070 Paṭṭhāna
HT Sán Nhiên giảng ngày 12 tháng 8, 2023
Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "070 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ.
Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.
Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.
Mọi sự copy, phát tán, in ấn xin ghi rõ nguồn gốc và tên người ghi chép là Minh Hạnh
Minh Hạnh
Thiền sinh hỏi: khi ngồi thiền thấy phồng xẹp đến mình không để ý đến phồng xẹp mà mình để ý đến sự sinh diệt của nó thì lúc đó tâm mình không có "Tôi, Ta" phải không thưa Sư ?
HT trả lời : không có "Tôi, Ta" trong khi mình thấy sự sinh diệt khi ngồi thiền.
Thiền sinh hỏi tiếp : Nếu như vậy thì Tâm lúc đó mình ghi nhận biết sự sinh diệt, thì Tâm đó có phải là Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí không ?
HT trả lời : Nếu cô biết được thực tính của nó thì có Đại Thiện Tương Ưng Trí, còn nếu biết theo Tri kiến của mình thì nó là Bất Tương Ưng Trí tại vì cô sài pháp chế định. Pháp Siêu Lý thì có Tương Ưng Trí, còn nếu sài pháp chế định thì là Bất Tương Ưng Trí là do Tuệ Văn mà cô biết thông thường mình có hay kiến thức mình có thì không có Tương Ưng Trí.
Thí dụ: Chẳng hạn như một Cảnh Sắc của hoa hồng, hay cảnh sắc của bụi chuối.
Cảnh Sắc Thấy Biết Thích / O Thích Chê
Thì tiến trình này phải đi như vậy.
Đức Phật nói Tâm của chúng sinh dấu trong cơ quan trú xứ của nó, tức là trong thần kinh của họ, trong nghiệp lực Nghiệp Chủ Kammassakatā của họ dấu trong đó.
Thấy
- Nhưng không thể dấu được trong cái Thấy, Cảnh Sắc này mình có thấy không ? - Có Thấy
Biết
- Bây giờ mình có Biết không ? Cái này mình không dấu được, mình có Biết, mình biết cảnh sắc bụi chuối. Mình không thể nói sai được, bụi chuối mình không thể nói nó là cây cam được, hay là bụi chuối mình nói là cây bưởi được.
Thích / O Thích
- Trạng thái : Thích và không Thích này - mỗi người khác nhau.
Chẳng hạn như cô Tịnh Từ thích bụi chuối này.
Nhưng em của cô Tịnh Nhẫn ở Florida thì không thích : "ở trên chùa Sư có trồng bụi chuối, nhà em không dám trồng, tại vì trồng chuối thường hay có rắn, mà nhà có con nhỏ nên sợ".
Như vậy trạng thái Thích hay Không Thích tùy mỗi người khác nhau. Có khi có người chê nói bụi chuối xấu không đẹp.
Cái Thấy thuộc pháp gì ?
Cái Biết thuộc pháp gì ?
Thích / O Thích thuộc pháp gì ?
Mình mới tìm ra được.
Cái Thấy là Tâm Quả Dị Thục. Cảnh Sắc là do Tâm Quả Dị Thục nhìn Thấy.
Cảnh Thinh là do Tâm Quả Dị Thục, Tâm Nhĩ Thức. Tỷ Thức. Thân Thức
Như vậy thì, thấy một Cảnh Sắc Tâm Quả Dị Thục làm máy móc thâu Cảnh Sắc vô. Mà Cảnh Sắc đó không nói lên là đẹp xấu, nó là như vậy thôi. Mà Tâm Quả Dị Thục Bất Thiện và Tâm Quả Dị Thục Thiện, cảnh sắc này đẹp cảnh sắc xấu do nghiệp lực của nó.
Cảnh Sắc không có Thiện không có Bất Thiện.
Cái Thấy là Pháp Quả Dị Thục nhưng nó có Bất Thiện và có Thiện.
Cảnh Sắc đối với đối tượng của Tâm không có Thiện, không có Bất Thiện, nhưng Tâm của mình bắt vô Cảnh Sắc đó; Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiện Thức, Tâm Thức có Thiện với Bất Thiện do nghiệp lực của mình tạo ra. (Quí Phật tử phải phân biệt cho kỹ).
Người ta hỏi cái Thấy này thuộc Pháp gì ? Trả lời là : Pháp này là Pháp Quả Dị Thục.
Khi nói tới Pháp Quả Dị Thục nó thuộc nghiệp báo của Thiện và Bất Thiện, chứ không phải của hiện tại được.
Mắt nhìn thấy Cảnh Sắc, nó là Quả Dị Thục.
Tại vì trong Lộ Trình Tâm Nhãn Môn, thì Tâm Nhãn Thức thâu Cảnh Sắc truyền qua Tiếp Thâu, Thẩm Tấn, Đoán Định rồi vô Tâm Đổng Lực để tiếp thu cảnh, nó thọ hưởng lấy cảnh hay quản lý cảnh hay hiểu biết được cảnh thì nó là quá khứ liền, chỉ có mấy sát na thôi, Nhãn Thức quả bất thiện hay Nhãn thức quả thiện, Tiếp Thâu, Thẩm Tấn, Đoán Định là quá khứ rồi, nó là ngoại lộ rồi.
Vô trong Tâm Đổng Lực, Thiện. Bất Thiện, Tham, Sân, Si hay là Thiện Tương Ung trí, Bất Tương Ung Trí, phần Tâm Đổng Lực mới là hiện tại, mình xử lý cảnh ngay hiện tại, rồi cảnh sắc Tâm Nhận Thức bắt đưa vô thì nó là quá khứ liền, chứ đừng nói chi là cảnh sắc cũ, ngay đây vừa thấy nó đưa vô Tâm Đổng Lực là nó thuộc quá khứ liền.
Lộ Trình Tâm : Tâm hữu phần vừa qua ; quá khứ, rung động, dứt dòng, qua tới khai ngũ môn.
Thì Lộ Trình Tâm này trước Khai Ngũ Môn này nó thuộc về quá khứ, nó nằm ngoài lộ, nó chưa vô tới Tâm Đổng Lực.
Rồi Tâm Tiếp Thâu, Thẩm Tấn, Đoán Định, rồi bắt đầu mới vô Tâm Đổng Lực , đối với Tâm Đổng Lực thì 3 tâm này cũng là quá khứ.
Dị Thục Quả bắt đầu từ Tâm Nhãn Thức, Khai ngũ môn không phải là dị thục quả mà là Tâm Duy Tác Vô Nhân.
(Trên bản Nêu)
Khai Ngũ Môn, Khai Ý Môn, Tâm Tiếu Sinh; 3 Tâm nay là Tâm Duy Tác Vô Nhân (trên bản nêu có 2 xanh 1 đỏ) nó không phải Dị Thục Quả.
Hàng trên (trên bản nêu) mới là Dị Thục Quả - Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức, Tiếp Thâu, Thẩm Tấn, Đoán Định.
Xuống tới Khai Ngũ Môn, Khai Ý Môn, Tâm Tiếu Sinh thuộc về Duy Tác.
Ngay khi Tâm Nhận Thức bắt nó là Tâm Quả Dị Thục đưa vô tới Tâm Đổng Lực để biết thì lúc bấy giờ mới thụ lý, mới sài Tâm Đổng Lực là tạo tác nghiệp.
Thâu vô Biết là đứng lại liền.
Thâu Cảnh Sắc vô Biết đứng lại liền, còn nếu như xúc rồi bước ra nữa, rồi chê, khen, ý kiến vô, nó ra nữa .
Thấy rồi Biết.
Rồi Thích / Không Thích, Chê, Khen.
Thì khi thấy một cảnh sắc, khi nghe một cảnh thinh, quí Phật tử đứng trong giai đoạn nào, hay là đi tuốt luốt.
Thấy Cảnh Sắc mình có Thấy. Rồi mình biết Cảnh Sắc này thôi, biết như thấy, và biết như Cảnh Sắc có.
Cảnh Sắc mình có Thấy.
Biết như Thấy ! ------ > Thuộc Pháp Thực Tính
Biết như Cảnh Sắc có ! -------> Thuộc Pháp Thực Tinh
Cái Tâm mình biết, hay là hiểu biết của mình như mình thấy Cảnh Sắc như vậy thôi.
Thứ hai là, cái Biết của mình biết như cảnh sắc mà mình được thấy nó, mình ngừng.
Biết như Thấy, Biết như Cảnh Sắc có, ngừng lại.
Còn bây giờ mình không chịu ngừng lại, mình không chịu ngừng ở đây, mình nói : Không những Biết như Thấy, không những Biết Cảnh Sắc nó có mà còn thích nữa, hay còn chê nữa, còn ghét nữa, hay còn muốn bứng nó về nữa.
Biết như Thấy --> trở thành Pháp Thực Tính.
1/ Cảnh Sắc / Thấy / Biết / Đồ Đạo Cảnh
2/ Thích / Khen / Đồ Đạo Nhân
Không Thích / Chê / Đồ Đạo Nhân
Đồ Đạo Nhân thì có Nhân Bất Thiện và Nhân Thiện
Nhân Bất Thiện có Tham, Sân, Si
Nhân Thiện có 3 là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si.
Cái này Sư đang nói về Tam Đề Đồ Đạo. Nhưng Sư trở lại khi cô Diệu Giác nói rằng cái này thuộc Tư Duy Duyệt Ý. Không phải như vậy.
Khi cô bước qua giai đoạn Biết, thì bây giờ những cái sau này gọi là giai đoạn phóng dật, cô mất kiểm soát tâm nên bắt đầu chạy theo kiết sử hay chạy theo triền cái của nó dẫn dắt, chưa nói tới Tư Duy Duyệt Ý. Tư Duy Duyệt Ý sẽ rớt vô Đồ Đạo Trưởng.
Từ khi Cảnh có, tới khi mình Thấy, mình Biết, mình Nghe, nó thuộc Niệm Xứ Satipatthàna, bước vô nữa là cô rớt liền, triền cái dắt, kiết sử dắt.
Chính cái đó khi mình học về pháp Niệm Xứ Satipatthàna mình phải biết cái nào dừng lại và mình không vượt qua, thì cái đó là mình đang có tu tập. Còn nếu như mình để nó luông tuồng chạy mà không ngăn vách, ngăn phòng, có cửa, thì cái đó coi như là phóng dật.
Thân ---- > Chân mình đụng tường
Thọ
Tâm
Pháp
Thí dụ: chân mình đụng vào tường, hay đụng chân bàn, hay đạp đinh. Thì bây giờ mình nói pháp :
Thân ---- > Chân mình đụng tường --> Cảnh xúc / Đụng / Biết
Cảnh xúc là cái tường chân đụng vô và biết, ngừng tại đó --> nó thuộc về Pháp Thân Niệm Xứ.
Thọ --- > Thân / Tâm
Thân -->chân đụng tường/ Cảnh Xúc/ Đụng / Biết
Thọ---> Thân/ Tâm / Khổ / Ưu / Biết
Thọ Thân truyền qua Thọ Tâm. Thân vừa đụng nó có cái Thọ của nó. Tâm biết thì nó có cái Thọ của nó.
Thọ của Thân lúc đó là Cảm Xúc Khổ, Tâm lúc đó buồn, không vui, bất toại nguyện là Ưu. Đụng Ưu, Thân thọ Khổ, Tâm Thọ Ưu, Biết
Thân thọ Khổ là Tâm thọ Ưu liền.
Nên khi quí Phật tử không đi đúng tiến trình đi của nó là rớt liền. Bữa nay Sư muốn xiết Tứ Niệm Xứ Satipatthàna cho chính xác.
Có Cảnh Xúc, biết Cảnh Xúc mình dừng ở đây.
Chân đụng vô tường Tâm biết, dừng lại. Đó là thuộc về Thân Niệm Xứ.
Như vậy khi có bức tường là một đối tượng, là một cảnh, chân mình đụng vô mình biết.
Quí Phật tử bỏ Tâm (Cảnh Xúc, Đụng, Biết) vô phần Thân Niệm Xứ. Mình học về Pháp Siêu Lý.
Chân đá vô bức tường là chế định, bây giờ mình bỏ Tâm vô, bức tường là Siêu Lý, việc Đụng là của Siêu Lý, Biết là việc của Siêu Lý, bỏ vô. Đó là mình phân tích ra.
Giờ Sư phân tích ra :
Bức tường là Cảnh Xúc (Cảnh Xúc thuộc Sắc Pháp) . Bức tường cũng là Cảnh Sắc đối với Siêu Lý là Sắc Pháp
- Bức tường là Cảnh Sắc là Sắc Pháp, là Cảnh Xúc, là Sắc Pháp.
- Đụng là Tâm Thân Thức. Việc Đụng là Tâm Thân Thức.
- Tiếp tới là Tâm Biết là Tâm Gì ?
Thí dụ chân đá vô bức tường thích quá khởi sinh Tâm Tham lên đá nữa đá hoài còn nếu lộ Tâm Sân lên vì đau, còn đá vô tường mà không biết là gì thì Tâm Si.
Thì chính cái đó có một sát na thôi, chính cái đó là kết quả của mình cho sự tu tập của mình, còn không thì rớt liền. Thích : Tâm Tham, cũng rớt, Không Thích : Tâm Sân, cũng rớt.
Sư mở cửa cho mấy cô thấy.
Nếu nói Thọ Niệm Xứ thuộc về Thân. Thân có Thọ. Tâm có Thọ.
Thì Thân có Thọ nó chỉ có 2 loại thôi : Thọ Khổ và Thọ Lạc thì chắc chắn mình không còn thắc mắc gì hết. Thọ này mà Thân có Thọ Khổ, Thân có Thọ Lạc nó là Quả Dị Thục.
Nhưng nếu nói nó là Tâm có Thọ Ưu thuộc về Thọ Niệm Xứ mà nó rơi qua Tâm có Thọ Ưu nó không có nằm trong Quả Dị Thục mà nó là Đổng Lực rồi, mấy cô rớt liền.
Mấy cô trả lời : "Thân có Thọ Khổ, Tâm có Thọ Ưu,. Mà 2 cái Tâm đó Pháp khác nhau. Là Quả Dị Thục thuộc Đổng Lực.
Thọ Ưu của Tâm là thuộc Đổng Lực.
Thế thì Thọ Niệm Xứ này nó có 2 vế.
Thân có Thọ Khổ, Tâm có Thọ Ưu.
Vậy thì Tâm nằm trong Lộ Trình Tâm nào ? Nó trong giai đoạn nào trong Lộ Trình Tâm, nó thuộc về Đổng Lực rồi. Mà Thọ Ưu này chỉ có Tâm Sân thôi, không có Tâm Tham, không có Tâm Si,
Thọ Ưu là 2 Tâm : Tâm Tham và Tâm Sân
Còn nếu mà cô cưỡng cãi, cô dùng chi pháp mà cái Biết của mình nói về Thọ. Tâm Sở Biến Hành Tợ Tha có mặt trong Tâm nó không bao giờ có một mình nó.
Tâm Sở Thọ không nằm yên được, nó là Tứ Đồng.
Còn Thọ về Thân thì ăn vô phần Cảnh của Tâm Pháp của nó
Khi đụng bức tường thì có Xúc ; Thân, Thọ, Tâm, Pháp
Do đó, mấy cô phải hiểu,
- Nếu đi ngang trong bảng nêu thì nó có Lộ Trình Tâm của nó.
- Nếu đi xuống trong bản nêu thì nó có Lộ Trình Tâm của nó.
Nếu đi xuống trong bản nêu thì Thân có Thọ, có Tâm, có Pháp, đó là đi theo tiến trình của Pháp Thực Tính.
Mà đi ngang trong bản nêu thì Thân có Thọ, có Tâm, có Pháp là đi theo Tư Duy Duyệt Ý.
Bây giờ mình đi xuống
Thân Xúc
Thọ biết Xúc
Tâm biết Xúc
Pháp có Xúc.
Thân có Xúc thì nó có Thọ biết Xúc. Tâm biết Xúc thì nó có Pháp của Xúc.
Còn nếu đi ngang bảng nêu thì bắt đầu nó chạy ra.
Thân / Xúc : Thân Thức Quả Dị Thục Bất Thiện
Thọ / Xúc : Khổ Thọ
Tâm / Xúc : Tâm Sân
Pháp / Xúc : Pháp Triền Cái - Giác chi
hay là Kiết Sử - Bát Chánh Đạo.
Nếu đi tiến trình đi xuống từ bảng nêu :
- Thân có Xúc, Thọ có Xúc.
- Thọ có Xúc, Tâm có Xúc
- Tâm có Xúc, Pháp có Xúc
Mình đi tiếp với chức năng Niệm Xứ thì mình ra.
Pháp Triền Cái, Pháp Kiết Sử, Pháp Giác Chi. Bát Chánh Đạo.
Nếu Pháp Triền Cái thi có Niệm. Nếu có Niệm thì Pháp này ra được Bát Chánh Đạo.
Còn nếu Pháp này không có Niệm thì nó đưa ra Kiết Sử của mình.
Thân có Cảnh Sắc, Thọ có Cảnh Sắc, Tâm có Cảnh Sắc, Pháp có Cảnh Sắc
Thân / Sắc : Tâm Nhận Thức Quả Dị Thục Thiện hay Bất Thiện
Thọ / Sắc : Xả Thọ
Tâm / Sắc : Tâm Đổng Lực Thiện hay Bất Thiện
Pháp / Sắc : Triền Cái / Giác Chi
hay Kiết Sử / Bát Chánh Đạo
Thân có Cảnh Sắc thì Tâm Nhãn Thức Quả Dị Thục Thiện hay Bất Thiện. Nếu ta nói Thân Niệm Xứ có Cảnh Sắc là Tâm Nhận Thức
Thọ có Cảnh Sắc thì Xả Thọ.
Tâm có Cảnh Sắc thì Tâm Đổng Lực Thiện hay Bất Thiện
Pháp có Cảnh Sắc thì Triền Cái có Giác Chi, hay Kiết Sử có Bát Chánh Đạo
Thân có Cảnh Sắc thì có Tâm Nhận Thức
Thọ có Cảnh Sắc nó chỉ có Xả Thọ thôi
Tâm có Cảnh Sắc, lúc đó nó là Tâm Đổng Lực, nó Thiện hay Bất Thiện nó chạy ra.
Thì lúc đó Pháp Cảnh Sắc là gì ? Triền Cái hay là Giác Chi hay là Kiết Sử hay là Bát Chánh Đạo.
Thân có Thinh, Thọ có Thinh, Tâm có Thinh, Pháp có Thinh
Thân / Thinh
Thọ / Thinh
Tâm / Thinh
Pháp / Thinh
Thân có Khí, Thọ có Khí, Tâm có Khí, Pháp có Khí
Thân / Khí
Thọ / Khí
Tâm / Khí
Pháp / Khí
Bây giờ quí Phật tử ráp chi pháp vô
Quí Phật tử nghe một câu chuyện nào thì khi nghe câu chuyện đó xong, dừng lại câu chuyện đã nghe là hiểu câu chuyện đó thôi, nhưng có bảo đảm sau khi nghe xong, rồi kể lại cho người khác thì câu chuyện đó có giống như câu chuyện mình nghe không ?
Khi cô nghe một câu chuyện rồi cô bước qua bên đây cô kể câu chuyện đó lại cho người thứ hai nghe thì tam sao thất bổn.
Nên Sư ở đây dạy là "STOP" liền, quí Phật tử mà kể là tạo nghiệp mới cho mình, mình đã nguyện trong tâm là muốn giải thoát nên không để tạo nghiệp nữa.
Ngay cả khi đang Thân, Thọ, Tâm, Pháp, trong pháp Niệm Xứ mà mình đang hành thiền ở nhà hay ở trong chùa hay trong khóa tu mình không ngừng pháp Niệm Xứ.
Tâm Biết là Tâm có Niệm thôi, thì Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí không phải là một Cảnh Xúc, Tâm Đại Thiện này không phải là Cảnh Sắc, không phải Cảnh Thinh, không phải Cảnh Khí, Thọ. Tâm Đại Thiện này là Biết cái Niệm thôi. Thì đó là Pháp Biết, nó không qua chỗ Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc kia. Đó là mình mới đứng lại.
Thì khi mà cô làm được cái đó Tâm Đạo nó có cái đó, không có "Tôi, Ta", nó không có sinh không có diệt, không có Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, nó chỉ có Pháp Thực Tính, mà cô bỏ vô cái đó là nó nhảy ra liền, nó ra một cái khác liền, cô giữ được cái Tâm đó không ?
Sư đang dịch tiếp phần Glossary (từ vựng) Sư đang dịch phần Devadatta của Ngài Janaka viết Ngài kể về Devadatta một ít, Sư lấy nguyên Dictionary của Tích Lan viết nguyên về cuộc đời của Devadatta.
Ông Đề Bà Đạt Đa liên kết với Thái Tử Ajatasattu thuê 16 xạ thủ là những tay thiện xạ đi giết hại Đức Phật, nhưng những tay thiện xạ này khi tới gần Đức Phật thì họ xin qui y Tam Bảo và được Đức Phật độ nên Devadatta tức và nói: "Ta không cần ai nữa mà tự ta làm" . Rồi ông lên núi lăn đá xuống để hại Đức Phật.
Do phước của Đức Phật hiện lên, hai đỉnh núi nhô cao và chặn tảng đá lại, tảng đá bị đụng vào 2 đỉnh núi ở 2 bên, nhưng còn một cục đá nhỏ rớt xuống chân, và Đức Phật Ngài bị thọ khổ, máu chảy ra, Chư Tăng đưa Ngài vô gặp vị lương y Jivaka.
Vậy Đức Phật Ngài sài tâm gì ?
Như hồi nãy mình nói :
Thân này có khổ, Tâm mình có Ưu, thì Đức Phật Ngài là bậc Alahan bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài không có Tâm Ưu, Ngài chỉ có Thọ Khổ, cái này là Quả Dị Thục, mà nếu như Tâm của Ngài mà là Tâm Sân là rớt.
Mình đi theo đúng Pháp này :
Thân có Xúc thì nó có Thọ biết Xúc. Tâm biết Xúc thì nó có Pháp của Xúc.
Thân / Xúc : Thân Thức Quả Dị Thục Bất Thiện
Thọ / Xúc : Khổ Thọ
Tâm / Xúc : Tâm Sân
Pháp / Xúc : Pháp Triền Cái - Giác chi
hay là Kiết Sử - Bát Chánh Đạo.
Thân thọ khổ Tâm có sân, Tâm có thọ ưu.
Tức là mấy cô đi như vậy là đúng rồi, nhưng mấy cô cũng vẫn là rớt. Mình ráp chi Pháp.
Vậy thì khi Đức Phật Ngài bị viên đá bắn vô chân Ngài, thân Ngài thọ khổ, Tâm Ngài sài Tâm Duy Tác của cõi Dục Giới này.
Tâm Duy Tác của cõi Dục Giới có 4 Hỷ Thọ và 4 Xả Thọ.
Thì Ngài sài tâm nào khi chân Ngài chảy máu ? Là 4 Tâm Duy Tác Xả Thọ Tương Ưng Trí. Ngài nhìn vô nghiệp của Ngài chứ Ngài không nhìn vô cục đá "cái này là do nghiệp cũ của ta và ta thọ". Tương Ưng Trí Ngài nhìn với cái Pháp. Mà ông Devadatta nhảy vô với cái nghiệp này và ông phạm vô ngũ nghịch đại tội chích huyết thân Phật.
Khi cục đá bắn vô chân Ngài, Ngài thọ khổ là Quả Dị Thục, Tâm Ngài là Tâm Duy Tác.
Nếu cô bị Xúc vô một cái Thọ mà nó là bất thiện, Tâm Thân Thức Thọ Khổ, Tâm Đổng Lực của mấy cô là Sân, không phải mình Sân với cục đá, không phải Sân bức tường, không phải Sân với người nào làm mình đau, mà Tâm Sân khởi lên là phản ứng của mình thì mấy cô nhìn ra được Sân là Triền Cái của mình, đừng có đổ thừa ai, đừng có nói ai hết, mình chỉ nói mình thôi.
Khi cô bị một cái cảnh gì mà nó không đúng như ý mình; toại nguyện, bất toại nguyện, thì bây giờ mấy cô sài tâm gì ? Nếu mình là người tu thì không hở cái là sân, mà mình sài tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí, hỷ thọ xả thọ để mình thoát khỏi nhân quả của quá khứ mình đã làm, không trách ai, không đổ thừa ai, không oán hận ai.
Mình tu mình không đùa, không đổ thừa, không oán trách, mình chỉ biết mình thôi. Khi gặp cảnh khổ, một thân thức thọ khổ, tâm của mình không cho phép mình sài tâm sân. Nếu như mình sài tâm sân thì mình còn phàm phu. Đức Phật Ngài thọ khổ nhưng Ngài sài Tâm Duy Tác Tương Ưng Trí xả thọ.
Đức Phật Thân Ngài Thọ Khổ
Tâm Ngài là Tâm Duy Tác Tương Ưng Trí Xả Thọ.
Những nghiệp báo của mình trong quá khứ mình phải trả, giống như cây quạt máy cô rút giây điện, nhưng điện nó vẫn còn trớn của nó vẫn còn và quạt vẫn còn quay một chút rồi mới tắt, thì mình cũng vậy, khi mình có thân thức thọ khổ thì cô sài Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí thì Đại Thiện Tương Ưng Trí này nó nhìn vô cảnh nào làm đối tượng ?
Thân Thức mấy cô Thọ Khổ cô sài Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí không sài Tâm Sân thì Đại Thiện Tương Ưng Trí này bắt cảnh gì ?
Chính chỗ này mà Đại Thiện Tương Ưng Trí mà nó rớt vô 4 cái sát na Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Tùng, Chuyển Tộc là ăn tiền liền còn không là rớt mình trở lại tu nữa.
Assaji chỉ nói một câu với chàng thanh niên Upatissa : "Mỗi Pháp sinh lên do duyên, chính duyên hiện bày các Pháp." thanh niên Upatissa nghe xong đắc Sơ Đạo Sơ Quả. Ngài sài Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí.
Upatissa trở về nói với người bạn Kolita : Tôi được nghe từ nơi một vị Đại Đức nói mỗi Pháp sinh lên đều do duyên, chính duyên hiện bày các Pháp" Kolita nghe đắc Sơ Đạo Sơ Quả.
Còn đây mình ngồi thiền hết tuần này qua tuần khác, hết khóa tu này đến khóa tu khác mà chưa có đắc gì.
Nếu nói đây là Đại Thiện Tương Ưng Trí thì Cảnh Pháp này là Cảnh gì ?
Trước Đại Thiện Tương Ưng Trí phải có Niệm. Niệm đó là từ nơi Thọ.
- Từ Thân Thọ Khổ nó có Niệm (Văn) ,
- Đại Thiện Tương Ưng Trí này tập trung vô có Định (Tu) trong đó.
- Thì Tuệ (Tư) mới phát sinh lên.
Vậy thì khi mình luôn luôn sống trong trạng thái của Niệm Xứ, thì nó bốp một cái thì chỉ có 3 cái mình biết thôi, nếu như người có Niệm và có Trí thì chỉ có 3 cái thôi : Này là Vô Thường, này là Khổ Đau, này là Vô Ngã.
Khi mà cô bắt vô một cái nào cũng vậy : Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp. Mặc dù bắt vô trong cái đó mà cô Niệm được, biết được thì khi mà Biết được thì lúc đó là Cảnh, Nhân, Trưởng, nó nằm trong khuôn Đồ Đạo mình đang tiến hành, không có trật ra ngoài thì mới ra được.
Như vậy thì :
Thân có Sắc thì có Tâm Nhãn Thức.
Thọ có Sắc nó có xả thọ
Thân mà bắt cảnh sắc là Tâm Nhãn Thức, Thọ của nó là Xả Thọ. Tâm của nó là gì ? Lúc bấy giờ Tâm biết hoạt động, Tâm Đổng Lực.
- Nếu như mình không sài tâm có tu tập thì Tâm Đổng Lực của nó là bất thiện; một là tham, hai là sân hay si, nhìn vô cảnh sắc mình có tham, sân, si, mình bắt vô trong Cảnh Sắc đó.
- Nếu mình có tu tập thì mình có Đại Thiện Tương Ưng Trí, Bất Tương Ưng Trí, Hỷ Thọ, Xả Thọ.
Lúc đó Pháp của mình là một là Triền Cái hay Giác Chi, hai là Kiết Sử là tập khí thói quen của mình, đụng vô là bộc phát kiết sử mình lên thì lúc đó mình đi Bát Chánh Đạo với Chánh Kiến, Chánh Tư Duy.
Thì khi Cảnh Pháp đến mà cô sắn có Đại Thiện Tương Ưng Trí này rồi Cảnh Pháp đến là Chánh Kiến.
Chánh Kiến này có 6 :
1. Kammassakatā - Nghiệp Chủ
2. Định An Chỉ
3. Minh Sát Tuệ
4. Tàm Quí
5. Thắng Kiến
6. ???
Những cái này nó đến với trạng thái Chánh Kiến ở cảnh pháp mình có của Đại Thiện Tương Ưng Trí này. Lúc bấy giờ mà mấy cô không có Niệm được thì cô mất cái cửa Chánh Kiến này là Đồ Đạo nó không đi trong đó, cô trở lại kiết sử trở lại triền cái.
Nghe một câu chuyện mà nếu cô không sống trong Đồ Đạo thì câu chuyện đó trở thành triền cái của mình : Thích và không thích, khen hay chê.
Nếu như mình ở trong trạng thái nghe một câu chuyện nhưng trong Đồ Đạo của mình là trạng thái Tương Ưng Trí mình giữ được Tâm, mình giữ được Niệm thì nghe câu chuyện đó nó rớt ngay chỗ Tâm mình đang có Trí mình hiện bày, nó không đem vô và không có cơ hội kiết sử triền cái nhảy vô chiếm tâm mình.
Bây giờ mấy cô nghe mình không giữ được Niệm, giữ không được trí, rồi đem câu chuyện đó mình kể lại cho người thứ hai nó ra một nghiệp lực nữa, sai lầm, mình phải Stop liền.
Khi nghe một cảnh sắc, nhìn thấy một cảnh sắc, nghe một cảnh thinh, ngửi một mùi hơi, nếm được vị, thân tiếp xúc. Thì đó là 2 giai đoạn :
- 1. Sau khi tiếp xúc Biết được cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc, là mình Biết.
- 2. Rồi Biết đó mình mới kể cho người nghe.
Ngài Tịnh Sự trồng cây chuối mà nó chết. Ngài Tịnh Sự là một vị Giáo Thọ, không bao giờ Ngài nhờ người học trò, Sư khi đó còn trẻ Sư có thể giúp Ngài trồng cây chuối, nhưng Ngài kêu Sư ngồi học đi, còn Ngài đi trồng cây chuối, mặc dù Ngài đang bệnh. Bữa nay Ngài trồng cây chuối ở cửa sổ bên đây, chiều Ngài nằm Ngài ngó thấy không đúng, sáng hôm sau Ngài bứng lên và trồng sau lưng, rồi Ngài nằm không thấy cây chuối vì nó ở vị trí sau lưng nơi Ngài nằm, Ngài lại rời ra đằng trước, thì sau 3 ngày cây chuối bắt đầu vàng lá, Ngài lắc cái chuông kêu cô Tư,.
Từ dưới bếp cô Tư chạy lên : Dạ, Sư kêu con.
- Sao Sư trồng cây chuối mà nó chết vậy cô Tư ?
- Con cũng chết chứ đừng nói cây chuối chết !
Ngài nói : Sao cô nói vậy ? Trồng cây chuối sao cô nói cô chết ?
- Con cũng chết chứ cây chuối, bữa nay Sư trồng ở đây, mai Sư bứng lên trồng chỗ khác, trồng tới trồng lui cây chuối sao nó sống nổi.
Ngài trồng cây chuối rồi 3 ngày sau cây chuối chết.
Chư Thiên hỏi : Sao Ngài Tịnh Sự trồng cây chuối mà chết ? Tại vì Ngài dùng trí nhiều quá phải không ? Hay là Ngài dùng nhiều kinh nghiệm quá, hay là Ngài không biết cách trồng chuối ?
Vậy cây chuối bị chết là do:
- Ngài dùng trí nhiều quá,
- Ngài không có kinh nghiệm trồng chuối.
- Hay Ngài không biết gì hết.
Sư nói với cô Tư tại vì Ngài dùng trí nhiều quá, chứ không phải Ngài không biết, Ngài người vùng Sa Đéc vùng quê Ngài phải biết cách trồng chuối nhưng vì Ngài dùng trí nhiều quá nên cây chuối mới chết. Ngài tính quá tính.
Còn cô Tịnh Từ nói Ngài không có kinh nghiệm, Ngài là thầy giáo có bao giờ Ngài rời tới cây chuối đâu mà trồng.
Bà Tịnh Nhẫn nói Ngài không biết cách trồng chuối, chỉ mình bà biết trồng thôi, bà trồng ổ qua ra 200 trái.
- Câu chuyện này thứ nhất: cái gì Ngài cũng dùng trí. Mấy cô nói theo đúng rồi Ngài dùng trí nhiều quá
- Câu chuyện thứ hai: Ngài không có kinh nghiệm. Đúng rồi, Ngài là nhà giáo có bao giờ Ngài trồng chuối đâu, nên Ngài không có kinh nghiệm.
- Câu chuyện thứ ba Ngài không biết cách trồng chuối. Rồi mình nói theo Ngài không biết cách trồng chuối mà không chịu hỏi ai. Mình nói theo.
Mấy cô không biết thì không nói được. Sư ngay trong đó, Sư ngồi tại đó, Sư thấy Ngài cầm cái xẻn, thấy Ngài cầm cái cuốc Ngài trồng, rồi thấy Ngài kêu cô Tư, cô Tư nói con cũng chết chứ đừng nói cây chuối chết. Thì Sư cũng nghe. Nhưng mà Sư không dám nói cô Tư hay là Sư dám nói với Ngài là Ngài dùng trí nhiều quá, Ngài không có kinh nghiệm, Ngài không biết gì hết mà cũng làm. Sư không có nói, nếu Sư nói là Sư tạo ra cái nghiệp liền.
Do đó, khi cô đi Tứ Niệm Xứ, Cảnh tới thì chỉ biết Niệm của mình thôi chứ không bước thêm một bước nữa, bước nữa là của cô.
Cô không bước thêm bước nữa và cô cũng không trùng tuyên mà im lặng, đó là người trí, Đại Thiện Tương Ưng Trí là mình biết xử lý Pháp mình đang có chứ không phải là Đại Thiện Tương Ưng Trí giải quyết cái Pháp của mình, không có. Đại Thiện Tương Ưng Trí không giải quyết cái Pháp làm việc xử lý cái việc mình biết, mình sai lầm chỗ đó.
Đức Phật Ngài biết Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, Ngài không có giải quyết nó, Ngài chỉ biết xử lý tâm Ngài không rớt vô cái Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã.
Đề Bà Đạt Đa quăng tảng đá trúng chân Đức Phật, Ngài thọ khổ nhưng tâm của Ngài là Duy Tác Tương Ưng Trí, Ngài giữ Tâm của Ngài.
Còn mình đây khởi sân lên liền.
Ngay cả mình nghe câu chuyện Đề Bà Đạt Đa quăng tảng đá trúng chân Đức Phật chảy máu mình nổi sân với ông Đề Bà Đạt Đa đó.
Mà Ngài nói, đây không phải Đề Bà Đạt Đa tạo ra, đây là nghiệp quả của Như Lai trong quá khứ tranh chấp quyền lực ngai vàng mà anh em đánh nhau bây giờ Như Lai phải trả quả máu chảy ở thân này. Nhưng Đề Bà Đạt Đa không biết nên nhảy vô lăn tảng đá mà dính vô ngũ nghịch đại tội.
Cũng như Cunda dâng cúng Đức Phật bữa cơm cuối cùng, sau đó bị mang tiếng là dâng cơm cho Ngài làm Ngài thọ bệnh kiết lỵ. Ngài nói không phải như vậy, mà trong đời Như Lai có 2 lần quả phước báu về vật thực ; trước khi Như Lai thành đạo, nàng Sujata dâng sữa dê và Như Lai đắc đạo quả đêm đó, trước khi Như Lai viên tịch Níp-bàn Cunda dâng bữa cơm thì bữa cơm này là phước báu. Chứ bệnh kiết lỵ này là do trong kiếp quá khứ Như Lai cho thuốc lầm cho người bệnh bây giờ Như Lai phải trả cái nghiệp dư xót của hữu dư y.
Còn mình kể câu chuyện thì mình nói là Cunda bưng cơm cúng dường Đức Phật thọ mà bị kiết lỵ.
Ông Cunda sài tâm phàm, ông là thợ săn, sau khi ông dâng cơm Đức Phật rôi nghe tin Đức Phật bị bệnh kiết lỵ ông cảm thấy mình có tội, thì ông ôm cái nghiệp của ông, mà Đức Phật thì nói cái này là do quá khứ Như Lai cho thuốc lầm mà Như Lai bị quả dư xót rượt theo Như Lai.
Chính do đó người trí sài Tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí đúng xử lý với các Pháp của mình chứ không có giải quyết cái Pháp mà mình đang thấy, đang nghe, đang biết, đó là người tu, chứ không xử lý cái pháp mình nghe, mình thấy, mà chỉ xử lý Tâm mình đứng lại.
Đó là Đại Thiện Tương Ưng Trí, mà cắt được phiền não, cắt được triền cái, cắt được kiết sử, mình có trạng thái Thực Tính, Thực Tướng không có "Tôi, Ta" trong này.
Trong Kinh Pháp Cú, Kệ Ngôn số 1.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ ý tạo.
Nếu ý với tâm bất thiện.
Nó theo ta như bóng theo hình.
Đại Đức Cakkhupāla tức là Đại Đức Hộ Nhãn, trong 3 tháng An Cư Ngài nguyện là : Ta đã ngủ bao nhiêu kiếp rồi, ta chịu luân hồi trong bao nhiêu kiếp cũng vì chìu chuộng thân này cho nằm ngủ để được thỏa mãn mà ta bị luân hồi, nay ta có 3 tháng An Cư ta nguyện không nằm, 3 oai nghi kia ta có sài, oai nghi nằm ta không nằm. Thì tới tháng thứ 2 mắt của Ngài bắt đầu đỏ, mà Ngài vẫn đi bát, thì ông thầy thuốc ở đầu làng mới nói : "Mắt của Ngài bị đỏ, tôi có thuốc nhỏ, Ngài dùng thuốc này nhỏ vô mắt hết liền."
Ngài Cakkhupāla nhận lọ thuốc đem về, Ngài đã nguyện là không nằm nên Ngài ngồi mà nhỏ thuốc vô mắt. Ngày hôm sau Ngài đi bát thì gặp lại ông thầy thuốc, ông nói : thuốc của tôi cho phải hiểu nghiệm, tại sao hôm nay Đại Đức có dùng thuốc không mà mắt của Ngài vẫn còn đỏ ?
Ngài nói : "Ta có dùng."
- Tại sao không hết ?
Ngài nói : Tại ta ngồi nhỏ thuốc.
Ông thầy thuốc nói : "Không được, Ngài phải nằm xuống, nước thuốc mới vô con mắt, chứ Ngài ngồi nhỏ thuốc thì nước thuốc sẽ trào ra khỏi con mắt".
Thì Ngài nói : Thế thì ta không dùng thuốc nữa, tại vì 3 tháng này ta An Cư, ta nguyện rồi là không nằm, do đó ta chịu thôi.
Thì bắt đầu Ngài không dùng thuốc nữa, bắt đầu là thử thách đến với Ngài, 2 tuần lễ trước khi ra hạ mắt Ngài xưng lên nó ăn mạch lươn, một ngày trước ngày hôm sau ra hạ An Cư của Ngài, Ngài bị nổ 2 con mắt, Ngài đắc quả Alahan.
Khi thân của Ngài thọ khổ nổ 2 con mắt bị mù mà Ngài đắc quả Alahan thì Ngài sài Tâm gì ? Ngài xử lý cái gì ? với cảnh pháp gì ?
Cakkhupāla không về được vì Ngài bị mù, Ngài nhờ Chư Tăng về làng của Ngài nhờ đứa cháu, con của người em, đến dẫn đường cho Ngài đi về.
Thì câu chuyện được Chư Tăng đi về nói với Đức Phật Ngài : Bạch Đức Thế Tôn, Cakkhupāla bị mù 2 con mắt nên không về được.
Đức Phật hỏi : Tại sao ?
Chư Tăng trả lời : Tại vì Cakkhupāla không chịu nghe lời ông thầy thuốc nằm nhỏ thuốc thì hết bệnh, nhưng Cakkhupāla nguyện không nằm do đó bị mù 2 mắt.
Đức Phật nói không phải như vậy, không phải Cakkhupāla không nghe lời thầy thuốc, nhưng vì nghiệp quá khứ Cakkhupāla là một thầy thuốc chữa bệnh cho 2 mẹ con nghèo tới xin thuốc, người mẹ mới nói người thầy thuốc đó :
- "nếu Ngài chữa cho tôi hết tôi nguyện làm nô lệ cho Ngài."
Ngài nói được và Ngài cho thuốc nhỏ thì hết bệnh. Nhưng khi hết bệnh người mẹ mới nghĩ giờ mình hết bệnh rồi thì mình phải làm nô lệ cho người thầy thuốc đó, nên sai đứa con đến gặp người thầy thuốc.
Người thầy thuốc hỏi : Sao, thuốc ta cho mẹ ngươi nhỏ có hết không ?
Đứa con trả lời : Không hết, nên mẹ của tôi không đi, kêu tôi ra xin thuốc của Ngài.
Người thầy thuốc nói : "Hai mẹ con người này gạt ta, vì nếu hết thì phải làm nô lệ cho ta." Người thầy thuốc mới xoay người lấy gói thuốc đưa cho người con và nói : "Ngươi về nói với mẹ ngươi xức thuốc này vô là hết liền." Nhưng khi vừa xức vô người mẹ bị nổ 2 con mắt.
Tại vì ông thầy thuốc biết bà này gạt mình, nên cho ngươi mắc quả báo ngươi định gạt ta. Do cái quả rượt theo tới ngày hôm nay Cakkhupāla đã tu rồi và người thầy thuốc đã cho thuốc mà vẫn trổ quả là bị nổ 2 con mắt, không phải vì Ngài không nghe lời vị thầy thuốc nằm nhỏ mắt. Và Đức Phật biết pháp nó đến như vậy.
Minh đâu có biết được nghiệp quá khứ, mình đâu biết nghiệp hiện tại, vị lai, Đức Phật Ngài có tam nghiệp quá khứ, hiện tại, vị lai, Ngài là thập lực trí. Trí Ngài nhìn được nghiệp lực của chúng sinh, do đo Ngài biết Cakkhupāla không phải là không nghe lời vị thầy thuốc mà vì nghiệp nó rượt tới Ngài bắt Ngài phải trả, mà cái này không phải vị thầy thuốc hoặc do ai mà do Cakkhupāla đã tạo.
Cũng vậy, Đức Phật Ngài thọ bệnh kiết lỵ, không phải ông Cunda làm cho Ngài bị, mà là do nghiệp của Ngài cho thuốc lầm trong quá khứ.
Kể về đứa cháu đến dắt đường cho Ngài Cakkhupāla, đứa cháu phải xuất gia làm sadi, tại vì Ngài đắc Alahan rồi, nó cầm cây gậy và dắt Ngài đi, trên đường đi nó gặp cô gái, nó bỏ cây gậy và chạy theo cô gái, Ngài đứng giữa đường hỏi "con đâu, con đâu" , nhưng nó bỏ đi rồi, vua Trời Đế Thích thấy mới đi xuống giả làm người đi đường, nói : "Ta đây là người đi đường, ta dắt người đi". Ngài nói : "Tôi muốn đi về Kỳ Viên Tự" Vua Trời Đế Thích nói : "Ta biết nơi đó, ta cũng đi về nơi đó, ta sẽ dẫn người đi."
Và Vua Trời Đế Thích dùng thần thông thâu ngắn đường lại, về tới Kỳ Viên Tự gặp Đức Phật. Vô đảnh lễ Đức Phật xong, Đức Phật nói Cakkhupāla về nghỉ ngơi nơi một tịnh thất nhỏ sau chùa Kỳ Viên để sáng ra đảnh lễ Đức Phật.
Nhưng Ngài không nghỉ ngơi, Ngài vẫn đi kinh hành, vì vẫn còn trong mùa mưa nên côn trùng rất nhiều và Ngài dẵm đạp chúng, Chư Tăng đến thăm Ngài thấy vậy mới về nói Đức Phật là Cakkhupāla là Alahan sao lại dẵm đạp chết nhiều côn trùng, như vậy Ngài Cakkhupāla đã sát sanh.
Đức Phật nói không, Cakkhupāla là Alahan rồi không có đạp côn trùng. Chư Tăng nói họ nhìn thấy Cakkhupāla dẵm đạp côn trùng làm côn trùng chết. Đức Phật nói Cakkhupāla không có sài Tâm đó.
Chính do đó, bước qua giai đoạn thứ 2.
Đức Phật nói Tâm của người dưới không nhìn lên Tâm người trên được. Tâm người trên mới nhìn xuống Tâm người dưới được. Tâm Chư Tăng là tâm phàm tăng đến thăm Ngài Cakkhupāla thì không nhìn Tâm của bậc Alahan được nên mới nói là Ngài Cakkhupāla còn sát sanh còn đạp chết côn trùng mà gọi là Alahan sao được.
Nên Đức Phật mới nói : "Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ ý tạo, Tác ý có thì mới có Tâm đó nó theo như bóng với hình." Không có tác ý thì không có chuyện gì, mình cắt cái đó ra, mình đây không biết mình gom vô mình kéo vô mình nói.
Thì Ngài Cakkhupāla không tạo, mà mình nói ra là mình đang tạo.
Nếu mấy cô tới thăm Ngài Cakkhupāla mấy cô nói: "con thấy Ngài đang đi kinh hành", chỉ nói như vậy thôi, không nói thêm, mình Biết, nó vô Đồ Đạo liền, nó chỉ là Cảnh thôi.
Còn nếu mà cô không có ngừng lại tại đó, mà còn nói thêm nữa là cô tạo ra nghiệp chứ không phải người ta tạo.
Do đó, khi quí Phật tử học được Pháp này thì Sư muốn nói là Pháp Niệm Xứ hay là chỗ đó, đừng bước qua, và không tạo ra nghiệp nữa.
Nghe, Stop.
Thấy, Stop.
Biết, Stop.
Nếu bước qua là của mình lãnh.
Có nghe câu chuyện của ông Khổng Tử :
Đức Khổng Tử đi cùng với những người học trò của mình tới thăm người học trò nghèo ở một làng quê nghèo đói, nhà người học trò nghèo đó có một chén gạo mới thổi cơm đãi Thầy. Thì ông Thầy là Khổng Tử, ông qua vách bên nằm nghỉ ngơi chờ có cơm ăn, Khổng Từ đang nằm thì nghe cái cốp, nghe cái bộp, ông ngồi dậy nhìn qua vách bên kia thì thấy người học trò múc cơm đang ăn, rồi người học trò nói : "mời Thầy ra dùng cơm".
Khổng Tử ra ngồi bên bàn và nói : "Ta dạy học trò ta dạy kỹ lắm, nhưng hôm nay ta thất vọng, sao ta có người học trò không kính trọng, nó vô lễ, nó ăn trước ông Thầy".
Tại Khổng Tử thấy rõ ràng chứ không phải người nào vô mét lại là ông kia ăn cơm trước Thầy. Ông nghe cái bộp ông ngồi lên liền, qua cái vách ông ngó xuống thấy ông kia đang múc cơm ăn.
Thì người học trò nói : "Thưa Thầy, con có tội bất kính đó, nhưng mà gió thổi tới cát phủ lên mặt chén cơm, con sợ múc lên cho Ngài ăn con sợ mang tội nên con gạt phần cơm có cát con cho vô bụng con, còn phần cơm dưới con mang lên cho Ngài, Thầy đừng nghĩ là con ăn trước Ngài".
Do câu chuyện này, Đức Khổng Tử mới nói : "Trăm thấy không bằng một biết. Mà trăm biết không bằng một cái hiểu".
Mà trăm hiểu chưa bằng một chứng đắc.
Khi thân thức thọ khổ, cái khổ này của thọ hay khổ này của mình ?
Thân thức thọ khổ. Khổ này của thọ hay của mình ?
Đau răng, cái khổ thọ của đau răng hay là khổ thọ này của mình ?
Có 2 vế :
1. khổ này là của thọ.
2. nhưng mà cô nói khổ này của cô.
- Nếu như khổ này là của thọ thì nó có pháp của nó sinh lên,
- còn nếu thọ này của mình thì tại sao để cho nó lên, tại sao nó có, tại sao mình phải chịu, tại sao mình phải biết ?
Bây giờ mình có tu, như Đức Phật Ngài thọ khổ vì Ngài tu rồi, Ngài là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác mà Ngài có thọ khổ, khổ này là khổ của nó chứ không phải của Như Lai.
Mà chuyện này xảy ra, không phải, cái này là quá khứ, chứ không phải hiện tại.
Còn mình đây, tất cả mình ôm vô hết. Do đó, bị cái đó, từ đó không đi tới được nữa.
Mấy cô đi ngang (đi ngang theo bảng nêu)không hà. Chân mà đụng tường ra xúc mới đưa lên cái tâm. Còn thân có thọ khổ, tâm này có thọ ưu, đi ngang không hà, cái tôi cái ta mình hiện lên.
Còn nếu đi xuống (đi xuống theo bảng nêu)
Thân / Xúc : Thân Thức Quả Dị Thục Bất Thiện
Thọ / Xúc : Khổ Thọ
Tâm / Xúc : Tâm Sân, là tâm mình đang có tu hay là tâm mình ứng xử với triền cái
Pháp / Xúc : Pháp Triền Cái - Giác chi
hay là Kiết Sử - Bát Chánh Đạo.
Câu chuyện được nghe, câu chuyện được biết, ý là trạng thái là một câu chuyện thôi chứ không bước qua, mà bước qua là mình ôm.
Mình nghe một câu chuyện một người thương của mình mà họ ở trong hoàn cảnh khổ, mình chịu không nổi, đó là mình đang cộng nghiệp, mình đang Câu Sinh Nghiệp với người đó 100% .
Nên Đức Phật Ngài nghe một câu chuyện nàng Patācārā trở về nhà mất người chồng, mất 2 người con, mất người cha, mất người mẹ, mất người anh, nhà xập trong cơn mưa đêm hôm trước đã làm xập chết cha chết mẹ chết người anh.
Ngày Patācārā sinh đứa con thứ 2 thì người chồng đi kiếm củi vô rừng để sưởi ấm cho người vợ thì bị rắn cắn chết, sáng hôm sau bà đau khổ nhìn thấy chồng chết, bà ôm đứa con mới sinh và đứa con 1 tuổi dắt đi, tới giòng sông bà phải ắm đứa bé vừa sinh qua bên kia bờ, thả nó xuống xong bà mới bơi ngược trở lại rướt đứa con này qua, thì lúc bấy giờ con quạ bay xuống nhìn thấy đứa bé mới sinh ra đỏ hỏn thì nó cắp đứa bé lên, bà đứng giữa giòng sông kêu gào trả con ta lại, thì đứa con đứng phía bên kia bờ tưởng mẹ nó kêu nó liền bước xuống giòng sông và bị nước cuốn trôi đi.
Chồng vừa chết, lội về gặp cha mẹ để sám hối thì một đứa con bị chim tha một đứa bị nước giòng sông cuốn trôi, thấy mình bất lực không làm được gì, ráng trở về gặp cha gặp mẹ thì đêm đó cha mẹ và người anh bị mưa đè xập căn nhà chết luôn cả 3 người, thì bà bị khủng hoảng không còn chịu nổi nữa, bà chạy khắp thành phố những đứa con nít chạy theo kêu "bà điên" áo quần tơi tả, bà chạy vô chùa Kỳ Viên quỳ dưới chân Đức Phật.
Đức Phật nói : "Không phải hôm nay Patācārā khóc cho người chồng, không phải hôm nay Patācārā khóc cho 2 người con chết trước mắt mình, không phải hôm nay Patācārā khóc cho người mẹ, người cha, người anh chết trong đêm qua chết do căn nhà xập trong cơn mưa lớn. Nước mắt của Patācārā đã chảy nhiều hơn bốn biển đại dương.
Đức Phật Ngài không đi vô trong cái cảnh của bà Patācārā mà Đức Phật đi vô Cảnh Pháp nghiệp của bà, Chánh Kiến Nghiệp Chủ Kammassakatā của Ngài nhìn vô, Ngài nhìn vô với Tâm Ngài An Chỉ và Ngài nhìn vô Minh Sát thấy được sinh diệt, Ngài nhìn vô cái Tàm Quí của nghiệp quả mà nó liên kết với nhau với tâm thức, Ngài phải nhìn vô đó với Thắng Kiến của Ngài của một cái Tứ Đế. Thì nghe Đức Phật nói bà Patācārā mới dừng lại.
Còn mình đây không có, mình xâm qua luôn. Thí dụ bà Patācārā mà tới gặp quí cô, quí cô nói tội nghiệp quá hà. Ngay khi bà Patācārā chạy tới chân Đức Phật thì tứ chúng đang có mặt, tỳ khưu, tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ đang ngồi nghe Đức Phật thuyết pháp, một số người đứng lên cầm y áo, cầm khăn choàng cho bà vì quần áo bà bị tả tơi rách mướt. Mấy cô đồng cảm, mấy cô đồng tình, một sự thương xót và một sự chia sẻ.
Đức Phật Ngài đâu có kêu người nào có áo quần cho bà Patācārā mà Ngài chỉ nói Pháp. Ngài nói : "Không phải hôm nay Patācārā khóc cho người chồng, không phải hôm nay Patācārā khóc cho 2 người con chết trước mắt mình, không phải hôm nay Patācārā khóc cho người mẹ, người cha, người anh chết trong đêm qua chết do căn nhà xập trong cơn mưa lớn. Nước mắt của Patācārā đã chảy nhiều hơn bốn biển đại dương".
Mình đây thì sao ? Mình thấy là nhảy vô liền, và mình đồng cảm hay là mình đưa vô cái cảm xúc của mình hay là Tâm Thức của mình đi vô cảnh đó liền.
Do đó, sự tu tập. Khi Chư Tăng nghe Đức Phật Ngài thân thức thọ khổ mà không thấy được Tâm Duy Tác tại vì Tâm Chư Tăng không nhìn ra thì mới đề nghị : "Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay cho chúng con kiến nghị Đức Thế Tôn cần phải có Thị Giả ở bên Ngài".
Đức Phật nói : "Như Lai không cần Thị Giả."
20 năm Ngài tu đắc đạo quả Ngài không có một người Thị Giả, múc nước một mình ên, giặt quần áo một mình ên, không có người phụ giúp. Mà khi chảy máu chân Ngài thì Chư Tăng mới đề nghị cần phải có Thị Giả.
Đức Phật nói không có một mãnh lực nào cướp được mạng sống của bậc Alahan Chánh Đẳng Giác được và Ngài từ chối có vị Thị Giả.
Thế thì khi Chư Tăng xin Đức Phật thỉnh cầu Ngài có vị Thị Giả là cái cảm xúc cá nhân của con người mình, còn Đức Phật Ngài nhìn vô Pháp mà Ngài nói không có cá nhân của Ngài trong đó.
Ngài Tịnh Sự không dùng trí, không phải Ngài không kinh nghiệm, không phải Ngài không biết, nhưng Ngài đang làm cái Pháp đó dạy cho Sư, mà cô Tư cũng lên hợp với Ngài để dạy Sư, mà Sư mà nhảy ra Sư nói "Ngài dùng trí nhiều lắm cô Tư, Ngài không có kinh nghiệm trồng chuối, phải kêu Sán Nhiên trồng cho chứ Ngài trồng coi tội nghiệp quá, Ngài không biết làm làm chi vậy" . Sư mà nói là Sư bị Ngài sửa liền.
Do đó, từ đây cho đến về sau quí Phật tử thấy nghe biết một chuyện gì đó quí Phật tử phải dùng Trí Xử Lý, chứ nhảy vô trong đó rồi tạo ra cái nghiệp liền
Trong pháp tu của mình cũng vậy khi Thân, Thọ, Tâm, Pháp của Pháp Niệm Xứ mình đang hành chỉ thấy Pháp đến mình xử lý Tâm của mình chứ không phải nhảy vô giải quyết Pháp mình đang có. Xử lý Tâm của mình chứ mình nhảy vô giải quyết.
Khi bị tê chân cô duỗi chân ra cho khỏi tê, cô bị vọt bẻ cô đứng lên để giải quyết việc vọt bẻ. Không sài cái tâm xử lý tâm mình đang có, mà xử lý cái pháp mình đang có, thì mấy cô có cái tôi cái ta của mấy cô.
Khi cô bị tê chân, thân có thọ, khổ này là của nó chứ không phải của tôi thì mấy cô không xử lý, và nó có pháp của nó, thì mình không xử lý, còn mấy cô tiếp tay với nó thì cô xử lý nó và nó tiếp tục qua một cái pháp khác.
Do đó, mấy cô phải biết.
Aṅgulimāla còn cần 1 lóng móng tay mang về cho người thầy. Ông thầy dạy Aṅgulimāla làm xâu chuỗi 1,000 lóng tay, ông làm được 999 rồi, và người thứ 1000 lại là người mẹ của Ngài, vì bà mẹ của Ngài được cha Ngài kêu mang cơm đến cho Ngài và bảo Ngài đi trốn vì các quân lính đang trên đường đi bắt Ngài, nên mẹ Ngài là người Ngài gặp đầu tiên trong ngày hôm đó. Khi Aṅgulimāla nhận biết người đàn bà kia là mẹ của mình, nhưng do tà kiến chấp thủ, với ý nghĩ “người nào trước tiên” là giết liền cho đủ số 1000 người, nên y đành lòng phải giết mẹ ! thì bỗng nhiên nhìn thấy Ðức Phật, xuất hiện ở khoảng giữa Aṅgulimāla và mẹ của Aṅgulimāla, Angulimāla liền thay đổi ý định thay vì giết mẹ, thì giết vị Sa môn đi một mình này. Angulimāla cầm gươm đuổi theo Ðức Phật, Ðấng Thập Lực Tuệ dùng thần thông bước đi chậm rãi khoan thai như bình thường, nhưng đằng sau, Angulimāla đã cố chạy đuổi theo hết sức lực mà vẫn không bắt kịp Ngài.
Aṅgulimāla rượt theo Đức Phật 3 do tuần, và một do tuần là 16 cây số, như vậy Aṅgulimāla chạy 48 cây số theo Đức Phật mà không đụng tới chéo y của Đức Phật.
Aṅgulimāla nói :
- Này Samon đứng lại,
Đức Phật nói ; Như Lai đứng lại rồi.
- Sa Môn đừng nói láo, ta rượt 3 do tuần chưa đụng tới chéo y của Ngài, mà sao Ngài nói Ngài đứng lại.
- Ta đứng lại thân, ngữ, ý, còn ngươi chưa đứng lại thân, ngữ, ý, ngươi còn chạy.
Aṅgulimāla buông dao xuống liền. Ông xử lý cái Tâm ông, nãy giờ ông lo xử lý với Đức Phật.
Đức Phật nói : "Ta ngừng rồi" là Ngài đã xử lý Tâm ngài rồi, còn Aṅgulimāla lo xử lý tâm ông, ông lo xử lý với Đức Phật để ông giải quyết cái chuyện mà ông đang muốn đang mong cầu, lấy cho đủ 1,000 lóng tay như người thầy đã nói.
Thì cảnh ông thấy ông xử lý cái cảnh. Còn Đức Phật dạy ông là thân ngữ ý của ta đã dừng lại, ta đã xử lý cái tâm của ta. Aṅgulimāla nghe Đức Phậy dạy như vậy ông thức tỉnh : "ta đã thua rồi".
Còn mình đây thì sao ? Mình xử lý hết. Cảnh nào vô mình cũng xử lý hết và mình giải quyết được hết. Nhưng cái đó mà không xử lý Tâm mình thì mình cứ tạo tác ra nữa, có bao giờ biết dừng lại đâu.
Aṅgulimāla mới nói câu.
- Sa Môn đừng nói láo, ta rượt 3 do tuần chưa đụng tới chéo y.
- Như Lai đã dừng thân, ngữ, ý.
Nghe như vậy Aṅgulimāla mới dừng lại.
Ngài dừng cái Tâm, Ngài xử lý cái Tâm, Ngài dạy cái Tâm, chứ Ngài không dạy cái tướng.
Còn mình đây, mình dạy cái tướng, mình chạy theo cảnh chứ mình không dạy cho cái tâm mình, mà cứ vọng cầu chạy theo.
Mình không xen vào câu chuyện, mình phải dừng Tâm mình lại ./.
-------------------------------------
Chánh Kiến này có 6 :
1. Kammassakatā - Nghiệp Chủ
2. Định An Chỉ
3. Minh Sát Tuệ
4. Tàm Quí
5. Thắng Kiến
6.
----------------------------------
Chánh-kiến có 5 loại:
1- Kammassakatā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến sở-nghiệp biết đúng, tin nghiệp và quả của nghiệp của riêng mình.
2- Vipassanā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến thiền-tuệ.
3- Magga sammādiṭṭhi: Chánh-kiến Thánh-đạo-tuệ.
4- Phala sammādiṭṭhi: Chánh-kiến Thánh-quả-tuệ.
5- Paccavekkhaṇā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến quán-triệt Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, phiền-não đã diệt tận, phiền-não chưa diệt tận.
Năm loại chánh-kiến này, trong Puññakriyāvatthu điều thứ 10 diṭṭhijukamma: phước-thiện chánh-kiến chỉ đề cập đến kammassakatā sammādiṭṭhi mà thôi.
Trong : Diṭṭhijukammakusala: Phước-thiện chánh-kiến – 10 điều chánh kiến