải tâm từ x 4 câu rải tâm từ = 24 câu rải tâm từ 

Và không được rải tâm từ trong 4 điều mà chúng ta không được làm.

 Bốn câu rải tâm từ này là Ngài Tịnh Sự dịch ở trong Bộ Thanh Tịnh Đạo -  Visuddhimagga, trong phần Tứ Vô Lượng Tâm Ngài dịch ra rồi Ngài cho phổ biến cho tới ngày hôm nay thì qúi Phật tử có nhiều người áp dụng và thực hành có kết quả.

Kế đến chúng ta rải theo hướng, có 8 hướng:

1) Hướng Đông 

2) Hướng Đông Nam

3) Hướng Nam.

4) Hướng Tây Nam

5) Hướng Tây

6) Hướng Tây Bắc

7) Hướng Bắc

8) Hướng Đông Bắc

9) Hướng trên (Chư Thiên)

10) Hướng dưới (Chúng sanh)

Tùy trường hợp chúng ta rải. Nếu qúi Phật tử rải như thế này thì chúng ta sẽ thấy có hiệu quả trong vòng từ 7 ngày cho tới 3 tháng sẽ có 11 quả phước báu được sanh ra liền cho người rải tâm từ. 

Trước khi đi ngủ tâm được an vui trong giấc ngủ, thức dậy được an vui, trong giấc ngủ không gặp ác mộng, đó là 3 điều qúi Phật tử thấy được an vui. Nhưng có những người không có tâm từ khi họ ngủ có khi họ gặp những ác mộng họ hoảng hốt hay giật mình, thì chúng ta sẽ thấy rải tâm từ có 3 điều: 

1 trước khi ngủ được an vui,

 2. sau giấc ngủ được an vui, 

3. không gặp ác mộng. 

4. Chư Thiên thương yêu mình, 

5. Nhân loại qúi mến.

6. Phi nhân cung kỉnh mình

7. Thuốc độc, lửa, binh đao không hãm hại mình. (gọi là tam tai: thuốc độc, lửa, binh đao)

8. Gương mặt hồng hào tươi tốt.

9. Nhân sanh chánh lực.

10. Cận tử lâm chung không bị tán loạn tâm thức.

11. Nếu chưa đắc đạo được sanh về cõi trời sắc giới.

Mười một phước báu của người rải tâm từ.

 Trong đời sống hàng ngày qúi Phật tử có rải tâm từ ngày cũng như đêm, có dịp, có thời giờ, và khi nào rảnh qúi Phật tử rải tâm từ, thì qúi Phật tử sẽ được hưởng mấy điều này, trước nhất là được hưởng không bị tam tai, lúc nào cũng an lạc khi rải tâm từ cho chính họ và, họ có thể chia phước báu rải tâm từ của họ cho thân bằng quyến thuộc của họ, nhưng không rải tâm từ cho người quá vãng mà chỉ có hồi hướng phước thôi. Qúi Phật tử rải tâm từ xong qúi Phật tử có phước, rồi lấy cái phước đó hồi hướng cho thân nhân quá vãng. Đó là rải tâm từ

Hành Thiền Tâm Từ.

Thiền tâm từ ái, lấy đề mục tâm từ ái làm đề mục của hành thiền, phải có:

- Tầm đề mục tâm từ ái,  Tứ là quán sát đề mục tâm từ ái tới khi đắc thiền. Đó là tầng thiền Sắc Giới dành cho chúng sanh về cõi Phạm Thiên Sắc Giới, ít nhất là sơ thiền sắc giới được sanh về cõi trời Sắc Giới các Phạm Thiên có tâm từ ái.

Qúi Phật tử đọc trong cõi trời Sắc Giới thì Phạm chúng thiên hay là Phạm phụ thiên vô số nhưng đại Phạm Thiên chỉ có một cai quản ở cõi Sơ Thiền Sắc Giới, như Phạm Thiên Baka như Phạm Thiên Sahampati.

Phân biệt thế nào là Bất Thiện Nghiệp, thế nào là Ác Nghiệp

Qúi Phật tử phải phân biệt được thế nào là Bất Thiện Nghiệp. Khi nào là Bất Thiện Nghiệp, khi nào là Ác Nghiệp qúi Phật tử phải cẩn thận, tại vì khi chúng ta không phân biệt được thì chúng ta sẽ khó xác định được mãnh lực của nó.

Bất Thiện. Mình không xả thí, mình keo kiệt, thì là bất thiện. Thì người bất thiện này mình đọc kinh cầu nguyện cho họ được. 

Ác Nghiệp Lực. là sát sanh. Trộm cắp, lấy của không cho (Adinnàdàna) ngay cả của chồng, của vợ, của cha, của mẹ, mà lấy khi không được cho phép thì cũng là phạm vào giới trộm cắp (Adinnàdàna).

Thí dụ. Một người vợ mua một số hàng hoá thực phẩm để ngày mai đem lên chùa cúng, người vợ mang về nhà để đó đi nghỉ, người chồng đi về sau đói mở tủ lạnh ra thấy đồ ăn có sắn đó bắt đầu lấy dùng, những thực phẩm đó là người vợ có tác ý ngày mai đem lên chùa cúng dường, thì người chồng lấy thực phẩm đó ăn thì đó là Adinnàdàna là lấy của không cho, do đó mình phải hỏi.

Hồi xưa ĐĐ Kassapa, ĐĐ Ca Diếp Ngài tu hạnh đầu đà. Tức là sau khi Đức Phật Ngài độ 3 anh em ĐĐ Ca Diếp, Ngài Maha Kassapa sống trong rừng già tu hạnh đầu đà trong một am thất nhỏ, Ngài ít khi nào ở trong chùa Kỳ Viên hay Trúc Lâm Tự hay là chùa của bà Visakha. 

Nên qúi Phật tử sẽ thấy đời sống của các vị xuất gia mà họ không có tài sản không có của cải họ sống an tịnh lắm. Bây giờ các vị xuất gia mà họ sống có của cải họ sống hồi hộp lắm, chó sủa cũng giật mình. Do đó Ngài Kassapa sống thanh tịnh ở trong một am thất ở trong rừng sâu, sau khi Ngài đi bát khất thực xong Ngài về. Một hôm Ngài về thấy trên chỗ Ngài nằm có bộ y mới mà chung quanh sạch bóng, lu nước châm đầy, Ngài mới nói ủa hồi sáng ta đi bát khất thực không thấy cái này. Thì Ngài lên tiếng hỏi: "cái y này của ai?" lần thứ nhất không ai trả lời, lần thứ hai Ngài hỏi cũng không ai trả lời, Ngài hỏi lần thứ ba cũng không ai trả lời, thì trong luật khi hỏi 3 lần mà không ai nhận thì được dùng mà không phạm vào Adinnàdàna, Ngài là Alahán nên hoàn thiện rồi, Ngài mới để ý, ngày hôm sau Ngài đi bát khất thực nhưng Ngài đi về sớm thấy một vị Thiên nữ đang quét dọn, Ngài hỏi ngươi là ai, thì vị Thiên nữ trả lời là con ở trên cõi trời, nhưng là vì Ngài trong sạch quá cái giới của Ngài thanh tịnh quá con muốn cúng dường cho Ngài phục vụ cho Ngài.

Qúi Phật tử thấy, các vị Alahán sống trong giới luật trong sạch các vị Chư Thiên xuống cúng dường phục vụ cho các Ngài.

- "Nhưng ngày hôm qua có phải ngươi làm không?"

- "Dạ phải, con làm đó".

Do đó Adinnàdàna qúi Phật tử phải hết sức cẩn thận, đừng có lấy của mà người ta không cho.

Và có 2 điều mà qúi Phật tử lấy trả không hết, trả không nổi:

1) Thứ nhất là lấy của nhà nước, lấy của quốc gia là chúng ta trả không hết kiếp này đến kiếp kia trả không hết, trừ khi đất nước đó tiêu tan biến mất thôi.

2) Thứ hai là không được lấy của Tam Bảo là chúng ta trả hoài không hết đời này qua đời kia trả không hết.

Hai điều này thuộc phần Ác Nghiệp.

Cung kính là thiện nghiệp, không cung kính là bất thiện nghiệp. Người nhỏ cung kính người lớn, người trẻ cung kính người già cao niên trưởng lão, cha mẹ ông bà

Hay người thọ trì giới ít cung kính người thọ trì giới nhiều, hay cung kính những vị đại trưởng lão.

Phụng thị là nghe lời, là thiện, không nghe lời là bất thiện.

Ác nghiệp có:

- 3 về thân là sát sanh, trộm cắp, tà dâm. 

- 4 về lời là: 1. vọng ngữ, 2. ly gián ngữ là chia rẽ người ta, nói lời đâm thọc, 3. thô ác ngữ là nói những lời nói thô tục hay không thanh tịnh, 4. hồ ngôn loạn ngữ thuộc về ngữ ác nghiệp

Về ác nghiệp về thân và về ngữ thì về ngữ nặng nghiệp hơn về thân.

- 3 về ý là ý tham, ý sân, ý tà kiến tức là những ý tưởng nuôi dưỡng trong tâm. Chúng ta phải nhớ trong khi nhớ tới tà kiến chúng ta phải liên tưởng tới một điều mà người Phật tử hay người học Phật phải biết cái nào là trọng cái nào là nhẹ, cái nào là nặng, cái nào là thường hay không quan trọng thì chúng ta phải cẩn thận.

Trong ngũ nghịch đại tội hay còn gọi là cực trọng nghiệp, trong quyển Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp chương V thì trong 16 loại trọng nghiệp có cực trọng nghiệp. Nếu cực trọng nghiệp thiện thì sanh về cõi trời sắc giới vô sắc giới, Phi Phi Tưởng Xứ v.v... 

Nhưng cực trọng nghiệp ác nghiệp sanh ra có 5 điều là tội giết cha, tội giết mẹ, giết vị Alahán, làm chảy máu chân Phật, phá hoà hợp tăng, thì phá hoà hợp tăng hồi xưa Đức Phật nói 4 vị tỳ khưu đang đoàn kết mà mình chia rẽ là mình phạm trọng nghiệp. Nhưng có một vài nơi chú giải có nơi nói là 8 vị hay có nơi 6 vị, tùy theo quốc độ, tùy theo số lượng tăng ở nơi trú xứ đó mà chúng ta sẽ gia giảm số lượng xuống. Thì khi mà tăng đoàn từ 4 vị trở lên đang sống hoà thuận mà chúng ta chia rẽ làm cho xích mích hay mất hoà hợp nhau không còn đoàn kết thì ta phạm vô ngũ nghịch đại tội. 

Tuy nhiên trong cực trọng nghiệp này hay ngũ nghịch trọng tội này không nặng tội bằng Chuẩn Xác Tà Kiến (niyata micchādiṭṭhi) cái này là ngũ nghịch đại tội như Đề Bà Đạt Đa phá hoà hợp tăng hay làm chảy máu chân Đức Phật  hay vua A Xà Thế phạm tội giết cha là vua Bình Sa Vương. 

Phá hoà hợp tăng và làm chảy máu chân Đức Phật thì hai tội này thì Đề Bà Đạt Đa hay vua A Xà Thế hiện bây giờ ở trong Vô Gián Địa Ngục (avīcī nīraya) địa ngục thứ 8 là địa ngục cuối cùng.

 Chúng ta mở quyển gì 8 tầng địa ngục có giải thích (quyển màu cam chương V ghi về Địa giới).

Thì khi hai người này trả hết cái nghiệp đã tạo ra thì họ được tục sinh và họ được có cơ hội tu tập thì họ có cơ hội được giải thoát.

Nên Đức Phật Ngài xác định là sau khi Đề Bà Đạt Đa và A Xà Thế trả hết nghiệp ác này ở trong Vô Gián Địa Ngục (avīcī nīraya) sau này thời kỳ Độc Giác Phật sẽ trở thành 2 vị Phật Độc Giác, mỗi một vị có tên vị Độc Giác đó họ được giải thoát.

Tuy nhiên Chuẩn Xác Tà Kiến (niyata micchādiṭṭhi) cho dù bể quả địa cầu này, quả địa cầu này hết tuổi thọ thành trụ hoại không, quả địa cầu này theo quy luật thành trụ hoại không thì nó sẽ hoại diệt quả địa cầu này tới qua quả địa cầu khác hình thành thì cái Chuẩn Xác Tà Kiến ở trong cảnh khổ địa ngục họ tiếp tục qua quả địa cầu khác mà không đi giải thoát được. Người chấp sai chấp tà kiến chấp sai thấy lầm thì họ không có cơ hội để giải thoát được. Chẳng hạn như họ tin là thường kiến hay là đoạn kiến hay là vô nhân kiến, vô thành kiến, vô hữu kiến, mấy vị đó không có cơ hội giải thoát được, họ cứ trôi lăn hoài và họ phải tái tục sinh tử hoài trong vòng sinh tử luân hồi 6 cõi đi liên tục như vậy hoài, họ luôn ở trong cảnh khổ.

Do đó, qúi Phật tử thấy ngũ nghịch đại tội xuống địa ngục vô gián (avīcī nīraya) coi như không có đường ra, không ngừng thọ khổ, tức là mỗi sát na họ khổ liên tục như vậy, nhưng họ có con đường giải thoát khi trả hết nghiệp thì họ sẽ ra đi. Nhưng đối với người Chuẩn Xác Tà Kiến (niyata micchādiṭṭhi) thì họ cứ tái tục sinh tử trong cảnh khổ hoài không ra được.

Nên phần Ý tà kiến là thuộc loại Ác Nghiệp Lực. Trong tà kiến thì chúng ta thấy có 62 tà kiến trong bài kinh Phạm Võng của Trường Bộ Kinh, 62 tà kiến này thuộc loại Ác Nghiệp.

Thì đi ngược lại với 10 ác nghiệp này là Thập Phúc Hành Tông, còn Thập Phúc Hành Tông ngược là bất thiện.

Thập Phúc Hành Tông gồm: Xả thí.2) Trì giới.3) Tu thiền.4) Cung kỉnh.5) Phụng thị.6) Thính pháp.7) Thuyết pháp.8) Hồi hướng.9) Hoan hỉ theo.10)  - Chân trí, Chân là chân thật, cái biết của mình chân thật. 

Thì vể Thính pháp 

Thí dụ, chúng ta không muốn nghe pháp, không thính pháp hay có tâm bất kỉnh trong khi người ta thuyết pháp mình ngồi trong hội chúng, thí dụ có vị pháp sư thuyết pháp, mình ngồi trong hội chúng đang thính pháp nhưng mình nói lào xào thì sau này sinh ra mình có tâm không yên ổn, nói lịu, hay quên.

hết phần rải tâm từ


No comments:

Post a Comment