Monday, December 9, 2024

063 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 24 tháng 6, 2023

 063 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 24 tháng 6, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "063 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Trong quyển Biên Niên Sử của Chư Phật, quyển 1 màu đỏ. Ngài Mingun nói bất luận vị Bồ Tát nào thành Phật đều qua Tứ Chánh Cần, các Ngài thành tựu đạo quả hạnh nguyện Chánh Đẳng Giác.

Tứ Chánh Cần có 2 là Bất Thiện và Thiện. 2 Bất Thiện và Thiện đều có cái chưa từng sinh và đã sinh 

Bồ Tát có 3 :

- Chánh Đẳng Giác

- Độc Giác

- Thinh Văn Giác

Đường hành đạo của các vị Bồ Tát có:

Định Đạo :

- Chánh Tinh Tấn

- Chánh Niệm

- Chánh Định.

Chánh Tinh Tấn chia làm 2:  Bất Thiện có 2 là đã sinh và chưa sinh

                                           Thiện có 2 là đã sinh và chưa sinh.

Khi họ có Chánh Tinh Tấn, thì bất luận việc gì họ cũng đều là Chánh Tinh Tấn hết. 

Thí dụ. Trong sinh hoạt đời sống hàng ngày việc nhỏ việc lớn đều Chánh Tinh Tấn, chứ không phải chỉ trong khóa tu mới có Chánh Tinh Tấn, đi chợ, nấu nướng, ăn uống cũng trong Chánh Tinh Tấn.

Chẳng hạn  nghe ai cần giúp đỡ thì mình giúp đỡ, là mình làm việc thiện có Chánh Tinh Tấn.

Còn mình giải đãi, làm biếng thì đó là Bất Thiện, mình siêng là mình diệt giải đãi, mình tinh tấn là diệt trừ sự lười biếng, mình sốt sắng là diệt trừ hôn mê hay hôn trầm. Trong đời sống hàng ngày trong 24 giờ mình phải tinh tấn. 

Chánh Tinh Tấn trong mỗi việc từ Thân, Ngữ, Ý, phải có niệm, mình làm cái gì mình phải có Niệm, phải có ghi nhớ, ghi nhớ có 2 : làm cho xong, làm với sự hiểu nghĩa Nhân Quả. Mình làm cái nào cũng phải có Niệm, phải làm cho xong. Đó là Chánh Niệm của Chánh Tinh Tấn.

Mình phải tập trung và không phóng dật, không lo ra, trong mỗi việc.

Tại sao ông Sư không ăn chung với quí Phật tử, tại vì ông ăn trong Chánh Niệm và Định, còn quí Phật tử thì vừa ăn vừa nói mà không có Niệm Định và chưa chắc là có Chánh Tinh Tấn. 

Chánh Tinh Tấn có một vế là Thiện, không có Bất Thiện.

Niệm Xứ này không phải là trong Niệm Xứ; Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Niệm Xứ này trong Chánh Tinh Tấn, trong việc Thiện, trong việc Bất Thiện, trong đời sống hàng ngày, trong sinh hoạt đời thường là Chánh Niệm này, đó là Hành Đạo.

Trong cái Niệm đó mình phài có sự tập trung, không phải niệm suông,  niệm khẳng định. Thì trong khi niệm trong đó rồi định trong đó thì Tâm của mình ở trong Pháp, Tâm bắt cảnh, không bắt chung quanh nữa, không bắt kiết sử không bắt lậu hoặc nữa. 

Thì trong khi đang định, nó là đối tượng thì đối tượng đó nó sẽ hiện bày theo thực tính thực tướng của nó.

Do đó, hành giả có Chánh Niệm thì nó ra bên Minh Sát Tuệ là Niệm, và Định qua phần Minh Sát Tuệ là Định. 

Thì lúc bấy giờ Tuệ bên Minh Sát Tuệ đòi hỏi ở một số các nhà Chú Giải cũng như các vị Thiền Sư Miến Điện đều gọi là Vipassanāñāṇa, họ nói đây là Minh Sát Trí, thì họ bắt đầu liệt kê 16 Tuệ Minh Sát Trí, cơ bản là 10 Minh Sát Trí + 6 cái sau là Đạo Quả. Nhưng ở trong phần Hành Đạo này họ không nói cái đó.

Do đó, chỗ này sẽ trở thành Minh Sát Tuệ của Tứ Niệm Xứ, với cái Hành Đạo này nó sẽ trở thành Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, nó thuộc Tuệ Đạo.

 Với Tuệ Minh Sát thì vị Thiền Sư kể ra Tuệ Thứ Nhất là Tuệ Phân Biệt Danh Sắc. Tuệ Thứ Hai là Tuệ Phân Biệt Nhân Quả, Tuệ Thứ Ba là Tuệ Phổ Thông Tướng Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Nhưng nếu bên Hành Đạo trong đó mỗi ngày sinh hoạt trong mỗi việc nhỏ lớn ở trong Niệm Định thì họ sẽ thấy Chánh Kiến sẽ thấy Chánh Tư Duy. Đụng vô cái nào thì Chánh Kiến sẽ giải đáp gọi là Kiến Giải, thì Chánh Tư Duy họ sẽ hoàn chỉnh.

Khi họ có được Chánh Kiến, Chánh Tư Duy xong rồi thì khi họ đụng vô Pháp, đụng vô người, họ có Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Họ sống hoàn bị trong Bát Chánh Đạo mà họ đang tu (Hành Đạo) chứ không phải họ đang làm Pháp Niệm Xứ.

Mình không đi theo Hành Đạo. Mình vô Minh Sát Tuệ là mình đi từ từ và cứ vậy thôi, nên Sư cứ hỏi hoài quí Phật tử đang tu Tứ Niệm Xứ hay đang Hành Đạo, hay đang tu Thiền hay là tu Hành Đạo.

Do đó, khi có được cái này rồi, sau khi ở trong phần nội bộ của mình, mình phải tu tập cho mình trước thì khi đó mình ra ngoài mới là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Mình sống trong Giới Đạo của mình.

 Đầu tiên là mình phải đặt cái kỷ cương. Nên bài Ngài Mingun nói các vị Bồ Tát đều lấy Tinh Tấn, Tứ Chánh Cần làm nền tảng trên đường tu tập của họ, rồi từ đó họ đi theo phần Hành Đạo, chứ họ không đi theo Minh Sát Trí. 

Thời xưa không ai nói Tứ Niệm Xứ hết. Satipatthana Tứ Niệm Xứ Đức Phật chỉ thuyết cho người dân xứ Kuru nghe thời Đức Phật. Còn thời của các vị Bồ Tát trong Buddhavamsa Biên Niên Sử của Chư Phật họ đi Hành Đạo

để hình 062 - 27.50



Định Đạo

- Chánh Tinh Tấn 

- Chánh Niệm

- Chánh Định.

Tuệ Đạo

-  Chánh Kiến,

-  Chánh Tư Duy 

Giới Đạo

 - Chánh Ngữ, 

- Chánh Nghiệp, 

- Chánh Mạng 

 Đó là Bát Chánh Đạo là con đường Hành Đạo của mình.

Do đó, ngày hôm nay nếu Sư không dóng tiếng chuông lên cảnh tỉnh hay  nhắc quí Phật tử thì quí Phật tử cứ tập trung vô Tứ Niệm Xứ chứ không Hành Đạo. Như vậy cũng giống như nhà Sư xuất gia rồi vô chùa ở, chỉ như vậy thôi chứ không thay đổi, không tu tập gì hết, sống lâu năm lên làm lão làng, tu lâu năm lên làm Sư Cụ Sư Ông vậy thôi, không thay đổi, tập khí vẫn còn tập khí. Đời sống của họ không thay đổi, họ có giữ giới, họ cũng có niệm, họ không làm gì tội hết. Nhưng uổng cho một kiếp hay uổng cho một đời không tu tập.

Các Phật tử cũng vậy, giờ mình nhìn lại mình. Bây giờ mình nói trong đời sống hàng ngày có Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. 

Nền tảng nào để các Phật tử có Chánh Ngữ ? Là Chánh Tư Duy và Chánh Kiến làm nền tảng cho Chánh Ngữ của quí Phật tử, từ trí tuệ quí Phật tử mới nói ra. Chứ không phải nói theo kiết sử của mình, hay theo tập khí, hay theo thói quen mà nói.

Mình phải Hành Đạo, không phải mình tu mà mình phải Hành Đạo. Đời sống của mình phải đặt nền tảng là Chánh Tinh Tấn.

Chánh Tinh Tấn không phải là siêng năng tu về thân xác, về thể lực của mình. Mà Chánh Tinh Tấn là phải gột rửa thường xuyên các Bất Thiện trong Tâm và trong Thân luôn. 

Tâm mình cũng phải Chánh Tinh Tấn pháp Bất Thiện phải lọc để có Thiện. Thân xác mình có giải đãi, uể oải lười biếng mình phải lọc ra để mình tinh tấn siêng năng chứ không có nuông chiều nó.

Tại sao người ta sợ đến chùa ? Tại vì ở chùa thì phải thức khuya dậy sớm, làm việc từ sáng đến tối, nên người ta không dám đi chùa. Vô chùa là phải thức dậy sớm và tối đi ngủ trễ, và làm việc tập thể, không có sống riêng tư, người ta sợ, người ta giữ thói quen, giữ tập khí nên người ta không đến chùa. Nên họ mất sự Tinh Tấn.

Thiền sinh hỏi: Cho cái ngăn ngừa thì Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Thì Chánh Ngữ có 4, Chánh Nghiệp có 10. Tại sao con nghĩ Chánh Nghiệp phải là 10. Thứ nhất, là 3 về thân, 4 về lời, 3 về ý, tại vì nghiệp là từ 3 cửa đi vô là thân, ngữ, ý. Trong khi đó, hồi xưa thì Sư có nói đủ 3 nhưng sau này Sư chỉ dùng có nghiệp, mà nghiệp chỉ có 3 về thân thôi, thành ra con thấy thiếu ngữ và ý. Có ý mới làm thân tạo nghiệ, và có ý thì ngữ mới nói ra.

Thứ hai, Chánh Mạng cũng là 10, tại vì để nuôi cái mạng này có 5, mà 5 điều đó thứ nhất là cái ý của mình nó làm xấu làm tốt để nuôi cái mạng này cũng do ý. Ý có cái tốt rồi biết con đường chánh rồi thì nói những lời đúng, thì cái đó là lời nói ra. Và cái cuối cùng  34.01 là mạng sống của mình cũng vậy. Hồi nãy con có nói thân, ngữ, ý phải đi chung. Con nói như vậy có sai không ?

HT trả lời: Không sai, nhưng dư.

Thiền sinh hỏi: về ngăn ngừa có Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng là 10.

HT trả lời như sau:

Chánh Nghiệp có 3 về Thân, 4 về Lời, 3 về Ý là nói trong vấn đề Hành Đạo mà thôi.

Nói về Hành Đạo trong sinh hoạt của mình thì mình có Chánh Ngữ thì mình giữ 4 trong Chánh Nghiệp, trong Chánh Mạng thân ngữ ý.

Chánh Ngữ có 4 :

- Không vọng ngữ

- Không ly gián ngữ

- Không nói lời thô ác ngữ

- Không hồ ngôn loạn ngữ.

Chánh Nghiệp có 3 :

- Ly Sát sinh

- Ly trộm cắp

- Ly tà dâm

Chánh Mạng có 7 : 4 ngữ + 3 thân (nghiệp)

Thì cộng lại Chánh Ngữ 4 + Chánh Nghiệp 3 + Chánh Mạng 7 = 10 là trong Hành Đạo.

Bây giờ cô kể là Chánh Nghiệp có 10 : 3 thân + 4 lời + 3 Ý . Và cô nói trong Chánh Nghiệp phải là 10 chứ không phải 3.

 Được, nhưng trong 4 lời nó có phần Chánh Ngữ rồi, do đó mình cộng vô cũng vậy. Còn Chánh Mạng cô cũng nói có 10, thì trong đó nó đã có 

Trong Hành Đạo ( Chánh Tinh Tấn,  Chánh Niệm Chánh Định) này từ sáng sớm mở mắt ra là phải có Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định đến tối khi nhắm mắt nhớ lại nuôi mạng mình ngày hôm nay, nghiệp của mình đã tạo ra, lời nói của mình đã bung ra, đã viên tròn trong Giới Đạo này.

Tử sáng sớm mở mắt ra phải có Chánh Tinh Tấn, cho đến tối khi nhắm mắt lại là sống từ trong Định cho tới Giới, tối ngủ kiểm tra lại Giới của mình trong đó là vuông tròn, đó là một ngày Hành Đạo của quí Phật tử thành tựu. Chứ không phải một ngày tu tập để mà thành tựu.

Mở mắt ra là mình có Chánh Tinh Tấn, bất thiện nào phải diệt trừ, đầu tiên hết là giải đãi, mệt mỏi, chán chường hay uể oải mình phải lọc ra và phải Chánh Tinh Tấn.

Chánh Tinh Tấn là bất thiện nào chưa sinh đừng cho sinh, bất thiện nào sinh rồi diệt nó đi, thiện nào chưa từng sinh cho sinh lên, thiện nào đã sinh rồi làm tăng trưởng lên.

Chỉ cần như vậy là đang Hành Đạo, không cần đi qua 10 cái Chánh Mạng.

Định Đạo - Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định 

Tuệ Đạo -  Chánh Kiến, Chánh Tư Duy 

Giới Đạo -  Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng 

 Đó là Bát Chánh Đạo là con đường Hành Đạo của mình.

Mình thấy Chánh Kiến không ?  Thấy rõ ràng luôn. Kiến giải không ? Giải hết. Tư Duy không ? Tôi đâu còn tham gì đâu. Tôi có Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, tôi hoàn hảo.

 Mình không cần đi Minh Sát Tuệ. Nào là nhân sinh, nào là danh sắc, nào là nhân quả, rồi phổ thông tướng chi cho mệt.

Mình đi Chánh Tinh Tấn 

Mình không có kim chỉ nam, mình không có phương pháp, và mình không có thực hành.

Trong đời sống hàng ngày của mình đây là khi mở mắt ra từ Chánh Tinh Tấn trong mỗi bước đi, trong mỗi suy nghĩ trong mỗi hành động trong Chánh Niệm và trong Chánh Định của cái Chánh Niệm này, Chánh Định này của Chánh Niệm, mà Chánh Niệm này của Chánh Tinh Tấn. Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định  nó nối tiếp nhau. Rồi bắt đầu với Chánh Kiến mình mới thấy cái đó, mà Chánh Kiến từ Chánh Tư Duy mình nghĩ suy cái đó, Tư Duy mình là khi mình tiếp xúc với người mình sống trong Hành Đạo nền tảng là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Không tạo tác nghiệp nữa, không tạo ra một nghiệp lực mới nữa. Mình sống trong khuôn khổ của mình, trong Giới Đạo của mình làm hàng rào bọc lại. Thì quí Phật tử sống an toàn một ngày 24 giờ Hành Đạo để tu tập diệt kiết sử thói quen hay diệt  lậu hoặc mà mình đã chìm đắm trong bao nhiêu kiếp luân hồi.

Tất cả những gì mà Sư nói đây đó chỉ là một phương pháp thôi, nhưng trong phương pháp đó có những chi tiết để bổ sung hay có những lý giải ra  phương pháp này quí Phật tử sẽ hành như thế nào.

Hôm nay ta học quyển:

PAṬṬHĀNA - PHÁT THÚ

BHĀGA II - PHẦN II

(Quyển Thứ 40 - 41/45)

trang 7 phần mục lục

16. TAM ĐỀ ĐẠO CẢNH (MAGGĀRAMMANATIKA)  

Trang 612

16. TAM ĐÈ ĐẠO CẢNH (MAGGĀRAMMANATIKA)

1. GIAI ĐOẠN LIÊN QUAN (PATICCAVÄRA)


1. THUẬN TÙNG DUYÊN (PACCAYÃNULOMA)

1. GIAI ĐOẠN PHÂN TÍCH (VIBHAÑGAVÄRA)


NHÂN DUYÊN (HETUPACCAYA)


[1] Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh (Maggarammaṇä dhammä) nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn nương nhờ một Uẫn Đồ Đạo làm Cảnh khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẩn v.v. (1)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng (Maggädhipatino dhammä) nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Un có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Pháp có Đồ Đạo làm Cảnh khởi sinh lên, một Uẫn nương nhờ ba Uẩn khởi sinh lên...nương nhờ hai Uẩn v.v. (2)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẫn có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Uẩn có Đồ Đạo làm Cảnh khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uấn v.v. (3)

[2] Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân (Maggahetukã dhammä) nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn nương nhờ một Uẫn có Đồ Đạo làm Nhân khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẫn v.v. (1)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẫn có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Uẩn có Đồ Đạo làm Nhân khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẫn v.v. (2)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Uẩn có Đồ Đạo làm Nhân khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẩn v.v. (3)

[3] Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẫn nương nhờ một Uẫn có Đồ Đạo làm “Trưởng khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẩn v.v. (1)

---------------------------------------

 Từ trang 612 cho tới trang 620 là Tam Đề Đạo Cảnh, Cảnh Duyên, Trưởng Duyên,

tới phần Đạo Cảnh Giai Đoạn Vấn Đề trang 633

Đọc từ trang 612 đến 633 thì dứt Tam Đề Đạo Cảnh.

Bữa nay mình nói tới đó là tu Hành Đạo, không phải là tu Tứ Niệm Xứ, mà tu Hành Đạo là để diệt kiết sử, lậu hoặc.

Sau Tam Đề Đạo Cảnh này.

Đức Phật Ngài thuyết trên cung trời Đao Lợi cho Mẹ của Ngài và Chư Thiên nghe, sau khi Ngài thuyết Tam Đề 16 Tam Đề Đạo Cảnh.

Trở lại trang 8, trang mục lục sẽ thấy Tam Đề

 17. TAM ĐỀ KHỞI SINH (UPPANNATIKA)  trang 633

18. TAM ĐỀ QUÁ KHỨ (ATĪTATIKA)

19. TAM ĐỀ CẢNH QUÁ KHỨ (ATĪTĀRAMANATIKA)

20. TAM ĐỀ NỘI BỘ (AJHATTATIKA)

21. TAM ĐỂ CẢNH NỘI BỘ (AJHATTĀRAMMANATIKA)

22. TAM ĐỀ HỮU KIẾN HỮU ĐỐI CHIẾU (SANIDASSANASAPPAṬIGHATIKA)                      trang 695

Tức là từ Tam Đề 16 cho tới Tam Đề 22 là về tu tập Hành Đạo.

Giống như mình học 38 điều Kiết Tường từ 30 đến 38 là Hành Đạo

1. Không thân cận kẻ ngu (Asevanā ca balānaṃ)

2. Thân cận bậc hiền trí (Paṇḍitānaṃ ca sevanā)

3. Cúng dường bậc đáng cúng (Pūjā ca pūjaniyānaṃ)

4. Cư trú chỗ thích đáng (Paṭirūpadesavāso)

5. Đã từng tạo phước báu (Pubbe ca katapuññatā)

6. Tự lập trường chân chánh (Attasammāpa-nidhi).

7. Có học rộng đa văn (Bāhusaccañca)

8. Có nghề nghiệp tinh thục (Sippañca)

9. Khéo tuân thủ luật lệ (Vinayo ca susikkhito)

10. Lời nói thuộc thiện ngôn (Subhāsitā ca yā vācā).

11. Phụng dưỡng mẹ cha (Mātāpitu upaṭṭhānaṃ)

12. Tiếp độ con (Puttassa saṅgaho)

13. Tiếp độ vợ (Dārassa saṅgaho)

14. Làm việc không tắc trách (Anākulā ca kammantā).

15. Bố thí xả tài (Dānañca)

16. Thực hành thiện pháp (Dhammacariyā)

17. Tiếp độ quyến thuộc (Ñātakānañca saṅgaho)

18. Tạo nghiệp vô tội (Anavajjāni kammāni)

19. Kiêng tránh điều ác (Āratī viratī pāpā)

20. Cai nghiện rượu chè (Majjapaṇā ca saññamo)

21.Không dể duôi thiện pháp (Appamādo ca dhammesu)

22. Kính trọng người (Gāravo ca)

23. Sống khiêm tốn (Nivāto ca)

24. Sống tri túc (Santuṭṭhī ca)

25. Biết tri ân (Kataññū)

26. Nghe pháp đúng thời (Kālena dhammassavanaṃ).

27. Kham nhẫn (Khantī ca)

28. Dễ dạy (Sovacassatā)

29. Diện kiến bậc sa môn (Samaṇānañca dassanaṃ)

từ 30 đến 38 là Hành Đạo

30. Luận pháp đúng thời (Kālena dhammasā kacchā).

31. Sống khắc kỷ (Tapo ca)

32. Sống phạm hạnh (Brahmacariyañca)

33. Tỏ ngộ thánh đế (Ariyasaccāna dassanaṃ)

34. Tác chứng níp-bàn (Nibbānasacchikiriyā ca)

35. Tâm không động khi va chạm pháp đời (Phuṭṭhassa lokadhammehi cittaṃ yassa na kampati)

36. Tâm không sầu (Asokaṃ)

37. Tâm vô nhiễm (Virāgaṃ)

38. Tâm tự tại (Khemaṃ).

Còn những điều kia là cách đối xử cá nhân, đối xử nhân loại mình tiếp xúc là những giai đoạn Kiết Tường. Kinh Kiết Tường cắt làm 3 phần. Từ điều 30 đến điều 38 là Hành Đạo

Từ Tam Đề Thiện qua Tam Đề Thọ trải dài tới Tam Đề 16 giai đoạn đó là từ tu Tâm tu Thân rồi tới Tam Đề 16 đến Tam Đề 22 là 6 Tam Đề này là Hành Đạo.

Tuần vừa rồi Sư nói có pháp là Cảnh, rồi mới đầu mình nhìn thấy là thuộc Cảnh, rồi thuộc về Pháp. Thì bây giờ mới ra thấy Tam Đề Đạo Cảnh là thuộc về Cảnh thôi. Còn Tam Đề thuộc về Cảnh Pháp là Nhân với Trưởng, Tam Đề Đạo Trưởng, Tam Đề Đạo Nhân.

Trang 730

16. MAGGĀRAMMANATIKA: TAM ĐỀ ĐẠO CẢNH

Tam Đề Đạo Cảnh là thuộc về Cảnh.

Rồi từ Nhân với Trưởng thuộc Pháp.

Mình phải biết cái nào là Cảnh, biết cái nào là Pháp, chứ còn mình không biết là mình nắm bắt sai.

Trở lại câu hỏi của cô Diệu Giác hồi tuần vừa rồi, cô nói : 

- Duyên nào mà tu ?

Thì mình thấy trang 612, nếu mà tạo cảnh có Nhân Duyên không ? 

- Có Cảnh Duyên

--------------------------------------------------

Trang 612

16. TAM ĐÈ ĐẠO CẢNH (MAGGĀRAMMANATIKA)

1. GIAI ĐOẠN LIÊN QUAN (PATICCAVÄRA)


1. THUẬN TÙNG DUYÊN (PACCAYÃNULOMA)

1. GIAI ĐOẠN PHÂN TÍCH (VIBHAÑGAVÄRA)


NHÂN DUYÊN (HETUPACCAYA)


[1] Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh (Maggarammaṇä dhammä) nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn nương nhờ một Uẫn Đồ Đạo làm Cảnh khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẩn v.v. (1)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng (Maggädhipatino dhammä) nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Un có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Pháp có Đồ Đạo làm Cảnh khởi sinh lên, một Uẫn nương nhờ ba Uẩn khởi sinh lên...nương nhờ hai Uẩn v.v. (2)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẫn có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Uẩn có Đồ Đạo làm Cảnh khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uấn v.v. (3)

[2] Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân (Maggahetukã dhammä) nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn nương nhờ một Uẫn có Đồ Đạo làm Nhân khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẫn v.v. (1)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẫn có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Uẩn có Đồ Đạo làm Nhân khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẫn v.v. (2)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Uẩn có Đồ Đạo làm Nhân khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẩn v.v. (3)

[3] Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẫn nương nhờ một Uẫn có Đồ Đạo làm “Trưởng khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẩn v.v. (1)

trang 613

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn có Đồ Đạo làm cảnh nương nhờ một Uẩn có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẫn v.v. (2)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẫn có Đồ Đạo làm Nhân nương nhờ một Uấn có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẫn v.v. (3)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Uẫn có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẫn v.v. (4)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Uẩn có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẫn v.v. (5)

I4) Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đề Đạo làm Trưởng khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẫn có Đồ Đạo làm Cảnh nương nhờ một Uẩn có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẫn v.v. (1)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đề Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lê do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẫn có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Uần có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẫn v.v. (2)

Pháp Thực Tính có Đề Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Uẩn có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẫn v.v. (3)

[5] Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẫn có Đồ Đạo làm Nhân nương nhờ một Uẫn có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẫn v.v. (1)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đề Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẩn có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Uẳn có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẫn v.v. (2)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên do bởi Nhân Duyên tức là ba Uẫn có Đồ làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng nương nhờ một Uẫn có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng khởi sinh lên v.v. nương nhờ hai Uẩn v.v. (3)

---------------------------------------

Qua phần Tam Đề Đạo Cảnh thuộc giai đoạn vấn đề, Nhân Duyên, Cảnh Duyên, Trưởng Duyên

Trang 620

16. TAM ĐÈ ĐẠO CẢNH (MAGGĀRAMMANATIKA)

  VII. GIAI ĐOẠN VẤN ĐỀ (PAÑHĀVĀRA)

qua liên quan rồi qua hỗn tạp, qua tương ưng, qua câu sinh

Duyên gì trong Tam Đề Đạo Cảnh này

------------------------------

Trang 628

VẬT THỰC DUYÊN (ĀHĀRAPACCAYA) v.v.

(47) Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh theo phương thức Vật Thực Duyên. Làm duyên theo phương thức Quyền Lực Duyên. Làm duyên theo phương thức Thiền Na Duyên. Làm duyên theo phương thức Đồ Đạo Duyên. Làm duyên theo phương thức Tương Ưng Duyên. Làm duyên theo phương thức Hiện Hữu Duyên. (Cả bảy Duyên này có 17 thời kỳ tương tự Nhân Duyên). Làm duyên theo phương thức Vô Hữu Duyên. Làm duyên theo phương thức Ly Khứ Duyên. Làm duyên theo phương thức Bất Ly Duyên (có 17 thời kỳ).

--------------------------------------

có Vật Thực Duyên, Thiền Na Duyên, làm theo phương thức vật thực duyên.

"Cả bảy Duyên này có 17 thời kỳ tương tự Nhân Duyên", do đó Đức Phật Ngài không cần lập lại, nhưng mình học mình phải làm ra.

 Nhìn chung lại trong Tam Đề Đạo Cảnh, lấy Đồ Đạo làm Cảnh có 24 Duyên.

Qua phần Tam Đề Nhân Duyên, Tam Đề Đạo Nhân, Tam Đề Đạo Trưởng phải nói ra luôn. Bây giờ mình đi qua phần Tam Đề đó cho việc mà đạo của mình Đạo Quả Giải Thoát.

Giờ quí Phật tử hiểu cách Hành Đạo của mình không ?  Từ sáng tới nhắm mắt mình phải sống trong Chánh Tinh Tấn, trong Định, trong Tuệ, và trong Giới, một vòng tròn như vậy, và mình Hành Đạo. 

Do đó, tối trước khi quí Phật tử ngủ kiểm tra lại Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Thân, Ngữ, Ý của mình nằm trong Giới Đạo, mình vuông tròn hết, đời sống của mình trong sạch. 

Cũng như người xuất gia tối trước khi ngủ họ quán tưởng lại giới luật của họ,  kiểm tra lại Thân, Ngữ, Ý trong đời sống hàng ngày 24 tiếng đồng hồ trong Giới Mạng thanh tịnh qua Thân, Ngữ, Ý không bị gián đoạn hay không tỳ vết. Mình cũng vậy.

Như vậy được 3 điều:

- Không tạo tác nghiệp mới,

-  Mình diệt những nghiệp cũ chứ không cho nghiệp mới sinh

- Mình thành tựu đạo quả.

3 điều đó làm coi như bỏ ống mỗi ngày, một ngày sống trong vòng tròn. Sáng mở mắt ra trong Định Đạo, trong Chánh Tinh Tấn, không cho phép nó dễ dui giải đãi và lười biếng thân mình trì trệ kéo, cái đó là kiết sử, là lậu hoặc. Sống trong Chánh Kiến, sống trong Chánh Tư Duy trong sinh hoạt, đến tối giới mạng của mình vuông tròn.

Thì một ngày làm được 3 cái, không tạo nghiệp mới, diệt được nghiệp cũ, và thành tựu đạo quả, là mình bỏ ống một ngày. Và mình không có chạy theo một cái gì hết, mình chỉ đi con đường Hành Đạo của mình thôi.

 Tuệ mạng của mình là trong Chánh tư duy. Tuệ mạng, mạng sống của trí tuệ của mình nằm trong Chánh Tư Duy chứ không phải nằm trong Chánh Kiến.

 Định mạng ở đâu ? Ở trong Định. Là mình nắm trong Định. Chánh Tinh Tấn mà không có Định thì mình vẫn là phóng dật.

Tuệ nằm trong Tư Duy, Định Mạng là phải an trú trong Định chứ không có phóng dật.

Chánh Tinh Tấn bắt cảnh nhiều.

Một ngày quí Phật tử làm Giới Mạng, Định Mạng, Tuệ Mạng vuông tròn, là một ngày quí Phật tử Hành Đạo vuông tròn viên mãn.

Mình phải biết đời sống của mình, mạng sống của mình trong Giới, Định, Tuệ. Mà trong Giới, Định, Tuệ này là trong Hành Đạo chứ không phải trong trạng thái trong sinh hoạt, mình có kim chỉ nam, mình có đường lối.

Cái này là kim chỉ nam, bắt đầu mình bỏ vô.

Khi một vị nguyện Chánh Đẳng Giác đời sống hàng ngày phải có Giới Mạng, Định Mạng, Tuệ Mạng trong đường hành đạo vuông tròn trong một ngày 24 tiếng liên tục như vậy trong 22 tăng kỳ từ nguyện trong tâm, đến nói ra lời qua tới được thọ ký là phải xuyên suốt. Nếu mà đứt hay là khuyết hay sứt mẻ thì có 100 ngàn kiếp bổ túc cho chương trình bổ túc đó để bổ túc lại cho 22 tăng kỳ đó, có khi có, có khi không cần. Chỉ là Sư vuông tròn trong 22 tăng kỳ mà không bị sứt mẻ gì hết, kiếp nào Sư cũng chịu đựng được hết, vượt qua được hết trong Chánh Tinh Tấn, Sư nỗ lực từ trong nội tâm cho tới ngoài. Trong quyển Chánh Tạng từ Tam Đề 16 cho tới Tam Đề 22 Cảnh Nội Bộ ở trong mình phải diệt thì Sư không cần đến 100 ngàn kiếp bổ túc. Các vị khác cần, có thể, Sư biết kiếp này Sư cho, kiếp này Sư không cần bổ túc.

Ngày hôm nay mình có Phật Pháp, có Chùa, có Thầy, có Giáo Pháp, kiếp sau mình có không ? "Nhất thất nhân thân, vạn kiếp nan tái phục", một khi mất thân người, vạn kiếp cũng khó thể có lại,  mình nhìn cái đó mình giật mình.

Điểm nào móc giữ lại, không móc lại nó sẽ tuột, có những đêm nằm nhớ lại. Như một giòng thác lũ chảy nhanh mình lọt vào giòng thác lũ đó thì điểm nào để mình móc giữ lại. Nếu không có con đường Hành Đạo này thì bị vuột.

Nên mình phải giựt mình, không cho phép mình dễ dui được. Cũng như người khôn ở với cha mẹ thì cha mẹ lo hết rồi, tối nay nó biết nó ngủ với mẹ, mà tối nay mẹ nó sẽ đi sáng mai thức dậy nó sống với ai ? Rồi nó lấy khả năng gì để nó sống ? 

Các quí Phật tử vuột kiếp này rồi thì lấy khả năng gì để sống trong kiếp tới ? Mà mình đâu biết kiếp tới quí Phật tử ở đâu ? 

Sau khi ta chết ta đi về đâu ? Đó là những người vô minh, người vô văn phàm phu họ mới nghĩ cái đó.

Đối với những vị Bồ Tát hay những bậc trí tuệ hay bậc hiền triết, họ chuẩn bị cho họ. 

Vậy cái gì họ chuẩn bị, cái gì làm hành trang làm tư lương cho mình ? cho mình thôi, chứ chưa nói tới thân bằng quyến thuộc của mình, cha mẹ ông bà của mình. Những cái đó là những cái trăn trở mà các vị tỳ khưu.

 Đức Phật nói có 5 hạng người tốt ngủ không được, hạng người thứ 5 là vị tỳ khưu cầu sự giải thoát tối họ không dám an giấc tại vì họ không biết nghiệp đi của họ Hành Đạo của họ tới chừng nào mới thành tựu, còn không trên giòng nước thác đổ  không có điểm móc để bám vào thì bị trôi đi.

Quí Phật tử phải đặt câu hỏi đó cho mình.

Nên tối khi mình nằm xuống mình nhìn lại thấy Định Mạng mình có, Tuệ Mạng mình có, Giới Mạng mình có, bắt đầu mình có cái móc nguyện đi tới đích.

Mà phương cách Hành Đạo này chỉ là kim chỉ nam, là phương pháp thôi, và những phương tiện cho phương pháp này được thực hiện đó là chúng ta đạt tới.

1. Phương pháp / thức = Giới Định Tuệ / Hành Đạo

Thì qua phương tiện mình đem cái Đạo xuống thành

2. Phương tiện / = Đạo Cảnh

                         = Đạo Nhân (Tam Đề 16)

                         = Đạo Trưởng

Quí Phật tử đọc trang 730

16. MAGGĀRAMMANATIKA: TAM ĐỀ ĐẠO CẢNH 

Maggārammaṇā dhammā : Chư Pháp Đạo Cảnh, Chư Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh.

Maggahetukā dhammā : Chư Pháp Đạo Nhân, Chư Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân.

Maggādhipatino dhammā : Chư Pháp Đạo Trưởng, Chư Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng.

Thường người ta nói câu "phương tiện đưa đến cứu cánh"

3. Cứu Cánh = 1) Đạo Quả Níp-Bàn

                         2) Diệt kiết sử

                         3) Diệt lậu hoặc

Phương tiện nào quí Phật tử lấy Giới Định Tuệ làm kim chỉ nam,  phương tiện nào để quí Phật tử Hành Đạo ? thì phải lấy Đạo làm Cảnh nên gọi là Đạo Cảnh.

1) Đạo làm Cảnh

Trong Đạo làm Cảnh, quí Phật tử đang đi Hành Đạo thì lúc nào cũng lấy đó làm Cảnh làm đối tượng của mình, Cảnh sẽ là đối tượng của mình, Cảnh làm đề mục của mình.

Giờ Sư nói qua phần này trước 

1/ Chánh Tinh Tấn (Cảnh / Đề Mục )

Chánh Tinh Tấn lấy Đạo làm Cảnh

Tức là khi mình lấy Chánh Tinh Tấn làm Cảnh của mình, làm đối tượng của mình, làm đề mục của mình, thì mình phải sống trong Chánh Tinh Tấn này với Chánh Niệm với Chánh Định ở trong Chánh Tinh Tấn này.

Như vậy, Chánh Tinh Tấn thuộc Cảnh hay Pháp ? Cảnh siêng năng hay Pháp siêng năng ?

Thiền sinh trả lời: Tại vì Tinh Tấn là động lực để thúc đẩy tinh tấn đó là mình thấy được cảnh khổ thì mình mới không muốn ở trong cảnh khổ đó mình mới là tinh tấn. 

Thứ hai, Tinh Tấn Balamat ở trong đó có 11 điều để làm cho tâm mình có tinh tấn. Thì những cảnh đó là động lực thúc đẩy cái tinh tấn.

HT trả lời : Cô Tịnh Nhân nói các quí Phật tử nghiệm ra chưa ?

Sư nói Chánh Tinh Tấn là một Cảnh cho mình, mình nhìn thấy nó, nó là một Pháp cho mình để mình nghiệm thấy nó.

                             Cảnh là mình nhìn thấy

Chánh Tinh Tấn

                             Pháp là mình nghiệm thấy


Như vậy, Chánh Tinh Tấn này nếu lấy Đồ Đạo làm Cảnh, lấy Chánh Tinh Tấn làm đối tượng cho mình thì quí Phật tử sẽ thấy nếu ta làm với cái do nhìn thấy Cảnh với Hiệp thế với Siêu Thế với Siêu Lý, với Chế Định trong  Tâm của mình trong lúc làm Tinh Tấn này mình ra được  Pháp.

Cảnh Tinh Tấn :  Chế Định / Siêu Lý

                          Hiệp Thế / Siêu Thế

                          Nội Bộ / Ngoại Bộ

                          Cảnh Ngũ / Cảnh Ý

Thí dụ : Chế Định : Cảnh thức khuya dậy sớm 

             Siêu Lý : Ngăn ngừa giải đãi làm biếng (nghiệp cũ) (triền cái) 

                           Tích cực tạo Thiện nghiệp tạo Thiện hạnh (tạo nghiệp mới)

                            Hành Ba La Mật, Đạo Quả (thành tựu)

Giới Mạng : Tạo nghiệp mới, diệt nghiệp cũ, thành tựu đạo quả.

Đó là Cảnh thôi chưa nói qua Pháp.

Thí dụ như chế định, mình nói qua Cảnh Pháp Chế Định, như Cảnh Tinh Tấn của mình thức khuya dậy sớm và tích cực tạo Thiện nghiệp, ngăn ngừa Bất Thiện, mấy cái đó mình nói qua Chế Định với Siêu Lý cứ lập đi lập lại mấy cái đó một ngày, rồi mình thành tựu Ba La Mật mình vuông tròn Ba La Mật, con đường mình đang đi là Hành Đạo diệt kiết sử diệt lậu hoặc. 

Đó là thuộc về Cảnh, lấy Đồ Đạo làm Cảnh thì mình bắt đầu làm từ cảnh chế định qua tới cảnh siêu lý, từ cảnh hiệp thế qua cảnh siêu thế, từ cảnh nội bộ đi tới ngoại bộ, tức là từ trong ra ngoài, tức là từ sự tu tập bên trong cho tới việc tiếp xúc bên ngoài.

Làm mấy cái này chỉ mới là Cảnh siêng năng, Cảnh tinh tấn.

Bây giờ nói đến Pháp Tinh Tấn

Pháp Tinh Tấn có 2 : Bất Thiện và Thiện

- Bất Thiện có 2 : Đã sinh và chưa sinh

- Thiện có 2 : Chưa sinh và tăng trưởng

Như thế thì trong Pháp Bất Thiện đã sinh có 3 : 

1. Trong Cảnh - Triền cái / Lậu Hoặc

2. Trong Nhân - Tham, Sân, Si

3. Trong Trưởng - Trong pháp Tinh Tấn, trong Trưởng này có Dục, Cần, Tâm đã sinh hoặc chưa sinh

Pháp Tinh Tấn diệt trừ Bất Thiện đã sinh, nó nằm trong Tâm (nội bộ) .  

Bất Thiện nào đã sinh nằm trong Tâm / là triền cái, là kiết sử.

Bất Thiện nào đã sinh / Kiết sử đã sinh, triền cái đã sinh nằm trong Tâm mình, mình có biết. Nó thuộc về Pháp Tinh Tấn trong Hành Đạo.

Chánh Tinh Tấn mình phải đi với nó. 

Vậy thì khi mình đi qua phần Cảnh Tinh Tấn mình nhìn thấy được thì mình nghiệm thấy được Pháp Tinh Tấn của mình. 

Minh nhìn thấy được Cảnh Tinh Tấn của mình với Pháp Bất Thiện này mình có Chánh Tinh Tấn thì mình mới nghiệm được Pháp Tinh Tấn của mình được, không có trật.

Vậy thì,  khi Chánh Tinh Tấn tới phần :

-  Nghiệm thấy Cảnh là Chánh Kiến.

- Còn nghiệm thấy Pháp là Chánh Tư Duy. 

Một Tinh Tấn. Nếu mình nhìn thấy được Cảnh Tinh Tấn rồi mình nghiệm ra được Pháp Tinh Tấn thì mình đã đi trong đường Hành Đạo của mình ở trong vòng tu tập của mình.


                         trong Cảnh Tinh Tấn (Nhân Trưởng)

Chánh Tinh Tấn 

                          trong Pháp Tinh Tấn (Nhân Trưởng)

Đạo làm Cảnh / Đạo làm Pháp

 Cảnh Tinh Tấn là mình qua giải đãi lười biếng của mình, là nghiệp cũ của mình. Rồi mình tạo nghiệp mới của mình / Nhìn thấy Cảnh Tinh Tấn này là Chánh Kiến

Pháp Tinh Tấn có 2 là Pháp Bất Thiện và Pháp Thiện / Nghiệm thấy Pháp Tinh Tấn này là Chánh Tư Duy.

Khi mình nhìn thấy Nghiệp Cũ là mình có Chánh Niệm / Chánh Định

Chánh Niệm có 2 là Niệm và Tỉnh Giác

Định có 3 là : Sát Na Định, Cận Định, Định An Chỉ.

 Đó là  Đồ Đạo làm Cảnh. 

Chưa nói tới Đồ Đạo làm Nhân. Chưa nói tới Đồ Đạo làm Trưởng.

(1) khi Đồ Đạo làm được Cảnh thì nó Cảnh và có Pháp của nó.

(2) Khi Đồ Đạo làm Nhân thì nó có Nhân và có Pháp của nó.

(3) Khi Đổ Đạo làm Trưởng  thì nó có Trưởng và có Pháp của nó.

Nó có 2 Pháp như vậy. Trong Tam Đề:  Đồ Đạo làm Cảnh, Đồ Đạo làm Nhân, Đồ Đạo làm Trưởng, nó có Cảnh thì nó có Pháp, nó có Nhân thì nó có Pháp, nó có Trưởng thì nó có Pháp.

Còn Cảnh thì theo phần chế định, hay phần siêu lý, hay phần hiệp thế, hay phần siêu thế, nội bộ, ngoại bộ hay trong ngũ, cảnh ý, do đó mình nghiệm thấy hay là mình nhìn thấy những cái đó nó đi vô những phần chi tiết này.

Bây giờ Sư đưa vô một cái ứng dụng chung.

Đồ Đạo làm Cảnh thì nó có Pháp đi theo.

-  Nếu là Cảnh Hiệp Thế thì nó có Pháp của nó

-  Nếu Cảnh Chế Định thì nó có Pháp của nó

-  Nếu Cảnh của nó là Ngũ thì nó có Pháp của nó

-  Nếu Cảnh của nó là Ý thì nó có Pháp của nó.

Trong phần Đồ Đạo làm Cảnh thì có 3 phần :

- Định Đạo, 

- Tuệ Đạo

- Giới Đạo

 chia làm 8 là Bát Chánh Đạo (Định Đạo = Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định)

                                             (Tuệ Đạo = Chánh Kiến, Chánh Tư Duy)

                                             (Giới Đạo = Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng)

Định Đạo, Tuệ Đạo, Giới Đạo, nó có Cảnh thì nó có Pháp

để hình 063 - 1.35.32



Định Đạo

Trong phần Định Đạo có Chánh Tinh Tấn, nó có Cảnh của nó, nó có Pháp của nó.

Trong phần Định Đạo có Chánh Niệm, nó có Cảnh của nó và nó có Pháp của nó.

Trong phần Định Đạo có Chánh Định, nó có Cảnh của nó và nó có Pháp của nó.

Tuệ Đạo

Qua phần Tuệ Đạo có Chánh Kiến, nó có Cảnh của nó và nó có Pháp của nó.

Trong phần Tuệ Đạo có Chánh Tư Duy, nó có Cảnh của nó và nó có Pháp của nó.

Giới Đạo

Trong phần Giới Đạo có Chánh Ngữ, nó có Cảnh của nó và nó có Pháp của nó

Trong phần Giới Đạo có Chánh Nghiệp, nó có Cảnh của nó và nó có Pháp của nó

Trong phần Giới Đạo có Chánh Mạng, nó có Cảnh của nó và nó có Pháp của nó


để hình 063 1.38.19



 Nắm được cái đó chỉ là phương tiện từ Đạo qua Cảnh, từ Đạo làm Nhân, từ Đạo làm Trưởng xong rồi qua phần Đạo Quả diệt kiết sử diệt lậu hoặc.

Cứu Cánh là giai đoạn cuối cùng, chưa qua Đạo Nhân, chưa qua Đạo Trưởng

Trong phần Bát Chánh Đạo đang đi qua Cảnh. Cảnh Tinh Tấn nó có Pháp Tinh Tấn. Cảnh Niệm có Chánh Niệm nó có Cảnh Chánh Niệm có Pháp của Chánh Niệm.

 Đọc giai đoạn Thuận Tùng Duyên, trang 620

16. TAM ĐÈ ĐẠO CẢNH (MAGGÃRAMMANATIKA)

VII. GIẢI ĐOẠN VẤN ĐẺ (PAÑHÃVÃRA)


1. THUẬN TÙNG DUYÊN (PACCAYÄNULOMA)

1. GIAI ĐOẠN PHÂN TÍCH (VIBHAÑGAVÄRA)


NHÂN DUYÊN (HETUPACCAYA)


[27] Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh theo phương thức Nhân Duyên tức là Nhân có Đồ Đạo làm Cảnh làm duyên đối với Uẩn tương ưng theo phương thức Nhân Duyên. (1)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Nhân Duyên tức là Nhân có Đồ Đạo làm Cảnh làm duyên đối với Uẩn tương ưng có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Nhân Duyên. (2)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Nhân Duyên. (Với nguyên nhân này nên bỗ túc thành 17 thời kỳ).


CẢNH DUYÊN (ÃRAMMANAPACCAYA)


[28] Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh theo phương thức Cảnh Duyên tức là Bậc Thánh Nhân xuất khỏi Đạo rồi tư khảo lại Đạo. Với Tha Tâm Trí tri đắc Tâm của tha nhân có sự tể toàn với Tâm có Đồ Đạo làm Nhân.

trang 621

Uẩn có Đồ Đạo làm Nhân làm duyên đối với Tha Tâm Trí, Túc Mạng Tùy Niệm Trí, Vị Lai Tiên Giác Trí và Tâm Khai Môn theo phương thức Cảnh Duyên. (1)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Cảnh Duyên tức là Bậc Thánh Nhân xuất khỏi Đạo rồi tư khảo lại Đạo cho thành Cảnh một cách kiên định. (2)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Cảnh Duyên tức là Bậc Thánh Nhân xuất khỏi Đạo rồi tư khảo lại Đạo cho thành Cảnh một cách kiên định. (3)

-----------------------------------

Đồ Đạo Cảnh với mãnh lực của Nhân Duyên làm chất liệu để làm ra phương tiện này Nhân Duyên nó có làm Cảnh Hiệp thế, siêu thế

Rồi Tha Tâm Trí tha nhân với tâm đạo có Nhân làm duyên có Đồ Đạo làm Nhân có Đồ Đạo làm Trưởng  trong trang 621. 

Quí Phật tử hiểu được phần Đồ Đạo làm Cảnh có 3 phần : Định Đạo,  Tuệ Đạo,  Giới Đạo, chia làm 8 là Bát Chánh Đạo (Định Đạo = Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định),  (Tuệ Đạo = Chánh Kiến, Chánh Tư Duy),                                                      (Giới Đạo = Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng). Và mỗi phần có Cảnh của nó có Pháp của nó.

Thì vô phần này mới giải thích được.

Trang 621

TRƯỞNG DUYÊN (ADHIPATIPACCAYA)


(31) Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh theo phương thức Trưởng Duyên, duy nhất chỉ có một thể loại đó là: Câu Sinh Trưởng Duyên tức là Pháp Trưởng có Đồ Đạo làm Cảnh làm duyên đối với Uẩn tương ưng theo phương thức Trưởng Duyên. (1)

trang 622

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Trưởng Duyên, duy nhất chỉ có một thể loại đó là: Câu Sinh 'Trưởng Duyên tức là Pháp Trưởng có Đồ Đạo làm Cảnh làm duyên đối với Uẫn tương ưng có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Trưởng Duyên. (2)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Trưởng Duyên, duy nhất chỉ có một thể loại đó là: Câu Sinh Trưởng Duyên tức là Pháp Trưởng có Đồ Đạo làm Cảnh làm duyên đối với Uẩn tương ưng có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Trưởng Duyên. (3)

[32] Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân theo phương thức Trưởng Duyên, duy nhất chỉ có một thể loại đó là: Câu Sinh Trưởng Duyên tức là Pháp Trưởng có Đồ Đạo làm Nhân làm duyên đối với Uẩn tương ưng theo phương thức Trưởng Duyên. (1)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh theo phương thức Trưởng Duyên, duy nhất chỉ có một thể loại đó là: Cảnh Trưởng Duyên tức là Bậc Thánh Nhân xuất khỏi Đạo rồi tư khảo lại Đạo cho thành Cảnh một cách kiên định. (2)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Trưởng Duyên, có hai thể loại đó là: Cảnh Trưởng Duyên Câu Sinh Trưởng Duyên.

Cảnh Trưởng Duyên tức là Bậc Thánh Nhân xuất khỏi Đạo rồi tư khảo lại Đạo cho thành Cảnh một cách kiên định.

Câu Sinh Trưởng Duyên tức là Pháp Trưởng có Đồ Đạo làm Nhân làm duyên đối với Uẩn tương ưng có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Trưởng Duyên. (3)

Pháp Thực Tính có Đề Đạo làm Nhân làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Cảnh và có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Trưởng Duyên, duy nhất chỉ có một thể loại đó là: Cảnh Trưởng Duyên tức là Bậc Thánh Nhân xuất khỏi Đạo rồi tư khảo lại Đạo cho thành Cảnh một cách kiên định. (4)

Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Trưởng Duyên, duy nhất chỉ có một thể loại đó là: Câu Sinh Trưởng Duyên tức là Pháp Trưởng có Đồ Đạo làm Nhân làm duyên đối với Uẫn tương ưng có Đồ Đạo làm Nhân và có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Trưởng Duyên. (5)

[33] Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng làm duyên đối với Pháp Thực Tính có Đồ Đạo làm Trưởng theo phương thức Trưởng Duyên, có hai thể loại đó là: Cảnh Trưởng Duyên và Câu Sinh Trưởng Duyên.

Cảnh Trưởng Duyên tức là Bậc Thánh Nhân xuất khỏi Đạo rồi tư khảo lại Đạo cho. thành Cảnh một cách kiên định.

Câu Sinh Trưởng Duyên tức là Pháp Trưởng có Đồ Đạo làm Trưởng làm duyên đối với Uần tương ưng theo phương thức Trưởng Duyên. (1)

-----------------------------------

Thí dụ: Thánh nhân đăc Đạo Thất Lai, thì họ xuất ra khỏi đạo rồi tư khảo lại đạo họ vừa xuất ra, họ quán sát lại.

Xuất khỏi Đạo Thất Lai thuộc về Pháp

Tư Khảo lại Đạo là thuộc về Cảnh.

Pháp ở trong Đạo họ xuất ra thì có 2 phần :

- Một là diệt kiết sử 

- Hai là chứng đắc Đạo Quả Níp-Bàn nào họ có.

 Sư nói tiếp về thí dụ bậc Thánh Nhân đắc Thất Lai. Thân kiến, giới cấm thủ, hoài nghi, họ chứng đắc trên Đạo Quả Níp-Bàn từ Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã mà họ chứng đắc từ trong 3 cái thân kiến, giới cấm thủ, hoài nghi. 

Qua cái khổ đau họ tìm được thân kiến và họ diệt trừ. Qua khổ đau họ tìm thấy được cái Vô Ngã, họ diệt trừ được thân kiến. Từ Vô Ngã họ diệt trừ được hoài nghi. Từ Vô Ngã họ diệt trừ được giới cấm thủ. Cái đó thuộc về Pháp.

Rồi xuất khỏi Đạo từ trong Pháp ra lại Cảnh để tư khảo lại họ nghiệm lại, họ suy nghĩ, họ nhìn lại thì ra Cảnh Phiền Não.

Có Đồ Đạo làm nhân, có Cảnh Cận Y, xuất khỏi Đạo rồi tư khảo lại đạo một cách kiên kiên định

Cảnh Trưởng Duyên tức là Bậc Thánh Nhân xuất khỏi Đạo rồi tư khảo lại Đạo cho thành Cảnh một cách kiên định

Họ tìm lại Cảnh của họ mà họ diệt trừ được, mấy phần Sơ Đạo, Nhị Đạo họ lấy pháp mà họ tu tập Cảnh Trưởng Duyên, Câu Sinh Trưởng Duyên họ đi qua.

Ở trong Đạo họ xuất ra khỏi Đạo, họ nghiệm lại Cảnh, Pháp mà họ đã qua lấy cái đó làm Cảnh một cách kiên định.

 Pháp nào họ đang tu mà họ đắc chứng Pháp họ có là Pháp Thanh Kiến, mà họ thấy Pháp Thanh Kiến của họ, sắc, tưởng, hành, thức của họ. Họ thấy thực tính, thực tướng Vô Thường Khổ Đau Vô Ngã họ mới diệt được thân kiến, họ mới diệt được hoài nghi, họ diệt được giới cấm thủ của họ.

Đồ Đạo làm Cảnh, chưa nói tới Nhân, chưa nói tới Trưởng. Lấy Hành Đạo là Chánh Tinh Tấn. Lấy Tinh Tấn là để diệt trừ giải đãi lười biếng, diệt trừ các kiết sử của mình, các triền cái, các thói quen của mình, cái tập khí của mình.

Đó  là thuộc về Pháp hay thuộc về Cảnh ? Mình nói trong Cảnh có Pháp. Nhưng khi nhìn thấy Cảnh đó với Chánh Tinh Tấn của mình, mình nhìn vô phần 5 triền cái là tham, sân, si, hoài nghi, phóng dật, thì trong mỗi cái Tinh Tấn của mình mà mình muốn diệt được 5 triền cái này thì người ta nói là theo Pháp 5 chi Thiền để diệt 5 triền cái này. Nếu như mình nói 5 cái này nó thuộc 5 phần thân kiến của mình.

Nếu 5 cái này là triền cái thì mình lấy 5 chi thiền để diệt trừ nó, nhưng nếu 5 cái này nó thuộc kiết sử của mình, là tập khí thói quen của mình.

Nếu 5 triền cái này; tham dục, sân lận, hoài nghi, trạo hối, hôn thùy thì lấy 5 chi thiền, lấy Pháp của 5 chi thiền để trị 5 Cảnh triền cái này. Nhưng nếu 5 triền cái này nó trở thành kiết sử của mình. 

Hôn trẩm thụy miên là kiết sử, giải đãi lười biếng là kiết sử của mình, nó thuộc về thân kiến, nó không nằm trong hoài nghi, nó không nằm trong giới cấm thủ, nó thuộc về thân kiến.

Mà 5 cái triền cái này nó lập đi lập lại nó trở thành kiết sử, thì muốn diệt kiết sử này thì phải trên tam tướng (Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã) mới diệt nó được, lấy Chánh Tinh Tần trên Tam Tướng. Tại vì sao ?

Tại vì giải đãi nó có Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. 

Tại vì hôn thùy nó có Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã

Tham dục có Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Sân độc có Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.

Với Pháp của nó, Đồ Đạo làm Cảnh.

để hình 063 - 1.55.24



 Cảnh nào có Pháp Đó

Cảnh / Triền Cái. 

Nếu Triền Cái trở thành kiết sử nó thành thói quen của mình, mình vô hôn trầm thụy miên, không phải trạng thái mệt mỏi của Thân, không phải muội lượt của Tâm, mà nó cứ lập đi lập lại thành thói quen của mình, là kiết sử 

Bây giờ mình dẫn chứng thêm một phần nữa. Trong Triền Cái này ví dụ Hôn Thùy nó trở thành kiết sử, 


Pháp / 5 Chi Thiền 

Thì lúc bấy giờ Pháp mà mình nhìn vô kiết sủ này nó thuộc thân kiến, nó không thuộc giới cấm thủ, nó không nằm trong hoài nghi, nó thuộc về thân kiến.

Hôn Thùy trở thành kiết sử, thân kiến, nó thuộc về sắc, thọ, tưởng, hành, thức ?

Nó thuộc về Pháp Hành, nó thuộc về Hành Uẩn, 50 Tâm sở, rồi mới kết hợp với Tâm Thức, là Tâm Bất Thiện, mới ra Thức Uẩn là Thức Bất Thiện

Hồi nãy Sư nói Tâm có chi pháp của nó, Sư ráp từ từ lại.

Trong hôn thụy nó không có thọ, nó thuộc về Hành, rồi nó dẫn qua Cảnh của Hành đưa qua Thức là Thức Bất Thiện. Tâm Bất Thiện Hữu Dẫn.

Tâm Hữu Dẫn là 5 Tâm Hữu Dẫn là Tâm Hôn Thùy

4 Tham Hữu Dẫn + 1 Sân Hữu Dẫn thuộc về Tâm Hôn Thụy. Còn Tâm Si không có Hữu Dẫn, nó bộc phát liền. Phóng dật và hoài nghi nó không cần hữu dẫn, tự ên nó ra. 

Do đó nó thuộc Hành nó đi qua Thức 

Vậy thì khi thấy nó nằm trên Khổ, Vô Thường, Vô Ngã, mỗi một hành giả tự nghiệm ra pháp 

Thế thì, khi quí Phật tử thấy hôn trầm thụy miên của mình, đó là Vô Thường hay là Khổ Đau hay Vô Ngã của mình. Mình thấy Cảnh rồi bây giờ tìm ra Pháp.

Triền cái trở thành kiết sử nó lập đi lập lại nó thành thói quen rồi thì nó có Pháp của nó, Pháp của nó bên thân kiến, mình biết nó là Hành thủ, rồi Thức thủ thì nó là Khổ Đau, mình nhìn thấy nó là Khổ Đau, hay mình nói là Vô Thường, hay là Vô Ngã ?

-  Mình không làm chủ được nó thì Vô Ngã, 

-  Mình thấy nó là một cái Khổ của mình, nó đeo mình hoài là Khổ Đau,

- Còn cái Vô Thường là gì ? Mình thấy nó thay đổi hoài, nó không bao giờ nó được yên hết, đó là Vô Thường. 

Hôn Thụy  ---> mình nhìn thấy là Khổ Đau - Khổ Sở (thấy khổ)

                 ---> nhìn thấy là Vô Thường --> thay đổi (khi này khi khác

                 ---> nhìn thấy là Vô Ngã --> không làm chủ được

Hôn thụy, khi trạng thái buồn ngủ tới trở thành kiết sử rồi, mình nhìn thấy là một kiết sử của mình thì mình thấy 1  trong 3 điều đó.

Hôn trầm thụy miên làm khổ mình quá, là có thân kiến. Hôn trầm thụy miên mình không làm chủ được nó là mình có thân kiến, chưa diệt được ngã mạn mình có thân kiến trong cái không làm chủ được, hôn thụy này có là nó vô tấn công mình liền.

Còn hôn thụy tới nó làm thay đổi hết, mình đang tỉnh trở thành buồn ngủ, đang buồn ngủ trở thành trạng thái ngủ gà ngủ gật, nó thay đổi hoài, mình nhìn thấy từng diễn tiến của nó. Thì quí Phật tử thấy cái nào tùy mỗi hành giả.

Thì trong Chánh Tinh Tấn, Đồ Đạo làm Cảnh thì mình đi qua từng một giai đoạn như vậy.

Với người nhìn thấy hôn trầm thụy miên là kiết sử là một gánh nặng một cái tập khí, nó làm cho mình triền miên đau khổ mình không làm được cái gì hết đó, ngồi thiền cũng không được, sinh hoạt đời sống hàng ngày cũng không được, đi làm cũng không được, ngồi đâu giã dượi đó, thì cái đó là cái khổ đau của mình, nhìn thấy Pháp khổ đau trong hôn trầm thụy miên họ thấy được ở trong đó là Pháp thì cái đó Chánh Tinh Tấn nó mới nhìn tới đó để mà nó Hành Đạo. Lấy Đồ Đạo làm Cảnh

Nhìn thấy nó đeo mình suốt đến nỗi mình uể oải. Có những người trầm cảm, người ta không giải thoát được, người ta đi tới đâu thấy sự Khổ Đau này đem tới cho họ hôn trầm thụy miên đi xin việc làm không được, trong đời sống hàng ngày sự hôn trầm thụy miền là nỗi khổ đau cho họ.

Người nhìn thấy được đó là một Pháp mà Đồ Đạo làm Cảnh này là phải lấy Chánh Tinh Tấn để mà Hành Đạo.

Hôn thụy nằm ở dưới trong lớp vỏ của thân kiến, thì mình nhìn thấy là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã,  tùy mỗi khía cạnh mình nhận xét được.

Hôn trầm thụy miên có tính chất thu súc với Cảnh, giống như cọng lông gà để gần ngọn lửa nó co rút lại. Tất cả mọi Pháp nó đến với người có hôn trầm thì họ từ chối hết, họ lui lại hết, họ không có Tinh Tấn.

Do đó, Đồ Đạo làm Cảnh với phần pháp Chánh Tinh Tấn, Hành Đạo Chánh Tinh Tấn thì họ phải hết sức lực vượt qua, vì họ biết rằng hôn trầm này là khổ đau của mình, hay hôn trầm là Vô Thường của con người của mình, hay hôn trầm thụy miên là Vô Ngã mình không làm chủ được, mình phải lấy Tinh Tấn vượt qua.

Hồi nãy Sư nói Định Mạng, Tuệ Mạng, Giới Mạng, lập đi lập lại trong vòng 24 tiếng, trong Bát Chánh Đạo mình Hành Đạo. Mình lấy Chánh Tinh Tấn Đồ Đạo làm Cảnh, phải lấy Chánh Tinh Tấn diệt trừ những kiết sử, những triền cái với Tam Tướng này nó đang khống chế kiết sử này. 

Kiết sử không phải là một gánh nặng mà Tam Tướng nó đè trên kiết sử nên mới làm gánh nặng cho mình, con người ta không có sợ. Nhưng với người trí người ta nhìn thấy sự luân hồi họ sợ kiết sử này, còn người vô văn phàm phu họ sống thường quen, tôi chỉ làm biếng tôi không ăn cắp ăn trộm tôi không sợ. 

Nhưng Đức Phật nói vì làm biếng mà chúng sinh bị luân hồi, vì làm biếng chúng sinh bị tái sinh, vì làm biếng chúng sinh rớt trong cõi khổ. Mình phải sợ.

Vậy thì kiết sử không phải sợ, nhưng Tam Tướng đè trên kiết sử này mới là sợ và mình lấy Chánh Tinh Tấn này xuyên qua Tam Tướng này qua kiết sử mà mình đang có.

Đồ Đạo làm Cảnh, rồi lấy Nhân Duyên, lấy Cảnh Duyên, Trưởng Duyên mình mới hổ trợ, lấy cái đó làm phương tiện Hành Đạo.

Lấy Nhân Duyên, Lấy Cảnh Duyên, lấy Trưởng Duyên lấy Vô Gián Duyên, lấy 24 Duyên bỏ vô.

Đồ Đạo làm Cảnh, có Cảnh có Pháp. Còn mình Chánh Tinh Tấn trong đó, Chánh Niệm trong đó, Chánh Định trong đó, Chánh Kiến trong đó, Chánh Tư Duy trong đó, mình đi trong đó, thì mới qua được Đồ Đạo làm Cảnh trên con đường tu đạo quả Níp-bàn mới được, mà trong khi đó mình tu mình mới vượt qua được kiết sử, diệt được lậu hoặc, vượt qua những triền cái những chướng ngại trên đường tu tập.

 Đồ Đạo làm Cảnh, lấy Chánh Tinh Tấn chỉ là một phần thôi để mà thủng qua Tam Tướng của kiết sử Tam Tướng của triền cái, Tam Tướng của Cảnh mình đang tiếp xúc nó.

Thí dụ. Cảnh Sắc, chẳng hạn một bông hoa, nhưng nếu Sư để 2 cái duyệt ý, bất duyệt ý vô nó sẽ khác liền, 

Cảnh sắc là vô tư, nhưng thêm 2 cái duyệt ý và bất duyệt ý là nó có riêng tư. Nếu cái duyệt ý này với bất duyệt ý này nó chỉ là triền cái thôi, bỏ vô tham dục triền cái vô cảnh sắc duyệt ý này,

sân độc triền cái vô cảnh sắc bất duyệt ý này, chỉ là triền cái thôi nhưng mà nếu lập lại.

Về đến nhà rồi còn kể lại hồi nãy tôi vô vườn hoa nhìn thấy tôi không bao giờ tôi mua cái bông đó đâu bông vừa xấu vừa hôi, thì nó trở thành kiết sử của mình  rồi cái cảnh hồi nãy. Nhưng trong kiết sử mà anh nói bà nói, họ không thấy họ nằm trong kiết sử của một Tam Tướng. Do đó, Chánh Tinh Tấn anh phải diệt cái tâm đó đi, anh phải diệt cái tư tưởng đó đi, anh diệt cái pháp đó đi, không cho nó nằm trong tâm của anh. 

Cái đó gọi là Chánh Tinh Tấn trong cảnh Đồ Đạo đang làm Cảnh trên cái đó.

Cảnh Sắc xong, bắt đầu để vô Cảnh Thinh, Cảnh Ngũ, qua Cảnh Ý, qua Cảnh Pháp, quí  Phật tử lượm ra. Đồ Đạo làm Cảnh. Rồi từ trong triền cái, từ trong kiết sử nằm trong sự khống chế của Tam Tướng, Chánh Tinh Tấn này lấy Đồ Đạo làm Cảnh vượt nó qua ./.

----------------------------------------------------------------

Tăng Chi Bộ

(VII) (137) Ngủ Rất Ít

 Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, ban đêm ngủ ít, thức nhiều. Thế nào là năm?

1. Người đàn bà, này các Tỷ-kheo, thao thức đến đàn ông, ban đêm ngủ ít thức nhiều. 

2. Người đàn ông, này các Tỷ-kheo, thao thức đến đàn bà, ban đêm ngủ ít thức nhiều.

3.  Người ăn trộm, này các Tỷ-kheo, thao thức đến đồ ăn trộm, ban đêm ngủ ít thức nhiều. 

4. Vị vua, này các Tỷ-kheo, lo lắng các công việc của vua, ban đêm ngủ ít thức nhiều. 

5. Vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, thao thức đến ly hệ phược, ban đêm ngủ ít thức nhiều.

Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, ban đêm ngủ ít thức nhiều.

--------------------------------------------------------

MƯỜI SÁU  TUỆ MINH SÁT - 16 Tuệ Minh Sát (Vipassanāñāṇa)

1. Nāmarūpapariccheda ñāṇa: Tuệ phân biệt danh-sắc.

2. Paccayapariggaha ñāṇa: Tuệ nhận biết nhân của mỗi sắc pháp và danh pháp cùng sự tương duyên giữa hai pháp.Tuệ phân biệt nhân duyên.

3. Sammasana ñāṇa: Tuệ thấu đạt, nhận thức danh-sắc là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattā). (Phổ Thông Tướng)

4. Udayabbaya ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái sanh diệt (của các hành, tức của danh-sắc). Tuệ sanh diệt.

5. Bhaṅga ñāṇa: Tuệ quán chiếu trạng thái hoại diệt của danh-sắc. Tuệ diệt.

6. Bhaya ñāṇa: Tuệ kinh sợ.

 7. Ādīnava ñāṇa: Tuệ quán chiếu hiểm họa, tức quán chiếu trạng thái nguy hiểm của các hành. Quá Hoạn Trí

8. Nibbidā ñāṇa: Tuệ quán chiếu tình trạng chán nản. Quyết Ly Trí

9. Muñcitukamyatā ñāṇa: Tuệ muốn giải thoát. Dục Thoát Trí

10. Paṭisaṅkhā ñāṇa: Tuệ suy tư.

11. Saṅkhārupekkhā ñāṇa: Tuệ xả hành, quân bình, thản nhiên đối với tất cả các hành. Hành Xả Trí

12. Saccānulomika ñāṇa: Tuệ thuận thứ (thuận theo thực tế, tức thuận theo Tứ Diệu Ðế).

13. Gotrabhū ñāṇa: Tuệ chuyển tánh, vào lúc "chuyển thay dòng dõi" (tức từ phàm trở nên Thánh).

14. Magga ñāṇa: Ðạo tuệ.

15. Phala ñāṇa: Quả tuệ.

16. Paccavekkhaṇa ñāṇa: Tuệ ôn duyệt.