Wednesday, July 2, 2025

073 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 09 tháng 9, 2023

  073 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 09 tháng 9, 2023  

Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng 073 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Nghiệp chủ có 2 thể loại : 

1 - Một là mình vay giờ nó tới đòi, mà khi đòi thì mình phải trả, mà trả không hết thì không có đi được. Giống như sài credit card là mình vay, mình mua chịu, mượn trước trả sau. 

Thì mình ngồi nghiệm lại Kammassakatā chính con người mình Kammassakatā loại nào ? 

1. Một là mình gieo thì nó trổ sinh.

2. Mình vay mượn thì mình phải trả.

Hai loại đó, mình là loại nào ? Mình gieo thì giờ nó trổ sinh. Còn mình vay giờ nó đòi. Nó là nghiệp chủ.

Nên Chánh Kiến đầu tiên là  Kammassakatā là Nghiệp Chủ Nhân nó giải quyết mình.

Trong Kinh nói bà Sonā trong quyển bà Sona có 10 đứa con có trai có gái, con trai có vợ là dâu của bà, con gái có chồng là rể của bà, bà với chồng bà có tiền của giàu có, chồng bà chết bà kêu 10 đứa con thành 20 vừa dâu vửa rể bà chia gia tài cho những người con và những người con này sẽ lo cho bà, những đứa con đồng ý. Rồi mỗi ngày bà tới nhà những người con, mới đầu thì đứa nào cũng tiếp bà tử tế, nhưng từ từ giảm dần thưa dần, rồi lợt lạt, thì bà cảm nhận được. 

Khi mình đọc tới giai đoạn này mình sẽ xử lý làm sao ? 

Sonā xử lý như vầy : Bà nói "điều này là phước cho ta, con ta đã cho ta thấy sự thật này, nên ta đi được. Nếu con cháu níu kéo săn sóc thì ta không đi được."

Thì bà Sonā đã đi đến gặp bà Gotami để xin xuất gia. Bà Gotami là dì mẫu của Đức Phật và bà là giáo đoàn trường Ni, bà Sonā  được nhận vào giáo đoàn Ni. Bà Gotami là một vị Ni Trường có tâm từ và được Đức Phật khen ngợi là một người đa văn quảng kiến, Bà Gotami độ cho bà Sonā vào Ni đoàn . 

Trong kinh thì Sona là người nam, còn Sonā là người nữ.

Trong chùa có chấp tác, ai vô chùa cũng đều được phân công việc. Thì bà Sonā già quá rồi nên Ni Trưởng Gotami giao cho nấu nước sôi cho các tỳ khưu Ni, các tỳ khưu Ni đi bát về có nước sôi để uống hay để tắm. Sau khi các tỳ khưu Ni đi bát về có nước sôi để dùng thì bà Sonā đã làm xong nhiệm vụ rồi bà rảnh và bà đi kinh hành. 

Sonā vịn bờ tường của Ni Viện mà đi kinh hành Vipassana, hay bà vịn vào từng thân cây trồng trong Ni Viện để đi kinh hành, bà niệm sinh diệt, chứ bà không đi ngủ, và bà đắc Alahan.

Khi mấy bà Ni đi khất thực về không thấy nước sôi, hỏi bà Sonā, thì bà trả lời là có, thì mấy bà Ni nói không thấy bà nấu, thì bà chỉ vào bếp và nói vào lấy nước sôi đi, thì mấy bà Ni múc nước lên thì thấy nước sôi liền. Lúc đó mấy bà Ni mới biết là bà Sonā đã đắc quả Alahan mới có năng lực nấu nước sôi bằng Tâm của bà, mấy bà Ni phục.

Chỗ mà Sư muốn nói Kammassakatā của bà Sonā là bà bị con cháu hất hủi, cái Nghiệp Chủ bị con cháu hất hủi bạc đãi bà mới đi xuất gia được. Còn nếu như Kammassakatā của bà Sonā mà con cháu ái luyến đeo níu đùn bọc thì Kammassakatā của bà Sonā chìm trong luân hồi Samsàra

 Ngài Paṇḍita nói; đầu tiên là Chánh Kiến là Kammassakatā của mình, chứ không phải mình nhìn thấy Tứ Đế, phải nhìn Kammassakatā của mình. 

 Còn cái nữa là những cái  Kammassakatā vần đề Vipassana, Kammassakatā của Samadhi. Cái phần mà 2 pháp sau là chỉ có  Đạo với Quả đó thuộc về 6 pháp Samadhi

Nhưng mình đọc không kỹ thì mình thua. Vô thiền Samadhi cũng có Chuyển Tộc (Gotrabhū) . Vô đường Đạo Quả Vipassana cũng phải có Chuyển Tộc (Gotrabhū) . Chuyển tộc, chuyển tánh, chuyển tính, chuyển tâm, chuyển nghiệp cũng là một loại của Gotrabhū. Mà cửa đó là cửa tiên quyết nếu không qua được Chuyển Tộc (Gotrabhū) thì không có trở thành người thiền giả, trở thành người đạo quả, muốn đi qua con đường  thì mình phải qua được cửa Chuyển Tộc (Gotrabhuu) Kammassakatā.

 Bà Sonā để ý đến con, còn con không để ý đến bà, Kammassakatā trổ ra và bà cắt ái đi xuất gia. Còn có những người trước kia không để ý đến mình tới khi mình xuất gia đi tu thì con kéo lại.

 Kammassakatā là Nghiệp Chủ, 

1. Mình gieo hạt thì mình làm chủ.

2. Mình vay thì phải trả.

Thì trong 2 vế mình ở vế nào, đứng trong Kammassakatā đó là pháp, đó là Chánh Kiến là phải thấy đúng, thì biết mình ở vế gieo hạt thì mình làm chủ, còn ở vế vay mượn mình làm con nợ thì mình phải trả, mình ở vị trí nào ?

Ông Balamon đang phát đồ ăn cho tá điền đang làm ruộng cho ông, Đức Phật Ngài ôm bát đi tới, thì ông Balamon nói "Ông đi cày thì có vật thực ăn". Đức Phật Ngài nói "ta đã gieo rồi, nay ta gặt, ta không đi cày."

Bữa nay mình nói về Kammassakatā , mình ngồi mình giựt mình,  chánh kiến của mình, kiến thức của mình, cái nhìn của mình có khi chưa chính xác. Chính xác chỉ khi nào loại kiết sử và tập khí của mình ra, loại tánh nết của mình ra thì mình mới nhìn thật, còn không vấn đề nào mình cũng bỏ kiến thức của mình vô, cái tri kiến của mình vô, cái tà khí của mình vô, cái tánh nết thói quen của mình vô.

Do đó đứng trước Nghiệp Chủ, Nghiệp chủ là Pháp, nó không có một con người nào đến với mình hết, những con người mà mình đang tiếp xúc hay là mình đón nhận như cha mẹ, vợ, chồng, con cháu, nếu mình nhìn với Chánh Kiến, không có kiến chấp của mình, đó chỉ là pháp thôi.

Sonā không nhìn 10 đứa con là con của mình, đó là Pháp, trong Pháp đó có 2 là pháp thuận và pháp nghịch. 

- Nếu thuận theo đạo thì sẽ là nghịch với đời. 

- Nếu thuận với đời thì nghịch với đạo.

Bà Sonā không nhìn 10 đứa con là con của mình, đó là Pháp thuận với Đạo, nhưng nghịch với đời. Đó là Chánh Kiến

Còn mình đây nhìn chiều hướng thuận, mình nhìn theo hướng của mình, chứ mình không nhìn theo Pháp, mà mình nhìn vô là người với người, vay trả, trả vay.

Chặn đường mình đi qua có thuận có nghịch, vui sướng, khổ buồn lẫn lộn, đó là Pháp, nếu nhìn lên người thì không có nói được.

Như trường hợp từ trước vay nhiều, giờ thấy phải trả những gì đã vay trước đây. Như vậy thì nhìn lại mình vay người hay vay Pháp, mà vay người thì nhìn đó là tri kiến của mình chứ không phải nhìn Pháp, không phài là Chánh Kiến.

Nếu như mình nhìn theo Pháp thì đây là Pháp ta đang vượt qua, ta không có vay, đây là Pháp ta đang gieo để ta vượt qua, đó là bà Sonā. 

Từ trước tới giờ mình vay bây giờ mình trả vừa vốn vừa lời trả xiết trả hoài mà không hết, rồi buồn. Nếu mình nuôi dưỡng tâm đó mà tối nay mình chết mình mang đi tục sinh sẽ bị khổ. Vì mình buồn có tâm sân.

Tôi lỡ sinh ra vì sao xấu, kiếp này buồn không có gì an vui hết." Rồi mình nhìn ra thấy ai cũng an vui cũng gặp điều lành, còn mình toàn trái ngang nghịch cảnh, mình sống trong kiết sử kiến chấp của mình. Thì trong Đạo Phật nói cái đó không có cơ hội giải thoát.

Có người nói : "đang gieo giống giải thoát". Làm sao gieo giống giải thoát được, không có, mình đang ở trong cái tráp của nó mà mình không thấy. Mình đang sống trong cái tráp, là 2 mặt của cuộc đời nó đá qua đá lại.

Còn gieo giống giải thoát là không có giữ, không có trả không có vay, đó mới là đi theo gieo giống giải thoát, còn cái này nó tưng lên dìm xuống nó làm cho mình vui làm cho mình buồn lẫn lộn, nó như trái banh, giờ mình không có nó cũng không được thì làm sao có giống để giải thoát. 

Sư nhìn Kammassakatā Nghiệp Chủ của các quí Phật tử Sư biết hết, Sư không nói một cá nhân người nào, nhưng Sư chỉ cách mình nhìn Kammassakatā Nghiệp Chủ của mình.

Đức Phật Ngài nhìn đúng Kammassakatā Nghiệp Chủ của chúng sinh, Ngài có Chánh Kiến và Ngài có Thánh Kiến của bậc toàn tri toàn giác Sabbannùta Ngài mới nhìn thấy, Ngài mới gở ra, Ngài nói : "Ông không có gieo, mà không có vay với đời, và không biết sống trong đời thôi chứ thật ra ông không có vay không có gieo, tức là ông không biết sống."

Còn mình bây giờ mà biết sống thì cũng không gieo không vay, nhưng mình biết cách sống để mình gỡ chặn đường mình đang đi.

Nếu như quí Phật tử nói mình không vay không gieo thì mình không có con cái, và không nghĩ tới không được, mà nghĩ cũng không được vì mình đang ở trong cái tráp 

Con là nợ, vợ là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo, như vậy quí Phật tử có không ? Có đủ cả 3, nhà cũng là nghiệp báo thì là có vay rồi, mình đã vay rồi mà mình không biết, mình nhìn không ra.

Gieo giống giải thoát là buông hết ra, không có gì dính. Con gọi là đi, mà nó nói rất là đúng, má bệnh phải nghỉ ngơi mà mình không nghe, thì nó là chủ hay mình là chủ ? Không có ai chủ hết mà mình đang ở trong cái tráp phước báo, cái nghiệp chủ, cái đó là hiện thân.

 Do đó, khi mình nói nghiệp chủ là mình không có chủ được cái nghiệp quá khứ, hiện tại, vị lai thì mình không phải là nghiệp chủ.

Sư dẫn chứng : Sư muốn dịch kinh, Sư muốn nghỉ thì nghỉ, Sư khỏe cái gì Sư cũng chủ động được, mà Sư phải tập phải luyện thì mới làm được, các vị Bồ Tát cũng vậy, nên quí Phật tử phải cẩn thận. Nên trong 10 Balamat thì Balamat mà Ngài trong Buddhavamsa (Biên Niên Sử của các vị Phật) chú nguyện Adhiṭṭhāna là điểm chính. Mình không có chú nguyện Adhiṭṭhāna tức là mình không có quyết tâm thì không có kết quả. Khi mình đã chú nguyện, mình đã quyết tâm rồi thì không có gì mà lay chuyển được thì mới thành, mình không quyết định được, nên mình phải chú nguyện. Như Ngài Rahula con của Đức Phật buổi sáng Ngài lượm một ít cát Ngài thẩy lên trời và nguyện : "bữa nay ta học hết một số Pháp bằng số cát trong tay" và Ngài phải làm cho đúng với lời chú nguyện.

Mình không có làm chú nguyện. Chữ "lực bất tòng tâm" nghĩa là bữa nay ta muốn tu mà ta không tu được; bệnh, nhức đầu, có người tới, hay có người rủ đi, hay là mình phải trả vay vay trả.

 Đặt trường hợp như cô Bảy muốn về VN không, nếu cô nói cô muốn về VN thì cô là nghiệp chủ hay là nghiệp chủ dắt cô về VN khiến tâm của cô muốn, ý cô không muốn về VN nhưng cô không từ chối được, nó cũng là nghiệp chủ, nó cũng đòi cô phải đi về.

Bây giờ như trường hợp cô Mười nói cô  không biết, giờ nghe cô Hồng Ân bệnh hay cháu ngoại của cô bệnh, cô có ngủ yên không ? Không có. Mà cô phải lo, vì nó là chủ, hay là nghiệp chủ đang có nó qua người này nó qua người kia nó làm cho cô bị chi phối, cô không ngồi thiền được.

Do đó, đứng trước  Kammassakatā Nghiệp Chủ ta gieo hay là ta vay, bây giờ ta đang trả hay là ta đang dưỡng hạt giống để ta tầm cầu, chứ ta không làm chủ được.

Câu trả lời đầu tiên là mình không biết mình đang vay mình đang gieo, và mình đang gieo bao nhiêu:

- Gieo bao nhiêu trong quá khứ giờ mình phải trả bao nhiêu.

- Bây giờ mình gieo bao nhiêu trong hiện tại này để rồi mình sẽ gạt hái trong vị lai bao nhiêu.

- Rồi mình đã vay bao nhiêu trong quá khứ, bây giờ mình đã trả bao nhiêu trong hiện tại này vừa trả cả lời lấn vốn mình không biết, thì tại sao mình dám nói.

Khi nào cuộc sống của quí Phật tử làm chủ được lúc đó mình mới nói được, còn chưa làm chủ được thì không nói được, mình còn trong cái tráp cái lọng nó đang giữ mình.

Căn nhà mình mua trả hết mình là chủ, không phải, đó là nghiệp báo.

Mình làm mẹ, con là nợ, mình đã gieo rồi, bây giờ nó trả hiếu, không, nó chỉ là nghiệp báo.

Ngày 24 tiếng, mở mắt ra tới khi ngủ mình đã gieo bao nhiêu, vay bao nhiêu mình không thấy, một ngày thôi.

Từ khi Sư thức dậy cho tới khi Sư nhắm mắt là Sư phải làm Phật Pháp, chứ Sư không có nghĩ tới một cái gì riêng tư cho mình mà còn chưa xong, Sư chỉ làm Phật Pháp thôi, đó là kinh nghiệm của Sư. Không có gieo mà Sư chỉ làm Phật Pháp thôi, cống hiến cho Phật Pháp, phục vụ hết chuyện này đến chuyện kia, đánh chuông xong thì tụng kinh, cầu nguyện, rồi dịch kinh suốt, Sư không có vay Sư không có gieo, Sư chỉ sống với Phật Pháp thôi.

Còn quí Phật tử sáng thức dậy trả cái gì, gieo cái gì, là đời sống của quí Phật tử. Đời sống của gia đình hết vay rồi tới gieo. Đời sống người xuất gia không vay không gieo.

Đức Phật Ngài nói : "ta không gieo trồng ta không gặt hái, ta không vay mượn ta không trả".

Còn quí Phật tử dám nói câu đó không ?

dò tới đây

Do đó, Kammassakatā Nghiệp Chủ của ta rất là quan trọng, nếu nhìn ra được thì mới thấy được con đường giải thoát của mình, con đường thoát khỏi cái nghiệp.

 Trong cuộc đời này, từ sáng tới tối vay và gieo rất nhiều, trừ khi làm việc Phật Pháp thôi, còn không chỉ vay và gieo, từ con tới chồng tới vợ tới cháu hay anh em chị em, không vay thì gieo 100%, khi đã có vay và gieo thì có quả báo rượt theo như bóng với hình. Mình không chối từ gạt bỏ được, nó đi theo ta như bóng với hình.

Bây giờ mình yên là con cháu nó hoan hỉ với mình, còn nó không hoan hỉ với mình thì mình không thể yên. Bây giờ mình sống đây là không sống cho mình, mà là sống cho con cái, mình sống tương tác, mình không làm gì quyết định một mình được, cũng phải vay và gieo.

Mình chưa có tự do, nghiệp chủ đeo, nó quyết định sai khiến mình dù trong cái ngọt, trong cái vui, trong cái hoan hỉ cái phước, cũng là nghiệp chủ. 

Mà càng thương nhiều như bà Sonā cột dính luôn.

Kammassakatā Nghiệp Chủ  mặt nào cũng có vừa gieo vừa vay không ngừng.

Khi người ta hỏi Nghiệp Chủ của bà là gì ? 

Trả lời là : Nghiệp Chủ của tôi đang cột trói tôi, nghiệp chủ của tôi hết khi tôi tự do. Khi còn mẹ, còn cha, còn vợ, còn chồng, còn con thì còn Nghiệp Chủ. Con là nợ, vợ là oan gia, nhà là nghiệp báo, nó cột trói ta.

Quí Phật tử chưa qua được  Kammassakatā Nghiệp Chủ. Ở góc độ nào mình cũng bị cột trói.

Chừng nào gánh nặng đặt xuống thì mới ra khỏi Kammassakatā Nghiệp Chủ 

Đức Phật Ngài có 3 căn bệnh; vọt bẻ, nhức đầu, rối loạn đường tiêu hóa. Nhưng tới phút chót trước khi viên tịch Níp-bàn còn mang bệnh kiết lỵ trả trong suốt 3 tháng mà không có nước uống cũng là Kammassakatā rượt Ngài, mà Ngài đã giải thoát rồi, là bậc Alahan bậc Chánh Đẳng Giác vẫn bị trả nghiệp cũ. Nhưng Ngài làm chủ được cái quyết định của mình.

Nên khi nào quí Phật tử lập chí nguyện Adhiṭṭhāna quí Phật tử làm chủ chí nguyện một ngày thôi lập chí nguyện mà làm chủ được chí nguyện đó thì ngày đó qua được Kammassakatā Nghiệp Chủ. 

Muốn kèm theo chí nguyện Adhiṭṭhāna làm chủ được chí nguyện Adhiṭṭhāna thì làm chủ được Kammassakatā Nghiệp Chủ một ngày thì phải có sự tinh tấn chứ không phải chú nguyện suông, phải có tinh tấn nỗ lực để đạt được chú nguyện này và thành tựu chú nguyện này, kết quả được chú nguyện một ngày thì mình qua được Kammassakatā Nghiệp Chủ một ngày.

Đó là con đường đi của mình qua được Kammassakatā Nghiệp Chủ 

Muốn thoát Kammassakatā Nghiệp Chủ một ngày thì phải có chí nguyện Adhiṭṭhāna một ngày và có Viriya (tinh tấn) ở trong đó mới có kết quả, mình làm chủ sự sống của mình.

Một ngày phải có một chú nguyện trong Pháp, chứ không phải chú nguyện trong tư kiến của mình, và phải tinh tấn để đạt chú nguyện đó thì mình mới qua khỏi Kammassakatā Nghiệp Chủ. 

Còn nếu như từ sáng cho tới tối mà không có chú nguyện không có tinh tấn nỗ lực để thực hiện chú nguyện này thì mình sống ở trong vay trả không ngừng.

Chuyện Jātaka của Đức Phật Ngài muốn trở lại trong hiện tại để Ngài nói lại cho chúng sinh nghe thì nó hiện ra trước mặt Ngài với trí tuệ của Ngài. Do đó rất là quan trọng.

Bà Izabela nói trong kinh Jātaka kinh Bổn Sinh  Đức Phật Ngài nói có 2 hạng người mình nghe mình thấy đau lòng lắm.  

1. Uneducated people là người mạt thụ giáo là người không được tiếp thụ (người không học được)

2. Market - place people là người chốn thị trường, là người tranh đua hơn thua.

Thì khi Ngài kể lại kinh Bổn Sinh Ngài đâu có nói với người bậc minh trí, Ngài nói với 2 hạng người này, Ngài kể lại những khuyết điểm của  2 hạng người này có đầy những khuyết điểm đó, họ mới thấy được và họ mới soi lại và nhìn ra được, còn những bậc minh trí Ngài không cần phải nói.

Đọc kinh Jātaka Bổn Sinh để nhìn lại chính mình.

Những bài kinh này khi đưa ra một người học giả đọc nghiên cứu và viết ra nói kinh Bổn Sinh Đức Phật Ngài viết ra cho 2 hạng người này mà mình ngồi nghe mà mình thích thú thì chính mình đang nhìn lại chứ không phải mình thích thú trong câu chuyện của Đức Phật Ngài trải qua, như vậy mới có giá trị.

Do đó, quí Phật tử may mắn được gặp chánh pháp có Sư hướng dẫn chỉ dẫn từng chút quí Phật tử phải vượt qua, không có khinh suất được, cuộc đời của mình từ khi mình sinh ra được trong đời này là mình đã biết mình là một người vay trả trả vay chứ chưa làm chủ được, ở vị trí nào cũng vậy mình đang vay trả trả vay, vừa làm chủ nợ vừa làm con nợ, cứ xoay qua xoay lại không hết. Mình phải thức tỉnh, từ sáng tới tối mình phải có chú nguyện và thực hiện chú nguyện đó bằng sự tinh tấn nỗ lực để mình làm chủ một ngày vượt qua, và làm mỗi ngày mỗi ngày thì mới thoát dần ra./.